Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện châu thành tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.61 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH CA LY

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
HOÀN THÀNH ĐÚNG TIẾN ĐỘ CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH CA LY

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
HOÀN THÀNH ĐÚNG TIẾN ĐỘ CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Huỳnh Ca Ly, là sinh viên lớp Cao học quản lý kinh tế Kiên Giang
khóa 26. Niên khóa 2016 - 2018, chuyên ngành Quản lý kinh tế. Tôi xin cam đoan
đề tài luận văn “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ
của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang” là
kết quả của cá nhân Tôi nghiên cứu thực tế vào năm 2017.
Các số liệu phân tích trong luận văn được thu thập từ báo cáo thanh toán vốn
đầu tư XDCB trong năm 2013 đến ngày 15/10/2017 và hồ sơ chi tiết từng dự án lấy
từ đầu năm 2013 đến ngày 15/10/2017. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong
luận văn này là quá trình nghiên cứu của cá nhân Tôi dưới sự giúp đỡ tận tình của
giáo viên hướng dẫn là Thầy TS. Trương Đăng Thụy.
Tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 12 năm 2017
Tác giả

Huỳnh Ca Ly


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC ĐỒ THỊ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU........................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ..................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ........................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................ 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4
1.5.1. Phương pháp phân tích ...................................................................... 4
1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 4
1.6. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 5


CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................. 7
2.1. Các khái niệm chung............................................................................... 7
2.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước (NSNN) .......................................... 7
2.1.2. Khái niệm chi ngân sách nhà nước.................................................... 8
2.2. Các khái niệm liên quan ......................................................................... 8
2.2.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đầu tư xây dựng cơ bản ............ 8
2.2.1.1. Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản ........................................... 8
2.2.1.2. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản .......................................... 8
2.2.2. Kiểm soát chi đầu tư XDCB ............................................................... 9
2.2.2.1. Khái niệm Kiểm soát chi đầu tư XDCB .......................................... 9
2.2.2.2. Sự cần thiết phải kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản ................ 9
2.2.2.3. Tổ chức kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN ................... 10
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan............................................... 12
CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 19

3.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu .................................................................... 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 20
3.2.1. Mô hình hồi quy tuyến tính OLS ...................................................... 20
3.2.2. Mô hình Tobit................................................................................... 20
3.3. Mô tả dữ liệu .......................................................................................... 21
3.3.1. Biến phụ thuộc ................................................................................. 21
Nghiên cứu sử dụng hai biến phụ thuộc: ................................................... 21
3.3.1. Biến giải thích .................................................................................. 21
Các biến giải thích trong nghiên cứu được xác định dựa trên các bài
nghiên cứu đã tham khảo và số liệu thu thập từ dữ liệu thứ cấp gồm:..................... 21


CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 23
4.1. Sơ lược về lịch sử hình thành Kho bạc Nhà nước Việt Nam ............ 23
4.2. Thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB tại huyện Châu thành Kiên Giang trong giai đoạn 2013 - 2017 ................................................................ 24
4.3. Thông tin mô tả và phân tích mô hình hồi quy .................................. 25
4.4. Giải thích mô hình hồi quy tuyến tính (OLS)..................................... 37
4.5. Giải thích mô hình hồi quy tuyến tính (Tobit) ................................... 38
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 40
5.1. Kết luận .................................................................................................. 40
5.2. Gợi ý chính sách .................................................................................... 41
5.2.1. Nhân tố ảnh hưởng quản lý kiểm soát chi đầu tư XDCB ................ 41
5.2.2. Gợi ý một số chính sách trong công tác quản lý kiểm soát chi đầu tư
XDCB ........................................................................................................................ 41
5.3. Đóng góp của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo..................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU CHẠY STATA


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB tại huyện ............................12


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1: Chênh lệch giữa số ngày thực tế với số ngày xây dựng theo kế hoạch từ
năm 2008 – 2017 .......................................................................................................28
Đồ thị 2: Tổng mức đầu tư của dự án từ năm 2008 – 2017 ......................................28
Đồ thị 3: Phát sinh vốn của dự án từ năm 2008 - 2017.............................................29
Đồ thị 4: Diện tích giải tỏa của dự án từ năm 2008 - 2017 .......................................29
Đồ thị 5: Diện tích xây dựng của dự án từ năm 2008 - 2017....................................30
Đồ thị 6: Kinh nghiệm của nhà thầu nhận dự án từ năm 2008 - 2017 ......................30
Đồ thị 7: Quy mô nhà thầu nhận dự án từ năm 2008 - 2017 ....................................31
Đồ thị 8: Chủ đầu tư trì hoãn tiến độ của dự án từ năm 2008 - 2017 .......................31
Đồ thị 9: Chủ sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê duyệt các tài liệu thiết kế
của dự án từ năm 2008 - 2017 ...................................................................................32
Đồ thị 10: Ảnh hưởng của thời tiết đến dự án từ năm 2008 - 2017 ..........................32
Đồ thị 11: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày
xây dựng trên kế hoạch so với tổng mức đầu tư của dự án.......................................33
Đồ thị 12: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày
xây dựng trên kế hoạch so với tổng chi phí ước tính của dự án. ..............................33
Đồ thị 13: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày
xây dựng trên kế hoạch so với diện tích giải tỏa của dự án. .....................................34
Đồ thị 14: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày
xây dựng trên kế hoạch so với diện tích xây dựng dự án..........................................35
Đồ thị 15: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày
xây dựng trên kế hoạch so với quy mô của nhà thầu nhận dự án. ............................35
Đồ thị 16: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày
xây dựng trên kế hoạch so với chủ đầu tư có trì hoản tiến độ thanh toán của dự án.
...................................................................................................................................35
Đồ thị 17: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày

xây dựng trên kế hoạch so với chủ sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê duyệt
các tài liệu thiết kế của dự án. ...................................................................................36


Đồ thị 18: Mối tương quan giữa sự chênh lệch số ngày xây dựng thực tế với số ngày
xây dựng trên kế hoạch so với ảnh hưởng của thời tiết đến các hoạt động xây dựng
của dự án. ..................................................................................................................36


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tổng hợp các dữ liệu theo các biến .............................................................26
Bảng 2: Giá trị trung bình của các biến qua từng năm dự án ...................................27
Bảng 3: Kết quả hồi quy theo 2 mô hình OLS và Tobit ...........................................37


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KBNN: Kho bạc Nhà nước
NSNN: Ngân sách Nhà nước
XDCB: Xây dựng cơ bản
KSC: Kiểm soát chi
QLDA: Quản lý dự án
TSCĐ: Tài sản cố định


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ
của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang”
được phân tích từ số liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ hồ sơ chi tiết từng

dự án và báo cáo thanh toán vốn đầu tư XDCB trong năm 2013 đến ngày
15/10/2017.
Phương pháp nghiên cứu dựa vào việc lược khảo các tài liệu có liên quan, sử
dụng phân tích mô hình hồi quy tuyến tính OLS và mô hình hồi quy Tobit để phân
tích các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố
như: tổng mức đầu tư, diện tích giải tỏa, diện tích xây dựng, quy mô nhà thầu, chủ
đầu tư có trì hoãn tiến độ thanh toán, chủ sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê
duyệt các tài liệu thiết kế của dự án có tác động như thế nào đến việc hoàn thành
đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên
Giang.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn gợi ý một số chính sách cần thiết đến
việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu
Thành tỉnh Kiên Giang.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài.
Đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay thì chi đầu tư
XDCB chiếm tỉ trọng không nhỏ và có vai trò quan trọng trong chi NSNN. Trong
những năm qua, chính phủ đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao việc quản lý
nhà nước trong lĩnh vực chi NSNN nói chung và lĩnh vực kiểm soát chi đầu tư
XDCB nói riêng. Do đó, KBNN phải trở thành một trong những công cụ quan trọng
của Chính phủ trong việc thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm
bảo các khoản chi NSNN được sử dụng đúng chế độ, mục đích, tiết kiệm và hiệu
quả có ý nghĩa rất quan trọng.
Hệ thống KBNN qua 27 năm trưởng thành và phát triển, hoạt động kiểm soát

chi NSNN đã có những chuyển biến tích cực cả về quy mô và chất lượng. Do đó, đã
kịp thời phát hiện và ngăn chặn nhiều khoản chi sai: định mức, chế độ, không đúng
tiêu chuẩn. Từ đó góp phần quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả các khoản chi từ
NSNN.
Tỉnh Kiên Giang có 15 huyện, thị xã và thành phố, trong đó huyện Châu
Thành là một trong các huyện phía Đông Nam của Tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm
Thành Phố Rạch Giá 15km, toàn huyện có 1 Thị trấn và 09 xã với diện tích tự nhiên
285.409 km2. Đây là một huyện có diện tích nhỏ nhưng lại là một trong những địa
phương có đóng góp nhiều vào Ngân sách tỉnh. Trong thời gian vừa qua được Tỉnh
quan tâm, cùng với sự nỗ lực của địa phương đã tạo được sự chuyển biến đáng kể
trong Xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện
đến trung tâm các xã hầu như đã hoàn thành gần 95%. Mạng lưới thủy lợi của
huyện khá phong phú và đa dạng bao gồm các kênh lớn liên thông với các kênh
phụ, kênh nhỏ trong vùng, do hệ thống kênh rạch nhiều nên giao thông đường thủy
còn phổ biến.


2

Hàng năm với vai trò và nhiệm vụ được giao KBNN Kiên Giang nói chung
và KBNN Châu Thành nói riêng luôn thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm soát chi
đặc biệt là kiểm soát chi trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Kết quả của công tác kiểm
soát chi đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng kinh phí của các đơn vị
sử dụng NSNN.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc kiểm soát chi qua KBNN Kiên
Giang đặc biệt là công tác kiểm soát chi trong lĩnh vực đầu tư XDCB vẫn còn nhiều
hạn chế, tồn tại và bất cập như các đơn vị sử dụng NSNN là các Chủ đầu tư/ ban
QLDA còn xem nhẹ việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư
XDCB. Công tác quản lý, kiểm soát chi còn nhiều bất cập, mang tính thụ động. Các
chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước chưa đồng bộ, còn nhiều hạn chế. Vì vậy,

công tác kiểm soát chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB qua KBNN là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần được thực hiện một cách kịp thời, khoa học và
có hệ thống. Đặc biệt, vấn đề đảm bảo các dự án hoàn thành đúng tiến độ là hết sức
quan trọng.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu các
yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang” nhằm đưa ra những giải pháp góp
phần giải quyết những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý dự án và đảm bảo tiến
độ các dự án XDCB, cũng như tiến độ giải ngân qua KBNN hiện nay.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu chung của đề tài là nhằm phân tích các yếu tố tác động đến khả
năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án XDCB. Thông qua đó, nghiên cứu đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án và kiểm soát chi NSNN tại
huyện Châu thành - Kiên Giang trong thời gian tới.


3

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của
các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu Thành - Kiên Giang.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của
các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu Thành - Kiên Giang.
Gợi ý một số chính sách nhằm tăng cường khả năng tiến độ hoàn thành của
các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu Thành - Kiên Giang.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các

dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang? Để trả lời tốt câu hỏi này
ta cần phải trả lời được những câu hỏi phụ như sau:
- Những đặc điểm về vốn đầu tư từng công trình có ảnh hưởng như thế nào
đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu
thành - Kiên Giang?
- Các yếu tố khác của từng dự án (ảnh hưởng của thời tiết đến thi công, chủ
đầu tư có trì hoãn tiến độ thanh toán hay không, có thay đổi thiết kế hay không, chủ
sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê duyệt các tài liệu thiết kế) có ảnh hưởng
như thế nào đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB tại
huyện Châu thành - Kiên Giang?
Mối quan hệ giữa vốn đầu tư và các yếu tố khác của từng dự án đến khả năng
hoàn thành đúng tiến độ của các dự án đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên
Giang?


4

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là các yếu tố tác động đến việc hoàn thành đúng tiến
độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
-Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng giải ngân vốn đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ hồ sơ chi
tiết từng dự án và báo cáo thanh toán vốn đầu tư XDCB trong năm 2013 đến ngày
15/10/2017.
- Địa điểm nghiên cứu: tại huyện Châu thành - Kiên Giang.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Phương pháp phân tích
Luận văn này sử dụng chương trình Stata phiên bản 12.0 để phân tích các số
liệu thu thập. Các số liệu được xử lý bằng các phương pháp:
- Phương pháp thống kê mô tả, thông qua phương pháp so sánh, đồ thị, sơ
đồ, bảng biểu.
- Phương pháp định lượng: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính OLS, hồi
quy Tobit để ước lượng các tham số và phân tích các yếu tố tác động đến khả năng
giải ngân vốn đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang.
1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài này được lấy từ
các báo cáo thanh toán vốn đầu tư XDCB và hồ sơ chi tiết từng dự án trong năm
2013 đến ngày 15/10/2017 tại huyện Châu Thành - Kiên Giang.


5

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành đúng tiến độ,
nghiên cứu sử dụng hai biến phụ thuộc khác nhau:
 Số ngày chênh lệch giữa thời gian hoàn thành thực tế và thời gian theo
kế hoạch.
 Số ngày trễ hạn so với kế hoạch của dự án
Đối với số ngày chênh lệch, nghiên cứu áp dụng hồi quy OLS để phân tích
các yếu tố tác động. Đối với số ngày trễ hạn, nghiên cứu áp dụng mô hình Tobit do
biến phụ thuộc số ngày trễ hạn bị chặn ở 0 vì những dự án không trễ hạn sẽ có số
ngày trễ là 0.
1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu. Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu,
nêu lên sự cần thiết phải nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên
cứu.

Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết. Tác giả tập trung tổng hợp lý thuyết
và các khái niệm; NSNN, chi NSNN, đầu tư XDCB, Kiểm soát chi đầu tư XDCB,
sự cần thiết phải kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản, Tổ chức kiểm soát thanh
toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN; vai trò của Kiểm soát chi đầu tư XDCB đối với
sự phát triển kinh tế; đồng thời lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Thông qua
các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài và điều kiện thực tế tại huyện
Châu thành - Kiên Giang, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính, hồi quy tobit
để mô tả dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Qua kết quả phân tích mô hình hồi quy
tuyến tính, hồi quy tobit để mô tả dữ liệu, kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh


6

hưởng đến khả năng giải ngân vốn đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên
Giang.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách. Kết luận các kết quả thu được từ
phân tích số liệu đã thu thập và gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả
kiểm soát chi trong lĩnh vực đầu tư XDCB tại huyện Châu thành - Kiên Giang.


7

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Các khái niệm chung
2.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước (NSNN)
Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" có từ lâu và ngày nay được dùng phổ biến

trong đời sống kinh tế - xã hội và được diễn đạt dưới nhiều góc độ khác nhau.
Theo Luật Ngân sách nhà nước 01/2002/QH11 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002
và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004 thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ
các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước.”
Theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 có hiệu
lực thi hành từ năm 2017 thì: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước.”. Trong đó:
Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho
cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa
phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa
phương.
- Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho
cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của
cấp trung ương.
Như vậy, NSNN là các hoạt động từ việc thu - chi tài chính của Nhà nước.
Hoạt động đó vô cùng đa dạng và tác động đến mọi lĩnh vực lên tất cả chủ thể kinh
tế - xã hội. Các hoạt động thu - chi này không thể tách rời với quyền lực kinh tế chính trị của Nhà nước, được Nhà nước quy định thông qua các luật lệ hiện hành.


8

Quá trình thực hiện chỉ tiêu thu - chi NSNN để hình thành các quỹ tiền tệ là việc
phân phối lại các giá trị trên tổng sản phẩm xã hội để nhằm phục vụ việc thực hiện
các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước trong từng lĩnh vực qua các giai đoạn lịch
sử nhất định.

2.1.2. Khái niệm chi ngân sách nhà nước
Theo Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 có hiệu
lực thi hành từ năm 2017 thì: “Chi ngân sách nhà nước bao gồm: chi đầu tư phát
triển,chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ và các khoản
chi khác theo quy định của pháp luật”.
Chi ngân sách Nhà nước là việc sử dụng quỹ ngân sách nhà nước đảm bảo
các chức năng của nhà nước được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định.
Ngoài ra chi ngân sách nhà nước còn là việc phân phối lại các nguồn tài chính theo
đúng mục đích sử dụng. Do đó, Chi ngân sách nhà nước không chỉ dừng lại trên các
định hướng mà phải phân bổ cho từng công việc, từng hoạt động, từng mục tiêu phù
hợp cho từng chức năng cụ thể theo ngành mà Nhà nước quy định.

2.2. Các khái niệm liên quan
2.2.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đầu tư xây dựng cơ bản
2.2.1.1. Khái niệm chi đầu tư xây dựng cơ bản
Theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015 có hiệu
lực thi hành từ năm 2017 thì: “Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của
ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”.
2.2.1.2. Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Theo luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 thì “vốn đầu
tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”. Vậy vốn đầu tư
chính là tiền: tích lũy của xã hội, huy động của dân, huy động từ các nguồn khác,


9

của các dịch vụ, cơ sở sản xuất kinh doanh dùng để tái sản xuất xã hội và duy trì
những tiềm lực sẵn có đồng thời phát huy tiềm lực mới cho nền sản xuất của xã hội.
Theo Nghị định 385/HĐBT ngày 07 tháng 11 năm 1990 của Hội đồng bộ

trưởng quy định về sửa đổi, bổ sung thay thế điều lệ quản lý xây dựng cơ bản đã
ban hành kèm theo Nghị định số 232/CP ngày 06 tháng 6 năm 1981. “Vốn đầu tư
xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi
phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí về thiết kế và
xây dựng; chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự
toán”.
Theo Luật đầu tư công 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 thì “Dự án
đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công; Đầu
tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội”.
2.2.2. Kiểm soát chi đầu tư XDCB
2.2.2.1. Khái niệm Kiểm soát chi đầu tư XDCB
Kiểm soát chi đầu tư XDCB là việc kiểm tra hồ sơ theo quy định các khoản
chi từ NSNN cho đầu tư xây dựng dự án, lắp đặt thiết bị, mua sắm, gắn với dự án
đầu tư XDCB . . . đảm bảo chi đúng mục tiêu, đối tượng, các khoản chi phải đúng
chế độ hiện hành, đơn giá XDCB, đúng định mức theo quy định được cấp có thẩm
quyền ban hành.
2.2.2.2. Sự cần thiết phải kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản
Hoạt động kiểm soát thanh toán vốn hay còn gọi là kiểm soát chi là một hoạt
động tuy không mới nhưng hết sức quan và rất cần thiết trong bất kỳ hoạt động kinh
tế nào. Việc kiểm soát thanh toán vốn sẽ giúp đảm bảo chi tiết kiệm, đúng chế độ,
đúng nguyên tắc với mục đích hướng tới là sử dụng tối ưu hiệu quả nguồn vốn.
Xuất phát từ đặc điểm của các dự án đầu tư XDCB mà việc lãng phí, thất
thoát vốn đầu tư có thể xảy ra tại mọi giai đoạn trong quá trình thực hiện dự án. Do


10

đó, việc kiểm soát chi đầu tư XDCB được tiến hành liên tục và thường xuyên trong

suốt quá trình thực hiện dự án. Ý nghĩa và vai trò của việc kiểm soát chi đầu tư
XDCB ở chỗ:
- Thứ nhất: việc kiểm soát chi đảm bảo nguồn vốn chi đầu tư XDCB được sử
dụng có hiệu quả, đúng mục đích.
- Thứ hai: kiểm soát chi hạn chế các chi phí không cần thiết phát sinh của
chủ đầu tư, thúc đẩy thực hiện tiến độ của dự án.
- Thứ ba: kiểm soát chi góp phần thực hiện chế độ kế toán một cách rõ ràng,
chính xác và minh bạch.
2.2.2.3. Tổ chức kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN
Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN là việc KBNN thực hiện kiểm
tra và kiểm soát các khoản chi vốn đầu tư XDCB theo những nguyên tắc do Nhà
nước quy định cụ thể theo hướng dẫn tại:
-Thông tư 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Tài chính
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01
năm 2016 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành vào ngày 05 tháng 03 năm 2016
“Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà
nước” thay thế cho Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 06 năm 2011 của
Bộ Tài chính “quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có
tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước”.
- Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 03 năm 2016 sửa đổi, bổ sung
một số điều của thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của
Bộ tài chính “quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà
nước qua kho bạc nhà nước”.
- Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính
“quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước” có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 05 tháng 3 năm 2016 và thay thế Thông tư số 19/2011/TT-


11


BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính “quy định về quyết toán dự án
hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước” và Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 02
tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính “quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự
án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước”.
Nội dung của kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN: Các chứng từ
chi NSNN phải hợp pháp, hợp lệ; con dấu hợp pháp, người quyết định chi và kế
toán chữ ký đăng ký hợp lệ theo mẫu quy định; hồ sơ pháp lý gửi lần đầu và các
lần tiếp theo quy định.
Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN theo các nguyên tắc sau:
- Các khoản chi phải nằm trong dự toán năm được duyệt theo cấp có thẩm
quyền.
- Đối với khoản chi phải chi đúng theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi
NSNN do tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định. Đối với khoản chi chưa có
định mức chi, chế độ, tiêu chuẩn thì KBNN kiểm soát chi và cấp phát căn cứ vào
mức chi được dự toán của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt giao.
- Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được ủy quyền
quyết định chi theo dự toán mà cơ quan tài chính cấp.
- Tùy theo tính chất từng khoản chi thì các chứng từ liên quan phải phù hợp
trên cơ sở luật của Quốc hội, Nghị định của Chính Phủ và Thông tư của Bộ tài
chính.
Như vậy KBNN thực hiện việc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB theo dự
toán được cấp thẩm quyền giao đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ, chi tiêu của
Nhà nước quy định. Căn cứ các quy định KBNN thực hiện và được quyền từ chối
thanh toán nếu chủ đầu tư chấp hành không đúng theo quy định về kiểm soát chi
vốn đầu tư XDCB qua KBNN. Thủ trưởng cơ quan KBNN phải chịu trách nhiệm
về các quyết định thanh toán hoặc từ chối thanh toán chi đầu tư theo quy định.
Việc kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN được tiến hành dần từng bước.
Để xây dựng bước đi tiếp theo sau mỗi bước đều có đánh giá rút kinh nghiệm.



12

CÁN BỘ KSC

GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN TRƯỞNG

THANH TOÁN VIÊN

KHÁCH HÀNG

KẾ TOÁN VIÊN

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB tại huyện
Tại hình 1.1 cho ta thấy khi khách hàng (khách hàng ở đây là các chủ đầu tư)
mang hồ sơ xây dựng cơ bản đến Kho bạc huyện giao hồ sơ này cho cán bộ Kiểm
soát chi kiểm tra hồ sơ tính hợp pháp, hợp lệ nếu sai sẽ hướng dẫn chủ đầu tư và trả
toàn bộ hồ sơ lại cho chủ đầu tư, nếu đúng sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Giám đốc
huyện kí. Sau khi Giám đốc kí hồ sơ xong kiểm soát chi lấy hồ sơ về và đưa giấy rút
dự toán cho kế toán viên hoàn thiện trên chương trình sau đó kế toán viên trình kế
toán trưởng ký. Kế toán trưởng đưa giấy rút cho thanh toán viên để lập lệnh thanh
toán. Thanh toán viên lập lệnh xong trình giấy rút lại cho kế toán trưởng sau đó Kế
toán trưởng trình lại cho Giám đốc kí trên chương trình thanh toán để hoàn tất thủ
tục thanh toán cho đơn vị hưởng.

2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Ahmadu và cộng sự (2015) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tiến độ của
các dự án xây dựng (dự án công và dự án tư nhân) từ các công ty xây dựng ở ba
thành phố lớn của Nigeria (bao gồm là Abuja, Kaduna và Kano). Các dự án thu thập

thông tin đều có thời gian xây dựng vượt tiến độ dự tính ban đầu. Sử dụng biến phụ
thuộc là thời gian xây dựng công trình (số ngày xây dựng). Sử dụng biến độc lập:
các yếu tố định tính có ảnh hưởng đến tiến độ dự án tạo ra 10 thành phần thông qua
phân tích PCA sau đó phản hồi giữa các tính chất dựa trên thang đo Likert 5 mức
độ, từ 0 (không ảnh hưởng) đến 5 (ảnh hưởng rất lớn), chủ sở hữu trì hoãn tiến độ
thanh toán, chủ sở hữu thay đổi kết cấu dự án trong quá trình xây dựng, chủ sở hữu
chậm trễ trong việc giao hàng hóa đến nơi xây dựng cho nhà thầu, thiết kế dự án


13

phức tạp, chủ sở hữu chậm trễ trong việc sửa đổi và phê duyệt các tài liệu thiết kế,
chậm trễ trong việc lựa chọn nguyên vật liệu, khả năng quản lý và giám sát của các
nhà thầu kém, bản vẽ không rõ ràng và không đầy đủ, ảnh hưởng của thời tiết (mưa,
bão) đến các hoạt động xây dựng, thu thập và khảo sát số liệu trước khi thiết kế
không đầy đủ, các yếu tố định lượng (chi phí ước tính của dự án (triệu Naira), tổng
diện tích sàn nhà xây dựng (m2), số tầng lầu). Phương pháp nghiên cứu được sử
dụng là phương pháp hồi quy tuyến tính: hồi quy chung cho các loại hình xây dựng,
hồi quy cho các công trình xây dựng công (nhà ở, thương mại, giáo dục, chăm sóc
sức khỏe, khác), hồi quy cho các công trình xây dựng tư nhân (nhà ở, thương mại,
giáo dục, chăm sóc sức khỏe, khác).
Al Momani (2000) nghiên cứu nguyên nhân và mức độ vượt tiến độ xây
dựng của 130 dự án công (nhà ở, tòa nhà hành chính và văn phòng, trường học,
trung tâm y tế và các tòa nhà truyền thông) ở Jordan trong giai đoạn từ năm 1990
đến năm 1997. Sử dụng biến phụ thuộc là số ngày xây dựng công trình thực tế và
biến độc lập là số ngày xây dựng công trình dự kiến khi lên kế hoạch. Ngoài ra Al
Momani (2000) thông qua thời gian xây dựng thực tế của các dự án công đã điều tra
các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm trễ tiến độ xây dựng bao gồm: sự thay đổi
thiết kế công trình, mâu thuẫn và tranh chấp trong quá trình xây dựng giữa các bên
có liên quan, phát sinh các công việc phụ, ngày thông báo để tiến hành, các sự trì

hoãn trong quá trình xây dựng, sự xung đột của bản vẽ và thông số kỹ thuật, sự
phân phối nguyên vật liệu và thiết bị xây dựng chậm trễ, các yếu tố thời tiết. Sử
dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đơn giản giữa biến phụ thuộc (Số ngày xây
dựng công trình thực tế) và biến độc lập (Số ngày xây dựng công trình dự kiến khi
lên kế hoạch) cho từng loại dự án xây dựng: Dự án xây dựng nhà, dự án xây dựng
tòa nhà văn phòng, dự án xây dựng trường học, dự án xây dựng trung tâm y tế, dự
án xây dựng các tòa nhà truyền thông.
Choudhury (2009) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian xây dựng
thực tế của 104 dự án xây dựng nhà kho chứa hạt thực phẩm ở Bangladesh. Sử dụng
biến phụ thuộc là thời gian xây dựng thực tế của các dự án xây dựng nhà kho chứa


×