Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu thái độ của cộng đồng địa phương đến phát triển bền vững du lịch biển đảo tại huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.72 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


BÙI THỊ HỒNG LOAN

NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO
TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG


BÙI THỊ HỒNG LOAN

NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO
TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:


60.31.01.05

Quyết định giao đề tài:

410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017

Quyết định thành lập hội đồng

1273/QĐ-ĐHNT ngày 5/12/2017

Ngày bảo vệ:

12/12/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ CHÍ CÔNG
Chủ tịch hội đồng:
PGS.TS. ĐỖ THỊ THANH VINH
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Nghiên cứu thái độ của cộng đồng địa phương
đến phát triển bền vững du lịch biển đảo tại huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi” là
công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Tất cả số liệu và những trích dẫn trong
luận văn này đều có nguồn gốc chính xác và rõ ràng.
Những phân tích của Luận văn cũng chưa từng công bố ở bất kỳ công trình nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên


Nha Trang, 20 tháng 12 năm 2017
Tác giả

Bùi Thị Hồng Loan

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin kính gửi đến thầy hướng dẫn TS. Lê Chí Công lời biết ơn
chân thành nhất. Với sự hướng dẫn tận tâm, trách nhiệm và khoa học của thầy đã giúp
tác giả hoàn thành Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Tác giả xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế Phát
triển, các thầy cô tham gia chương trình giảng dạy, cùng các thầy, cô giảng viên trong
và ngoài trường. Dựa vào các chương trình, bài giảng của thầy cô, tác giả đã hoàn
thành Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
Cuối cùng, tác giả xin gửi đến những người thân, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp và
cộng đồng địa phương ở huyện Lý Sơn Quảng Ngãi những lời chúc tốt đẹp nhất.
Chính sự quan tâm, hỗ trợ của những người thân là động lực to lớn giúp tác giả hoàn
thành Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Trân trọng cảm ơn !

Nha Trang, 20 tháng 12 năm 2017
Tác giả

Bùi Thị Hồng Loan

iii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC..................................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................1
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................5
2.1. Cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch bền vững ...................................................5
2.1.1. Phát triển bền vững......................................................................................5
2.1.2. Phát triển du lịch bền vững ..........................................................................7
2.1.3. Một số tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch biển đảo......................8
2.2. Lý thuyết liên quan đến thái độ tham gia của cộng đồng địa phương đến phát
triển bền vững du lịch biển đảo................................................................................10
2.2.1. Cộng đồng địa phương ..............................................................................10
2.2.2. Lý thuyết hành vi trong tham gia phát triển du lịch bền vững ....................12
2.2.3. Thái độ tham gia phát triển du lịch bền vững của cộng đồng địa phương ...14
2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến thái độ của cộng đồng
địa phương đến phát triển du lịch bền vững ............................................................15
2.3.1. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................15
2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài .......................................................................16
2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu....................................................................20
2.4.1. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ..........................................................20
2.4.2. Mô hình đề xuất nghiên cứu ......................................................................23
Tóm tắt chương 2.......................................................................................................24
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ...................................25
3.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................25

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................25
3.1.2. Quy trình nghiên cứu.................................................................................25
iv


3.1.3. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ...........................................................26
3.1.4. Xây dựng thang đo ....................................................................................27
3.1.5. Phương pháp xử lý thông tin......................................................................29
Tóm tắt chương 3.......................................................................................................31
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................................32
4.1. Tổng quan về sự phát triển du lịch ...................................................................32
4.1.1. Tổng quan về sự phát triển du lịch Quảng Ngãi .........................................32
4.1.2. Tổng quan phát triển du lịch Lý Sơn, Quảng Ngãi .....................................34
4.2. Kết quả nghiên cứu..........................................................................................37
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ...............................................................................38
4.2.2. Thống kê mẫu............................................................................................42
4.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ...............................................................43
4.2.4. Phân tích nhân tố khám phá - EFA ............................................................47
4.2.5. Hiệu chỉnh thang đo các biến độc lập.........................................................51
4.2.6. Phân tích hồi quy......................................................................................52
4.2.7. Kiểm định Anova ......................................................................................58
Tóm tắt chương 4......................................................................................................62
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH......................................63
5.1. Kết luận từ mục tiêu nghiên cứu ......................................................................63
5.2. Một số hàm ý chính sách dựa trên kết quả nghiên cứu đã đạt được ..................64
5.2.1. Hình thành thái độ tích cực của cộng đồng đối với bảo vệ môi trường (ảnh
hưởng lớn nhất, beta = 0,308)..............................................................................64
5.2.2. Hình thành thái độ tích cực của cộng đồng đối với bảo vệ tài nguyên ........66
5.2.3. Hình thành thái độ tích cực với giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội .....67
5.2.4. Hình thành thái độ tích cực với sự tham gia đầu tư kinh doanh du lịch ......69

5.2.5. Hình thành thái độ tích cực đối với sự gia tăng du khách ...........................70
5.2.6. Hình thành thái độ của cộng đồng địa phương đến phát triển bền vững du
lịch biển đảo tại huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.................................................71
5.3. Một số kiến nghị ..............................................................................................73
5.3.1. Đối với cơ quan quản lý du lịch tại địa phương..........................................73
5.3.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ............................................74
5.3.3. Đối với cộng đồng dân cư..........................................................................75
v


5.3.4. Đối với khách du lịch ................................................................................76
5.4. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................77
5.4.1. Những hạn chế của đề tài...........................................................................77
5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.......................................................77
Tóm tắt chương 5.......................................................................................................78
KẾT LUẬN ...............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................80
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

CĐ ĐP


Cộng đồng địa phương

DL

Du lịch

MMU

Multimedia University

UTM

University of Technology, Malaysia

VHTTDL

Văn hóa thể thao du lịch

WTO

World Tourist Organization

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Giải thích cụ thể các nhân tố......................................................................17
Bảng 2.2: Giải thích nhân tố mô hình nghiên cứu Eshliki & Kaboudi (2011) .............19
Bảng 3.1: Xây dựng thang đo.....................................................................................27
Bảng 4.1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...........................................................38

Bảng 4.2: Các hoạt động liên quan đến du lịch đã tham gia .......................................39
Bảng 4.3: Mức độ đã tham gia hoạt động liên quan đến Chương trình phát triển bền
vững du lịch biển đảo (n=231) ...................................................................................40
Bảng 4.4: Khi tham gia các chương trình phát triển bền vững du lịch, tôi cảm thấy
(n=231)......................................................................................................................41
Bảng 4.5: Giá trị mang lại của việc tham gia chương trình phát triển bền vững du lịch
biển đảo (n=231)........................................................................................................42
Bảng 4.6: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Thái độ tích cực
với bảo vệ môi trường du lịch biển đảo” ....................................................................43
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Thái độ tích cực
với bảo vệ tài nguyên du lịch biển đảo” .....................................................................44
Bảng 4.8: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Thái độ tích cực
với bảo vệ tài nguyên du lịch biển đảo”sau khi loại biến quan sát TN2 ......................44
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Thái độ tích cực
với giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội” ................................................................45
Bảng 4.10: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Thái độ tích
cực với sự tham gia đầu tư kinh doanh du lịch” .........................................................45
Bảng 4.11: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Thái độ tích cực
với sự tham gia đầu tư kinh doanh du lịch” sau khi loại biến quan sát ĐT3..................46
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Thái độ tích
cực đối với sự gia tăng du khách” ..............................................................................46
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhân tố “Mức độ tham
gia của cộng đồng địa phương đến phát triển du lịch bền vững biển đảo” ..................47
Bảng 4.14: Kiểm định KMO và Bartlett cho các biến độc lập ....................................47
Bảng 4.15: Bảng phương sai trích khi phân tích nhân tố Total VarianceExplained
(Phương sai trích) cho các biến độc lập......................................................................48
viii


Bảng 4.16: Bảng kết quả Rotated Component Matrix cho các biến độc lập................49

Bảng 4.17: Kiểm định KMO và Bartlett cho biến phụ thuộc ......................................50
Bảng 4.18: Bảng phương sai trích khi phân tích nhân tố Total Variance Explained
(Phương sai trích) cho biến phụ thuộc........................................................................50
Bảng 4.19: Bảng kết quả Rotated Component Matrix cho biến phụ thuộc..................50
Bảng 4.20: Các biến quan sát của mô hình nghiên cứu điều chỉnh .............................51
Bảng 4.21: Hệ số tương quan.....................................................................................52
Bảng 4.22: Phân tích các hệ số hồi quyb.....................................................................53
Bảng 4.23: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình .............................................54
Bảng 4.24: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp Enter ..................................54
Bảng 4.25: Kiểm định Levene - giới tính ...................................................................58
Bảng 4.26: Kiểm định Anova - giới tính ....................................................................59
Bảng 4.27: Kiểm định Levene - trình độ học vấn .......................................................59
Bảng 4.28: Kiểm định Anova - trình độ học vấn ........................................................60
Bảng 4.29: Kiểm định Levene - thu nhập...................................................................60
Bảng 4.30: Kiểm định Anova - thu nhập ....................................................................61

ix


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững theo quan điểm của Jordan Ryan.....................5
Hình 2.2: Mô hình phát triến bền vững của ngân hàng Thế giới World Bank...............6
Hình 2.3: Mô hình phát triến bền vững của Villen (1990) ............................................6
Hình 2.4: Thuyết hành động hợp lý TRA................................................................... 12
Hình 2.5: Thuyết hành vi dự định (TPB).................................................................... 13
Hình 2.6: Mô hình đánh giá sự tham gia của CĐĐP trong ngành du lịch ................... 16
Hình 2.7: Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu.................................................. 23
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 26
Hình 4.1: Hình ảnh các điểm đến của du lịch Quảng Ngãi ......................................... 33

Hình 4.2: Hình ảnh các điểm đến của du lịch Quảng Ngãi ......................................... 34
Hình 4.3: Biểu đồ tần số Histogram ........................................................................... 56
Hình 4.4: Biểu đồ Q-Q plot........................................................................................ 57
Hình 4.5: Biếu đồ phân tán Scatterplot....................................................................... 57

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài: “Nghiên cứu thái độ của cộng đồng địa phương đến phát triển bền vững
du lịch biển đảo tại huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi” được thực hiện với mục đích
đánh giá thực trạng tham gia phát triển du lịch biển đảo của cộng đồng địa phương tại
huyện đảo Lý Sơn trong thời gian qua, khẳng định tầm quan trọng của cộng đồng địa
phương trong việc phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, nghiên cứu các yêu tố ảnh
hưởng đến thái độ tham gia của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững. Trên
cơ sở đó, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thái độ của cộng
đồng địa phương trong việc phát triển du lịch biển đảo bền vững.
Dựa vào các lý thuyết về hành vi, thái độ tham gia của cộng đồng địa phương
trong phát triển bền vững; các mô hình nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu trong
nước về các vấn đề có liên quan đến thái độ của cộng đồng địa phương trong phát triển
du lịch bền vững. Tác giả đã đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu thái độ của
cộng đồng địa phương đến phát triển bền vững du lịch biển đảo tại huyện đảo Lý Sơn,
Quảng Ngãi. Mô hình lý thuyết cho thấy có 5 yếu tố tác động đến thái độ của cộng
đồng. Cụ thể như sau: (1) Thái độ đối với bảo vệ môi trường; (2) Thái độ đối với bảo vệ
tài nguyên du lịch; (3) Thái độ đối với giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (4) Thái
độ đối với tham gia đầu tư kinh doanh du lịch; (5) Thái độ đối với sự gia tăng du khách.
Dữ liệu thu thập từ việc phát bảng câu hỏi khảo sát đến cộng đồng địa phương ở
03 xã: An Vĩnh, An Bình, An Hải huyện Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi với cỡ mẫu là 231
phiếu hợp lệ. Dữ liệu sau khi được thu thập về sẽ tiến hành mã hóa, nhập số liệu, làm
sạch với phần mềm SPSS 22.0 và xử lý bằng kỹ thuật phân tích độ tin cậy thông qua

hệ số Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy tuyến
tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 5/5 yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến thái độ
của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Dựa
trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thái
độ tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch biển Lý Sơn trong thời
gian tới.
Từ khóa: Thái độ, cộng đồng địa phương, du lịch bền vững, Lý Sơn, Quảng Ngãi.

xi


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, lợi ích của nó mang
lại vô cùng to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn đem lại hiệu quả xã hội tích cực, có
ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nhu cầu đi du lịch ngày
càng phổ biến và đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong xã hội. Cũng vì vậy mà
các loại hình du lịch phát triển ngày một đa dạng, phong phú. Với những thế mạnh vốn
có của Việt Nam như thiên nhiên phong phú, đa dân tộc, truyền thống văn hóa sâu sắc
độc đáo, con người hiếu khách thân thiện, Việt Nam đang hướng tới những loại hình
du lịch bền vững. Trong đó đang được chú trọng mạnh là loại hình du lịch biển đảo.
Hơn nữa, xã hội phát triển ngày nay nhiều khi làm con người phải sống quá nhanh với
nhịp độ công nghiệp, người ta mong muốn trở về với tự nhiên, tìm hiểu môi trường
văn hóa, trải nghiệm cuộc sống chân thực mang đậm màu sắc văn hóa bản điạ. Do vậy
mà du lịch biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ngày càng khẳng định những lợi thế và tiềm
năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Đảo Lý Sơn (Cù lao Ré), cách cửa biển Sa kỳ khoảng 14 hải lý, với diện tích hơn
10 km2. Đảo có 03 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình. Đảo Lý Sơn được mệnh danh là
một hòn đảo thiên đường với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, kì thú. Trên đảo có 4
di tích cấp quốc gia và nhiều di tích, thắng cảnh nổi tiếng như miệng núi lửa Giếng

Tiền và Thới Lới, các loại hình văn hóa tín ngưỡng đặc sắc mà tiêu biểu và độc đáo
nhất là Lễ Khao lề thế lính Hoàng sa. Lý Sơn còn được xem là bảo tàng sống động, lưu
giữ các bằng chứng lịch sử về chủ quyền Việt Nam trên biển Đông. Theo số liệu của
Phòng Nghiệp vụ Du lịch thuộc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi, tổng lượt khách năm
2016 đạt hơn 650 nghìn người (đạt 108% kế hoạch), trong đó có 55 nghìn lượt khách
quốc tế (đạt 110% kế hoạch). Tổng thu du lịch cả năm đạt 560 tỷ đồng (đạt 102% kế
hoạch). Trong những năm gần đây, các chỉ số đạt được trong hoạt động du lịch của
tỉnh năm sau cao hơn hẳn so với năm trước. Đối với Lý Sơn, lượt khách đến tham
quan tăng mạnh. Năm 2016, có 109.334 lượt khách đến Lý Sơn, so với năm 2015 tăng
198,5%, đây là con số kỷ lục. Trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2016, lượng khách đến Lý
Sơn tăng gấp 300 lần so với cùng kỳ. Đây là minh chứng cho thấy, sức hút ngày một
mạnh mẽ của Quảng Ngãi trên bản đồ du lịch.
1


Tuy nhiên, tiềm năng và thế mạnh du lịch biển đảo Lý Sơn vẫn chưa được khai
thác đúng mức và hiệu quả, sự đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế của tỉnh
còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do việc đầu tư phát triển du lịch mới chỉ dựa trên cái
mình có sẵn và làm theo cách dễ nhất, ít quan tâm đến nhu cầu, thị hiếu của khách du
lịch. Đặc biệt, vai trò của người dân địa phương trong phát triển du lịch vẫn chưa thật
sự chú trọng. Nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, một trong những yếu tố cốt lõi của
sự phát triển du lịch là sự tham gia và vai trò của cộng đồng dân cư địa phương, vì nó
là trung tâm của sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp du lịch (Hall và cộng
sự, 2005). Nếu không có những chính sách và giải pháp để cải thiện, nâng cao vai trò
của người dân địa phương thì hình ảnh điểm đến du lịch biển đảo Lý Sơn sẽ đi xuống
không còn hấp dẫn khách du lịch.
Cộng đồng dân cư địa phương đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát
triển du lịch (Hall và cộng sự, 2005). Tuy nhiên, nhận thức và chủ động phát huy vai trò
của cộng đồng trong phát triển du lịch vẫn còn hạn chế ở Việt Nam nói chung và huyện
đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi nói riêng. Với mong muốn được góp sức đưa du lịch tỉnh nhà

phát triển đến đỉnh cao sánh ngang cùng các tỉnh bạn trong khu vực. Tôi quyết định
chọn đề tài “Nghiên cứu thái độ của cộng đồng địa phương đến phát triển bền vững
du lịch biển đảo tại huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi” nhằm tìm ra các yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến thái độ của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch, từ đó có
hướng đi đúng đắn để phát triển du lịch biển đảo Lý Sơn theo hướng bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu vai trò của cộng đồng dân cư địa
phương trong phát triển du lịch bền vững biển đảo Lý Sơn. Từ đó, giúp cho nâng cao
thái độ của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch biển đảo Lý Sơn thời gian
tới.
 Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng mô hình các yếu tố cấu thành thái độ cộng đồng địa phương ảnh
hưởng đến sự tham gia của họ trong phát triển du lịch biển đảo tại Lý Sơn;
- Phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến đến sự tham gia của cộng đồng

2


địa phương trong phát triển du lịch biển đảo tại Lý Sơn;
- Đề xuất một số kiến nghị chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hành vi của cộng
đồng tham gia phát triển du lịch biển đảo Lý Sơn theo hướng bền vững.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Có những yếu tố nào thuộc thái độ cộng đồng ảnh hưởng đến hành vi tham gia
phát triển du lịch biển đảo Lý Sơn theo hướng bền vững?
- Mức độ tác động của các yếu tố này đến hành vi tham gia phát triển du lịch biển
đảo Lý Sơn theo hướng bền vững như thế nào?
- Làm thế nào để đẩy mạnh hành vi tham gia phát triển du lịch biển đảo Lý Sơn
theo hướng bền vững của cộng đồng địa phương?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Khung lý thuyết phát triển bền vững, lý thuyết hành vi
tiêu dùng trong du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia phát triển du lịch biển
đảo Lý Sơn theo hướng bền vững.
 Đối tượng khảo sát: Cộng đồng địa phương (những người đang sinh sống và
làm việc trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn).
 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện khảo sát trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong
thời gian từ tháng 5/2017 đến tháng 6/2017.
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu sẽ giúp tìm ra được các nhân tố thuộc về cộng đồng địa
phương có ảnh hưởng đến sự tham gia của họ vào phát triển du lịch biển đảo Lý Sơn
theo hướng bền vững, trong đó nhân tố nào có ý nghĩa quan trọng nhất. Các kết quả
nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý du lịch và chính quyền địa phương trong huyện tìm
ra các biện pháp nhằm tăng cường hành vi tham gia phát triển du lịch biển đảo Lý Sơn
theo hướng bền vững, góp phần ngăn chặn và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
biến đổi khí hậu; đồng thời vạch ra được hướng đi đúng đắn và bền vững cho sự phát
triển của ngành du lịch huyện đảo Lý Sơn trong thời gian tới. Ngoài ra kết quả nghiên
cứu còn có giá trị tham khảo đối với những đề tài tương tự sau này.
3


1.6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời cảm ơn, trích yếu luận văn, và phần kết luận, luận văn được trình bày
bao gồm 05 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu. Trong chương này tác giả đã
làm rõ tính cấp thiết nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn, mục tiêu nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý
nghĩa của kết quả nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trong chương này, tác giả đã
trình bày các học thuyết liên quan đến phát triển du lịch bền vững; mô hình lý thuyết

về thái độ, hành vi tham gia của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững.
Trên cơ sở lý thuyết trên, tác giả đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu về thái
độ của cộng đồng địa phương đến phát triển bền vững du lịch biển tại huyện đảo Lý
Sơn, Quảng Ngãi.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả
sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý, phân tích dữ liệu và nhận xét.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương bốn đề cập đến kết quả mô
tả dữ liệu định tính và định lượng. Đồng thời, phân tích mô hình hồi qui bội về thái độ
của cộng đồng địa phương đến phát triển bền vững du lịch biển đảo tại huyện đảo Lý
Sơn, Quảng Ngãi.
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Trong chương này, tác giả kết luận
mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, đề xuất một số hàm ý chính sách nâng cao
thái độ của cộng đồng địa phương đến phát triển bền vững du lịch biển đảo tại huyện
đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

4


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch bền vững
2.1.1. Phát triển bền vững
Từ thế kỷ XIX, qua thực tiễn quản lý rừng ở Đức, người ta đã đề cập tới sự “phát
triển bền vững”. Nhưng mãi đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, khái niệm này mới được phổ
biến tương đối rộng rãi.
Năm 1980, IUCN cho rằng “phát triển bền vững” phải và cân nhắc đến việc khai
thác các tài nguyên có khả năng phục hồi và không phục hồi, cần xem xét các điều kiện
khó khăn cũng như thuận lợi trong việc tổ chức xen kẽ các hoạt động ngắn và dài hạn.
Đến năm 1987, ủy ban môi trường và phát triển thế giới WCED do bà Grohalem
Brandtland thành lập đã công bố thuật ngữ “phát triển bền vững” trong bản báo cáo

“Tương lai chúng ta” như sau: “Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển có thể đáp
ứng những điều kiện hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ mai sau”.
Theo ông Ryan - đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam thì “phát triển bền
vừng là một quá trình đảm bảo tăng tối đa phúc lợi của xã hội và xóa bỏ đói nghèo
thông qua việc quản lỷ ở mức tối ưu và có hiệu quá tài nguyên thiên nhiên”. Ông khẳng
định phát triển bền vững nằm ở phần giao nhau của 3 vòng tròn: bền vững về kinh tế,
bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Cũng theo ông, chúng ta không nên coi
phát triển bền vững như một phương tiện thuận lợi để gom tất cả các vấn đề về kinh tế,
xã hội và môi trường lại với nhau, mà cần có một quan điểm toàn diện để đảm bảo các
chính sách có tác dụng hỗ trợ thay vì mâu thuẫn nhau.

Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững theo quan điểm của Jordan Ryan
5


Trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tháng 6 năm 1992 tại Rio De Janeiro,
“phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp giữa ba hệ
thống là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội.
Ngày nay, tất cả các quốc gia đều đề cập đến “phát triển bền vững” trong quá trình
hoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế với ý muốn nhấn mạnh phương thức
và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển.
Tuy hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, song tựu
trung, tất cả đều thống nhất ở các nội dung sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển hài
hòa cả về 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống
vật chất, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tồn hại, gây trở ngại
đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm
chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai”.

Hình 2.2: Mô hình phát triến bền vững của ngân hàng Thế giới World Bank


Hình 2.3: Mô hình phát triến bền vững của Villen (1990)
6


Như vậy, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện ba mục tiêu:
(1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức
sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; (3) Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm
phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau (Hình 2.2 và Hình 2.3).
2.1.2. Phát triển du lịch bền vững
Theo WTO (1992) đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp
quốc tại Rio de Janerio thì “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn
quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển hoạt động du
lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên
nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn
duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái
và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người” (Phạm Trung Lương, 2002).
Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên
và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến
các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo
các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du
lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống
của cộng đồng địa phương.
Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách
có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những
đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến
cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham
gia chủ động về kinh tê - xã hội của cộng đồng địa phương (WTO, 2002). Du lịch bền
vững có 3 hợp phần chính (Kibert và cộng sự, 2011), đôi khi được ví như “ba chân”

như sau:
Thứ nhất là thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn
lợi tự nhiên, giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống,
nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm…) và cố gắng có lợi cho môi trường.
Thứ hai là gần gũi về xã hội và văn hoá, nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội
hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn
trọng văn hoá và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân,
cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc
7


lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ.
Thứ ba là có kinh tế, nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những
thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên
liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người
xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt
động kinh doanh nghèo nàn. Một đơn vị kinh doanh du lịch mà có đủ 3 tiêu chí trên thì
“sẽ kinh doanh tốt nhờ làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh doanh du
lịch trong nhiều cách có thể không phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế,
nhưng cũng khuyến khích đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phụ thuộc vào.
Việc kinh doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo
tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng
và có thể cũng sẽ thu lợi tức.
2.1.3. Một số tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch biển đảo
Tổ chức du lịch thế giới cho rằng chỉ tiêu dùng để đo lường thông tin giúp nhà
quản lý đưa ra quyết định tốt hơn…chỉ tiêu liên quan đến quyết định quản lý trong lĩnh
vực du lịch phục thuộc vào đặc trưng điểm đến và tầm quan trọng tương đối của chúng
đối với du khách (UNWTO, 2002). Nhằm xác định tính bền vững trong phát triển du
lịch biển đảo, chỉ tiêu sẽ là công cụ hữu ích giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn mối liên
hệ giữa du lịch và những hoạt động có liên quan cũng như năng lực tái tạo của môi

trường trong việc duy trì sự bền vững. Tất cả chỉ tiêu đều có thể được lượng hóa (ví
như, số lượng, quy mô, tỷ lệ…). Cronin (1990) và Dowling (1993) cho rằng để đạt
được sự phát triển du lịch bền vững, quá trình này cần được đánh giá một cách thường
xuyên dựa trên việc xác định đầy đủ tác động khác nhau đến chúng để từ đó cung cấp
những thông tin hữu ích cho quyết định quản lý. Quản lý ngành, đơn vị kinh doanh du
lịch cần thông qua quá trình để xem xét đầy đủ và có ý nghĩa chỉ tiêu đo lường sự phát
triển du lịch bền vững từ ba trụ cột cơ bản: (i) Kinh tế; (ii) Văn hóa - xã hội; (iii) Tài
nguyên, môi trường và từ đó hình thành các quyết định quản lý kinh doanh tốt hơn.
+ Góc độ kinh tế: Đánh giá tính bền vững trên góc độ kinh tế thường được đề
cập đến sự đảm bảo tăng trưởng bền vững mà nội hàm của nó cùng lúc được thể hiện
thông qua tốc độ tăng trưởng doanh thu, tốc độ tăng trưởng lượng khách, sự tăng lên
của cơ sở kinh doanh du lịch,…đặc biệt là chất lượng tăng trưởng (Machado, 2003).
Tốc độ tăng trưởng là chỉ tiêu quan trọng cho việc đánh giá phát triển bền vững về
kinh tế đã được đề cập nhiều tại nghiên cứu trong và ngoài nước, trong khi chất lượng
8


tăng trưởng là chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng đến tính bền vững trên góc độ kinh tế
(Crouch, 2010). Tuy vậy, trong nhiều công trình nghiên cứu, vấn đề chất lượng tăng
trưởng còn ít được đề cập hoặc chưa tương xứng với nội dung tăng trưởng (Machado,
2003). Rõ ràng bền vững trong kinh doanh chỉ đạt được khi tăng trưởng có hiệu quả
hay tạo ra giá trị đóng góp ngày càng lớn. Chất lượng tăng trưởng thể hiện: (i) Giá trị
gia tăng; (ii) Năng lực cạnh tranh; (iii) Cơ cấu doanh nghiệp kinh doanh trong ngành
du lịch (Van Duren và cộng sự, 1991; Machado, 2003). 07 nhân tố tác động đến năng
lực cạnh tranh của ngành như: năng suất, công nghệ, sản phẩm, đầu vào, chi phí, mức
độ tập trung, độ liên kết (Porter, 1985). Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua việc
phân tích định tính/định lượng sẽ giúp xác định được lợi thế và yếu tố nào do ngành
kinh doanh kiểm soát, yếu tố nào do Chính phủ kiểm soát nhằm góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh. Mặt khác, với tính chất đặc thù là ngành kinh tế tổng hợp, vì thế
sẽ rất khó khăn để đánh giá một cách toàn diện và chính xác năng lực cạnh tranh của

ngành du lịch. Nghiên cứu này xem xét một số chỉ tiêu cụ thể để đánh giá bước đầu
năng lực cạnh tranh của ngành như: (i) Năng suất lao động; (ii) Thị phần và tốc độ
tăng thị phần; (iii) Sức cạnh tranh về giá của sản phẩm/dịch vụ; (iv) Chất lượng sản
phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp du lịch; (v) Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát
triển của doanh nghiệp du lịch; (vi) Chất lượng nguồn nhân lực du lịch; (vii) Lòng
trung thành đối với sản phẩm/dịch vụ du lịch (Machado, 2003).
+ Góc độ văn hóa - xã hội: Phát triển kinh doanh du lịch phải có những đóng góp
cụ thể cho phát triển văn hóa - xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển (Hens,
1998). Đánh giá tính bền vững du lịch biển đảo có thể xem xét bộ chỉ số đánh giá tác
động của du lịch lên phân hệ văn hóa - xã hội đối với ngành du lịch dựa trên bộ chỉ số
Doxey (1975). Đây là bộ chỉ số được đưa ra nhằm phân tích thái độ của cộng đồng địa
phương đối với du khách. Tác giả xây dựng mô hình xem xét thái độ của cộng đồng
với các giai đoạn khác nhau như: vui vẻ, thỏa mãn, hạnh phúc; lãnh đạm, hờ hững;
phát cáu, giận dữ; phản đối, phản kháng. Một số chỉ tiêu được đề cập bởi Hens (1998),
Dymond (1997) như: (i) Sự xuất hiện dịch bệnh liên quan đến phát triển du lịch; (ii) Tệ
nạn xã hội liên quan đến phát triển du lịch; (iii) Hiện trạng di tích lịch sử - văn hóa tại
địa phương; (iv) Biến động về giá cả vào mùa cao điểm trong du lịch; (v) Mức độ
thương mại hóa hoạt động văn hóa truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục
tập quán…) Đối với doanh nghiệp, sự phát triển bền vững du lịch biển đảo sẽ xem xét
thông qua mức độ tham gia, đóng góp của doanh nghiệp đến bảo tồn, tôn tạo di tích
9


lịch sử - văn hóa địa phương cũng như tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội (tạo công
ăn việc làm, góp ngân sách cho hoạt động của tổ dân phố). Cuối cùng, thái độ của
cộng đồng đối với doanh nghiệp du lịch hoặc sự phát triển du lịch cũng là một chỉ tiêu
rất có ý nghĩa trong việc đánh giá tính bền vững về văn hóa - xã hội (Murphy, 1994).
+ Góc độ môi trường: Khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và điều kiện
môi trường tại điểm đến trong quá trình phát triển du lịch là khía cạnh rất đáng được
quan tâm (UNWTO, 2002), việc khai thác, sử dụng tài nguyên cho phát triển du lịch

biển đảo cần được quản lý sao cho không chỉ thỏa mãn nhu cầu phát triển trong hiện
tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu phát triển cho tương lai. Tác động của hoạt động du
lịch đến môi trường trong quá trình phát triển sẽ được hạn chế đi đôi với những đóng
góp của cộng đồng doanh nghiệp cho các nỗ lực tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường.
UNWTO (2002) đề xuất một số tiêu chí đánh giá tính bền vững của tài nguyên và môi
trường: (i) Lượng chất thải được thu gom và xử lý/ tổng số chất thải; (ii) Lượng điện
tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa); (iii) Lượng nước tiêu thụ/du khách/ngày (tính
theo mùa); (iv) Số cảnh quan phục vụ du lịch bị xuống cấp/tổng số cảnh quan; (v) Số
công trình kiến trúc không phù hợp với cảnh quan/tổng số công trình; (vi) Số sản phẩm
động, thực vật quý hiếm được tiêu thụ; (vii) Số phương tiện vận tải sạch/tổng số
phương tiện vận tải. Đối với doanh nghiệp, sự phát triển bền vững du lịch biển đảo
cũng được xem xét trên khía cạnh mức độ tham gia/đóng góp của doanh nghiệp đến
bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo thông qua một số chỉ tiêu cụ thể như: lượng
chất thải hàng năm doanh nghiệp thu gom và xử lý so với tổng số chất thải; lượng
điện, nước tiêu thụ/ngày (tính theo mùa); số sản phẩm động, thực vật quý hiếm đang
được kinh doanh (Lê Chí Công, 2015).
2.2. Lý thuyết liên quan đến thái độ tham gia của cộng đồng địa phương đến phát
triển bền vững du lịch biển đảo
2.2.1. Cộng đồng địa phương
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng thường được dùng để chỉ nhiều đối
tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về qui mô và đặc tính xã hội. Ý nghĩa
rộng nhất của cộng đồng là tập hợp người với các liên minh rộng lớn như toàn thế giới
(cộng đồng thế giới), một châu lục (cộng đồng Châu Âu…), một khu vực (cộng đồng
Đông Nam Á…). Cộng đồng còn được áp dụng để chỉ một kiểu xã hội, căn cứ vào
những đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo. Nhỏ hơn nữa, cộng
đồng được dùng khi gọi tên các đơn vị làng, bản, xã, huyện…Trong các chương trình
10


phát triển có sự tham gia của cộng đồng, khái niệm này được hiểu trên phạm vi hẹp

hơn. Cộng đồng là những nhóm người được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau
như theo lứa tuổi, nghề nghiệp, huyết thống, khu vực địa lý, tổ chức đoàn thể, sở thích.
Sự hình thành cộng đồng thường dựa vào các yếu tố: lãnh thổ, kinh tế và văn hóa.
Khái niệm cộng đồng bao gồm các yếu tố: tương quan cá nhân mật thiết với những
người khác; có sự liên hệ tình cảm; có sự tự nguyện hy sinh đối với những giá trị được
tập thể coi là cao cả; có ý thức đoàn kết mọi thành viên trong tập thể. Cộng đồng là
một tập thể người định cư trên lãnh thổ nhất định. Họ có hoạt động kinh tế để đảm bảo
về mặt vật chất và tạo nên sự gắn kết cộng đồng. Đây là nhân tố quan trọng giúp cho
một cộng đồng phát triển vững mạnh. Mỗi cộng đồng có những nét văn hóa đặc trưng
riêng, được hình thành trong quá trình phát triển của cộng đồng đó. Đó là phong tục
tập quán, các quy ước, tín ngưỡng tôn giáo…được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Hầu hết nghiên cứu trước nói về “cộng đồng” như một đơn vị không gian nhỏ,
cấu trúc xã hội đồng nhất với mức độ chia sẻ và lợi ích chung (Agrawal và Gibson,
1999; Olsder và Vander Donk, 2006). Scherl và Edwards (2007) mô tả các cộng đồng
địa phương là nhóm người với một bản sắc chung và những người có thể được tham
gia vào một loạt các khía cạnh liên quan của đời sống. Họ cũng lưu ý rằng cộng đồng
địa phương thường có quyền liên quan đến khu vực và tài nguyên thiên nhiên, mối
quan hệ mạnh mẽ về văn hóa, xã hội, kinh tế và tinh thần. Theo Aref và cộng sự
(2010), một cộng đồng dùng để chỉ một nhóm các cá nhân sinh sống hoặc làm việc
trong khu vực địa lý cùng với một số chia sẻ về văn hóa hoặc lợi ích chung.
Trong du lịch, cộng đồng thường được xác định theo phân bố địa lý. Theo
Sproule (1996) thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường sống trên cùng một khu
vực địa lý, nhận biết bản thân họ thuộc cùng một nhóm. Các thành viên trong một
cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân. Tất cả họ có thể thuộc về
cùng một nhóm tôn giáo, chính trị, tầng lớp hoặc đẳng cấp”. Ngoài những đặc điểm
chung, cộng đồng là một thực thể phức tạp và không đồng nhất. Trong cùng một cộng
đồng, có người giàu và người nghèo, người mới nhập cư và những cư dân bản địa,
người có nhiều đất đai và người không có đất. Sự phân hóa trong cộng đồng dẫn đến
mức độ tham gia và hưởng lợi khác nhau của thành viên trong một cộng đồng trong
các chương trình, dự án phát triển cộng đồng, do đó ẩn chứa những xung đột xảy ra

trong cộng đồng. Khi nói đến cộng đồng trong du lịch tại Việt Nam, người ta thường
nghĩ ngay đến cộng đồng địa phương ở nông thôn, ở những vùng cao (cộng đồng
11


người dân tộc) mà quên rằng ở thành thị cũng có những cộng đồng với những giá trị và
bản sắc riêng của họ (cộng đồng thị dân, cộng đồng người Hoa ở các “khu phố Tàu”).
Do đó, chúng ta cần có cách tiếp cận khác hơn để thấy rõ được nhiệm vụ và vai trò của
những cộng đồng ở những nơi là điểm đến du lịch.
2.2.2. Lý thuyết hành vi trong tham gia phát triển du lịch bền vững
Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) được phát triển và cải tiến từ lý thuyết
hành động hợp lý (Ajzen & Fishbein, 1975), được xem là lý thuyết phổ biến nhất liên
kết thái độ và hành vi. Thuyết hành động hợp lý TRA được Ajzen & Fishbein xây
dựng năm 1975 và được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm
lý xã hội (Mark & Christopher, 1998). Mô hình TRA được phát triển để giải thích cho
các cơ chế của hành vi con người trong quá trình ra quyết định. Nó được thiết kế đặc
biệt để dự đoán hành vi của con người dưới sự kiểm soát hoàn toàn của ý chí. Lý
thuyết hành động hợp lý TRA giả định rằng hầu hết các quyết định hay hành vi của cá
nhân đều bắt nguồn từ những nỗ lực của ý chí trong việc cố gắng thực hiện quyết định
hay hành vi đó (Han & Kim, 2010).
Theo lý thuyết TRA, hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định là thái độ cá nhân và
chuẩn chủ quan.
Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA được trình bày như hình 2.4 (Chuttur, 2009)

Niềm tin đối với những thuộc tính
của sản phẩm
Thái độ
Đo lường niềm tin đối với những
thuộc tính của sảnphẩm
Ý định hành vi


Niềm tin về những người ảnh
hưởng sẽ nghĩ rằng tôi nên thực
hiện hay không thực hiện hành vi

Chuẩn chủ quan

Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của
những người ảnh hưởng

Hình 2.4: Thuyết hành động hợp lý TRA
Nguồn: Ajzen & Fishbein, 1975
12


Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi về tính ứng dụng của TRA bởi
lẽ trong những trường hợp nhất định, hành vi của một người cũng có thể được xác định
bởi các yếu tố không phụ thuộc vào ý chí (ví dụ như nguồn lực). Trong những tình
huống như vậy thì TRA không đủ để dự đoán về xu hướng hành vi của cá nhân.
Nếu như lý thuyết hành động hợp lý (TRA) chỉ tập trung vào các yếu tố của ý chí
cá nhân hay xã hội để giải thích sự hình thành của ý định cá nhân thì lý thuyết hành vi
dự định (TPB), một phiên bản đầy đủ hơn của TRA sẽ cho phép chúng ta kiểm tra sự
ảnh hưởng của các yếu tố quyết định cá nhân và môi trường xã hội xung quanh cũng
như các yếu tố quyết định không liên quan đến ý chí khi đưa ra ý định hành vi. Đặc
biệt, TPB có thể góp phần cải thiện dự báo về ý định của khách hàng khi lựa chọn một
sản phẩm (Untaru, Epuran, & Ispas, 2014).
TPB là lý thuyết hành vi theo dự tính được mở rộng từ TRA. TPB cho rằng thái
độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và sự kiểm soát hành vi là ba yếu tố quyết định
khái niệm độc lập về ý định hành vi (Ajzen, 1991). Sự khác biệt lớn giữa hai mô hình
là TPB kết hợp thêm một nhân tố là kiểm soát hành vi như một yếu tố quyết định về

xu hướng hành vi. Nhân tố này được liên kết đến việc kiểm soát niềm tin. Nó bao gồm
yếu tố niềm tin rằng việc thực hiện hành vi dễ dàng hay khó khăn phụ thuộc vào việc
sở hữu các nguồn tài nguyên thiết yếu và cơ hội để thực hiện một hành vi cụ thể. TPB
đã được sử dụng như là cơ sở để điều tra hành vi bền vững nói chung và hành vi du
lịch bền vững nói riêng (Han & Kim, 2010). Các nhà phê bình TPB cho rằng ý định
hành vi không chuyển thành hành vi và một vài nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng
liên kết này thực sự là khá yếu. (Prillwitz & Barr, 2011) đã tìm thấy rằng thái độ
“xanh” không bị ảnh hưởng bởi việc đi du lịch.
Thái độ

Chuẩn chủ quan

Ý định hành vi

Hành vi

Kiểm soát hành vi
nhận thức

Hình 2.5: Thuyết hành vi dự định (TPB)
Nguồn: Ajzen (1991)
13


×