Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng của nhà quản trị đối với việc áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS for SMES) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

LÝ MINH TRIẾT
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ SẴN SÀNG
CỦA NHÀ QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG
CHUẨN MỰC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
(IFRS FOR SMES) CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH , NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

LÝ MINH TRIẾT
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ SẴN SÀNG
CỦA NHÀ QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG
CHUẨN MỰC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
(IFRS FOR SMES) CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN XUÂN HƯNG



TP. HỒ CHÍ MINH , NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây này là công trình nghiên cứu khoa học là của riêng
tôi. Các phân tích, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.
NGƯỜI THỰC HIỆN

LÝ MINH TRIẾT


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2

3.


Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3

5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3

6.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................... 3

7.

Cấu trúc của luận văn..................................................................................... 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 5
1.1

Lược sử về quá trình hội tụ kế toán quốc tế ................................................. 5

1.1.1

Giai đoạn tạo tiền đề hội tụ ( 1973 – 2000) ............................................... 5

1.1.2


Giai đoạn hội tụ (từ năm 2001 đến nay) .................................................... 6

1.2

Sự hình thành và phát triển của IFRS for SMEs......................................... 6

1.3

Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................................. 8

1.3.1

Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 8

1.3.2

Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 12

1.4

Kết quả nghiên cứu đã được và những vấn đề tồn tại trong các nghiên

cứu trước ................................................................................................................. 14
1.4.1

Các kết quả đạt được ................................................................................ 14

1.4.2

Các vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu............................................... 14


TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 15
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 16


2.1

Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs)............................................. 16

2.2

Sự phù hợp của việc áp dụng IFRS for SEMs cho các DNNVV tại Việt

Nam ......................................................................................................................... 21
2.3

Các lý thuyết nền về các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng

IFRS for SMEs ........................................................................................................ 23
2.4

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs

của các DNNVV tại Việt Nam ............................................................................... 24
2.4.1

Mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs ............................................... 24

2.4.2


Quy mô doanh nghiệp .............................................................................. 25

2.4.3

Sự tồn tại của phòng kế toán .................................................................... 26

2.4.4

Hoạt động quốc tế .................................................................................... 26

2.4.5

Tuổi doanh nghiệp .................................................................................... 28

2.4.6

Kiểm toán độc lập .................................................................................... 28

2.4.7

Chi phí/ lợi ích .......................................................................................... 29

2.4.8

Chuyên môn, năng lực của người làm kế toán ......................................... 29

2.4.9

Nhu cầu của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của các DNNVV ....... 30


2.5

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS for SMEs từ các

nghiên cứu trước ..................................................................................................... 30
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 32
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 33
3.1

Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 33

3.2

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 34

3.2.1

Phương pháp nghiên cứu định tính .......................................................... 34

3.2.2

Phương pháp nghiên cứu định lượng ....................................................... 35

3.3

Xác định mô hình nghiên cứu ...................................................................... 37

3.3.1

Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu ........................................................ 37


3.3.2

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các DNNVV

tại Việt Nam.......................................................................................................... 37


3.4

Mô hình nghiên cứu sơ khởi và thang đo nháp .......................................... 40

3.4.1

Mô hình nghiên cứu sơ khởi (ban đầu) .................................................... 40

3.4.2

Thang đo nháp .......................................................................................... 40

3.5

Thiết kế thực hiện và kết quả nghiên cứu sơ bộ......................................... 43

3.5.1

Thiết kế thực hiện ..................................................................................... 43

3.5.2


Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................... 44

3.6

Mô hình nghiên cứu chính thức và thang đo hiệu chỉnh ........................... 53

3.6.1

Mô hình nghiên cứu chính thức ............................................................... 53

3.6.2 Thang đo hiệu chỉnh sau nghiên cứu sơ bộ. .................................................... 54
3.7

Nghiên cứu chính thức .................................................................................. 55

3.7.1

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ................................................................. 55

3.7.2

Mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................... 55

3.7.3

Thu thập dữ liệu ....................................................................................... 56

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 57
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..................................... 58
4.1 Kết quả nghiên cứu........................................................................................... 58

4.1.1 Mô tả đặc điểm mẫu .................................................................................... 58
4.1.2 Thống kê mô tả các biến quan sát ............................................................... 58
4.1.3 Kiểm định và đánh giá thang đo .................................................................. 63
4.1.3.1 Phân tích Cronbach’s Alpha ..................................................................... 63
4.1.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................. 66
4.1.4 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy Binary Logistic ..................... 68
4.1.4 1 Kiểm định sự vi phạm đa cộng tuyến trong mô hình ............................... 70
4.1.4.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 71
4.1.5 Phân tích hồi quy và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố............ 72
4.2 Bàn luận ............................................................................................................. 74
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 77


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 78
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 78
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................... 79
5.2.1 Kiến nghị đối với các DNNVV ................................................................... 79
5.2.2 Kiến nghị về định hướng áp dụng IFRS for SMEs ..................................... 81
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 83
5.3.1 Hạn chế của đề tài........................................................................................ 83
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 84
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................. 85


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1 TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI SMEs CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC
GIA ............................................................................................................................... 19
BẢNG 2.2 CÁC CHUẨN MỰC ÁP DỤNG CHO CÁC DNNVV ............................. 21
BẢNG 2.3 TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC ÁP DỤNG IFRS
FOR SMES ................................................................................................................... 30

BẢNG 3.1. THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KMO .................................................................... 36
BẢNG 3.2 MÔ TẢ CÁC BIẾN .................................................................................. 40
BẢNG 3.3 BẢNG THANG ĐO NHÁP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ................ 41
BẢNG 3.4 BẢNG KẾT QUẢ THẢO LUẬN TAY ĐÔI ........................................... 44
BẢNG 3.4 BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CROBANCH’S ALPHA NHÂN TỐ... 46
BẢNG 3.5 BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CROBANCH’S ALPHA NHÂN TỐ... 47
BẢNG 3.6 BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CROBANCH’S ALPHA NHÂN TỐ... 48
BẢNG 3.7 BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CROBANCH’S ALPHA NHÂN TỐ... 49
BẢNG 3.8 BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CROBANCH’S ALPHA NHÂN TỐ... 50
BẢNG 3.9 BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH KMO AND BARTLETT'S TEST ........ 50
Bảng 3.10 MA TRẬN XOAY NHÂN TỐ (Rotated Component Matrixa) .................. 51
Bảng 3.11 TỔNG PHƯƠNG SAI TRÍCH CỦA CÁC BIẾN CẦN PHÂN TÍCH
NHÂN TỐ EFA ............................................................................................................ 51
BẢNG 3.12 BẢNG THANG ĐO SAU NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ................................ 52
BẢNG 3.13 BẢNG THANG ĐO HIỆU CHỈNH SAU NGHIÊN CỨU SƠ BỘ........ 54
BẢNG 4.1 THỐNG KÊ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU.................... 58
BẢNG 4.2 THỐNG KÊ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG ÁP DỤNG IFRS FOR SMEs .......... 58
BẢNG 4.3 THỐNG KÊ MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG QUỐC TẾ CỦA CÁC DNNVV .... 59
BẢNG 4.3 THỐNG KÊ MÔ TẢ SỰ TỒN TẠI CỦA PHÒNG KẾ TOÁN................ 60
TRONG CÁC DNNVV ................................................................................................ 60
BẢNG 4.3 THỐNG KÊ MÔ TẢ NHÂN TỐ CHI PHÍ LỢI ÍCH ................................ 61
BẢNG 4.4 THỐNG KÊ MÔ TẢ NHÂN TỐ CHUYÊN MÔN, NĂNG LỰC CỦA
NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN ............................................................................................. 62
BẢNG 4.5 THỐNG KÊ MÔ TẢ NHÂN TỐ NHU CẦU CỦA ĐỐI TƯỢNG SỬ
DỤNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNVV ................................................ 63


BẢNG 4.6 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH ‘S ALPHA NHÂN TỐ CHI PHÍ
LỢI ÍCH TRONG NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ..................................................... 64
BẢNG 4.7 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH ‘S ALPHA NHÂN TỐ CHUYÊN

MÔN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN ................................................... 65
TRONG NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC..................................................................... 65
BẢNG 4.8 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH ‘S ALPHA NHÂN TỐ NHU CẦU
CỦA ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNVV
TRONG NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC..................................................................... 66
BẢNG 4.9 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH KMO VÀ BARTLETT TRONG ...................... 67
NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ................................................................................... 67


DANH MỤC HÌNH
HÌNH 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ...................................... 33
HÌNH 3.2 MÔ TẢ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..................................................... 54
HÌNH 4.1 TỶ LỆ HOẠT ĐỘNG QUỐC TẾ CỦA CÁC DNNVV ............................. 59
HÌNH 4.2 TỶ LỆ SỰ TỒN TẠI CỦA PHÒNG KẾ TOÁN TRONG ......................... 60
CÁC DNNVV............................................................................................................... 60
HÌNH 4.3 KẾT QUẢ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................ 72


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
IASB

Diễn giải
International Accounting Standards Committee ( Hội đồng
chuẩn mực kế toán quốc tế)
International Financial Reporting Standards for SMEs (

IFRS for SMEs

Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế dành cho

các doanh nghiệp nhỏ và vừa)

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa đã và đang trở thành xu hướng chung của nền kinh tế trên toàn
thế giới. Do đó, việc hình thành và phát triển một hệ thống chuẩn mực kế toán chung
nhằm tăng tính so sánh, cạnh tranh công bằng trong đầu tư vốn đã bắt đầu phát triển từ
những năm đầu của thế kỷ 20 với đỉnh điểm là sự ra đời của Hội Đồng Tiêu Chuẩn Kế
Toán Quốc Tế (IASB) cùng với việc ban hành hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính
Quốc Tế (IFRS). Sự ra đời của hệ thống chuẩn mực này đã tạo ra không ít cơ hội cho
các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất
kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh công bằng của các quốc gia. Tuy nhiên,
bộ hệ thống chuẩn mực IFRS lại tỏ ra kém hiệu quả khi áp dụng ở các quốc gia đang
phát triển với hệ thống các doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Vì vậy, tháng 07/2009, sau nhiều cuộc hội thảo IASB đã chính thức ban hành
bộ Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa (IFRS for SMEs). IFRS for SMEs là hệ thống chuẩn mực được IASB ban hành
với cam kết giảm thiểu 85% công việc cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
khi lập các báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn IFRS hiện hành. Nam Phi là nước đầu
tiên áp dụng hệ thống chuẩn mực này sau đó lan rộng ra các nước khác như: Romani,
Cộng Hòa Séc, Trung Quốc…. (Doris K. Feltham, 2013) Theo báo cáo mới nhất của
IASB tính đến tháng 03/2017 có tổng 85 quốc gia thừa nhận hoặc cho phép áp dụng
IFRS for SMEs cho các DNNVV. (IFRS, 2017)

Tại Việt Nam với hệ thống các (DNNVV) chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp
cả nước sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cho đất nước
(Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam, 2016). Điều này cho thấy
DNNVV đóng vai trò cực kỳ quan trọng ở nước ta. Do đó, việc áp dụng một bộ hệ
thống chuẩn mực báo cáo tài chính mang tầm quốc tế sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các
DNNVV hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Giúp cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn
quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Hơn nữa, với cam kết
giảm thiểu tối đa công việc cho các DNNVV khi lập báo cáo tài chính theo IFRS for
SMEs thì việc áp dụng bộ hệ thống chuẩn mực này vừa có thể tạo ra thêm cơ hội cho


2
các DNNVV mở rộng sản xuất kinh doanh thâm nhập thị trường quốc tế vừa vẫn đảm
bảo được không tạo thêm gánh nặng cho các DNNVV.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu liên quan tới việc áp dụng
chuẩn mực IFRS for SMEs cho các DNNVV tại Việt Nam. Các nghiên cứu chủ yếu
đánh giá thực trạng áp dụng VAS đối với các SMES và khẳng định quan điểm về việc
xây dựng CMBCTC riêng cho các DNNVV. Các nghiên cứu thực nghiệm về việc
quan điểm cũng như sự sẵn sàng của các DNNVV đối với việc áp dụng IFRS for
SMEs chưa được đề cập đến. Chính vì điều đó, việc nghiên cứu về các nhân tố tác
động đến mức độ sẵn sàng của nhà quản trị đối việc áp dụng chuẩn mực lập báo cáo
tài chính quốc tế (IFRS for SEMs) của các DNNVV tại Việt Nam đang trở thành một
vấn đề đáng được quan tâm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập kế toán quốc tế của các DNNVV tại Việt
Nam đáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn hướng
đến:
 Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng của các DNNVV tại
Việt Nam khi áp dụng IFRS for SMEs.

 Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng của việc áp dụng
IFRS for SMEs tại Việt Nam.
- Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với mức độ sẵn sàng áp
dụng IFRS for SMEs tại Việt Nam
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nội dung luận văn cần trả lời các
câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các DNNVV tại Việt
Nam khi áp dụng IFRS for SMEs?
2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS
for SMEs cho các DNNVV tại Việt Nam?


3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Các DNNVV tại TP. Hồ Chí Minh có số lượng lao động (<300 người) và có
tổng vốn điều lệ thấp hơn 100 tỷ đồng được phân loại theo nghị định 56/2009/NĐCP.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các công ty chưa niêm yết trên thị trường
chứng khoán chính thức, không bao gồm các công ty đại chúng, ngân hàng, công ty
bảo hiểm, chứng khoán.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng kết hợp 2 phương pháp là phương pháp định tính và phương pháp
định lượng, trong đó:
+ Phương pháp định tính bao gồm: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương
pháp tư duy, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp so sánh.
+ Phương pháp định lượng bao gồm: thống kê mô tả, kiểm định giả thuyết

thống kê và kiểm định mô hình hồi quy logistic.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
 Trở thành dữ liệu nghiên cứu cho các đề tài nghiên cứu liên quan đến việc áp
dụng IFRS for SMEs cho các DNVVV ở Việt Nam.
 Là nguồn thông tin cần thiết cho các tổ chức lập quy trong vấn đề xem xét việc
áp dụng IFRS for SMEs của các doanh nghiệp Việt Nam.
 Xác lập các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động của các DNNVV
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn có kết cấu 5 chương và được trình bày theo bố cục và nội dung như sau:
 Phần mở đầu: giới thiệu về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Đồng thời cũng nêu lên ý nghĩa
nghiên cứu thực tiễn của luận văn.
 Chương 1 Tổng quan nghiên cứu: Tóm tắt sơ lược các nghiên cứu liên quan
đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS for SMEs cho các DNNVV
tại Việt Nam.


4
 Chương 2 Cơ sở lý thuyết: Trình bày lịch sử hội tụ kế toán quốc tế cùng với
sự hình thành và phát triển IFRS for SMEs. Tác giả tổng hợp các cơ sở lý
thuyết của các nghiên cứu trước về định nghĩa khái niệm SMEs và kinh nghiệm
áp dụng IFRS for SMEs của một số quốc gia trên thế giới. Từ đó xác định nhu
cầu cần thiết của việc áp dụng IFRS for SMEs tại Việt Nam. Trong chương
này, tác giả cũng tiến hành tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn
sàng của các DNNVV đối với việc áp dụng IFRS for SMEs.
 Chương 3 Phương pháp nghiên cứu: Từ cơ sở lý thuyết nghiên cứu đã được
tác giả tổng hợp và phân tích ở chương 2, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng của các DNNVV đối với việc áp
dụng IFRS for SMEs tại Việt Nam.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát 197 doanh nghiệp. Tác

giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đồng thời đưa ra những nhận xét, bàn luận
dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Với kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả
đưa ra các định hướng cho việc áp dụng IFRS for SMEs tại Việt Nam. Tác giả
cũng nêu lên các hạn chế của nghiên cứu và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp
theo.


5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lược sử về quá trình hội tụ kế toán quốc tế
Ý tưởng về việc hội tụ các chuẩn mực kế toán hình thành nên bộ chuẩn mực kế
toán quốc tế được đề cập đến trong Đại hội Kế toán Quốc tế đầu tiên tổ chức tại St
Louis năm 1904. Năm 1957, khi Đại hội Kế toán Quốc tế lần thứ 7 tổ chức tại
Amsterdam, ông Jacobkraayenhof, đã phát biểu về nhu cầu hợp nhất thành hệ chuẩn
mực kế toán quốc tế. Sau năm 1966, các cuộc thảo luận đã được thực hiện trong số
các cơ quan chuyên nghiệp khác nhau như: Viện Kế toán công chứng Anh và xứ
Wales, Viện kế toán công chứng Canada và Hiệp hội các Viện Kế toán Công chứng
Hoa Kỳ. Các cuộc thảo luận được dẫn dắt bởi Sir Henry Benson, Chủ tịch Viện Kế
toán Chartered của Anh và xứ Wales. Kết quả là một nhóm nghiên cứu được thành lập
để tiến hành các nghiên cứu so sánh về tư duy và thực tiễn kế toán giữa các nước tham
gia. Các cán bộ cấp cao của nhóm nghiên cứu đã quyết định thiết lập các chuẩn mực
quốc tế. Vào năm 1972, tại Đại hội Kế toán Quốc tế lần thứ 10 tại Sydney, Ủy ban
Điều phối Kế toán Quốc tế về Nghiệp vụ Kế toán (ICCAP) được thành lập để làm cơ
sở cho việc thành lập một tổ chức chính thức cho các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế. Ủy
ban Chuẩn Mực Kế toán Quốc tế (IASC), được thành lập bởi 16 cơ quan kế toán đại
diện cho 9 quốc gia, Canada, Úc, Pháp, Nhật, Đức, Mexico, Hà Lan, Vương quốc Anh
và Hoa Kỳ vào ngày 29 tháng 6 năm 1973, với ban thư ký và trụ sở tại London. Từ đó
quá trình hội tụ kế toán được hình thành và trải qua hai giai đoạn Giai đoạn từ năm

1973 đến năm 2001 - Giai đoạn tiền hội tụ và giai đoạn từ năm 2001 đến nay - Giai
đoạn hội tụ.
1.1.1 Giai đoạn tạo tiền đề hội tụ ( 1973 – 2000)
Sau khi ra đời IASC đã không ngừng nổ lực thúc đẩy về việc hội tụ các chuẩn
mực kế toán của các quốc gia trên thế giới. Năm 1995, thành lập Tổ chức Chứng
Khoán Quốc Tế (IOSCO) với nhiệm vụ xây dựng các chuẩn mực cốt lõi để sử dụng
rộng rãi của các quốc gia. Năm 1997, để giải thích và đảm bảo cho các tiêu chuẩn
được vận hành đúng IASC tiếp tục thành lập “Ủy ban hướng dẫn chuẩn mực” (SIC).
(Bhagaban Das et al, 2009). Tính đến cuối năm 2000, IASC có 156 thành viên là tổ
chức nghề nghiệp đến từ 114 quốc gia. Trong thời gian trên, IASC ban hành được


6
Khuôn mẫu lý thuyết kế toán và 41 chuẩn mực kế toán quốc tế, trong đó có 30 chuẩn
mực có hiệu lực đến cuối năm 2000 (Bhagaban Das et al, 2009).
Như vậy, giai đoạn 1973-2000 việc hội tụ kế toán chỉ dừng ở mức tạo nên
những tiền đề thể hiện qua việc hình thành và phát triển các tổ chức soạn thảo các
chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc thống nhất các chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ được
tiếp tục phát triển trong giai đoạn sau.
1.1.2 Giai đoạn hội tụ (từ năm 2001 đến nay)
Giai đoạn 2 của tiếp trình hội tụ được đánh dấu bằng một sự kiện mang tính đột
phát thể hiện qua quyết định thay đổi cấu trúc của ủy ban nhằm đạt được sự hội tụ
toàn cầu. Năm 2001, Ủy ban Chuẩn Mực Kế toán Quốc tế (IASC) chính thức được đổi
tên thành Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IASB). Do đó, chuẩn mực kế toán
quốc tế (IAS) được đổi tên thành Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS).
Năm 2002, IASB và FASB cùng ký thỏa thuận Norwalk một kỷ nguyên mới
cho sự hội tụ kế toán quốc tế toàn cầu được mở ra.
Tính đến năm 2010, đã có 14 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được ban
hành. Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS
Framework) cũng được ban hành mới.Thuật ngữ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

được sử dụng theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các chuẩn mực do IASB ban
hành. (Trần Quốc Thịnh, 2014)
Như vậy, hội tụ kế toán quốc tế là một trong những vấn đề lớn đã trải qua nhiều
giai đoạn với mục tiêu tạo ra một hệ thống chuẩn mực kế toán toàn cầu. Mặc dù, quá
trình hội tụ trải qua nhiều thăng trầm như xu hướng hội tụ kế toán quốc tế vẫn diễn ra
cho đến nay.
1.2 Sự hình thành và phát triển của IFRS for SMEs
Năm 2004, IASB thừa nhận rằng bộ chuẩn mực IFRS toàn bộ phù hợp với tất
cả các thực thể nhưng lại tạo ra tính phức tạp làm cho các DNNVV gặp khó khăn khi
áp dụng. Do đó, IASB đã chủ động thực hiện cuộc thảo luận về việc thành lập một bộ
chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(IFRS for SMEs). Đồng thời IASB cũng khẳng định rằng:


7
 Nhu cầu người sử dụng đối với báo cáo của các DNVVN
IASB lập luận rằng người dùng của SME tập trung vào "dòng tiền ngắn hạn,
tính thanh khoản, số dư trên bảng cân đối và lãi suất, xu hướng lịch sử và mức lãi suất
trong lịch sử hơn là những thông tin hỗ trợ" khác với sự quan tâm của thị trường công
chúng quan tâm tới dòng tiền mặt dài hạn, thu nhập và giá trị.
 Mục tiêu của việc xây dựng IFRS for SMEs
Mục tiêu của IFRS dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là cung cấp các tiêu
chuẩn kế toán chất lượng cao, dễ hiểu và có thể thực thi phù hợp với các DNNVV trên
toàn cầu. Các tiêu chuẩn sẽ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của người sử dụng báo
cáo tài chính cho DNNVV và sẽ dựa trên khung khái niệm tương tự như IFRSs. Các
mục tiêu bổ sung là giảm gánh nặng báo cáo tài chính đối với các DNNVV muốn sử
dụng các tiêu chuẩn toàn cầu và cho phép chuyển sang IFRS đầy đủ cho những SMES
trở thành trách nhiệm giải trình công khai hoặc chuyển sang IFRS đầy đủ.
IASB cũng làm rõ rằng mục đích chính của dự án tiêu chuẩn SME không phải
là cung cấp thông tin cho việc ra quyết định quản lý hoặc cho các cơ quan thuế, mà

thay vào đó là trọng tâm là nhu cầu của người sử dụng bên ngoài .IASB đã chỉ ra rằng
một trong những vấn đề quan trọng của báo cáo thảo luận là xác định các thực thể nào
sẽ đủ điều kiện để sử dụng các tiêu chuẩn của SME. (IASB,2004)
Năm 2007, IASB đã đưa ra bảng dự thảo IFRS đề xuất cho các doanh nghiệp
vửa và nhỏ, không chỉ giải quyết nhu cầu báo cáo tài chính của các DNNVV mà còn
là những lợi ích về chi phí của việc thực hiện các tiêu chuẩn kế toán. Bản dự thảo đã
phản ánh một loại trừ các chủ đề không liên quan đến DNNVV, các lựa chọn kế toán
đơn giản hơn và hạn chế hơn, các nguyên tắc về thừa nhận và đơn giản hóa cũng như
giảm các yêu cầu công bố thông tin. (IASB,2007)
Năm 2009, IASB chính thức công bố bộ chuẩn mực IFRS cho các DNNVV
hoàn chỉnh. Sau đó, bộ chuẩn mực này lần lượt được các quốc gia áp dụng khởi đầu từ
Nam Phi sau đó lan rộng sang các quốc gia khác. Tính đến tháng 10 năm 2009, trong
số các quốc gia có kế hoạch yêu cầu IFRS cho các DNNVV là Bahamas, Bahrain, Ảrập Xê-út, Nam Phi và Anh. Những người có kế hoạch cho phép sử dụng IFRS cho
các DNNVV bao gồm Hoa Kỳ, Áo, Nigeria và Đan Mạch. Các nước có thẩm quyền
xem xét yêu cầu hoặc cho phép bao gồm các quốc gia như Hồng Kông, Israel,


8
Romania và Đài Loan. Trong nhóm các quốc gia phản đối đòi hỏi hoặc cho phép là
Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản và Mexico.. (Doris K. Feltham, 2013)
1.3 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.3.1

Các nghiên cứu nước ngoài
HA van Wyk và J Rossouw, 2009 bài viết nghiên cứu về thực nghiệm áp dụng

IFRS for SMEs tại Nam Phi – Quốc gia đi đầu trong việc áp dụng IFRS for SME.
Trên cơ sở khảo sát 242 DNNVV tại các thành phố thuộc Nam Phi, bằng việc sử dụng
phương pháp thống kê mô tả các kết quả khảo sát thu thập được. Bài viết cho rằng
việc lựa chọn áp dụng IFRS for SMEs là một bước đi đúng đắn nhưng thật sự thì các

nhà lập quy tại Nam Phi cần phải xem xét nhiều khía cạnh ở các vấn đề khác. Đầu tiên
liên quan đến việc tiêu chuẩn lựa chọn số lao động 50 người là quá cao cho các doanh
nghiệp tại Nam Phi. Tiếp theo là các vấn đề mà bài viết cho rằng một vài quy định
không phù hợp với thực tế doanh nghiệp nhỏ ở Nam Phi như tài sản khấu hao, công
bố các bên liên quan, tài trợ của chính phủ, tài sản không lưu chuyển để bán và báo
cáo tài chính vi phạm tính hoạt động liên tục, tỷ giá hối đoái và phúc lợi lao động có
thể không thực sự áp dụng cho các DNVVN.
Suhaib Aamir và Umar Farooq, 2010 bài viết nghiên cứu đánh giá về mức độ
sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs của các DNNVV tại Thụy Điển. Bằng phương pháp
phỏng vấn bán cấu trúc kết hợp với phương pháp lấy mẫu mở rộng dần, tác giả thu
thập ý kiến của mười một chuyên gia đánh giá về mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for
SEMs tại Thụy Điển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DNNVV tại Thụy Điển không
sẵn sàng chấp nhận áp dụng bộ chuẩn mực này. Đồng thời nghiên cứu này cũng phân
tích giữa việc lựa chọn áp dụng nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAPP) tại
Thụy Điển và IFRS for SMEs dựa trên cơ sở chi phí/lợi ích. Từ đó, cho thấy rằng các
DNNVV tại nước này lựa chọn áp dụng GAAP tại Thụy Điển hơn là việc áp dụng
IFRS for SMEs.
Atik, 2010 bài viết nghiên cứu về quan điểm của các DNNVV tại Thổ Nhỹ Kỳ
năm 2010. Vào tháng 07/2009 khi IASB ban hành IFRS for SMEs, các nhà lập quy tại
Thổ Nhỹ Kỳ bắt đầu tranh luận về vấn đề áp dụng hệ thống tiêu chuẩn cho các
DNNVV tại nước này. Trên cơ sở khảo sát 216 DNNVV, tác giả sử dụng phương
pháp thống kê mô tả đối với các kết quả khảo sát thu thập được. Kết quả nghiên cứu


9
cho thấy rằng hầu hết các DNNVV vẫn muốn áp dụng IFRS for SMEs trên cơ sở tự
nguyện hơn là bắt buộc. Bởi vì các DNNVV tại nước này chủ yếu lập báo cáo tài
chính cho mục đích thuế hơn là vì mục tiêu quản lý.
Stefan Bunea et al, 2012 nghiên cứu nhằm xác định thái độ của kế toán chuyên
nghiệp Rumani về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) nên

được hướng dẫn theo các phán xét chuyên môn của người làm kế toán được quy định
trong IFRS for SMEs hay cần phải có sự hướng dẫn cụ thể cho từng nghiệp vụ kinh tế
phát sinh theo chuẩn mực kế toán được ban hành bởi bộ tài chính tại nước này.
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập thông qua
bảng câu hỏi khảo sát trên một mẫu gồm 190 nhân viên kế toán. Kết quả cho thấy rằng
những người trả lời có kinh nghiệm trên 10 năm làm công tác kế toán có xu hướng
ủng hộ việc thiết lập các hệ thống chuẩn mực theo các phán xét chuyên môn (theo
IFRS for SMEs) hơn là sử dụng các hướng dẫn chi tiết.
Francis Aboagye-Otchere & Juliet Agbeibor, 2012 bài viết nghiên cứu về thực
trạng áp dụng IFRS for SEMs ở Ghana. Bằng việc tiến hành một cuộc điều tra điều tra
305 doanh nghiệp nhỏ, trong đó có 149 phiếu điều tra sử dụng được trả lại. Vận dụng
lý thuyết thể chế tác giả cho rằng các tổ chức sẽ tuân thủ IFRS for SEMs dưới sự tác
động của ba yếu tố cơ bản bao gồm: Áp lực bắt buộc, quy chuẩn và sự hội tụ. Bài viết
tập hợp sự khác biệt giữa các vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp nhỏ và các doanh
nghiệp vừa. Đồng thời thông qua việc sử dụng phương pháp kiểm định tương quan
Spearman, tác giả khẳng định rằng các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS for
nhỏ và vừa (SEMs) cho các bao gồm: ngành nghề kinh doanh, hình thức pháp lý, số
lượng chủ sở hữu, kích thước, tác động của nhân tố quốc tế. Bài viết cũng cho rằng
nhu cầu cho các hoạt động quốc tế có hệ số tương qua cao nhất do đó chính là tác
nhân thúc đẩy các DNNVV áp dụng IFRS for SEMs.
Nadia Albu et al, 2013 bài viết nghiên cứu về nhận thức của các bên liên quan
đến báo cáo tài chính của các DNVVN ở bốn nền kinh tế mới nổi (Cộng hòa Séc,
Hungary, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ) về việc áp dụng IFRS for SMEs cho các doanh
nghiệp vừa nhỏ tại các quốc gia này. Thông qua phương pháp thống kê mô tả, nghiên
cứu chỉ ra rằng tồn tại sự khác biệt quan điểm của các bên liên quan về chi phí, lợi ích
và những ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS for SEMs. Bài viết cũng nêu lên các đặc


10
điểm đặc trưng của các DNNVV ở các quốc gia có nền kinh tế mới nổi này. Sự khác

biệt trong việc lựa chọn sử dụng báo cáo tài chính cho mục đích cơ sở tính thuế và
mục đích cải thiện tính so sánh, minh bạch của báo cáo nhằm thu hút nguồn vốn đầu
tư quốc tế. Bài viết tổng hợp các quan điểm các bên liên quan nhằm xây dựng các
phương pháp, định hướng đối với việc áp dụng IFRS for SMEs cho các quốc gia này
nói chung và ở các nước đang phát triển có hệ thống kế toán gắn liền với cơ quan
thuế. Trên cơ sở chi phí tuân thủ và lợi ích bài viết nêu ra các ưu điểm và nhược điểm
của các phương pháp áp dụng. Dựa trên quan điểm của mình và kết quả nghiên cứu,
tác giả cho rằng việc lựa chọn phương pháp hội tụ nhận được sự đồng tình từ các bên
liên quan nhiều hơn.
Doris Feltham, 2013 nghiên cứu về tác động của việc chuyển đổi từ việc áp
dụng U.S. GAPP sang IFRS for SEMs cho các DNNVV tại Hoa Kỳ. Bài viết tóm tắt
sự hình thành và phát triển của IFRS for SMEs, các quan điểm về việc nên lựa chọn
IFRS for SMEs hay tiếp tục áp dụng U.S. GAPP cho các DNNVV. Bài viết cho rằng
mục tiêu chung của U.S.GAPP và IFRS for SEMs trong việc xây dựng chuẩn mực cho
các doanh nghiệp các DNNVV là giảm thiểu gánh nặng cho việc lập báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, bằng các phương pháp phân tích định tính tác
giả cho rằng một số vấn đề khác biệt trong việc xét đoán chuyên môn của hai bộ
chuẩn mực IFRS for SEMs và U.S.GAPP còn tồn đọng nhiều khác biệt. Do đó, việc
hội tụ giữa hai bộ chuẩn mực này vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Tác
giả cũng tập hợp những điểm khác biệt giữa hai bộ chuẩn mực và nêu ra các ví dụ
điển hình cho sự khác biệt trong việc trình bày trên các chỉ tiêu báo cáo tài chính của
các DNNVV tại Hoa Kỳ.
Parmod Chand et al, (2015), bài viết đưa ra những quan điểm trái chiều trong
việc xem xét áp dụng IFRS for SMEs tại một số quốc gia trên thế giới. Bằng nghiên
cứu thực nghiệm tại Fiji một trong những nước đầu tiên áp dụng IFRS for SMEs tại
khu vực Thái Bình Dương, tác giả đưa những vấn đề phát sinh trong việc áp dụng
cũng như hội tụ IFRS for SMEs mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt. Thông
qua phương pháp thống kê mô tả dựa trên kết quả khảo sát với quy mô hơn 155 doanh
nghiệp được phân loại theo tiêu chuẩn nhỏ và vừa tại Fiji. Bài viết cho rằng các nhân
tố tác động đến việc áp dụng IFRS for SMEs bao gồm: (1) Chi phí lợi ích, (2) Nhu cầu



11
của người sử dụng báo cáo tài chính của các DNNVV, (3) Chuyên môn, năng lực của
người làm kế toán.
Devrimi Kaya and Maximilian Koch 2015, bài viết nghiên cứu về sự các nhân
tố tác động đến việc lựa chọn áp dụng IFRS for SMEs tại các quốc gia trên thế giới.
Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS
for SMEs bao gồm các biến như: (1) sự tồn tại của chuẩn mực kế toán tại quốc gia, (2)
Sự ổn định chính trị, (3) Tính chất luật pháp được áp dụng cùng với hai biến kiểm soát
khác là (4) biến khu vực và (5) tổng thu nhập quốc nội (GDP). Bằng việc phân tích
mô hồi quy Probic của các nhân tố trên thông qua kết quả khảo sát việc áp dụng IFRS
for SMEs tại 128 quốc gia, tác giả cho thấy rằng các quốc gia không có khả năng để
xây dựng chuẩn mực kế toán riêng có nhiều khả năng áp dụng IFRS cho doanh nghiệp
nhỏ hơn. Bài viết cũng khẳng định việc áp dụng IFRS for SMEs cho các nước đang
phát triển có thể nâng cao kiến thức tài chính và trách nhiệm giải trình hơn. Việc áp
dụng IFRS for SMEs có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các khoản vay từ
tổ chức quốc tế như ngân hàng thế giới và IMF.
Dinuja Perera , Parmod Chand, 2015 bài viết tổng hợp quá trình hình thành và
phát triển của IFRS for SMEs. Song song đó, tác giả cũng tổng hợp một số tiêu chí
định lượng về SMEs được một số quốc gia trên thế giới sử dụng để xác định đối tượng
áp dụng IFRS for SMEs. Bằng phương pháp phân tích định tính tác giả tập hợp các
nghiên cứu về các vấn đề khó khăn, vướng mắc mà các DNNVV sẽ phải đối mặt khi
áp dụng IFRS for SMEs trên phạm vi quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
IFRS for SMEs vẫn còn là gánh nặng đối với các doanh nghiệp nhỏ và đặc biệt siêu
nhỏ tại một số quốc gia trên thế giới. Bài viết cung cấp những góp ý liên quan tới việc
hoàn thiện các hơn nữa bộ chuẩn mực IFRS for SMEs thông qua việc xem xét lược bỏ
một số chuẩn mực không thật sự cần thiết cho các DNNVV.
Merve Kılıç et al, 2016 bài viết nghiên cứu về việc xác định mức độ sẵn sàng
của các DNNVV tại Thổ Nhỹ Kỳ đối với việc áp dụng IFRS for SMEs và các nhân tố

ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng này. Để giải quyết vấn đề nghiên cứu này, tác giả xây
dựng một mô hình phân tích Logistic nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng
cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS
for SMEs của các DNNVV tại nước này. Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát của


12
198 DNNVV, tác giả cho rằng các DNNVV tại Thổ Nhỹ Kỳ chưa thật sự sẵn sàng áp
dụng IFRS for SEMs. Đồng thời tác giả cũng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs bao gồm: (1) quy mô doanh nghiệp, (2) tuổi
doanh nghiệp, (3) kiểm toán độc lập, (4) hoạt động quốc tế, (5) sự tồn tại của phòng
kế toán.
1.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Mai Ngọc Anh, 2011 phân tích các đặc điểm của các DNNVV tại Việt Nam chi
phối tới việc ban hành các quy định kế toán dành cho các DNNVV như: (1) Các
DNNVV tại Việt Nam thường là các doanh nghiệp đóng (không có sự công bố báo
cáo tài chính ra bên ngoài). (2) Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các DNVVV
thường tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính. (3) Trang thiết bị, nguồn
nhân lực cho công tác kế toán ở các DNNVV có nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, bài viết
cũng nêu ra các đặc điểm khác biệt giữa chuẩn mực áp dụng cho các DNNVV theo
quyết định 48/2006 và quyết định 15/2006 dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Trần Đình Khôi Nguyên, 2013 nghiên cứu này phân tích các đặc điểm của các
DNNVV và những ảnh hưởng của các đặc điểm này đối với việc vận dụng chuẩn mực
kế toán tại các DNNVV tại Đà Nẵng. Thông qua kết quả phân tích từ mô hình EFA,
bài viết khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận chuẩn mực bao gồm: (1) Đặc
trưng hệ thống văn bản kế toán Việt Nam, (2) Nhận thức của người chủ doanh nghiệp,
(3) Trình độ của kế toán viên, (4) Vai trò của cộng đồng kế toán. Thông qua việc xác
định các nhân tố ảnh hưởng tác giả đồng thời cũng xây dựng các thước đo định tính
đối với các nhân tố ảnh hưởng này.
Trần Thị Trang, 2013 nghiên cứu về định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực

kế toán cho DNNVV tại Việt Nam hòa với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho các
DNNVV. Bài viết tổng hợp sự hình thành và phát triển của IFRS for SMEs, phân tích
việc áp dụng IFRS for SMEs của các quốc gia trên thế giới để đưa ra các bài học kinh
nghiệm cho việc vận dụng IFRS for SMEs tại Việt Nam. Bằng việc sử dụng phương
pháp phân tích định lượng để xác định thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán của các
DNNVV tại Việt Nam kết hợp phương pháp lý luận phân tích sự khác biệt giữa hệ
thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và IFRS for SMEs, tác giả đưa ra các định


13
hướng và giải pháp vận dụng IFRS for SMEs để xây dựng hệ thống chuẩn mực dành
riêng cho các DNNVV tại Việt Nam.
Trần Thị Thanh Hải, 2014 nghiên cứu này cho rằng cần phải xác lập khung pháp
lý kế toán cho các DNNVV tại Việt Nam. Bài viết nêu ra nhu cầu cần thiết cho việc
xây dựng chuẩn mực kế toán cho các DNVVN, các bài học kinh nghiệm áp dụng tại
các quốc gia Mỹ, Pháp, Rumani – các quốc gia có khá nhiều đặc điểm tương đồng với
nền kinh tế hoặc có những ảnh hưởng đáng kể đến việc hội tụ kế toán của các doanh
nghiệp Việt Nam. Bài viết khẳng định rằng tạo ra sự tương thích trong sự phù hợp với
môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, môi trường văn hóa luôn là vấn đề có tính
nguyên tắc khi xây dựng hệ thống văn bản pháp lý kế toán áp dụng cho doanh nghiệp
nói chung và áp dụng cho DNNVV nói riêng. Việc nghiên cứu và học tập kinh
nghiệm để có cơ sở khoa học khi nghiên cứu và soạn thảo hành lang pháp lý kế toán
cho DNNVV phù hợp với đặc thù của nền kinh tế VN chứ không phải là sao chép và
sử dụng một cách máy móc nhằm giúp hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp này
được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh.
Nguyễn Xuân Hưng và Hồ Xuân Thủy, 2015 bài viết nghiên cứu về định hướng
xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính cho DNNVV Việt Nam hòa hợp với IFRS for
SMEs. Bài viết tóm tắt khái niệm về SMEs, đặc điểm của IFRS for SMEs, so sánh
một số đặc điểm khác biệt giữa IFRS for SMEs với hệ chuẩn mực kế toán Việt Nam
(VAS) áp dụng cho các DNNVV. Đồng thời tổng hợp các quan điểm xây dựng chuẩn

mực báo cáo tài chính dành cho các DNNVV trên thế giới. Dựa trên cơ sở này, tác giả
nêu ra các định hướng xây dựng chuẩn mực kế toán dành cho các DNNVV tại Việt
Nam.
Hồ Xuân Thủy, 2016 bài viết nghiên cứu về sự thích hợp của báo cáo tài chính
quốc tế cho các DNNVV áp dụng tại Việt Nam. Bài viết tổng hợp các khái niệm về
SMEs của các quốc gia trên thế giới và các quan điểm áp dụng IFRS for SMEs của
các quốc gia này. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng mô hình Logistic để phân tích đến các
nhân tố ảnh hưởng nhu cầu cần áp dụng IFRS for SEMs bao gồm: hình thức pháp lý,
hình thức sở hữu, quy mô, lĩnh vực kinh doanh, sự chia tách quyền sở hữu và điều
hành, cơ cấu tổ chức quốc tế, hoạt động quốc tế, báo cáo tài chính được kiểm toán và
tổ chức kiểm toán.


14
1.4 Kết quả nghiên cứu đã được và những vấn đề tồn tại trong các nghiên cứu
trước
1.4.1 Các kết quả đạt được
Nhìn chung các nghiên cứu nước ngoài và trong nước về vấn đề xem xét áp dụng
IFRS for SEMs đã đạt được một số thành tựu như sau:
 Thể hiện được xu hướng hội tụ kế toán quốc tế của các DNNVV là xu hướng
tất yếu của các quốc gia có nền kinh tế phát triển.
 Khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của các DNNVV đối với sự phát
triển kinh tế của các quốc gia.
 Phân tích được các đặc điểm pháp lý, quy mô hoạt động, lĩnh vực kinh doanh,
hình thức pháp lý sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng IFRS for
SMEs.
 Khái quát những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng
IFRS for SMEs. Đồng thời đề xuất các mô hình áp dụng IFRS for SMEs phù
hợp cho từng bối cảnh cụ thể của các nước.
 Khái quát được các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRSs for SMEs.

1.4.2

Các vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu
Bên cạnh những thành tựu đạt được, các nghiên cứu về việc áp dụng IFRS for

SMEs trong nước vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế sau:
 Các nghiên cứu còn rời rạc, manh mún chưa có sự tổng hợp, thống nhất giữa các
quan điểm lựa chọn áp dụng IFRS for SMEs. Hầu hết, các nghiên cứu chủ yếu sự
phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích. Vai trò của việc vận dụng kết quả
nghiên cứu từ mô hình phân tích định lượng chưa được thể hiện một cách rõ ràng.
 Vấn đề xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng áp dụng của các
DNNVV ở Việt Nam vẫn chưa được đề cập đến. Trong khi đó, quá trình lập quy
cần phải xem xét sự hài hòa giữa thực thể áp dụng và quan điểm của nhà lập quy.
Do đó, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng áp dụng của các
DNVVN ở Việt Nam là một vấn đề đáng được quan tâm.


×