Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Thực trạng và giải pháp công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy ở địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.22 KB, 28 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã
hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại. Vị thế và uy tính của Việt Nam ngày càng
được nâng lên trên trường quốc tế. Việc Việt Nam từng bước hội nhập sâu vào nền
kinh tế thế giới là điều kiện thuận lợi để chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh thời cơ đó, cũng còn nhiều
khó khăn, thách thức mới, nổi bật là mặt trái của toàn cầu hóa và cơ chế thị trường đã
làm nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp. Trong đó có sự gia tăng các loại tội phạm
nói chung và tội phạm ma túy nói riêng.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình tội phạm ma túy những năm qua
ngày càng phức tạp, gia tăng về cả quy mô, tính chất và mức độ. Hoạt động sản xuất,
mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma túy xuyên quốc gia lan rộng trên
phạm vi toàn cầu và tác động trực tiếp đối với nước ta. Tệ nạn nghiện ma túy trong
nước mặc dù đã được tích cực kiềm chế nhưng vẫn tiếp tục tăng và lan rộng ra tất cả
các tỉnh, thành phố, các khu dân cư, đến mọi thành phần, lứa tuổi đặc biệt là trong
thanh, thiếu niên. Đáng chú ý là số người nghiện ma túy có xu hướng đang dần trẻ
hóa; Tệ nạn nghiện ma túy liên quan đến vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự rất
cao. Tình hình đó ảnh hưởng rất xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội, đồng thời
thật sự là hiểm họa đối với đất nước, dân tộc và giống nòi, đến sự phát triển bền vững
của đất nước. Nếu chúng ta không kịp thời triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện
pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
Vi vậy làm thế nào để triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng ngừa
tích cực, ngăn chặn hữu hiệu tệ nạn ma túy nhằm ra khỏi đời sống xã hội, ma túy đang
là câu hỏi cấp bách đặt ra là không chỉ đối với các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội
mà còn là câu hỏi của toàn xã hội.
1
Châu Thành – An Giang là một huyện ven thành phố Long Xuyên, đất rộng
người đông. Cơ sở hạ tầng đang trong quá trình đô thị hóa, hệ thống giao thông trên
địa bàn huyện nối liền đi các thành phố lớn. Trình độ dân trí thấp, phần lớn là dân lao
động phổ thông. Tình hình tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy còn nhiều diễn biến


phức tạp. Từ nhiều năm qua, các cấp Ủy Đảng và chính quyền huyện đã luôn quan
tâm tới công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đặc biệt là phòng, chống tệ nạn ma túy.
Do vậy, tình hình tội phạm có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, địa bàn của huyện được
xác định còn nhiều tiềm ẩn phức tạp.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp công tác đấu
tranh phòng, chống tệ nạn ma túy ở địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang hiện
nay”. Để làm tiểu luận tốt nghiệp khóa Trung cấp lý luận chính trị hành chính, nhằm
bổ sung nhận thức lý luận về công tác phòng, chống tệ nạn ma túy ở địa phương.
2
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ
NẠN MA TÚY VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VỀ
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY.
1.1 Nhận thức chung về phòng, chống tệ nạn ma túy:
1.1.1 Khái niệm về ma túy.
Ma túy là gốc từ Hán – Việt, có nghĩa là làm “mê mẩn” ban đầu thuật ngữ “ma
túy” được dùng để chỉ các chất có tác dụng gây mê, gây cảm giác ngủ, nhưng ngày
nay, tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu tổng hợp, kỹ thuật chế biến và nhu cầu sử dụng
đã hình thành nên hàng trăm chất ma túy khác nhau. Từ các loại ma túy cổ truyền
(thuốc phiện, cần sa…) đến các loại ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp (Heroin,
Amphetamin, Methaphetamin…). Tuy nhiên đến nay về mặt y học đã thống nhất đưa
ra khái niệm:
Ma túy: là một chất độc gây nghiện có hướng tác động vào tế bào thần kinh
trung ương làm biến đổi chức năng sinh lý của nó trên hai hệ thống.
- Thần kinh vận động (tư duy và vận động có ý thức).
- Thần kinh thực vật (các hoạt động tự động và ngoài ý thức). Từ đó làm biến
đổi tức thì hay dần dần những hoạt động có tính chủ động và thụ động của con người.
Luật phòng, chống ma túy năm 2000 tại điều 2 quy định: Chất ma túy là các
chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do chính phủ
ban hành.
1.1.2 Tác hại của ma túy đối với con người và xã hội:

Tác hại của ma túy đối với cá nhân và gia đình của người nghiện: Trước hết là
tác hại đến sức khỏe bản thân người nghiện, theo tài liệu nghiên cứu của một bác sỹ
chuyên khoa thần kinh, trong bản phân loại của các bệnh quốc tế: nghiện ma túy
3
thuộc nhóm loạn thần kinh do nhiễm độc chất gây nghiện. Người nghiện xuất hiện các
rối loạn về tâm thần dưới dạng giảm nhân cách, bản tính thô lỗ, cau có, thích cô độc,
hay u sầu, không chú ý đến người thân, thờ ơ với công việc và những vui buồn trong
cuộc sống. người nghiện dễ mắc các bệnh suy kiệt cơ thể, viêm đa thần kinh, viêm
gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng như lao phổi, nhiễm HIV, rối loạn tâm thần và
các bệnh nội tiết.
Nếu tiếp tục sử dụng kết cục là dẫn đến cái chết, chết do tai nạn trong lúc bị
chất nghiện hoành hành, chết do quá liều hay chết dần mòn do các bệnh kể trên. Hậu
quả trước mắt là cơ thể tàn tạ, trở thành người vô dụng, bản thân tốn nhiều thời gian
và tiền bạc, mất khả năng lao động, trở thành nô lệ cho chất nghiện, họ dễ gây ra
những hành động phạm pháp để kiếm tiền phục vụ nhu cầu của mình như trộm cắp,
cướp, đánh nhau, buôn lậu…
Đối với gia đình: người nghiện trở thành gánh nặng và là nỗi lo cho gia đình và
xã hội. Vì người nghiện ma túy thì khó từ bỏ được, nhất là đối với người nghiện nặng
những người đã cai nghiện nhiều lần nhưng vẫn tái nghiện. Bản thân và gia đình phải
tốn nhiều thời gian và tiền bạc trước là thỏa mãn nhu cầu hút chích của bản thân
người nghiện, sau là tốn chi phí để điều trị cai nghiện. Để vực dậy một con người bỏ
đi trở về với cuộc sống đời thường là cả một giai đoạn lâu dài, tốn kém.
Gia đình mất đi một lao động lại hao phí tiền của, hạnh phúc bị đe dọa tan vỡ,
con cái họ phải gánh chịu hậu quả nặng nề, kinh tế gia đình dần dần suy sụp, sự xung
đột thường xuyên xảy ra, ảnh hường xấu đến thế hệ sau. Vì con của người nghiện sẽ
dễ mắc các chứng bệnh như viêm gan siêu vi, nhiễm HIV và các bệnh nhiễm trùng
khác; chậm lớn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển về tâm thần, hay bị động kinh, rối
loạn nhân cách…
- Tác hại của ma túy đối với cộng đồng và xã hội:
4

+ Đối với nhà nước phải dành ra một kinh phí lớn cho công tác phòng, chống tệ
nạn ma túy, điều trị cai nghiện, dạy nghề giúp họ tái hòa nhập cộng đồng.
Kinh phí tập trung cho công tác phòng, chống ma túy là khá lớn, mỗi năm nhà
nước phải chi hàng chục tỷ đồng. Đối với công tác cai nghiện tập trung toàn quốc có
trên 50 trung tâm cai nghiện, chữa bệnh, giáo dục và dạy nghề. Do đó số tiền mà nhà
nước dành ra cho công tác này là rất lớn.
+ Đối với cộng đồng đây là nguồn lây nhiễm HIV/AIDS, các tội phạm hình sự,
gây mất ổn định trật tự xã hội. Ma túy còn là mảnh đất tốt để phát sinh các loại tệ nạn
như mại dâm, buôn lậu, trộm cắp…
Ngoài ra ngày nay ma túy còn xâm nhập vào cả học đường và thanh thiếu niên
ở nông thôn. Làm băng hoại đạo đức của thanh niên học sinh. Với những điều nói trên
cho thấy, tệ nạn ma túy gây ra nhiều hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn, mang tính
chất phức tạp và nguy hiểm. Hiểm họa ma túy không từ một ai, một gia đình nào, về
lâu dài hậu quả nghiêm trọng của nó còn đe dọa sự tồn vong của dân tộc, của cả một
thế hệ.
1.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về công tác phòng, chống ma túy:
1.2.1. Quan điểm của Đảng:
Đảng giữ vai trò lãnh đạo cao nhất của nhà nước và xã hội. Do đó luôn chú
trọng xây dựng lãnh đạo đất nước trong từng giai đoạn. Xem đây là một nhiệm vụ hết
sức quan trọng trong quá trình xây dựng vả bảo vệ tổ quốc. Do đó mà trong từng giai
đoạn đã ban hành các văn bản để lãnh đạo chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy cho
sát hợp cụ thể: Ngày 30/11/1996, Bộ Chính trị ra chỉ thị số: 06CT/TW về tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Đến ngày 26/3/2008,
Bộ Chính trị ban hành chỉ thị số: 21CT/TW chỉ đạo về việc tiếp tục tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới. Chỉ thị
5
tập trung chỉ đạo toàn bộ các mặt công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Nâng
cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân về hậu quả, tác hại của ma túy để
mọi người tích cực tham gia và tự phòng, chống ma túy; tạo nên phong trào hành
động rộng khắp trên cả nước làm giảm thiểu tệ nạn ma túy; nâng cao tinh thần trách

nhiệm các cấp, các ngành; kiểm soát ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy nhập lậu
vào nước ta; kiểm soát chặt chẽ các loại tiền chất của ma túy, chất gây nghiện, chất
hướng thần; tổ chức cai nghiện cho tất cả những người nghiện ma túy; xử lý nghiêm
cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật phòng, chống ma túy.
Bên cạnh đó tại Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng
đã nói rõ: “đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, đề cao vai trò
giáo dục của gia đình đối với thanh, thiếu niên về tác hại của ma túy, mại dâm và các
tệ nạn xã hội khác. Đấu tranh quyết liệt với việc buôn bán, sử dụng ma túy”. Từ đó
cho thấy Đảng ta hết sức quan tâm và chú trọng công tác này.
1.2.2. Chính sách pháp luật của nhà nước:
Thể hiện rõ sự quyết tâm phòng, chống tệ nạn ma túy của nhà nước ta đó là,
ban hành nhiều văn bản để đấu tranh có hiệu quả loại tội phạm này. Cụ thể nhất là
Hiến pháp năm 1992 tại điều 61 đã quy định rõ: “Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển,
buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma túy khác. Nhà nước
quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm”. Bên cạnh
đó ngày 01/9/1992 Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký
quyết định số: 798/QĐ – CTN về việc nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
tham gia ba Công ước của Liên hiệp quốc về kiểm soát ma túy đó là: Công ước thống
nhất về các chất ma túy năm 1961; Công ước về các chất hướng thần năm 1971; Công
ước của Liên hiệp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất
hướng thần năm 1988.
6
Đến kỳ họp thứ 6 khóa X ngày 21/12/1999 Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua bộ luật hình sự năm 1999 có quy định cụ thể các tội
phạm về ma túy. Đến kỳ họp thứ 8 khóa X ngày 09/12/2000, Quốc hội thông qua Luật
phòng, chống ma túy.
Bên cạnh đó Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan cũng đã ban hành nhiều
Nghị định, Thông tư, Quyết định, quy định hướng dẫn phòng, chống ma túy cụ thể
nghị định 56/2002/NĐ – CP ngày 15/05/2002 của Chính phủ quy định về tổ chức cai
nghiện tại gia đinh và cộng đồng; Nghị định 163/2003/NĐ – CP ngày 19/12/2003 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Nghị
định 135/2004/NĐ – CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh
xử phạt vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người
tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh; Nghị định số: 43/2005/NĐ – CP ngày 05/4/2005 của
Chính phủ quy định việc đưa người nghiện ma túy, người bán dâm không có nơi cư
trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh. Để hiểu rõ Nghị định này ngày
25/10/2005 Bộ Lao động TBXH và Bộ Công an đã ký Thông tư liên tịch số:
31/2005/TTLT – BLĐTBXH – BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
số 43/2005/NĐ – CP ngày 05/4/2005 của Chính phủ.
Ngày 9/9/2010 Chính Phủ ban hành Nghị định số: 94/2010/NĐ – CP quy định
về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
Ngày 27/6/2011 Chính phủ ban hành quyết định số: 1001/QĐ – TTg về việc
phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến
năm 2020 và định hướng 2030.
Ngày 6/6/2012 Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Bộ Công an ban hành
Thông tư liên tịch số 14/2012/TTLT – BLĐTBXH – BCA quy định chi tiết chế độ áp
7
dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh và chế độ áp dụng đối với
người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
Ngày 31/8/2012 Chính phủ ban hành quyết định số 1203/QĐ – TTg quyết định
phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015.
Từ đó cho thấy Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm chỉ đạo các ngành, các
tổ chức xã hội tập trung thực hiện hết chức năng nhiệm vụ của mình vào công tác
phòng, chống ma túy. Rõ nét nhất vào ngày 13/6/2001 Chính phủ đã ban hành quyết
định số 93/2001/QĐ – TTg quy định “ Tháng hành động phòng, chống ma túy” và
“Ngày toàn dân phòng, chống ma túy”. Hàng năm lấy tháng 6 là “tháng hành động
phòng, chống ma túy” và ngày 26/6 là “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy”.
Ở địa phương tỉnh An giang chúng ta cũng đã đề ra chương trình hành động số:
19 – CTr/TU ngày 7/7/2008 của ban chấp hành tỉnh Đảng bộ An Giang thực hiện Chỉ

thị số 21 của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng,
chống ma túy trong tình hình mới. Song song đó Ủy ban nhân dân tỉnh cũng ban hành
quyết định số: 120/QĐ – UBND ngày 21/01/2008 quy định về quản lý và giúp đỡ
người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng và chương trình hành động số: 02/CTr –
UBND ngày 05/9/2011 của UBND tỉnh về thực hiện chiến lược quốc gia phòng,
chống và kiểm soát ma túy ở Việt nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Ở
huyện Châu Thành, Công an huyện Châu Thành hàng năm cũng đều đề ra chương
trình kế hoạch phòng, chống ma túy. Cụ thể gần đây nhất, thực hiện chủ trương của
Cục phòng chống tội phạm ma túy Bộ Công an, Công an huyện Châu Thành đã xây
dựng kế hoạch số: 99/KH – CAH ngày 7/6/2013 về việc thực hiện mô hình điểm
“Xây dựng xã không tệ nạn ma túy” và kế hoạch số: 20KH/BCĐ – KHPH ngày
07/11/2013 về việc đẩy mạnh phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh
thiếu niên giai đoạn 2013 – 2015 giữa Công an và đoàn thanh niên.
8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH
PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CHÂU THÀNH HIỆN NAY.
2.1. Vị trí địa lý, kinh tế - xã hội ở huyện Châu Thành:
Châu Thành có tổng diện tích tự nhiên là 347,2 km
2
. Trong đó diện tích đất
nông nghiệp của huyện là 30.739,10 ha; đất phi nông nghiệp 4.767,11 ha. Dân số là
171.480 người trong đó: nữ là 84.976 người, số người trong độ tuổi lao động là
110.683 người, mật độ dân số là 480 người/km
2
. Có 04 dân tộc: Kinh (98,7%),
Khơme (0,48%), Chăm (0,29%) và Hoa (0,18%). Địa giới hành chính của huyện được
xác định: Phía Bắc giáp huyện Châu Phú; Phía Nam giáp TP. Long Xuyên; Phía Đông
giáp huyện Chợ Mới; Phía Tây giáp huyện Thoại Sơn. Huyện có 13 đơn vị hành
chính trực thuộc gồm 01 thị trấn và 12 xã.

Đặc điểm kinh tế: Kinh tế huyện Châu Thành gồm: nông nghiệp, công nghiệp –
xây dựng và thương mại – dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 tăng
12,16%. Trong đó: Khu vực I (nông – lâm – thủy sản) tăng 6,53%; Khu vực II (Công
nghiệp xây dựng) tăng 13,68%; Khu vực III (thương mại – dịch vụ) tăng 16,93%.
Châu Thành có tuyến đường bộ là Quốc lộ 91 nối liền từ Campuchia – Châu
Đốc – Châu Phú – Châu Thành – Long Xuyên – Cần Thơ và Hồ Chí Minh. Ngoài ra,
Châu Thành còn có tỉnh lộ 941 từ Lộ tẻ (Bình Hòa) đi Tri Tôn.là con đường giao
thương quan trọng của vùng tứ giác Long Xuyên và là trục xương sống của huyện nối
liền xã Bình Hòa đến thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, đi qua nhiều khu dân cư đông
đúc. Trình độ dân trí thấp, hiểu biết pháp luật còn rất hạn chế. Do đó, đây là điều kiện
thuận lợi để bọn tội phạm nói chung, tội phạm ma túy nói riêng lợi dụng để hoạt
động, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma túy, gây rất nhiều khó khăn
cho công tác đấu tranh phòng, chống và kiểm soát ma túy của các cơ quan chức năng.
9
2.2. Tình hình tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Châu Thành và kết quả
công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy:
2.2.1. Tình hình tệ nạn ma túy hiện nay:
Mặc dù, đấu tranh quyết liệt, hình phạt nghiêm khắc, nhưng tình hình thực tế
hiện nay là nơi nào, lúc nào chúng ta đánh mạnh, đánh trúng các băng ổ, nhóm, đường
dây lớn và phát động được nhân dân tham gia phòng, chống ma túy, tạo được khí thế
uy hiếp bọn tội phạm thì hoạt động của chúng có phần chững lại, chúng không dám
hoạt động trắng trợn, liều lĩnh như trước. Nhưng nhìn chung, tội phạm ma túy vẫn còn
rất phức tạp, cuộc đấu tranh chống ma túy còn hết sức quyết liệt. Ngày nay, đối tượng
mua bán trái phép chất ma túy và đối tượng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
không chỉ hoạt động ở địa bàn thị trấn, thị tứ như trước đây, mà nay đã len lõi về các
xã vùng nông thôn (Xã Cần Đăng, Tân Phú). Chúng đối phó với cơ quan chức năng
bằng những phương thức, thủ đoạn tinh vi, địa bàn hoạt động không cố định, hoạt
động không thường xuyên; đặc biệt là các đối tượng lợi dụng các cơ sở kinh doanh
dịch vụ karaoke, nhà trọ và những nơi vắng vẻ ít người qua lại… nên gây không ít
khó khăn cho công tác đấu tranh phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm. Ma túy

được các đối tượng mua từ địa phương khác như TP. Long Xuyên, Cần Thơ và Châu
Đốc về sử dụng để thõa mãn cơn nghiện và bán lại kiếm lời. Chất ma túy được mua
bán, sử dụng chủ yếu là heroin, ma túy tổng hợp (hàng đá, ICE). Trong 03 năm gần
đây Đội CSĐT TP về TTQL KT – CV và MT Công an huyện Châu Thành đã phát
hiện 05 vụ liên quan đến 05 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn huyện Châu Thành theo số liệu thống kê
03 năm gần đây là 219 đối tượng, phần lớn là số thanh thiếu niên hư hỏng, đua đòi
không nghề nghiệp ổn định, gia đình nghèo, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ
nhận thức kém, thiếu sự quản lý giáo dục của gia đình, bị bạn bè lôi kéo rủ rê. Nên rơi
vào con đường nghiện ngập. Chất ma túy mà chúng sử dụng phần lớn là heroin. Số ít
10
còn lại nghiện ma túy là con nhà khá giả nhưng thiếu sự quản lý giáo dục của gia
đình, có sự tha hóa về cả tinh thần lẫn vật chất dẫn đến cuộc sống tinh thần nghèo
nàn. Đối lập với cuộc sống giàu sang của họ. Độ tuổi của các đối tượng này ngày càng
trẻ hóa. Công tác quản lý đối tượng nghiện ngày càng đi vào nề nếp. Lực lượng Công
an huyện đã lập hồ sơ đưa nhiều đối tượng nghiện đi cai nghiện theo NĐ 135/CP, NĐ
61/CP, NĐ 43/CP, quản lý theo NĐ 163/CP nhưng hiệu quả còn nhiều hạn chế, tỷ lệ
tái nghiện vẫn còn cao.
2.2.2 Hoạt động chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện:
Phòng chống ma túy trở nên cấp bách là đòi hỏi khách quan của xã hội với vai
trò là nồng cốt trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm ma
túy nói riêng Công an huyện Châu Thành đã làm tốt chức năng và nhiệm vụ của mình
trong thời gian qua đã phối hợp chặc chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương thực
hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo của trung ương và tỉnh cụ thể như: Chỉ thị 21 –
CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 09/NQ – CP ngày 17/02/2012 của Chính phủ về
trương trình mục tiêu quốc gia “Phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 – 2015”.
Chương trình số 19 – CTr/TU, ngày 7/7/2008 của Ban chấp hành tỉnh, đảng bộ An
Giang về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy trong tình hình
mới và quyết định số 120/QĐ – UBND ngày 21/01/2008 quy định về quản lý và giúp
đỡ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Song song đó Công an huyện Châu

Thành cũng đã xây dựng kế hoạch số 99/KH – CAH ngày 7/6/2013 về việc thực hiện
mô hình điểm “Xây dựng xã không tệ nạn ma túy” và kế hoạch số 20/KH – CAH
ngày 07/11/2013 về việc đẩy mạnh công tác phối hợp hành động phòng, chống ma túy
trong thanh thiếu niên giai đoạn 2013 – 2015.
Mặt khác còn tham mưu cho cấp ủy, ủy ban ban hành các nghị quyết, chương
trình hành động về công tác phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn. Phân công cán
bộ phụ trách địa bàn theo dõi, đôn đốc giúp đỡ thực hiện chương trình kế hoạch đã đề
11
ra có hiệu quả. Tổ chức phát động rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh
phòng ngừa tệ nạn ma túy, xây dựng gia đình văn hóa, khóm ấp văn hóa, xã không tệ
nạn ma túy.
2.2.3 Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phòng, chống tệ nạn ma túy:
Đơn vị luôn xem đây là công tác không thể thiếu trong phòng, chống tệ nạn ma túy.
Do đó luôn tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy sâu rộng
trong địa bàn toàn huyện, đặc biệt là trong học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên và đối
tượng nghiện ma túy, nhằm tạo phong trào toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tích cực
tham gia đấu tranh phòng chống ma túy.
Phối hợp đồng bộ các phương thức, hình thức thông tin, tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức
của cán bộ và nhân dân.
Với phương châm giáo dục phòng ngừa là chủ yếu, coi trọng việc biểu dương
các nhân tố tích cực, điển hình, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn
xã hội trong công tác phòng, chống ma túy.
Lồng ghép công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống ma túy với công tác
tuyên truyền các chương trình kinh tế- xã hội khác nhất là với cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền phòng, chống ma túy trong các địa bàn dân
cư, các tổ chức kinh tế- xã hội và trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, nhằm tạo
ra phong trào toàn dân lên án, phát hiện, tố giác và tham gia đấu tranh phòng, chống
tội phạm ma túy; quản lý người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng dân cư.

Công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống ma túy hàng năm được các cấp các
ngành huyện Châu Thành, triển khai thực hiện cụ thể như sau:
12
Ngành Công an đã tổ chức họp dân tuyên truyền luật phòng, chống
HIV/AIDS, phòng, chống ma túy, mại dâm và các loại tệ nạn xã hội. Tổng cộng 3.679
cuộc có 89.693 lượt người tham dự, áp dụng quản lý theo NĐ: 163/CP, 140 đối tượng
sử dụng ma túy. Ngoài ra còn vận động người dân chặt bỏ và không trồng cây cần sa
trên địa toàn huyện. Công an huyện Châu Thành, An Giang cũng đã chủ động xây
dựng các chương trình kế hoạch, mục tiêu cho từng đợt cao điểm, quý, tháng, năm để
triển khai và tham mưu cho cấp ủy, ủy ban chỉ đạo các ban, ngành tổ chức thực hiện
có hiệu quả. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong công tác
quản lý, tuyên truyền, giáo dục, cán bộ, học viên thuộc ngành mình phụ trách và con
em họ không phạm tội về tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy.
Mặt khác Công an huyện cũng làm tham mưu cho cấp ủy, ủy ban huyện chỉ
đạo các ban ngành, đoàn thể như: Phòng Giáo dục đưa nội dung phòng, chống
HIV/AIDS, phòng chống ma túy, TNXH khác vào tiết học và tổ chức cho học sinh
cam kết không sử dụng trái phép chất ma túy đồng thời phát động các cuộc thi tìm
hiểu về phòng, chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy với nhiều hình thức phong
phú, đa dạng, phù hợp với nhận thức từng người, từng đối tượng để mang lại hiệu quả
cao nhất. Phòng LĐTBXH, HLHPN, Phòng y tế, Phòng Tư pháp kết hợp ban ngành,
đoàn thể xã xây dựng kế hoạch tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức sinh
động phong phú: qua hình thức thi tìm hiểu, hội thảo… vận động chi em phụ nữ đăng
ký hưởng ứng phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia
đình hạnh phúc”, đồng thời tổ chức mở các lớp tập huấn về các văn bản pháp luật có
liên quan để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền vận động quần chúng trong
công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm … tổ chức phát tờ bướm, tờ gấp
để tuyên truyền nhằm đem lại hiệu quả thiết thực. Trung tâm Văn hóa thông tin tổ
chức xây dựng kế hoạch phối hợp triển lãm, miting, phát thanh, treo áp phích, khẩu
hiệu, tờ bướm, tổ chức văn nghệ…v.v… tuyên truyền có hiệu quả công tác phòng,
chống ma túy đến mọi tầng lớp nhân dân.

13
2.2.4 Công tác giúp tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy sau cai
nghiện:
Khi nghiện ma túy, người nghiện bị đa số nhân dân không đồng tình, thành
kiến. Vì vậy tái hòa nhập với người dân bình thường là rất cần thiết. Tái hòa nhập
cộng động là quá trình để đối tượng nghiện từ bỏ lối sống lệ thuộc vào ma túy, từ bỏ
những lỗi lầm để hòa nhập cuộc sống bình thường như bao người khác.
Để làm được điều đó Công an huyện Châu Thành đã làm tham mưu cho cấp
ủy, ủy ban huyện chỉ đạo cho ban ngành đoàn thể và cấp ủy, ủy ban địa phương quan
tâm, tạo mọi điều kiện cho người nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Tìm mọi cách lôi
kéo họ vào các hoạt động phục hồi sức khỏe, chỉ cho họ lỗi lầm, tìm cách lôi kéo họ
xa môi trường ma túy. Tổ chức cho các đối tượng ký cam kết không tái phạm, tiếp tục
phân công các tổ chức xã hội đảm nhận giúp đỡ họ trong sinh hoạt, học tập, lao động
và sản xuất.
Khai thác các tiềm năng sẵn có ở địa phương để giúp họ hoàn lương. Tổ chức
quản lý địa bàn để làm sạch môi trường xã hội, ngăn chặn ảnh hưởng xấu. Quản lý
sức khỏe, khám định kỳ và tiếp tục giáo dục vận động họ tự giác tham gia các hoạt
động xã hội, xa rời các hoạt động tiêu cực.
Mặt khác giúp đỡ các đối tượng nầy giải quyết các vấn đề kinh tế của bản
thân, góp phần ổn định cuộc sống gia đình. Do đó phải tạo điều kiện cho họ làm việc,
giúp họ tìm lại niềm vui, vị trí trong cộng đồng, hàn gắn niềm tin trong xã hội. Xây
dựng ý thức quí trọng lao động, hiểu được giá trị của lao động và tự khẳng định mình
bằng lao động chân chính.
Chính quyền địa phương tạo điều kiện việc làm cho người nghiện thông qua
các hoạt động cụ thể như: tạo điểm làm việc, cấp phép kinh doanh, miễn giảm thuế có
thời hạn, hỗ trợ vốn ban đầu hoặc vay vốn tạo việc làm.
14
Vận động các cơ quan, doanh nghiệp các tổ chức xã hội nhận người nghiện
sau cai nghiện vào làm việc. Vận động các gia đình làm xóm có nghề thủ công giao
việc cho những người nầy làm gia công hoặc thành lập tổ sản xuất nhỏ với sự tham

gia của người nghiện sau cai nghiện nhưng đặt dưới sự quản lý của địa phương.
Các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội như phụ nữ, mặt trận Tổ quốc, chữ thập
đỏ… vận động cán bộ hội viên, hoặc trích từ các nguồn quỹ cho gia đình người
nghiện sau cai vay vốn, tạo việc làm cho người nghiện sau cai nghiện tại gia đình.
2.2.5 Công tác quản lý giáo dục, đấu tranh xử lý:
Công an huyện và các cơ quan có liên quan đã rà soát, tiếp cận, tuyên truyền
và ký cam kết với 100% đối tượng nghiện, đối tượng đã đi cai nghiện ở các trung tâm
trở về địa phương sinh sống không tái nghiện, không buôn bán, tàng trữ, sử dụng trái
phép các chất ma túy.
Vận động cảm hóa tuyên truyền, tư vấn trực tiếp hàng trăm lượt người nghiện
và gia đình có người mắc nghiện. Qua đó nắm bắt được diễn biến tư tưởng của đối
tượng, từ đó có biện pháp quản lý, giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng.
Phối hợp với các lực lượng chức năng thường xuyên làm tốt công tác điều tra
cơ bản, rà soát, quản lý chặt chẽ số đối tượng phạm tội về ma túy từ đó kịp thời có
biện pháp đấu tranh, phòng ngừa.
Trong 03 năm qua tình hình tội phạm ma túy ở huyện Châu Thành như sau:
* Tổng số người nghiện có danh sách quản lý ở huyện:
Năm 2011 2012 2013
Tổng số người nghiện 59 77 83
Số người nghiện có hồ sơ quản lý 41 58 41
Số vắng mặt ở địa phương 18 19 42
15
Đang cai nghiện ở trung tâm 6 12 15
Đối tượng bỏ đi nơi khác 12 07 27
Đối tượng nghiện mới 19 25 06
Bảng 1: Số liệu người nghiện từ năm 2011 đến năm 2013.
* Công tác điều tra xử lý.
Năm
Đã khởi tố
Ghi chú

Số vụ Số bị can
2011 03 03
2012 02 02 Chuyển PC 47 01 vụ 01 bị can
2013 0 0
Bảng 2: Số vụ, bị can đã khởi tố từ năm 2011 đến 2013.
Ngoài ra Công an huyện còn lập hồ sơ xử phạt hành chính 05 vụ 05 đối tượng
với số tiền 12.750.000 đ về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và hành vi trồng
cần sa.
2.3. Nguyên nhân đạt được:
Do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tạo điều kiện của ban lãnh đạo; lãnh đạo
cấp trên và cấp ủy, ủy ban nhân dân huyện. Sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của ban,
ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội trong các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội nói
chung, tệ nạn ma túy nói riêng.
Do có chương trình kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng,
cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo, do đó khâu chỉ đạo thực hiện phòng chống tệ
nạn xã hội từ huyện đến địa phương rất có hiệu quả và đồng bộ.
16
Do làm tốt công tác điều tra cơ bản nắm chắc tình hình thực tế, do đó thực
hiện tốt việc đấu tranh, triệt phá và xử lý các vụ việc liên quan đến tệ nạn xã hội. Đặc
biệt là tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS.
Do ý thức của người dân về ma túy, mại dâm và HIV/AIDS từng bước được
nâng lên, góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền, giáo dục cũng như ý thức tự
giác trong đấu tranh phòng chống tố giác tội phạm về tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy.
2.4. Một số hạn chế:
Song song với những kết quả đạt được, công tác phòng, chống ma túy ở huyện
Châu Thành cũng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ, giải quyết đó
là:
Số đối tượng đi cai nghiện trở về địa phương tái nghiện còn ở tỷ lệ cao. Công
tác tuyên truyền vẫn còn thiếu chiều sâu, một số đối tượng cần được tuyên truyền như
người nghiện ma túy, gái mại dâm, thanh thiếu niên chậm tiến vẫn chưa được tuyên

truyền giáo dục với biện pháp phù hợp.
Ở một số đơn vị kinh tế, doanh nghiệp, trường học công tác tuyên truyền giáo
dục còn hạn chế. Có đơn vị triển khai mang tính chất hình thức nên không có hiệu quả
thiết thực.
Phong trào quần chúng nhân dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội phát
triển chưa đồng đều, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận quần chúng nhân
dân còn chưa cao.
Đối tượng nghiện nhiễm HIV/AIDS sau khi cai nghiện về địa phương sống
lang thang, dùng bệnh để đe dọa, vi phạm pháp luật… còn gặp rất nhiều khó khăn
trong khâu quản lý.
Việc cai nghiện cắt cơn tại gia đình, cộng đồng và quản lý sau cai nghiện chưa
đồng bộ, chặt chẽ do đó hiệu quả không cao.
17
Công tác điều tra, khám phá, triệt phá ổ nhóm về ma túy, mại dâm ở Huyện
kết quả còn thấp.
Lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy còn thiếu về số
lượng, kinh nghiệm còn hạn chế, kinh phí phương tiện phục vụ công tác chưa đáp ứng
kịp yêu cầu thực tế nên đã hạn chế đến kết quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm
nầy.
Chương trình quốc gia phòng, chống tệ nạn ma túy chưa được thực hiện chặt
chẽ, hiệu quả chưa cao. Một số địa phương còn nặng về hình thức chưa đẩy mạnh
được phong trào đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy ở địa bàn cơ sở.
* Nguyên nhân hạn chế:
Công tác điều tra cơ bản nắm bắt tình hình, điều tra phát hiện và xử lý chưa
được thực hiện thường xuyên dẫn đến tội phạm về tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn ma
túy nói riêng xem thường.
Vấn đề công ăn, việc làm cho đối tượng trong diện quản lý sau cai nghiện vẫn
chưa được giải quyết đúng mức, do đó tỷ lệ tái nghiện là khá cao.
Một số trang thiết bị, phương tiện tối thiểu phòng hộ trang bị cho lực lượng tổ
chức trực tiếp tham gia đấu tranh, quản lý, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người

nghiện ma túy còn hạn chế.
Mua bán ma túy bất hợp pháp cho lợi nhuận rất cao, do đó đối tượng ma túy
bất chấp pháp luật, tính mạng, sức khỏe, thực hiện hành vi. Mặt khác loại tội phạm
nầy còn dụ dỗ cả trẻ em để mua bán trái phép chất ma túy. Bên cạnh đó còn một số
gia đình ít quan tâm giáo dục con cái, dẫn đến con cái họ tự do chơi bời, tụ tập, theo
sự rũ rê bạn bè vẫn tới nghiện ma túy mà họ không biết.
Một bộ phận nhân dân chưa có ý thức cao trong việc tố giác tội phạm về ma
túy, còn sợ bị đối tượng phạm tội trả thù, không dám tố giác. Nhu cầu sử dụng ma túy
18
ngoài xã hội còn cao và còn nhiều lợi nhuận nên việc mua bán trái phép chất ma túy
dẫn còn diễn ra.
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY Ở
HUYỆN CHÂU THÀNH HIỆN NAY.
3.1. Dự báo tình hình:
Có thể nói, mặc dù huyện Châu Thành không phải là địa bàn trọng điểm về ma
túy nhưng gần đây tình hình tội phạm diễn ra theo chiều hướng phức tạp hơn. Với tốc
độ đô thị hóa ngày càng nhanh, hoạt động giao lưu mua bán ngày càng mở mang,
19
nhiều loại hình kinh doanh phát triển… là môi trường thuận lợi cho các hoạt động tội
phạm, trong đó có tệ nạn ma túy. Chính vì thế trong thời gian tới tình hình về tội
phạm ma túy trên địa bàn huyện Châu Thành sẽ tiếp tục có những diễn biến khó
lường; các đối tượng tội phạm loại nầy sẽ hoạt động với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn
nhằm đối phó với cơ quan chức năng. Nếu không làm tốt công tác phòng, chống, ngăn
ngừa thì tình hình buôn bán, sử dụng trái phép chất ma túy sẽ ngày càng phức tạp, số
đối tượng nghiện ma túy cũng sẽ gia tăng, tình hình trật tự an toàn xã hội sẽ bị ảnh
hưởng tiêu cực rất lớn. Do đó nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội ma túy là của mọi
ngành, mọi cấp, mọi người.
3.2. Mục tiêu:
Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về tác hại và

hậu quả của tệ nạn ma túy, trách nhiệm của chính quyền xã, phường, thị trấn, cá nhân,
gia đình, cơ quan, tổ chức đang tham gia phòng, chống ma túy; đẩy mạnh xã hội hóa
các công tác phòng, chống ma túy để huy động các nguồn lực cho công tác nầy.
Kiềm chế gia tăng phức tạp về tội phạm ma túy; giảm số người nghiện ma túy;
ngăn chặn có hiệu quả ma túy xâm nhập từ địa phương khác đến; thu hẹp địa bàn có
tệ nạn ma túy.
Nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm về ma
túy. Nâng cao hiệu quả quản lý người nghiện sau cai nghiện.
Hằng năm phấn đấu giảm trên 10% người nghiện ma túy hiện có; giảm 10% xã,
thị trấn không có tệ nạn ma túy.
Triệt xóa có hiệu quả các tụ điểm phức tạp về mua bán, tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy. Cơ bản không để tái trồng cây cần sa, triệt phá 100% diện tích
trồng cây cần sa trái phép.
20
100% người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được cai nghiện ma túy dưới mọi
hình thức, 100% người đã cai nghiện có nguy cơ tái nghiện cao đều được quản lý sau
cai nghiện.
3.3. Một số giải pháp:
Từ việc nhận thức đúng đắn tác hại và tính chất nguy hiểm của tệ nạn ma túy.
Trên cơ sở quán triệt các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng,
chống tệ nạn ma túy và tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 21-CT/TW của Bộ chính trị (khóa
X), Chương trình số 19-Ctr/TV của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác
phòng, chống tệ nạn ma túy trong tình hình mới” và các chương trình kế hoạch của
Công an huyện trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy đến năm 2015; công tác
phòng chống tệ nạn ma túy huyện Châu Thành trong thời gian tới cần tập trung vào
một số giải pháp cụ thể, đồng bộ sau:
3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống ma túy:
Công an huyện Châu Thành làm tốt công tác tham mưu cho huyện ủy chỉ đạo
các cấp ủy đảng thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng, chống ma túy bằng việc xây
dựng chương trình kế hoạch phòng, chống ma túy cụ thể trong từng giai đoạn cho phù

hợp. Đặc biệt quan tâm chỉ đạo, quán triệt công tác này đến từng cán bộ đảng viên.
Xem công tác phòng, chống ma túy là nhiệm vụ chính trị của mình. Tùy vào chức
năng nhiệm vụ của mình mà xây dựng chương trình kế thực hiện phù hợp cho riêng
mình. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về tệ nạn ma túy. Tất cả nhằm tạo nên
một sức mạnh tổng hợp toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quyết tâm loại tệ nạn ma túy
ra khỏi đời sống xã hội.
3.3.2. Giáo dục tuyên truyền sâu rộng về phòng, chống ma túy:
Một là, Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể trong công
tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS. Tuyên truyền
21
bằng nhiều nội dung, hình thức thiết thực, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng và lĩnh
vực mà ngành mình phụ trách. Phối hợp chặt chẽ lực lượng Công an xã, thị trấn và
cấp ủy chính quyền, cụm dân cư trong việc kèm cặp, giúp đỡ, cảm hóa giáo dục các
đối tượng nghiện, thanh thiếu niên có biểu hiện chậm tiến. Tập trung tuyên truyền tại
các địa bàn giáp ranh, phức tạp, nơi tập trung đông dân cư, học sinh…
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội như mặt trận Tổ quốc, hội
phụ nữ, hội cựu chiến binh, liên đoàn lao động, đoàn thanh niên… đẩy mạnh tuyên
truyền giáo dục trong nhân dân, đưa nội dung phòng chống tệ nạn xã hội nói chung,
phòng chống tệ nạn ma túy nói riêng gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Hai là, Tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện sâu rộng trong quần chúng
nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của từng người dân về tính nguy hại, sự cần thiết
phải phòng chống tệ nận ma túy.
Lồng ghép với các chương trình, mục tiêu khác như chương trình quốc gia
phòng chống tội phạm, các loại tệ nạn xã hội, các chương trình phòng chống
HIV/AIDS do huyện tổ chức… nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp góp phần ngăn
chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS.
Thường xuyên cập nhật thông tin, nghiên cứu, biên soạn, viết tin, bài, ảnh có
nội dung tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội để làm tài liệu cho cơ sở làm nội
dung tuyên truyền đến từng người dân. Tăng cường hình thức tuyên truyền trực tiếp

thông qua các hoạt động phòng chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS của các ban
ngành, đoàn thể… với nhiều hình thức cổ động, ca nhạc, tiểu phẩm ngoài trời lồng
ghép với tư vấn phát tờ rơi…
Sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, chủ yếu trên hệ thống
loa truyền thanh và các bản tin các tổ, ấp, cụm dân cư. Tổ chức các cụm thông tin,
panô, áp phích, khẩu hiệu, băng rôn tại các địa bàn công cộng, các tuyến đường chính
22
vào các ngày quốc tế phòng chống HIV/AIDS và các đợt cao điểm đấu tranh phòng
chống ma túy, mại dâm nhằm tạo không khí vui tươi, lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã
hội theo hướng “lấy xây để chống”.
Làm tốt công tác răn đe, giáo dục đối với các đối tượng phạm tội về tệ nạn xã
hội thông qua góp ý, kiểm điểm dân ở cụm dân cư, tổ dân phố hoặc xét xử công khai
trước nhân dân, lấy đó làm gương cho những người khác noi theo.
3.3.3. Tổ chức kinh tế:
Phải căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội huyện đến năm 2020, kết hợp
hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm. Phối hợp hướng dẫn giới
thiệu người thất nghiệp, thiếu việc làm vào làm các xí nghiệp, doanh nghiệp đóng trên
địa bàn huyện.
Đầu tư kinh phí nâng cao chất lượng hoạt động của y tế huyện trong hoạt động
chăm sóc giúp đỡ người nghiện ma túy.
Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tạo điều kiện cho vay vốn giải quyết việc làm các
đối tượng sau cai nghiện có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
Phát huy các nguồn lực từ các chương trình, dự án, tổ chức trong và ngoài nước
hỗ trợ đầu tư cho hoạt động phòng chống ma túy.
3.3.4. Giải pháp hành chính, cưỡng chế:
Tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, thường xuyên làm tốt công tác
điều tra cơ bản đối tượng, tuyến, địa bàn, tụ điểm, ổ nhóm về ma túy. Đề ra các biện
pháp đấu tranh, giải quyết kịp thời, sát với thực tế có hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ giữa
các biện pháp nghiệp vụ với các biện pháp quản lý hành chính Nhà nước. Đẩy mạnh
hoạt động phong trào quần chúng, “duy trì đường dây nóng” để chủ động nắm tình

hình, lập án đấu tranh triệt phá các tổ chức đường dây mua bán, vận chuyển trái phép
các chất ma túy từ nơi khác vào địa bàn huyện.
23
Lực lượng Công an huyện với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu
tranh chống ma túy, chủ động nắm tình hình, tham mưu cho cấp ủy, ủy ban huyện xây
dựng kế hoạch để chỉ đạo giải quyết các địa bàn, tụ điểm phức tạp tại cơ sở. Tập trung
chỉ đạo công tác đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm, đường dây buôn bán, tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong việc duy trì và
phối hợp điều tra, truy tố, xét xử nhằm răn đe giáo dục, phòng ngừa tội phạm.
3.3.5. Tổ chức cai nghiện, quản lý sau cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng:
Thường xuyên làm tốt công tác nắm bắt tình hình, theo dõi di biến động số
người nghiện trên địa bàn huyện, phân tích đánh giá cụ thể nguyên nhân, điều kiện
phát sinh nghiện mới và số tái nghiện để có biện pháp phòng ngừa, làm giảm số
nghiện mới. Đảm bảo 100% số người nghiện tại cộng đồng đều có hồ sơ quản lý.
Tiến hành mở các loại hình dạy nghề, giáo dục cho số đối tượng cai nghiện trở
về địa phương có điều kiện lao động, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. Quan tâm, giúp
đỡ đến những người nghiện có hoàn cảnh khó khăn, những người sau cai nghiện…
giới thiệu việc làm và tạo điều kiện cho họ tìm việc làm ổn định, góp phần giảm tái
nghiện, sớm hòa nhập cộng đồng.
Có kế hoạch phân công cụ thể cho các cán bộ cơ sở phòng chống tệ nạn xã hội,
các đoàn thể chính trị, xã hội phối hợp cùng gia đình kèm cặp, giúp đỡ người nghiện.
Đảm bảo 100% người nghiện được quản lý, tư vấn về cai chữa trị và phòng chống lây
lan HIV/AIDS.
24
KIẾN NGHỊ & KẾT LUẬN
* Kiến nghị: Để công tác phòng chống tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn ma túy
nói riêng huyện Châu Thành trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, tôi có một số kiến
nghị sau:
- Tập trung thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng chống ma túy, cai nghiện

phục hồi và đẩy mạnh công tác xây dựng xã, thị trấn lành mạnh không tệ nạn ma túy.
- Các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương phải coi trọng công tác phòng,
chống ma túy là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên phải tổ chức thực hiện ở địa
bàn.
- Tăng cường thêm lực lượng cán bộ (Cảnh sát phòng chống ma túy) trực tiếp
làm công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, hiện nay lực lượng làm công tác nầy còn rất
25

×