Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
i
MỤC LỤC
1 Lý do nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Cơ sở lý thuyết 3
5.1 Thông tin và chất lượng thông tin 3
5.2 Các quan điểm về thông tin kế toán 5
5.2.1 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ - FASB 5
5.2.2 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB 7
5.2.3 Quan điểm hội tụ IASB - FASB 8
5.2.4 Quan điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam 10
5.3 Các nghiên cứu trước về các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán 11
5.3.1 Nghiên cứu của S. H. Badloe (2011) 11
5.3.2 Nghiên cứu của Ahmad Al-Hiyari và ctg (2013) 12
5.3.3 Nghiên cứu của Rapina (2014) 12
6 Phương pháp nghiên cứu: 13
6.1 Phương pháp nghiên cứu: 13
6.2 Mô hình nghiên cứu 14
6.2.1 Mô hình đề xuất: 14
6.2.2 Các giả thiết nghiên cứu 18
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
ii
6.3 Dữ liệu nghiên cứu: 18
7 Nội dung nghiên cứu 19
8 Ý nghĩa và hạn chế của đề tài nghiên cứu 19
8.1 Ý nghĩa của đề tài: 19
8.2 Hạn chế của đề tài: 19
9 Kết cấu của đề tài 20
10 Tài liệu tham khảo 20
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 1
1 Lý do nghiên cứu
Nền kinh tế thị trường luôn biến động không ngừng và ngày càng phát triển, chính
phủ mỗi quốc gia cũng không ngừng tiếp thu, đánh giá sự phát triển đó và ban hành nhiều
chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, để hòa nhịp cùng với nền kinh tế chung của thế giới.
Và bản thân mỗi doanh nghiệp, muốn tồn tại và phát triển bền vững không chỉ đòi hỏi
doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp và còn phải am hiểu rõ, nắm vững
tình hình, những chính sách pháp luật của Nhà nước và đặc biệt một phần không thể thiếu
chính là thông tin kế toán (TTKT).
TTKT là những thông tin về những sự kiện kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động
của doanh nghiệp. Từ đó, TTKT cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp, là cơ sở cho việc ra
các quyết định kinh tế và điều hành của chủ doanh nghiệp cũng như đối với các đối tượng
liên quan như các cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác làm ăn, các Nhà đầu tư,… nhằm
giúp cho những người có nhu cầu sử sụng thông tin đưa ra được những quyết định như:
xác định mục tiêu kinh doanh, đề ra các kế hoạch để thực hiện, đánh giá thực hiện mục
tiêu và điều chỉnh nếu thấy cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu,
đem lại lợi nhuận ở mức cao nhất có thể.
Nắm chắc TTKT không chỉ là công cụ đắc lực cho việc kiểm soát, điều hành và ra
quyết định của các cấp quản lý bên trong và bên ngoài tổ chức mà còn đóng vai trò ngày
càng quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và nâng cao hiệu quả tác nghiệp của các
bộ phận chức năng. Thông tin chính xác, kịp thời được cung cấp từ hệ thống thông tin kế
toán sẽ hỗ trợ một cách tích cực các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định và quản lý
doanh nghiệp. Ngược lại, thông tin được cung cấp mà thiếu chính xác sẽ là nguyên nhân
gây ra một chuỗi các vấn đề phức tạp trong doanh nghiệp.
Trong xu hướng hiện nay, vấn đề chất lượng thông tin kế toán đang ngày càng được
quan tâm. Với các vai trò cung cấp thông tin nêu trên, thông tin kế toán có ảnh hưởng trực
tiếp lên chất lượng và hiệu quả quyết định của người sử dụng thông tin. Hiện nay, trên thế
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 2
giới đã tồn tại nhiều tiêu chuẩn để kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin, ví dụ ITIL
ver 3 – ITSMF 2007 hay CobiT 4.1 (ITGI – 2007) – giới thiệu một cách rộng rãi về các
ứng dụng kiểm soát hệ thống thông tin. Tuy nhiên, vẫn chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào
đề cập về chất lượng của thông tin kế toán. Nắm bắt được tầm quan trọng của TTKT tôi
lựa chọn đề tài “Nghiên cứu những nhân tố tác động đến chất lượng TTKT của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, đánh giá và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Để thực hiện được mục tiêu đó, đề tài nghiên cứu cần tìm
hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán.
Tóm lại, đề tài nghiên cứu này có những mục tiêu sau:
Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán.
Thứ hai, Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Thứ ba, đưa ra các đề xuất giúp cho nhà quản trị các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có những giải pháp để nâng cao chất
lượng thông tin kế toán tại đơn vị.
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như thế nào đến hệ thống thông tin kế toán
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Giải pháp nào để nâng cao hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
5 Cơ sở lý thuyết
5.1 Thông tin và chất lượng thông tin
Thông tin là những sự kiện, con số được thể hiện trong một hình thức hữu ích với
người sử dụng để phục vụ việc ra quyết định. Thông tin có ích với việc ra quyết định vì
nó giảm sự không chắc chắn và tăng tri thức về vấn đề được đề cập (Gelinas and Dull,
2008).
Có rất nhiều quan điểm và tiêu chuẩn khác nhau về chất lượng thông tin. Chẳng
hạn, theo Wang và cộng sự năm 1999 “chất lượng thông tin có thể định nghĩa là thông tin
phù hợp cho việc sử dụng của người sử dụng thông tin”; hoặc theo Kahn, Strong năm
1998 “chất lượng thông tin là đặc tính của thông tin để giúp đạt được các yêu cầu hay sự
mong đợi của người sử dụng thông tin”. Trong một tình huống lý tưởng sẽ không có sự
khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông tin đạt được. Việc đo lường chất lượng thông tin
có tính cảm tính và sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông tin đạt được càng nhỏ thì
chất lượng thông tin càng cao” (Eppler and Wittig, 2000). Tuy các định nghĩa và quan
điểm của các nhà nghiên cứu về chất lượng thông tin có sự khác nhau, nhưng chúng đều
có 1 số đặc điểm chung, đó là: Chất lượng thông tin hay chất lượng dữ liệu tùy thuộc cảm
nhận của người sử dụng thông tin. Nó có nhiều đặc tính (hay tính chất) khác nhau tùy
thuộc vào quan điểm triết lý của người sử dụng hay nghiên cứu và nó cần được xem xét
trong bối cảnh (hay ngữ cảnh) cụ thể của người sử dụng thông tin (Knight and Burn,
2005). Điều này có thể được lý giải rõ ràng rằng cùng một thông tin như nhau nhưng với
người này cho rằng thế là tốt nhưng với người khác lại không phù hợp. Hoặc cùng một
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 4
thông tin như nhau, nếu được lấy từ nguồn là giấy tờ, báo chí thì người sử dụng có thể
cảm thấy tin tưởng hơn là lấy từ trên mạng vì khó kiểm chứng nguồn gốc dữ liệu. Kết quả
tổng hợp và phân tích từ những nghiên cứu chất lượng thông tin cho thấy các tiêu chuẩn
chất lượng thông tin thường bao gồm:
- Kịp thời hoặc hiện hành. Một số nghiên cứu mô tả kịp thời là khái niệm thông tin
được cập nhật kịp thời, mô tả được tính hiện hành của thông tin. Một số khác định nghĩa
kịp thời là việc giao kết quả xử lý nhanh, kịp thời tới người sử dụng.
- Có thể truy cập hoặc có thể đạt được.
- Khách quan.
- Phù hợp
- Chính xác.
- Nhất quán
- Đầy đủ.
- Dễ dàng sử dụng;
- Có nguồn gốc tốt, đáng tin cậy.
Tóm lại, chất lượng thông tin tùy thuộc vào nhu cầu và bối cảnh cụ thể của người sử
dụng. Đánh giá chất lượng thông tin tùy thuộc vào cảm nhận của người sử dụng. Thông
tin đảm bảo chất lượng là thông tin đáp ứng được bản chất bên trong của thông tin; phù
hợp với bối cảnh thông tin theo mục tiêu sử dụng; hình thức thể hiện thông tin phù hợp và
sử dụng được; và thông tin có thể truy cập được, tìm kiếm được. Các đặc tính đảm bảo
thông tin chất lượng thay đổi tùy người sử dụng và bối cảnh sử dụng và thường được đề
cập là chính xác, kịp thời, đầy đủ, khách quan, dễ hiểu, có thể dùng được, có thể truy cập
được và an toàn. Một cách nhìn khác, chất lượng thông tin bao gồm chất lượng sản phẩm
thông tin và chất lượng dịch vụ thông tin.
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 5
5.2 Các quan điểm về thông tin kế toán
Hiện nay, có nhiều quan điểm và tiêu chuẩn chất lượng thông tin kế toán. Tuy nhiên,
đề tài sẽ chọn các tiêu chuẩn chất lượng thông tin kế toán theo các quan điểm chất lượng
thông tin kế toán của các tổ chức nghề nghiệp kế toán như Hội đồng chuẩn mực kế toán
quốc tế; Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ và theo chuẩn mực kế toán Việt
nam để so sánh, phân tích và lựa chọn tiêu chuẩn chất lượng thông tin kế toán phù hợp
nhất cho đề tài.
Theo nhóm tổ chức nghề nghiệp kế toán như Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế;
Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ hoặc theo chuẩn mực kế toán Việt Nam,
chất lượng thông tin kế toán được đánh giá qua chất lượng báo cáo tài chính với mục tiêu
giải thích tình hình tài chính của doanh nghiệp cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau
với những mục đích khác nhau. Mục đích của nó là tăng tính so sánh được của thông tin
tài chính giữa các doanh nghiệp tại các quốc gia khác nhau. Trên cơ sở này các phương
pháp ghi chép, hạch toán kế toán được xác định phù hợp.
5.2.1 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ - FASB
Theo quan điểm của FASB, chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính được chia
làm 2 nhóm đặc điểm bao gồm: (1) Đặc điểm cơ bản gồm thích hợp và đáng tin cậy; và
(2) nhóm các đặc điểm thứ yếu là nhất quán và có thể so sánh được. FASB cũng đưa ra
các hạn chế của chất lượng thông tin là vấn đề: cân nhắc chi phí – hiệu quả; trọng yếu và
thận trọng.
- Thích hợp. Thông tin kế toán thích hợp là thông tin giúp người ra quyết định
(người sử dụng) có thể thay đổi quyết định của mình. Nó phải bao gồm:
o Có giá trị dự đoán hay đánh giá. Thông qua việc dự đoán hay đánh giá lại các dự
đoán trong quá khứ, người ra quyết định có thể thay đổi các tiên đoán trước đó và do đó
có thể thay đổi quyết định của mình.
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 6
o Kịp thời: là một đặc tính hỗ trợ cho tính thích hợp của thông tin. Kịp thời được
hiểu là thông tin phải sẵn sàng cho người quyết định trước khi thông tin này bị mất khả
năng ảnh hưởng tới việc ra quyết định.
- Đáng tin cậy. Thông tin kế toán đáng tin cậy là thông tin trình bày trung thực,
không có sai sót hoặc thiên lệch và trong phạm vi có khả năng kiểm chứng.
o Trình bày trung thực. Việc đánh giá để tạo thông tin và việc diễn đạt thông tin kế
toán phải phù hợp với nghiệp vụ hoặc sự kiện muốn trình bày.
o Có thể kiểm chứng. Có thể kiểm chứng là khả năng đồng thuận giữa những người
đánh giá có đủ năng lực và độc lập để đảm bảo thông tin tài chính phù hợp với với nghiệp
vụ hoặc sự kiện muốn trình bày hoặc phương pháp đánh giá tạo thông tin không có sai sót
hoặc thiên lệch.
o Trung lập hay khách quan. Yêu cầu thông tin phải khách quan, không được thiên
lệch để tạo ra một kết quả đã định trước hay chịu ảnh hưởng của một tác động cá biệt nào
đó nhằm tô vẽ hình ảnh thông tin để tác động lên quyết định theo một hướng đặc biệt nào
đó.
- Khả năng so sánh được và nhất quán
o So sánh được. So sánh được là yêu cầu thông tin giúp người sử dụng có thể nhận
thấy sự khác biệt và tương tự giữa hai hiện tượng kinh tế. Các hiện tượng giống nhau phải
được phản ánh giống nhau; các hiện tượng khác nhau phải được phản ánh khác nhau.
o Nhất quán đòi hỏi sự thống nhất giữa các kỳ báo cáo thông qua việc không thay
đổi thủ tục và chính sách kế toán. Khi cần áp dụng phương pháp kế toán mới, để đảm bảo
khả năng so sánh được thì thông tin cần có thêm phần thuyết minh giải trình thích hợp.
Các đặc điểm chất lượng trong nhiều tình huống không thể thực hiện đầy đủ. FASB đưa
ra các hạn chế liên quan tới chất lượng thông tin, bao gồm:
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 7
- Quan hệ chi phí – lợi ích. Lợi ích có được từ việc sử dụng thông tin cần được xem
xét trong mối quan hệ với chi phí để cung cấp thông tin đó. Quan hệ lợi ích và chi phí là
giới hạn có ảnh hưởng rộng tới chất lượng thông tin.
- Trọng yếu. Trọng yếu là tầm quan trọng của việc bỏ sót hay trình bày sai thông tin
mà trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, sự sai sót này ảnh hưởng tới việc xét đoán làm
thay đổi quyết định của người sử dụng thông tin đó.
- Thận trọng. Là phản ứng thận trọng với các tình huống chưa rõ ràng để đảm bảo
các tình huống chưa rõ ràng và các rủi ro tiềm tàng được xem xét mợt cách đầy đủ.
5.2.2 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB
Theo quan điểm của IASB, các đặc điểm chất lượng của thông tin trên báo cáo tài
chính gồm: có thể hiểu được, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh được. IASB cũng
đưa ra các hạn chế của chất lượng thông tin là cân đối giữa lợi ích- chi phí; sự kịp thời và
sự cân đối giữa các đặc điểm chất lượng.
- Có thể hiểu được. Người sử dụng phải hiểu được báo cáo tài chính thì thông tin
mới hữu ích. Người sử dụng báo cáo tài chính được giả thiết là có một kiến thức nhất định
về kinh tế, kinh doanh và kế toán cũng như phải có thiện chí và nỗ lực đọc báo cáo tài
chính. Tuy nhiên thông tin về một vấn đề phức tạp nhưng cần thiết cho việc ra quyết định
thì không được loại trừ ra khỏi báo cáo tài chính dù nó khó hiểu đối với một số đối tượng
sử dụng báo cáo tài chính.
- Thích hợp. Thông tin được coi là thích hợp khi nó giúp người đọc đánh giá quá
khứ, hiện tại (tính xác nhận), tương lai (tính dự đoán) hoặc xác nhận hay điều chỉnh các
đánh giá trước đây. Tính thích hợp chịu ảnh hưởng của nội dung và tính trọng yếu thông
tin.
- Đáng tin cậy. Đáng tin cậy là đặc điểm chất lượng yêu cầu:
o Phản ánh trung thực các sự kiện hay nghiệp vụ cần trình bày.
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 8
o Thông tin cần xem trọng nội dung hơn là hình thức, nghĩa là phải trình bày phù
hợp với bản chất kinh tế chứ không chỉ căn cứ và hình thức pháp lý.
o Thông tin phải trung lập, khách quan.
o Thận trọng. Khi thực hiện một sự xét đoán hay ước tính trong điều kiện chưa rõ
ràng phải đảm bảo sao cho tài sản và thu nhập không bị thổi phồng, nợ phải trả không bị
giấu bớt.
o Thông tin phải đầy đủ trong phạm vi của trọng yếu và chi phí. Một sự bỏ sót
có thể làm thông tin bị hiểu lầm hay sai lệch và do đó sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy.
- Có thể so sánh được. Muốn thông tin so sánh được cần sử dụng nhất quán phương
pháp và thủ tục kế toán qua các kỳ. Việc thuyết minh là cần thiết trong trường hợp doanh
nghiệp thay đổi chính sách kế toán hoặc theo yêu cầu của chuẩn mực.
IASB cũng đưa ra các hạn chế liên quan tới các đặc tính chất lượng thông tin. Nó bao
gồm:
- Sự kịp thời. Thông tin được báo cáo chậm trễ sẽ mất đi tính thích hợp nhưng
ngược lại việc cung cấp thông tin đáng tin cậy phải có thời gian. Vì vậy cần phải cân đối
giữa yêu cầu kịp thời và tính đáng tin cậy của thông tin.
- Cân đối giữa lợi ích và chi phí. Lợi ích mang lại từ thông tin cần cân đối với chi
phí để cung cấp chúng.
- Cân đối giữa các đặc điểm chất lượng.
5.2.3 Quan điểm hội tụ IASB - FASB
Dự án hội tụ IASB và FASB được tiến hành năm 2004 đã xác định hai đặc điểm
chất lượng cơ bản, bốn đặc điểm chất lượng bổ sung và hai hạn chế.
- Đặc điểm chất lượng cơ bản
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 9
o Thích hợp. Thông tin thích hợp là thông tin giúp người sử dụng có thể thay đổi
quyết định thông qua việc giúp họ: cung cấp đầu vào cho quá trình dự đoán triển vọng
tương lai và xác nhận hoặc điều chỉnh các đánh giá trước đó.
o Trình bày trung thực. Thông tin trên báo cáo tài chính phải trung thực về các hiện
tượng kinh tế muốn trình bày. Cụ thể:
Đầy đủ: Nghĩa là phải bao gồm mọi thông tin cần thiết để trình bày trung thực mọi
hiện tượng kinh tế muốn trình bày.
Trung lập. Nghĩa là không bị sai lệch một cách có chủ đích để đạt một kết quả dự
định trước hoặc ảnh hưởng lên quyết định theo một hướng đặc biệt nào đó.
Không có sai lệch trọng yếu
- Các đặc điểm chất lượng bổ sung
o Có thể so sánh. Là yêu cầu thông tin phải giúp người sử dụng có thể nhận thất sự
khác biệt và tương tự giữa hai hiện tượng kinh tế. Muốn vậy, phải sử dụng nhất quán
phương pháp và thủ tục kế toán qua các kỳ và trong cùng kỳ.
o Có thể kiểm chứng. Là thông tin đạt được mức đồng thuận giữa các người sử
dụng có kiến thức và độc lập về các mặt: Thông tin trình bày trung thực về hiện tượng
kinh tế muốn trình bày mà không có sai sót hay thiên lệch trọng yếu và các phương pháp
ghi nhận hay đánh giá đã chọn không có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu.
o Tính kịp thời. Thông tin có được cho người ra quyết định trước khi nó mất khả
năng ảnh hưởng với quyết định
o Có thể hiểu được. Liên quan tới việc, phân loại, diễn giải và trình bày một cách rõ
ràng và súc tích.
- Các hạn chế hay giới hạn của chất lượng thông tin
o Trọng yếu. Thông tin nếu có sai sót hoặc trình bày sai nếu ảnh hưởng tới quyết
định của người ra quyết định thì sẽ được coi là thông tin trọng yếu. Trọng yếu được xem
là giới hạn vì nó ảnh hưởng tới tất cả các đặc điểm chất lượng thông tin.
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 10
o Chi phí. Lợi ích của báo cáo tài chính phải biện minh được cho các chi phí của
việc lập báo cáo tài chính trên cả hai phương diện định lượng và định tính.
5.2.4 Quan điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam
Theo chuẩn mực kế toán Việt nam, chất lượng thông tin được trình bày ở nội dung
“các yêu cầu cơ bản đối với kế toán”, bao gồm: (Bộ tài chính, 2002)
- Trung thực. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên
cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội
dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Khách quan. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng
với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
- Đầy đủ. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan tới kỳ kế toán phải
được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
- Kịp thời. Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời,
đúng hoặc trước thời hạn qui định, không được chậm trễ.
- Dễ hiểu. Các thông tin và số liệu kết toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ
ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo
tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.
- Có thể so sánh. Các thông tin và số liệu kế toán cần được tính toán và trình bày
nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để
người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh và đánh giá.
FASB, IASB và chuẩn mực kế toán Việt Nam đều dựa trên quan điểm chính là chất
lượng thông tin kế toán đồng nghĩa với chất lượng báo cáo tài chính, nghĩa là làm sao để
giải thích tình hình tài chính doanh nghiệp rõ ràng, phù hợp, tin cậy dễ hiểu với người sử
dụng nhằm giúp họ đưa ra các đánh giá và dự đoán tình hình tài chính doanh nghiệp về
các vấn đề nguồn lực doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh hay dự đoán về thời
gian và tính không chắc chắn của dòng tiền và các nghĩa vụ với các nguồn lực doanh
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 11
nghiệp. Từ đó các đối tượng sử dụng này đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp (Nguyễn
Bích Liên, 2012). Các tiêu chuẩn chất lượng thông tin chủ yếu tập trung:
• Liên quan tới nội dung thông tin gồm: Chính xác; Đầy đủ; Có thực; Kịp thời;
Thích hợp
• Liên quan tới phương pháp ghi nhận và xử lý thông tin: Nhất quán; Khách quan
• Liên quan tới trình bày thông tin: Có thể hiểu được.
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới,
không chỉ trong giao thương buôn bán hàng hóa mà còn thực hiện chiến lược hội nhập kế
toán quốc tế nhằm mục tiêu cung cấp thông tin ngày càng trung thực và minh bạch cho
người sử dụng và đáp ứng yêu cầu thị trường vốn quốc tế. Vì thế, tôi lựa chọn theo quan
điểm hội tụ IASB – FASB.
5.3 Các nghiên cứu trước về các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán
Đề tài này giới thiệu những nghiên cứu trước như sau:
+ Nghiên cứu của của S. H. Badloe (2011)
+ Nghiên cứu của Ahmad Al-Hiyari và ctg (2013)
+ Nghiên cứu của Rapina(2014)
5.3.1 Nghiên cứu của S. H. Badloe (2011)
Theo Luận án của S. H. Badloe (2011) trong việc nghiên cứu “Chất lượng thông tin
kế toán – Một tình huống tại Hà Lan” (trường đại học Erasmus Rotterdam): nghiên cứu
về chất lượng thông tin kế toán tại Hà Lan theo hướng tiếp cận hệ thống chính trị và pháp
lý của nước này, các nhân tố ảnh hưởng tới việc lập báo cáo tài chính, hệ thống chuẩn
mực được áp dụng trước và sau 2005. Tác giả xem xét ba yếu tố là: (1) Hệ thống pháp
luật và chính trị; (2) Phương pháp lập báo cáo tài chính; (3) Chuẩn mực kế toán.
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 12
5.3.2 Nghiên cứu của Ahmad Al-Hiyari và ctg (2013)
Ahmad Al-Hiyari và ctg (2013) nghiên cứu “những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống
thông tin kế toán và chất lượng thông tin kế toán: khảo sát tại trường đại học Utara
Malaysia”. Mục đích của nghiên cứu này là để xác định các yếu tố có ảnh hưởng hệ thống
thông tin kế toán và chất lượng thông tin kế toán từ cách nhìn của sinh viên trường đại
học Utara Malaysia. Tác giả xem xét các tác động của các nhân tố: nguồn nhân lực, chất
lượng dữ liệu và cam kết quản lý đối với hệ thống thống thông tin kế toán và chất lượng
thông tin kế toán. Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét mối liên hệ giữa hệ thống thông tin
kế toán và chất lượng thông tin kế toán. Một cuộc khảo sát của 119 người trả lời được
chọn để thu thập thông tin là để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả chỉ ra nhân tố
chất lượng dữ liệu, môi trương doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể.
5.3.3 Nghiên cứu của Rapina (2014)
Theo một nghiên cứu của Rapina (2014) “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ
thống thông tin kế toán và chất lượng của nó đến chất lượng thông tin kế toán”. Mục
đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức (cam kết quản lý,
văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ chức) đến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán và
những tác động của nó đến chất lượng của thông tin kế toán. Các đơn vị phân tích trong
nghiên cứu này là các nhân viên kế toán của 33 doanh nghiệp ở Bandung, Indonesia. Từ
kết quả đạt được đã kết luận các yếu tố cam kết quản lý, văn hóa tổ chức và cơ cấu tổ
chức ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thông tin kế toán, hệ thống thông tin kế toán có
tác động đến chất lượng thông tin kế toán.
Tóm lại, dựa vào những nghiên cứu trước có thể tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin kế toán như sau: 1)- nhân tố pháp lý (Luật, chuẩn mực, ); (2)-
phương pháp lập báo cáo tài chính; (3)- chuẩn mực kế toán; (4)-Hệ thống thông tin kế
toán; (5)-Nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đối với trường hợp là các doanh nghiệp Việt Nam
phương pháp lập báo cáo tài chính phải căn cứ theo luật kế toán và các nghị định hướng
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 13
dẫn, thông tư hướng dẫn kế toán và chuẩn mực kế toán là một trong những nhân tố thuộc
nhóm nhân tố môi trường pháp lý.
6 Phương pháp nghiên cứu:
6.1 Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nội dung của phần nghiên cứu định tính chủ yếu là phương pháp so sánh, tổng hợp.
Trên cơ sở thông tin tham khảo các bài viết, các ý kiến có liên quan đến đề tài, tổng hợp
thông tin về hệ thông tin kế toán so sánh tổng hợp nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin kế toán. Từ đó, thiết kế bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát sử dụng
kết quả cho nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng: mục tiêu của phương pháp này là kiểm định mô hình lý
thuyết đã đặt ra thông qua việc lượng hóa và đo lường những thông tin thu thập bằng
những con số cụ thể. Các bước phân tích như sau:
- Bước 1. Phân tích độ tin cậy và giá trị của dữ liệu khảo sát cũng như giá trị thang đo.
Mục đích của bước này là kiểm tra sự tương quan giữa các biến quan sát và đánh giá độ
tin cậy của các thang đo (hay biến quan sát) dựa trên mức độ tương quan các biến quan
sát với nhân tố (sử dụng đánh giá Cronbach’s Alpha).
- Bước 2. Sử dụng thống kê mô tả đánh giá trung bình các thành phần nhân tố (hay
nhóm nhân tố ban đầu) nhằm tổng quát ảnh hưởng của các thành phần nhân tố và từng
thành phần chi tiết (từng biến quan sát) tới hệ thống thông tin kế toán của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Phần trả lời về các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu liên quan đến mức độ
quan tâm của đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, thang đo thích hợp trong trường hợp này là
thang đo Likert 5 khoảng: từ 1 điểm đến 5 điểm.
Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu vào mẫu là phương pháp phi xác suất.
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 14
6.2 Mô hình nghiên cứu
6.2.1 Mô hình đề xuất:
Như đã phân tích ở trên mô hình đề xuất gồm ba yếu tố ảnh hưởng như sau:
Giải thích các nhân tố trong mô hình.
Nhân tố môi trường pháp lý : (Luật, chuẩn mực, ) và sự quản lý, giám sát việc
tuân thủ các quy định về kế toán của Nhà nước.
Theo khóa luận của Soderstrom và Sun (2007), hệ thống pháp lý của một quốc gia tác
động đến chất lượng thông tin kế toán theo nhiều cách khác nhau. Đầu tiên, hệ thống pháp
lý tác động thông qua hệ thống chuẩn mực kế toán. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)
được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) từ những năm 2000
đến 2005 theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm
nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn
mực. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng và ban hành được 26 chuẩn mực kế toán. Việc
được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế là nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn
mực kế toán Việt Nam góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp, phản ánh được các giao dịch của nền kinh tế thị trường, đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Chuẩn mực kế toán tạo ra một khuôn khổ cho việc lập và
Nguồn nhân lực
Môi trường pháp lý
Hệ thống thông tin kế toán
Chất
lượng
thông
tin kế
toán
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 15
trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, đảm bảo việc cung cấp đầy đủ thông
thông tin kế toán ở một chừng mực nhất định.
Ngoài chuẩn mực kế toán, hệ thống pháp lý tác động thông qua luật kế toán và các
nghị định hướng dẫn, thông tư hướng dẫn kế toán. Đó là hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật về kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, làm cơ sở điều chỉnh
toàn bộ hoạt động kế toán. Hệ thống pháp luật về kế toán VN đã được xây dựng và hoàn
thiện trên cơ sở tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế
thị trường: Luật Kế toán (2003) đã được ban hành, đến nay đã đi vào thực tế hoạt động
của nền kinh tế, tạo tiền đề cho các quy định pháp quy tiếp tục ra đời và có tác động tích
cực đến kinh tế xã hội. Sự ra đời của Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, là văn bản thể hiện tính đổi mới của hệ thống pháp
luật kế toán VN, được xem là tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán, đã góp
phần nâng cao tính thực tiễn của hệ thống văn bản pháp quy về kế toán, đảm bảo sự quản
lý thống nhất về kế toán trong doanh nghiệp, thời gian qua đã phát huy hiệu quả và góp
phần tích cực vào công cuộc quản lý và phát triển kinh tế đất nước trong quá trình đổi mới
theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn
về mặt hạch toán, xử lý các trường hợp cụ thể, lập và trình bày báo cáo tài chính…. nhằm
cụ thể hóa các quy định đã được ban hành trong các nghị định, chuẩn mực và chế độ kế
toán qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ kế toán viên, các công ty kiểm toán
trong việc hạch toán, tăng thêm tính minh bạch cho thông tin kế toán.
Trong thành phần nhân tố 1 “môi trường pháp lý”, các biến quan sát là:
PL1: Mức độ tác động của luật kế toán đến chất lượng thông tin kế toán;
PL2: Mức độ tác động của Chuẩn mực kế toán đến chất lượng thông tin kế toán;
PL3: Mức độ tác động của các nghị định hướng dẫn, thông tư hướng dẫn kế toán đến
chất lượng thông tin kế toán.
Nhân tố Hệ thống thông tin kế toán
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 16
Hệ thống thông tin được xác định như một tập hợp các thành phần được tổ chức để
thu thập, xử lí, lưu trữ, phân phối và biểu diễn thông tin và thông tin trợ giúp việc ra quyết
định và kiểm soát trong một tổ chức. Hệ thống thông tin còn giúp các nhà quản lí phân
tích chính xác hơn các vấn đề, nhìn nhận một cách trực quan những đối tượng phức tạp,
tạo ra các sản phẩm mới.
Hệ thống thông tin quản lý là sự phát triển và sử dụng Hệ thống thông tin có hiệu quả
trong một tổ chức, trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức như lập kế hoạch, kiểm tra
thực hiện, tổng hợp và làm các báo cáo, làm cho các quyết định của quản lý trên cơ sở các
quy trình, thủ tục cho trước. Nó sử dụng thông tin đầu vào là các hệ xử lý giao dịch và
cho ra thông tin đầu ra là các báo cáo định kì hay theo yêu cầu.
Hệ thống thông tin kế toán là một hệ thống được tổ chức để thu thập, lưu trữ, xử lý,
phân phối thông tin trong lĩnh vực kinh tế, tài chính dựa vào công cụ máy tính và các thiết
bị tin học để cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định để quản lý, điều
hành hoạt động tác nghiệp của tổ chức, xí nghiệp, doanh nghiệp.
- Do tính chất và quy mô hoạt động của nhiều tổ chức, doanh nghiệp ngày
càng mở rộng dẫn đến lượng dữ liệu của các hoạt động kinh tế, tài chính
tăng nhanh. Điều này đã gây nhiều khó khăn trong công tác tổ chức lưu trữ
dữ liệu và xử lý dữ liệu nhằm cung cấp các thông tin hữu ích, kịp thời cho
quá trình ra quyết định của các lãnh đạo doanh nghiệp.
- Hệ thống thông tin kế toán đóng vai trò to lớn nhằm giải quyết những khó
khăn trên và tạo cầu nối giữa hệ thống quản trị và hệ thống tác nghiệp cho
các tổ chức, doanh nghiệp. Vai trò chủ yếu của HTTTKT là thu thập và lưu
trữ các thông tin kinh tế tài chính cho tổ chức, doanh nghiệp; Thống kê,
tổng hợp, xử lý thông tin nhằm đưa ra các báo cáo cần thiết cho lãnh đạo tổ
chức, doanh nghiệp. HTTTKT giảm chi phí trong lưu trữ và xử lý các thông
tin tác nghiệp của doanh nghiệp, đồng thời, giảm thời gian và các sai sót
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 17
trong lưu trữ và xử lý các thông tin tác nghiệp nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả và thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.
Một hệ thống thông tin kế toán hiệu quả sẽ cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, hỗ
trợ một cách tích cực các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định và quản lý doanh
nghiệp. Ngược lại, thông tin được cung cấp mà thiếu chính xác sẽ là nguyên nhân gây ra
một chuỗi các vấn đề phức tạp trong doanh nghiệp, trong đó bao gồm các vấn đề về gian
lận và sai sót dẫn đến việc cung cấp thông tin thiếu độ chính xác và không đáng tin cậy.
Trong một khóa luận được thực hiện tại Indiana University Southeast, Tipgos đã chỉ
ra rằng 60% các sai phạm trong kế toán là do lỗi của hệ thống sổ sách quá đơn giản hoặc
việc áp dụng sai các chuẩn mực kế toán (Tipgos, 2002). Các kỹ thuật mới trong phương
pháp kế toán đã làm thay đổi vai trò của HTTTKT, giúp hạn chế và ngăn ngừa tốt hơn các
gian lận và sai sót trong trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tăng cường
hiệu quả quản lý của doanh nghiệp (Sriram, 1995). Thêm vào đó, khóa luận của Morey
chỉ ra việc thiết kế một hệ thống thông tin kế toán thiếu tính kiểm soát cũng là yếu tố phát
sinh gian lận và sai sót. Vấn đề có thể phát sinh khi một người kiêm nhiều công việc một
lúc hoặc không có các thủ tục kiểm tra chéo kết quả công việc (Morey, 2010). Việc phân
tích tổng hợp các thông tin kế toán có thể hỗ trợ trong việc phát hiện ra các sai phạm và
xử lý kịp thời ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu này. Ở góc độ khác, sự phát triển của
công nghệ thông tin cũng đồng thời làm gia tăng các nguy cơ/rủi ro đối với HTTTKT.
Từ quan điểm chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào quá trình tạo ra sản phẩm đó và
những ưu và nhược điểm nêu trên của hệ thống thông tin kế toán, có thể thấy HTTTKT có
ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán được cung cấp. Thành phần nhân tố 2 “Hệ
thống thông tin kế toán của doanh nghiệp”bao gồm các biến quan sát sau:
- HT1: Ý kiến về nhận định HTTTKT doanh nghiệp đang sử dụng tạo ra
thông tin chính xác
- HT2: Ý kiến về nhân định có rất ít thông tin sai sót từ HTTTKT doanh
nghiệp đang sử dụng
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 18
- HT3: Ý kiến về nhận định HTTTKT doanh nghiệp đang sử dụng cung cấp
thông tin một cách toàn diện
- HT4: Ý kiến về nhận định HTTTKT doanh nghiệp đang sử dụng cung cấp
đầy đủ thông tin
- HT5: Ý kiến về nhận định HTTTKT doanh nghiệp đang sử dụng cung cấp
tất cả các thông tin cần thiết
- HT6: Ý kiến về nhận định HTTTKT của doanh nghiệp đang hoạt động hiệu
quả, đáng tin cậy
Nhân tố nguồn nhân lực: Năng lực,trình độ chuyên môn, trách nhiệm nghề
nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật của các nhà quản lý doanh
nghiệp và nhân lực kế toán. Barney và Wright (1998) chỉ ra rằng nguồn lực con người có
nhiều khả năng là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh bền vững của tổ chức, cũng theo
Luna-Arocas và Camps (2012) nguồn nhân lực ảnh hưởng đến hiệu suất tổ chức. Nguồn
nhân lực gồm các biến quan sát như sau:
HR1: Đội ngũ kế toán của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao.
HR2: Phân công cán bộ kế toán phụ trách phần hành kế toán hợp lý.
HR3: Có điều kiện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
6.2.2 Các giả thiết nghiên cứu
H1: nhân tố môi trường pháp lý có tác động đến chất lượng thông tin kế toán
H2: nhân tố HTTTKT có tác động đến chất lượng thông tin kế toán
H3: nhân tố nguồn nhân lực có tác động đến chất lượng thông tin kế toán
6.3 Dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp thông qua mail điện
tử (email) của 100 đối tượng kế toán trưởng, kế toán viên, giám đốc của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 19
7 Nội dung nghiên cứu
Trong đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thông tin và chất lượng thông tin kế toán của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP Thủ Dầu Một.
- Nghiên cứu mô hình để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP Thủ Dầu Một.
- Mô tả nguồn dữ liệu để phục vụ nghiên cứu.
- Kết quả thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP Thủ Dầu Một
- Gợi ý các giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin kế toán của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn TP Thủ Dầu Một
8 Ý nghĩa và hạn chế của đề tài nghiên cứu
8.1 Ý nghĩa của đề tài:
Đề tài khi được hoàn thành sẽ là một tài liệu rất hữu ích cung cấp những yếu tố ảnh
hưởng tới chất lượng thông tin kế toán để các doanh nghiệp có thể nắm bắt được những
điểm mạnh và điểm yếu của chất lượng kế toán tại công ty, cơ sở tiền để cho các nhà kế
toán, giám đốc doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân và tìm được phương hướng khắc phục
những điểm yếu nâng cao, hoàn thiện chất lượng kế toán của doanh nghiệp. Mặt khác, các
doanh nghiệp có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để tham khảo trong quá trình
lập báo cáo.
8.2 Hạn chế của đề tài:
- Số lượng mẫu khảo sát chỉ đạt mức tối thiểu. Vì vậy, chưa thể hiện tính đại diện
một cách đầy đủ.
- Đề tài chưa đo lường được chất lượng thông tin kế toán của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 20
9 Kết cấu của đề tài
Bố cục của nghiên cứu này được chia thành 5 chương như sau:
- Chương 1: Giới thiệu
Trong chương này sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, những chương trình
- Chương 2: Cơ sở thực tiễn – lý thuyết và mô hình nghiên cứu
- Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
- Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận và đề xuất
10 Tài liệu tham khảo
Ahmad Al-Hiyari, Mohammed Hamood Hamood AL-Mashregy, Nik Kamariah Nik Mat,
Jamal Mohammed esmail alekam1, 2013. “Factors that Affect Accounting
Information System Implementation and Accounting Information Quality: A Survey
in University Utara Malaysia”. American Journal of Economics, Vol. 3(1), pp. 27-
31.
Bộ tài chính, 2002. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Eppler, M. J. & Wittig, D., (2000). Conceptualizing Information Quality: A review of
Information Quality Frameworks from the Last Ten Years. Proceedings of the 2000
Conference on Information Quality.
Gelinas, U. J., JR & Dull, R. B., (2008). Canada,
Thomson South-Western.
Knight, S A. & Burn, J., (2005). “Developing a Framework for Assessing Information
Quality on the World Wide Web”. Information Science Journal, Vol.8, pp.159 -
172.
Nguyễn Bích Liên (2012), “
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Hà
Nhóm thực hiện: nhóm 4B 21
”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại
học kinh tế Thành phố HCM.
Rapina. (2014). “Factors Influencing The Quality of Accounting Information System And
Its Implications on The Quality of Accounting Information”. Research Journal of
Finance and Accounting”. Research Journal of Finance and Accounting, Vol.5(2),
pp. 149 – 151.
S. H. Badloe (2011), p. 12 –
37.
Wang, R. Y., Lee, Y. W., Pipino, L. L. & Strong, D. M. (1998). “Manage your
Information as a Product”. Sloan Management Review, Vol 39, pp. 95-105.