Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

ĐỀ TÀI: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CẨM XUYÊN –TỈNH HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.16 KB, 59 trang )

ĐỀ TÀI: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CẨM XUYÊN –TỈNH HÀ TĨNH
Mục Lục
PH N I:M UẦ ỞĐẦ 3
1.2.M c tiêu nghiên c u c a t i.ụ ứ ủ đề à 5
1.3. i t ng v ph m vi nghiên c u t i.Đố ượ à ạ ứ đề à 5
PH N II:N I DUNGẦ Ộ 5
Ch ng 1:ươ T ng quan các v n nghiên c uổ ấ đề ứ 5
1. t nông nghi p.Đấ ệ 5
1.1. Khái ni m t nông nghi p.ệ đấ ệ 5
2.Hi u qu s d ng tệ ả ử ụ đấ 6
2.1. Các nhân t nh h ng n hi u qu s d ng t nông nghi pốả ưở đế ệ ả ử ụ đấ ệ 6
2.1.1. Nhân t t nhiên:ố ự 6
2.1.2. Nhân t Kinh t - Xã h i:ố ế ộ 7
2.1.3. Nhân t lao ng v k thu t:ố độ à ỹ ậ 9
2.1.4. Ph ng th c canh tác:ươ ứ 9
2.1.5. Nhân t th tr ng.ố ị ườ 10
2.2. Hi u qu s d ng t nông nghi p.ệ ả ử ụ đấ ệ 10
2.3. Các ch tiêu ánh giá k t qu , hi u qu s d ng t.ỉ đ ế ả ệ ả ử ụ đấ 11
4. c i m c a s n xu t nông nghi pĐặ để ủ ả ấ ệ 13
Ch ng II: Hi n tr ng s d ng t nông nghi p huy n C m Xuyênươ ệ ạ ử ụ đấ ệ ệ ẩ 15
2.1. i u ki n t nhiênĐề ệ ự 15
2.1.1. V trí a lýị đị 15
2.1.2. a hình, a m oĐị đị ạ 15
2.1.3. Khí h u, th i ti tậ ờ ế 16
2.1.4. Thu v nỷ ă 18
2.1.5. T i nguyên t aià đấ đ 19
2.1.7. T i nguyên r ngà ừ 21
2.1.8. ánh giá chung .Đ 22
2.2. Th c tr ng phát tri n kinh t xã h iự ạ ể ế ộ 24
2.2.1. C c u kinh t v t ng tr ng kinh tơ ấ ế à ă ưở ế 24


2.2.2. Th c tr ng phát tri n c s h t ngự ạ ể ơ ở ạ ầ 24
2.2.2.1. Giao thông 24
2.2.2.2. Th y l i, c p, thoát n củ ợ ấ ướ 26
2.2.2.3. C s y tơ ở ế 27
2.2.2.4. C s giáo d c - o t oơ ở ụ đà ạ 29
2.2.2.5. H th ng chệ ố ợ 30
2.2.3. ánh giá nh h ng c a i u ki n kinh t - xã h i huy n C m Xuyên i Đ ả ưở ủ đề ệ ế ộ ệ ẩ đố
v i s n xu t nông nghi p.ớ ả ấ ệ 31
2.3.Hi n tr ng v bi n ng s d ng t nông nghi p.ệ ạ à ế độ ử ụ đấ ệ 31
2.3.1. Hi n tr ng s d ng t ai nông nghi p.ệ ạ ử ụ đấ đ ệ 31
2.3.2. Tình hình bi n ng s d ng t nông nghi p huy n C m Xuyên qua ế độ ử ụ đấ ệ ệ ẩ
các n m.ă 33
2.6.Nh ng k t qu t cữ ế ảđạ đượ 51
2.7.M t s t n t i h n ch :ộ ố ồ ạ ạ ế 53
Ch ng III: xu t m t s gi i pháp nh m nâng cao hi u qu s d ng t nông ươ Đề ấ ộ ố ả ằ ệ ả ử ụ đấ
nghi pệ 55
3.1. Gi i pháp v s n xu t cho h nông dân:ả ề ả ấ ộ 55
3.2. Gi i pháp nâng cao trình cho ng i dân:ả độ ườ 55
3.3. Gi i pháp v v n:ả ề ố 55
3.4. Gi i pháp v u t c s h t ng:ả ềđầ ư ơ ở ạ ầ 56
3.5. Gi i pháp v b o v t:ả ề ả ệđấ 56
3.6. Gi i pháp v th tr ng:ả ề ị ườ 57
PH N III: K T LU N VÀ KI N NGHẦ Ế Ậ Ế Ị 58
K t lu n:ế ậ 58
Ki n ngh :ế ị 59

ĐỀ TÀI: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CẨM XUYÊN –TỈNH HÀ TĨNH
PHẦN I:MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất trong lịch sử
phát triển của nhân loại. Từ bao đời nay nông nghiệp là ngành sản xuất quan
trọng trong nền kinh tế nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống của con người. Hiện
nay mặc dù con người đã đạt được trình độ phát triển cao về khoa học kỹ thuật
và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học cũng như nhiều lĩnh vực sản xuất khác
nhưng nhiều nước trên thế giới vẫn còn sống dựa vào hoạt động sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu. Việc phát triển nông nghiệp và những vấn đề liên quan đến
nông nghiệp như: Đất đai, giống, vật tư phân bón là những đề tài được đông đảo
các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở nước ta quan tâm đặc biệt. Đất đai là
tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình phát
triển xã hội, gắn liền với các hoạt động mở rộng sản xuất công nghiệp, dịch vụ
đất đai không chỉ sử dụng vào trồng trọt, chăn nuôi mà còn sử dụng ngày càng
nhiều để phát triển các ngành nghề khác. Điều đó có nghĩa là trong quá trình
phát triển kinh tế gắn liền với việc chuyển dịch đất đai trong nông nghiệp sang
các ngành khác, phản ánh quy luật tất yếu của chủ trương giảm diện tích đất
trong sản xuất nông nghiệp. Điều này phản ánh sự tiến bộ của xã hội, song đó lại
là mối đe dọa cho cuộc sống loài người trong việc sản xuất ra lương thực, thực
phẩm nhằm đảm bảo cho nhu cầu lương thực ngày càng tăng. Đất đai là nguồn
tài nguyên vô cùng quý giá và không thể tái tạo được nhưng nếu biết sử dụng
hợp lí thì giá trị của nó sẽ được tăng thêm và mang lại lợi ích ngày càng cao cho
nền kinh tế quốc dân. Vì vậy việc sử dụng và khai thác đất đai hợp lí, tiết kiệm
không những có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị xã hội mà còn góp phần tạo
tiền đề để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. Việt Nam là một nước
“Trọng nông” lấy nông nghiệp làm ngành sản xuất chủ yếu, hàng năm tỉ lệ đóng
góp của ngành nông nghiệp vào tổng sản phẩm xã hội là khá cao và có ý nghĩa
quan trọng. Vì vậy ruộng đất đóng vai trò hết sức quan trọng, là vấn đề cốt lõi
trong mối quan hệ kinh tế. Việt Nam vốn là một nước đông dân, bình quân diện
tích tự nhiên đầu người chỉ có 4450 m2. Vì vậy việc sử dụng đất đai tiết kiệm có
hiệu quả không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn đảm bảo về mục tiêu chính
trị, xã hội. Ngày nay trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển và đổi mới,

mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế đã có những tác động tích cực và không
ít những cơ hội, thách thức liên quan đến mối quan hệ đất đai. Bên cạnh đó vấn
đề bùng nổ dân số, công tác quản lí sử dụng đất còn nhiều lỏng lẻo, bất cập,
công tác qui hoạch chậm, lỗi thời không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay
đã tạo ra sức ép nặng nề đối với đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng.
Hơn nữa trong những năm gần đây quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững
được xác định lại và được định hướng cùng những ứng dụng quan trọng về khoa
học kỹ thuật tiến tiến trong sản xuất nông nghiệp của thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng, chính vì vậy mà việc điều tra đánh giá thực trạng sử dụng đất
nông nghiệp là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết để từ đó có cơ sở
khoa học nhằm chỉnh lý bổ sung xây dựng các phương án quy hoạch cũng như
việc tổ chức sắp xếp lại phương thức sản xuất, mở ra phương hướng và triển
vọng lâu dài cho địa phương, đồng thời sử dụng đúng đắn và bền vững tài
nguyên đất đai.
Cẩm Xuyên là huyện thuộc vùng Bắc Trung bộ, nằm về phía Đông Nam
của tỉnh Hà Tĩnh. Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính cấp xã với tổng diện tích
tự nhiên 63642.79 . Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 49577.67 chiếm
77,9% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Với ưu thế về điều kiện lãnh thổ của
huyện khá đa dạng, hội đủ 3 dạng địa hình đặc trưng là địa hình miền núi, đồng
bằng và ven biển có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp theo hướng hình thành vùng chuyên canh có quy mô lớn, tập trung.
Nhìn chung, đất trên địa bàn huyện chưa được khai thác hết tiềm năng
vốn có. Vấn đề đặt ra là cần phải sử dụng đất hợp lý, khai thác một cách có hiệu
quả nguồn tài nguyên đất đai đồng thời duy trì và bảo vệ đất đai bền vững cho
sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế lâu dài.
Để đánh giá đúng đắn và đầy đủ tình hình sử dụng đất đai, từ đó có cách
nhìn tổng quát về hiệu quả kinh tế đạt được đồng thời phát hiện ra những hạn
chế trong việc sử dụng đất nông nghiệp, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu xây
dựng đề tài: hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
huyện Cẩm Xuyên –tỉnh Hà Tĩnh

1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
.Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên –tỉnh Hà Tĩnh
.Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Cẩm
Xuyên –tỉnh Hà Tĩnh
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên –tỉnh Hà Tĩnh
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu
Đây là phương pháp dùng để thu thập số liệu, thông tin qua các báo cáo,
thống kê của các phòng, ban ngành để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài.
+ Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Đây là phương pháp phân tích và xử lý các số liệu thô đã thu thập được để
thiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyên nhân của nó.
Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện.
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn hộ nông dân
Đây là phương pháp tiến hành bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để điều tra
ngẫu nhiên một số hộ nông dân nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan cũng
như chính xác của số liệu thu được.
+ Phương pháp kế thừa
Đây là phương pháp mà trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã kế thừa
các phương pháp, các số liệu có sẵn để làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu.
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo các ý kiến của cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài nguyên, các
chủ hộ sản xuất,
PHẦN II:NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1. Đất nông nghiệp.
1.1. Khái niệm đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích được sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, diện tích nghiên

cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Kể cả diện tích đất lâm
nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm
nghiệp.
1.2. Phân loại đất nông nghiệp
- Theo Luật Đất Đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các
loại sau:
+ Đất trồng cây hàng năm (đất canh tác) là loại đất dùng trồng các loại
cây ngắn ngày, có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đất trồng cây hàng
năm bao gồm:
* Đất 3 vụ là đất gieo trồng và thu hoạch được 3 vụ/năm với các công
thức 3 vụ lúa, 2 vụ lúa + 1 vụ màu,…
* Đất 2 vụ có công thức luân canh như lúa - lúa, lúa - màu, màu - màu,…
* Đất 1 vụ là đất trên đó chỉ trồng được 1 vụ lúa hay 1 vụ màu/năm.
Ngoài ra đất trồng cây hàng năm còn được phân theo các tiêu thức khác
và được chia thành các nhóm đất chuyên trồng lúa, đất chuyên trồng màu,…
+ Đất trồng cây lâu năm gồm đất dùng để trồng các loại cây có chu kỳ
sinh trưởng kéo dài trong nhiều năm, phải trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản mới
đưa vào kinh doanh, trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm.
+ Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại
cây rừng với mục đích sản xuất.
+ Đất rừng phòng hộ: là diện tích đất để trồng rừng với mục đích phòng
hộ.
+ Đất rừng đặc dụng: là diện tích đất được Nhà nước quy hoạch, đưa vào
sử dụng với mục đích riêng.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thuỷ sản như
tôm, cua, cá…
+ Đất làm muối là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản
xuất muối.
2.Hiệu quả sử dụng đất
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng
xem xét trên bình diện chung chúng chịu ảnh hưởng của các nhóm nhân tố sau:
2.1.1. Nhân tố tự nhiên:
Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và sản lượng cây
trồng bởi vì nhóm yếu tố này có tác động trực tiếp và liên tục trong suốt quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích
ứng với các điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái của đất cũng như các yếu tố
bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, không khí, lượng mưa, chế độ gió và
các khoáng sản dưới lòng đất. Trong các nhân tố này thì điều kiện khí hậu thời
tiết là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất, sau đó là điều kiện đất đai
mà chủ yếu là địa hình thổ nhưỡng và các nhân tố khác.
Thời tiết - khí hậu: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể
sống nên chúng chịu tác động rất lớn của điều kiện thời tiết, khí hậu. Nếu khí
hậu, thời tiết thuận lợi sẽ tạo điều kiện thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và
phát triển tốt, nhờ đó mà năng suất cao, ngược lại cây trồng sẽ kém phát triển,
năng suất và phẩm chất kém khi thời tiết, khí hậu gặp bất lợi.
Đất đai: Nhờ có đất mà cây trồng tồn tại và phát triển được, đồng thời đất
sẽ cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng phục vụ cho hoạt động trao đổi
chất, hoạt động sinh lí, sinh hóa. Đất đai tốt hay xấu biểu hiện qua độ phì nhiêu
của đất ở mỗi vùng khác nhau, tính chất và độ màu mỡ tự nhiên của đất cũng
khác nhau. Vì vậy trong quá trình sản xuất các nhà sản xuất phải chú ý đến chế
độ canh tác sao cho phù hợp với vùng đất của mình nhằm cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Việc lựa chọn cây trồng và hệ thống cây trồng nào đó phù hợp với những
điều kiện đất đai và khí hậu thời tiết của từng vùng là vấn đề vô cùng quan
trọng, nó không những đem lại năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng cao
mà còn thể hiện được hiệu quả quản lý và sử dụng đất của vùng đó là tốt hay
xấu, phù hợp hay không phù hợp.
2.1.2. Nhân tố Kinh tế - Xã hội:

Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội là nhóm nhân tố hết sức phức tạp, nó tạo ra
môi trường sống cho toàn bộ cộng đồng dân cư của một vùng, một địa phương,
là điều kiện, cơ sở tiến hành cho sản xuất, chi phối đến quy trình kỹ thuật,
phương thức sản xuất và cả việc phân phối sản phẩm. chính vì thế nhóm yếu tố
này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và kết quả sản xuất. Nhân tố kinh tế - xã
hội bao gồm như chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lí, chính
sách môi trường, chính sách đất đai, sức sản xuất và trình độ phát triển kinh tế
hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về công nghiệp,
thương nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, trình độ quản lí và sử dụng lao
động, sự phát triển của khoa học kỹ thuật…
Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chỉ đạo đối
với việc sử dụng đất đai. Thực vậy, phương hướng sử dụng đất đai được quyết
định bỡi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kì nhất định.
Điều kiện tự nhiên đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương
thức sử dụng đất. Còn sử dụng như thế nào được quyết định bỡi sự năng động
của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, tính pháp lí, tính khả thi về kinh
tế, kỹ thuật và mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật và quyết định bỡi nhu cầu của
thị trường.
Các chính sách của Nhà Nước đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của các nông hộ. Trong thời gian qua đã có
những chính sách của Nhà nước có tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp
như: Chính sách đất đai, chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách đổi mới hoạt
động của các Hợp Tác Xã nông nghiệp…Với các chính sách đưa ra Nhà nước đã
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đồng thời đây cũng là
nhân tố cần thiết để đảm bảo an toàn lương thực và phát triển xã hội.
Biểu hiện của nhân tố kinh tế là mức đầu tư vật chất cho sản xuất nông
nghiệp. Đây là chi phí vật chất trực tiếp trong quá trình sản xuất, nó có thể coi là
yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Việc
đầu tư hợp lí sẽ cho năng suất cây trồng cao và ngược lại, nếu đầu tư không hợp
lí và không đúng quy trình sẽ làm cho năng suất cây trồng giảm và hiệu quả sản

xuất cũng giảm. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông
nghiệp bao gồm: Giống, vật tư phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi…
- Giống: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp có tính quyết định đến năng suất
và chất lượng sản phẩm. Giống quy định năng suất, tiềm năng tối đa mà cây
trồng có thể đạt được. Mặt khác các giống khác nhau đòi hỏi quy trình sản xuất
khác nhau, do đó đòi hỏi các nhà sản xuất phải lựa chọn giống phù hợp với điều
kiện sản xuất của vùng, của đơn vị sản xuất.
- Phân bón: Là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản
phẩm, phẩm chất cây trồng. Để tăng năng suất và sản lượng cây trồng thì việc
bón phân đầy đủ, cân đối giữa các loại phân với nhau, đảm bảo bón đúng thời
gian, bón phân hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng vào các
thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau, đồng thời góp phần cải tạo và nâng
cao độ phì nhiêu của đất.
- Bảo vệ thực vật: Sâu bệnh gây hại cây trồng luôn là vấn đề rất khó giải
quyết của các nông hộ. Sâu bệnh làm cho cây trồng chậm phát triển, năng suất
và phẩm chất, chất lượng sản phẩm kém. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng ẩm, mưa nhiều, nên đây là điều kiện rất thuận lợi cho sâu bệnh sinh trưởng
và phát triển. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật để phòng
trừ sâu bệnh là hết sức quan trọng đối với ngành sản xuất nông nghiệp.
- Thủy lợi: Trong sản xuất nông nghiệp, nước là yếu tố quan trọng. Không
có nước thì cây trồng và vật nuôi không thể tồn tại và phát triển được. Thiếu
nước, cây trồng, vật nuôi sẽ chậm phát triển, năng suất và chất lượng nông sản
kém, cây có thể ngừng sinh trưởng. Ngược lại nếu nước quá nhiều cũng gây khó
khăn cho cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển, thậm chí cây bị chết úng.
2.1.3. Nhân tố lao động và kỹ thuật:
- Lao động với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất có khả năng nhận
thức qui luật khách quan. Chính vì vậy, lực lượng lao động sẽ thúc đẩy quá trình
sản xuất phát triển. Song điều đó lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ lao động,
trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người lao động. Hiện nay nông nghiệp có
những bước phát triển cao về công nghệ sinh học, từ đó đòi hỏi chủ thể lao động

phải có khả năng nắm bắt nhanh chóng những thay đổi đó và áp dụng có hiệu
quả vào sản xuất nông nghiệp.
Ở Việt Nam, lao động trong nông nghiệp chủ yếu là nông dân với trình độ
dân trí còn thấp, phương thức canh tác lạc hậu dẫn đến năng suất thấp, đất đai sử
dụng không hợp lí và trở nên cằn cỗi, bào mòn, môi trường bị phá hủy nghiêm
trọng, hiệu quả kinh tế thấp, đe dọa đến sự phát triển bền vững của nền nông
nghiệp trong tương lai. Để có biện pháp quản lý sử dụng đất một cách hiệu quả,
tiết kiệm khoa học và hợp lý cần phải bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa,
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người lao động.
- Kỹ thuật: Đây là việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật và việc áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng
suất, sản lượng và chất lượng nông sản. Việc thực hiện đúng, đủ các biện pháp
kỹ thuật là hết sức quan trọng và cần thiết. Các biện pháp kỹ thuật mà các nông
hộ hiện nay đang sử dụng là kỹ thuật làm đất, chăm sóc, gieo trồng, thu hoạch
và bảo quản sau thu hoạch. Tùy theo tính chất của từng loại đất, từng loại cây
trồng, vật nuôi mà có các biện pháp kỹ thuật sao cho phù hợp và mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.
2.1.4. Phương thức canh tác:
Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng, chất
lượng cây trồng, vật nuôi. Phương thức canh tác bao gồm các biện pháp kỹ thuật
canh tác, những tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm
tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế
cao. Bên cạnh đó tập quán canh tác cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn các tác
động kỹ thuật, lựa chọn chuẩn bị loại cây trồng để có một phương hướng canh
tác khác nhau, đòi hỏi cần nắm vững các yêu cầu về biện pháp kỹ thuật canh tác
thì mới có hiệu quả đồng thời loại bỏ những phương thức, tập quán canh tác lạc
hậu không phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế thấp, có thể gây ảnh hưởng xấu
cho đất. Vì vậy việc đổi mới phương thức canh tác, tăng cường công tác khuyến
nông giúp cho người dân thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất là một việc làm hết sức cần thiết.

2.1.5. Nhân tố thị trường.
Thị trường là một nhân tố vô cùng quan trọng của mọi ngành sản xuất
kinh doanh. Hiện nay cả thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp
ngày càng được mở rộng và có tác động to lớn đến phát triển sản xuất hàng hóa.
Tuy nhiên phần lớn vẫn còn mang tính chất tự phát, thiếu tính định hướng, ngẫu
nhiên và thiếu sự vận hành đồng bộ. Điều này đã gây ra không ít những khó
khăn, trở ngại, bất lợi cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp. Trên thị trường nhân tố giá có sự ảnh hưởng rất lớn
đến quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của các nông hộ. Trên cơ sở giá
cả và nhiều yếu tố khác người nông dân sẽ quyết định sản xuất loại cây gì, chăn
nuôi con gì với mức đầu tư cho sản xuất như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
2.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Khi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thì chúng ta
không chỉ đánh giá về một mặt kinh tế mà phải xem xét, đánh giá cả về mặt hiệu
quả xã hội và hiệu quả về môi trường.
- Hiệu quả về mặt kinh tế: Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại
hiệu quả. Nó có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là
loại hiệu quả có khả năng lượng hoá hoá, được tính toán tương đối chính xác và biểu
hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu.
- Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu
hoạt động kinh tế của con người. Việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội
là rất khó khăn, do vậy chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính như tạo
công ăn việc làm cho người lao động, ổn định chổ ở, xoá đói giảm nghèo, định canh,
định cư lành mạnh xã hội
- Hiệu quả môi trường : Đây là loại hiệu quả được các nhà môi trường học rất
quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi
mà hoạt động sản xuất đó không có những ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước,
không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học.
Tóm lại: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải được xem xét một cách
toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ hiệu quả chung của toàn

nền kinh tế. Hiệu quả đó bao gồm: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi
trường. Ba hiệu quả này có mối quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất và
không thể tách rồi nhau.
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng đất.
- Tỉ lệ % sử dụng đất: Là tỉ lệ % giữa quĩ đất đã sử dụng so với tổng diện
tích đất tự nhiên (%).
- Hệ số sử dụng ruộng đất: Chỉ tiêu này phản ánh cường độ sử dụng đất
canh tác (lần). Hệ số sử dụng ruộng đất = Tổng diện tích gieo trồng/ Tổng diện
tích canh tác (lần).
- Năng suất cây trồng (Nci): Là lượng sản phẩm chính của loại cây trồng
tính trên một hecta đất của loại cây trồng đó. Trong một vụ hay một năm chỉ tiêu
này phản ánh trình độ sản xuất của hộ, của địa phương hay của toàn ngành.
GOi
Nci = (Kg/ha)
Si
GOi: Tổng giá trị của từng loại sản phẩm.
Si: Diện tích của từng loại sản phẩm.
- Năng suất ruộng đất: Về mặt lượng, năng suất ruộng đất, năng suất cây
trồng và giá trị sản lượng trên hecta canh tác, hecta gieo trồng đôi khi đồng nhất
với nhau. Nhưng về mặt chất mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nhất định của
sử dụng đất nông nghiệp. Năng suất ruộng đất phản ánh hiệu quả của sử dụng
đất nông nghệp, vì nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả sử dụng đất với chi
phí sản xuất xét trên khía cạnh đất đai là tư liệu sản xuất dùng vào hoạt động sản
xuất nông nghiệp.
- Tổng giá trị sản lượng (GO): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ hữu
ích trực tiếp tạo ra trong thời kỳ nhất định thường là một năm của các hoạt động
sản xuất.
- Chi phí trung gian (IC): Là những chi phí vật chất dịch vụ phục vụ cho
quá trình sản xuất không tính khấu hao.
- Giá trị gia tăng (VA): Là hiệu số giữa tổng giá trị sản lượng và chi phí

trung gian.
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần giá trị gia tăng sau khi đã trừ đi thuế và
các khoản lệ phí phải nộp.
MI = VA – (Thuế + lệ phí phải nộp).
- Hiệu quả trên một đơn vị lao động: Giá trị sản xuất (GO)/ Lao động; Giá
trị gia tăng (VA) / Lao động; Thu nhập hỗn hợp (MI) / Lao động.
- Bình quân diện tích đất nông nghiệp / Nhân khẩu = Tổng diện tích đất
nông nghiệp / Tổng số nhân khẩu (m
2
/khẩu).
- Bình quân diện tích đất canh tác / khẩu = Tổng diện tích đất nông nghiệp
canh tác / Tổng số nhân khẩu (m
2
/khẩu).
- Bình quân diện tích đất nông nghiệp / Lao động = Tổng diện tích đất
nông nghiệp / Tổng số lao động (m
2
/lao động).
- Bình quân diện tích đất canh tác / Lao động = Tổng diện tích đất nông
nghiệp canh tác / Tổng số lao động (m
2
/lao động).
- Lợi nhuận tính trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp, đất canh tác.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số chỉ tiêu hiệu quả khác như:
GO/VA; GO/IC; VA/IC…
3. Thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có khoảng 9.345,3 nghìn ha đất nông nghiệp chiếm
28,4 % diện tích tự nhiên. Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là
1.224m

2
/ người. Trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm: 6.129,5 nghìn ha chiếm 65,6 % diện tích đất
nông nghiệp.
+ Đất trồng cây lâu năm: 2.181,9 nghìn ha chiếm 23,3 % diện tích đất
nông nghiệp.
+ Đất vườn tạp: 628,5 nghìn ha chiếm 6,7 % diện tích đất nông nghiệp.
+ Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 367,8 % diện tích đất nông nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp của nước ta có xu hướng ngày càng tăng ( so
với năm 1990 tăng 2.351,9 nghìn ha ). Trong đó, tỷ trọng diện tích trồng cây
hàng năm giảm ( bằng 76,3% diện tích đất nông nghiệp năm 1990; 69,1 % diện
tích đất nông nghiệp năm 1997; 65,5 % diện tích đất nông nghiệp năm 2000) và
tỷ trọng diện tích đất trồng cây lâu năm tăng ( bằng 14,9% diện tích đất nông
nghiệp năm 1990; 19,2% diện tích đất nông nghiệp năm 1997; 23,3 % diện tích
đất nông nghiệp năm 2000).
4. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội.
Khác với công nghiệp, sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng bởi sự chi
phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Những đặc điểm đó là:
* Đất đai đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp
- Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và
không thể thay thế.
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và có giới hạn nhất định.
* Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật
Trong nông nghiệp, đối tượng sản xuất là các sinh vật, bao gồm: các loại
cây trồng, vật nuôi và các loại sinh vật khác. Chúng sinh trưởng và phát triển
theo một quy luật sinh lý nội tại và đồng thời chịu tác động rất nhều từ ngoại
cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường. Giữa sinh vật và môi trường sống của
chúng là một khối thống nhất, mỗi một biến đổi của môi trường lập tức sinh vật

biến đổi để thích nghi nếu quá giới hạn chịu đựng chúng sẽ bị chết. Các quy luật
sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con
người.
* Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn
và mang tính chất khu vực rõ rệt
Các nhà máy, khu công nghiệp dù có lớn thế nào đi chăng nữa thì cũng
đều bị giới hạn về mặt không gian nhưng đối với nông nghiệp thì khác hẳn: ở
đâu có đất ở đó có sản xuất nông nghiệp. Phạm vi của sản xuất nông nghiệp
rộng khắp có thể ở đồng bằng rộng lớn, có thể ở khe suối, triền núi, vì đất nông
nghiệp phân tán kéo theo việc sản xuất nông nghiệp mang tính phân tán, manh
mún.
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn,
do đó ở mỗi vùng địa lý nhất định của lãnh thổ các yếu tố sản xuất ( đất đai, khí
hậu, nguồn nước, các yếu tố về xã hội) là hoàn toàn khác nhau. Mỗi vùng đất có
một hệ thống kinh tế sinh thái riêng vì vậy mỗi vùng có lợi thế so sánh riêng. Việc
lựa chọn vấn đề kinh tế trong nông nghiệp trước hết phải phù hợp với đặc điểm
của tự nhiên kinh tế - xã hội của khu vực. Như việc lựa chọn giống cây trồng vật
nuôi, bố trí cây trồng, quy trình kỹ thuật…là nhằm khai thác triệt để các lợi thế
của vùng.
* Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ
Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Tính thời vụ
này không những thể hiện ở nhu cầu về đầu vào như: lao động, vật tư, phân bón
rất khác nhau giữa các thời kỳ của quá trình sản xuất mà còn thể hiện ở khâu thu
hoạch, chế biến, dự trữ và tiêu thụ trên thị trường.
Chương II: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Cẩm Xuyên
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Cẩm Xuyên là huyện thuộc vùng Bắc Trung bộ, nằm về phía Đông Nam
của tỉnh Hà Tĩnh, có toạ độ địa lý từ 18
0

02’18” đến 18
0
20’51” vĩ độ Bắc và từ
105
0
51’17

đến 106
0
09’13” kinh độ Đông.
Phía Tây Bắc giáp thị xã Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà.
Phía Đông Bắc giáp biển Đông.
Phía Tây, Tây Nam giáp huyện Hương Khê và tỉnh Quảng Bình.
Phía Đông Nam giáp huyện Kỳ Anh.
Toàn huyện có 27 đơn vị hành chính cấp xã với tổng diện tích tự nhiên 63642.79
ha. Thị trấn Cẩm Xuyên là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của huyện,
cách trung tâm tỉnh lỵ - thành phố Hà Tĩnh 10 Km về phía Đông Nam. Trên địa
bàn huyện có tuyến quốc lộ 1A, tỉnh lộ 4 chạy qua và nhiều tuyến đường liên
huyện, liên xã khác; có 18 km bờ biển trong đó bãi Thiên Cầm có nhiều điều
kiện để xây dựng một khu du lịch nghỉ mát lý tưởng. Ngoài ra, cửa Nhượng là
nơi thuận lợi cho tàu thuyền có thể ra vào trao đổi, lưu thông hàng hóa. Vị trí
của huyện hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội để giao lưu, thu hút vốn đầu tư cho
phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như nông lâm nghiệp, thủy hải sản
và du lịch - dịch vụ.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Thuộc vùng dải duyên hải Bắc Trung bộ, tiếp giáp biển Đông và vùng đồi
núi thấp nối Đông Trường Sơn, địa hình của huyện nhìn chung nghiêng từ Tây
Nam xuống Đông Bắc với 3 dạng địa hình:
- Địa hình đồi núi (chiếm khoảng 60% diện tích toàn huyện) chạy dọc từ
phía Nam xã Cẩm Thạch qua xã Cẩm Mỹ đến phía Nam các xã Cẩm Quan, Cẩm

Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc, Cẩm Minh đến phía Đông và phía Bắc xã Cẩm Lĩnh.
Địa hình đồi bát úp xen lẫn với đồi thấp, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp,
bao gồm cả hai đới kiến trúc tường đá Trường Sơn và Hoành Sơn. Địa hình này
hình thành sau vận động Hecxini muộn nhưng ở đới Hoành Sơn bị chìm ngập ở
Mêzôzôi thượng, đến vận động Kainozoi tiếp tục được nâng lên.
Độ cao trung bình từ 100 - 300 m, cá biệt có những đỉnh cao trên 400 m như
đỉnh Mốc Lên (Cẩm Mỹ) cao 493 m, đỉnh Cù Han (Cẩm Thịnh) cao 430 m, đỉnh
Cục Lim (Cẩm Lạc) cao 500 m Độ dốc phổ biến từ 3
0
- 20
0
, nghiêng dần theo
hướng Đông Nam - Tây Bắc và bị chia cắt bởi nhiều sông suối như Rào Phèo, Rào
Cát, Rào Mên, Rào Con, Rào Thang, Khe Cái, Khe Mộc Ngoài sản xuất nông
lâm kết hợp, thế mạnh của vùng là phát triển lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên và du
lịch sinh thái.
- Địa hình đồng bằng (chiếm trên 30% diện tích tự nhiên của huyện)
thuộc địa bàn các xã nằm dọc trục quốc lộ 1A, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
như Cẩm Vĩnh, Cẩm Bình, Cẩm Thành, Cẩm Duệ, Cẩm Quang, Cẩm Thăng,
Cẩm Phúc, Cẩm Hưng, Cẩm Hà,
Địa hình tương đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa các sông, phù sa
biển trên vỏ phong hóa Feralit hay trầm tích biển, nghiêng dần từ Nam xuống Bắc,
độ dốc dưới 3
0
; độ cao phổ biến trên dưới 3 m so với mực nước biển. Địa hình bị
chia cắt mạnh bởi hệ thống các sông suối và kênh mương dày đặc như các sông
Rác, Ngàn Mo, Thượng Long, Gia Hội, Khô Nác, Cầu Nây, kênh Kẻ Gỗ, kênh N1-
N9. Đây là vùng tập trung dân cư đông đúc, là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi
thâm canh cây lương thực, cây hoa màu ngắn ngày và phát triển chăn nuôi gia súc,
gia cầm.

- Địa hình ven biển (chiếm khoảng gần 10% diện tích lãnh thổ huyện) bao
gồm các xã nằm dọc bờ biển như Cẩm Hòa, Cẩm Dương, Cẩm Long, Cẩm
Nhượng, Cẩm Phúc. Địa hình tạo bởi các dãy đụn cát, các úng trũng được lấp
đầy trầm tích đầm phá hay phù sa được hình thành do các dãy đụn cát chạy dài
ngăn cách biển, hơi nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc; độ cao so với mặt
biển dao động từ 0,5 - 3 m. Do có cửa sông, cửa lạch tạo thành nhiều bãi ngập
mặn có thể nuôi trồng thủy hải sản. Vùng này có tiềm năng phát triển kinh tế biển
và dịch vụ du lịch nghỉ mát.
2.1.3. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại bị chi phối bởi yếu tố địa hình sườn Đông
Trường Sơn nên có sự phân hóa rất khắc nghiệt. Đặc điểm chung là chia thành 2
mùa: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm
sau.
- Nhiệt độ: Số liệu quan trắc qua nhiều năm cho thấy nền nhiệt của huyện
tương đối cao: Tổng tích ôn hàng năm: 5.080
0
C
Nhiệt độ bình quân hàng năm : 23,8
0
C
Nhiệt độ tối cao (tháng 7) : 39,7
0
C
Nhiệt độ tối thấp (tháng 1) : 6,8
0
C
Các tháng giữa mùa Đông tương đối lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng 20
0
C. Mùa
Hè nhiệt độ trung bình 27 - 29

0
C. Biên độ nhiệt ngày và đêm có sự chênh lệch
khác nhau tùy theo mùa: mùa Hè thường lớn hơn mùa Đông từ 1,5 - 2
o
C.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm tương đối lớn (trên
2000 mm), nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Tổng lượng
mưa 5 tháng mùa Đông chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm; lượng mưa chủ yếu
tập trung vào mùa mưa (chiếm khoảng 74%) nhưng cũng có sự phân hóa thành
mưa phụ và mưa chính. Mưa phụ (mưa tiểu mãn) thường xuất hiện vào đầu mùa
Hè, lượng mưa không cao; mưa chính tập trung chủ yếu từ cuối tháng 8 đến
tháng 11, lượng mưa có thể đạt từ 300 - 400 mm/tháng. Số ngày mưa trung bình
hàng năm cũng khá cao, phổ biến từ 150 - 160 ngày.
- Lượng bốc hơi: Về mùa Đông do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương
đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi rất nhỏ, chỉ chiếm từ
1/5 - 1/2 lượng mưa. Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp, gió
lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bay hơi lớn, lượng bay hơi của 7 tháng
mùa nóng có thể gấp 3- 4 lần của các tháng mùa lạnh.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân năm là 86%. Thời kỳ độ
ẩm không khí thấp nhất là vào các tháng 6 - 7, ứng với thời kỳ gió Tây Nam khô
nóng hoạt động mạnh nhất, độ ẩm không khí chỉ gần 70%; thời kỳ độ ẩm không
khí cao nhất thường xảy ra vào các tháng cuối mùa Đông (tháng 2 và tháng 3),
khi khối không khí cực đới lục địa tràn về qua đường biển và khối không khí
nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn.
- Số giờ nắng: Trung bình cả năm khoảng 1.700 giờ, các tháng mùa Đông
trung bình từ 70 - 80 giờ, các tháng mùa Hè trung bình từ 180 - 190 giờ. Tháng
có số giờ nắng nhiều nhất thường là tháng 5 khoảng trên 210 giờ. Mùa Đông
nắng ít gay gắt, thuận lợi hơn cho cây trồng, mùa hè nắng thường rất gay gắt, bất
lợi cho quá trình quang hợp của cây trồng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông
nghiệp.

- Gió: Trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng chính bởi 2 loại gió.
Gió mùa Đông Bắc: Về mùa Đông do các đại lục Âu - Á lạnh giá tạo nên
các áp lực lục địa di chuyển đến địa bàn huyện. Do gió mùa Đông Bắc làm nhiệt
độ giảm xuống nên thường gây hậu quả xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
là mạ và lúa chiêm xuân.
Gió Tây Nam (gió Lào): Xuất phát từ áp thấp khô nóng Ấn - Miến hoặc từ
vịnh Bengan vượt qua dải Trường Sơn ảnh hưởng đến vùng Bắc Trung Bộ của
nước ta. Tại đây xảy ra hiện tượng “phơn” nghĩa là hơi nước được giữ lại ở phía
Tây Trường Sơn, khi sang Đông Trường Sơn thì trở nên khô nóng, thường chỉ
xuất hiện từng đợt, nhiệt độ thường trên 35
o
C, độ ẩm có khi xuống dưới 55%. Gió
Tây Nam ảnh hưởng trực tiếp trên địa bàn huyện thường từ 30 - 50 ngày, bắt đầu
từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 9, cao điểm nhất là vào tháng 7. Gió Tây Nam là
yếu tố khí hậu thời tiết mang tính đặc thù, tốc độ gió lớn lại khô, nóng nên thường
gây ra hậu quả rất xấu như hạn hán, làm cây khô héo và suy thoái môi trường đất.
- Các hiện tượng thời tiết khác: Hàng năm, trên địa bàn huyện còn chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ 1 - 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Bão thường xuất hiện vào
các tháng 9 - 11 hàng năm, trung bình một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới có thể
gây ra lượng mưa từ 100 - 200 mm, thậm chí đến 500 mm. Mưa to, gió lớn, gây lụt
lội nên ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù, chủ yếu xảy ra trong mùa Đông
vào những ngày chuyển tiếp, thường có từ 5 - 6 ngày, phổ biến là loại sương mù
địa hình xuất hiện từng đám mà không thành lớp dày đặc.
2.1.4. Thuỷ văn
Thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng bởi hệ thống sông, suối khá dày đặc
trên địa bàn, nhưng nhìn chung là chiều dài của các con sông ngắn, lưu vực nhỏ,
suối có độ dốc và tốc độ dòng chảy lớn, chủ yếu là về mùa mưa lũ. Mật độ sông
suối phân bố tương đối đồng đều khắp trên địa bàn, bình quân đạt 0,14 km/km
2

.
Trên địa bàn huyện có các con sông chính như: sông Rác, sông Gia Hội
và sông Ngàn Mo. Sông Rác chảy theo hướng Nam - Bắc, từ hồ sông Rác; sông
Gia Hội chảy theo hướng Tây - Đông, từ khu vực phía Tây của huyện và hai con
sông này cùng đổ ra cửa Nhượng; sông Ngàn Mo bắt nguồn từ hồ Kẻ Gỗ, theo
hướng Nam- Bắc chảy xuống huyện Thạch Hà. Lưu lượng dòng chảy bình quân
năm của các sông khoảng 10 m
3
/s; mùa lũ có thể đạt tới trên 2000 m
3
/s, mùa
cạn có khi chỉ có 3,2 m
3
/s. Sự hình thành lũ và số lượng các cơn lũ trên sông
được quyết định bởi thời gian và cường độ mưa.
Chế độ thuỷ văn của huyện còn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều do huyện
có 18 km bờ biển và các con sông đổ ra biển. Chế độ triều tại đây có khoảng 2/3
số ngày trong tháng là nhật triều, còn lại là bán nhật triều; thời gian triều dâng
kéo dài hơn thời gian triều rút. Độ lớn triều trung bình kỳ nước cường từ 1,2 -
1,5 m và trong kỳ triều kém khoảng 0,5 m.
2.1.5. Tài nguyên đất đai
* Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên của huyện có 63.559,46 ha. Các
nhóm đất và đơn vị đất chủ yếu (không tính diện tích đất chuyên dùng, đất ở,
sông suối, mặt nước và núi đá).
a- Nhóm đất cát: Diện tích 2.425 ha (chiếm 3,82% tổng diện tích tự nhiên
của huyện) được tạo thành từ các trầm tích sông, trầm tích biển, các sản phẩm
dốc tụ, tích lũy từ sự phá huỷ của các đá giàu thạch anh như granit, quartzit, cát
kết lắng đọng ở vùng cửa sông, ven biển tạo thành những bãi bồi cát lớn,
nhóm này được phân bố chủ yếu ở các xã dọc theo bờ biển như Cẩm Hòa, Cẩm
Dương, Cẩm Long, Cẩm Nhượng

b- Nhóm đất mặn: Diện tích 912 ha (chiếm 1,43% diện tích tự nhiên), nằm
xen với đất phù sa ở vùng ven sông gần cửa Nhượng, chủ yếu nằm trên địa bàn các
xã Cẩm Thăng, Cẩm Phúc, Cẩm Long, Cẩm Lộc, Cẩm Lĩnh, Được hình thành
do phù sa sông lắng đọng trong môi trường nước mặn, nước lợ hoặc bị nhiễm
mặn do ngập nước mặn, ngập thuỷ triều.
c- Nhóm đất phèn mặn (Đất phèn ít và trung bình mặn ít - Smi): Diện
tích 1.250 ha, chiếm 1,97% diện tích tự nhiên, phân bố thành dải phù sa gần cửa
Nhượng, tập trung chủ yếu tại các xã Cẩm Lộc, Cẩm Lĩnh và một ít ở T.T Cẩm
Xuyên, Cẩm Thăng và Cẩm Hưng.
Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, phản ứng chua mạnh
(pH
KCl
3,54 - 4,5); hàm lượng chất hữu cơ từ 1,5 - 2,5%, đạm tổng số từ 0,12 -
0,25%, lân tổng số cũng thường nhỏ hơn 0,05%. Trong thành phần muối, tỷ lệ
SO
4
-2
và Cl
-
thường xấp xỉ bằng nhau. Loại đất này thường mới chỉ trồng được 1
vụ lúa do địa hình thấp trũng lại thường xuyên bị ngập úng. Tuy nhiên, nếu cải
tạo tốt cũng có thể trồng được 2 vụ lúa hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản.
d- Nhóm đất phù sa: Diện tích 16.110 ha (chiếm 25,35% diện tích tự
nhiên) phân bố tập trung ở địa hình vùng đồng bằng, được tạo thành chủ yếu do
quá trình lắng đọng phù sa của các sông, suối chính như sông Ngàn Mo, sông
Gia Hội, sông Rác, Đất có màu nâu tươi hoặc nâu xám, các vật liệu phù sa còn
được bổ sung bởi các sản phẩm dốc tụ hay lũ tích nên đặc điểm chung của nhóm
đất này là khá bằng phẳng, ở thượng nguồn phần lớn có thành phần cơ giới nhẹ,
càng xuống hạ lưu thành phần cơ giới càng nặng dần.
đ- Nhóm đất bạc màu (đất bạc màu trên đá macma axit - Ba): Diện tích

586 ha (chiếm 0,92% diện tích tự nhiên) phân bố chủ yếu ở địa hình ven chân
đồi hoặc nơi địa hình cao và dốc thuộc địa bàn các xã Cẩm Mỹ, Cẩm Thạch,
Cẩm Sơn, Cẩm Hưng, Cẩm Lạc. Do địa hình cao, dốc nên đất bị xói mòn rửa
trôi ở tầng mặt và trở nên bạc màu. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, màu xám
trắng, rời rạc mất kết cấu, chặt bí, gia tăng tỷ lệ cấp hạt sét ở các tầng tiếp theo.
Đất có phản ứng chua (pH
KCl
3,5 - 4,5); hàm lượng chất hữu cơ thấp dưới 1%,
đạm, lân tổng số đều nghèo dưới 0,1%, kali tổng số cũng nghèo (<0,5%). Lân
dễ tiêu và kali dễ tiêu đều rất nghèo (< 5 mg/100g đất), tổng cation kiềm trao
đổi thấp dưới 8 meq/100g đất. Loại đất phù hợp trồng các loại cây lâm nghiệp,
một số loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và hoa màu trên các sườn đồi
như: sắn, vừng, đậu đỗ
e- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 24.131 ha (là loại đất chủ yếu trên địa
bàn huyện, chiếm tới 37,97% diện tích tự nhiên), được hình thành do quá trình
phong hoá mạnh.
f- Nhóm đất dốc tụ (đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ - D): Diện tích
400 ha (chiếm 0,63% diện tích tự nhiên), phân bố ở các xã Cẩm Quan, Cẩm Thịnh,
Cẩm Trung, trên địa hình thung lũng. Loại đất này hình thành do quá trình dốc tụ
các sản phẩm từ vùng đồi núi xuống, do sự di chuyển, bồi lắng nhiều giai đoạn
không liên tục nên thường xen lẫn các sản phẩm phụ và xác hữu cơ tại chỗ. Là loại
đất ít thoát nước, mức độ phân giải chất hữu cơ yếu, thành phần cơ giới biến động
từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào gốc đá mẹ.
Đất có phản ứng chua (pH
KCl
từ 4 - 5), hàm lượng chất hữu cơ từ 1- 2,5%,
đạm tổng số trung bình từ 0,1 - 0,15%, lân tổng số nghèo (< 0,1%), kali tổng số
trung bình 1 - 2%; lân dễ tiêu rất nghèo, thường dưới 5 mg/100g đất, kali dễ tiêu
ở mức trung bình từ 10 - 15 mg/100g đất; hàm lượng canxi, magiê trung bình,
thường dưới 10 meq/100g đất. Đối với địa hình trũng thường chỉ trồng được 1

vụ lúa.
g- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (Đất xói mòn trơ sỏi đá - E): Diện tích
1.720 ha (chiếm 2,71% diện tích tự nhiên), phân bố ở địa hình chuyển tiếp từ đồi
núi sang đồng bằng, thuộc địa bàn các xã Cẩm Mỹ, Cẩm Quan, Cẩm Hưng, Cẩm
Thịnh, Cẩm Sơn và Cẩm Lĩnh. Do nằm trên địa hình đồi núi dốc, tầng đất mỏng
(< 10 cm), thảm thực vật che phủ bị tàn phá nên đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh.
Đất có phản ứng chua mạnh (pH
KCl
dưới 4), hàm lượng dinh dưỡng rất thấp
không phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, vì vậy có thể trồng cây lâm nghiệp để
tăng cường độ che phủ và bảo vệ đất khỏi bị chống xói mòn.
2.1.6. Tài nguyên nước
a- Nguồn nước mặt: Cẩm Xuyên có nguồn nước mặt khá dồi dào nhờ hệ
thống sông suối, kênh mương dày đặc và nhiều hồ đập lớn. Đặc biệt phải kể đến
các hồ như hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Bộc Nguyên, hồ Thượng Tuy. Chỉ tính
riêng hồ Kẻ Gỗ, với dung tích 450 triệu m
3
nước không chỉ đủ cung cấp nguồn
nước sinh hoạt và sản xuất cho huyện mà còn cung cấp nước tưới cho một số
vùng lân cận như thị xã Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà.
b- Nguồn nước ngầm: Tuy chưa thăm dò khảo sát để đánh giá trữ lượng,
nhưng qua số liệu cho thấy nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào. Mức độ
nông, sâu phụ thuộc địa hình và lượng mưa, ở vùng đồng bằng và ven biển thì có
mực nước ngầm nông, vùng đồi núi nước ngầm sâu hơn và dễ bị cạn kiệt vào mùa
khô. Hiện nay, nhiều hộ gia đình đang sử dụng nguồn nước ngầm để phục vụ cho
sinh hoạt.
2.1.7. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của huyện có khoảng 19.450,82 ha, chiếm gần 30% diện
tích tự nhiên. Rừng có nhiều loại gỗ quý có giá trị như: lim xanh, sến mật, gụ
lau, vàng tâm Do khai thác tràn lan, nên rừng nguyên sinh chỉ còn lại ở một số

xã như: Cẩm Mỹ, Cẩm Thịnh và Cẩm Quan.
Hệ thực vật: Thảm thực vật có trên địa bàn huyện khá đa dạng, hiện đã
thống kê được 567 loài thực vật bậc cao thuộc 367 chi và 117 họ. Hệ thực vật
rừng không chỉ phong phú về chủng, loài mà ở đây còn có nhiều luồng thực vật
như: Thực vật bản địa Bắc Việt Nam- Trung Hoa (họ Re Lauranceae, họ Dâu
tằm, họ Dẻ, họ Đậu, họ Xoan, họ Na, họ Trôm, họ Bồ hòn); thực vật Indonesia -
Myanmar (họ Tử vi) và thực vật Hymalây (họ Thích và họ cây lá kim). Thực vật
nhân tạo khác có các loại cây hoa màu, lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn, mía,
lạc ), rau đậu (dưa, rau, đậu đỗ), cây công nghiệp dài ngày (điều, chè, cao su)
và các loại cây ăn quả trong vườn tạp.
Hệ động vật: Theo kết quả điều tra, khảo sát của Viện Điều tra Quy
hoạch Rừng, hiện hệ động vật trên địa bàn huyện đã xác định được có 364 loài
động vật có xương sống, trong đó có 47 loài thú, 270 loài chim, 30 loài bò sát và
17 loài động vật lưỡng cư. Đặc biệt, địa bàn huyện còn tồn tại nhiều loài động
vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới như: Gà Lôi Lam đuôi trắng, gà
Lôi Lam màu đen,
Ngoài ra, sinh thái rừng ngập mặn khu vực cửa Nhượng với nhiều
loài động thực vật thủy sinh không chỉ góp phần làm đa dạng nguồn tài
nguyên rừng của huyện mà còn rất có giá trị cả về kinh tế, khoa người dân
huyện Cẩm Xuyên.
2.1.8. Đánh giá chung .
*.Những thuận lợi, lợi thế:
- Nằm kề ngay trục quốc lộ 1A, tuyến giao thông huyết mạch bắc nam.
Đồng thời gần trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Hà Tĩnh nên huyện có điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.
- Có nguồn tài nguyên đất, rừng, biển và thuận lợi về giao thông nên có
điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng: Nông - lâm - ngư nghiệp; Công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Thương mại - dịch vụ và du lịch.
- Điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép
phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp tổng hợp, có điều kiện xen canh

gối vụ, rút ngắn chu kỳ sản xuất nông nghiệp của các cây, con để có hiệu quả
kinh tế cao. Mặt khác có biển và cửa Nhượng là lợi thế để đánh bắt, nuôi trồng
và chế biến thuỷ hải sản nhằm phát triển kinh tế, làm cơ sở cho quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá.
*.Những khó khăn, hạn chế:
- Khí hậu biến đổi thất thường, hàng năm còn chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt,
hạn hán và mưa bão. Một phần diện tích đất bị úng ngập, khô hạn hoặc nhiễm
mặn, bị xói mòn, rửa trôi. Nóng ẩm mưa nhiều, ô nhiễm môi trường làm phát
sinh các dịch bệnh, sâu bọ phá hoại mùa màng gây khó khăn cho sản xuất nông
nghiệp.
- Diện tích đất bị chua, mặn, nghèo chất dinh dưỡng do đó cần phải áp
dụng các biện pháp kỹ thuật để cải tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống tiêu thoát nước chưa được kiên cố hoá nên hiện tượng ngập
úng vẫn thường xẫy ra ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
2.2.1. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế
Là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Hà Tĩnh, cách không xa trung tâm
tỉnh lỵ với nền sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là chủ yếu, vào những năm
giữa của thập kỷ 90, nền kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn do sự thay
đổi của cơ chế quản lý trong bối cảnh tiếp cận với nền kinh tế thị trường và một
phần do thiên tai đã gây không ít khó khăn cho sản xuất, làm ảnh hưởng đến tốc
độ phát triển chung của huyện. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng những năm
gần đây kinh tế của huyện đã có những bước phát triển cùng với sự phát triển
kinh tế chung của tỉnh và cả nước, dần dần từng bước đi vào ổn định.
Xác định rõ những khó khăn, thách thức của tình hình chung, ngay từ năm
đầu thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2011-2015, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện
đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, cụ thể bằng nhiều chỉ thị, nghị
quyết, đề án, kế hoạch và chương trình hành động nhằm triển khai đồng bộ các
nhóm giải pháp, quyết tâm tạo những bước đột phá trên các lĩnh vực, nên các
mục tiêu kinh tế giai đoạn 2011-2013 bước đầu đạt kết quả tốt: Kinh tế tiếp tục

tăng nhanh, tổng giá trị sản xuất năm 2013 (Theo giá so sánh năm 2010) đạt trên
3.930 tỷ đồng tăng 16% so với năm 2012 và bằng 101,6% so với kế hoạch; cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng các ngành nông -
lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm GDP từ 43,5 % năm 2010 xuống
còn 39,8% năm 2013; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13%, trong đó
năm 2011 đạt 11,5%, năm 2012 đạt 13,4%, năm 2013 dự kiến đạt 14,2%; thu
nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 23 triệu đồng tăng 12 triệu đồng so với
năm 2010 và tăng 5 triệu đồng so với năm 2012.
2.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.2.2.1. Giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ của huyện Cẩm Xuyên được hình thành
theo 4 cấp quản lý: trung ương, tỉnh, huyện , xã quản lý:
Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ trong huyện là 913km trong đó:
Trung Ương quản lý 25km (nhựa 100%); tỉnh quản lý 32km (nhựa 100%);
huyện quản lý 162km (nhựa, bê tông 46km); xã quản lý 718km (nhựa, bê
tông 407km).
- Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn của huyện từ Cẩm Vịnh đến Cẩm Minh dài
25 km do Trung ương quản lý.
- Tỉnh lộ 4 nối từ quốc lộ 1A (tại thị trấn Cẩm Xuyên), chạy ra biển
(đến địa bàn xã Cẩm Nhượng) dài 12 km, do tỉnh quản lý.
- Tỉnh lộ 19/5: Cẩm Hoà đến Cẩm Nhượng, Cẩm Lĩnh 12km
- Tỉnh lộ 17: Cẩm Thạch đến Kẻ Gỗ 8km
- Ngoài ra, mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn huyện còn
có các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn được phân bố trong huyện đảm
bảo được mối liên hệ, giao thương cũng như nhu cầu đi lại giữa các xã trong
huyện với nhau.
Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của huyện được phân bố khá
hợp lý và thuận tiện, tuy mật độ quốc lộ và tỉnh lộ có thấp hơn so với bình quân
chung của tỉnh (của huyện: 0,055 Km/Km
2

; của tỉnh: 0,126 Km/Km
2)
nhưng nếu
tính chung thì mật độ đường bộ của huyện lại đạt khá (0,56 Km/Km
2),
cao hơn so
với mức bình quân chung của tỉnh (0,47 Km/Km
2).
Những năm qua, nhờ sự quan
tâm đầu tư của Nhà nước, của tỉnh cũng như sự đóng góp của nhân dân, đặc biệt
đã thực hiện tốt phong trào giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước
và nhân dân cùng làm”, chất lượng đường bộ của huyện đã được nâng lên, mặt
đường được rải nhựa tốt hơn nhiều so với trước. Đến năm 2010 trong tổng số
873 km đường bộ thì đường được rải nhựa hoặc bê tông đã chiếm 45,25% (415
km), tăng lên gần gấp đôi so với năm 2000; đường cấp phối giảm xuống chỉ còn
chiếm khoảng 54,75% (năm 2000 là 80%). Tính đến năm 2000 Cẩm Xuyên đã
hoàn thành mục tiêu 100% số xã có đường ô tô vào được trung tâm xã, đảm bảo
năng lực vận tải nhanh, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các xã trong huyện với
nhau, đặc biệt là giữa các xã miền núi với các xã đồng bằng, ven biển. Bên cạnh
đó, với sự đóng góp của nhân dân và sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều công trình
giao thông nông thôn (các đường liên thôn, liên xóm, đường trong khu dân cư)
đã được cải tạo, nâng cấp, nhiều tuyến đã được bê tông hóa hoặc lát gạch khá
sạch sẽ. Đặc biệt tuyến đường ven biển được hoàn thành có ý nghiã rất quan
trong trong việc giao lưu phát triển kinh tế đối với các xã ven biển. Tuy nhiên,
mật độ và chất lượng đường giao thông nông thôn chưa đồng đều giữa các vùng
trong huyện với nhau, mật độ và chất lượng đường ở các xã vùng miền núi nhìn
chung còn thấp hơn nhiều so với các xã vùng đồng bằng và ven biển.
Giao thông đường thuỷ có những điều kiện thuận lợi. Với 18 km bờ biển,

×