Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------

NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC
XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------

NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC
XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là được nghiên
cứu bởi riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trương Đăng Thụy. Dữ liệu
được thu thập một cách khách quan, các tài liệu trích dẫn được chú thích nguồn gốc rõ
ràng, trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 01 năm 2018
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Anh Đào


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................1
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................................3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN ..........................................................................................3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................5
2.1. LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU GẠO ...................................................................5
2.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu gạo ............................................................5
2.1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu ..............................................................................5
2.1.1.2. Các hình thức xuất khẩu ..............................................................................5
2.1.1.3. Vai trò của xuất khẩu ..................................................................................7
2.1.2. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu gạo .............................................................8
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO .....................................9
2.2.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ...................................................................9
2.2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp .................................................................11
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..............................................................................................19
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................20
3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................20
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................20


3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ..................................................................20
3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................................................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................................23
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................24
4.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH KIÊN GIANG ...............................................................24
4.1.3.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ...........................................................26
4.1.3.2. Thị trường xuất khẩu .................................................................................28
4.1.3.3. Khả năng cạnh tranh .................................................................................30
4.1.3.4. Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo ................................................................32
4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT ..............................................................34

4.2.1. Đặc điểm chủ doanh nghiệp ............................................................................34
4.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp ...................................................................................34
Đồ thị: ............................................................................................................................37
4.3. KẾT QUẢ HỒI QUY .............................................................................................41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..............................................................................................42
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ..................................43
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................43
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH..........................................................................................43
5.2.1. Chất lượng gạo xuất khẩu ............................................................................43
5.2.2. Cung về gạo xuất khẩu .................................................................................47
5.2.3. Cầu về thị trường gạo xuất khẩu ..................................................................48
5.2.4. Năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu gạo ..................................................49
5.2.5. Chính sách về xuất khẩu gạo ........................................................................49
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
DN

Doanh nghiệp

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc


FEM

Mô hình hiệu ứng cố định

GDP

Tốc độ tăng trưởng

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

REM

Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XK


Xuất khẩu


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Các biến độc lập trong mô hình

22

Bảng 3.2: Tổng hợp các công ty, doanh nghiệp trong mẫu khảo sát

23

Bảng 4.1: Sản lượng xuất khẩu gạo giai đoạn 2012 - 2016

28

Bảng 4.2: Kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn 2012 - 2016

29

Bảng 4.3: Phân loại chất lượng XK gạo tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012 – 2016

31

Bảng 4.4: Mô tả đặc điểm chủ doanh nghiệp

35


Bảng 4.5: Mô tả số năm thành lập của doanh nghiệp

35

Bảng 4.6: Vốn và tổng doanh thu

38

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy

44


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình PEST

9

Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Kiên Giang

25

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo tỉnh Kiên Giang năm 2016

30

Biểu đồ 4.2: Tỷ trọng gạo XK tỉnh Kiên Giang năm 2016

31


Biểu đồ 4.3: Số lao động trong doanh nghiệp

36

Biểu đồ 4.4: Tổng số lao động có trình độ trung học phổ thông

36

Biểu đồ 4.5 : Giá trị xuất khẩu

38

Biểu đồ 4.6: Mối tương quan giữa giá trị xuất khẩu và tổng doanh thu

39

Biểu đồ 4.7: Mối tương quan giữa tổng giá trị xuất khẩu và tổng lao động

39

Biểu đồ 4.8: Mối tương quan giữa tổng giá trị xuất khẩu và số lao động THPT

40

Biểu đồ 4.9: Mối tương quan giữa tổng giá trị xuất khẩu và tổng vốn

40

Biểu đồ 4.10: Mối tương quan giữa tổng giá trị xuất khẩu và số năm thành lập


41

Biểu đồ 4.11: Mối tương quan giữa tổng giá trị xuất khẩu và tuổi chủ

41

Biểu đồ 4.12: Mối tương quan giữa tổng giá trị xuất khẩu và số năm kinh nghiệm 42
Biểu đồ 4.13: Mối tương quan giữa tổng giá trị xuất khẩu và số năm đi học

42


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa lớn của cả nước. Tỉnh Kiên
Giang là một trong các tỉnh có sản lượng lúa đứng đầu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu gạo của tỉnh Kiên Giang chưa tương xứng với tiềm
năng của tỉnh. Nhiều doanh nghiệp chưa tìm được thị trường xuất khẩu. Chất lượng
gạo chưa đủ sức cạnh tranh với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Chính vì thế cần
có những giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,
góp phần nâng cao giá trị của gạo và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu gạo của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang dựa trên mẫu khảo sát gồm 20 doanh
nghiệp, trong đó có 6 doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu gạo và 14 doanh nghiệp
không có xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2012 - 2016. Phân tích hồi quy dữ liệu bảng
mô hình Tobit, kết quả phân tích cho thấy các biến tổng doanh thu, số lao động trung
học phổ thông, vốn, số năm thành lập, tuổi chủ doanh nghiệp ảnh hưởng đến giá trị
xuất khẩu của doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả phân tích tác giả đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.



1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xuất khẩu gạo là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt
Nam. Trong những năm qua, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm gạo
không ngừng tăng lên. Các loại gạo thơm giá trị cao chiếm tỷ trọng cao trong xuất
khẩu (XK). Thị trường XK gạo của Việt Nam không ngừng được mở rộng. XK gạo
góp phần hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn cho Việt Nam. Tuy nhiên, việc
xuất khẩu gạo hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn như Chất lượng gạo; giá xuất
khẩu thấp so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Ấn Độ).
Xác định được tầm quan trọng của XK gạo, Việt Nam đã đề ra Chiến lược phát
triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến
năm 2030. Việt Nam đề ra chỉ tiêu đến năm 2030 lượng gạo XK khoảng 4 triệu tấn,
trong đó gạo phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 10% tổng lượng gạo xuất
khẩu; gạo đặc sản, gạo thơm, gạo japonica chiếm tỷ lệ khoảng 40% tổng lượng xuất
khẩu, gạo nếp chiếm tỷ lệ khoảng 25% tổng lượng xuất khẩu. Với mục tiêu trong
những năm tới, Việt Nam sẽ phát triển được các thị trường xuất khẩu gạo mới, đảm
bảo quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, hiệu quả và
bền vững. Bên cạnh giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, Việt Nam tăng cường
tìm kiếm các thị trường XK gạo tiềm năng khác. Trong XK gạo, chú trọng đến việc
đảm bảo chất lượng gạo, thông qua đó khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam
trên thị trường, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa
với giá có lợi cho người nông dân, thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất
khẩu gạo.
Kiên Giang là một trong những tỉnh lúa trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL). Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã có những
bước phát triển vượt bậc. Trong đó, yếu tố quyết định để ngành nông nghiệp Kiên
Giang phát triển mạnh trong thời gian qua chính là sự đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là các

công trình Chính phủ được xây dựng trên địa bàn tỉnh. Năm 2015 tổng diện tích thu
hoạch lúa toàn tỉnh đạt 767.649 ha, sản lượng đạt 4,64 triệu tấn, tăng 108.255 tấn so


2

với cùng kỳ, trong đó lúa chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu chiếm 70%. Riêng khâu
liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa gạo, xây dựng cánh đồng lớn theo hướng
VietGAP được 12.684,7ha, trong đó Trung tâm Khuyến nông tỉnh làm đầu mối thực
hiện được 3.017,3 ha và các doanh nghiệp ký kết 9.667,4 ha. Tuy nhiên, trong thời
gian gần đây mặt hàng gạo đang bị cạnh tranh gay gắt với Thái Lan do nước này xả
bán gạo tồn kho với số lượng lớn với giá bằng hoặc thấp hơn gạo Việt Nam. Động thái
trên của Thái Lan khiến nhiều doanh nghiệp mất thị trường và khách hàng, không ký
được hợp đồng với đối tác. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp thiếu vốn lưu động sản
xuất kinh doanh do hết hạn mức vay ngân hàng. Vì vậy, doanh nghiệp không mua
được nguyên liệu thủy sản và lúa Đông Xuân 2015 - 2016 để chế biến xuất khẩu.
Ngoài ra, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn
tỉnh nhưng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu không làm thủ tục thông quan tại Kiên
Giang.
Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.
Với mong muốn có thể ứng dụng kết quả vào thực tiễn, đề xuất các chính sách nhằm
giúp các doanh nghiệp có những hoạt động nâng cao năng lực xuất khẩu gạo sang các
thị trường nước ngoài.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, thông qua đó, gợi ý
một số chính sách nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện các mục tiêu chung, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
Một là, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu so với tổng doanh
thu trong năm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Hai là, đề xuất các chính sách nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu gạo trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang.


3

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang?
Những chính sách nào nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang?
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất
khẩu so với tổng doanh thu trong năm của các doanh nghiệp.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn không gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên các doanh
nghiệp thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Giới hạn về thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 20122016.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong số các doanh nghiệp được thu thập số liệu, có 30% doanh nghiệp có xuất
khẩu, còn lại là không xuất khẩu. Nghiên cứu áp dụng: Đối với toàn bộ mẫu, do có
70% doanh nghiệp không có xuất khẩu, nên biến phụ thuộc giá trị xuất khẩu gạo bị
chặn ở giá trị 0. Vì vậy, mô hình Tobit được áp dụng.
1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Nội dung chương này trình bày gồm lý do

chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
và kết cấu luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày cơ sở
lý thuyết về doanh nghiệp, xuất khẩu gạo, lý thuyết kinh tế học, các nghiên cứu liên
quan, mô hình nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày nguồn dữ liệu,
chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu, mô tả các biến trong mô hình
nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày giới thiệu tổng quan về
hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất gạo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đặc điểm


4

mẫu khảo sát, phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu gạo của
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Nội dung chương này trình bày tóm
tắt những kết quả đạt được của luận văn, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao
năng lực xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp, cải thiện đời sống. Tác giả cũng chỉ ra
những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


5

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU GẠO
2.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu gạo
2.1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu
Cùng với sự phát triển của xã hội và tri thức nhân loại, những phương thức sản

xuất tiên tiến, đa dạng lần lýợt xuất hiện đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại;
nhiều quốc gia đã sản xuất được lượng hàng hóa với số lượng lớn, chất lượng cao và
lượng hàng hóa này không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn trao
đổi, mua bán với nước ngoài. Adam Smith (1776) cho rằng: phân công lao động xã hội
dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất, từ quá trình chuyên môn hóa sản xuất sẽ tạo ra một
khối lýợng hàng hóa lớn ðáp ứng ðủ nhu cầu trong nýớc và dý ra một lýợng ðể xuất
khẩu ra nýớc ngoài. Mặt khác, David Ricardo (1817) ðã đưa ra học thuyết lợi thế so
sánh; ông cho rằng:“khi một quốc gia sản xuất và đem trao đổi những mặt hàng có lợi
thế tương đối của mình với một quốc gia khác thì cả hai quốc gia đều thu được lợi
nhuận”.
Theo Khoản 1 Điều 28 của Luật Thương mại được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005: “xuất khẩu hàng hóa là việc hàng
hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa ra khỏi một quốc gia để bán và
dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi với một hàng hóa khác có giá trị
tương đương.
2.1.1.2. Các hình thức xuất khẩu
Thị trường luôn đa dạng và phong phú, chính vì thế muốn chiếm thị phần và
phân tán rủi ro, các doanh nghiệp có thể lựa chọn những hình thức xuất khẩu hàng hóa
chủ yếu sau:
Hình thức XK trực tiếp: là hình thức xuất khẩu, trong đó người bán (người
sản xuất, người cung cấp) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp


6

mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện
giao dịch khác (Cao Phước Sơn, 2015).
Hình thức XK qua trung gian:là hình thức mua bán quốc tế được thực hiện

nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba và người thứ ba này sẽ được hưởng một khoản
tiền nhất định. Người trung gian phổ biến trong các giao dịch quốc tế là đại lý và môi
giới (Cao Phước Sơn, 2015).
Hình thức XK tại chỗ: là hình thức xuất khẩu ngay tại đất nước mình. Đó là
việc bán hàng và thực hiện các dịch vụ cho người nước ngoài. Hàng xuất khẩu tại chỗ
có thể dùng ngay tại chỗ hoặc được người mua đem ra nước ngoài (Cao Phước Sơn,
2015).
Hình thức tái xuất khẩu: là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các
nước mua khác những hàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước
tái xuất khẩu. Mục đích của thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua hàng hóa ở nước
này rồi bán hàng hóa với giá cao hơn ở nước khác và thu về số vốn lớn hơn số vốn bỏ
ra ban đầu. Hoạt động tái xuất khẩu có thể chia làm hai hình thức: hình thức tạm nhập
- tái xuất và hình thức chuyển khẩu (Cao Phước Sơn, 2015), trong đó:
- Hình thức tạm nhập - tái xuất: theo Khoản 01 Điều 29 Luật Thương mại quy
định: “tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ
các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”.
- “Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán
sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Chuyển khẩu
hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây: hàng hóa được vận chuyển thẳng
từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam; hàng hóa được
vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng
không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi
Việt Nam; hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua
cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các


7


cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất
khẩu ra khỏi Việt Nam” (Điều 30 Luật Thương mại).
Gia công xuất khẩu: Theo Điều 178 của Luật Thương mại: “gia công trong
thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần
hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều
công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù
lao”. Vậy, gia công xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó người
đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán
thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước; người nhận gia công trong nước tổ chức
quá trình sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của khách, toàn bộ sản phẩm làm ra người
nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công (Cao Phước Sơn,
2015).
2.1.1.3. Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là một khâu quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thực tế chứng
minh rằng nhiều quốc gia đã thoát nghèo nhờ thực thi chính sách xuất khẩu, do vậy
muốn phát triển kinh tế duy trì và mở rộng tái sản xuất trong nước, tranh thủ những
tiến bộ của khoa học và công nghệ mới thì xuất khẩu được xem là đòn bẩy thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia. Điều này thể hiện ở các mặt sau:
(i) Xuất khẩu có thể coi như là một trong các hoạt động tạo nguồn ngoại tệ cho
một quốc gia, mặt khác nó được cho là tạo nguồn vốn tích lũy quan trọng để nhập
khẩu và tích lũy phát triển sản xuất; hơn nữa, xuất khẩu còn góp phần đáng kể việc cải
thiện cán cân xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
(ii) Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc nâng cao đời sống của người dân.
Để tạo ra được sản phẩm để xuất khẩu cần có nhiều nhân công tham gia vào quá trình
sản xuất, từ đó tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập cho người lao
động. Ngoài ra, xuất khẩu còn góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới.
(iii) Xuất khẩu hàng hóa còn là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội

nhập quốc tế của một quốc gia, mặt khác nó còn góp phần cải tiến cơ chế quản lý,
chính sách kinh tế của nhà nước cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.


8

(iv) Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nhiều đối tác trên
thế giới, luôn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức; vì vậy muốn tồn tại tự bản
thân doanh nghiệp luôn đổi mới, hoàn thiện công tác quản trị đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của thị trường.
2.1.2. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu gạo
Thị trường luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông
hàng hóa, như các loại thị trường khác thị trường xuất khẩu gạo là tập hợp các thỏa
thuận giữa người mua và người bán; tuy nhiên gạo là sản phẩm đặc thù (nuôi sống con
người và là sản phẩm của ngành nông nghiệp) nên thị trường gạo có những đặc điểm
như sau:
(i) Thị trường có tính thời vụ: xuất khẩu gạo luôn gắn liền với quá trình sản
xuất, chế biến, bảo quản, dự trữ gạo của từng quốc gia; cứ sau thời điểm thu hoạch, thị
trường lúa gạo thế giới trở nên sôi động và sự sôi động này diễn ra như thế nào? kéo
dài trong thời gian bao lâu? tùy thuộc vào khả năng điều hành, dự trữ, bảo quản gạo
của từng nước. Nếu khả năng điều hành, dự trữ, bảo quản tốt thì họ có thể phân bổ đều
khắp các tháng trong năm; ngược lại những quốc gia nào khả năng điều hành, dự trữ,
bảo quản kém thì họ có thể bán ngay sau khi thu hoạch và đây cũng chính là hạn chế
của họ vì bán vào thời điểm thu hoạch thì giá cả bao giờ cũng thấp.
(ii) Quan hệ đối tác chủ yếu trong thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu là giao dịch
giữa hai Chính phủ: gạo là hàng hóa thiết yếu nên nhu cầu về gạo tương đối ổn định so
với các loại hàng hóa khác; mặt khác để đảm bảo an ninh lương thực thì Chính phủ
của mỗi quốc gia đều có chính sách riêng. Do đó, từ đầu năm hay đầu vụ Chính phủ
các nước thường thỏa thuận thống nhất với nhau thông qua các hiệp định hay hợp
đồng có sản lượng cụ thể. Thường thì thị trường tập trung của Việt Nam nói chung và

Kiên Giang nói riêng là Châu Á và Châu Phi.
(iii) Chủ thể thực hiện hợp đồng thường không ổn định: sự không ổn định do
nhiều yếu tố tác động: thời tiết, khí hậu, các chính sách liên quan đến lúa gạo từng
quốc gia. Đối với các nước xuất khẩu gạo nếu thời tiết thuận lợi, vụ mùa bội thu thì
khả năng cung ứng gạo càng nhiều và ngược lại (Thái Lan 1,36 triệu ha bị ngập bởi
trận lũ trong niên vụ 2011 - 2012 làm cho lượng cung giảm). Đối với các nước nhập
khẩu nếu thời tiết và khí hậu thuận lợi thì năng suất tăng, giảm áp lực nhập khẩu


9

(Indonesia năm 1998 nhập trên 6 triệu tấn gạo, đến năm 2000 thời tiết, khí hậu thuận
lợi chỉ nhập khoảng 2 triệu tấn).
(iv) Thị hiếu người tiêu dùng và sự phụ thuộc vào thị trường là đặc điểm cần đề
cập đến trong thị trường xuất khẩu gạo: để chiếm được nhiều thị phần nhà xuất khẩu
cần xem xét thị hiếu tiêu dùng của mỗi nước để chủ động bố trí cơ cấu gạo xuất khẩu
cho phù hợp (Châu Phi thích hợp với gạo đồ được làm từ gạo cứng); đồng thời các
nước chiếm thị phần xuất khẩu lớn cũng ảnh hưởng và chi phối đến thị trường hay nói
cách khác là sự lệ thuộc vào thị trường của nhà xuất khẩu (hiện tại Trung Quốc là thị
trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Kiên Giang, vì thế hoạt động xuất khẩu gạo của
tỉnh lệ thuộc vào thị trường này).
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO
2.2.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Trong khi nghiên cứu Michael E. Porter dựa trên mô hình 5 áp lực để phân tích
sâu các yếu tố trong môi trường ngành kinh doanh thì phương pháp phân tích PEST lại
nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố đó bao
gồm: Political Factors (yếu tố thể chế - luật pháp), Economics Factors (yếu tố kinh tế),
Social Factors (yếu tố văn hóa – xã hội), Technological Factors (yếu tố công nghệ).
Đây là bốn yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp; dựa trên các tác động đó các doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược

kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp
nhất.

Sơ đồ 2.1: Mô hình PEST
Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược - Đại học Help, Malaysia


10

(i) Thể chế - luật pháp 42T: đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các
ngành kinh doanh, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại
và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Yếu tố này thường phân tích các khía
cạnh sự bình ổn, chính sách bao gồm chính sách thuế, các đạo luật liên quan.
(ii) Các yếu tố kinh tế: 42T đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chú ý đến các
yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn, đồng thời quan tâm đến sự can thiệp của
chính phủ tới nền kinh tế. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp sẽ dựa trên các phân tích
về các yếu tố tác động đến nền kinh tế, tình trạng của nền kinh tế, các chính sách kinh
tế của Chính phủ, triển vọng kinh tế trong tương lai để quyết định đầu tư vào các
ngành, các khu vực.
(iii) Các yếu tố văn hóa - xã hội: 42T mỗi quốc gia, mỗi vùng đều có những giá
trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng. Trong khi xã hội càng phát triển hiện tượng
giao thoa văn hóa sẽ xảy ra; sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và
tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nếu nắm bắt được nhu cầu này. Mặt khác,
khi nghiên cứu thị trường thì các đặc điểm về xã hội thường được các doanh nghiệp
quan tâm, dựa trên các yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành những nhóm khách hàng,
trong đó mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập khác nhau như: tuổi thọ trung
bình, chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, ăn uống; thu nhập trung bình, phân phối
thu nhập; trình độ, điều kiện sống,…
(iv) Yếu tố công nghệ: 42T cả thế giới vẫn đang đồng hành cùng cuộc cách
mạng công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các

sản phẩm, dịch vụ; đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền
thông hiện đại đã giúp nối liền các khoảng cách về địa lý, phương tiện truyền tải. Yếu
tố này có thể được phân tích dựa trên các yếu tố đầu tư của Chính phủ; tốc độ, chu kỳ
của công nghệ; ảnh hưởng của công nghệ thông tin, Internet đến hoạt động kinh
doanh, giảm chi phí liên lạc và tăng tỷ lệ làm việc từ xa (trích theo Nguyễn Cao Sơn,
2015).
Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường yếu tố toàn
cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành. Không ai phủ nhận toàn cầu
hóa đang là xu thế, và xu thế này vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh


11

nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh (trích theo Nguyễn Cao
Sơn, 2015).
2.2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Mô hình 7S được sử dụng rất nhiều trong tư vấn và điều hành doanh nghiệp.
Vào năm 1982 hai chuyên gia tư vấn của công ty McKinsey là Tom Peters và Robert
Waterman đã nghiên cứu một nhóm công ty hàng đầu tại Mỹ và đưa ra mô hình 7S;
mô hình này được đặc trưng bởi 7 yếu tố và được chia thành 2 nhóm yếu tố cứng và
nhóm yếu tố mềm. Nhóm yếu tố cứng bao gồm: Structure (Cơ cấu), Strategy (Chiến
lược) và System (Hệ thống). Nhóm yếu tố mềm bao gồm: Skill (Kỹ năng), Staff (Đội
ngũ nhân viên), Style (Phong cách), Shared Values (Giá trị được chia sẻ). Mỗi một
doanh nghiệp đều có đầy đủ 7 yếu tố trên, chúng tồn tại ở các dạng khác nhau; vì vậy,
sẽ gặt hái được thành công nếu kết hợp 7 yếu tố trên một cách hợp lý và hài hoà.
* Nhóm yếu tố cứng quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp là cơ cấu,
chiến lược và hệ thống. (i) Cơ cấu tổ chức là cơ sở cho việc chuyên môn hóa, điều
phối và hợp tác giữa các bộ phận doanh nghiệp; cơ cấu phụ thuộc vào chiến lược, quy
mô và số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra. (ii) Chiến lược là hoạt động có định
huớng của doanh nghiệp theo một kế hoạch nhất định, chiến lược đúng sẽ mang lại sự

thành công cho doanh nghiệp và ngược lại. (iii) Hệ thống là các quy trình đều đặn,
cũng như các dòng thông tin chính thức và không chính thức hỗ trợ việc thực hiện
chiến lược; giống như cơ cấu, hệ thống trong doanh nghiệp phải có tính mở cao để
đảm bảo khả năng kết nối với cộng đồng.
* Nhóm yếu tố mềm bao gồm kỹ năng đặc biệt, đội ngũ nhân viên, phong cách
quản lý, các mục tiêu chi phối và văn hóa doanh nghiệp; nhóm yếu tố này thay đổi và
phát triển thường xuyên trong mỗi doanh nghiệp và rất khó nắm bắt; đây là nhóm ít
chịu tác động các yếu tố bên ngoài vì chúng phụ thuộc bởi hoạt động con người. (iv)
Kỹ năng đây là những đặc điểm và khả năng nổi trội của doanh nghiệp; nói một cách
khác các cá nhân có thể cộng hưởng sử dụng các nguồn lực từ cá nhân khác trong xã
hội để tăng năng suất và hiệu suất cho chính mình. (v) Ðội ngũ nhân viên là các hoạt
động liên quan đến trình độ và quá trình phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng đội ngũ
quản lý kế cận, gắn kết nhân viên mới, cơ hội thăng tiến; mỗi vị trí đều quan trọng, sự
phối hợp nhịp nhàng giữa mỗi cá nhân trong thực thi nhiệm vụ luôn ảnh hưởng trực


12

tiếp đến kết quả chung của doanh nghiệp; đồng thời với thay đổi về thời gian và sự
phát triển của xã hội sẽ đặt ra cho doanh nghiệp những thách thức mới trong việc sử
dụng con người. (vi) Phong cách quản lý là một trong những thành phần góp phần nên
bản sắc văn hóa của doanh nghiệp cùng với văn hóa tổ chức, văn hóa tổ chức là những
giá trị và chuẩn mực chủ đạo được hình thành trong quá trình tồn tại và trở thành yếu
tố bền vững trong doanh nghiệp; trong điều hành các nhà quản lý doanh nghiệp thường
phải cân nhắc nên áp dụng phong cách nào để lãnh đạo hiệu quả. (vii) Giá trị chia sẻ
đó là những giá trị cốt lõi được chứng minh trong văn hóa doanh nghiệp và đạo đức
công việc chung, những giá trị này có tầm quan trọng định hướng cho sự ổn định của
sáu yếu tố còn lại và chúng chỉ chịu tác động thay đổi sau một thời gian dài.
Một vấn đề quan trọng là sự sắp xếp cấu trúc trong mô hình 7S, giá trị chia sẻ
được đặt ở giữa mô hình, giá trị này là trung tâm của sự phát triển của 06 yếu tố còn

lại; hoạt động một doanh nghiệp được xem là hiệu quả khi 07 yếu tố này phải được
liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, khi sử dụng mô hình 7S giúp doanh nghiệp cải
thiện được năng suất, chuyển từ kế hoạch chiến lược sang kế hoạch cụ thể nhằm đạt
được mục tiêu đã đề ra.
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu của Krammer et al (2017) về phân tích vai trò của năng lực của
doanh nghiệp và môi trường thể chế đối với hoạt động xuất khẩu của 16.000 doanh
nghiệp đến từ bốn nền kinh tế mới nổi, bao gồm Brazil (số liệu năm 2009), Nga (số
liệu năm 2012), Trung Quốc (số liệu năm 2012) và Ấn Độ (số liệu năm 2014).
Biến phụ thuộc gồm:
-

Xu hướng xuất khẩu (Export propensity) => liệu doanh nghiệp đang xét có
tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hóa hay không? Biến giả; = 1 nếu lượng
hàng hóa xuất khẩu > 0; = 0 nếu không xuất khẩu và sức mạnh xuất khẩu

-

(Export intensity) =>Tỷ lệ giá trị xuất khẩu trên tổng doanh thu bán ra của
doanh nghiệp, biến liên tục, nằm trong khoảng giá trị từ 0 đến 100.

-

Các biến độc lập gồm:
o Bất ổn chính trị (Political instability): đánh giá mức độ bất ổn về mặt
chính trị, dựa trên trung bình giá trị đánh giá chủ quan của các nhà quản lý
doanh nghiệp trong nền kinh tế mới nổi. Thang điểm đánh giá từ 0 đến 4;


13


o Cạnh tranh phi chính thức (Competition from the informal sector): đánh
giá mức độ cạnh tranh đến từ ngành kinh tế phi chính thức, dựa trên trung
bình giá trị đánh giá chủ quan của các nhà quản lý doanh nghiệp trong nền
kinh tế mới nổi. Thang điểm đánh giá từ 0 đến 4;
o Tham nhũng (Corruption): được tính bằng số tiền chi trả phi chính thức; là
phần trăm trong tổng doanh thu hàng năm để các công ty chi trả “để hoàn
thành công việc”; Lực lượng lao động có kỹ năng (Skill level of the
workforce): tỷ lệ lao động có kỹ năng trong tổng số lao động sản xuất. Lao
động có kỹ năng là những người có kiến thức kỹ thuậtchuyên môn, các
kiến thức này có thể được đào tạo tại nơi làm việc, thông qua học việc và
đào tạo tại chỗ; hay những kiến thức được học tại các trường cao đẳng, đại
học hoặc các chứng chỉ kỹ thuật;
o Năng lực quản lý (Managerial capabilities): số năm kinh nghiệm làm việc
trong ngành công nghiệp của các quản lý đứng đầu doanh nghiệp;
o Năng lực công nghệ bên ngoài (External technological capabilities): biến
giả (1/0); = 1 nếu doanh nghiệp sử dụng công nghệ được cấp phép từ một
công ty nước ngoài;
o Quy mô doanh nghiệp: số lao động làm việc lâu dài;
o Tuổi của doanh nghiệp: tổng số năm kể từ khi doanh nghiệp thành lập;
o Sở hữu nước ngoài: Phần trăm vốn thuộc sở hữu của các tổ chức/công
ty/cá nhân nước ngoài (tư nhân);
o Sở hữu công: Phần trăm vốn thuộc sở hữu của chính phủ;
o Chất lượng lực lượng lao động: Đánh giá chủ quan của các nhà quản lý
doanh nghiệp trong nền kinh tế mới nổi về những trở ngại đến từ lực
lượng lao động có trình độ học vấn thấp. Thang điểm đánh giá từ 0 đến 4.
Tác giả sử dụng mô hình Probit nghiên cứu doanh nghiệp có tham gia hoạt
động xuất khẩu hàng hóa hay không và mô hình hồi quy tuyến tính nghiên cứu tỷ lệ
giá trị xuất khẩu trên tổng doanh thu bán ra của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, sự bất ổn về mặt chính trị và cạnh tranh đến từ ngành kinh tế phi chính thức có

tác động mạnh lên xu hướng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế mới


14

nổi, trong khi đó, sức mạnh xuất khẩu phụ thuộc vào sự sẵn có của các lao động có kỹ
năng và khả năng tiếp cận công nghệ bên ngoài thông qua việc cấp giấy phép.
Nghiên cứu của An et al (2017) về phân tích tác động của việc hoàn thuế xuất
khẩu (export tax rebate) đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Trung
Quốc, từ năm 2002 đến năm 2006. Tác giả sử dụng mô hình probit để tính toán xác
suất tồn tại của một doanh nghiệp; bổ sung biến xác suất tồn tại của doanh nghiệp; đo
lường tác động của việc hoàn thuế xuất khẩu đối với lượng xuất khẩu của các doanh
nghiệp (toàn bộ mẫu) và các doanh nghiệp thông thường => kiểm soát sự rời khỏi
ngành của doanh nghiệp. Biến phụ thuộc gồm
-

Sức mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp (export intensity): được tính bằng tổng
giá trị xuất khẩu của một doanh nghiệp trong một năm chia cho tổng doanh thu
của doanh nghiệp đó trong cùng một năm => là một biến tỷ lệ, nhận giá trị
trong khoảng từ 0 đến 1.

Các biến độc lập gồm:
-

Trình độ học vấn: Logarittổng thời gian giáo dục chính thức của đội ngũ quản
lý đứng đầu doanh nghiệp (phân tích như một biến operationalizable variable).

-

Giáo dục chính thức (formal education) bao gồm các chương trình giáo dục tại

các trường học, viện nghiên cứu và trường đại học;

-

Nhiệm kỳ trong một tổ chức (tenure in an organization): Logaritsố năm trung
bình mà các giám đốc điều hành trải qua trong một tổ chức, được tính bằng số
năm kể từ khi tham gia vào tổ chức (tính đến reference year);

-

Hội nhập quốc tế của nhóm đội ngũ quản lý đứng đầu doanh nghiệp
(International exposure of a top management team): tổng số năm sống và làm
việc tại nước ngoài của mỗi thành viên trong ban quản lý đứng đầu doanh
nghiệp.

-

Average international exposure được tính bằng công thức: logarit của tổng số
năm ở nước ngoài cho mục đích giáo dục hoặc bất kỳ nhiệm vụ/công việc quốc
tế của mỗi đội ngũ quản lý chia cho số thành viên trong đội ngũ quản lý đứng
đầu doanh nghiệp;

-

Tuổi của đội ngũ quản lý đứng đầu doanh nghiệp (Age of a top management
team): logarit tuổi bình quân của đội ngũ quản lý đứng đầu doanh nghiệp, tuổi


15


được tính từ năm sinh đến năm tham chiếu;
-

Tuổi doanh nghiệp: được tính từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động;

-

Quy mô doanh nghiệp: logarit tổng tài sản của doanh nghiệp;

-

Ảnh hưởng của ngành công nghiệp (cấu trúc ngành cũng sẽ ảnh hưởng đến
khuynh hướng đa dạng hóa của công ty) => biến giả, nhận giá trị 0 và 1, được
sử dụng 3 lần cho 4 ngành công nghiệp; và ngành dệt may được xem là ngành
công nghiệp cơ sở.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác động trực tiếp của việc hoàn thuế góp phần làm
giảm chi phí biến đổi của doanh nghiệp xuất khẩu, trong khi đó, tác động gián tiếp góp
phần làm gia tăng mức lương trong khu vực do nhu cầu lao động tại địa phương ngày
càng gia tăng. Cụ thể: Gia tăng 1% trong tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu làm tăng lượng bán
ra của hàng hóa xuất khẩu giữa các doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu khoảng 0,2%
thông qua tác động trực tiếp; Thông qua tác động gián tiếp, 1% khác biệt của tỷ lệ
hoàn thuế xuất nhập khẩu là nguyên nhân gây ra 0,02% khác biệt của mức tăng trưởng
doanh số xuất khẩu.
Nghiên cứu của Agnihotri and Bhattacharya (2015) về Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến sức mạnh xuất khẩu (export intensity) của doanh nghiệp trong các thị
trường mới nổi, đặc biệt là vai trò của đội ngũ quản lý đứng đầu doanh nghiệp. Nghiên
cứu cho thị trường Ấn Độ trong vòng 10 năm, từ năm 2002 đến năm 2012. Tác giả sử
dụng mô hình hồi quy tobit với dữ liệu bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng
giá trị xuất khẩu của một doanh nghiệp trong một năm chia cho tổng doanh thu của

doanh nghiệp đó trong cùng một năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngành dược
phẩm, ngành ô tô và ngành hàng tiêu dùng nhanh có tỷ lệ giá trị xuất khẩu so với tổng
doanh thu cao hơn ngành dệt may. Bên cạnh đó, trình độ học vấn chủ doanh nghiệp,
tuổi doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều với tỷ lệ giá trị xuất khẩu so với tổng
doanh thu của doanh nghiệp, trong khi tuổi của người đứng đầu doanh nghiệp có ảnh
hưởng ngược chiều với tỷ lệ giá trị xuất khẩu so với tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Lodefalk (2014) về Phân tích vai trò của dịch vụ đối với hoạt
động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất tại Thụy Điển, trong giai đoạn
từ năm 2001 đến năm 2007. Tác giả dùng mô hình Pool Pooled OLS regression nghiên
cứu sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc là tỷ lệ giá trị hàng hóa xuất


16

khẩu trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các đầu vào
dịch vụ ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu của một doanh nghiệp, cụ thể: nâng cao tỷ
lệ các dịch vụ trong nội bộ sản xuất của doanh nghiệp sẽ làm gia tăng sức mạnh xuất
khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ được doanh nghiệp mua
vào cũng góp phần cải thiện sức mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp trong một số
ngành công nghiệp. Về mặt tổng quan, nghiên cứu cung cấp một bằng chứng mới ở
cấp độ các doanh nghiệp cho thấy vai trò của dịch vụ như một yếu tố đầu vào của hoạt
động sản xuất và xuất khẩu.
Nghiên cứu của Wang et al (2013) về phân tích tác động của chiến lược đổi mới
(thông qua việc áp dụng các kỹ thuật bên ngoài - external technology acquisition) đến
hoạt động xuất khẩu của 141 doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc, trong giai đoạn
từ năm 2000 đến năm 2003. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Tobit regressions với dữ
liệu bảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ giá trị xuất khẩu trên tổng doanh
thu bán ra của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp, tài
sản và hoạt động nghiên cứu ảnh hưởng đến quyết định xuất khẩu và tỷ lệ giá trị xuất
khẩu trên tổng doanh thu bán ra của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Yi et al (2013) về phân tích ảnh hưởng của năng lực cải
tiến/đổi mới đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất ở Trung Quốc,
trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007. Tác giả sử dụng mô hình Hierarchical
moderated regression nghiên cứu sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ
thuộc là tỷ lệ giá trị xuất khẩu trên tổng doanh thu bán ra của doanh nghiệp. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nước ngoài, thuộc một tập
đoàn kinh doanh, và mức độ thị trường hóa của vùng nơi mà doanh nghiệp đang hoạt
động có tác động tích cực đến năng lực cải tiến/đổi mới của doanh nghiệp, từ đó thúc
đẩy các hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp đó. Đối với các doanh nghiệp
đặt tại những vùng có mức độ thị trường hóa cao thì vốn góp từ khu vực nhà nước sẽ
góp phần cải thiện mối quan hệ giữa xuất khẩu hàng hóa và sự cải tiến sản phẩm của
các doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa năng lực cải tiến/đổi mới sản phẩm và kết quả của
hoạt động xuất khẩu giữa các doanh nghiệp là không đồng nhất, chúng còn phụ thuộc
vào bối cảnh thể chế của doanh nghiệp và khu vực.


×