Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

TƯ LIỆU ĐOÀN NHIẾP ẢNH TQ THĂM VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 61 trang )

BÁO TUỔI TRẺ
Thứ Hai, 13/04/2009, 06:45 (GMT+7)
Tặng "An Nam đại quốc họa đồ" cho đoàn Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Trung Quốc
TT - Phái đoàn Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Trung Quốc do bà Cố Lập Quần - phó tổng thư ký Hiệp hội
Nhiếp ảnh gia Trung Quốc - dẫn đầu vừa có chuyến thăm nhà lưu niệm nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm
Văn Mùi tại TP.HCM, do tiến sĩ Nguyễn Nhã trông coi và giới thiệu vào chiều 11-4. Cùng tham gia
chuyến viếng thăm có đại diện Hội Nhiếp ảnh TP.HCM.
TS Nguyễn Nhã tặng bà Cố Lập Quần tấm bản đồ “An Nam đại quốc
họa đồ” - Ảnh: LĐiền
Tại nhà lưu niệm, tiến sĩ Nguyễn Nhã đã giới thiệu sơ lược thân thế sự nghiệp của cụ Phạm Văn Mùi, đặc
biệt là những sở trường nghệ thuật trong hoạt động nhiếp ảnh...
Cũng trong buổi viếng thăm và giao lưu, tiến sĩ Nguyễn Nhã giới thiệu một buổi trình diễn nghệ thuật ca trù
VN với đoàn nhiếp ảnh gia Trung Quốc tại nhà lưu niệm, đồng thời ông cũng tặng mỗi thành viên trong
đoàn một tấm bản đồ "An Nam đại quốc họa đồ" của giám mục J. L. Taberd, do ông Nguyễn Nhã in hồi
còn làm chủ bút tập san Sử Ðịa tại Sài Gòn. Ðây là bức bản đồ có in tên "An Nam đại quốc họa đồ" bằng
chữ Hán và tiêu danh quần đảo Hoàng Sa theo hệ tọa độ phương Tây.LAM ĐIỀN
Kính gởi anh Đồng Đức Thành,
Hội nhiếp ảnh TPHCM
Cũng như những đoàn khách trước đây đến thăm Nhà lưu niệm cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Văn
Mùi, gia đình tôi đều tặng những kỹ vật quí giá của gia đình: sách ảnh nghệ thuật VN Phạm Văn
Mùi và bản đồ An Nam Đại Quốc họa đồ.
Tình cờ Đoàn nhiếp ảnh gia Trung Quốc do bà Cố Lập Quân đến thăm trùng với lúc các phóng
viên truyền hình và báo chí đến phỏng vấn tôi về ca trù, đang là vấn đề thời sự nóng khi VN đang
chuẩn bị hồ sơ UNESCO công nhận là "di sản thế giới". Ngay ngày hôm sau cũng có một đoàn
phóng viên truyền hình khác đến phỏng vấn tôi như thế.
Xin cảm phiền Anh và Hội nhiếp ảnh thành phố HCM về sự việc đã xãy ra quá bất ngờ, ngoài ý
muốn của anh cũng như Hội nhiếp ảnh thành phố.
Thân kính,
1
Nguyễn Nhã
VĂN HÓA - GIẢI TRÍ


Thứ Năm, 16/04/2009, 18:49 (GMT+7)
Nhiếp ảnh gia Trung Quốc sang Việt Nam sáng tác ảnh nghệ thuật
TTO - Sáng 16-4, đoàn Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Trung Quốc gồm 6 người vừa lên đường đi sáng tác
tại tỉnh Ninh Bình sau khi vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 15-4.
Đoàn đã thăm địa đạo Củ Chi, tham dự chương trình ca trù, ẩm thực Việt Nam và sáng tác các đề tài tại
TP.HCM. Đoàn cũng có chương trình sáng tác ở Quảng Ninh. Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tạo điều
kiện để các nhiếp ảnh gia Trung Quốc đi tàu sáng tác các đề tài ban đêm trên vịnh Hạ Long.
Chương trình tiếp tục đến hết ngày 18-4 với các đề tài sáng tác ảnh nghệ thuật tại những vùng phụ cận Hà
Nội như đền chùa, làng cổ…
2
Bà Cố Lập Quần - trưởng đoàn nhiếp ảnh gia TQ - chụp ảnh tiết mục ca trù VN tại
TP.HCM. Ảnh: L.Điền
3
Đoàn nhiếp ảnh gia TQ nghe giới thiệu về chiếc đàn đáy
thuần Việt trước khi thưởng thức ca trù tại TP.HCM.
Ảnh: L.Điền
Đây là chuyến viếng thăm, giao lưu và sáng tác của các nghệ sĩ nhiếp ảnh Trung Quốc cùng với Hội Nghệ
sĩ nhiếp ảnh Việt Nam trong một hành trình diễn ra ở TP.HCM, Hà Nội và các vùng lân cận.
LAM ĐIỀN
Cuối tháng ba vừa qua, TS sử học Nguyễn Nhã -
trưởng ban điều hành tủ sách Hoàng Sa - Trường Sa và
biển Đông, ủy viên ban chấp hành Hội Khoa học lịch sử
VN - đã ra đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tham dự lễ khao lề
tế lính Hoàng Sa và trao tặng bản đồ “An Nam Đại
quốc họa đồ” cho tộc họ Phạm Văn ở xã An Vĩnh,
huyện đảo Lý Sơn.
4
Tiến sĩ Nguyễn Nhã đứng bên lăng bia vị tiền hiền tộc họ Phạm Văn - ông Phạm Hữu Nhật
ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
* Thưa ông, bản đồ “An Nam Đại quốc họa đồ” căn cứ

vào điều gì để khẳng định quần đảo Hoàng Sa là của
VN?
- Bản đồ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi lẽ giám mục
Taberd (Pháp) lập và xuất bản năm 1838 đã vẽ rất chính xác
về tọa độ Paracel hay Hoàng Sa của VN: vĩ độ hơn 160B, kinh
độ hơn 1100Đ trên bản đồ “An Nam Đại quốc họa đồ”. Giám
mục Taberd còn ghi rõ, tỉ mỉ trên bản đồ: Paracel seu Cat
Vang (seu tiếng Latin có nghĩa: hay là. Paracel hay là Cát
Vàng tức Hoàng Sa).
Đây là chứng cứ hiếm quí, tài liệu duy nhất của người nước
ngoài vẽ rất cụ thể, xác lập tọa độ khẳng định chủ quyền của
VN trên quần đảo Hoàng Sa. Đặc biệt trên bản đồ này không
ghi bất cứ hòn đảo nào của nước ngoài. Bản đồ vừa khách
quan vừa cụ thể không còn nghi ngờ gì nữa Hoàng Sa là của
VN.
* Vượt đường xa về huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
trao tặng bản đồ “An Nam Đại quốc họa đồ” cho tộc họ
Phạm Văn ở xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn nhân dịp lễ khao
lề tế lính Hoàng Sa, điều này có ý nghĩa như thế nào,
thưa ông?
- Tộc họ Phạm Văn ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn tổ chức
lễ khao lề tế lính Hoàng Sa là dịp để tưởng nhớ các vị tiền
hiền trong tộc họ một thời tham gia đội dân binh đi khai thác
biển Đông trên quần đảo Hoàng Sa (thế kỷ 17-18) dưới thời
chúa Nguyễn.
Hoạt động của đội dân binh đứng đầu là cai đội hay đội
5
trưởng, chức quan chỉ huy trong phiên chế thời chúa Nguyễn,
thường kiêm quản chức quan thủ ngự cửa biển Sa Kỳ và kiêm
quản đội Bắc Hải, mang tính nhà nước, kéo dài suốt hai thế

kỷ, được triều Nguyễn hỗ trợ lương thực trong sáu tháng,
miễn sưu thuế để đi khai thác biển Đông trên quần đảo
Hoàng Sa.
Chỉ riêng hoạt động của đội Hoàng Sa cũng là quá trình xác
lập và thực thi chủ quyền của VN trên quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa từ đầu thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 19. Các hoạt
động đó theo luật lệ rõ ràng của Nhà nước VN. Phải tự hào
khẳng định rằng tiền nhân chúng ta đã có những đội thuyền
làm kinh tế biển, thật sự làm chủ biển Đông.
Mặt khác, vị tiền hiền của tộc họ Phạm Văn là ông Phạm Hữu
Nhật, suất đội, đội trưởng thủy quân đã từng chỉ huy lính
thủy ra cắm mốc xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa,
mà chính sử kể cả Châu bản triều Nguyễn đã ghi rất rõ năm
1836 trở thành lệ hằng năm thủy quân đi cắm cột mốc, dựng
bia chủ quyền theo thời gian bị hư hỏng. Sự kiện này là một
trong những bằng chứng không thể chối cãi về sự chiếm hữu
thật sự của Nhà nước VN trên quần đảo Hoàng Sa cho đến
đầu thế kỷ 19.
Bản đồ “An Nam Đại quốc họa đồ” do giám mục Taberd lập
vào năm 1838 (thế kỷ 19) vừa khách quan vừa chính xác trao
tặng cho tộc họ Phạm Văn ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Có thể nói gộp ba chứng cứ lịch
sử này lại với nhau như thế “kiềng ba chân” không nơi đâu có
được, tại một nhà thờ họ, minh chứng hết sức rõ ràng Hoàng
Sa là của VN.
Paracel seu Cat Vang (seu tiếng Latin có nghĩa: hay là. Paracel hay là Cát Vàng tức Hoàng
Sa)
* Ông phát hiện bản đồ “An Nam Đại quốc họa đồ” quí
6
giá này trong hoàn cảnh như thế nào?

- Vào đầu năm 1975, khi tôi làm chủ biên tập san Sử Địa số
29 (đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa), đã phát hiện bản
đồ “An Nam Đại quốc họa đồ” trong bài viết các văn kiện
chính thức xác nhận chủ quyền VN trên quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa từ thời Pháp thuộc đến năm 1975 của ông bà
Trần Đăng Đại.
Bản đồ do giám mục Taberd xuất bản năm 1838 ghi rõ: Nằm
trong cuốn tự điển Dictionarium Latino - Annammiticum - bản
đồ dài 80,5cm, bề ngang 44cm. Tôi thấy bản đồ này quá
quan trọng, sau đó tôi cho in màu (y nguyên kích cỡ bản
chính) 4.000 bản. Ngày 20-1-1975, chúng tôi đã khai mạc
cuộc triển lãm “Những tư liệu chứng minh chủ quyền của VN
tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” tại Thư viện Quốc gia
(Sài Gòn). Sau triển lãm này tôi tiếp tục nghiên cứu.
Khi về hưu, ngày 18-1-2003, tôi đã bảo vệ thành công luận
án tiến sĩ sử học tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân
văn TP.HCM với đề tài “Quá trình xác lập chủ quyền của VN
tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. Ngày 20-1-2008, sau
33 năm ngày triển lãm “Những tư liệu chứng minh chủ quyền
của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, tôi quyết định
lập tủ sách Trường Sa - Hoàng Sa và biển Đông công bố tầm
quan trọng của bản đồ “An Nam Đại quốc họa đồ” về việc xác
lập chủ quyền VN trên quần đảo Hoàng Sa.
* Trong suốt 33 năm miệt mài nghiên cứu về quá trình
xác lập chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa, chắc hẳn ông còn nhiều trăn trở?
- Suốt 33 năm theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu sử học “Quá
trình xác lập chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa”, đó là quá trình đi tìm sự thật lịch sử. Nhiều thế
kỷ qua, hành trình đi tìm sự thật lịch sử của dân tộc ta được

đổi bằng trí tuệ, máu xương và nước mắt của con người VN.
Các cứ liệu khoa học và pháp lý mà tôi tìm được đủ sức phản
bác một cách thuyết phục các luận điểm biện minh cho sự
xâm phạm chủ quyền VN của một số nước tại quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa. Các tư liệu khoa học đó tôi đã công
bố đầy đủ trong luận án tiến sĩ của mình với trách nhiệm của
một nhà khoa học và tâm nguyện của một người yêu nước.
Như đã gói ghém tâm sự của mình trong bài “Thử đặt vấn đề
Hoàng Sa” tháng 1-1975, trước lương tri của các nhà nghiên
cứu trên thế giới, xin có thái độ đối với sự chà đạp lịch sử một
cách trắng trợn cưỡng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
7
Trước lương tâm của những người VN không phân biệt chính
kiến, chúng ta hãy đặt quyền lợi muôn đời của dân tộc lên
trên những tranh chấp nhất thời, đoàn kết một lòng, đừng
chia cắt, đổ lỗi cho nhau, tìm mọi cách bảo vệ di sản của các
tiền nhân để lại.
Nguồn Tuổi Trẻ Online
__________________
Việt Nam ơi xin nắm chặt tay!
Vietnamese, hold the hands!
Hãy cùng nhau gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách viết đúng chính tả
và đúng tiếng Việt chuẩn, cũng là cách góp phần xây dựng diễn đàn Hoàng Sa và
tự hoàn thiện bản thân mình.
Đã có 2 người nói lời cảm ơn tới KID1485 vì bài viết này:
PiPan (15-04-2009), thaitrung (15-04-2009)
KID1485
Xem Hồ sơ
Gửi tin nhắn đến KID1485
Đến thăm website của KID1485!

Tìm Bài gửi bởi KID1485
View Gallery Uploads
#2
15-04-2009, 03:16 AM
KID1485
Tương lai ở phía trước, cứ đi là đến...

Ngày gia nhập: Dec 2007
Nơi cư ngụ: Nam Định & Hà Nội
Bài gửi: 493
Cảm ơn: 154
Được cảm ơn 361 lần trong 140 bài viết
Downloads: 0
Uploads: 3
Số hình: 311
Map of the Great Empire of An Nam (1838)
MAP OF GREAT EMPIRE OF AN NAM (1838) by Father J.L.Taberd
TABULA GEOGRAPHICA EMPERII ANAMITICI (1838)
AN NAM ĐẠI QUỐC HỌA ĐỒ (1838)
In this map, at the position of Paracel Archipelago (quần đảo Hoàng Sa) Father
Taberd notes: Paracel seu Cát Vàng (which means Paracel OR Cat Vang; in Latin seu
means or). It is himhelf, who in his book Univers, Histoire et Description de Tous Les
Peuples, de Leurs Religions, Moeurs et Coutumes (1833), wrote that Vietnamese call
Paracels by the name of Cat Vang. Cat Vang stands literally for Yellow Sand (which
in Sino-Vietnamese is Hoang Sa)
8
Nguồn Le Duc
Hình đính kèm
AnNamDaiQuocHoaDo.jpg (313,1 KB, 8 lần tải)
taberd_map.jpg (298,2 KB, 5 lần tải)

__________________
Việt Nam ơi xin nắm chặt tay!
Vietnamese, hold the hands!
Hãy cùng nhau gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách viết đúng chính tả
và đúng tiếng Việt chuẩn, cũng là cách góp phần xây dựng diễn đàn Hoàng Sa và tự
hoàn thiện bản thân mình.
KID1485
Xem Hồ sơ
Gửi tin nhắn đến KID1485
Đến thăm website của KID1485!
Tìm Bài gửi bởi KID1485
View Gallery Uploads
#3
15-04-2009, 03:20 AM
KID1485
Tương lai ở phía trước, cứ đi là đến...

Ngày gia nhập: Dec 2007
Nơi cư ngụ: Nam Định & Hà Nội
Bài gửi: 493
Cảm ơn: 154
Được cảm ơn 361 lần trong 140 bài viết
Downloads: 0
Uploads: 3
Số hình: 311
Tặng "An Nam đại quốc họa đồ" cho đoàn Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Trung Quốc
TT - Phái đoàn Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Trung Quốc do bà Cố Lập Quần - phó
tổng thư ký Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Trung Quốc - dẫn đầu vừa có chuyến
thăm nhà lưu niệm nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Văn Mùi tại TP.HCM, do tiến sĩ
Nguyễn Nhã trông coi và giới thiệu vào chiều 11-4. Cùng tham gia chuyến

viếng thăm có đại diện Hội Nhiếp ảnh TP.HCM.
9
TS Nguyễn Nhã tặng bà Cố Lập Quần tấm bản đồ “An Nam đại quốc họa đồ” - Ảnh: LĐiền
Tại nhà lưu niệm, tiến sĩ Nguyễn Nhã đã giới thiệu sơ lược thân thế sự nghiệp của cụ
Phạm Văn Mùi, đặc biệt là những sở trường nghệ thuật trong hoạt động nhiếp ảnh...
Cũng trong buổi viếng thăm và giao lưu, tiến sĩ Nguyễn Nhã giới thiệu một buổi trình
diễn nghệ thuật ca trù VN với đoàn nhiếp ảnh gia Trung Quốc tại nhà lưu niệm,
đồng thời ông cũng tặng mỗi thành viên trong đoàn một tấm bản đồ "
An Nam đại
quốc họa đồ
" của giám mục J. L. Taberd, do ông Nguyễn Nhã in hồi còn làm chủ bút
tập san Sử Ðịa
tại Sài Gòn. Ðây là bức bản đồ có in tên "
An Nam đại quốc họa đồ
"
bằng chữ Hán và tiêu danh quần đảo Hoàng Sa theo hệ tọa độ phương Tây
Nguồn TTO
Tặng bản đồ chứng minh chủ quyền của Hoàng Sa cho khách Trung Quốc,
một ý tưởng rất thú vị của TS. Nguyễn Nhã
__________________
Việt Nam ơi xin nắm chặt tay!
Vietnamese, hold the hands!
Hãy cùng nhau gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách viết đúng chính tả
và đúng tiếng Việt chuẩn, cũng là cách góp phần xây dựng diễn đàn Hoàng Sa và tự
hoàn thiện bản thân mình.
Đã có 4 người nói lời cảm ơn tới KID1485 vì bài viết này:
HS Team (15-04-2009), PiPan (15-04-2009), sanleo (15-04-2009), thaitrung (15-04-2009)
KID1485
Xem Hồ sơ
Gửi tin nhắn đến KID1485

Đến thăm website của KID1485!
10
Tìm Bài gửi bởi KID1485
View Gallery Uploads
#4
15-04-2009, 04:31 AM
sanleo
Thành viên tích cực

Ngày gia nhập: Jan 2008
Nơi cư ngụ: Thủ đô
Bài gửi: 396
Cảm ơn: 56
Được cảm ơn 243 lần trong 94 bài viết
Downloads: 6
Uploads: 80
Số hình: 644
Đúng rồi, ý tưởng rất hay.
Tặng những cái đã phổ biến nhiều cho bọn nó thôi, để chúng nó hiểu thêm về sự
thật. Còn đồ quý nếu phát hiện phải bí mật, sẽ tung ra vào thời điểm thích hợp
Công nhận là phải khâm phục chính sách tuyên truyền láo của chính phủ
TQ mà dân TQ vẫn tin như thật được. Cho đến ngày nay mà vẫn có 92% người
TQ hiểu sai về cuộc chiến tranh lật đổ Khmer đỏ của Việt Nam, đa phần người TQ
vẫn tin rằng TQ bị chịu thiệt trong hiệp định Pháp Thanh
(dù TQ có lấy mất không
biết bao nhiêu đất của VN, chẳng phải là TQ tuyên bố không chấp nhận các hiệp
định bất bình đẳng của đế quốc hay sao?)
, và hầu hết người TQ tin rằng thời Hán đã
có 100 000 thuỷ quân đến khai phá Hoàng Sa
(trong khi nhà Hán dẹp loạn trong đất

liền đã vô cùng khốn đốn)
. Đến như Mã tiên sinh quá biết rõ Việt Nam mà vẫn
còn hiểu cực kỳ sai lệch theo chính sách tuyên truyền bố láo của chính phủ
TQ. Đến khi tranh luận thì Mã tiên sinh không biện bạch lại được, đành im. Tuy vậy,
không phải là không có những người TQ biết rằng Hoàng Sa thuộc về chủ quyền
Việt Nam. Ví dụ rõ nhất là nếu như mấy tên Hồng Kông vừa rồi chỉ biết được chủ
quyền của TQ với Tây Sa thì chắc không phải lặn lội ra đảo Lý Sơn làm gì (đề đốc Lý
Chuẩn trong năm 1909 đã vẽ bản đồ toàn bộ Hoàng Sa trong vòng có vài giờ còn
gì?) Còn Mã tiên sinh, tiên sinh nghĩ sao về tấm An Nam đại quốc hoạ
đồ???
__________________
...Mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà...
...Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo đứng hiên ngang thiên
hùng ca ngời sáng...
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Tan mây, rạng nắng, Hoàng Sa sẽ về!
Sửa bởi sanleo : 15-04-2009 lúc 05:52 AM.
Những thành viên sau đây nói cảm ơn sanleo vì bài viết có ích này:
PiPan (15-04-2009)
sanleo
Xem Hồ sơ
Gửi tin nhắn đến sanleo
Tìm Bài gửi bởi sanleo
11
View Gallery Uploads
#5
15-04-2009, 08:03 AM
phitruongyeunuoc
Đội bóng đá HoangSa.Org


Ngày gia nhập: Nov 2008
Bài gửi: 227
Cảm ơn: 9
Được cảm ơn 46 lần trong 17 bài viết
Downloads: 0
Uploads: 0
Hj vụ này hay đấy...hi vọng người Hoa sẽ biết nhiều về tấm bản đồ này...mình cũng
có 1 tấm hjhj
__________________
Hãy đánh đuổi giặc ngoại xâm trên mọi phương diện mà bạn có!
...HOANG SA _ TRUONG SA BELONG TO VIETNAM FOREVER!...CHINA GET OUT OF VIET
NAM...!
(Thành lập Đội bóng đá HoangSa.Org Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc)
phitruongyeunuoc
Xem Hồ sơ
Gửi tin nhắn đến phitruongyeunuoc
Đến thăm website của phitruongyeunuoc!
Tìm Bài gửi bởi phitruongyeunuoc
#6
15-04-2009, 10:48 AM
vogohoho
Thành viên tích cực

Ngày gia nhập: Feb 2009
Bài gửi: 144
Cảm ơn: 0
Được cảm ơn 7 lần trong 5 bài viết
Downloads: 0
Uploads: 0
bây giờ thì chứng cứ rành rành ra đó,không biết có đòi lại đảo được không mới là

vấn đề
vogohoho
Xem Hồ sơ
Gửi tin nhắn đến vogohoho
Tìm Bài gửi bởi vogohoho
#7
15-04-2009, 11:54 AM
12
All for Peace
Thành viên

Ngày gia nhập: Mar 2009
Nơi cư ngụ: Góc phố rêu phong
Bài gửi: 91
Cảm ơn: 13
Được cảm ơn 45 lần trong 16 bài viết
Downloads: 0
Uploads: 0
Cứ từ từ...chẳng qua lâu nay dân TQ bị chính quyền bịt mắt nên mới không biết HS-
TS là của Việt Nam ta thôi. Chứ chính quyền TQ mà để dân biết không khéo lại mở
mặt trận mới "đánh nhanh, thắng nhanh" thu phục HS-TS càng sớm càng tốt không
chừng.
Vụ Tây Tạng, khu tự trị Choang ở Quảng Tây lo chưa xong, để vụ này xì ra nữa xã
hội TQ có mà loạn mất...
Đánh giặc trước hết đánh vào lòng dân, chiêu này xem ra Việt Nam ta hơi cao tay
rồi đó...Hehe phen này TQ mệt đây.
__________________
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...
All for Peace
Xem Hồ sơ
Gửi tin nhắn đến All for Peace
Tìm Bài gửi bởi All for Peace
#8
15-04-2009, 01:28 PM
HS Team

Ngày gia nhập: Nov 2007
Bài gửi: 659
Cảm ơn: 195
Được cảm ơn 271 lần trong 128 bài viết
Downloads: 50571
Uploads: 24
Theo tin từ một người bạn vừa gửi mail cho hoangsa.org
Ông Nguyễn Nhã đã đánh một đòn ngoại giao với TQ, các ban xem
/>Thông tin mới nhất hôm nay là mặc dù lịch làm việc chưa kết thúc, đoàn TQ đã bị
gọi về.
Những thành viên sau đây nói cảm ơn HS Team vì bài viết có ích này:
PiPan (15-04-2009)
HS Team
13
Xem Hồ sơ
Gửi tin nhắn đến HS Team
Tìm Bài gửi bởi HS Team
#9
15-04-2009, 04:06 PM
Lý Chuẩn
Thành viên tích cực


Ngày gia nhập: Nov 2008
Bài gửi: 118
Cảm ơn: 1
Được cảm ơn 5 lần trong 2 bài viết
Downloads: 69
Uploads: 0
Râts quý !!!
__________________
Lãnh thổ là của tổ tiên, đã nhuốm máu bao thế hệ. Khi nào có điều kiện là
chúng ta phải giải phóng Hoàng Sa, thu non sông về một mối !
Lý Chuẩn
Xem Hồ sơ
Gửi tin nhắn đến Lý Chuẩn
Tìm Bài gửi bởi Lý Chuẩn
#10
15-04-2009, 08:12 PM
saiya
Thành viên mới

Ngày gia nhập: Mar 2009
Bài gửi: 9
Cảm ơn: 2
Được cảm ơn 0 lần trong 0 bài viết
Downloads: 0
Uploads: 0
Nên in số lượng lớn tấm bản đồ này, tặng cho các du khách TQ làm quà lưu niệm.
saiya
Xem Hồ sơ
Gửi tin nhắn đến saiya

Tìm Bài gửi bởi saiya
PREVIOUS
left arrow key NEXT
right arrow key CLOSE
Trang 1 trong 2 1 2 >
14
« Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp »
Công Cụ
Tạo trang in
Gửi Email Trang Này
Dạng sắp xếp bài
Chế độ bình thường
Chuyển sang chế độ pha trộn
Chuyển sang chế độ dạng cây
Quyền hạn Gửi bài
Bạn không thể gửi chủ đề
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi đính kèm
Bạn không thể sửa bài của mình
Mã BB đang Mở
Biểu tượng vui đang Mở
Mã [IMG] đang Mở
Mã HTML đang Tắt
Chuyển đến Chuyên mục
Thông tin v? Hoàng Sa-Trư?ng Sa & Bi?n Đông
Ti?p t?c
Về Trung Tâm Dữ Liệu Hoàng Sa Các Câu Hỏi Thường Gặp
• Giới thiệu về Hoangsa.Org
• Chủ trương-Nội quy
• Thông báo xử lý các vi phạm

• Thắc mắc - Góp ý
• Đăng kí sử dụng/ thay
đổi avatar
• Hướng dẫn Đăng kí làm
thành viên
• Hướng dẫn cách post bài
từ cơ bản đến nâng cao
• Hướng dẫn cách post
hình (ảnh) lên diễn đàn
• Tại sao chúng ta không
viết tiếng Việt có dấu?
Hãy ủng hộ kinh phí cho hoạt động của
hoangsa.org qua
Vui lòng nhập số tiền mà bạn muốn ủng hộ
Ủng hộ
Custom

USD
Đ?ng ?
----------------
Các hình thức ủng hộ khác xin click vào đây
Thông tin về tình hình tài chính xin click vào
đây
RSS RSS 2.0 XML
15
Tất cả thời gian được tính theo GMT +7. Bây giờ là 08:28 PM.
-- Hoàng Sa Blue -- Ti?ng Vi?t
Liên hệ với chúng tôi - Trung tâm Dữ liệu Hoàng
Sa - Lưu Trữ - Trở lên trên
Powered by vBulletin®.Copyright ©2000 - 2008, Jelsoft Enterprises Ltd.

Inactive Reminders By Icora Web Design
BÁO THANH NIÊN NGÀY 12-4-2009
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã:
Hoàng Sa-Trường Sa là chất men khơi dậy lòng yêu nước!

11/04/2009 22:36
Tiến sĩ Nguyễn Nhã bên tủ sách về Hoàng
Sa - Trường Sa - Ảnh: H.Đ.N
Mỗi lần tư gia có “sự kiện” nào đấy, ông lại gọi điện thoại nhắn tôi đến: một đêm tổ chức hát ca trù, một buổi đến ăn
và tôn vinh “phở Việt”... Nhưng cảm nhận của tôi về ông trên tất cả là tấm lòng của một công dân hướng về Hoàng
Sa - Trường Sa của Việt Nam...
16
tiến sĩ cất công sưu tầm rất * Nguyên nhân nào khiến nhiều tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa? Hiện bộ sưu tập này
đã có khoảng bao nhiêu tư liệu?
- Tôi quan tâm đến Hoàng Sa - Trường Sa từ thập niên 60, 70 của thế kỷ trước. Đặc biệt trong giai đoạn Trung Quốc
đánh chiếm Hoàng Sa từ ngày 18-20.1.1974, tôi là chủ biên Tập San Sử Địa số 29, đặc khảo về Hoàng Sa và
Trường Sa với nhiều bài viết lấy tên Nguyễn Nhã, Hãn Nguyên, Hoàng Việt Tử... Ngày kỷ niệm 1 năm Trung Quốc
đánh chiếm Hoàng Sa, ngày 20.1.1975 là ngày ra mắt số đặc khảo này. Tôi cũng là Trưởng ban tổ chức Triển lãm tư
liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa trong 3 ngày tại Thư viện Quốc gia, báo chí
hồi ấy đưa tin: “Triển lãm sử liệu Hoàng Sa - Các vị bô lão đốt trầm khai mạc, chiêng trống vang rền - Nhiều người
ôm nhau khóc ròng”. Có 5 vị bô lão trên 80 tuổi tham dự, trong đó có nhà thơ yêu nước Á Nam Trần Tuấn Khải.
Đến năm 1988, Trung Quốc lại lấn chiếm một số bãi đá ở Trường Sa, khiến tôi lại càng quan tâm. Năm 1996, tôi
quyết định đi thi, học và làm luận án tiến sĩ “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa”
tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Hồi ấy GS Hồ Sĩ Khoách cũng là người bạn trong Ban
chấp hành Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, người ban đầu sẵn sàng nhận bảo trợ có đưa ý kiến nên dùng công trình
có sẵn “Tổ chức thi Hương, thi Hội, thi Đình dưới thời Pháp thuộc” mà GS cho rằng rất có giá trị để làm luận án”.
Song tôi trả lời: “Tôi chỉ lấy đề tài về Chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, bằng không tôi sẽ không làm luận án
nữa”.
Ngay hôm bảo vệ luận án, tôi có phát Lời tuyên bố. Đó là tâm nguyện của tôi khi làm luận án, và nhất là đến khi tôi
đã về hưu (năm 2003) là đấu tranh cho chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi ý thức được trách

nhiệm của “kẻ thất phu” khi Hoàng Sa và Trường Sa là yết hầu của Việt Nam, rất quan trọng về mặt chiến lược và
cũng là chất men làm nên lòng yêu nước, đoàn kết dân tộc.
Hồi làm luận án tôi sử dụng hơn hai trăm tài liệu, hàng ngàn trang, hàng trăm bản đồ. Sau đó, tôi đã xây dựng Tủ
sách Hoàng Sa và Trường Sa thì số tư liệu gấp bội, với mục đích giúp giới nghiên cứu, nhất là các bạn trẻ làm luận
văn thạc sĩ, tiến sĩ.
* Trong số những tư liệu đó, tài liệu nào là chứng cứ khẳng định Hoàng Sa -Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt
Nam một cách rõ ràng và thuyết phục nhất?
- Theo pháp lý quốc tế, chiếm hữu phải thật sự mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Nên các văn bản mang
tính nhà nước thời nhà Nguyễn trong đó các châu bản, lời tấu của Bộ Công, châu phê của vua cũng như sách Hội
điển, sách chính sử trước năm 1909 (năm Trung Quốc bắt đầu tranh chấp và cho Hoàng Sa là đất vô chủ) thật sự có
giá trị nhất bởi bất cứ một quốc gia tranh chấp nào cũng không có được như Việt Nam. Riêng bản đồ An Nam đại
quốc họa đồ khổ 80,5 cm x 44 cm của giám mục Taberd in năm 1838, đính trong cuốn từ điển Latinh-Annan vẽ rất rõ
Paracel (tiếng Latinh nghĩa là Cát Vàng) tại tọa độ hiện nay của Hoàng Sa, là bằng chứng hùng hồn nhất phản bác
luận điểm của Trung Quốc cho Hoàng Sa của Việt Nam chỉ là đảo ven biển, không phải Paracels mà Trung Quốc gọi
là Tây Sa.
* Trong giai đoạn rất nhạy cảm hiện nay, khi một số chủ quyền của họ lên một số đặt áp quốc gia khác đang có
những động thái nhằm lãnh hải của Việt Nam trong đó có Hoàng Sa - Trường Sa, theo ông, mỗi công dân Việt Nam
nên có những thái độ như thế nào để bảo vệ chủ quyền?
- Theo tôi, mỗi công dân Việt Nam trước hết phải biết rất rõ sự thật lịch sử xác lập chủ quyền của ông cha mình tại
Hoàng Sa và Trường Sa. Mỗi người phải thấy tầm quan trọng chiến lược cũng như về tài nguyên của vùng Hoàng
17
Sa và Trường Sa. Nó là yết hầu, cổ họng. Không có nó, Việt Nam sẽ gặp nhiều cái khó hơn để phát triển thành đất
nước hùng cường. Có được nhận thức như thế thì phải quyết tâm đấu tranh đến cùng. Phải cho các thế hệ trẻ biết
rõ sự thật và tầm quan trọng đến như thế và với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, tôi tin sẽ có sức mạnh.
Sau đó mỗi công dân và người Việt Nam ở trong nước cũng như ngoài nước phải nhận thức rõ một điều: “Để mất
một tấc đất của Tổ quốc là có tội với quê hương đất nước, với tổ tiên”. Mỗi công dân, mỗi người Việt nam phải có
một kế hoạch nhỏ xây dựng đất nước. Riêng tôi cũng đang có một kế hoạch nhỏ, xây dựng Viện Nghiên cứu ẩm
thực Việt Nam và khởi xướng chương trình Cùng nhau xây dựng bếp Việt cho thế giới, đang tích cực vận động ít
nhất 100 cá nhân, đơn vị hưởng ứng tham gia chương trình này để đến cuối năm 2009 sẽ công bố Ngày cùng nhau
xây dựng bếp Việt cho thế giới, dự kiến là ngày Ông Táo, 23 tháng chạp âm lịch hằng năm.

* Ngoài bộ sưu tập tư liệu về Hoàng Sa - Trường Sa, tiến sĩ có thu thập thêm tư liệu về những địa phương, lãnh hải
khác (Côn Đảo, Phú Quốc...)?
- Chính tôi đã quay phim video tư liệu về Côn Đảo, viết bài về Phú Quốc, một trung tâm du lịch sinh thái biển, trung
tâm kinh tế biển của Việt Nam và của các nước AsEan; phim video tư liệu Thăng Long Hà Nội xưa do GS Trần Quốc
Vượng và nhà nghiên cứu Dương Trung Quốc thuyết minh, rất quý giá, đang cần các nhà tài trợ để in phát tặng cho
tất cả các học sinh, sinh viên thủ đô nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.
* Tuy chuyên ngành sử học nhưng tiến sĩ còn rất mê ca trù và chủ trương quảng bá, phát triển món ngon nước Việt
ra thế giới. Vậy những sở thích này có hỗ trợ lẫn nhau?
- Tôi không những nghiên cứu lịch sử mà còn nghiên cứu văn hóa, quốc học. Tôi đã thấy nét độc đáo của ca trù và
khởi xướng đem hát thơ vào trường học. GS Hoàng Như Mai cho rằng đây là sáng kiến cực kỳ hay. Trên thế giới
khó nước nào như ở Việt Nam, học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 ở nước ta lại học rất nhiều thơ, nhất là thơ truyền thống.
Các em sẽ được nghe hàng trăm làn điệu dân ca, ca cổ ba miền. Điều này không những minh họa, đổi mới môn
tiếng Việt, văn học mà còn đem âm nhạc truyền thống đến từng học sinh, giáo dục con người chất Việt, hồn Việt,
món ăn tinh thần cho thế hệ trẻ Việt Nam. Lòng tự hào dân tộc là chất men yêu nước trong tâm hồn mỗi người Việt.
Tôi cũng sáng tác những bài hát nói về quốc đạo, đúc kết những tinh hoa tư tưởng Việt như triết lý vuông tròn (bánh
chưng bánh giày), triết lý bầu bí, thương người như thể thương thân, đại nghĩa chí nhân... làm thành CD ca trù quốc
đạo. Tôi cũng đã hợp tác để Phương Nam phim ấn hành CD Hát thơ Kiều với hơn 30 làn điệu dân ca, ca cổ ba
miền.
Tôi cũng thấy những độc đáo của nền ẩm thực Việt Nam: món ăn vừa ngon, vừa lành lấy tự nhiên làm gốc, nên tôi
cũng khởi xướng Thực đạo Việt Nam và chương trình Cùng nhau xây dựng bếp Việt cho thế giới. Trước hết tôi chủ
biên cuốn sách Bản sắc ẩm thực Việt Nam, đúc kết hơn 10 năm nghiên cứu với hơn 10 hội nghị khoa học, hội thảo,
tọa đàm với gần 30 nhà nghiên cứu nổi tiếng trong vòng nửa thế kỷ qua như GS-TS Trần Văn Khê, GS Trần Quốc
Vượng, Toan Ánh, Sơn Nam, Hoàng Xuân Việt, Nguyễn Văn Xuân...
Nếu Hoàng Sa và Trường Sa là chất men yêu nước, thúc đẩy người Việt ở trong và ngoài nước đoàn kết xây dựng
nội lực thì ca trù quốc đạo, ca trù ẩm thực, hát thơ đem vào trường học, thực đạo, cùng nhau xây dựng bếp Việt cho
thế giới là những ý tưởng tôi xin cống hiến cho Tổ quốc, quê hương mình.
Hà Đình Nguyên
18
Gửi phản hồi
Gửi cho bạn bè

In

Tin đã đưa
Nga khôi phục ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười (12/04)
Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm: Công khai kế hoạch bồi thường, hỗ trợ tái định cư(12/04)
Tai nạn trên sông Nhà Bè, 1 sà lan bị chìm(12/04)
Xử phạt xe buýt, “lô cốt” vi phạm(12/04)
Vụ đập bỏ để xây mới đền thờ Lý Chiêu Hoàng: Tu bổ không thể là đập nát!(12/04)
Đủ kiểu gian lận tiền hỗ trợ dầu cho ngư dân(12/04)
Thu hồi hơn 37.200m2 mặt bằng, kho bãi lãng phí(12/04)
Giá xăng tăng thêm 500 đồng/lít(12/04)
BÁO THANH NIÊN NGÀY 10- 4-2009
Bảo tàng sống về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

10/04/2009 0:05

Hôm qua 9.4, tộc họ Đặng ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
đã làm lễ cúng vong linh tiền nhân và hiến tặng tờ lệnh liên quan đến chủ quyền quần
đảo Hoàng Sa cho Nhà nước.
Theo pháp lý quốc tế, trước và sau năm 1909 khi bắt đầu có sự tranh chấp chủ quyền
tại quần đảo Hoàng Sa, sự chiếm hữu phải thật sự, liên tục, hòa bình và mang tính nhà
nước. Bất cứ hành động nào của tư nhân không mang tính nhà nước đều không có giá
trị pháp lý quốc tế.
Việt Nam chúng ta có rất nhiều văn bản nhà nước về việc xác lập, thực thi chủ quyền
đối với Hoàng Sa còn lưu giữ được. Không những vì đó là sự thật lịch sử có sự chiếm
hữu thật sự của nhà nước Đại Việt thời Chúa Nguyễn hay Việt Nam thời nhà Nguyễn.
Từ thời Nguyễn Ánh chống Tây Sơn đã sử dụng những người Tây phương như người
19
Anh: Barizy, người Pháp: Dayot, Chaigneau cố vấn cho việc chiếm hữu nhà nước,
dùng thủy quân từ năm 1816 và dùng thủy quân cắm cột mốc, dựng bia, đào giếng, xây

đền miếu, trồng cây… Những việc làm này được ghi rất rõ trong các văn bản nhà nước
như Chỉ Dụ của nhà vua, tờ Tấu, phúc Tấu của các bộ còn lưu trữ trong Châu Bản
Triều Nguyễn. Ngoài ra Quốc sử quán triều Nguyễn còn ghi rất rõ trong biên niên sử
như Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, Đại Nam Thực Lục Chính Biên. Còn kỹ hơn nữa ghi
trong Hội điển, sách pháp chế của triều đình thành lệ hàng năm rõ ràng. Chính từ các
chứng nhân nước ngoài ấy đã viết, phổ biến trên các sách báo hồi ấy đều cho rằng
năm 1816 Vua Gia Long đã long trọng cắm cờ tại Paracel tức Hoàng Sa. Thực ra năm
1816 chỉ là năm bắt đầu dùng thủy quân theo cách hành xử chủ quyền của phương Tây
mà thôi.
Chính sách khôn khéo của triều Nguyễn là dùng những người giỏi đi biển ở các tỉnh
miền Trung như Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận. Đặc biệt dùng rất nhiều dân Cù
Lao Ré tức Lý Sơn, có truyền thống nhiều thế kỷ là dân binh khai thác Hoàng Sa cũng
như biển Đông, không chỉ với tính cách đội dân binh Hoàng Sa mà còn trợ giúp cho
thủy quân của triều đình. Hoặc được giao cho chức chỉ huy thủy quân như Suất đội
thủy quân Phạm Hữu Nhật, tức Phạm Văn Triều, thuộc tộc họ Phạm Văn, phường An
Hải, nay là thôn Đông, xã An Hải. Hoặc với nhiều công việc của dân phu hay lái thuyền
hướng dẫn đội thủy quân như đà công Đặng Văn Siểm vừa mới phát hiện hoặc với tính
cách các phái viên lo tổ chức chuyến đi công tác nữa.
Chính từ những điều này nên huyện đảo Lý Sơn được coi là cái nôi của đội dân binh
Hoàng Sa hay cung cấp người chỉ huy hoặc trợ giúp thủy quân làm tròn công tác. Số
người được cử đi rất nhiều và qua nhiều thế kỷ. Mỗi tộc họ đều có truyền thống cất giữ
những văn bản từ sắc phong, tờ tư, tờ lệnh, tờ bằng cấp như đà công Đặng Văn Siểm
vừa phát hiện.
Huyện đảo Lý Sơn thật sự đã trở thành bảo tàng sống cũng như bảo tàng vô cùng quý
với các văn bản, chứng cứ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa cũng như
Trường Sa. Bởi trước đây và ngay đến thời chính quyền Sài Gòn cũ vẫn có văn bản
cùng lấy tên chung Hoàng Sa cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà theo chính
sử, đội Hoàng Sa luôn kiêm quản đội Bắc Hải khai thác Trường Sa.
20
Có điều việc khai thác, bảo quản các tài liệu quý giá này vẫn còn bất cập. Đề nghị Bộ

Văn hóa - Thể thao – Du lịch nên thành lập ngay Hội đồng Giám định quốc gia công
nhận các văn bản mang tính nhà nước trên như là các di vật lịch sử quý báu nhất để
theo luật mọi người phải có trách nhiệm bảo quản. Đồng thời phải số hóa tất cả các tài
liệu văn bản trên cũng như các tài liệu liên quan nằm rải rác ở rất nhiều nơi trong và
ngoài nước. Nhà nước cũng nên khẩn trương công nhận “Bảo tàng sống về chủ quyền
của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” cho huyện đảo Lý Sơn để các con
dân nước Việt, nhất là các học sinh, sinh viên có thêm điều kiện học hỏi, rèn luyện ý
thức dân tộc khi tham quan, hành hương đến đảo ngọc này, hòn đảo tiên phong khai
thác, tiên phong ra biển Đông của Việt Nam.
Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ Sử học
Gửi phản hồi
Gửi cho bạn bè
In
BÁO TUỔI TRẺ NGÀY 09-4-2009
Thứ Năm, 09/04/2009, 08:07 (GMT+7)
Cần phổ biến rộng rãi tài liệu về Hoàng Sa, Trường Sa
TT - Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã nêu ý tưởng thành lập một hội đồng nhà nước để giám định các tài
liệu mới phát hiện về Hoàng Sa, Trường Sa. Bên cạnh đó, đối với các tài liệu giá trị đã có từ trước,
ông đề xuất cần phổ biến rộng rãi cho người dân và giới nghiên cứu...
21
Tiến sĩ Nguyễn Nhã bên tủ sách tư liệu Hoàng Sa,
Trường Sa do ông lập -Ảnh: L.ĐIỀN
>> Có kẻ muốn chiếm đoạt tư liệu về Hoàng Sa
* Ông có đưa ra một dấu mốc: trước năm 1909, trừ VN, không có bất cứ nước nào có được những
văn bản nhà nước xác lập hay thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ đâu
ông có kết luận như vậy?
- Do quá trình nghiên cứu của tôi hơn 40 năm nay, nắm rất rõ nguồn tư liệu của các nước về quá trình
tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Tất cả tài liệu của các nước, kể cả Trung Hoa, trong đó có cả tập tài liệu đồ sộ dày 795 trang Nam Hải chư
đảo sử liệu hội biên (Hàn Chấn Hoa, Lâm Kim Chi, Ngô Phượng Bân, nxb Phương Ðông, 1988) tập hợp

đầy đủ nhất tư liệu của Trung Quốc đều không hề nhắc đến bất cứ văn bản nhà nước nào có hành động
xác lập hay thực thi chủ quyền trước năm 1909 cả. Trước đó vào năm 1898, chính quyền Quảng Châu,
Trung Hoa đã trả lời các khiếu nại của công sứ Anh ở Bắc Kinh về công ty bảo hiểm Anh bảo hiểm các tàu
Bellona của Ðức (bị đắm năm 1895) và tàu Humeji - Maru của Nhật (bị đắm năm 1896) đã bị những người
Trung Hoa ở Hải Nam cướp phá, rằng: "Quần đảo Tây Sa là những hòn đảo bị bỏ rơi, chúng không phải
sở hữu của cả Trung Hoa lẫn An Nam, cũng không sáp nhập về hành chính vào bất kỳ quận nào của Hải
Nam và không có nhà chức trách nào chịu trách nhiệm về cảnh sát của chúng" (Monique Chemillier-
Gendreau, sđd, trang 158).
Ðến giữa thập niên 1970, Trung Quốc mới bắt đầu đưa ra luận điểm: Trung Quốc phát hiện sớm nhất, kinh
doanh sớm nhất, quản hạt sớm nhất, song hoàn toàn suy diễn, không có bằng chứng hành động cụ thể
nào của nhà nước cả.
Trong khi ấy, các học giả Trung Quốc phân tích các bản đồ, tài liệu cổ của VN nhất thiết cho rằng Hoàng
Sa của VN không phải Tây Sa của Trung Quốc mà chỉ là các hòn đảo ven bờ. Họ cứ nói rồi cũng có người
tin. Song chỉ cần nếu ai đọc được tấm bản đồ An Nam đại quốc họa đồ của giám mục Taberd in năm 1838
đính vào cuốn Từ điển Latin - Annam thì không thể nào tin được. Bởi rành rành ghi Paracel "seu" Cát Vàng
22
ở tọa độ hiện nay. Cũng duy nhất trước năm 1909 chỉ có bản đồ người phương Tây ghi "Paracel seu (tức
"hay là") Cát Vàng" (chữ nôm của Hoàng Sa).
Trước năm 1909, không hề có bản đồ cổ của phương Tây ghi Paracel "seu", "hay là" Tây Sa cả. Như thế
chứng tỏ vào thời điểm đó, cái tên Tây Sa không tồn tại.
* Tài liệu lịch sử chính thống của VN khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa bao gồm những loại nào? Trong lịch sử, các tài liệu này từng được cơ quan nào quản lý? Hiện
nay, những cơ quan nào của VN đang giữ và chịu trách nhiệm về giá trị khoa học của các tài liệu
quan trọng này?
- Về nội dung này, những tài liệu chính thống cấp nhà nước của VN gồm có hội điển, các bộ chính sử nhà
Nguyễn và châu bản do triều đình Huế lưu giữ còn đến ngày nay. Trong đó có những bản tấu, phúc tấu
của các bộ như Bộ Công cùng lời châu phê của vua về công tác cắm mốc, dựng bia chủ quyền, xây miếu,
trồng cây... tại Hoàng Sa và Trường Sa. Một sự kiện nổi bật được chép rõ trong hội điển, Ðại Nam thực
lục chính biên, Quốc triều chính biên toát yếu và cả châu bản là vào năm 1836, vua Minh Mạng sai suất đội
thủy quân Phạm Hữu Nhật, gốc tộc họ Phạm Văn ở đảo Lý Sơn (và từ đây thành lệ hằng năm), chỉ huy

bốn chiến thuyền, mỗi thuyền mang mười cột mốc bằng gỗ cắm cột mốc chủ quyền của VN tại Hoàng Sa
và Trường Sa.
Các tài liệu hội điển, Ðại Nam thực lục chính biên, Quốc triều chính biên toát yếu ấy đã được khắc in và
lưu trữ tại nhiều thư viện. Song văn bản nhà nước có giá trị về pháp lý quốc tế độc nhất vô nhị chính là
những châu bản bao gồm các bản tâu, phúc tấu của các bộ lên vua và lời châu phê (tức lời phê son) của
vua hiện đang lưu trữ tại Kho lưu trữ trung ương.
* Về Hoàng Sa, Trường Sa, theo ông, có nên thành lập một trung tâm thu thập, lưu trữ tư liệu?
- Tôi hoàn toàn ủng hộ việc thành lập một trung tâm thu thập, lưu trữ tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa và
biển Ðông.
Chính khi tôi khởi xướng lập tủ sách Hoàng Sa, Trường Sa và biển Ðông là nhằm khuyến khích các nghiên
cứu sinh, các nhà nghiên cứu về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Ðông có điều kiện tiếp cận với các tài liệu
này.
Ðến bây giờ nếu có được trung tâm như thế thì còn gì bằng. Song ai, cơ quan nào đứng ra, tiền đâu, bao
giờ làm? Hay có ai đứng ra kêu gọi lập quỹ vậy, liệu có được không?
Theo tôi tại Quảng Ngãi, Ðà Nẵng và các nơi khác, kể cả ở nước ngoài, nên thành lập những trung tâm
như vậy. Song điều quan trọng là tất cả sách, tài liệu giá trị phải được số hóa và gửi đến nhiều trung tâm
lưu trữ để khuyến khích sử dụng ở trong và ngoài nước.
LAM ĐIỀN thực hiện
Hiến tặng tờ lệnh quý cho quốc gia
Sáng nay 9-4, tộc họ Đặng ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức cúng giỗ
báo cáo tổ tiên về việc hiến tặng tờ lệnh quý về Hoàng Sa cho Nhà nước, sau sáu đời nối tiếp nhau cất
giữ suốt 175 năm.
Tờ lệnh này là công lệnh của quan tỉnh Quảng Ngãi, ghi rõ ngày 15-4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834),
phái đội thuyền ba chiếc ra canh giữ đảo Hoàng Sa. Đó là thêm một bằng chứng xác đáng chứng minh
23
rằng từ lâu Hoàng Sa đã thuộc phạm vi cai quản của đất nước ta.
Tên của tám thủy thủ đi lính Hoàng Sa - một trong
những trang của tờ lệnh quý do tộc họ Đặng cất giữ
suốt 175 năm qua -Ảnh: Minh Thu
Có kẻ muốn đánh cắp

Tờ lệnh được phát hiện vào cuối tháng 3-2009, khi ông Đặng Lên ở thôn Đồng Hộ trao bản photo tư liệu
này cho tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Trong
khi đồng bào cả nước sung sướng vì phát hiện thêm chứng cứ mới về chủ quyền đất nước đối với
Hoàng Sa thì suốt tuần qua, gia đình ông Lên lo ngay ngáy vì chuyện canh giữ tư liệu quý do tộc họ
Đặng ở xã An Hải gìn giữ suốt 175 năm qua.
Nguyên do, như bà Nguyễn Thị Ba (vợ ông Đặng Lên) kể: Sáng 2-4, một người đàn ông khoảng 45 tuổi,
giọng nói không phải người địa phương, xưng là cán bộ ngành văn hóa tỉnh Quảng Ngãi (đã thông qua
sự cho phép của ông Võ Xuân Huyện, chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, như lời người này nói) đến nhà
ông Lên để lấy tờ công lệnh của quan tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Lên lúc này vắng nhà. Người đàn ông lạ hỏi vài câu rồi thản nhiên vào nhà lục lọi khắp nơi để tìm
tờ lệnh. Tìm không thấy gì, người đàn ông này có ý không vui và bỏ đi. Chiều cùng ngày, ông Đặng Tấn
Thành (cháu ông Đặng Lên) báo cáo sự việc này với UBND huyện Lý Sơn. Theo ông Thành, ngoài
người đàn ông lạ nói trên còn có một phụ nữ tự xưng tên Huỳnh Nga ở Hong Kong liên lạc qua điện
thoại gặng hỏi gia đình ông Đặng Lên thật sự có giữ tờ lệnh quý liên quan đến Hoàng Sa hay không...
Trung tá Lê Hồng Phong, phó trưởng Công an huyện Lý Sơn, xác nhận việc có người tìm cách chiếm
đoạt tư liệu quý về Hoàng Sa tại nhà ông Đặng Lên là có thật. Cơ quan điều tra công an huyện đã truy
tìm người lạ trên, tuy nhiên đối tượng đã rời khỏi đảo.
24
Ngay sau khi nhận được phản ảnh của gia đình ông Lên, UBND huyện Lý Sơn cấp tốc có công văn gửi
đến 45 tộc họ trên toàn huyện, thông báo sự việc và đề nghị canh giữ, bảo vệ cẩn mật những văn bản,
hiện vật cổ chứng minh tổ tiên của họ từng giong thuyền ra biển Đông cắm mốc khẳng định chủ quyền
lãnh thổ VN trên quần đảo Hoàng Sa. UBND huyện cũng gửi công văn đến các cơ quan chức năng của
huyện, đề nghị có phương án hỗ trợ bảo vệ nguồn di sản quý giá này. Ông Võ Xuân Huyện cho biết
huyện đã giao lực lượng công an huyện, xã tăng cường bảo vệ gia đình ông Đặng Lên.
Hoàn thành việc tổ tiên giao phó
Nói về tờ lệnh quý liên quan đến Hoàng Sa này, ông Đặng Lên cho biết: tờ lệnh được lưu giữ và truyền
lại đến nay đã sáu đời. Ông là con trai thứ nhưng khi anh trai trưởng là ông Đặng Tôn mất vào năm
2003 thì ông được kế tục gìn giữ báu vật của Đặng tộc. Sở dĩ tờ lệnh còn khá nguyên vẹn suốt 175 năm
qua là nhờ được làm bằng chất liệu giấy dó, được cất giữ trong hộp bằng gỗ cây ra bể (một loài cây
chịu được sóng gió ở đảo Lý Sơn), để nơi cao ráo.

Mãi đến năm 1979, nhân có đoàn công tác tới Lý Sơn khảo cổ về những tư liệu quý liên quan đến
Hoàng Sa thì hai anh em ông Lên mới mở hộp gỗ ra xem nhưng sau đó lại đem cất giữ.
Suốt 30 năm qua (1979-2009), nhân dịp lễ tế xuân của tộc họ Đặng vào tháng 2 âm lịch 2009 vừa qua,
ông Lên họp chi phái trong tộc họ lại. Mọi người trong tộc họ thống nhất cho ông Lên photo tờ lệnh gửi
cho các cơ quan chuyên ngành văn hóa nghiên cứu, dịch ra nhằm tìm hiểu tổ tiên của mình để lại trong
ấy nội dung gì.
“Biết tờ lệnh ấy chứng minh tổ tiên họ Đặng đã từng giong thuyền ra Hoàng Sa vào năm Minh Mạng thứ
15 (1834), tộc họ chúng tôi vui mừng và tự hào lắm. Tờ lệnh quý này không chỉ là của riêng của tộc họ
Đặng chúng tôi nữa mà nó đã trở thành tài sản lớn của quốc gia. Do vậy, tộc họ chúng tôi đã thống nhất
hiến tặng tư liệu quý này cho Nhà nước” - ông Lên bộc bạch.
Giờ đây, tộc họ Đặng ở đảo Lý Sơn đã dâng hiến bảo vật quốc gia cho đất nước, góp phần tư liệu xác
lập chủ quyền của Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ do tổ tiên giao phó.
MINH THU
Tin bài liên quan
• Nhà nước tiếp nhận tờ lệnh quý về Hoàng Sa - (10/04)
• Biết ơn nghĩa cử cao đẹp của tộc họ Đặng ở Lý Sơn - (09/04)
• Có kẻ muốn chiếm đoạt tư liệu về Hoàng Sa - (08/04)
• Quốc gia biển, phải có công dân biển - (04/04)
• Gìn giữ tư liệu cổ về chủ quyền Hoàng Sa - (03/04)
BÁO THANH NIÊN NGÀY 19-03-2009
Hướng về biển Đông

19/03/2009 0:25

Hội thảo tầm cỡ quốc gia đầu tiên về tranh chấp biển Đông tại Hà Nội ngày 17.3.2009 đã mở ra một giai đoạn mới
cho các nhà nghiên cứu Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông.
25

×