Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá nghèo đa chiều trên địa bàn phường đông hồ, thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH CÔNG MINH

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHÈO ĐA CHIỀU
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG ĐÔNG HỒ,
THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết quả, số
liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Các số liệu, kết quả do trực tiếp cá nhân tôi thu thập, thống kê và xử lý. Các nguồn
dữ liệu khác được tôi sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ.
Kiên Giang, ngày 15 tháng 1 năm 2018
Tác giả luận văn

HUỲNH CÔNG MINH



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ v
DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH .................................................................................. vii
Chương 1 GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1. Vấn đề nghiên cứu .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
6. Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 5
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................... 6
Giới thiệu .................................................................................................................... 6
2.1. Khái niệm về nghèo ............................................................................................. 6
2.2. Phương pháp đo lường nghèo .............................................................................. 8
2.2.1. Phương pháp đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng PPA .............. 9
2.2.2. Phương pháp tính chỉ số phát triển con người HDI...................................... 9
2.2.3. Phương pháp chỉ số nghèo chon người HPI ................................................. 9
2.2.4. Phương pháp đo lường nghèo bằng chỉ số nghèo đa chiều MPI ................ 10
2.3. Các nghiên cứu thực tiễn ................................................................................... 17
2.3.1. Các nghiên cứu liên quan trên thế giới ....................................................... 17
2.3.2. Các nghiên cứu liên quan trong nước ......................................................... 19

2.4. Tổng quan về kinh tế xã hội tại Hà Tiên ........................................................... 21
2.4.1. Tình hình kinh tế xã hội tại Hà Tiên .......................................................... 21
2.4.2. Tổng quan về phường Đông Hồ. ................................................................ 25
Tóm tắt chương 2...................................................................................................... 26
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 28


3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 28
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 28
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 28
3.2.2. Phương pháp chọn mẫu .............................................................................. 29
3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................... 30
3.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................... 31
3.3. Kết quả tham vấn chuyên gia ............................................................................ 33
Tóm tắt chương 3...................................................................................................... 36
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 37
Giới thiệu .................................................................................................................. 37
4.1. Thực trạng nghèo tại phường Đông Hồ từ năm 2013 đến 2016........................ 37
4.1.1. Thực trạng hộ nghèo ................................................................................... 37
4.1.2. Kết quả đạt được trong giai đoạn 2013-2016 ............................................. 38
4.2. Mô tả mẫu khảo sát............................................................................................ 38
4.3. Phân loại hộ nghèo theo các tiêu chí đa chiều ................................................... 45
4.3.1. Kết quả nghèo theo chiều Thu nhập ........................................................... 45
4.3.2. Kết quả nghèo theo chiều Giáo dục............................................................ 46
4.3.3. Kết quả nghèo theo chiều Y tế ................................................................... 47
4.3.4. Kết quả nghèo theo chiều Nhà ở ................................................................ 47
4.3.5. Kết quả nghèo theo chiều Nước sạch & vệ sinh ........................................ 48
4.3.6. Kết quả nghèo theo chiều Tiếp cận thông tin ............................................. 49
4.4. So sánh kết quả nghèo đa chiều với kết quả nghèo đơn chiều .......................... 50
4.5. Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều và so sánh với nghèo đơn chiều .............. 55

4.6. So sánh sự khác nhau về hộ nghèo đa chiều theo tiêu chí địa lý....................... 59
4.7. Phân tích ưu nhược điểm của quá trình đánh giá hộ nghèo tại phường ............ 60
Tóm tắt chương 4...................................................................................................... 62
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................... 63
5.1 Kết luận............................................................................................................... 63
5.2. Hàm ý chính sách .............................................................................................. 64
5.2.1. Một số hàm ý chính sách cho phường Đông Hồ. ....................................... 64
5.2.2. Gợi ý giải pháp cải thiện tình hình nghèo đa chiều tại địa phương............ 64
5.3. Hạn chế của đề tài.............................................................................................. 67
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................. 67
Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LĐTB&XH

: Lao động – Thương binh và Xã hội

UBND

: Ủy ban nhân dân

MDG

: Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, là chương trình nghị sự phát
triển chung của thế giới nhằm giảm các khía cạnh chính của đói
nghèo


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1 Tổng hợp thành viên hộ nghèo và cận nghèo tại Hà Tiên ......................... 2
Bảng 2.1 So sánh chỉ số HPI-1 và chỉ số HPI-2 ..................................................... 10
Bảng 2.2. Chỉ số nghèo đa chiều MPI tham khảo Alkire et al. (2014a).................. 12
Bảng 2.3: Tỷ trọng giữa các chỉ tiêu trong chỉ số MPI ........................................... 16
Bảng 2.4: Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam ..................................................... 20
Bảng 2.5. Diện tích tự nhiên thị xã Hà Tiên theo đơn vị hành chính ...................... 22
Bảng 2.6. Tình hình dân số trung bình thường trú tại Thị xã Hà Tiên .................... 23
Bảng 2.7. So sánh tình hình nghèo ở phường Đông hồ với phường xã còn lại của thị
xã Hà Tiên (năm 2016) ............................................................................................ 26
Bảng 4.1 Thống kê hộ nghèo phường Đông Hồ từ 2013 đến 2016 ........................ 37
Bảng 4.2. Mô tả tình hình thu thập dữ liệu sơ cấp năm 2017 ................................. 39
Bảng 4.3. Thống kê số hộ nghèo phường Đông Hồ từ năm 2012 đến 2017 ........... 39
Bảng 4.4. Hộ nghèo năm 2017 phân theo khu phố ................................................. 40
Bảng 4.5. Hộ nghèo năm 2017 phân theo số nhân khẩu trong hộ ........................... 41
Bảng 4.6. Hộ nghèo năm 2017 phân theo nhóm tuổi của chủ hộ ............................ 42
Bảng 4.7. Hộ nghèo 2017 phân theo nhóm dân tộc ................................................ 42
Bảng 4.8. Hộ nghèo 2017 phân theo diện hộ .......................................................... 43
Bảng 4.9. Hộ nghèo 2017 phân theo nghề nghiệp ................................................... 44
Bảng 4.10 Hộ nghèo năm 2017 phân theo thu nhập ............................................... 45
Bảng 4.11 Hộ nghèo năm 2017 phân theo chiều giáo dục ...................................... 47
Bảng 4.12 Hộ nghèo năm 2017 phân theo chiều Y tế ............................................. 47
Bảng 4.13 Hộ nghèo năm 2017 phân theo chiều Nhà ở (Loại nhà) ........................ 48
Bảng 4.14 Hộ nghèo năm 2017 phân theo chiều Nhà ở (diện tích bình quân) ....... 48
Bảng 4.15 Hộ nghèo năm 2017 phân theo chiều nước sạch & vệ sinh ................... 49
Bảng 4.16 Hộ nghèo năm 2017 phân theo chiều Tiếp cận thông tin ..................... 49
Bảng 4.17 Thống kê các tiêu chí thiếu hụt của hộ gia đình (năm 2017) ................. 50
Bảng 4.18 Thống kê số hộ nghèo ........................................................................... 52
Bảng 4.19. Thống kê số tiêu chí nhu cầu xã hội cơ bản bị thiếu hụt đối với 241 hộ
nghèo đa chiều (K≥3) .............................................................................................. 53



Bảng 4.20. Bảng tỷ lệ thiếu hụt của các chỉ tiêu nhu cầu xã hội cơ bản ................. 54
Bảng 4.21. Nguyên nhân nghèo của hộ nghèo phường Đông Hồ năm 2016 .......... 56
Bảng 4.22. Số hộ có thu nhập trên 900.000 thuộc diện nghèo đa chiều ................. 57
Bảng 4.23. Thống kê số hộ có thu nhập dưới 900.000 nhưng không thuộc diện
nghèo đa chiều ......................................................................................................... 58
Bảng 4.24. So sánh hộ nghèo đa chiều theo tiêu chí địa lý ..................................... 59


DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 28
Hình 2.1 Bản đồ Thị xã Hà Tiên ............................................................................. 24
Hình 2.2. So sánh tình hình nghèo giữa các phường, xã tại Hà Tiên ...................... 26
Hình 4.1 Biến thiên tỷ lệ hộ nghèo từ 2012 đến 2016 ............................................. 38
Hình 4.2. Tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2012 đến 2017 .................................................... 40
Hình 4.3. Số hộ nghèo năm 2017 tại phường Đông Hồ (theo khu phố) ................. 40
Hình 4.4. Mô tả số hộ nghèo theo số nhân khẩu trong mội hộ gia đình ................. 41
Hình 4.5. So sánh hộ nghèo theo nhóm tuổi ........................................................... 42
Hình 4.6. So sánh hộ nghèo theo dân tộc ................................................................ 43
Hình 4.7. So sánh hộ nghèo theo diện hộ ................................................................ 44
Hình 4.8 So sánh hộ nghèo theo ngành nghề .......................................................... 45
Hình 4.9. Thống kê các tiêu chí thiếu hụt của hộ gia đình năm 2017 ..................... 51


1

Chương 1 GIỚI THIỆU
1. Vấn đề nghiên cứu
Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển

con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Người nghèo thường không có
điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức
khỏe, thông tin, v.v…và điều đó khiến cho họ ít có cơ hội thoát nghèo. Do vậy,
mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực cho người nghèo là phương thức
tốt nhất để giảm nghèo bền vững. Ở Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo
lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác
định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy thành
tiền. Nếu người có thu nhập thấp dưới mức chuẩn nghèo thì được đánh giá
thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là chuẩn nghèo đơn chiều do Chính phủ quy
định. Tuy nhiên, chuẩn nghèo theo thu nhập của Việt Nam được đánh giá là
thấp so với thế giới. Trên thực tế, nhiều hộ dân thoát nghèo nhưng mức thu
nhập vẫn nằm cận chuẩn nghèo. Do đó số lượng hộ cận nghèo vẫn rất lớn, tỷ lệ
tái nghèo còn cao, hàng năm cứ 3 hộ thoát nghèo thì lại có 1 hộ trong số đó tái
nghèo. Thực tế cho thấy sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường nghèo đói là
không đầy đủ. Về bản chất, đói nghèo đồng nghĩa với việc bị khước từ các
quyền cơ bản của con người, bị đẩy sang lề xã hội chứ không chỉ là thu nhập
thấp. Có nhiều nhu cầu tối thiểu không thể đáp ứng bằng tiền. Nhiều trường
hợp không nghèo về thu nhập nhưng lại khó tiếp cận được các dịch vụ cơ bản
về y tế, giáo dục, thông tin. Mặc dù một số hộ không có tên trong danh sách hộ
nghèo nhưng lại thiếu thốn các dịch vụ y tế, nước sạch. Ở vùng sâu vùng xa,
vẫn cò nhiều trường hợp học sinh phải học trong những căn nhà lá đơn sơ, bốn
bề gió lùa.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang năm 2015, toàn tỉnh có 41.202
hộ nghèo, chủ yếu tập trung nhiều nhất là ở vùng sâu, vùng có đông đồng bào
dân tộc thiểu số. Thị xã Hà Tiên thuộc Kiên Giang, tiếp giáp với Campuchia,


2

có 3 dân tộc chính đang sinh sống là Việt – Hoa – Khmer. Trong đó, tỷ lệ người

dân tộc khá đông. Thị xã có 4 phường gồm phường Bình San, Đông Hồ, Pháo
Đài, Tô Châu và 03 xã: Mỹ Đức, Thuận Yên, Tiên Hải. Dân số có 18.312 hộ
dân (gồm 42.056 người)1. Những năm gần đây, UBND Thị xã Hà Tiên đã có
nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên
kết quả đạt được chưa cao, tỷ lệ thoát nghèo còn thấp, tình trạng tái nghèo còn
diễn ra, số hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới có chiều hướng gia tăng mạnh, tỷ
lệ hộ nghèo năm 2016 chiếm 1,17% (bảng 1.1).
Bảng 1.1 Tổng hợp thành viên hộ nghèo và cận nghèo tại Hà Tiên
(đến tháng 10/2016)
Xã, phường

STT

Số hộ cận
nghèo

Nhân khẩu
nghèo

Tỷ trọng hộ
nghèo (%)

1

Phường Đông Hồ

55

225


27,17

2

Phường Bình San

17

65

7,85

3

Phường Pháo Đài

36

132

18,00

4

Phường Tô Châu

28

99


11,96

5

Xã Thuận Yên

45

160

19,32

6

Xã Mỹ Đức

28

114

13,77

7

Xã Tiên Hải

5

16


1,93

214

828

100

Tổng cộng

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Hà Tiên.

Từ những kết quả trên cho thấy, nghiên cứu đánh giá tình hình nghèo đa
chiều để đề ra các chính sách nhằm giúp người dân thoát nghèo bền vững là
cần thiết. Chính vì thế, tôi chọn đề tài: “Đánh giá nghèo đa chiều trên địa bàn
phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang” để nghiên cứu làm luận
văn thạc sĩ.

1

Phòng Lao động Thương binh và Xã hội Thị xã Hà Tiên (2016)


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều, thông qua đó đề xuất các giải pháp
giảm nghèo đa chiều hiệu quả hơn và toàn diện hơn so với chính sách giảm
nghèo theo chiều thu nhập.

2.2. Mục tiêu cụ thể

1) Xác định hộ nghèo theo các tiêu chí nghèo đa chiều.
2) Đánh giá thực trạng nghèo đa chiều.
3) So sánh nghèo đa chiều với nghèo đơn chiều.
4) So sánh sự khác nhau về hộ nghèo đa chiều theo tiêu chí địa lý.
5) Phân tích ưu nhược điểm của quá trình đánh giá hộ nghèo nhằm đề xuất
cách thức đánh giá hiệu quả hơn.
3. Câu hỏi nghiên cứu

1) Thực trạng nghèo đa chiều ở phường Đông Hồ đang như thế nào? So
với cách đánh giá nghèo đơn chiều trước đây thì có thay đổi gì và tại
sao thay đổi?
2) Nếu phân tích theo nghèo đa chiều thì những yếu tố nào góp phần quan
trọng vào cấu trúc nghèo đa chiều của hộ gia đình trên địa bàn phường
Đông Hồ?
3) Thực trạng hộ nghèo đa chiều giữa các khu vực địa lý trong phường
như thế nào?
4) Các giải pháp nào để đánh giá nghèo đa chiều một cách hiệu quả?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng nghèo đa chiều trên
địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.


4
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: nghiên cứu cách đo lường nghèo đa chiều tại phường

Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Phạm vi không gian: nghiên cứu các hộ gia đình trên địa bàn phường Đông
Hồ, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong thời gian từ 2013 –
2016 và khảo sát thực trạng nghèo năm 2017 làm cơ sở so sánh và đánh giá
tình hình nghèo đa chiều theo từng tiêu chí.
5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá nghèo đa chiều
và kết quả giảm nghèo trong giai đoạn 2013-2016 và đánh giá điểm thiếu hụt
theo các chỉ tiêu nghèo đa chiều.
Dữ liệu thứ cấp: đề tài sử dụng dữ liệu trong 4 năm, từ năm 2013 – 2016,
trích từ báo cáo của UBND phường Đông Hồ; báo cáo của UBND thị xã Hà
Tiên và của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Tiên; các văn bản
báo cáo kết quả tình hình kinh tế xã hội của phường Đông Hồ; các bài báo, tạp
chí, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan.
Dữ liệu sơ cấp: tác giả tiến hành điều tra, thực hiện thu thập dữ liệu thực
tế của 280 hộ gia đình trên địa bàn phường Đông Hồ (danh sách hộ dân do
UBND phường Đông Hồ cấp) qua bảng câu hỏi khảo sát. Thời gian thực hiện
thu thập dữ liệu tháng 10-12/2017.
Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp đánh giá nghèo đa chiều MPI, phương pháp phân tích, tổng hợp,
so sánh để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Dữ liệu sơ cấp được phân tích bằng phần mềm Excel và SPSS 20.0.


5

6. Kết cấu luận văn
Chương 1. Giới thiệu. Chương này tập trung trình bày lý do chọn đề tài,

câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết
cấu luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu liên quan. Chương này trình bày
các khái niệm về nghèo và nghèo đa chiều, các phương pháp tính nghèo đa
chiều và các lý thuyết nghiên cứu thực tiễn liên quan.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày phương pháp
nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu phương pháp thu thập
dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương này tổng quan về tình hình kinh
tế - xã hội và thực trạng nghèo đa chiều trên địa bàn phường Đông Hồ và kết
quả xác định hộ nghèo đa chiều.
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày tóm tắt
những kết quả mà đề tài đạt được, các hàm ý chính sách giúp hộ dân thoát
nghèo, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Giới thiệu
Trọng tâm của chương này là cơ sở lý thuyết về nghèo và phương pháp đo
lường nghèo được lựa chọn phục vụ cho quá trình nghiên cứu, khảo sát và đánh
giá nghèo đa chiều tại phường Đông Hồ. Chương này cũng sẽ giới thiệu tổng
quan về tình hình kinh tế xã hội tại Hà Tiên và mô tả khái quát về phường Đông
Hồ để từ đó tiến hành đo lường nghèo đa chiều tại địa bàn một cách phù hợp.
2.1. Khái niệm về nghèo
Nghèo là một từ mà nhiều người từng sử dụng trong giao tiếp hằng ngày
để chỉ sự phân biệt với giàu. Tuy từ này được sử dụng phổ biến trong xã hội,
nhưng thế nào được xem là nghèo? hay nghèo được đo lường như thế nào? vẫn

còn là một vấn đề đang tranh luận trong giới khoa học hiện nay. Rowntree
(1910) là một trong những người tiên phong tìm cách đo lường khái niệm
nghèo. Ông đã tập trung vào đo lường nghèo bằng số tiền có được của một
người để có thể đáp ứng được những thứ cần thiết cho việc duy trì thể chất
thuần túy. Với cách này, các quốc gia có thể đề xuất được mức giới hạn giữa
nghèo và giàu thông qua số tiền mà một người có được trong một ngày. Những
người nào có ít thu nhập thấp hơn mức giới hạn này được xem là người nghèo.
Để đơn giản hóa khái niệm nghèo, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển
xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đã thống nhất “Người
nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la (USD) một ngày cho
mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn
tại” Tuy nhiên sẽ khó có thể chỉ ra một người nghèo thông qua số tiền họ kiếm
được như trên. Vì có nhiều trường hợp thu nhập một ngày hầu như không có
nhưng họ khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh đảm bảo tốt
cho việc duy trì và phát triển thể chất. Hoặc theo lập luận của Đặng Nguyên
Anh (2015) thì tiêu chí thu nhập không thể đo lường được nghèo và bản chất


7

của nghèo đồng nghĩa với việc bị khước từ các quyền cơ bản của con người, bị
đẩy sang lề xã hội, khó tiếp cận với những dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục,
thông tin.
Để chỉ ra được một người nghèo, Wilson (1987) đã bổ sung thêm nhiều
yếu tố khác ngoài tiền, “người nghèo là người không có trình độ, kỹ năng, luôn
chịu sự tách biệt về xã hội, không có khả năng tiếp cận hoặc không có được
mối liên hệ với các cá nhân khác, với những thể chế đem lại cho họ nguồn lợi
kinh tế và các vị thế xã hội”. Với xu hướng này, Hội nghị chống nghèo đói khu
vực Châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan,
tháng 9/1993) đã thống nhất rằng “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư

không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những
nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội
và phong tục tập quán của địa phương” hay Ngân hàng thế giới quan niệm
“nghèo đói là tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo
dục, y tế, dinh dưỡng; người nghèo dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất
thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ; bị gạt ra bên lề xã hội và không
có tiếng nói và quyền lực trong các thể chế của Nhà nước”.
Tại Việt Nam, khái niệm nghèo cũng được nhiều tác giả đề cập đến. Tuy
nhiên, các tác giả đều đề cập đến khái niệm nghèo do Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội ban hành “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều
kiện thoả mãn một phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức
sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện”.
Để thực hiện thống nhất theo quan điểm chung, đề tài này cũng thống nhất theo
khái niệm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Nhìn chung, những khái niệm trên chỉ dừng lại ở khía cạnh nhu cầu vật
chất và nhu cầu tinh thần đảm bảo mức sống mà vẫn chưa chỉ rõ ai là người
nghèo và làm sao để đo lường một cách chính xác khái niệm nghèo.


8

2.2. Phương pháp đo lường nghèo
Nỗ lực đầu tiên để đo lường nghèo đói được thực hiện bởi Rowntree. Ông
đã thực hiện đo lường nghèo đói ở York thuộc Anh vào năm 1902. Kể từ đó,
có rất nhiều nỗ lực đo lường nghèo đói ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác
trên thế giới. Mặc dù giảm đói nghèo là một mục tiêu rất phổ biến ở mỗi quốc
gia và rất được quan tâm bởi giới học giả, nhưng vẫn chưa có cách nào được
chấp nhận rộng rãi để xác định ai là người nghèo.
Cách đo lường nghèo chỉ với một chiều thu nhập hay chi tiêu không thể
mô tả được toàn cảnh bức tranh nghèo đói của hộ gia đình (Boltvinik, 1998).

Chính vì vậy cần thiết phải có phương pháp đo lường nghèo theo nhiều chiều
để có cái nhìn về nghèo của hộ gia đình rõ ràng hơn (Townsend, 1979; Streeten;
1981; Sen; 1992; Bossert, 2009). Khái niệm đa chiều dùng để đo lường nghèo
được mô tả với 7 chiều: hệ thống nước sạch, nhà ở, nhà vệ sinh, giáo dục, điều
kiện sống, dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn, môi trường của khu vực sinh
sống (Boltvinik, 1998).
Các chỉ báo đo lường và trọng số đo lường nghèo đa chiều nêu trên được
thực hiện với từng thành viên trong hộ gia đình. Nếu một hộ gia đình (tổng số
thành viên đã có tính trọng số) bị tước đoạt từ 60% chỉ báo trở lên thì gọi là
nghèo. Trong đó, trọng số của từng thành viên trong gia đình được quy định
như sau: 1,0 đối với người lớn, 0,5 đối với trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 1418 và 0,3 với trẻ em dưới 14 tuổi.
Một số phương pháp đã được sử dụng nhiều trên thế giới với mục tiêu đo
lường mức sống và nghèo đa chiều như: Phương pháp đánh giá nghèo có sự
tham gia của cộng đồng (Participatory Poverty Assessment – PPA), chỉ số phát
triển con người (Human Development Index – HDI), chỉ số nghèo con người
(Human Poverty Index – HPI) và chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional
Poverty Index – MPI).


9

2.2.1. Phương pháp đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng PPA
Phương pháp PPA thường được sử dụng để tiến hành việc nghiên cứu tại
thực địa nhằm đánh giá mức nghèo đói của một quốc gia (Reardon & Vosti,
1995). Phương pháp này nghiên cứu chính sách gắn với chính sách của chính
phủ, đánh giá mức độ nghèo đói theo quan điểm của người nghèo và các ưu
tiên mà người nghèo nêu ra nhằm cải thiện đời sống của họ. Phương pháp phân
tích mang tính định tính trên dữ liệu thu thập được qua bảng câu hỏi điều tra hộ
gia đình nhằm đánh giá đói nghèo có sự tham gia của cộng đồng là một công
cụ để đưa quan điểm của người nghèo vào các phân tích nghèo đói để xây dựng

chiến lược xoá đói giảm nghèo cho quốc gia.
2.2.2. Phương pháp tính chỉ số phát triển con người HDI
Chỉ số Phát triển con người HDI (Haq, 1990) là một thước đo tổng quát
về phát triển con người, là trung bình cộng của (1) sức khoẻ, thể hiện một cuộc
sống lâu dài và khoẻ mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình; (2) tri thức, được đo
bằng tỷ lệ số người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu hoc,
trung học, đại học); (3) thu nhập được đo bằng GDP bình quân đầu người tính
theo giá trị ngang bằng sức mua (PPP).
2.2.3. Phương pháp chỉ số nghèo chon người HPI
Chỉ số Nghèo con người HPI được đề cập trong Báo cáo phát triển con
người năm 1997 (Jahan, 2002). HPI là một chỉ số tổng hợp nghèo đa chiều dựa
trên đo lường sự thiếu hụt trong khả năng tiếp cận các yếu tố phát triển cơ cản
của con người. Chỉ số HPI được xây dựng năm 1997 còn được gọi là chỉ số
HPI-1, được sử dụng đo lường tại các nước đang phát triển. Năm 1998 chỉ số
HPI-2 được phát triển để đo lường cho các nước phát triển. Bảng 2.1 so sánh
chỉ số HPI-1 và chỉ số HPI-2.


10
Bảng 2.1 So sánh chỉ số HPI-1 và chỉ số HPI-2
Chỉ số đo lường
Sự thiếu thốn liên quan
đến sự tồn tại: bị chết
sớm

HPI-1
Tử vong trước tuổi 40

Liên quan đến tri thức: bị
loại trừ khỏi thế giới đọc

và giao tiếp

Tỷ lệ người lớn mù chữ

Chất lượng cuộc sống tốt

Tỷ lệ người tiếp cận với
các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ, tiếp cận với nước
sạch, tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi bị thiếu cân và suy
sinh dưỡng.

Sự loại trừ xã hội.

HPI-2
Tử vong trước tuổi 60
Tỷ lệ người lớn trong độ
tuổi 16 – 65 thiếu các kỹ
năng biết chữ thiết thực,
có thể dùng để làm việc
Tỷ lệ người tiếp cận với
các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ, tiếp cận với nước
sạch, tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi bị thiếu cân và suy
dinh dưỡng.
Tỷ lệ người dân bị thất
nghiệp lâu dài (từ 12
tháng trở lên)


Nguồn: Jahan (2002).

2.2.4. Phương pháp đo lường nghèo bằng chỉ số nghèo đa chiều MPI
Một số tranh luận về khái niệm nghèo đa chiều, như là "nghèo về nhà ở"
hoặc "nghèo về sức khoẻ" hoặc “nghèo về cơ hội tiếp cận xã hội”, được coi là
nghèo trong xã hội đang được diễn ra. Các nhà nghiên cứu về cách thức đo
lường nghèo đã tranh luận rằng, nếu chỉ đo lường nghèo qua mức thu nhập thì
đã giả định rằng thu nhập từ tiền là một đại diện tốt cho phúc lợi hay tiện ích
của xã hội trong khi đó, con người có thể gặp nhiều khó khăn trong nhiều lĩnh
vực như giáo dục, nhà ở, thực phẩm, cơ hội tiếp cận xã hội, an ninh, tiện nghi
môi trường (Robert, 2001). Alkire & Foster (2007) đã đề xuất cách thức đo
lường nghèo đa chiều theo nhiều tiêu chí để đo lường một cách đầy đủ hơn về
thế nào là người nghèo. Ông đã đề xuất chỉ số MPI để đo lường nghèo theo ba
chiều gồm giáo dục, y tế và chất lượng cuộc sống. Cụ thể ba chiều được đo
lường với 10 chỉ tiêu. Trong Báo cáo quốc gia về phát triển con người Việt
Nam năm 2011 (UNDP, 2012) cũng đã đề cập đến ứng dụng chỉ số MPI để đo
lường tại Việt Nam. UNDP đã có sự linh động trong các chỉ báo để áp dụng
vào đo lường tại Việt Nam một cách phù hợp với 9 chỉ tiêu sau:


11

(1) Hộ phải bán tài sản, vay nợ để chi trả chăm sóc y tế hoặc ngưng điều trị;
(2) Có thành viên trong hộ chưa hoàn thành bậc tiểu học;
(3) Trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường;
(4) Sử dụng điện thắp sáng;
(5) Tiếp cận nguồn nước uống vệ sinh;
(6) Tiếp cận vệ sinh;
(7) Tiếp cận nhà vệ sinh;

(8) Hộ có nhà cố định;
(9) Hộ có sở hữu tài sản lâu bền.
Theo đó, những người bị tước đoạt ít nhất 2 trong số 9 chỉ tiêu trên được
cho là người nghèo trong khi đó phiên bản gốc của Alkire et al. (2014a) đề xuất
10 chỉ tiêu đo lường nghèo đa chiều và một người nghèo được xác định khi bị
tước đoạt một phần ba các chỉ số về tỷ lệ phần trăm trọng số.
Chỉ số nghèo đa chiều MPI đã được sử dụng phổ biến trên toàn cầu, đặc
biệt, chỉ số này được sử dụng như một thước đo nghèo đói tại hơn 100 quốc gia
đang phát triển (Alkire et al, 2017). Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Oxford
trong dự án Oxford Poverty and Human Development Initiative (Sáng kiến về
chuẩn nghèo và phát triển con người) cũng đã sử dụng Chỉ số nghèo đa chiều
MPI để đo lường tại các nước, trong đó có Việt Nam. Lợi ích của MPI là nhờ
xét đến nhiều yếu tố cùng lúc nên dễ dàng chỉ ra yếu tố nào là nguyên nhân gây
nghèo lớn nhất. Các chỉ số của MPI sẽ rất hữu ích vì các nguyên tắc của MPI
thì đơn giản và dễ áp dụng. Cụ thể, đối với các quốc gia có thu nhập trung bình,
mặc dù người dân đã có nước sạch và ăn uống đầy đủ, vẫn cần phải tiếp tục
phấn đấu để xóa nghèo trong nhiều lĩnh vực khác.
Vì những lợi điểm trên, Thủ tướng chính phủ cũng đã ban hành quyết định
số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 11 năm 2015, về việc ban hành chuẩn
nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Trong đó giao cho
Bộ kế hoạch và Đầu tư cùng Tổng cục thống kê công bố tỷ lệ nghèo chung theo


12

chỉ số nghèo đa chiều MPI (xem chi tiết tại Phụ lục 1). Chính vì những lợi điểm
trên và sự phổ biến của MPI đối với các nước đang phát triển cùng với điều
kiện Việt Nam hiện nay và những văn bản pháp quy được ban hành áp dụng
cho giai đoạn 2016-2020, đề tài này sẽ kế thừa Chỉ tiêu MPI của Alkire et al.
(2014a) áp dụng đánh giá nghèo đa chiều kết hợp với nội dung của quyết định

số 59/2015/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ và 10 chỉ tiêu xác định nghèo đa
chiều do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành năm 2015 để tiến hành
nghiên cứu và đo lường nghèo đa chiều tại địa bàn phường Đông Hồ, thị xã Hà
Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Bảng 2.2. Chỉ số nghèo đa chiều MPI tham khảo Alkire et al. (2014a)
Các
chiều đo
lường
nghèo

10 chỉ tiêu đo
lường
Số năm học

Giáo dục

Sức khỏe

Số trẻ em đi
học
Tỷ lệ tử vong
ở trẻ em
Chế độ dinh
dưỡng
Điện
Vệ sinh được
cải thiện

Mức sống


Nước uống
được cải thiện
Sàn nhà
Nhiên liệu nấu
nướng
Những tài sản
sở hữu

Bị thiếu hụt nếu
Không có thành viên nào trong hộ gia đình đã hoàn
thành 5 năm học
Có bất cứ trẻ em nào trong độ tuổi đi học không đến
trường cho đến độ tuổi mà họ phải hoàn thành lớp 8
Có bất kỳ trẻ em nào đã chết trong gia đình
Có bất kỳ người lớn hoặc trẻ em nào có thông tin chế
độ dinh dưỡng ở mức suy dinh dưỡng
Hộ gia đình không có điện
Cơ sở hạ tầng vệ sinh của hộ gia đình không được cải
thiện (theo hướng dẫn MDG2) hoặc được cải thiện
nhưng phải chia sẻ với hộ gia đình khác
Hộ gia đình không tiếp cận được nước uống được cải
thiện (theo hướng dẫn MDG) hoặc phải mất 30 phút
để tiếp cận được nguồn nước uống được cải thiện
Sàn nhà của hộ có chất bẩn, cát, hoặc phân chuồng
Hộ gia đình nấu ăn bằng nguồn phân chuồng, gỗ hoặc
than củi
Hộ gia đình không có sở hữu nhiều hơn 1 đài phát
thanh, tivi, điện thoại, xe đạp, xe gắn máy, hoặc tủ
lạnh và không sở hữu bất cứ xe hơi hay xe tải nào


Nguồn: Alkire et al. (2014a)

MDG: Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, là chương trình nghị sự phát triển chung của thế giới nhằm giảm các khía cạnh
chính của đói nghèo
2


13

Chiều đo lường mức độ nghèo liên quan đến giáo dục
Các nước thuộc khối OECD tuyên bố rằng mặc dù giá trị xã hội và văn
hoá giáo dục vẫn là nền tảng, các xã hội đòi hỏi tri thức ngày nay phải có sự
chú trọng ngày càng tăng về giáo dục như một đầu tư quan trọng và tiếp tục cân
bằng cân bằng với sự phát triển cá nhân của từng cá nhân song song với phát
triển nguồn nhân lực trong một viễn cảnh suốt đời (OECD, 1993: trang 9)3. Sự
cân bằng giữa lợi ích xã hội, cá nhân và kinh tế được tìm thấy trong các tuyên
bố như sau, coi đầu tư giáo dục là đầu tư có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, góp phần phát triển cá nhân và xã hội và giảm bất bình đẳng xã hội. Như
vậy, giáo dục vừa là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vừa là nhân tố
giảm nghèo đói, tăng năng suất, gia tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. Căn
cứ mục tiêu Thiên niên kỷ, Việt Nam đã đề ra đến năm 2015 phải đảm bảo cho
mọi trẻ em hoàn thành đầy đủ chương trình giáo dục tiểu học. Với những lý do
nêu trên, hai chỉ tiêu về giáo dục dưới đây được chọn để xác định rằng một hộ
được xem là nghèo về giáo dục, nếu thiếu hụt một mức tối thiểu về giáo dục cơ
bản:
Chỉ tiêu thứ nhất về giáo dục: Trình độ học vấn của chủ hộ (Alkire &
Santos, 2010). Chỉ tiêu này phản ánh mức học vấn trung bình của những người
lao động chính trong hộ gia đình. Mức học vấn trung bình của người lao động
chính trong hộ càng thấp thì khả năng cải thiện thu nhập và cải thiện cuộc sống
trong hộ sẽ càng ít. Khả năng nghèo hoặc tái nghèo của hộ theo đó sẽ rất cao.

Chỉ tiêu này có trọng số là 1/6.
Chỉ tiêu thứ hai về giáo dục: Tuổi từ 6 đến 15 không được đi học (UNDP,
2010). Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng nhập học của trẻ. Mặc dù trẻ em không
là nguồn lực tạo ra thu nhập cho hộ gia đình, tuy nhiên, đây sẽ là một nguồn
lực quan trọng trong tương lai giúp cải thiện mức sống và thu nhập của hộ.
Công ước quyền trẻ em đã khẳng định rằng Giáo dục là một nhu cầu và là quyền
3

OECD, 1993. Education at a Glance: OECD Indicators. OECD, Paris.


14

cơ bản của mọi trẻ em. Giáo dục chính là hành trang cho mỗi trẻ em để hoàn
thiện bản thân và phát triển. Chỉ tiêu này có trọng số là 1/6.
Chiều đo lường mức độ nghèo liên quan đến sức khỏe
Theo Alkire & Santos (2010) thì “Sức khoẻ là khía cạnh khó nhất để đo
lường. Các chỉ số sức khoẻ tương đương cho tất cả các thành viên trong gia
đình nhìn chung không có trong cuộc điều tra hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng
sống một cuộc sống lâu dài và lành mạnh là một năng lực cơ bản và cũng là
điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của con người”. Ông cho rằng, xác định
một hộ gia đình bị thiếu dinh dưỡng nếu bất cứ ai trong gia đình họ bị suy dinh
dưỡng. Ông lý giải mối liên quan giữa sức khỏe với nghèo đói như sau: Suy
dinh dưỡng đối với trẻ em có thể có những ảnh hưởng lâu dài về mặt phát triển
nhận thức và thể chất; có thể bị rối loạn sức khoẻ khác; suy giảm khả năng học
hỏi và tập trung và có thể không làm tốt công việc. Trong cách đo lường sức
khỏe với sự đói nghèo này, chúng ta không đề cập đến suy dinh dưỡng kỹ thuật
(suy dinh dưỡng không phải do đói nghèo mà là do bệnh lý rối loạn dinh dưỡng
hoặc họ muốn giữ cho cơ thể ở trạng thái gầy để hợp thời trang).
Với khía cạnh này sức khỏe, đề tài sẽ sử dụng 2 chỉ tiêu để phản ánh tình

hình chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình.
Chỉ tiêu thứ 1 về Y tế: Quyền tiếp cận chăm sóc y tế của hộ gia đình. Khi
bị bệnh, người bệnh cần được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh tại các cơ
sở y tế. Hộ gia đình bị xem là thiếu hụt chỉ tiêu này khi có thành viên trong hộ
(trong 12 tháng gần nhất) không được chăm sóc y tế khi bị bệnh (Ramya, 2014).
Chỉ tiêu này có trọng số là 1/6
Chỉ tiêu thứ 2 về Y tế : Tình trạng suy dinh dưỡng. Hộ gia đình bị xem
là thiếu hụt chỉ tiêu này khi có thành viên bị suy dinh dưỡng (Alkire & Santos,
2010). Chỉ tiêu này có trọng số là 1/6


15

Chiều đo lường mức độ nghèo liên quan đến mức sống
Điều kiện sống tối thiểu mà con người cần phải có và được hưởng chính
là những tiện ích cơ bản nhất của xã hội. Khía cạnh mức sống được đo lường
bởi 6 chỉ tiêu.
Chỉ tiêu thứ 1 về mức sống: Vệ sinh (Alkire & Santos, 2010). Nhà vệ
sinh hợp lý góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường. Việc sở hữu một nhà vệ sinh
riêng là cần thiết vì nó giúp ngăn ngừa bệnh cho các thành viên trong hộ gia
đình và tạo sự thuận tiện trong sinh hoạt cuộc sống. Hộ gia đình vị xem là thiếu
hụt chỉ tiêu này nếu hộ gia đình không có nhà vệ sinh riêng. Chỉ tiêu này có
trọng số là 1/18.
Chỉ tiêu thứ 2 về mức sống: Nước sạch (nước máy, nước giếng) (Alkire
& Santos, 2010). Nhu cầu nước sạch là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho các
thành viên trong gia đình. Hộ gia đình bị xem là thiếu hụt chỉ tiêu này khi họ
không thể có nước uống sạch. Chỉ tiêu này có trọng số là 1/18.
Chỉ tiêu thứ 3 về mức sống: Điện (Alkire & Santos, 2010). Điện là điều
kiện cơ bản để thắp sáng và cho phép con người làm việc ban đêm, giải trí hay
học tập và nâng cao năng suất lao động. Hộ gia đình bị xem là thiếu hụt chỉ tiêu

này khi không có khả năng kết nối lưới điện. Tuy nhiên trong nghiên cứu này,
tôi không đề cập đến sự thiếu điện vì hiện tại, lưới điện đã phủ 100% các hộ
gia đình tại phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên. Cũng vì vậy, trong bảng câu hỏi
khảo sát, câu hỏi về nhu cầu điện chiếu sáng không được đề cập đến và hiển
nhiên được hiểu rằng chỉ tiêu này không một gia đình nào bị thiếu hụt. Chỉ tiêu
này có trọng số là 1/18.
Chỉ tiêu thứ 4 về mức sống: Tình trạng nhà ở (Alkire & Santos, 2010).
Những hộ gia đình có nhà riêng sẽ là điều kiện cơ bản để giúp họ phát triển tốt
hơn. Trong trường hợp này, họ chỉ cần tạo ra thu nhập để đáp ứng nhu cầu ăn
mặc và giải trí là đủ thay vì phải chi phí cho thuê nhà. Hộ gia đình bị xem là


16

thiếu hụt chỉ tiêu này nếu tình trạng nhà ở là dột nát, nền nhà bằng đất, vật liệu
tạm bợ. Chỉ tiêu này có trọng số là 1/18.
Chỉ tiêu thứ 5 về mức sống: Nhiên liệu đun nấu (Alkire & Santos, 2010).
Nhiên liệu đung nấu phản ánh mức sống và ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người. Những nguồn nhiên liệu như bếp gas sẽ giúp đun nấu nhanh hơn và
thuận tiện hơn trong khi những nhiên liệu như củi hay than sẽ không thuận tiện
và không an toàn cho sức khỏe của con người. Hộ gia đình bị xem là thiếu hụt
chỉ tiêu này nếu gia đình vẫn sử dụng nhiên liệu chính là củi, than. Chỉ tiêu này
có trọng số là 1/18.
Bảng 2.3: Tỷ trọng giữa các chỉ tiêu trong chỉ số MPI
Chiều
đo lường
nghèo
đa chiều

Giáo dục


Chỉ tiêu
Trình độ giáo dục
của người lớn
Đi học của trẻ
Tiếp cận dịch vụ
y tế

Y tế
Bảo hiểm y tế
Chất lượng nhà ở
Nhà ở

Điều
kiện
sống

Tiếp cận
thông tin

Diện tích nhà ở
bình quân đầu
người
Nguồn nước sinh
hoạt
Hố xí/nhà vệ sinh
Sử dụng dịch vụ
viễn thông
Tài sản phục vụ
tiếp cận thông tin


Chuẩn nghèo
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15
tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và
hiện không đi học.
Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ
tuổi đi học hiện không đi học.
Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng
không đi khám chữa bệnh
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6
tuổi trở lên hiện tại không có bảo hiểm y
tế.
Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố
hoặc nhà đơn sơ.
Diện tích nhà ở bình quân đầu người của
hộ gia đình nhỏ hơn 8m2
Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn
nước hợp vệ sinh.
Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu
hợp vệ sinh.
Hộ gia đình không có thành viên nào sử
dụng thuê bao điện thoại và internet.
Hộ gia đình không có tài sản nào trong số
các tài sản: Tivi, đài, máy vi tính; và không
nghe được hệ thống loa đài truyền thanh.

Trọng số
của MPI

1/6 = 16,7%

1/6 = 16,7%
1/6 = 16,7%
1/6 = 16,7%
1/18 = 5,6%
1/18 = 5,6%
1/18 = 5,6%
1/18 = 5,6%
1/18 = 5,6%
1/18 = 5,6%

Nguồn: Tổng hợp từ Alkire & Santos (2010), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010)


17

Chỉ tiêu thứ 6 về mức sống: Sở hữu tài sản (Alkire & Santos, 2010). Các
tài sản như tivi, xe máy, điện thoại, máy vi tính có thể được xem là những tài
sản thiết yếu mà hộ gia đình cần có để có thể tiếp cận thông tin và tạo thuận lợi
trong công việc. Hộ gia đình bị xem là thiếu hụt chỉ tiêu này nếu hộ gia đình sở
hữu ít hơn một trong những tài sản trên. Chỉ tiêu này có trọng số là 1/18.
Một hộ gia đình bị cho là nghèo nếu bị tước đoạt một phần ba trong 10 chỉ
tiêu (các chỉ tiêu được trình bày trong Bảng 2.3).
Ngoài 10 tiêu chí đo lường nghèo đa chiều MPI, đề tài này cũng nghiên
cứu thêm các biến định tính về nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, trình độ
học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, diện hộ gia đình, số nhân khẩu, khu vực sinh
sống, mức thu nhập. Những biến định tính này góp phần làm phong phú nội
dung phân tích và mô tả rõ hơn bức tranh về tình hình nghèo tại phường Đông
Hồ. (xem Phụ lục 2 – Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình)
2.3. Các nghiên cứu thực tiễn
2.3.1. Các nghiên cứu liên quan trên thế giới

Townsend (1979), Streeten (1981) và Sen (1992) được xem là tiên phong
và tạo ra những ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu nghèo đa chiều (Bossert,
2009). Các công trình này đã cho rằng nghèo nên được xem xét qua rất nhiều
chiều khác nhau, như nhà ở, sự thụ hưởng giáo dục, tuổi thọ, và thụ nhập chỉ là
một trong các chiều thể hiện. Boltvinik (1998) cũng đồng ý với quan điểm đo
lường nghèo từ nhiều chiều khác nhau và giải thích rằng, nhiều hộ gia đình có
mức thu nhập cao vẫn có thể không thoả mãn những nhu cầu cơ bản. Có thể
thấy rằng, cách đo lường nghèo thông qua chỉ tiêu thu nhập hay chi tiêu của hộ
gia đình khó có thể xác định được ai là người nghèo. Nên tiếp cận nhiều khía
cạnh hơn trong nhu cầu cuộc sống để có thể trả lời một cách thuyết phục được
ai là người nghèo.
Boltvinik (1998) đã đề xuất rằng, có thể đo lường nghèo đa chiều bằng
các chỉ báo liên quan đến các nhu cầu cơ bản của cuốc sống con người thông


×