Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí sử dụng đất di tích lịch sử Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.96 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

ĐÀM THỊ QUỲNH TRANG
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÍ SỬ DỤNG ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ PÁC BÓ, HUYỆN HÀ
QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý tài nguyên

Khóa học

: 2013-2017

Thái Nguyên-2017



i

LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phương trâm “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực
tế”. Thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau khi học tập, nghiên
cứu tại trường có điều kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Đây là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên các trường đại
học nói chung và sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng.
Đây là một khoảng thời gian rất quý báu, bổ ích và có ý nghĩa vô cùng lớn
đối với bản thân em. Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường em đã được
trang bị một lượng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và một lượng kiến thức về
xã hội nhất định để sau này khi ra trường em không còn phải bỡ ngỡ và có thể đóng
góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đất nước và trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp được giao và hoàn
chỉnh các nội dung của khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đấu và nỗ lực
của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và rất tâm huyết của các
thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên đặc biệt là sự chỉ đạo sát
sao của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông. Đồng thời bản thân em còn
nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các bác, các chú, các cô, các anh, các
chị trong phòng tài nguyên và môi trường huyện Hà Quảng,tỉnh Cao Bằng.
Với tấm lòng biết ơn của mình bản thân em xin bày tỏ sự biết ơn vô cùng sâu
sắc và chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên, các
thầy cô giáo của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các bác, các chú,
các cô, các anh, các chị đang công tác tại phòng tài nguyên và môi trường huyện Hà
Quảng,tỉnh Cao Bằng đã giúp đỡ em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập được giao và
có được kết quả thực tế rất tốt đó là bản khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Cao Bằng, ngày


tháng

năm 2017

Sinh viên
Đàm Thị Quỳnh Trang


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1.Mục tiêu cụ tổng quát ............................................................................ 2
1.1.2.Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3.YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 3
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
2.1.Cơ sở khoa học về sử dụng đất và quản lí đất di tích lịch sử ..................... 4
2.1.1.Cơ sở khoa học về quản lí sử dụng đất................................................... 4
2.1.2.Cơ sở khoa học về quản lí sử dụng đất di tích lịch sử văn hóa ............... 5
2.2. Cơ sở pháp lý có liên quan đến quản lý sử dụng đất lịch sử văn hóa ........ 7
2.2.1.Các văn bản pháp lý của Trung Ương .................................................... 7

2.2.2.Các văn bản pháp lý của tỉnh Cao Bằng................................................. 7
2.3. Tổng quan nghiên cứu về quản lý sử dụng đất di tích lịch sử văn hóa ở
Việt Nam ........................................................................................................ 8
2.3.1.Một số nghiên cứu về quản lý sử dụng đất di tích lịch sử văn hóa ở khu
vực phía Bắc .................................................................................................. 8
2.3.2. Di tích lịch sử văn hóa ở Việt Nam ..................................................... 15
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 20


iii

3.1.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 20
3.1.1.Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 20
3.1.2.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 20
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH ........................................... 20
3.3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 20
3.3.1.Đánh giá điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội xã Trường Hà, huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng. ................................................................................. 20
3.3.2.Đánh giá hiện trạng quản lý sử dụng đất của xã Trường Hà, huyện Hà
Quảng, tỉnh Cao Bằng. ................................................................................. 21
3.3.3.Đánh giá hiện trạng quản lí sử dụng đất khu di tích lịch sử Pác Bó, xã
Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. ................................................. 21
3.3.4.Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất di tích lịch sử Pác Bó, xã
Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng qua ý kiến cán bộ quản lý, cán
bộ địa phương và qua ý kiến của người dân.................................................. 22
3.3.5.Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất đai . 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 22
3.4.1.Phương pháp điều tra thu thập tài liệu,số liệu thứ cấp .......................... 22
3.4.2.Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp .......................... 22

3.4.3.Phương pháp thống kê ......................................................................... 23
3.4.4. Phương pháp liên ngành ..................................................................... 23
3.4.5. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu............................... 23
3.4.6. Phương pháp dự báo ........................................................................... 23
3.4.7. Phương pháp chuyên gia..................................................................... 23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 24
4.1.Điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh
Cao Bằng...................................................................................................... 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên [17] ....................................................................... 24


iv

4.1.2.Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 25
4.1. 2. Tài nguyên rừng ................................................................................ 27
4.1.3. Tài nguyên nước ................................................................................. 28
4.1.4. Tài nguyên khoáng sản ....................................................................... 28
4.1.5. Tài nguyên nhân văn........................................................................... 28
4.1.6. Cảnh quan môi trường ....................................................................... 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội,cơ sở hạ tầng [17] ....................................... 29
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.......................... 32
4.2.Hiện trạng quản lý, sử dụng đất xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng ............................................................................................................. 33
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng ............................................................................................................. 33
4.2.2.Tình hình biến động diện tích theo mục đích sử dụng của xã Trường Hà,
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng .................................................................. 35
4.3.Đánh giá công tác quản lí sử dụng đất và phát triển du lịch tại khu di tích .... 36
4.3.1.Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất di tích lịch sử tại khu di tích
lịch sử Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng .................. 37

4.3.2.Công tác phát triển du lịch tại khu di tích lịch sử Pác Bó, xã Trường Hà,
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng .................................................................. 45
4.4. Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất di tích lịch sử Pác Bó, xã Trương Hà,
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng qua ý kiến cán bộ quản lý, cán bộ địa phương và
người dân. ..................................................................................................... 50
4.4.1.Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý khu di tích lịch sử Pác Bó ................. 50
4.4.2.Ý kiến đánh giá của cán bộ địa phương xã Trường Hà, huyện Hà Quảng,
tỉnh Cao Bằng................................................................................................ 52
4.4.3.Ý kiến đánh giá của người dân địa phương xóm Pác Bó, xã Trường Hà,
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng .................................................................. 53


v

4.5.Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất đai và
quản lý di tích............................................................................................... 54
4.4.1.Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí sử dụng đất ................... 54
4.4.2.Giải pháp nâng cao chất lượng quản lí di tích ...................................... 54
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 58
5.1.Kết luận .................................................................................................. 58
5.2.Kiến nghị ................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 60


vi

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
BNV

Bộ Nội vụ


BTNMT-BTC

Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ tài chính

BTP-BTNMT

Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên Môi trường

CP

Chính phủ

CT – TTg

Chỉ thị Thủ tướng

CV- CP

Công văn Chính phủ

NĐ – CP

Nghị định Chính phủ

NQ-UBTVQH

Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội

QĐ – BTNMT


Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường

QĐ – UBND

Quyết định Ủy ban nhân dân

QĐ-TTg

Quyết định thủ tướng

QLNN

Quản lý Nhà nước

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TN- MT

Tài Nguyên và Môi trường

TT-BTNMT

Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường

UNBD

Ủy ban nhân dân



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Các di tích quốc gia đặc biệt .......................................................... 19
Hình 4.1: Cơ cấu thành phần lao động xã Trường Hà ................................... 30
Hình 4.2: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất xã Trường Hà ............................... 34
Hình 4.3: Cơ cấu diện tích đất theo đối tượng sử dụng trong khu di tích ...... 43
Hình 4.4: Sơ đồ lượng khách đến du lịch khu di tích lịch sử Pác Bó............. 49


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam đến năm 2015 ............ 16
Bảng 4.1: Dân số, lao động và việc làm của xã Trường Hà .......................... 29
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Trường Hà .......................................... 33
Bảng 4.3: Tình hình biến động diện tích theo mục đích sử dụng năm 2015 so
với năm 2013,2014 của xã Trường Hà ......................................................... 35
Bảng 4.4: Hiện trạng diện tích của các điểm di tích chi tiết của khu di tích Pác Bó 40
Bảng 4.5: Hiện trạng về diện tích quy hoạch chi tiết trồng cây xanh tại khu di
tích lịch sử Pác Bó........................................................................................ 41
Bảng 4.6: Cơ cấu diện tích đất theo đối tượng sử dụng của khu di tích được
quy hoạch ..................................................................................................... 42
Bảng 4.7: Các hạng mục, công trình theo quy hoạch đã triển khai thuộc khu di
tích Pác Bó ................................................................................................... 44
Bảng 4.8: Số lượng khách du lịch tham quan ............................................... 49
Bảng 4.9: Đánh giá của cán bộ quản lý về quá trình quản lý sử dụng đất di
tích lịch sử Pác Bó........................................................................................ 51

Bảng 4.10: Đánh giá của cán bộ địa phương về vai trò của khu di tích lịch sử
Pác Bó .......................................................................................................... 52
Bảng 4.11: Đánh giá của người dân địa phương về tình hình quản lý và sử
dụng đất di tích lịch sử tại khu di tích lịch sử Pác Bó .................................. 53


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tặng vật của thiên
nhiên, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu được. Trải qua quá trình lao
động con người tác động vào đất đai tạo ra những sản phẩm nuôi sống bản
thân và phục vụ những lợi ích khác trong cuộc sống của con người.
Văn hóa Việt Nam là thành quả của hàng nghìn năm lao động sáng tạo,
đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của các dân tộc Việt Nam, là
thành quả giao lưu và tiếp thu văn hóa nhân loại.Văn hóa Việt Nam hun đúc
nên tâm hồn, bản lĩnh, khí phách Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của
dân tộc.
Lịch sử đã để lại cho dân tộc ta nhiều di sản quý báu, đặc biệt là hệ
thống các di tích lịch sử - văn hóa. Đó là nguồn tài liệu sống động, là minh
chứng vật chất cho quá trình lao động sáng tạo, đấu tranh dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta. Di tích lịch sử có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã
hội của mỗi quốc gia, dân tộc, là tải sản vô cùng quý giá của toàn dân tộc, là
bộ phận quan trọng hợp thành nền văn hóa Việt Nam được lưu trữ trường tồn
từ thế hệ này qua thế hệ khác
Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, Khu di tích
lịch sử Pác Bó trở thành một trong những khu di tích quan trọng của cả nước
về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng. Sau khi Bác mất năm 1969,

để tỏ lòng thành kính đối với công lao vĩ đại của Bác và để bảo tồn và phát
huy giá trị lịch sử của Khu di tích, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư,
tôn tạo Khu di tích để phục vụ khách tham quan. Ngày 21/02/1975, Khu di
tích Pác Bó đã được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích lịch sử cách mạng. Trải qua
những thăng trầm của lịch sử, nhưng Khu di tích vẫn luôn nhận được sự quan


2

tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân cả nước. Khu di tích Pác Bó vẫn duy
trì hoạt động, công tác bảo tồn và phát huy tác dụng ngày càng được quan
tâm, lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan khu di tích ngày càng
đông...
Là một người con sinh ra trên quê hương Cao Bằng, nơi mà Khu di tích
lịch sử cách mạng Pác Bó còn lưu giữ nhiều di tích cách cách mạng trong
cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhận thức tầm quan trọng cũng như tính cấp
thiết của vấn đề nêu trên ở tỉnh Cao Bằng, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiện
trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí sử dụng đất di tích lịch sử
Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
của mình, với hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất lựợng hiệu quả công
tác quản lý di tích nhằm bảo tồn và phát huy được giá trị sử dụng đất di
tích,phát huy giá trị du lịch của khu di tích lịch sử Pác Bó một cách bền vững
trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1.Mục tiêu cụ tổng quát
Đánh giá hiện trạng công tác quản lí và sử dụng đất tại khu di tích lịch
Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng qua đó đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí sử dụng đất di tích lịch sử.
1.1.2.Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại khu di tích lịch sử Pác Bó xã

Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai tại khu di tích lịch sử Pác Bó xã
Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất di tích lịch
sử tại khu di tích lịch sử Pác Bó xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng.


3

1.3.YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở sử dụng các kiến thức chuyên ngành quản lí đất đai:
- Nghiên cứu, nắm vững các khái niệm, đặc điểm về đất di tích lịch sử
văn hóa
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Trường Hà, huyện
Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Điều tra, thu thập và tổng hợp các nguồn thông tin có liên quan đến
các dự án quy hoạch của khi đất di tích lịch sử tại địa bàn nghiên cứu một
cách đầy đủ, chính xác, phản ánh đúng thực trạng
- Dự đoán xu hướng biến động và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
và quản lí sử dụng đất di tích lịch sử tại khu di tích lịch sử Pác Bó xã Trường
Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa trong học tập: giúp sinh viên nắm chắc được khối kiến thức
đã được học trong nhà trường, học hỏi được những kinh nghiệm, cách giao
tiếp làm việc trong quá trình thực tập tại địa phương để áp dụng cho công việc
sau này. Thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố thêm kiến thức tạo tiền đề và
là bước đầu tiếp cận với thực tế nghề nghiệp tương lai.
- Tổng quát hóa được lý thuyết và thực tiễn của đất di tích lịch sử.
- Kết quả nghiên cứu phục vụ cơ quan quản lý có cái nhìn tổng quan về

đất di tích lịch sử hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch tại khu di tích lịch sử
Pác Bó xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Cơ sở khoa học về sử dụng đất và quản lí đất di tích lịch sử
2.1.1.Cơ sở khoa học về quản lí sử dụng đất
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó
là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp
mặt tươi xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất
là lớp phủ thổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc
của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là
thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của
bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản.
Quản lý đất đai là quá trình lưu giữ và cập nhật những thông tin về sở
hữu, giá trị, sử dụng đất và những thông tin khác liên quan đến đất. Đối tượng
quản lý đất đai liên quan đến cả 2 đối tượng đất công và đất tư bao gồm các
công việc: đo đạc đất đai, đăng ký đất đai, định giá đất đai, giám sát sử dụng,
lưu giữ và cập nhật các thông tin đất đai, cung cấp các thông tin đất đai và
giải quyết tranh chấp đất đai.
Nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa, đất đai thuộc quyền sở hữu toàn
dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Do đó, quản lý nhà nước về đất đai
là tất cả các hoạt động của cơ quan Nhà nước về đất đai thể hiện quyền định
đoạt từ đất đai, quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất và thực hiện quyền trao
đổi, quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng đất. Trường hợp Luật Đất đai không
quy định thì áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan. [5]

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bộ phận quan trọng trong việc
đánh giá tài nguyên thiên nhiên. Đối với quá trình quy hoạch và sử dụng đất
cũng vậy, công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan
trọng, là cơ sở để đưa ra những quyết định cũng như định hướng sử dụng đất


5

hợp lý cho địa phương. Đánh gía hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học
cho việc đề xuất những phương thức sử dụng đất hợp lý cho địa phương.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất những
phương thức sử dụng đất hợp lý. Việc đánh giá chính xác, đầy đủ, cụ thể hiện
trạng sử dụng đất giúp cho các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn đưa ra các
quyết định chính xác, phù hợp với việc sử dụng đất hiện tại và hướng sử dụng
đất trong tương lai.
2.1.2.Cơ sở khoa học về quản lí sử dụng đất di tích lịch sử văn hóa
- Khái niệm Di tích lịch sử văn hóa: Theo Luật Di sản văn hóa của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội khóa X thông qua
trong kỳ họp thứ 9 ngày 29/09/2001, [4]gồm những khái niệm sau:
+ Di tích lịch sử, văn hóa: là công trình xây dựng địa điểm và các di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử
văn hóa, khoa học.
+ Khái niệm Di tích quốc gia đặc biệt: Di tích quốc gia đặc biệt
là những di tích Việt Nam có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia. Di tích
quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng trên cơ sở lựa
chọn các di tích quan trọng đã được Bộ Văn hóa thể thao du lịch xếp hạng là
di tích quốc gia.
+ Di tích là nơi kết tinh tài lực và trí tuệ của nhân dân lao động, thể
hiện bản sắc văn hóa dân tộc, các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng diễn ra tại di
tích có tác dụng giáo dục lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước.

Giá trị lịch sử văn hóa đã thấm sâu vào tâm hồn, máu thịt bao thế hệ người
Việt làm lên sức sống mãnh liệt giúp dân tộc ta vượt qua bao khó khăn nguy
hiểm để phát triển lớn mạnh không ngừng. Việc bảo vệ di tích có ý nghĩa lớn lao
trong việc tìm hiểu cội nguồn văn hóa dân tộc, từ đó lựạ chọn khai thác cũng như


6

bảo tồn, phát triển những tinh hóa văn hóa truyền thống của dân tộc, lấy đó làm
nền tảng để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Di tích lịch sử văn hoá là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá
lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc
trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước
hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ
phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại.
- Đất có di tích lịch sử - văn hoá là đất có các di tích lịch sử - văn hoá đã
được Nhà nước xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quyết định bảo vệ; kể cả diện tích mặt nước, vườn cây gắn liền với
công trình di tích lịch sử - văn hóa và diện tích làm nơi bán vé, nhà hàng, nhà
bán đồ lưu niệm, bãi đỗ xe, khách sạn, nhà nghỉ và các công trình khác phục vụ
tham quan du lịch nằm trong khu di tích lịch sử - văn hoá; trừ đất các di tích lịch
sử văn hóa đang sử dụng vào mục đích đất ở; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, rừng
đặc dụng và các loại đất phi nông nghiệp khác.[6]
Với những giá trị như trên, các di tích lịch sử văn hoá là bộ phận đặc
biệt trong cơ cấu "tài nguyên du lịch". Các di tích đó, cả về mặt nội dung lẫn
hình thức, đều có khả năng tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ.
Điều dễ nhận ra là di tích và danh thắng luôn gắn bó mật thiết với hoạt
động du lịch, thậm chí nó còn được xem là tài nguyên du lịch. Do vậy việc
quản lí và sử dụng đất di sản văn hóa là vô cùng quan trọng trong xã hội hiện
nay. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để di sản văn hóa nói chung, di tích

lịch sử nói riêng phải trở thành bộ phận hợp thành nên nền tảng tinh thần của
xã hội, góp phần vào tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững thông qua các
hoạt động du lịch từ những giá trị mà di tích, danh thắng mang lại, đó là vấn
đề cần phải giải quyết một cách khoa học biện chứng.


7

2.2. Cơ sở pháp lý có liên quan đến quản lý sử dụng đất lịch sử văn hóa
2.2.1.Các văn bản pháp lý của Trung Ương
- Luật Đất đai 2013-45/2013QĐ13 (Điều 158)
- Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10.
- Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính
phủ về việc quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch,
dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
-Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 của Chính phủ về cấp
giấy phép xây dựng
-Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết một số quy định về bảo
quản, tu bổ, phục hồi di tích và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Điều 27 Nghị định 43/2014 NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 hướng dẫn
thi hành Luật đất đai về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh
lam thắng cảnh
- Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
-Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2011 quy
định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh
lam thắng cảnh.

2.2.2.Các văn bản pháp lý của tỉnh Cao Bằng
- Quyết định số 457/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Đề án chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Khu di tích Pác Bó tỉnh Cao Bằng.


8

- Chương trình số 12-CTr/TU ngày 29/4/2011 của Tỉnh ủy Cao Bằng về
phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch 973/KH-UBND ngày
31/5/2011của UBND tỉnh thực hiện Chương trình phát triển du lịch giai đoạn
2011-2015
- Quyết định số 856/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết trồng cây xanh tại khu di tích lịch sử Pác
Bó tỉnh Cao Bằng
2.3. Tổng quan nghiên cứu về quản lý sử dụng đất di tích lịch sử văn hóa
ở Việt Nam
2.3.1.Một số nghiên cứu về quản lý sử dụng đất di tích lịch sử văn hóa ở
khu vực phía Bắc
* Di tích lịch sử Đền Hùng [12]
- Quy hoạch đất đai tại khu di tích lịch sử Đền Hùng:
Theo quy hoạch, phạm vi Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền
Hùng bao gồm các xã, phường: Hy Cương, Chu Hóa và Vân Phú (thành phố
Việt Trì); Tiên Kiên (huyện Lâm Thao) và Phù Ninh (huyện Phù Ninh) với
tổng diện tích 845 ha.
Đối với Khu vực I (vùng lõi) diện tích 32,2 ha là khu vực bao gồm các
di tích Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng, Lăng Vua Hùng, Chùa
Thiên Quang, Bảo tháp, Nhà thờ Tổ, gác Chuông. Khu vực này tiếp tục bảo
tồn nguyên trạng các di tích, hệ thống đường bậc, cây xanh cảnh quan và rừng
nguyên sinh.

Đối với Khu vực II (vùng đệm) diện tích 812,8 ha bao gồm các khu Núi
Vặn, núi Trọc; khu Trung tâm lễ hội; khu cảnh quan Hồ Mẫu; khu rừng quốc
gia Đền Hùng và cảnh quan sinh thái phía Bắc; tháp Hùng Vương; đài tưởng
niệm liệt sỹ và đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân và khu dân cư hiện trạng.


9

Định hướng phát triển chủ yếu là không gian kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên
bảo vệ khu di tích, không gian tổ chức lễ hội và dịch vụ du lịch.
-Phát triển cảnh quan:
Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng, thuộc đất Phong Châu, vốn là
đất đế đô của Nhà nước Văn Lang. Trong tâm thức dân tộc, vùng đất này
được coi là vùng đất Tổ, là cái nôi và cội nguồn của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam.
Trong khu vực đền Hùng có 4 ngôi đền, 1 ngôi chùa, 1 lăng và một số
hạng mục kiến trúc khác, được xây dựng hài hoà với cảnh quan thiên nhiên
hùng vĩ, nơi khí thiêng của non sông hội tụ.
Cổng đền: được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh vào năm Khải Định thứ
2 (1917), dạng vòm cuốn, cao 8,5m, gồm 2 tầng, 8 mái... Tầng dưới có một
cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc mái
trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Mặt trước của cổng đắp nổi phù điêu hai
võ sĩ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang
trí hình hổ phù. Đền Hạ: được xây dựng lại trên nền cũ, vào khoảng thế kỷ
XVII - XVIII, kiểu chữ “nhị”, gồm tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách
nhau 1,5m, kiến trúc đơn sơ, kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái
sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc hậu cung, hai bên đắp phù
điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí, mái lợp ngói
mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn.
Ngay chân đền Hạ là nhà bia, với kiến trúc hình lục giác, xây dựng năm

1917, trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong,
bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can.
* Di tích lịch sử Tân Trào, Tuyên Quang [11]
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định 2356/QĐ-ttg phê duyệt Quy
hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử


10

quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến
năm 2025.
Theo đó, phạm vi quy hoạch có diện tích khoảng 3.100 ha bao gồm 138
di tích và cụm di tích thuộc vùng bảo vệ di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân
Trào. Với diện tích này đồ án sẽ bao trùm trên địa bàn 11 xã: Tân Trào, Minh
Thanh, Trung Yên, Bình Yên và Lương Thiện (thuộc huyện Sơn Dương),
Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện và Công Đa (thuộc
huyện Yên Sơn).
Theo định hướng, hình thành trung tâm bố cục chính cho toàn khu di
tích, có vị trí cạnh ngã ba thôn Bòng (giáp quốc lộ 2C và đường vào cụm di
tích Tân Trào), tạo không gian kết nối với 9 cụm di tích và 129 di tích đơn lẻ.
Đối với không gian vùng bảo vệ di tích gốc, định hướng bảo tồn
nguyên trạng; giữ nguyên bố cục không gian, kiến trúc cảnh quan đối với 4
cụm di tích và 17 di tích còn tương đối nguyên vẹn và đã được tu bổ, tôn tạo,
phục hồi trong thời gian gần đây. Bổ sung một số hạng mục trưng bày nội thất
như hình ảnh hoạt động của cán bộ cách mạng và các hiện vật liên quan đến
di tích, phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của khách du lịch.
Với mục tiêu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử của các di tích
hiện còn nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, phục vụ nghiên cứu khoa học,
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong vùng; góp phần phát triển
kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng căn cứ cách mạng Tân

Trào, tỉnh Tuyên Quang và vùng phụ cận; kết nối các điểm tham quan di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh để xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái của vùng trung du và miền núi phía Bắc
* Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa, Thái nguyên [13]
Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa thuộc địa phận các xã Phú
Đình, Điềm Mặc, Thanh Định, Định Biên, Bảo Linh, Đồng Thịnh, Quy Kỳ,


11

Kim Phượng, Bình Thành và thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên, với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn trên 5.200km2. Đây cũng là địa
bàn giáp danh giữa các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn.
Trong lịch sử, di tích từng được biết đến qua nhiều tên gọi khác nhau,
như An toàn khu, Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa, Khu di tích lịch sử An
toàn khu (ATK) Trung ương, là nơi ở, làm việc và hoạt động của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp (1946 - 1954).
Năm 1981, Khu di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia, gồm 13 di tích thành
phần:
1. Nhà tù Chợ Chu (thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa)
Nhà tù Chợ Chu do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1916, nâng cấp
năm 1942, từng làm nơi giam giữ các chiến sĩ Việt Nam yêu nước và cách
mạng. Hiện nay, di tích còn hai nền nhà dài, chạy song song (bên ngoài là nhà
giam, bên trong là nhà ăn), nền nhà gác và bốt gác.
2. Địa điểm thành lập Việt Nam Giải phóng quân (xã Định Biên, huyện
Định Hóa)
Sáng ngày 15/5/1945, lễ thành lập Việt Nam Giải phóng quân được
diễn ra tại thửa ruộng Nà Nhậu (phía trước ngôi đình làng Quặng). Bộ Tư
lệnh Quân Giải phóng gồm các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Chu Văn Tấn,

Trần Đăng Ninh. Gần đây, tại địa điểm này đã dựng bia ghi dấu sự kiện và
phục dựng lại đình làng Quặng.
3. Địa điểm Bác ở và làm việc tại đồi Khau Tý năm 1947 (xã Điềm
Mặc, huyện Định Hóa)
Đây là nơi ở và làm việc của Bác từ trung tuần tháng 5 năm 1947 đến
đêm ngày 20/5/1947. Trong thời gian này, Bác đã đưa ra các quyết sách quan


12

trọng để chỉ đạo quân dân ta đập tan cuộc tấn công lên Việt Bắc của quân
Pháp trong chiến dịch Thu - Đông năm 1947. Cũng tại địa điểm này, Bác đã
hoàn thành bản thảo cuốn sách “Sửa đổi lối làm việc”.
Di tích được phục dựng vào năm 2004, 2005, với các hạng mục: nhà
sàn, nhà bếp, giao thông hào...
4. Địa điểm Bác ở và làm việc tại đồi Tỉn Keo (1948 - 1954), xã Phú
Đình, huyện Định Hóa
Di tích gồm các hạng mục: lán ở của Bác và lán của anh em bảo vệ,
giúp việc, lán họp Bộ Chính trị, trạm gác, hầm trú, hào thoát xuống chân
đồi… Tại đây, Bác đã soạn thảo, ký nhiều văn kiện quan trọng và cùng Bộ
Chính trị đưa ra những quyết định quan trọng, đem lại thắng lợi thắng lợi cho
chiến cuộc Đông Xuân (1953 - 1954).
Hiện tại, lán ở của Bác, lán họp Bộ Chính trị và một số hạng mục
khác... đã được phục dựng lại bằng gỗ, vầu, mái lợp lá cọ.
5. Cụm di tích Bác ở Khuôn Tát: Cây đa, Đoạn suối Khuôn Tát - nơi
Bác tắm, giặt và câu cá, Nhà sàn và hầm Bác ở đồi Nà Đình (xã Phú Đình,
huyện Định Hóa)
Tại địa điểm này, Bác đã từng ở và làm việc từ ngày 20/11/1947 đến
tháng 01 năm 1954. Trong thời gian tại đây, Bác đã đề ra nhiều quyết sách
quan trọng để chỉ đạo kháng chiến, kiến quốc.

Năm 2000, đã phục dựng nhà sàn Bác ở, làm việc, hệ thống đường hầm
và một số hạng mục khác trong di tích.
6. Địa điểm Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương
Đảng làm việc tại Phụng Hiển (1947 - 1949), xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa
Đây là nơi làm việc trong thời kỳ đầu của Tổng Bí thư Trường Chinh,
Văn phòng Trung ương Đảng và Báo Sự thật tại ATK Định Hóa.


13

7. Địa điểm Cơ quan Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân
Việt Nam (1949 - 1954) tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa
Đây là trụ sở làm việc của đại tướng Võ Nguyên Giáp, Văn phòng
Tổng Quân ủy và địa điểm Văn phòng Bộ Tổng Tư lệnh trên đồi Khau Cuội.
Tại địa điểm này, nhiều kế hoạch quân sự quan trọng đã được xây dựng, trình
Thường vụ Trung ương Đảng và Bác Hồ phê duyệt.
Năm 2004, Bộ Quốc phòng dựng lại lán làm việc của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, hầm, hào bảo vệ,... lập nhà bia di tích Cơ quan Bộ Tổng Tư lệnh.
8. Thắng cảnh thác Khuôn Tát (xã Phú Bình, huyện Định Hóa)
Thác gồm 7 tầng, nằm trên đồi Khẩu Goại, thuộc dãy núi Khau Nhị,
tiếp nối với dãy núi Hồng. Khi làm việc tại đồi Tỉn Keo, Bác từng ngồi câu cá
và cùng anh em bảo vệ, giúp việc tắm, giặt tại thác này. Hiện nay, thác vẫn
giữ được cảnh đẹp tự nhiên, môi trường trong sạch.
9. Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (xã Điềm Mặc, huyện
Định Hóa)
Di tích thuộc xóm Roòng Khoa, bên sườn đồi Khẩu Goại. Đây là nơi đã
diễn ra Hội nghị quyết định việc đổi tên Hội Nhà báo Việt Nam thành Hội
Những người viết báo Việt Nam (ngày 21/4/1950). Tại đây, Hội Nhà báo
Việt Nam đã phối hợp với một số cơ quan khác xây dựng nhà bia lưu miệm.
10. Địa điểm thành lập Ủy ban hòa bình Việt Nam (xã Điềm Mặc,

huyện Định Hóa)
Ngày 19/11/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, đã diễn ra Hội
nghị thành lập Uỷ ban Bảo vệ hòa bình Việt Nam. Trong kháng chiến, Ủy ban
này đã có những chủ trương, chính sách cổ vũ, động viên nhân dân ta và kiều
bào ở nước ngoài, đặc biệt là ở Pháp, góp sức vào cuộc kháng chiến. Tại đây,
Liên hiệp Các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam đã cho dựng bia đá, khắc thư của
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị.


14

11. Địa điểm thành lập Ủy ban Kiểm tra Trung ương (xã Điềm Mặc,
huyện Định Hóa)
Đây là nơi đặt trụ sở của Ban Kiểm tra Trung ương - cơ quan kiểm tra
chuyên trách đầu tiên của Đảng (tại đồi Pụ Miếu, thôn Phụng Hiển). Hiện
nay, tại khu vực này đã dựng nhà bia để ghi dấu sự kiện lịch sử.
12. Địa điểm Báo Quân đội nhân dân ra số đầu (20/10/1950) xã Định
Biên, huyện Định Hóa
Ngày 20/10/1950, sau gần ba tháng chuẩn bị, Báo Quân Đội nhân dân
đã ra số đầu tại thôn Khau Diều, xã Định Biên.
Hiện nay, Báo Quân đội nhân dân đã lập bia ghi dấu sự kiện tại di tích.
13. Địa điểm đồi Pụ Đồn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì lễ phong
quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp (1948) (xã Phú Đình,
huyện Định Hóa)
Di tích là nơi lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số
110/SL phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp (ngày
20/01/1948) và chủ trì lễ phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí (ngày
28/5/1948). Năm 2008, đã xây dựng nhà bia ghi dấu sự kiện tại di tích.
An Toàn Khu (ATK) Định Hóa thực sự là một quần thể di tích quan
trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX, một Thủ đô kháng chiến

với các vùng di tích trọng điểm: Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên
Quang), ATK Định Hóa, Chợ Đồn, Chiêm Hóa, Sơn Dương, Yên Sơn (Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang) có ý nghĩa và giá trị trên nhiều mặt. Đặc
biệt, ATK Định Hóa là nơi khởi phát, tổ chức chỉ đạo chiến dịch Điện Biên
Phủ giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương…
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di
tích, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích


15

lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) là
Di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 548/QĐ-TTg).
2.3.2. Di tích lịch sử văn hóa ở Việt Nam
Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua đã khẳng định “Di sản văn hoá Việt Nam là
tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản
văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
nhân dân ta”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và
phát huy các di sản văn hóa. Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ này như
sau: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản
sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi
trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và
dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.[4]
Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha
ông để lại.”
Di sản văn hoá tồn tại dưới dạng vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa
vật thể gồm di tích, di vật và môi trường cảnh quan xung quanh di tích đó.

Theo kết quả kiểm kê, hiện nay cả nước có trên 4 vạn di tích, trong đó
tới hết năm 2006 có 2882 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia và 4286 di
tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh.[2]
Các khu di tích lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong việc lưu trữ và bảo
tồn các giá trị lịch sử vật thể và cả phi vật thể. Khu di tích là nơi bảo tồn các
công trình các di vật mang ý nghĩa văn hóa và lịch sử to lớn để cho đời sau tới
thăm quan và được biết về một thời kì khó khăn và hào hùng của dân tộc.


16

Bảng 2.1 Các di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam đến năm 2015
Khu vực

Tên di tích
Di tích lịch sử Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng).
Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn).
Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ (thành phố

Miền núi Bắc Bộ

Điện Biên, huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo, tỉnh
Điện Biên).
Di tích lịch sử Tân Trào (huyện Sơn Dương và huyện
Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).
Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa (huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên).
Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế

(huyện Yên Thế, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên và
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).
Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử (thành
phố Uông Bí, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).
Di tích lịch sử Đền Hùng (Thành phố Việt Trì, huyện
Lâm Thao và huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).
Di tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên, thành
phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).
Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long (thành phố Hạ
Long, thị xã Cẩm Phả và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh).
Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ
Loa (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).

Châu thổ Sông

Di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng

Hồng

Thành Thăng Long - Hà Nội (quận Ba Đình, thành phố


×