Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy trên địa bàn tp hồ chí minh thực trạng nguyên nhân và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.61 KB, 193 trang )

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO KHOA HỌC
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ

“Đấu tranh phòng, chống tệ nạn
ma tuý trên đòa bàn TP. Hồ Chí Minh. Thực trạng,
nguyên nhân và giảI pháp”

Chủ nhiệm đề tài:
Tiến só. PHAN ĐÌNH KHÁNH

TP. Hồ Chí Minh - 2005


Đề tài:
Đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma tuý
trên đòa bàn TP.HCM
Thực trạng nguyên nhân và giải pháp

2


Chủ nhiệm đề tài:
Tiến só. Phan Đình Khánh
Danh sách những người cùng tham gia thực hiện
t

Họ và tên


Học vò

1

Trương Hòa Bình

Thạc só luật

2

Nguyễn Xuân Yêm

Giáo sư – tiến só

3

Võ Thò Kim Hồng

Cử nhân luật

4

Hà Phước Tài

Cử nhân luật

Chủ tòch UBND Q2.TP.HCM

5


Nguyễn Văn Minh

Cử nhân luật

PGĐ. Sở lao động - TB &XH

6

Phạm Thư

Thạc Só luật

7

Đoàn Tạ Cửu Long

Thạc só Luật

8

Hoàng Thò Thu Hà

Tiến só tâm lý

9

Phan Thanh Long

Thạc só Triết học


Viện NCKH – Bộ Công an

Nguyễn Đắc Minh

Thạc Só Luật

KSV. VKSND TP.HCM

Nguyễn Anh Tuấn

Cử nhân luật

VKSND TP.HCM

/t

1
0
1
1

đơn vò công tác

Mục lục
3

nguyên Viện trưởng
VKSND TP.HCM
P.VP thường trực PCMT.TW
Viện


trưởng

VKSND

TP.HCM

Trưởng phòng TKTP & CNTT
Viện VKSND TP.HCM
VKSND

q.

Tân

Bình

-

TP.HCM
Trường đại Học Sư Phạm
TP.Hồ Chí Minh


PHẦN MỞ ĐẦU

Trang

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................. 7
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước................................... 11

3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài ................... 12
4. Điểm mới của đề tài .................................................................... 12
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................... 13
6. ý nghóa của đề tài......................................................................... 14
7. Cơ cấu của đề tài ..........................................................................14
CHƯƠNG I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỆ NẠN MA TÚY VÀ
ĐẤU
TRANH PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY.
I. Khái niệm về các chất ma túy và tệ nạn ma túy ...................... 16
1.1 Nhận thức cơ bản về các chất ma túy ........................................ 16
1.2 Khái niệm về nghiện ma túy ..................................................... 19
1.3 Các tội phạm về ma túy ............................................................. 19
II. Công tác phòng, chống ma túy ................................................. 26
III. Phương pháp cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy 28
3.1 Cai nghiện ma túy ...................................................................... 30
3.2 Tái hoà nhập xã hội và phòng, chống tái nghiện ........... 32
chương ii: thực trạng tình hình tệ nạn ma túy và công tác đấu
tranh phòng chống tệ nạn ma túy ở TP.HCM trong những năm gần
đây.
2.1. Tình hình tệ nạn ma túy thế giới ảnh hưởng tình hình tệ nạn
ma tuý ở TP.HCM trong những năm gần đây ................................. 38
2.2. Những yếu tố đòa lý, dân cư, kinh tế - xã hội, văn hoá có ảnh hưởng tới tệ nạn ma túy ở TP.HCM.......................................................... 40
2.3 Tình hình tệ nạn ma túy trên đòa bàn TP.HCM.......................... 42

4


2.4 Kết quả đấu tranh, phòng ngừa tệ nạn ma túy trên đòa bàn
TP.HCM ................................................................................................ 55
2.4.1 Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục và phát động phong

trào quần chúng tham gia đấu tranh chống ma tuý. ...............................58
2.4.2 Công tác đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy và
quản lý tiền chất ....................................................................................60
2.4.3 Công tác đấu tranh triệt phá các tụ điểm về ma tuý và xây
dựng xã, phường, thò trấn, cơ quan, đơn vò không có tệ nạn ma túy ...... 65
2.4.4 Công tác tổ chức tập trung cai nghiện ma tuý ......................... 66
2.4.5- Tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống tội phạm và tệ
nạn ma túy tại TP.HCM .........................................................................69
2.5. Nhận xét, đánh giá.................................................................... 87
2.5.1 Những mặt mạnh..................................................................... 87
2.5.2 Tồn tại, khó khăn .....................................................................88
2.5.3 Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm .....................................90
CHƯƠNG III: Phương hướng và những giải pháp đấu tranh
phòng, chống tệ nạn ma túy trên đòa bàn TP.HCM.
I. Dự báo tình hình tệ nạn ma túy tại TP.HCM đến năm 2010... 93
II. Các quan điểm, chính sách chỉ đạo đấu tranh phòng, chống ma
túy .......................................................................................................... 96
III. Các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phòng,
chống ma túy trên đòa bàn TP.HCM ................................................ 105
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND, cấp ủy
Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng các cấp trong lãnh đạo,
chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy. Xây dựng và củng cố các lực
lượng phòng chống ma tuý chuyên trách của thành phố xuyên suốt tới
xã, phường, thò trấn. ............................................................................ 108

5


2. Tăng cường các biện pháp giảm cầu, tiến tới một TP.HCM không
ma tuý . ............................................................................................... 118

3. Tăng cường công tác giảm cung ma tuý trên đòa bàn thành
phố . ................................................................................................... 156
4. Tổ chức các biện pháp giảm tác hại ma tuý trên đòa bàn thành phố
. ........................................................................................................... 162
5. Tăng cường đầu tư nguồn lực phòng, chống ma túy cho thành phố .
166
kết luận .......................................................................................... 169
Phụ lục ............................................................................................ 170
Báo cáo kết quả điều tra hiểu biết ma túy của Học sinh - Sinh viên
............................................................................................................. 170
Báo cáo kết quả điều tra đối tượng đang cai nghiện ma túy .......... 172
Báo cáo kết quả thống kê đối tượng phạm tội về ma túy ............... 180
danh mục tài liệu tham khảo........................................................ 186
Danh Mục Các Ký Hiệu, Chữ Viết Tắt, Các Đònh Nghóa
1.

ASEANAPOL

: Hiệp hội Cảnh sát các

nước Đông Nam Á
2.

BLHS

: Bộ luật Hình sự

3.

BLTTHS


: Bộ luật Tố tụng Hình sự

4.

INTERPOL

: Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế

5.

LPCMT

: Luật phòng chống ma túy

6.

LĐ -TB &XH

7.

MDMT

8.

NXB

9.

PCTP : Phòng, chống tội phạm


: Lao động – Thương Binh và Xã

hội
: Mại dâm, ma túy
: Nhà xuất bản

6


10.

PCMT

: Phòng, chống ma túy

11.

PCMD

: Phòng, chống mại dâm

12.

GS. TS.

: Giáo sư. Tiến só

13.


TNXP.

: Thanh niên xung phong

14.
UNODC
: C¬ quan kiểm soát ma t vµ
téi ph¹m cđa Liªn hỵp qc
15.

XHCN

: Xã hội chủ nghóa

Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Nhân loại đang bước vào thế kỷ 21 với những thành tựu trong khoa
học, công nghệ trong sự phát triển kinh tế xã hội, trong quan hệ hợp tác
giữa các khu vực, các quốc gia, các dân tộc... Song bên cạnh đó, cộng
đồng quốc tế đang phải đối mặt với những thách thức và thảm họa. Một
trong những thảm họa đang được cả nhân loại quan tâm đó là tệ nạn ma
túy. Ma túy đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại, nó đang hủy
hoại sức khỏe, trí tuệ của con người.
Đối với Việt Nam, tệ nạn ma túy đang là mối đe dọa của mọi người,
là mối quan tâm của mọi tầng lớp xã hội nhất là các bậc phụ huynh. Tệ
nạn ma túy kèm theo tội phạm và các tệ nạn xã hội khác có thể làm
băng hoại cả một thế hệ, nó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội,
ảnh hưởng đến nền văn hóa dân tộc. Nó còn ảnh hưởng đến công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ảnh hưởng đến sự trường tồn của dân tộc,
của giống nòi; ảnh hưởng đến chiến lược xây dựng con người mới Việt

Nam xã hội chủ nghóa. Có thể nói ma túy đang là quốc nạn.
Gần 20 năm qua với những chủ trương, chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước, đã thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của nước ta phát
triển. Đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao rõ rệt. An ninh, quốc
phòng và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
7


Bên cạnh những thành quả đã đạt được, mặt trái của kinh tế thò
trường đã tác động bằng nhiều cách đến đời sống xã hội, gây nguy hại
không nhỏ đến nếp sống, thuần phong mỹ tục, làm băng hoại đạo đức,
phẩm giá của con người.
Tệ nạn map túy hiện nay trên đòa bàn TP.HCM đang là vấn đề nóng
bỏng, nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến đời sống của xã hội, tệ nạn ma túy
không những vi phạm pháp luật, đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp
của dân tộc, mà còn cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, đe dọa đến
tương lai giống nòi của dân tộc.
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng như: Ủy ban Quốc gia về
phòng chống ma túy, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội... trong thời gian qua tệ nạn ma túy trong cả nước diễn biến rất phức
tạp và có xu hướng gia tăng. Tệ nạn ma túy hiện nay cả nước có khoảng
160.090 người nghiện có hồ sơ kiểm soát. Trong đó tại TP.HCM theo
thống kê của Công an thành phố và Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội TP.HCM. Hiện nay, thành phố có 36.668 người nghiện ma tuý có hồ
sơ kiểm soát. Đã đưa vào trung tâm cai nghiện là 29.182 người, số còn ở
lại với gia đình và các tụ điểm công cộng khoảng hơn 8.000 người
Trong những năm qua, công tác phòng chống ma túy ở TP.HCM
cũng như cả nước đã được Đảng, các cấp chính quyền và toàn xã hội
quan tâm. Ngày 26/01/1993 Chính phủ ban hành Nghò quyết số 06/CP về
tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy. Ngày

30/11/1996 Bộ Chính trò ra Chỉ thò số 06/CT-TW về tăng cường lãnh đạo
công tác phòng chống và kiểm soát ma túy, Quốc hội đã thông qua Luật
phòng chống ma túy. Ủy ban Quốc gia phòng chống ma túy và Ban chỉ
đạo phòng chống ma túy của các cấp được ra đời. Thành ủy, Ủy ban
nhân dân TP.HCM đã ra nhiều Chỉ thò, Nghò quyết về công tác phòng
chống và kiểm soát ma túy. Các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức
xã hội đều được huy động cho công tác phòng chống ma túy.
8


Tại TP.HCM (TP. HCM), trước đây tình hình nghiện ma túy và các
tụ điểm tổ chức sử dụng, mua bán ma túy chủ yếu tập trung ở các Quận
nội thành thì nay đã lan ra khắp các Quận ven đô và các Huyện ngoại
thành, đã đi vào con hẻm, ngõ xóm. Tệ nạn ma túy đang có chiều hướng
tăng nhanh cả về mức độ và tính chất nguy hại của nó. Có thể nói tệ nạn
ma túy đang làm cho tình hình an ninh trật tự trên đòa bàn Tp. HCM
thêm nhức nhối, phức tạp, trở thành nguy cơ cho mọi người, mọi nhà.
Đối tượng nghiện ma túy không chỉ dừng lại ở những người, những
gia đình hút thuốc phiện truyền thống mà còn phát triển vào trong cả
học đường, từ bậc tiểu học đến bậc đại học. Nếu như trước đây người sử
dụng ma túy có 2 phương pháp chủ yếu là chích, hút; thì ngày nay người
sử dụng ma túy ngoài 2 phương pháp trên còn có nhiều phương pháp
khác để đưa chất ma túy vào cơ thể như: hít, ngửi, ngậm, uống.
Người nghiện ma túy hầu hết là đối tượng có học vấn thấp, khoảng
70% là người có trình độ học vấn ở bậc tiểu học. Theo báo cáo của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) TP. HCM, tại trung
tâm cai nghiện Bố Lá có 669 người đang cai nghiện, thì trình độ học vấn
từ mù chữ đến tiểu học là 303 người, trong đó 103 người mù chữ. Số còn
lại cấp 2, 3, Trung học, Cao đẳng và sinh viên các trường Đại học.
Kết quả điều tra tại Trung tâm cai nghiện Bố Lá, trong 669 người cai

nghiện, có 583 đối tượng thường trú tại TP. HCM, số còn lại ở các đòa
phương đến tạm trú tại TP. HCM.
Theo báo cáo ngày 7/8/2002 của Trung tâm cai nghiện ma túy Bố Lá
thì độ tuổi người nghiện ma túy từ 18 - 25 là 386 người (chiếm 57,7%).
Tại các trung tâm cai nghiện ma túy của lực lượng Thanh niên xung
phong (TNXP) TP. HCM; trong đó trường Giáo dục đào tạo và giải
quyết việc làm số 3 của lực lượng TNXP TP. HCM có 1.727 học viên
đang cai nghiện ma túy thì có khoảng 1.000 người có trình độ học vấn

9


bậc tiểu học trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi. Trong đó có 250 học viên
trước khi vào trường cai nghiện đều chưa biết chữ. Chiếm tỷ lệ 14,47%.
Khi chúng tôi tìm hiểu một số học viên về nguyên nhân dẫn đến
nghiện ma túy thì đa số các em trả lời là không hiểu biết hết những tác
hại của ma túy.
Đối tượng nghiện ma túy ngày càng nhiều, đã kéo theo sự gia tăng
của nhóm tội phạm: mua bán, tàng trữ, vận chuyển, chứa chấp, tổ chức
sử dụng các chất ma túy.
Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) TP. HCM về
số liệu tội phạm ma túy đã điều tra, truy tố, xét xử qua các năm:
- Năm 1997: truy tố

362 vụ án về ma túy gồm

630 bò can.

- Năm 1998: -------- 1.560 ------------------------- 2.812 bò can.
- Năm 1999: -------- 2.126 ------------------------- 2.712 bò can.

- Năm 2000: -------- 2.214 ------------------------- 2.985 bò can.
- Năm 2001: -------- 2.577 ------------------------- 3.210 bò can.
- Năm 2002: -------- 2698 ----------------------------3.336bò can.
Trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, đặc
biệt là TP.HCM ngày càng mở rộng giao lưu quốc tế, việc phòng, chống
lây nhiễm HIV/AIDS do tiêm chích ma túy càng trở nên quan trọng.
Tình hình, thực trạng tệ nạn ma túy nêu trên tại TP.HCM trong những
năm qua, đòi hỏi các nhà khoa học, các ngành, các cấp cần phải kòp thời
nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp để đấu tranh phòng, chống tệ nạn
ma túy nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy ở nước ta nói
chung và TP. HCM nói riêng ra khỏi đời sống xã hội.
Trước thực trạng tệ nạn ma túy nêu trên đang có xu hướng phát triển
với tốc độ gia tăng trong những năm qua, đòi hỏi các cơ quan chức năng,
các Cấp ủy Đảng, chính quyền, phải sử dụng nhiều phương tiện và biện
pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng, chống và hạn chế đến mức thấp nhất
về hậu quả do chúng gây ra.
10


Từ những điều nói trên việc nghiên cứu đề tài “Đấu tranh phòng,
chống tệ nạn ma túy trên đòa bàn TP.HCM. Thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp” là rất cấp thiết, có ý nghóa lý luận và thực tiễn đối với
cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy hiện nay tại TP.HCM.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
Đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy đã được nhiều nhà khoa học
trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế
đã tổ chức nhiều Hội thảo khoa học, tổ chức in, xuất bản các ấn phẩm,
tài liệu liên quan đến việc phòng, chống ma túy...
ở nước ta trong những năm qua, các nhà khoa học cùng với các cơ
quan chức năng như: Ủy ban Quốc gia phòng chống ma túy, Bộ Công an,

Bộ LĐ-TB & XH, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia...
đã nghiên cứu về tệ nạn ma túy trên nhiều góc độ, phạm vi khác nhau.
Trong các công trình nghiên cứu, tác phẩm nêu trên có thể kể đến đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học đổi mới chính
sách xã hội đảm bảo an ninh xã hội và khắc phục các tệ nạn xã hội” mã
số KX.04.14 của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an (1992-1995); “Hiểm
họa ma túy và cuộc chiến mới” của Giáo sư (GS) - Tiến só (TS) Nguyễn
Xuân Yêm, TS Trần Văn Luyện (2001); “Tội phạm học hiện đại và
phòng ngừa tội phạm” của GS-TS Nguyễn Xuân Yêm (2001); “Công tác
Kiểm sát điều tra án ma túy” (2001) của Tiến sỹ Dương Thanh Biểu Phó
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao; “Các giải pháp phòng
chống tệ nạn ma túy trên đòa bàn Thành phố Hà Nội” (năm 2001) của
Thiếu tướng Phạm Chuyên - Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội;
“Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại” của GS-TS Nguyễn
Xuân Yêm, TS Phan Đình Khánh, Nguyễn Thò Kim Liên (2003), ... Ngoài
ra là các xuất bản phẩm về các lónh vực phòng chống ma túy của Văn
phòng Thường trực Phòng chống ma túy, Bộ Công an; Vụ 2 - Viện

11


KSND Tối cao, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Nhà xuất bản Chính trò
Quốc gia...
Những đề tài, công trình nghiên cứu khoa học nói trên đều đề cập
đến tệ nạn ma túy và công tác phòng, chống ma túy. Song phần lớn
những nghiên cứu đó chủ yếu tiếp cận từ nhiều khía cạnh khoa học khác
nhau như: Xã hội học, Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Khoa học hình
sự... trên đòa bàn cả nước, chưa có đề tài nghiên cứu, công trình nào
nghiên cứu trên đòa bàn TP.HCM.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Dưới góc độ Tội phạm học, Xã hội học nhóm tác giả tập trung
nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đấu tranh phòng,
chống tệ nạn ma túy trên đòa bàn TP.HCM. Từ đó xác đònh những
nguyên nhân làm phát sinh tệ nạn ma túy; những nguyên nhân hạn chế,
tồn tại của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng
trong việc áp dụng các giải pháp, biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ
nạn ma túy trước năm 2004, đồng thời đề xuất những giải pháp khả thi
nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với tệ nạn ma túy trên đòa
bàn TP.HCM.
Đấu tranh phòng chống các tệ nạn ma túy, có thể nghiên cứu trên
nhiều góc độ khác nhau. Đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu dưới
góc độ Tội phạm học, Xã hội học. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực
trạng, nguyên nhân, điều kiện. Khái quát toàn bộ hoạt động đấu tranh
phòng, chống tệ nạn ma túy, từ đó hình thành các quan điểm lý luận chỉ
đạo cho các hoạt động đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy.
Đề tài tập trung phân tích thực trạng tệ nạn ma túy và công tác
phòng chống tệ nạn ma túy trên đòa bàn TP.HCM trong những năm
gần đây. Trên cơ sở phân tích, lý giải những nguyên nhân, điều kiện
làm phát sinh tệ nạn ma túy. Từ đó đưa ra những dự báo và đề xuất các

12


giải pháp đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy ở TP.HCM trong giai
đoạn đến 2010.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phân tích thực
trạng, nguyên nhân và giải pháp đấu tranh phòng, chống các tội phạm
về ma túy trên đòa bàn TP.HCM từ năm 1998 đến nay.
4. Điểm mới của đề tài
Đề tài này là công trình khoa học đầu tiên được nghiên cứu dưới góc

độ Tội phạm học và Xã hội học nghiên cứu về thực trạng tình hình tệ
nạn ma túy ở TP.HCM từ năm 1998, kể từ khi cả nước thực hiện các
Chương trình hành động phòng, chống ma túy giai đoạn 1998-2000,
2001-2005 của Chính phủ đến nay. Trên cơ sở khảo sát thực nghiệm,
điều tra xã hội học, phân tích và làm rõ các tệ nạn ma túy, dự báo tình
hình tệ nạn ma túy trong những năm sắp tới; đồng thời kiến nghò các giải
pháp đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy trên đòa bàn TP.HCM.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, các tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận
của chủ nghóa Mác - Lênin, các quan điểm cơ bản của Đảng, của Nhà
nước về công tác đấu tranh phòng, chống và kiểm soát ma túy, chính
sách hình sự của Nhà nước ta đối với các hành vi phạm tội về ma túy để
nghiên cứu đề tài này. Ngoài ra, các tác giả đã sử dụng các phương
pháp: phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp so sánh; phương
pháp lòch sử; phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phỏng vấn
v.v.
Các tác giả đã nghiên cứu sử dụng các tư liệu của Viện nghiên cứu
Nhà nước và Pháp luật, những thông báo chính thức của Tổ chức Cảnh
sát hình sự Quốc tế, Chương trình kiểm soát ma túy Quốc tế của Liên
hợp quốc (UNPCP), các báo cáo của Văn phòng Interpol Việt Nam, Uỷ
ban Quốc gia phòng chống ma túy, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm
ma túy, Bộ Công an; các báo cáo tổng kết của Bộ Công an, Tòa án
13


Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao từ năm 1998 đến nay,
các bản án đã có hiệu lực về tội phạm ma túy, các bản kết luận điều tra
của cơ quan Công an; các báo cáo sơ kết, tổng kết của các ngành: Công
an Thành phố, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội TP.HCM từ năm 1998 đến nay.

Những kiến nghò về các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma
túy được tác giả lựa chọn, nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu và tham
luận trong các cuộc tọa đàm, trao đổi và các cuộc hội thảo khoa học,
diễn ra trong phạm vi toàn quốc cũng như ở đòa bàn TP.HCM bàn về
phòng chống tệ nạn ma túy.
Là những cán bộ hoạt động thực tiễn trong ngành: Công an, Kiểm
sát, giảng viên tâm lý học, triết học, đã từng quan tâm và nghiên cứu về
tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội, trước thực trạng tệ nạn ma túy ngày càng
diễn biến phức tạp và rất nghiêm trọng trên đòa bàn thành phố, chúng
tôi rất trăn trở trước hiểm hoạ ma tuý, mong muốn tiến hành nghiên cứu
đề tài này nhằm góp phần đề ra những giải pháp cơ bản để kòp thời đấu
tranh, ngăn chặn tệ nạn ma túy ở Việt Nam nói chung cũng như tệ nạn
ma túy đã và đang xảy ra trên đòa bàn TP.HCM nói riêng trong nền kinh
tế thò trường theo đònh hướng xã hội chủ nghóa của nước ta hiện nay.
6. Ý nghóa của đề tài
Đề tài khoa học này hy vọng sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu
quả đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy trong giai đoạn hiện nay ở
TP.HCM.
Đề tài khoa học này còn là một công trình khoa học đóng góp vào bộ
môn Tội phạm học, Xã hội học, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự ở
nước ta trong thời kỳ đổi mới. Về mặt thực tiễn đề tài khoa học là một
tài liệu phục vụ cho các ngành, các cấp ủy và chính quyền tại TP. Hồ
Chớ Minh các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, tham khảo, ứng
dụng bổ sung cho những hoạt động trong việc tuyên truyền giáo dục,
14


lãnh đạo, chỉ đạo v.v. nhằm nâng cao hiệu quả trong việc đấu tranh,
phòng chống tệ nạn ma túy trên đòa bàn TP.HCM.
7. Cơ cấu của đề tài

Đề tài bao gồm: Phần mở đầu, kết luận và 3 chương, tài liệu tham
khảo.
Chương I: Nhận thức chung về tệ nạn ma túy và đấu tranh phòng
chống tệ nạn ma túy.
Chương II: Thực trạng tình hình tệ nạn ma túy và công tác đấu tranh
phòng chống tệ nạn ma túy ở TP.HCM trong những năm gần đây.
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng chống tệ nạn ma túy trên đòa bàn TP.HCM.

15


Chương I
Nhận Thức Chung Về Tệ Nạn Ma Túy
Và Đấu Tranh Phòng, Chống Tệ Nạn Ma Túy
I. Khái niệm về các chất ma túy và tệ nạn ma túy:
1.1 Nhận thức cơ bản về các chất ma túy:
- Theo Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 của Liên
hợp quốc thì “ma túy” nghóa là bất kỳ chất nào trong bảng I và bảng II
kèm theo Công ước này, dù dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp.
Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 21.12.1999, đã quy
đònh các tội phạm về ma túy. Theo Bộ luật này, ma túy bao gồm nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cô ca; lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây cô
ca; quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi; heroin; cocain; các chất
ma túy khác ở thể lỏng; các chất ma túy khác ở thể rắn.
Theo quy đònh của Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy, chất ma túy là
các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy đònh trong danh mục do
Chính phủ ban hành. Còn cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc
phiện (cây anh túc), cây côca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất
ma túy do Chính phủ quy đònh.

Từ các quy đònh của Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam, chúng ta
có thể hiểu Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi
được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý
thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc
vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng
đồng.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc gây ức chế thần kinh, dễ
gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng hoặc lạm dụng.

16


- Chất hướng thần là chất kích thích, gây ức chế thần kinh hoặc gây
ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với
người sử dụng.
- Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều
chế, sản xuất ma túy được quy đònh trong danh mục do Chính phủ ban
hành.
- Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh
được quy đònh trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa chất
gây nghiện và chất hướng thần.
* Các dạng tồn tại của chất ma túy:
Các chất ma túy được tồn tại dưới một số dạng chủ yếu sau:
+ Dạng các loại cây tự nhiên như: nhựa thuốc phiện quả, thân cây
thuốc phiện, lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây côca, cây gai dầu, cây xương
rồng, một số loại nấm...
+ Dạng bột: như bột heroin, cocain...
+ Dạng chất lỏng, các ống để tiêm như: dolargan, diazepam,
morphin, etorphine...
+ Dạng viên nén, viên con nhộng như: seduxen, amphetamin,

methamphetamin, các loại ma túy tổng hợp khác...
* Các hình thức sử dụng chất ma túy:
Chất ma túy được sử dụng bằng các hình thức chủ yếu sau:
+ Hút gồm: hút thuốc phiện, lá cần sa, lá coca...
+ Tiêm, chích trực tiếp vào mạch máu như: chích heroin, dolargan,
diazepam...
+ Uống, nuốt như: uống viên amphetamin, methamphetamin,
seduxen, các loại ma túy tổng hợp khác...
+ Hít, ngửi như: hít bột hêroin.
* Tác động của chất ma túy đối với con người:

17


Khi sử dụng, các chất ma túy tác động đến hệ thần kinh con người
dưới nhiều loại khác nhau:
+ Có chất ma túy gây ngủ như seduxen, diazepam...
+ Có chất ma túy gây tỉnh táo không buồn ngủ như amphetamin...
+ Có chất ma túy làm giảm đau như morphin, atropin...
+ Có chất ma túy tác dụng gây tê, gây mê, được sử dụng nhiều trong
y học khi mổ.
+ Có chất ma túy gây kích thích thần kinh, dẫn đến những hành động
liều lónh mà lúc ở trạng thái bình thường không dám làm, như leo lên
cây cao, nhảy từ nhà cao tầng xuống đất, đi trên dây...
+ Có chất ma túy gây ảo giác, tự tưởng tượng thấy những điều không
có trong thực tế.
*Nguồn gốc chất ma túy sử dụng ở Việt Nam:
Chất ma túy được lưu thông, sử dụng ở Việt Nam từ các nguồn chủ
yếu sau:
Các loại cây được trồng ở Việt Nam:

+ Cây thuốc phiện trước đây được trồng ở vùng cao các tỉnh miền núi
phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa bình, Tuyên
Quang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Cạn, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn.
+ Cây cần sa được trồng ở các tỉnh Tây Nam Bộ như An Giang, Đồng
Tháp, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đắc Lắc...
+ Một số tỉnh có trồng cây lanh mèo là một loại cây có chất ma túy
thường dùng phục vụ nhu cầu dệt vải như ở Lào Cai, Hòa Bình.
* Các chất ma túy được sản xuất từ các tiền chất hoá chất tại Việt
Nam.
* Các chất ma túy được vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam:
+ Các chất ma túy được vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt
Nam qua biên giới đường bộ, đường biển, đường hàng không trong đó có
biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung
18


Quốc, qua đường hàng không từ Thái Lan vào sân bay Tân Sơn Nhất,
qua đường biển từ Thái Lan, Campuchia và các nước vào vùng biển Cà
Mau, Kiên Giang, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh...
+ Các loại thuốc có chất gây nghiện được nhập từ nước ngoài vào
Việt Nam theo kế hoạch được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, do
quản lý không chặt chẽ để lọt ra thò trường tự do.
1.2 Khái niệm về nghiện ma túy
Luật phòng, chống ma túy đònh nghóa người nghiện ma túy là người
sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bò lệ thuộc
vào các chất này.
Người nghiện ma túy có các đặc trưng sau:
- Có sự ham muốn không kìm chế được và phải sử dụng nó bất kỳ
giá nào.
- Có khuynh hướng tăng dần liều dùng (liều dùng lần sau phải cao

hơn liều dùng lần trước mới có tác dụng).
- Tâm sinh lý bò lệ thuộc vào tác dụng của chất đó.
- Thiếu thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng như: uể oải, hạ huyết áp,
lên cơn co giật, đau đớn và có thể làm bất cứ điều gì miễn là có chất ma
túy để dùng.
1.3 Các tội phạm về ma túy:
Văn bản pháp luật đầu tiên ở Việt Nam quy đònh phòng ngừa tội
phạm về ma túy được ban hành năm năm Cảnh Trò thứ 3, Nhà nước
phong kiến Việt Nam quy đònh: “Từ nay về sau quan lại và dân chúng
không được trồng hoặc mua bán thuốc phiện".
Năm Minh Mạng nguyên niên (1820) trong cuốn “Đại nam thực lục
chính biên”, Nhà vua quy đònh:
“Thuốc phiện là thứ thuốc độc từ nước ngoài đem lại, những phường
du côn lêu lổng, lúc mới hút cho là phong lưu, rồi chuyển thành thói
quen, thường nghiện thì không thể bỏ qua được. Quan thì bỏ cả chức vụ,
19


dân thì phá hết sản nghiệp, thậm chí gầy mòn thành tật, tổn thương cơ
thể, sinh mệnh. Nên bàn để cấm đi ”. Theo quy đònh của triều đình lúc
bấy giờ, thì người bò bắt quả tang đang hút, giấu thuốc phiện nếu là quan
thì bò cách chức, nếu là dân thì bò xử tội đồ (đày đi khổ dòch). Cha, anh
không răn cấm con, em; xóm giềng biết mà không tố giác đều bò xử tội
trượng (đánh bằng gậy).
Tháng 3 âm lòch năm 1824, vua Minh Mạng lại ban hành thêm quy
đònh mới với nhiều hình phạt nghiêm khắc hơn: “Những khách buôn
ngoại quốc buôn bán thuốc phiện, quân, dân cố ý hút trộm thuốc phiện
đều bò tội mãn lưu (đày đi xa ngàn dặm). Cha, anh không cấm con em,
hàng xóm không tố giác đều bò tội mãn trượng (đánh 100 gậy). Các quan
chức hút trộmthuốc phiện đều bò cách chức, bò phạt trượng và mãi mãi

không được tái bổ nhiệm. Gia sản người phạm tội bò tòch thu và sung
thưởng cho người cáo giác”. Như vậy, cách đây 200 năm, pháp luật nước
ta đã quy đònh xử lý rất nghiêm khắc về hành vi vận chuyển chất ma túy
từ nước ngoài vào Việt Nam, đề cao trách nhiệm của quan chức, của
mỗi công dân, trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc đấu tranh,
phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm về ma túy.
Năm 1838, chất ma túy được vận chuyển từ Chấn Tây Thành
(Campuchia) vào Việt Nam. Lúc bấy giờ Ngọc Hân công chúa (con vua
Mặc Dung Chân) cho thương nhân Mãn Thanh nấu và bán thuốc phiện
để kiếm lời và là nguồn tài trợ chính cho chính quyền Chấn Tây Thành
để trả lương cho binh lính và rèn đục khí giới. Một số binh lính của Việt
Nam có mặt ở Chấn Tây Thành cũng bò ảnh hưởng của tệ nạn này. Để
ngăn chặn việc sản xuất, vận chuyển chất ma túy từ Campuchia vào
Việt Nam, vua Minh Mạng đã chỉ thò cho tướng Trương Minh Giảng
nghiêm cấm sản xuất thuốc phiện tại Chấn Tây Thành và trích ngân quỹ
để thanh toán binh lương. Vì vậy, đã hạn chế rất nhiều việc sản xuất,
vận chuyển thuốc phiện vào Việt Nam.
20


Năm 1839, cuộc chiến tranh nha phiến xảy ra giữa Trung Quốc và
Anh. ở Trung Quốc, thuốc phiện chủ yếu do thực dân Anh mang đến.
Còn ở Việt Nam, thuốc phiện chủ yếu do những thương nhân Trung
Quốc lén lút đưa vào. Để ngăn chặn thuốc phiện từ Trung Quốc vào
Việt Nam, đầu năm 1840 vua Minh Mạng lại ban hành quy đònh:
“Thuyền buôn nào chứa, giấu thuốc phiện hoặc thuê mướn thuyền khác
vận chuyển thì chủ thuyền chòu tội tử hình. Nếu khám xét thấy chứa giấu
thuốc phiện dưới 1 kg thì phải xử giam hậu, trên 1 kg thì xử giảo (treo cổ
hành hình). Thuyền bè hoặc chủ hàng trong nước nhận vận chuyển hoặc
tàng trữ thuốc phiện cho người nước ngoài cũng chòu tội như thế”.

Kể từ khi lên ngôi, vua Minh Mạng luôn có nhận đònh sáng suốt về
tác hại của ma túy (thuốc phiện) và quyết tâm tiêu diệt tận gốc tệ nạn
này. từ việc chủ động ngăn chặn nguồn cung cấp thuốc phiện từ
Campuchia đến việc tích cực ban hành các văn bản xử lý hành vi vận
chuyển chất ma túy từ Trung Quốc vào Việt Nam, vua Minh Mạng đã
thể hiện những quyết tâm đưa ra những giải pháp khá toàn diện trong
phòng ngừa tội phạm về ma túy. Suốt 20 năm cầm quyền của vua Minh
Mạng, tội phạm về ma túy ở Việt Nam luôn được tích cực phòng ngừa
ngăn chặn có hiệu quả. Các văn bản do vua Minh Mạng ban hành đã thể
hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa đề cao vai trò của chính quyền phong kiến
các cấp với việc phát huy vai trò của chính quyền phong kiến các cấp
với việc phát huy vai trò của quần chúng, của từng gia đình trong cộng
đồng phòng, chống tội phạm về ma túy. Đây là điểm son đáng ghi nhớ
trong cuộc đời của nhà vua phong kiến Minh Mạng.
Sau khi vừa chiếm xong Gia Đònh và Biên Hoà, nhà vua Minh Mạng
qua đời. Thực dân Pháp đã hợp pháp hoá việc buôn bán ma túy và hút
thuốc phiện, coi đó là phương pháp kinh doanh để tạo nên lợi nhuận một
cách đơn giản, hữu hiệu nhất.

21


Ngày 28/12/1861, thiếu tướng Hải quân Pháp Bonar đã ban hành một
văn bản gồm 84 điều quy đònh liên quan đến việc mua bán thuốc phiện
tại Nam Kỳ. Theo bản quy đònh này, việc nhập khẩu thuốc phiện vào
Nam Kỳ thông qua 2 cảng Sài Gòn và Chợ Lớn. Thực dân Pháp thu thuế
10% trò giá thuốc phiện nhập khẩu. Hàng năm thực dân Pháp tổ chức
đấu thầu việc nhập khẩu, mua, bán thuốc phiện. Người trúng thầu sẽ
được độc quyền nhập khẩu, quản lý mạng lưới bán lẻ thuốc phiện, tổ
chức các tụ điểm hút thuốc phiện, tổ chức một đội ngũ “Viên chức Sở

trúng thầu” để giám sát mạng lưới bán sỉ thuốc phiện. Trong những năm
của thập niên (1860), một người Hoa là Ban Hạp ở Chợ Lớn thường
xuyên trúng thầu thuốc phiện và được quyền tổ chức buôn bán thuốc
phiện tại Nam Kỳ. Doanh số thuốc phiện nhập khẩu vào Nam Kỳ hàng
năm lên đến 500.000 quan Pháp, chiếm 50% trò giá tổng số hàng hoá
nhập khẩu vào Việt Nam (1.000.000 quan/năm). Số thuốc phiện từ nước
ngoài nhập vào Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Năm
1862, Pháp cho nhập vào Nam Kỳ 260 thùng thuốc phiện thì có 185
thùng do các thuyền buôn Trung Quốc vận chuyển đến.
Trước tình hình thực dân Pháp “mở cửa cho thuốc phiện nhập vào
Việt Nam”, vua Tự Đức đã bỏ lệ cấm hút thuốc phiện do vua Minh
Mạng đã ban hành trước đây mà cho đấu thầu, đánh thuế để tăng nguồn
thu, hàng năm thu trên 300.000 quan. Năm 1863, trong cuốn “Quốc triều
chính biên” vua Tự đức quy đònh “Nay thôi cấm mà đánh thuế thật nặng
để người bán ít đi, từ đó người hút cũng ít theo”. Lối giải thích gượng ép
như vậy trong pháp luật phong kiến Việt Nam thời vua Tự Đức có lẽ do
triều đình nhận thấy thực dân Pháp đã hợp pháp hoá việc mua bán thuốc
phiện nên có cấm cũng không có hiệu quả.
Do chính sách buông lỏng việc quản lý chất ma túy như vậy, cho nên
10 năm sau khi vua Minh Mạng qua đời, tệ nạn nghiện thuốc phiện và
tội phạm buôn bán thuốc phiện đã phát triển mạnh mẽ ở nước ta .
22


Tháng 6 năm 1873, trước tình hình tệ nạn nghiện thuốc phiện, buôn
bán thuốc phiện ngày càng tăng. Triều đình lại ban hành trở lại lệnh
“cấm thuốc nha phiến”.
Trong cuốn “Quốc triều chính biên”, vua Tự Đức đã đặc biệt quan
tâm đến quy đònh về phòng, chống nghiện ma túy trong học sinh, sinh
viên. Nhà vua quy đònh “Hể cử nhân, tú tài, học trò có nghiện thuốc

phiện thì cho thời hạn 1 năm phải chữa ngay, ai không tuân thì tước tòch,
bắt chòu sưu thuế, học trò không được thi khoá nữa”. Sự cấm đoán muộn
màng đó không mang lại hiệu quả, song cũng hạn chế được phần nào.
Những năm cuối thế kỷ 19, việc hút thuốc phiện đã trở thành thói
quen phổ biến trong dân chúng nhất là giới trung lưu. bên cạnh những
dân nghiện bản xứ, một số só quan binh lính Nga, viên chức Pháp cũng
làm quen với thuốc phiện rồi nghiện ngập thật sự.
Tội phạm về ma túy là những tội phạm liên quan đến ma túy. Mỗi
nước có những quy đònh riêng về tội phạm ma túy. Có nước quy đònh sử
dụng trái phép ma túy là tội phạm và xử phạt nặng. Có nước cho hành vi
sử dụng ma túy là tệ nạn xã hội, Nhà nước chỉ xử lý hành chính và bắt
buộc đi cai nghiện. Có nước lại cho rằng sử dụng ma túy nhẹ là tự do
của mỗi người, chỉ cấm sử dụng ma túy nặng. Có nước quy đònh hành vi
“tẩy rửa tiền” do buôn lậu ma túy mà có là tội phạm nằm trong nhóm
các tội phạm về ma túy, có nước lại không quy đònh điều này.
Theo Điều 3 của Công ước kiểm soát ma túy Liên hợp quốc năm
1988 về chống buôn bán các chất ma túy, chất hướng thần quy đònh “Tội
phạm ma túy là hành vi cố ý sản xuất, chiết xuất, pha chế, chào hàng,
phân phối, mua bán, trao đổi, tàng trữ ma túy dưới bất kỳ hình thức nào,
trồng hoặc tàng trữ các loại cây có chất ma túy hoặc hướng thần một
cách trái phép, tổ chức, chỉ đạo hoặc tài trợ cho những hành vi phạm tội
đó, chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được
từ những hành vi phạm tội về ma túy”.
23


Ma túy là loại độc dược gây nghiện, nên Nhà nước độc quyền quản
lý. Nghiêm cấm việc trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có
chứa chất ma túy. Nghiêm cấm các hoạt động sản xuất, tàng trữ, mua
bán, vận chuyển, chiếm đoạt, sử dụng các chất ma túy cũng như các tiền

chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
Năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của Nhà nước CHXHCN Việt
Nam đã quy đònh tội “Tổ chức dùng các chất ma túy” (Điều 203), trong
đó quy đònh “Người nào tổ chức dùng trái phép các chất ma túy thì bò
phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, tái phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng
thì bò phạt tù đến 10 năm”.
Năm 1989, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi và bổ sung Bộ luật hình
sự năm 1985, trong đó bổ sung thêm Điều 96a quy đònh về Tội sản xuất,
tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy với hình phạt
cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.
Năm 1992, Toà án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối
cao, Bộ Công an có Thông tư liên ngành số 07 hướng dẫn thực hiện
Điều 96a và Điều 203 Bộ luật hình sự, trong đó quy đònh người nào buôn
bán từ 3 kg thuốc phiện trở lên thì bò phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù
chung thân hoặc tử hình. Tiếp đó năm 1994, Toà án nhân dân Tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Công an lại ban hành Thông tư liên
lòch quy đònh cụ thể buôn bán trên 1 kg Heroin, trên 25 kg thuốc phiện
thì bò phạt tử hình.
Sau 8 năm áp dụng Bộ luật hình sự (1989 - 1997), tình hình tội phạm
về ma túy ở nước ta có nhiều thay đổi. Tháng 5/1997, Quốc hội đã thông
qua Luật sửa đổi và bổ sung Bộ luật hình sự trong đó quy đònh các tội
phạm về ma túy thành một chương riêng (Chương VIIa) gồm 14 Điều,
quy đònh 13 tội về ma túy. Trong 13 tội về ma túy, có 9 tội có khung
hình phạt cao nhất là tử hình. Bộ luật hình sự năm 1997 có nhiều điều

24


khoản quy đònh những hình phạt rất nghiêm khắc: Buôn bán, vận chuyển
trên 100 gram Heroin, trên 5 kg thuốc phiện thì bò phạt tử hình.

ẹeồ ủïp ửựng yeõu cầu ủaỏu tranh phùng, choỏng toọi phaùm ma
tïy trong tình hình mới, tháng 12/1999, Quốc hội đã thông qua Bộ luật
hình sự trong đó sửa đổi Chương VIIa Bộ luật hình sự năm 1985 thành
Chương 18 quy đònh 10 tội về ma túy.
Bộ luật hình sự năm 1999, có hiệu lực từ ngày 01/7/2000 quy đònh
các tội phạm về ma túy tại Chương XVIII gồm 10 tội từ Điều 192 đến
Điều 201. Cụ thể là:
Điều 192: Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có
chứa chất ma túy;
Điều 193: Tội sản xuất trái phép chất ma túy.
Điều 194: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy;
Điều 195: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt
tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
Điều 196: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các
phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép
chất ma túy;
Điều 197: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy;
Điều 198: Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy;
Điều 199: Tội sử dụng trái phép chất ma túy;
Điều 200: Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép
chất ma túy;
Điều 201: Tội vi phạm quy đònh về quản lý, sử dụng thuốc gây
nghiện hoặc các chất ma túy khác.
Vì vậy, các tội phạm về ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy đònh tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự năm 1999, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
25



×