Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Các lý thuyết phát triển chương trình đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.49 KB, 17 trang )

CHUYÊN ĐỀ: CÁC LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
Đề bài: Hãy đánh giá lý thuyết phát triển chương trình mà bạn tâm đắc. Đề xuất
phương hướng vận dụng
Cấu trúc của bài làm:
1. Đặt vấn đề
- Khái niệm: chương trình; phát triển chương trình
- Khái quát các lý thuyết phát triển chương trình tiêu biểu
2. Giải quyết vấn đề
2.1 Giới thiệu về lý thuyết phát triển chương trình theo hướng quy tắc
của Tyler và Taba
2.2 Đánh giá lý thuyết phát triển chương trình theo hướng quy tắc
2.3 Khả năng vận dụng lý thuyết phát triển chương trình theo hướng quy
tắc
3. Kết luận
Bài làm
1. Đặt vấn đề
Chương trình dạy học là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào
tạo. Bản thiết kế đó cho ta biết mục tiêu, nội dung, phương pháp và các cách thức
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một
tiến trình thời gian biểu chặt chẽ.
Phát triển chương trình dạy học được dùng khi chương trình dạy học được
coi là quá trình liên tục, hoàn thiện và phát triển. Phát triển chương trình được diễn
ra khi hoàn cảnh thay đổi, đối tượng thay đổi và các nhà giáo dục, nhà quản lý cần
xây dựng chương trình theo các mô hình giáo dục mới.
Hiện nay, trên thế giới tồn tại rất nhiều lý thuyết về phát triển chương trình.
Trong đó, có 3 lý thuyết cơ bản như: Lý thuyết theo hướng quy tắc (Tyler, Taba); lý
thuyết theo hướng lý luận mô tả (Walker; Joseph Schwab); lý thuyết theo hướng


đánh giá – giải thích (Eisner, Pinar). Trong phạm vi bài điều kiện này, em xin trình
bày về lý thuyết theo hướng quy tắc với hai đại diện tiêu biểu là Tyler và Taba.


2. Giải quyết vấn đề
2.1 Giới thiệu về lý thuyết phát triển chương trình theo hướng quy tắc
Phương pháp xây dựng chương trình của W.Tyler được hình thành vào
những năm 30 của thể kỷ XX. Trong những năm 40, ông đã tiến hành phương pháp
xây dựng chương trình của mình dựa trên một khóa đào tạo mà ông tham gia giảng
dạy tại trường Đại học Chicago. Sau này được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1949
với tựa đề: “ Những nguyên tắc cơ bản của chương trình” . Quan điểm của Tyler
nhấn mạnh đến nhu cầu xã hội – hợp lí/ ký thuật. Ông cho rằng nhu cầu xã hội là
điểm khởi đầu của chương trình đồng thời xem xét nhiều phương cách kĩ thuật và
hợp lý để quyết định nhu cầu của xã hội và cân bằng những nhu cầu ấy với các nhu
cầu khác. Tyler đã xem xét những điều cần thiết để triển khai chương trình và đưa
ra bốn câu hỏi cơ bản về mục đích, lựa chọn các hoạt động học tập, tổ chức các
hoạt động học tập và đánh giá. Cơ sở lí luận của Tyler được khái quát như sau:
1. Trường học cần đạt những mục tiêu nào?
2. Có thể lựa chọn hoạt động học tập như thế nào để có thể đạt mục tiêu
này?
3. Hoạt động học tập có thể được tổ chức như thế nào để giảng dạy hiệu
quả?
4. Hiệu quả hoạt động học tập có thể được đánh giá như thế nào?
-Về mục đích: Tyler đã xác định ba nguồn kiến thức đó là: người học, xã hội
đương thời và các chuyên gia về môn học và ông khẳng định nên bắt đầu bằng
những mục tiêu rõ rang và cụ thể.
- Về lựa chọn hoạt động học tập: Hoạt động học tập phải được lựa chọn để
học sinh có thể có đủ cơ hội để thực hiện và hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà họ


phải làm, ông cũng khẳng định rằng các hoạt động khác phải khiến học sinh hài
lòng khi thực hiện. “Hoạt động học tập trong chương trình là những hoạt động
giúp phát hiện mong muốn và những khó khăn của học sinh”
- Về tổ chức các hoạt động học tập Tyler tỏ rõ niềm tin của mình rằng học

tập hiệu quả nhất khi nó được tổ chức hợp lý. Mỗi hoạt động học tập cần được xây
dựng dựa trên những hoạt động trước đó (tổ chức theo chiều dọc) và cần được hỗ
trợ bởi những hoạt động trong các môn học khác (tổ chức theo chiều ngang) theo
tiêu chí: tính liên tục, trình tự, và kết hợp.
- Đánh giá: Ông nhấn mạnh ý nghĩa của việc đánh giá là làm rõ mức dộ
thích hợp giữa kết quả xác định trong mục tiêu và kết quả thực sự đạt được. Đánh
giá bào gồm quá trình thu thập chứng cứ trong thay đổi hành vi của sinh viên chứ
không đơn thuần là những bài kiểm tra.
2.2 Đánh giá về phương pháp phát triển chương trình của Tyler
Phương pháp phát triển chương trình của Tyler là phương pháp đại diện tiêu
biểu cho lý thuyết phát triển chương trình theo hướng quy tắc. Những vấn đề ông
đặt ra về mục tiêu, lựa chọ hoạt động học tập, sắp xếp và tổ chức các hoạt động học
tập bà sử dụng những phương tiện đánh giá phù hợp cũng được xem là khung cơ
ban cho bất kỳ một lý thuyết tổng quan nào có tác dụng định hướng công việc xây
dựng chương trình. Cách xây dựng chương trình theo tuyến tính và quy tắc giúp
cho việc ứng dụng nó dễ dàng hơn. Việc xây dựng chương trình theo lối quy nạp sẽ
giúp cho chương trình sát với thục tế hơn (khác với cách xây dựng chương trình
theo lối diễn dịch).
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì phương pháp cua Tyler cũng bộc lộ một vài hạn
chế nhất định đó là việc chưa xác định rõ ràng về mục tiêu và cách sử dụng một số
nguồn dữ liệu. Ông không quan tâm nhiều đến việc khám phá từ cá nhân học sinh.


Hơn nữa, việc căn cứ vào nhu cầu xã hội như một nguồn mục tiêu cũng đặt ra
nhiều vấn đề cần lý giải. Những nhu cầu xã hội mà Tyler đưa ra chưa mang tính
toàn diện bởi lẽ các giá trị xã hội luôn thay đổi theo thời gian. Ông quá kì vọng vào
sự đánh giá của các chuyên gia môn học ngoài những điều thuộc về môn học
chuyên ngành. Nói cách khác, ông chưa làm rõ được từng vị trí của từng môn học
đối với giáo dục toàn diện cho học sinh, mỗi môn học có ý nghĩa gì đối với từng
học sinh. Học sinh cần những phẩm chất gì khi tham gia lao động ngoài xã hội,

chương trình của Tyler chưa làm rõ được.
Mặc dù vẫn còn một số điểm hạn chế nhưng phương pháp xây dựng lý thuyết
chương trình của Tyler, đặc biệt là mô hình bốn giai đoạn, có ý nghĩa rất quan trọng
trong quá trình định hướng công việc xây dựng chương trình cho nhiều học giả sau
này như Hilda Taba – bà đã xây dựng lý thuyết chương trình của mình dựa trên tư
tưởng của Tyler vào năm 1962, bao gồm 7 giai đoạn chính như sau:
- Đánh giá nhu cầu
- Xây dựng các mục tiêu
- Chọn lựa nội dung
- Sắp xếp nội dung
- Chọn lựa các yêu cầu học tập
- Tổ chức các hoạt động học tập
- Xác định đối tượng và phương pháp đánh giá
Đối với mỗi một giai đoạn, Taba đã đề ra các bước nhỏ và các tiêu chí tương ứng.
Ví dụ, trong việc lựa chọn các yêu cầu học tập, người thiết kế chương trình cần xem
xét các vấn đề sau:
- Giá trị và ý nghĩa của nội dung
- Tính thích hợp với thực tế xã hội
- Cân đối các yêu cầu cả bề rộng lẫn bề sâu
- Xây dựng các mục tiêu đa dạng
- Tính khả thi và thực tiễn của các yêu cầu
- Sự phù hợp với nhu cầu và sở thích của người học.


Lý thuyết phát triển chương trình của Hilda Taba phản ánh cùng tính hợp lý
kỹ thuật và đặc điểm phương tiện mục đích nhưng nó vừa mang tính miêu tả, vừa
mang tính qui tắc. Lý thuyết của Hilda Taba nhấn mạnh đến sự phát triển tư duy,
đặc biệt là cách suy nghĩ theo lối qui nạp của người học.
2.3 Vận dụng phương pháp của lý thuyết phát triển chương trình theo hướng
quy tắc

Chúng ta hoàn toàn có thể vận dụng lý thuyết phát triển chương trình “Nhu
cầu xã hội – Hợp lý/kỹ thuật” của Tyler cũng như của Taba:
- Xác định nhu cầu, mục tiêu, sắp xếp các hoạt động học tập và sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Dạy học theo con đường qui nạp: học sinh tiến hành khái quát hóa những dữ
liệu thu thập được dựa trên những gì các em quan sát được từ phương tiện trực quan
trên lớp và qua những buổi tham quan thực tiễn.
- Vận dụng những kĩ thuật đặt câu hỏi của giáo viên nhằm kích thích tư duy
người học; giáo viên đóng vai trò chủ đạo, là người hướng dẫn, là người tạo ra môi
trường học tập cho người học; còn học sinh đóng vai trò chủ động, tích cực, tự giác
trong quá trình học tập.
Chúng ta không chỉ vận dụng lý thuyết này trong quá trình dạy học mà còn có thể
vận dụng trong quá trình giáo dục học sinh, nhằm hình thành thái độ, niềm tin, lý
tưởng, tình cảm, những phẩm chất của nhân cách, những hành vi, thói quen,…
thông qua việc tổ chức cho các em trải nghiệm cuộc sống thực tiễn, kích thích óc
quan sát và tư duy sáng tạo.
3. Kết luận
Xây dựng chương trình và phát triển chương trình là nội dung quan trọng, có
ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng giáo dục. Một chương trình dạy học khoa
học và hợp lí la chương trình giúp phát huy tiềm năng của người học, tăng cường


sự tương tác giữa người dạy và người học và đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Mỗi
lý thuyết có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Trong hoạt động giáo dục và
giảng dạy, các nhà giáo dục có thể lựa chọn những điểm mạnh của các chương
trình để xây dựng phù hợp với đặc điểm của người học, người dạy, cơ sở đào tạo
và nhu cầu của thời đại.

Bài tiểu luận chuyên đề: Các lý thuyết phát triển chương trình
Đề bài: Đánh giá các lý thuyết phát triển chương trình . Xây dựng lý thuyết

chương trình.
Cấu trúc bài tiểu luận
1. Đặt vấn đề
- Khái niệm: Chương trình; phát triển chương trình


2. Giải quyết vấn đề
2.1 Đánh giá về ba nhóm lý thuyết cơ bản:
+ Các nhà lý luận theo hướng quy tắc
+ Các nhà lý luận theo hướng đánh giá – giải thích
+ Các nhà lý luận theo hướng quy tắc
2.2 Xây dựng chương trình của mình
- Giới thiệu khái quát về chương trình
- Trình bày về cách thực hiện xây dựng chương trình
3. Kết luận
Bài làm
1. Đặt vấn đề
Chương trình dạy học là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào
tạo. Bản thiết kế đó cho ta biết mục tiêu, nội dung, phương pháp và các cách thức
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một
tiến trình thời gian biểu chặt chẽ.
Phát triển chương trình dạy học được dùng khi chương trình dạy học được
coi là quá trình liên tục, hoàn thiện và phát triển. Phát triển chương trình được diễn
ra khi hoàn cảnh thay đổi, đối tượng thay đổi và các nhà giáo dục, nhà quản lý cần
xây dựng chương trình theo các mô hình giáo dục mới.
2. Giải quyết vấn đề


Hiện nay, trên thế giới tồn tại rất nhiều lý thuyết về phát triển chương trình.
Trong đó, có 3 lý thuyết cơ bản như: Lý thuyết theo hướng quy tắc ;lý thuyết theo

hướng lý luận mô tả; lý thuyết theo hướng đánh giá – giải thích
2.1 Giới thiệu khái quát các lý thuyết phát triển chương trinh
2.1.1 Lý thuyết phát triển chương trình theo hướng quy tắc
Những nhà lý luận theo hướng này đã đưa ra cách lí giải cho việc một
chương trình phải được xây dựng và phát triển theo những bươc nào? Nhằm xây
dựng các chương trình tốt nhất có thể. Vấn đề chính của hầy hết các phương pháp
mang tính quy tắc là chúng mang đặc tính của những trường học truyền thống và
quan liêu nhằm hỗ trợ các hệ thống giáo dục, xã hội, chính trị. Họ tin rằng việc tìm
ra cách thiết kế chương trình tốt nhât sẽ đưa đến những chương trình tốt nhấ cho
các trường. Các nhà lí luận theo hướng qui tắc cũng được phân chia theo các nhóm
khác nhau. Cụ thể:
+ Nhu cầu xã hội- trẻ em làm trung tâm: (Dewey; Kilpatrick, Rugg): theo
quan niệm xây dựng chương trình phải căn cứ vào nhu cầu, hứng thú và khả năng
của người học. Tuy nhiên, họ lại gặp khó khăn trong việc phân nhóm các nhu cầu
của người học bởi lẽ mỗi người học khác nhau thì sẽ có những nhu cầu khác nhau.
+ Nhóm xây dựng chương trình dựa vào hiệu quả xã hội (Bobbit, Charters):
Họ nhấn mạnh đến sự phụ thuộc của chương trình đến đặc điểm của xã hội chứ
không phải bởi bản chất của đứa trẻ. Theo họ, giáo dục chỉ dành cho những người
trưởng thành chứ không phải cuộc sống của con người khi còn nhỏ. Tuy nhiên,
nhóm này cũng bị phê phán bởi mang tính bảo thủ xã hội và giả mạo.
+ Nhóm phát triển chương trình theo nhu cầu xã hội – Họp lí/ kỹ
thuật( Tyler, Herrick, Taba, Goodlad, Tanner và Tanner): Nhóm này đã chỉ ra các


bước xây dựng chương trình một cách rõ ràng và cụ thể. Đây được xem là cơ sở
cho phương pháp lập kế hoạch chương trình bằng cách trả lời cho các câu hỏi: mục
đích của chương trình, lựa chọn các hoạt động học tập, tổ chức các hoạt động học
tập, và đánh giá.
+ Nhóm theo nhu cầu xã hội và những người tái thiết ( Hughes, Skilbeck)Họ
cho rằng người xây dựng chương trình không phải xác định học sinh có điều gì

không ổn khi só sánh với xã hội mà là xác định xã hội có điều gì không ổn khi so
sánh với cách thức nó cần phát triển. Một khi phân tích này được thực hiện thì
chương trình có thể triển khai như một phương tiện để sửa chữa lệch lạc của xã
hội.
+ Nhóm theo triết lí – lí lẽ về kiến thức (Phenix, Hirst, Peters, Hutchins): Họ
coi bản chất của kiến thức là điểm khởi đầu của quá trình triển khai chương trình
và là cơ sở cho một chương trình chung. Mục đích là giúp trẻ em “có được các
công cụ để tham gia vào truyền thống văn hóa Phương Tây…và được tiếp xúc với
những tư tưởng và đối tượng vĩ đại nhất mà con người tạo ra”.
Nhóm này đã xuất phát từ việc lấy người học, nhu cầu xã hội và môn học
làm điểm khởi phát để xây dựng chương trình theo các bước được tổ chức chặt chẽ
và logic.Mặc dầu còn nhiều điểm hạn chế tuy nhiên không thể phủ nhận ảnh hưởng
của nhóm này đối với việc suy nghĩ và lập kế hoạch và triển khai chương trình kể
từ đầu thế kỷ XX.
2.1.2 Lý thuyết phát triển chương trình theo hướng mô tả
Những nhà giáo dục theo hướng này đưa ra vấn đề: Các nhà lập kế hoạch
chương trình thực sự phải làm gì? Các nhà lí luận theo hướng này không quan tâm
đến việc đưa ra các câu trả lời cụ thể cho các câu hỏi liên quan đến nội dung của
một chương trình. Họ quan tâm hơn đến cách thức đưa ra những câu trả lời như thế


nào? Họ quan tâm đến việc xây dựng sơ đồ địa hình miêu tả quá trình ra quyết định
về chương trình. Họ nhấn mạnh đến việc xây dựng chương trình theo hướng mở
bởi họ thấy được tính vô định của chương trình và không có các bước triển khai
chương trình nào lại đảm bảo sự thành công thực tế. Họ nhấn mạnh đến việc sử
dụng hình thức thảo luận hay suy luận thức tế như một phương pháp xây dựng
chương trình. Mỗi tình huống đòi hỏi phải có sự cân nhắc tương tác các phương
tiện và mục đích trước khi tìm ra giải pháp hay hành động tốt nhất. Các chương
trình mang tính kết thúc mở và không thể đoán trước các giải pháp bởi lẽ nó tồn tại
các vấn đề sau:

+ Nội dung không phải phù hợp với tất cả quá trình.
+ Mỗi người dạy có một mục đích giảng dạy khác nhau.
+ Kết quả không mang tính chất quyết định mà chỉ là chẩn đoán.
+ Giáo viên nào cũng mong muốn có kết quả tốt nhất nhưng dưới góc nhìn
đánh giá khác nhau thì kết quả sẽ khác nhau.
Thảo luận hay sự suy luận thực tế dường như là một phương pháp xây dựng
lý thuyết xây dựng chương trình có tiềm năng to lớn bởi nó tôn trọng người dạy
nhưng đến nay tiềm năng này vẫn chưa được khai thác nhiều.
2.1.3 Lý thuyết phát triển chương trình theo hướng đánh giá – giải
thích
Dạy học lâu này nhấn mạnh đến mục tiêu kiên thức nhưng theo quan điểm
này dạy học phải tác động đến cảm xúc, tình cảm của người học nhằm giúp học
sinh cảm nhận thấy niềm vui và hạnh phúc. Tiêu biểu cho những nhà lí luận thuộc
nhóm này là Eisner. Ông chú ý đến tính nghệ thuật trong dạy học, xác định mục
tiêu môn học nhưng không cứng nhắc và biết cân đối hợp lí giữa các môn học


trong nhà trường. Những nhà lý luận theo quan điểm này cũng có những cách tiếp
cận khác nhau như:
+ Nhóm kiểm soát xã hội và văn hóa
+ Nhóm tái sản xuất xã hội
+ Nhóm tái sản xuất văn hóa
+ Nhóm nghệ sỹ văn học
+ Nhóm Thuyết hiện sinh/ Phân tâm học
+ Nhóm tự truyện/ tiểu sử
+ Nhóm phân tích giới và giáo dục bình đẳng giới
+ Nhóm phân tích giới và đặc tính phái nam
+ Nhóm Chủng tộc
+ Nhóm Chống chủ nghĩa hiện đại/ cấu trúc.
Các nhà lý luận theo hướng này đã có một cái nhìn rất mới mẻ và mang tính

nhân văn cao khi họ chú ý đến tình cảm và cảm xúc của người học.
2.2 Xây dựng chương trình của bản thân
Hiện nay việc xây dựng chương trình dựa vào các quan điểm lý thuyết khác
nhau, cụ thể là có 3 căn cứ để lựa chọn: yếu tố người học, yêu cầu xã hội và nội
dung môn học. Theo quan điểm của cá nhân em, cả ba căn cứ này đều quan trọng
tuy nhiên yếu tố đóng vai trò quan trọng vẫn là yếu tố người học. Xét đến cùng,
giáo dục là giúp mỗi người khơi dậy được các tiềm năng, một chương trình được
đón nhận là chương trình mang lại có người học nhiều sự hữu ích cả về kiến thức


và tinh thần, có nghĩa là người học được thoải mái bộc lộ suy nghĩ, phát huy sự
sáng tạo, cảm nhận hạnh phúc và hình thành những xúc cảm tích cực để từ đó xây
dựng mối quan hệ và cuộc sống hòa hợp với mọi người theo các chuẩn mực xã hộ
Chương trình được thiết kế theo mô hình hệ thông gồm có 4 giai đoạn:
- Phân tích nhu cầu đào tạo
- Thiết kế đào tạo
- Thực hiện đào tạo
- Đánh giá
Việc xây dựng chương trình sẽ trải qua các bước như sau:
* Bước 1: Phân tích nhu cầu đào tạo
- Bước này nhằm trả lời cho câu hỏi có tồn tại một nhu cầu đào tạo không?
- Sử dụng các phương pháp như: quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, đàm
thoại, phỏng vấn, Test
* Bước 2: Phân tích các đặc điểm của học viên
- Đặc điểm thể lực/ Tâm lý: tôn giáo, thái độ, giá trị, động cơ hành động
- Trình độ đào tạo
- Nhu cầu đào tạo
- Sự tự nhận thức của người học
- Kinh nghiệm cá nhân
*Bước 3: Xây dựng môi trường đào tạo



- Môi trường trí tuệ: phương pháp học tập và kế hoạch xây dựng phương
pháp học tập tích cực
- Xây dựng môi trường vật chất
- Xây dựng môi trường xã hội: đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ trong giao
tiếp
* Bước 4: Xác định mục đích và các mục tiêu chương trình
- Mục tiêu chương trình thường để thể hiện ơ ba mặt: kiến thức, kỹ năng,
thái độ
- Căn cứ vào việc thực thi và các tiêu chuẩn nhằm kiểm tra, đánh giá.
* Bước 5: Xây dựng nội dung chương trình và tự sắp xếp
- Xác định nội dung cần biết
- Xác định nội dung nên biết
- Xác định nội dung có thể biết
- Cần sắp xếp có khoa học và tuân theo quy luật nhận thức của người học và
logic của khoa học
* Bước 6: Lựa chọn các phương pháp giảng dạy và tài liệu học tập
* Bước 7: Chuẩn bị các nguồn lực cho việc thực hiện chương trình
- Giảng viên
- Người học
- Tài chính


* Bước 8: Xây dựng kế hoạch đánh giá chương trình
Tên chương trình:
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC
-Chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu cho các người học tốt nghiệp đại học
có chuyên ngành phù hợp với các môn học ở trường phổ thông muốn trở thành

giáo viên tại các trường phổ thông.
- Lý do xây dựng chương trình
+ Về mặt lý luận: Người giáo viên cần có những phẩm chất và năng lực nghề
nghiệp. Muốn như vậy, họ không chỉ trang bị kiến thức chuyên môn mà còn có kỹ
năng thực hành nghề.
+ Về mặt thực tiễn: Nhiều sinh viên không tốt nghiệp trường sư phạm nhưng
họ có mong muốn, có khả năng được trở thành giáo viên. Vì vậy chương trình bồi
dưỡng NVSP giúp họ đáp ứng nhu cầu đó và đáp ứng với yêu cầu chuẩn nghề
nghiệp của giáo viên phổ thông hiện nay.
- Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho những
người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên trung học phổ thông, người học
có được những phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học phổ thông đểthực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học và
giáo dục nhân cách cho học sinh.
Mục tiêu cụ thể
Về kiến thức


Sau khi học xong chương trình người học sẽ:
-

Trình bày được những nội dung cơ bản về quản lí hành chính nhà
nước và quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

- - Trình bày được những nội dung cơ bản của điều lệ trường THPT;
tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của giáo viên THPT.
- - Trình bày được những kiến thức cơ bản về sự phát triển tâm lý, nhân
cách; các cơ sở tâm lý của việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo
dục; về giao tiếp và giao tiếp sư phạm

- - Trình bày được những kiến thức cơ bản về quá trình dạy học và giáo
dục; lí luận dạy học bộ môn; đánh giá trong giáo dục
Về kỹ năng
- Sau khi học xong chương trình người học sẽ có :
- - Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học, giáo dục như: kỹ năng
tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo dục, kỹ năng xây dựng và thực
hiện kế hoạch dạy học, kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học,
giáo dục; làm được chủ nhiệm lớp và công tác Đoàn thanh niên cộng
sản Hố Chí Minh trong trường THPT.
- - Các kỹ năng mềm có tác dụng hỗ tích cực cho hoạt động dạy học,
giáo dục như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý; kỹ
năng phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh; kỹ năng tự bồi
dưỡng, phát triển nghề nghiệp.
Về thái độ
- - Phát triển tình cảm nghề nghiệp, đạo đức, tác phong sư phạm mẫu
mực của nhà giáo.
- - Có trách nhiệm trong hoạt động dạy học, giáo dục HS và phát triển
năng lực chuyên môn.
- - Có thái độ khách quan, khoa học trong tổ chức, quản lý quá trình dạy


học và giáo dục.
- Nội dung
+ Tâm lý học dạy học
+ Lý luận dạy học
+ Lý luận giáo dục
+ Đánh giá giáo dục
+ Giao tiếp sư phạm
+ Thực hành sư phạm
- Các điều kiện giúp xây dựng chương trinh

+ Về phía giảng viên: có kinh nghiệm, được đào tạo đúng với chuyên
ngành đảm nhận công việc giảng dạy
+ Tạo môi trường học tập thân thiện tích cực
+ Điều kiện học tập như phòng ốc, cơ sở vật chất như thiết bị dạy học
+ Kinh phí: từ việc thu học phí
- Đánh giá chương trình
+ Sử dụng các phương pháp quan sát, trò chuyện, phiếu hỏi, sản phẩm
hoạt động của sinh viên, ý kiến đánh giá của giảng viên, cơ sở thực
tập để có sự điều chỉnh hợp lí.
3. Kết luận


Việc xây dựng và phát triển chương trình cần dựa trên quan điểm giống như
triết lý giáo dục để chỉ đạo quá trình đó. Dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng
chương trình cần hướng vào người học, giúp họ có khả năng phát triển bản thân. Ý
thức được điều này, các nhà giáo dục cần chú ý đến từ việc xác định nhu cầu người
học, xây dựng môi trường học tập thân thiện và hình thức kiểm tra đánh giá. Việc
vận dụng các lý thuyết phát triển chương trình cần có sự sáng lọc để phù hợp với
đối tượng, đặc điểm từng vùng miền, và bối cảnh lịch sử, Trong giáo dục hiện nay,
các nhà quản lý cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của chương trình đối với hiệu
quả của giáo dục để có sự nghiên cứu và đầu tư phù hợp.



×