Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ trồng mía nguyên liệu trên địa bàn huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ MAI TRINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
HỘ TRỒNG MÍA NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐỨC PHỔ - TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ MAI TRINH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
HỘ TRỒNG MÍA NGUYÊN LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐỨC PHỔ - TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105


Quyết định giao đề tài:

410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

1273/QĐ-ĐHNT ngày 05/12/2017

Ngày bảo vệ:

13/12/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
ThS. VŨ THỊ HOA
Chủ tịch Hội Đồng:

TS. HỒ HUY TỰU
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực, và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Khánh Hòa, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả


Nguyễn Thị Mai Trinh

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn này, tôi luôn nhận được
sự hướng dẫn tận tình, những lời động viên, khích lệ, sự thấu hiểu và sự giúp đỡ to lớn
từ quý Thầy Cô giáo, Gia đình và Bạn bè của tôi. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Phạm Thành Thái và Cô
Vũ Thị Hoa, người hướng dẫn tôi nghiên cứu. Nếu không có những lời nhận xét, góp ý
quý giá để xây dựng đề cương luận văn và sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của Thầy
cô trong suốt quá trình nghiên cứu thì luận văn này đã không hoàn thành. Tôi cũng học
được rất nhiều từ Thầy cô về kiến thức chuyên môn, tác phong làm việc và những điều
bổ ích khác.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo ở Khoa Kinh tế
nói riêng và quý Thầy, Cô ở trường Đại học Nha Trang nói chung nơi tôi học tập và
nghiên cứu đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này. Sau cùng, lời cảm ơn
đặc biệt nhất dành cho gia đình, cũng như những bạn bè, đồng nghiệp của tôi đã giúp
đỡ, chia sẻ những khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Khánh Hòa, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Mai Trinh

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv
MỤC LỤC................................................................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ .................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.........................................................................................xii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 3
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu......................................................................................... 3
1.6. Kết cấu của luận văn........................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 5
2.1. Khái niệm liên quan............................................................................................................ 5
2.1.1. Khái niệm về nông hộ ........................................................................................ 5
2.1.2. Kinh tế nông hộ và đặc điểm của kinh tế nông hộ .............................................. 5
2.2. Cơ sở lý thuyết về thu nhập của nông hộ........................................................................... 7
2.2.1. Khái niệm thu nhập nông hộ .............................................................................. 7
v


2.2.2. Phương pháp xác định thu nhập của nông hộ ......................................................... 7

2.2.3. Phân loại thu nhập nông hộ ................................................................................ 8
2.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây mía nguyên liệu ....................................................... 9
2.3.1. Đặc điểm sinh học của cây mía .......................................................................... 9
2.3.2. Yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây mía ...................................................... 10
2.3.3. Yêu cầu về chất dinh dưỡng ............................................................................. 11
2.4. Giá trị kinh tế của cây mía................................................................................................11
2.5. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng mía............................12
2.5.1. Về khía cạnh cung............................................................................................ 12
2.5.2. Về khía cạnh cầu............................................................................................. 14
2.5.3. Về giá cả thị trường.......................................................................................... 15
2.6. Tổng quan Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.........................................15
2.7. Các giả thuyết nghiên cứu của đề tài................................................................................20
2.7.1. Diện tích đất canh tác....................................................................................... 20
2.7.2. Giới tính của chủ hộ......................................................................................... 21
2.7.3. Trình độ học vấn của chủ hộ ............................................................................ 21
2.7.4. Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ .................................................................... 21
2.7.5. Lao động trực tiếp trồng mía ............................................................................ 22
2.7.6. Tiếp cận vốn tín dụng....................................................................................... 22
2.7.7. Tập huấn trồng mía .......................................................................................... 23
2.8. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................................23
2.8.1. Khung phân tích đề tài ..................................................................................... 23
2.8.2. Mô hình lượng hóa........................................................................................... 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 25
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 26
3.1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................26
vi


3.1.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 26
3.1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ................................................................................. 26

3.2. Quy mô mẫu, phương pháp chọn mẫu.............................................................................27
3.2.1. Quy mô mẫu .................................................................................................... 27
3.2.2. Phương pháp chọn mẫu.................................................................................... 28
3.3. Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu........................................................................................28
3.3.1. Loại dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu .................................................... 28
3.3.2. Thu thập dữ liệu............................................................................................... 28
3.4. Các công cụ phân tích dữ liệu ..........................................................................................29
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 29
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......... 30
4.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ......................................................................................30
4.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................... 30
4.1.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 31
4.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Đức Phổ ........................................................ 32
4.1.4. Đặc điểm về đời sống dân cư huyện Đức Phổ .................................................. 33
4.1.5. Đặc điểm hoạt động trồng mía nguyên liệu của huyện Đức Phổ....................... 33
4.2. Phân tích thực trạng thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu của nông hộ tại huyện
Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ......................................................................................................34
4.2.1. Thực trạng trồng mía nguyên liệu tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi ................. 34
4.2.2. Vốn đầu tư cho hoạt động trồng mía................................................................. 38
4.2.3. Lao động của hoạt động trồng mía nguyên liệu ................................................ 39
4.2.4. Thị trường tiêu thụ mía nguyên liệu trên địa bàn huyện Đức Phổ ..................... 39
4.3. Kết quả phân tích..............................................................................................................42
4.3.1. Khái quát về mẫu điều tra................................................................................. 42

vii


4.3.2. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động trồng mía
nguyên liệu của nông hộ ............................................................................................ 50
4.4. Đánh giá chung về những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động trồng mía

nguyên liệu của các nông hộ tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. .....................................57
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................. 60
5.1. Kết luận .............................................................................................................................60
5.2. Những giải pháp nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng Mía nguyên liệu cho các nông
hộ tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi .................................................................................61
5.2.1. Chính sách đất đai cho sản xuất........................................................................ 61
5.2.2. Phổ biến kinh nghiệm đến các nông hộ trồng mía............................................. 62
5.2.3. Hỗ trợ cho các nông hộ tiếp cận vốn vay .......................................................... 63
5.2.4. Giáo dục và đào tạo.......................................................................................... 64
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 66
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCS

: Chữ đường

SNN&PTNT

: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

TW

: Trung Ương


BNN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

UBND

: Ủy ban Nhân dân

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các yếu tố tác động đến thu nhập qua các kết quả nghiên cứu ................... 19
Bảng 2.2: Tổng hợp các biến trong mô hình hồi qui................................................... 24
Bảng 4.1: Tổng hợp danh sách các xã trồng mía nguyên liệu tại Huyện Đức Phổ năm 2016....34
Bảng 4.2: Tổng hợp diện tích đất nông nghiệp và diện tích trồng mía của các xã có trồng
mía nguyên liệu tại huyện Đức Phổ trong năm 2016...................................................... 37
Bảng 4.3: Chi tiết số mẫu điều tra của các xã............................................................. 42
Bảng 4.4: Đặc điểm nhân khẩu trong mẫu điều tra..................................................... 43
Bảng 4.5: Đặc điểm số lao động trong mẫu điều tra ................................................... 44
Bảng 4.6: Đặc điểm lao động trực tiếp tham gia trồng mía......................................... 44
Bảng 4.7: Đặc điểm trình độ học vấn các chủ hộ........................................................ 45

Bảng 4.8: Đặc điểm hoạt động kinh tế chính của các nông hộ.................................... 45
Bảng 4.9: Tổng hợp lí do các nông hộ chọn trồng mía ............................................... 46
Bảng 4.10: Nhu cầu vốn vay đáp ứng ........................................................................ 48
Bảng 4.11: Đặc điểm diện tích đất trồng mía nguyên liệu .......................................... 49
Bảng 4.12: Đặc điểm số năm kinh nghiệm của các nông hộ....................................... 49
Bảng 4.13. Kết quả hồi quy........................................................................................ 51
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................... 52
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi bằng kiểm định Breusch – Pagan –
Godfrey ..................................................................................................................... 52
Bảng 4.16: Mô hình hồi quy với các biến chuẩn hóa.................................................. 58
Bảng 4.17: Vị trí quan trọng của các yếu tố ............................................................... 58
Bảng 5: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu .......................... 60

x


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Các loại rễ và chồi (mầm) mía........................................................................ 9
Hình 2.2: Các sản phẩm chính và phụ sản xuất từ cây mía. .......................................... 11
Hình 2.3: Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ trồng mía ...... 24
Hình 4.1: Bản đồ huyện Đức Phổ................................................................................. 30
Hình 4.2: Quy trình trồng mía nguyên liệu................................................................... 35
Biểu đồ 4.1: Diện tích trồng mía nguyên liệu toàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2016 ..................... 36
Biểu đồ 4.2: Sản lượng và năng suất mía nguyên liệu toàn tỉnh Quảng Ngãi, năm 2016 ......... 36
Biểu đồ 4.3: Diện tích và sản lượng mía nguyên liệu toàn huyện Đức Phổ qua các năm ...... 37
Biểu đồ 4.4: Diện tích trồng mía nguyên liệu các xã tại huyện Đức Phổ năm 2016............... 38
Biểu đồ 4.5: Đặc điểm về giới tính trong mẫu điều tra ............................................................ 43
Biểu đồ 4.6: Nhu cầu vay vốn của các nông hộ khảo sát ......................................................... 47
Biểu đồ 4.7: Nơi vay vốn của các nông hộ khảo sát................................................................. 48
Biểu đồ 4.8: Tập huấn kỹ thuật trồng mía nguyên liệu ............................................................ 50

Biểu đồ 4.9: Đơn vị tập huấn kỹ thuật trồng mía nguyên liệu ................................................. 50
Hình 4.3. Đồ thị phân phối của sai số ngẫu nhiên......................................................... 53

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Chủ đề nghiên cứu
Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ trồng mía
nguyên liệu trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập hộ trồng Mía trên địa bàn huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó đề
xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy nâng cao thu nhập cho nông hộ tại
Huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng Mía tại
huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi.
- Xem xét tác động của các nhân tố đó đến thu nhập của hộ trồng Mía tại huyện
Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất các hàm ý chính sách giúp nâng cao thu nhập cho hộ trồng Mía tại
huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm nhằm khám phá, điều chỉnh, xây
dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi phỏng vấn và xây dựng mô hình nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê mô tả nhằm mục đích nghiên cứu sự khác nhau về thu
nhập giữa các biến như diện tích đất trồng mía, giới tính chủ hộ, trình độ học vấn của
chủ hộ, kinh nghiệm trồng mía của chủ hộ, số lao động trực tiếp tham gia trồng mía,
tiếp cận tín dụng và tham gia tập huấn khuyến nông... Thông qua phân tích thống kê

mô tả chúng ta có thể kiểm định sơ bộ các giả thiết nghiên cứu đặt ra.
- Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) dùng để ước lượng mô hình nhằm
tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.

xii


4. Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu sơ cấp dựa trên số liệu điều tra từ bảng câu hỏi
phát cho 300 hộ trồng mía tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trong khoảng thời
gian các nông hộ thu hoạch mía nguyên liệu niên vụ 2015 – 2016.
Kết quả phân tích cho thấy những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ trồng mía bao gồm: Diện tích trồng mía, kinh nghiệm trồng mía của chủ hộ, trình
độ học vấn của chủ hộ, số lao động trực tiếp tham gia trồng mía của hộ và tiếp cận tín
dụng. Trong đó, ảnh hưởng mạnh nhất đến thu nhập nông hộ là diện tích trồng mía và
kinh nghiệm trồng mía của chủ hộ.
Việc nâng cao thu nhập của nông hộ còn những khó khăn nhất định, điều này
làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hộ gia đình nông thôn ở nơi đây. Khó
khăn mà nông hộ thường gặp nhất là giá sản phẩm thấp, không ổn định và thiếu vốn
sản xuất. Bên cạnh đó, diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún gây khó khăn trong việc áp
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây là những khó khăn thực tế mà người nông
dân trồng mía tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi luôn gặp phải trong gian gần đây.
Ngoài những khó khăn nêu trên, thì những khó khăn về thời tiết ngày càng khô hạn do
biến đổi khí hậu, tình trạng sâu bệnh, đặc biệt bệnh trắng lá mía là nổi lo lớn nhất của
người nông dân hiện nay, ... đã gây ra nhiều thiệt hại không nhỏ đến hoạt động sản xuất
của người nông dân nói chung và hộ trồng mía nói riêng tại huyện Đức Phổ, tỉnh
Quảng Ngãi.
5. Kết luận
Từ kết quả tính toán định lượng, nghiên cứu đưa ra những gợi ý chính sách, giải
pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng mía tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng

Ngãi như: Chính sách đất đai cho sản xuất; phổ biến kinh nghiệm trồng mía đến nông
hộ; hỗ trợ các nông hộ tiếp cận vốn vay; chú trọng giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ
học vấn cho nông hộ; …
Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, nông hộ, thu nhập, Mía nguyên liệu, tỉnh
Quảng Ngãi.

xiii




CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thu nhập của người dân luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Đảng và
Nhà nước trong nhiều năm qua. Bởi vì nó là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng, dùng để
đánh giá mức sống của dân cư, sự phân hóa giàu nghèo, sự phát triển của mỗi khu vực,
làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của người dân và
xóa đói, giảm nghèo (Vũ Thanh Liêm và Dương Mạnh Hùng, 2014)
Tại Quảng Ngãi, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 513.520 ha, trong đó đất
nông nghiệp là 99.055ha, chiếm 19,8%. Trên diện tích đất nông nghiệp, ngoài việc
trồng lúa, hoa màu, từ lâu người nông dân Quảng Ngãi dành phần lớn đất thổ phù sa
dọc những con sông lớn của Tỉnh cho việc trồng mía để làm nguyên liệu cho nghề làm
đường muỗng. Vào đầu năm 2007, Thủ tướng chính phủ Việt Nam (2007) đã ký quyết
định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mía
đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với mục đích muốn đưa ngành sản
xuất mía đường trong thời gian tới phát triển theo hướng có quy hoạch, một sự phát
triển mang tính bền vững, đạt hiệu quả về kinh tế lẫn xã hội, huy động tất cả các thành
phần kinh tế cùng tham gia để tạo sự đồng bộ ngay từ khâu sản xuất mía nguyên liệu,
nhà máy chế biến, sản phẩm sau đường đến lưu thông và tiêu thụ.
Trước yêu cầu của thực tiễn sản xuất, cần phải phát triển sản xuất vùng mía

nguyên liệu ổn định để phục vụ công nghiệp chế biến. Tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng
Đề án phát triển vùng mía nguyên liệu theo hướng tập trung, chuyên canh, chương
trình phát triển vùng mía nguyên liệu được triển khai chỉ đạo thực hiện một cách đồng
bộ từ việc tổ chức lại sản xuất, sử dụng giống mía mới, dồn điền đổi thửa, áp dụng cơ
giới hoá và các tiến bộ kỹ thuật về cải tạo đất, thâm canh tăng năng suất… Đặc biệt,
một đóng góp lớn của hoạt động khoa học công nghệ trong việc hình thành vùng sản
xuất mía tập trung, bằng việc du nhập, khảo nghiệm, sản xuất thử và nhân rộng một số
giống mía mới, đã chọn được 06 giống mía mới có triển vọng: MEX105, ROC27,
B85-764, QĐ93-159, K88-65, K88-92 (đã được Cục Trồng trọt công nhận tại Quyết
định số: 340/QĐ-TT-CLT ngày 30/12/2008). Những địa phương sau khi dồn điền đổi
thửa cho năng suất cao như xã Bình Trung, huyện Bình Sơn; xã Hành Thiện, Hành
Minh, huyện Nghĩa Hành; xã Đức Hòa và Đức Phú, huyện Mộ Đức; xã Phổ Nhơn, Phổ
1




Ninh, Phổ Hòa, huyện Đức Phổ... Điều này cho thấy, giá trị của cây Mía nguyên liệu
có tác động rất lớn đối với thu nhập và đời sống của người nông dân ở tỉnh Quảng Ngãi.
Theo hiểu biết của tác giả thì hiện nay trên cả nước có một số nghiên cứu xoay
quanh đề tài như: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trong các mô hình
sản xuất trên đất lúa tại tỉnh Vĩnh Long (Lê Xuân Thái, 2014), Các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của nông hộ ở tỉnh An Giang (Nguyễn Lan Duyên, 2014), Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
(Nguyễn Phan Hồng Hạnh, 2015), Nâng cao thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên
liệu cho các nông hộ trên địa bàn thị xã Ninh Hòa – tỉnh Khánh Hòa (Trần Kim Dung,
2015), Tác động tín dụng đến thu nhập của nông hộ ở Việt Nam (Đinh Phi Hổ và
Đông Đức, 2015),… Nhưng chưa có một nghiên cứu chuyên sâu theo hướng kinh tế,
tìm hiểu đời sống, tình hình thu nhập của người nông dân trồng mía nguyên liệu trên
địa bàn huyện Đức Phổ – tỉnh Quảng Ngãi.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay diện tích, năng suất, sản lượng mía qua các năm đều
giảm và không đạt so với chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch vùng mía nguyên liệu tỉnh
Quảng Ngãi, thời tiết ngày càng khô hạn do biến đổi khí hậu, tình trạng sâu bệnh, đặc
biệt bệnh trắng lá mía là nổi lo lớn nhất của người nông dân hiện nay, tiền bán mía
ngang bằng với chi phí bỏ ra, khiến cho người nông dân không còn mặn mà với cây
mía. Xuất phát từ những lý do đã nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập hộ trồng Mía trên địa bàn huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng
Ngãi” để nghiên cứu là cần thiết và hữu ích nhằm xác định các nhân tố chính ảnh
hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng Mía, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm
nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng Mía tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập hộ trồng Mía trên địa bàn huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó đề
xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy nâng cao thu nhập cho nông hộ tại huyện
Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng
Mía tại huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi.
2




Mục tiêu 2: Xem xét tác động của các nhân tố đó đến thu nhập của hộ trồng Mía
tại huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi.
Mục tiêu 3: Đề xuất các hàm ý chính sách giúp nâng cao thu nhập cho hộ trồng
Mía tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi:

(1) Những yếu tố nào tác động đến thu nhập của hộ trồng Mía tại huyện Đức Phổ
- tỉnh Quảng Ngãi?
(2) Những yếu tố đó tác động như thế nào đến thu nhập của hộ trồng Mía tại
huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi?
(3) Những hàm ý chính sách nào có thể thúc đẩy nâng cao thu nhập của hộ trồng
Mía tại huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng
Mía tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, với đơn vị nghiên cứu là các hộ gia đình.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp của Chi cục Thống kê tỉnh
Quảng Ngãi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi trong giai
đoạn 2012 – 2016 để viết tình hình cơ bản của nghiên cứu. Số liệu sơ cấp được thu
thập từ các nông hộ thu hoạch Mía nguyên liệu trong niên vụ 2015 – 2016.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại các xã có trồng mía nguyên
liệu trên địa bàn huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi.
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Về khoa học: Hệ thống hoá về mặt lý luận và thực tiễn thu nhập của hộ trồng
Mía. Xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ trồng Mía.
3




Thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có tác động trực tiếp đến người nông dân trồng
mía nguyên liệu ở huyện Đức Phổ, chỉ cho bà con nông dân biết được các nhân tố ảnh
hưởng tới thu nhập từ hoạt động trồng mía nguyên liệu hiện nay của nông hộ. Từ đó,

người nông dân sẽ có nhận thức mới, khoa học hơn và sẽ biết cách để nâng cao thu
nhập cho nông hộ của mình.
- Những kết luận của đề tài cũng sẽ là một tài liệu tư vấn, tham mưu cho UBND
huyện Đức Phổ định hướng, đề ra các giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ, hướng
tới xóa đói giảm nghèo bền vững nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa
phương.
- Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên ngành
Kinh tế.
1.6. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của đề tài gồm năm chương như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương này trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, cũng như ý nghĩa của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về nông hộ, thu nhập, các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập nông hộ; cũng như tổng quan các công trình nghiên cứu trước liên
quan nhằm đúc kết thành khung phân tích phù hợp cho nghiên cứu của luận văn và
đưa ra các giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong
luận văn như phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp hồi
qui tuyến tính.
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
Nội dung chương này tập trung phân tích và thảo luận các kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và các hàm ý chính sách
Chương này trình bày các kết luận rút ra từ nghiên cứu, cũng như đề xuất các
hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng Mía tại huyện Đức Phổ,
tỉnh Quảng Ngãi.
4





CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm về nông hộ
Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động
nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông
nghiệp ở nông thôn.
Theo tổ chức Nông lương thế giới, FAO (2007) định nghĩa nông hộ là những hộ
có các hoạt động trong nghề trồng trọt, nghề rừng, nghề cá, nghề chăn nuôi và nghề
nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm nông nghiệp được hình thành thông qua quá trình
quản lý và tổ chức sản xuất bởi các thành viên trong gia đình và phần lớn chủ yếu dựa
vào lao động nhà, bao gồm cả nam lẫn nữ.
Tác giả Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình
thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn.
Trần Xuân Long (2009) đã nghiên cứu rằng: Hộ nông dân là đối tượng nghiên
cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động
nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động
của hộ nông dân.
Hộ nông dân có những đặc điểm sau: (i) Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở
vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng; (ii) Quan hệ giữa tiêu dùng và
sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ tự cấp, tự túc, trình độ này quyết định
quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường; (iii) Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông
nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiến
khó giới hạn thế nào là một hộ nông dân.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về nông hộ nhưng khái niệm nông hộ có
những điểm sau đây: Là những hộ gia đình sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất
chính là nông nghiệp; nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông; là đơn vị
kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng.

2.1.2. Kinh tế nông hộ và đặc điểm của kinh tế nông hộ
 Kinh tế nông hộ
Trong tiến trình xây dựng Nông thôn mới, khái niệm kinh tế hộ gia đình được
hiểu rằng đây là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nông thôn Việt Nam. Hộ gia đình
5




nông thôn thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tiểu
thủ công nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ (Đỗ Văn Quân, 2013).
Kinh tế nông hộ là một hình thức kinh tế cơ bản có hiệu quả và tự chủ trong nông
nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên sự tư
hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông
nghiệp, thích ứng và tồn tại phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội (Phạm Anh
Ngọc, 2008).
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI (1988) về
“Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, hộ nông dân đã thực sự trở thành những đơn
vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp. Hộ được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, được
toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật tư kỹ thuật, hợp
tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra. Như vậy, có thể hiểu kinh tế hộ gia
đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên
có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật
quy định (Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền, 2013).
Tóm lại, kinh tế nông hộ là một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ gia
đình, trong đó các hoạt động chủ yếu là dựa vào lao động gia đình. Quá trình phát triển
của kinh tế hộ gắn liền với quá trình phát triển của hộ đang hoạt động.
 Đặc điểm của kinh tế nông hộ
- Hoạt động của kinh tế nông hộ chủ yếu là dựa vào lao động gia đình hay là lao

động có sẵn mà không cần phải thuê ngoài. Các thành viên tham gia hoạt động kinh tế
hộ có quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế và huyết thống.
- Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không thể thiếu của sản xuất kinh tế
hộ nông dân.
- Người nông dân là người chủ thật sự của quá trình sản xuất trực tiếp tác động
vào sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi, không qua khâu trung gian, họ làm
việc không kể giờ giấc và bám sát vào tư liệu sản xuất của họ.
- Kinh tế nông hộ có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp, trong một hộ có nhiều
loại lao động, vì vậy chủ hộ vừa có khả năng trực tiếp điều hành, quản lý tất cả các
6




khâu trong sản xuất, vừa có khả năng tham gia trực tiếp quá trình đó.
- Do có tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất nên kinh tế hộ
nông dân giảm tối đa chi phí sản xuất, và nó tác động trực tiếp lên lao động trong hộ nên
có tính tự giác để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động (Nguyễn Phạm Hùng, 2014).
2.2. Cơ sở lý thuyết về thu nhập của nông hộ
2.2.1. Khái niệm thu nhập nông hộ
Định nghĩa của Tổ chức Nông lương thế giới, FAO (2007) về thu nhập của nông
hộ như sau: Thu nhập được xem là một phần tiền thưởng cho người chủ sở hữu các yếu tố
sản xuất cố định như đất đai, vốn, lao động khi đưa các yếu tố này tham gia vào quá trình
sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Trần Xuân Long (2009) cho rằng thu nhập của một nông hộ là phần giá trị sản
xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động gia đình, cho tích
lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có.
2.2.2. Phương pháp xác định thu nhập của nông hộ
* Theo FAO (2007) xác định thu nhập của nông hộ như sau:
Thu nhập của hộ = Tổng giá trị nông sản thu về - tổng chi phí cho các yếu tố

đầu vào – chi phí thuê lao động – chi phí lãi vay – chi phí thuê đất.
(Các khoản chi phí này không bao gồm chi phí lao động gia đình tham gia vào
quá trình sản xuất)
* Phương pháp tự xác định thu nhập trong năm của hộ gia đình (Cục thống kê
tỉnh Phú Thọ, 2011):
Thu nhập của hộ = Tổng thu – Tổng chi
Trong đó:
+ Tổng thu: Bao gồm các khoản thu hợp pháp trong năm của tất cả các thành viên
trong hộ gia đình, như: Thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản; từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản; thu từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác như: Quà tặng, biếu,
cho bằng tiền mặt hay hiện vật; các khoản lương hưu, trợ cấp các loại, thu từ cho thuê
nhà, cho thuê máy móc thiết bị, ... Không tính các khoản thu trợ cấp xã hội một lần,
như: tiền mai táng phí, hỗ trợ thiếu đói, …
7




+ Tổng chi: Bao gồm các khoản chi phí hợp lý liên quan, tương ứng với phạm vi
nguồn thu trong năm của hộ. Không tính các chi phí mà chưa cho thu.
+ Trường hợp do thiên tai, bão, lũ, lụt, ... làm mất mùa và gây thiệt hại nặng nề
đối với sản xuất, hộ phải đầu tư lại, cách tính để ghi vào chi phí sản xuất trong 12
tháng qua như sau:
 Thiệt hại về những khoản chi phí thường xuyên (giống, phân bón, thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ, trả công lao động thuê ngoài ...) được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất
trong năm.
 Thiệt hại về những khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (chi phí một lần phân
bổ cho nhiều năm), ví dụ như chi phí trồng vườn chè, xây ao cá, … được tính vào chi
phí sản xuất trong năm bằng cách lấy toàn bộ chi phí thiệt hại về đầu tư xây dựng kiến

thiết cơ bản vườn chè, ao cá, … chia cho số năm sử dụng vườn chè, ao cá, …, số
tiền thiệt hại tính bình quân cho 1 năm được ghi vào phần chi phí sản xuất trong năm.
Tóm lại: Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng định nghĩa theo cục thống kê tỉnh
Phú Thọ: Thu nhập của nông hộ là toàn bộ thu nhập bằng tiền và giá trị hiện vật sau
khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất
định, thường là một năm.
2.2.3. Phân loại thu nhập nông hộ
Thu nhập nông hộ được chia thành 3 loại như sau:
 Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong
nông nghiệp như: trồng trọt (lúa, màu, rau, quả, ...); từ chăn nuôi (gia súc, gia cầm, ...)
và nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cua, cá, ...).
 Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành
nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất
vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, ... Ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo
ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom, ...
 Thu nhập khác: Đó là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê; làm
công ăn lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các nguồn thu nhập bất
thường khác.
8




2.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây mía nguyên liệu
2.3.1. Đặc điểm sinh học của cây mía
Cây mía thuộc họ Hòa Thảo, tên khoa học là Saccharum. Đặc tính thực vật học:
Thân mía: Ở cây mía, thân là đối tượng thu hoạch, là nơi dự trữ đường được dùng
làm nguyên liệu chính để chế biến đường ăn. Thân mía cao trung bình 2-3m. Thân mía
được hình thành bởi nhiều dóng (đốt) hợp lại. Chiều dài mỗi dóng từ 15-20 cm, trên
mỗi dóng gồm có mắt mía (mắt mầm), đai sinh trưởng, đai sẹo, sẹo lá …

Thân mía có màu vàng, đỏ hồng hoặc đỏ tím. Tùy theo từng giống mà dòng mía có
nhiều hình dạng khác nhau như: hình trụ, hình ống … Thân đơn độc, không có cành nhánh.
Rễ mía: Cây mía có 2 loại rễ là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh.

Nguồn: Viện Nghiên cứu Mía đường, 2015
Hình 2.1: Các loại rễ và chồi (mầm) mía
Rễ sơ sinh mọc ra từ đai rễ của hom trồng, có nhiệm vụ hút nước trong đất để
giúp mầm mía mọc và sinh trưởng trong giai đoạn đầu (rễ tạm thời). Khi mầm mía
phát triển thành cây con, thì các rễ thứ sinh mọc ra từ đai rễ của gốc cây con, giúp cây
hút nước và chất dinh dưỡng. Lúc này các rễ sơ sinh teo dần và chết, cây mía sống nhờ
vào rễ thứ sinh và không nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hom mía nữa.
Rễ thứ sinh, rễ chính của cây mía, bám vào đất để giữ cho cây mía không bị đổ
ngã, đồng thời hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trong suốt chu kỳ sinh trưởng (rễ
vĩnh cửu). Rễ mía thuộc loại rễ chùm, ăn nông, tập trung ở tầng đất mặt.
9




Lá mía: Cây mía có bộ lá phát triển mạnh, chỉ số diện tích lá lớn và hiệu suất
quang hợp cao, giúp cây tổng hợp một lượng đường rất lớn. Lá mía thuộc loại lá đơn
gồm phiến lá và bẹ lá. Phiến lá dài trung bình từ 1,0-1,5m có một gân chính tương đối
lớn. Phiến lá có màu xanh thẩm, mặt trên có nhiều lông nhỏ và cứng, hai bên mép có
gai nhỏ. Bẹ lá rộng, ôm kín thân cây mía, có nhiều lông. Nối giữa bẹ và phiến lá là đai
dày cổ lá. Ngoài ra còn có lá thìa, tai lá …
Hoa mía (còn gọi là bông cờ): Mọc thành chum dài từ điểm sinh trưởng trên cùng
của thân khi cây mía chuyển sang giai đoạn sinh thực. Mỗi hoa có hình chiếc quạt mở,
gồm cả nhị đực và nhụy cái, khả năng tự thụ rất cao. Cây mía có giống ra hoa nhiều,
có giống ra hoa ít hoặc không ra hoa. Khi ra hoa, cây mía bị rỗng ruột làm giảm năng
suất và hàm lượng đường.

Hạt mía: Hình thành từ bầu nhụy cái, hình thoi và nhẵn, dài khoảng 1-1,2mm.
Trong hạt có phôi và có thể nảy mầm thành cây mía con, dùng trong công tác lai tạo
tuyển chọn giống, không dùng trong sản xuất. Cây mía từ khi nảy mầm đến thu hoạch
kéo dài trong khoảng 8-10 tháng, tùy điều kiện thời tiết và giống mía.
2.3.2. Yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây mía
2.3.2.1. Khí hậu
Cây mía là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, sức sống cao, khả năng thích ứng
rộng. So sánh với một số cây trồng khác, cây mía có khả năng sử dụng tới mức cao
nhất ánh sáng mặt trời đồng hóa CO2. Tuy nhiên, để cây mía sinh trưởng và phát triển
bình thường cần phải có một số yêu cầu nhất định về khí hậu, đất đai, mùa vụ …
Nhiệt độ: Cây mía sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao, chất lượng cao ở
vùng có nhiệt độ từ 250C - 350C.
Ánh sáng: Trong suốt cuộc đời, cây mía cần khoảng 2.000 – 3.000 giờ chiếu ánh sáng.
Lượng mưa: yêu cầu đạt từ 1.500 – 2.000 mm/năm, phân bố đều quanh năm.
Lượng nước và độ ẩm đất: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và
phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70% khối lượng).
2.3.2.2. Đất trồng:
Đất trồng bằng phẳng hoặc độ dốc thấp dưới 100, tầng canh tác dày, giàu mùn,
các chất dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt, độ pH từ 6,5 -7,5.
10




2.3.3. Yêu cầu về chất dinh dưỡng
Mía là cây trồng có khả năng tạo ra lượng sinh khối rất lớn, chỉ trong vòng chưa
đầy 1 năm, 1 hecta mía có thể cho từ 70-100 tấn mía cây, chưa kể lá và rể. Vì vậy, nhu
cầu dinh dưỡng của cây mía rất lớn. Ngoài các chất đa lượng NPK, cây mía rất cần
canxi (Ca) và các chất vi lượng.
2.4. Giá trị kinh tế của cây mía

Về mặt công nghiệp: Cây mía là nguồn nguyên liệu chính của ngành công nghiệp
chế biến đường. Mía là loại cây có nhiều chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ
bắp hoạt động. Đường giữ một vai trò rất quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày
của con người, là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội.
Mía là một cây đa dụng, ngoài sản phẩm chính là đường, cây mía còn là nguyên
liệu trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều ngành công nghiệp như rượu, giấy, ván ép, dược
phẩm, điện từ bã mía, thức ăn chăn nuôi, phân bón từ lá, ngọn mía, bùn lọc và tro lò, rỉ
đường được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp để sản xuất nhiên liệu sinh học,
rượu, dung môi aceton …Các sản phẩm phụ của mía đường nếu được khai thác triệt
để, giá trị còn có thể gấp 3 – 4 lần chính phẩm (đường).

Nguồn: Viện Nghiên cứu Mía đường, 2015
Hình 2.2: Các sản phẩm chính và phụ sản xuất từ cây mía.
Xét về mặt sinh học: Nhờ đặc điểm có diện tích lá lớn tác dụng bảo vệ đất rất tốt.
Mía thường được trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm là lúc lượng mưa rất thấp.
Đến mùa mưa, mía được 4 – 5 tháng tuổi, bộ lá đã giao nhau thành thảm lá xanh, dày,
11




làm mưa không thể rơi trực tiếp xuống mặt đất, có tác dụng tránh xói mòn đất. Ngoài
ra, mía là cây rễ chum và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0 – 60 cm. Một ha mía tốt
có thể có 13 – 15 tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất
hữu cơ quý làm tăng độ phì của đất.
Mía là loại cây có khả năng tái sinh mạnh, lưu gốc được nhiều năm (tức là một
lần trồng, thu hoạch được nhiều vụ). Sau mỗi lần thu hoạch, ruộng mía được xử lý,
chăm sóc, các mầm gốc lại tiếp tục tái sinh, phát triển.
2.5. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng mía
2.5.1. Về khía cạnh cung

• Cung sản phẩm nông nghiệp: Là khái niệm dùng để chỉ lượng hàng hoá nông
sản của các doanh nghiệp và hộ gia đình nông dân có khả năng sản xuất được và sẵn
sàng bán ở mỗi mức giá trong mỗi thời điểm nhất định.
• Hàm cung sản phẩm nông nghiệp: Qs = F (X1, X2,... Xn).
Trong đó, Qs: Lượng cung thị trường; X1, X2, ... Xn: các yếu tố xác định cung
Qui luật cung: Khi P1 < P2 ta có Q1 < Q2 (với P là giá bán mía; Q là sản lượng), tức là
khi P càng lớn thì Q càng lớn. Nói cách khác sản lượng cung một nông sản hàng hoá
có quan hệ tỷ lệ thuận với giá của nó.
2.5.1.1. Tác động của các nguồn lực sản xuất nông nghiệp đến cung nông sản
Đất đai và tài nguyên thiên nhiên
Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc thù, nơi đất đai là tư liệu sản xuất chủ
yếu, là môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Cùng với đất, nước là điều
kiện quyết định cho sự tồn tại và phát triển của con người, cây trồng, vật nuôi.
Nước giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, còn có thời tiết, khí
hậu, nhiệt độ và số giờ có ánh sáng mặt trời trong ngày cũng là yếu tố quyết định đến
sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Khi người nông dân canh tác trên
một mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu thì suất đầu tư sẽ thấp hơn nhưng lại thu về được sản
lượng cao hơn so với canh tác trên mảnh đất cằn cỗi, bạc màu.
Vốn
Có nhiều nhà nghiên cứu đánh giá tầm quan trọng của vốn như: nghiên cứu của
Jonathan (2012) về mô hình của Keynes, tác giả cho rằng tổng cầu đầu tư đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong quá trình gia tăng sản lượng. Michael và Todaro (2012) đã
12


×