Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ bản CHẤT KHOA học, CÁCH MẠNG của PHÉP BIỆN CHỨNG DUY vật, vận DỤNG vào NHẬN THỨC THỜI đại NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.92 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định: “.... phải
nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng, kiên định chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, vận dụng và phát triển sáng tạo trong thực tiễn hoạt động của Đảng”1.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay từ sau bước ngoặt những năm 1989
- 1991 khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ đã xuất
hiện một số ý kiến phủ nhận lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội: Họ cho rằng chủ nghĩa tư bản hiện còn chưa đi tới giới hạn phát
triển cuối cùng. Ngày nay chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang hình thái mới như
“chủ nghĩa tư bản hậu công nghiệp” hoặc “chủ nghĩa tư bản khoa học - kỹ
thuật”. Do đó thực ra đã và đang không hề có xu hướng quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa xã hội
hiện thực ở Liên Xô, Đông Âu trước đây và ở một số nước còn lại hiện nay
chỉ là “sự lầm lạc, vô vọng, lãng phí của lịch sử”. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chính do tiến trình quá độ tại đây thiếu tiền đề
vật chất - xã hội cần thiết là chủ nghĩa tư bản phát triển cao. Trong quá trình
xây dựng đất nước ở Liên Xô và Đông Âu, các đảng cộng sản đã thực hiện
một cách chủ quan duy ý chí, vì vậy cuối cùng không tránh khỏi thất bại. Như
vậy theo họ con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa tại một số nước trên thế giới hiện nay lại càng thiếu cơ sở
khách quan, ít tính khả thi và khó có triển vọng thành công.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định về thời đại ngày nay: "Thế kỷ
XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bưdc tiến
nhảy vọt. Kinh tê' tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát
triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi
cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội X, tr. 49



2
cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới
biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát
triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục
diễn ra gay gắt. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một
quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu khồng có sự hợp tác đa phương.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ,
thị trưòng, song không thể khắc phục nổi nhũng mâu thuẫn vốn có. Các quốc
gia độc lập ngày càng tăng cưòng cuộc dấu tranh để tự lựa chọn và quyết
định con đường phát triển cùa mình. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những
bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các
dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mói. Theo quy luật
tiến hóa của lịch sử, loài ngưòi nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội"1.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước (Bổ sung phát triển năm 2011)
Đảng ta cũng đã khẳng đinh “Trong lãnh đạo, Đảng có lúc cũng phạm sai lầm,
khuyết điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật
khách quan. Đảng đã nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi
mới, tự chỉnh đốn để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên”2
Vì vậy, để làm rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
hiện nay, chúng ta phải dựa chắc trên cơ sở nền tảng lý luận Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt là Lý luận về phép biện chứng duy vật của
C.Mác-Ăngghen để phân tích tình hình, đánh giá đúng xu thế của thời đại
ngày nay là một nội dung cấp bách trong công tác tư tưởng, lý luận của Đảng.

NỘI DUNG
1. Khái lược lịch sử phát triển và bản chất cách mạng, khoa học
của phép biện chứng duy vật
1


.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ IX. Nxb. Chính trị quổc
gia, Hà Nội, 2001, tr. 13 -14.
2
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG-ST, HN2011, tr64


3
1.1. Khái lược lịch sử phát triển phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng có lịch sử phát triển từ thời cổ đại, từ khi xã hội có sự
phân công lao động xã hội, tách biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
Thuật ngữ phép trong triết học có nghĩa là phương pháp nhận thức, đặc
trưng của Triết học. Ngay từ đầu của lịch sử triết học đã hình thành hai
phương pháp cơ bản và được gọi là phép biện chứng và phép siêu hình. Hai
phương pháp này đối lập nhau và thể hiện hai phương pháp tiếp cận cũng như
nhận thức thế giới. Phép siêu hình xem xét thế giới trong trạng thái tĩnh tại,
không vận động và cũng không phát triển. Phép biện chứng thì ngược lại, xem
xét thế giới các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ và vận động, phát triển
không ngừng. Trong lịch sử phép biện chứng cũng có hai trường phái đối lập
nhau là phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật. Các trường
phái, quan niệm khác nhau về phương pháp cũng luôn đấu tranh với nhau và
được coi là nguồn gốc, động lực cho phát triển.
Lịch sử phát triển của phép biện chứng đã trải qua những bước quanh
co phức tạp với phép biện chứng duy vật thời cổ đại, phép biện chứng duy
tâm trong triết học cổ điển Đức và đến với phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác – Lê nin. Với cách tiếp cận như vậy, phép biện chứng cũng vận
động phát triển cho đến nay đã tuân theo một chu kỳ phủ định của phủ định,
khẳng định sự phát triển với sự ra đời của phép biện chứng duy vật của
C.Mác. Chỉ cần thông qua nội dung này cũng cho thấy giá trị, bản chất cách
mạng khoa học của phép biện chứng duy vật. Tuy nhiên, đến đây thì vẫn chưa
rõ từng nội dung thuộc bản chất cách mạng của phép biện chứng duy vật, mà

cần đi sâu hơn nữa mới luận giải đầy đủ.
Ở phương diện khác cho thấy, lịch sử phát triển của phép biện chứng
duy vật đã phải trải qua những bước quanh co bởi sự thống trị của phép siêu
hình trong một thời gian vào thế kỷ XVII – XVIII. Thời đại này với phương


4
pháp chú trọng đi vào phân tích mổ sẻ sự vật hiện tượng theo định hướng của
quan điểm triết học từ thời cổ đại; Vật chất là nguyên tử, nguyên tử là phần tử
nhỏ bé nhất không thể phân chia. Đinh hướng ấy đã định hướng cho các khoa
học cụ thể tập trung vào mổ sẻ để tìm cái phần tử nhỏ bé nhất ấy và kết quả là
cho ra đời phép siêu hình được thịnh hành trong triết học. Việc thịnh hành
phép siêu hình trong triết học đã được Ph. Ăng ghen chỉ rõ nguyên nhân và
bản chất cũng như đánh giá giá trị của nó. Trong tác phẩm chống Duy Rinh,
Ph. Ăng ghen chỉ rõ: Phép siêu hình xuất phát từ khoa học tự nhiên và thói
quen ấy tràn vào triết học thành phép siêu hình. Nếu ở phương diện của khoa
học tự nhiên thì phương pháp siêu hình có giá trị to lớn. Nhờ nó mà loài
người không chỉ tìm ra nguyên tử mà còn tìm ra cấu trúc của nguyên tử, tức là
có phần tử nhỏ bé hơn. Kết quả ấy đã tạo ra cuộc khủng hoảng về thế giới
quan trong vật lý học và cũng dồn các nhà triết học duy vật vào con đướng bế
tắc. Theo Ph. Ăng ghen đánh giá thì phép siêu hình nằm trong bốn bức tường
của khoa học tự nhiên thì đó là ông bạn đáng kính, nhưng nhảy vào thế giới
bao la (Triết học) thì quả là liều lĩnh. Có thể thấy, đây là một “cú hích” mạnh
mẽ cho phép biện chứng ra đời, mà trước hết là phép biện chứng của Hê ghen.
Phép biện chứng của Hêghen ra đời là một đòn tấn công vào phép siêu
hình, thể hiện sức mạnh và tính ưu việt của phép biện chứng. Tuy nhiên, phép
biện chứng của Hê ghen chưa thật sự có sức thuyết phục về mặt khoa học cho
chiến thắng triệt để phép siêu hình bởi nó là duy tâm. Để có thể chiến thắng
hoàn toàn phép siêu hình cũng như đánh bại chủ nghĩa duy tâm thì phải đến
khi có sự ra đời của phép biện chứng duy vật.

Sự ra đời của phép biện chứng duy vật đã khôi phục lại vị thế của phép
biện chứng duy vật thời cổ đại và làm cho phép siêu hình không còn sức sống
trong triết học, đồng thời cũng đánh giá đúng vị trí, vai trò của phép biện
chứng duy tâm đối với lịch sử phép biện chứng. Sự ra đời của phép biện


5
chứng duy vật đã khẳng định bản chất cách mạng và khoa học bằng sức sống
trên thực tiễn nhận thức và cải tạo thế giới của con người. Nếu tiếp cận ở
phương diện này thì cũng cho thấy bản chất, cách mạng và khoa học cũng như
giá trị bền vững của phép biện chứng duy vật. Tuy nhiên, nếu chỉ đến đây thì
cũng chưa đánh giá hết giá trị, chưa chứng minh có tính triệt để giá trị của
phép biện chứng.
1.2. Bản chất cách mạng và khoa học của phép biện chứng duy vật
Bản chất cách mạng và khoa học của phép biện chứng duy vật không
chỉ chứng mình bằng lịch sử phát triển, mà quan trọng hơn là thông qua nội
dung của nó. Nội dung ấy gồm các vấn đề sau:
Thứ nhất, lần đầu tiên trong lịch sử phép biện chứng duy vật tạo ra phương
pháp tiếp cận thế giới trong tính chỉnh thể, thống nhất một cách khoa học.
So với phép siêu hình thì chỉ có phép biện chứng mới cho con người
tiếp cận trong nhận thức thế giới trong tính chỉnh thể thống nhất. Thống nhất
giữa giới tự nhiên với xã hội và tư duy. Để có được phương pháp tiếp cận này
thì tư duy của con người phải đạt đến trình độ cao, trình độ của tư duy trừu
tượng, khái quát, tổng hợp cao nhất so với tất cả các khái quát, tổng hợp của
các khoa học cụ thể.
Tuy nhiên, trong phương pháp tiếp cận có tính tổng hợp, khái quát cao ấy
cũng cần thấy có sự khác nhau căn bản giữa phép biện chứng duy tâm của Hê
ghen và phép biện chứng duy vật của C.Mác, Ph.Ăng ghen. Phép biện chứng của
Hê ghen cũng thể hiện một phương pháp tiếp cận thế giới trong tính chỉnh thể
thống nhất, nhưng lại duy tâm cho nên giá trị của nó cũng chỉ có ý nghĩa là “ hạt

nhân hợp lý”. Cho dù hệ thống phép biện chứng của Hê ghen khá đồ sộ, thậm
chí được đánh giá là “ Phép biện chứng thông minh” thì theo C.Mác, Ph.Ăng
ghen cuối cùng cũng không tránh khỏi sự “ba hoa dựng đứng”.
Với sự ra đời của phép biện chứng duy vật đã khắc phục triệt để những


6
hạn ché của các trình độ phép biện chứng trong lịch sử và tạo ra bước nhảy
vọt vĩ đại, cuộc cách mạng trong lịch sử phép biện chứng. Mặc dù phép biện
chứng duy vật ra đời có sự kế thừa toàn bộ tinh hoa của các hình thức phép
biện chứng trước đó, nhưng không đơn giản, mà ở dây là một cuộc cải tạo căn
bản, cải tạo từ duy tâm sang duy vật. Với sự ra đời của phép biện chứng cho
phép con người nhận thức và cải tạo bằng cách tiếp cận thế giới trong tính
chỉnh thể thống nhất giữa tự nhiên, xã hội và tư duy. Cách tiếp cận này đã
đoạt tuyệt với các cách tiếp cận trọng lịch sử , thể hiện sức sống bền vững mà
ngày nay khoa học tự nhiên không ngừng có những thành tựu vĩ đại chứng
minh cho phương pháp tiếp cận tổng hợp chỉnh thể ấy.
Phương pháp tiếp cận có tính tổng thể thống nhất ấy cũng có các thứ
bậc khác nhau. Dù ở các thứ bậc khác nhau thì vẫn có cái chung là tiếp cận hệ
thống cấu trúc. Thứ bậc thứ hai của phép biện chứng duy vật là tiếp cận xã hội
loài người. Tiếp cận này được tập trung chủ yếu vào phép biện chứng trong
lịch sử thể hiện trong lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các lý luận khác , lý
luận của khoa học cụ thể chỉ có thể là mô tả xã hội loài người ở từng giai
đoạn, từng lĩnh vực của lịch sử. Với phép biện chứng trong xã hội thì lần đầu
tiên nó trang bị cho con người tiếp cận xã hội với tính chỉnh thể xuyên suốt
lịch sử phát triển loài người. Nhờ phép biện chứng trong lịch sử mà con người
có thế nhận thức, đánh giá đúng trình độ của các thời đại đã qua, hiện tại và
tương lai của nhân loại theo một trật tự lô gích và lịch sử. Với chiều dài phát
triển lịch sử đầy phức tạp mà chỉ có phép biện chứng trong lịch sử mới trang
bị cho con người nhận thức đúng, mà các khoa học, lý luận khác không thể

làm được càng chứng minh bản chất cách mạng và khoa học của nó. Thứ bậc
tiếp theo là phép biện chứng duy vật cũng trang bị cho con người tiếp cận hệ
thống trong tính chỉnh thế thống nhất là các lĩnh vực cơ bản của xã hội loài
người như hiện tượng tư duy, ý thức; chiến tranh quân đội; tôn giáo; chính trị;
pháp luật; đạo đức,… Các thứ bậc đó có sự khác nhau, những vẫn ở tầm triết


7
học, tức là tầm thế giới quan, phương pháp luận chung.
Thứ hai, phép biện chứng duy vật là học thuyết duy nhất phản ánh
đúng đắn bức tranh chân thực của thế gới.
Từ bản chất của phép biện chứng duy vật là một hệ thống mở. Với tính
cách là một hệ thống mở cho nên, phép biện chứng duy vật không bị mâu
thuẫn giữa hệ thống với phương pháp như Hê ghen. Phép biện chứng duy tâm
của Hê ghen là duy tâm cho nên tự nó không tránh khỏi mâu thuẫn giữa hệ
thống với phương pháp, và cuối cùng cũng chỉ định hướng nhận thức của con
người vào con đường bế tắc.
Với tính cách là hệ thống mở, phép biện chứng duy vật có giá trị trường
tồn vè khoa học và tính cách mạng. Tri thức của con người dù có phát triển đến
đâu cũng không làm cho phép biện chứng duy vật bị lạc hậu. Ngược lại, tri thức
của con người càng phát triển thì càng làm cho phép biện chứng duy vật có sức
mạnh kỳ diệu về tính khoa học và cách mạng. Hiện nay, tri thức của con người
đã có những thành tựu vĩ đại ở từng lĩnh vực khác nhau. Thành tựu đó càng cho
thấy thé giới trong tính chỉnh thể thống nhất mà yêu cầu giải quyết là theo
nguyên tắc bảo đảm tính hài hòa. Hài hòa giữ con người, xã hội với tự nhiên và
hai hòa giữa con người với con người. mỗi sự biến đổi của một yếu tố thuộc thế
giới đều tác động trực tiếp các yếu tố khác và toàn bộ hệ thống.
Sự ra đời của phép biện chứng duy vật khẳng định lần đầu tiên trong lịch
sử một học thuyết trang bị cho con người công cụ nhận thức đúng đắn bản chất
thế giới. Nếu như phép biện chứng của Hê ghen với đầy tính sinh động, nhưng

đã dựng ngược bức tranh chân thật của thế giới thì phép biện chứng duy vật đã
phản ánh trung thực bức tranh hiện thực của nó. Cái biện chứng có tính hiện thực
của thế giới là các sự vật hiện tượng tồn tại vốn có bởi các mối liện hệ, liên hệ
phổ biến, không ngừng vận động phát triển từ thấp lên cao tuân theo các quy luật
trong tính hệ thống thống nhất. Bức tranh hiện thực ấy chỉ duy nhất có phép biện


8
chứng duy vật phác thảo ra đầy đủ nội dung và bản chất.
Mỗi nội dung của phép biện chứng duy vật là sản phẩm khái quát một
một mặt của thế giới hiện thực khác quan. Phép biện chứng duy vật bao gồm
hai nguyên lý, ba quy luật cơ bản và những quy luật không cơ bản được gọi là
các cặp phạm trù cơ bản trong tính chỉnh thể thống nhất không tách rời nhau.
Mỗi nội dung đó phản ánh một mặt, một phương diện cụ thể của thế giới hiện
thực khách quan chứ không phải là sản phẩm tư biện của các nhà kinh điển
chủ nghĩa Mác – Lênin. Nhờ các nội dung cụ thể của phép biện chứng duy vật
mà con người mới có khả năng đi sâu vào phân tích, làm rõ bản chất của toàn
bộ lịch sử phát triển của thế giới cũng như ở từng giai đoạn phát triển của lịch
sử tự nhiên, lịch sử xã hội, lịch sử tư duy. Phép biện chứng duy vật cho phép
con người có thể nhận thức và giải thích đúng đắn toàn bộ tiến trình phát
triển cũng như ở từng phương diện của thế giới.
Phép biện chứng duy vật không chỉ phác họa ra các nội dung cơ bản
nhất của thế giới hiện thực, mà còn trang bị cho con người phương hướng,
cách đi để nhận thức được các nội dung cơ bản ấy. Qua phép biện chứng duy
vật cho thấy, yêu cầu con người phải nhận thức được mâu thuẫn của sự vật
hiện tượng là quan trọng nhất. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin
khẳng định nó là hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Nhận thức được mâu
thuẫn tức là nhận thức được linh hồn của phép biện chứng duy vật. Mâu thuẫn
với tính cách là nguồn gốc, động lực của toàn bộ các quá trình phát triển thì
nhận thức được mâu thuẫn là cơ bản nhất. Như vậy, phép biện chứng duy vật

đã định hướng mục tiêu và xác định nội dung của nhận thức là vấn đề mâu
thuẫn. Cùng với nó, phép biện chứng duy vật còn yêu cầu con người nhận
thức được các mặt khác như cách thức, khuynh hướng của quá trình phát triển
của các sự vật hiện tượng. Ngoài ra, phép biện chứng duy vật còn yeu cầu con
người phải nhận thức được các mối quan hệ cơ bản, có giá trị như các quy


9
luật không cơ bản như quan hệ giữa cái chung và cái riêng; bản chất và hiện
tượng; nguyên nhân và kết quả; khả năng và hiện thực; tất nhiên và ngẫu
nhiên; nội dung và hình thức. Toàn bộ các nội dung trên trong tính chỉnh thể
thống nhất và không tuyệt đối hóa một nội dung nào. Điều đó phản ánh một
vấn đè là phép biện chứng duy vật trang bị cho con người công cụ nhận thức
các mặt khác nhau của quá trình phát triển của các sự vật hiện tượng và nói
lên tính toàn diện của nhận thức.
Phép biện chứng trang bị cho con người công cụ nhận thức khoa học đó
là tư duy biện chứng duy vật. Với nội dung của phép biện chứng duy vật như
trên khái quát thì nó là nội dung của tư duy. Sự hiểu biết về nội dung của phép
biện chứng duy vật sẽ trang bị cho con người những dữ liệu cho hình thành
phát triển tư duy biện chứng duy vật. Giữa phép biện chứng và tư duy biện
chứng không đồng nhất với nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau. Tri thức về
phép biện chứng duy vật là tiền đề, điều kiện và dữ liệu cho hình thành phát
triển tư duy khoa học. Để có được tư duy biện chứng duy vật tức là tư duy
khoa học thì tri thức đã thực hiện một bước nhảy vọt từ tri thức thành tư duy.
Khi chủ thể có tư duy khoa học thì đã có công cụ đi nhận thức và cải tạo hiện
thực khách quan. Khi tri thức thành tư duy tức là chủ thể mới thực sự khẳng
định mình là chủ thể độc lập, sáng tạo trong nhận thức và cải tạo thế giới. Nếu
chủ thể chưa thực hiện bước nhảy vọt từ tri thức thành tư duy thì chủ thể đó
vẫn chưa có tính sáng tạo. Khi gặp những tình huống đột xuất, bát thường
trong hoạt động chưa thể phản xạ theo phương thức của một chủ thể độc lập

và khó có thể có quyết sách, biện pháp phù hợp và khó tranh khỏi giáo điều
rập khuôn máy móc. So với các lý luận khác như phép siêu hình hay phép
biện chứng duy tâm thì chỉ có phép biện chứng duy vật mới có thể trang bị
cho con người công cụ nhận thức khoa học là tư duy biện chứng duy vật. Nhờ
tư duy biện chứng duy vật mà con người mới có thể nhận thức đúng đắn được
bản chất, quy luật của các sự vật hiện tượng và có nhận thức được thì mới có


10
thể cải tạo được thế giới. Con người chỉ cải tạo được thế giới khi con người
nhận thức được thế giới. Đây là một phương diện quan trọng của nội dung
cách mạng và khoa học của phép biện chứng duy vật.
Thứ ba, bản chất cách mạng và khoa học của phép biện chứng duy vật
còn biểu hiện ở nó là cơ sở cho hình thành những nguyên tắc cơ bản là khách
quan, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển.
Nguyên tắc và lý luận là hai vấn đề khác nhau. Lý luận nào thì tạo ra
nguyên tắc ấy. Nguyên tắc có hình thức mang tính chủ quan, nhưng nội dung
lại mang tính khách quan thì mới khoa học. Nguyên tắc do con người sáng tạo
ra, không phải do lực lượng siêu tự nhiên, nhưng nội dung của nó không phải
tuy tiện mà do khách quan quy định thì mới khoa học.
Nguyên tắc khách quan yêu cầu các chủ thể trong nhận thức và cải tạo
các sự vật hiện tượng phải tôn trọng sự tồn tại của nó. Trong nhạn thức không
được tô hồng hay bôi đen. Nó có những thuộc tính, đặc trưng nào thì thừa
nhận đúng như nó có, cho dù nó không theo mong muốn của mình. Nguyên
tắc toàn diện yêu cầu các chủ thể nhận thức, xem xét các sự vật hiện tượng
trên tất cả các mặt, các đặc trưng, các mối quan hệ, đồng thời tìm ra cái then
chốt, cơ bản nhất, không phải dàn đều hay chỉ dựa vào một số đặc trưng rồi
vố đoán quy kết bản chất. Nguyên tắc lịch sử cụ thể là yêu cầu chủ thể xem
xét đánh giá sự vật hiện tượng không chung chung mà phải có quan điểm lịch
sử cụ thể. Muốn xem xét đúng bản chất của sự vật hiện tượng thì phải đặt nó

trong một không gian, thời gian cụ thể, trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Bởi
vì sự vạt hiện tượng tồn tại phát triển luôn trong một điều kiện hoàn cảnh cụ
thể của nó. Cùng một sự vật hiện tượng nhưng tồn tại trong không gian thời
gian khác nhau thì có bản chất khác nhau. Nếu vi phạm nội dung này tức là vi
phạm nguyên tắc, vi phạm quy luật và khó có thể nhận thức đúng đồng thời
khó có thể cải tạo được thế giới. Nguyên tắc phát triển đặt yêu cầu chủ thể


11
muốn nhận thức đúng và cải tạo được sự vật hiện tượng thì phải đặt nó trong
tiến trình vận động, chuyển hóa phát triển không ngừng. Vì bản chất của thế
giới không phải tĩnh tại, mà luôn vận động phát triển không ngừng. Nếu
không có nguyên tắc này thì dễ tạo cho chủ thể rơi vào quan điểm siêu hình.
Trong các nội dung trên nằm trong tính chỉnh thể thống nhất không thể
tách rời. Nó là sản phẩm trực tiếp của phép biện chứng duy vật. Trong quá
trình vạn dụng không được tuyệt đối hóa một nội dung cụ thể nào. Từ tinh
thần của hệ thống các nguyên tắc trên thì linh hồn sống của nó là “phân tích
cụ thể một tình hình cụ thể”. Theo các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin
thì nội dung này là linh hồn sống của chủ nghĩa Mác cũng có nghĩa của phép
biện chứng duy vật. Hiểu linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là có nhiều nội
dung, nhưng phân tích cụ thể một tình hình cụ thể quyết định nhất đến bản
chất cách mạng khoa học của phép biện chứng duy vật. Tư tưởng của nội
dung này là sản phẩm của khái quát cao nhất của hệ thống các nguyên tắc
trên. Cho nên, nắm được tinh thần này, vận dung sáng tạo nó là có thể đã thể
hiện sự tuân thủ hệ thống các nguyên tắc trên.
Thứ tư, bản chất cách mạng và khoa học của phép biện chứng duy vật
biểu hiện ở tính sáng tạo và tính tự giác.
Phép biện chứng duy vật là học thuyết khoa học về mối liên hệ phổ
biến và phát triển. Học thuyết này phản ánh biện chứng của hiện thực khách
quan, tự bản thân nó đã thống nhất với lý luận nhận thức và lô gích học. Mặc

dù giữa phép biện chứng duy vật và lý luận nhận thức và lô gích học không
đồng nhất nhưng thống nhất với nhau về bản chất là cùng phản ánh biện
chứng khách quan, do biện chứng khác quan quyết định. Với sự thống nhất
này cho phép con người có thể suy luận sáng tạo để khám phá tri thức mới.
Quá trình khám phá tri thức mới đã thể hiện tính tích cực, tự giác của chủ thể
trong vận dụng tri thức tiền đề và thông qua các thao tác của tư duy lô gích


12
tìm ra tri thức mới mà không cần trực tiếp bằng con đường trực quan sinh
động. Nhờ con đường này mà phép biện chứng duy vật cũng tham gia tích
cực vào khám phá tri thức mới cho nên tự bản thân nó đã bao hàm bản chất
chất cách mạng và khoa học.
Phép biện chứng duy vật trong sự thống nhất với lý luận nhận thức
cũng thể hiện bản chất cách mạng và khoa học sâu sắc. Phép biện chứng duy
vật phản ánh biện chứng khách quan. Sự phản ánh này không phải là phản
ánh cơ học, máy móc mà cũng là quá trình đi từ thấp đến cao, cho nên nó thể
hiện đặc trưng của một hệ thống mở rất sâu sắc, đồng thời thống nhất với lý
luận nhận thức. Lý luận nhận thức cho thấy con đường hình thành phép biện
chứng duy vật cũng có những nấc thang phát triển và ngày càng phản ánh
đúng đắn bản chất của biện chứng khách quan. Trong khi biện chứng khách
quan luôn vận động theo quy luật vốn có của nó thì phép biện chứng duy vật
cũng nằm trong quá trình phát triển của lý luận nhận thức. Với sự thống nhất
này càng cho thấy bản chất cách mạng và khoa học ở tính chất của một hệ
thống mở, của tính sinh động, sáng tạo của nó.
Có thể thấy toàn bộ bản chất cách mạng và khoa học của phép biện chứng
duy vật biểu hiện ở đặc trưng, tính chất cũng như sự thống nhất với lý luận nhận
thức và lô gích học. Đặc trưng tính chất này là cơ sở để phân biệt với phép biện
chứng duy tâm có tính chất tư biện, là hệ thống đóng của Hê ghen.
2. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào nhận thức thời đại ngày nay

2.1. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào tiếp cận thời đại ngày ngay
Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917. Bản chất và nội dung của thời đại mang tính khách quan. Mặc
dù chủ nghĩa xã hội ở Liên xô. Đông Âu sụp đổ nhưng giá trị của Cách mạng
Tháng Mười Nga vẫn còn nguyên giá trị mở ra thời đại mới. Tuy nhiên, thời


13
đại đó hiện nay cũng có những đặc điểm mới. Nhận thức thời đại ngày nay chỉ
là vấn đề chung đó thì chưa thật sự có chiều sâu bản chất. Trên cơ sở của nội
dung có tính khái quát chung đó cần phải cụ thể hóa hơn để thấy hết những
biểu hiện mới của thời đại ngày nay. Để có thể có những bước cụ thể hóa một
cách khoa học thì vận dung phép biện chứng duy vật vào nhận thức, xem xét,
đánh giá là có cơ sở khoa học bởi giá trị của phép biện chứng này mang bản
chất cách mạng và khoa học như trên đã luận giải.
Trong điều kiện quốc tế hóa đời sống kinh tế, xu thế mở cửa giao lưu,
hội nhập ngày càng sâu rộng , kinh tế tri thức phát triển., vấn đề cấp bách toàn
cầu,... thì vận dụng tức là vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống của phép
biện chứng duy vật đã trang bị. Phương pháp này yêu cầu trong nhận thức
phải tiếp cận thế giới, tiếp cận thời đại trong tính chỉnh thể thống nhất bởi
các quốc gia, dân tộc có chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, đặc trưng
văn hóa,... khác nhau. Tiếp cận này trang bị cho chúng ta nhận thức rằng sự
biến dổi của một yếu tố trong hệ thống đều tác động trực tiếp đến các yếu tố
khác (từng quốc gia dân tộc) và toàn bộ hệ thống thế giới. Sự liên hệ này
khong chỉ ở lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, quân sự, an ninh văn hóa mà cả ở
lĩnh vực chính trị rất sâu sắc. Ngay cả những biến đổi khí hậu, dân số ở một
quốc gia dân tộc đều ảnh hưởng đến toàn thế giới. Vì vậy tiếp cận thời đại
cũng như các vấn đề có tính cấp bách toàn cầu không thể dựa vào lý luận nào
khác ngoài phép biện chứng duy vật. Điều này chứng minh một cách có sức

thuyết phục đối với tấc cả các chủ thể trên thế giới. Như vậy, các nhận thức
trước đây tạo ra sự biệt lập giữa các quốc gia, dân tộc có chế độ chính trị khác
nhau khong còn phù hợp nữa. Sự thay thé nhận thức ấy cũng không phải tùy
tiện chủ quan mà có cơ sở khoa học là từ phương pháp tiếp cận của phép biện
chứng duy vật.
Vận dụng phép biện chứng duy vật vào nhận thức thời đại ngày nay là


14
tiếp cận thời đại trong một hệ thống mở. Hệ thống mở cung cấp cơ sở cũng
như nội dung cho nhận thức thời đại không phải là một trạng thái tĩnh, không
vận động, mà luôn vận động theo quy luật với các đặc trưng mới xuất hiện.
Mọi nhận thức ngày hôm nay sẽ trở lên lạc hậu đối với ngày mai. Dựa trên lý
luận của phép biện chứng duy vật thì đổi mới tư duy luôn là quá trình liên tục
và không ngừng nâng cao về trình độ, tức là không có giới hạn. Thực tiễn,
hiện thực thế giới, thời đại phát triển đến đâu thì tư duy cũng phải vận động
phát triển tương ứng. Với cơ sở lý luận của phép biện chứng duy vật thì mọi
nhận thức có tính chất cứng đờ, máy móc cố định đều trái với quy luật.
2.2. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào xác định nội dung, tính
chất thời đại ngày ngay
Toàn bộ phép biện chứng duy vật với các nội dung khác nhau, nhưng
bản chất ở cấp độ cao nhất là mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng. Vận dụng
phép biện duy vật vào nhận thức thời đại ngày nay cũng có tính toàn diện,
nhưng cần tập trung vào nhận thức mâu thuẫn của thời đại là cơ bản nhất.
Nội dung tính chất của thời đại ngày nay cũng là khách quan. Thời đại ngày
nay vẫn gồm bốn mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai
cấp công nhân; mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc; mâu
thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc chậm phát triển; mâu thuẫn giữa
đến quốc với đế quốc. Mâu thuẫn này là khách quan do bản chất của thời đại
quy định. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào nhận thức các mâu thuẫn

này thì phải có sự thống nhất giữa nguyên tắc với sự linh hoạt trong xem xét.
Về nguyên tắc, những mâu thuẫn cơ bản trên vẫn mang tính chất đối kháng,
đồng thời cũng là nội dung cơ bản của thời đại ngày nay. Tính chất đối kháng
do địa vị, lợi ích và quan điểm chính trị đối lập nhau và về phương pháp tvẫn
phải dùng đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội để giải quyết. Còn những biểu
hiện mới thì phải vận dung tính tính linh hoạt trong nhận thức. Vận dụng này


15
để thấy biểu hiện của nó hiện nay có nhiều đặc điểm khác với giai đoạn trước
đây. Với tinh thần của "phân tích cụ thể một tình hình cụ thể" của phép biện
chứng duy vật vận dụng vào nhận thức các mâu thuẫn cơ bản của thời ngày
nay cho thấy một số nội dung sau. Các mặt của mâu thuẫn cơ bản thời đại
ngày nay đan cài vào nhau ngay trong một quan hệ. Đối tác và đối tượng
không còn là chiến tuyến trên mặt trận đấu tranh giai cấp, mà tồn tại ngay
trong một chủ thể thuộc một quốc gia dân tộc, một giai cấp.
Xu thế hợp tác trong đấu tranh, đấu tranh trong hợp tác thay cho xu thế
đối đầu có tính gần như tuyệt đối.
2.3. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào nhận thức xu thế phát triển của
thời đại ngày nay
Ngày nay, tình hình thế giới vẫn diễn biến quanh co, phức tạp đặt ra
nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ cần được giải quyết. Nắm
vững phép biện chứng duy vật và mài sắc tư duy biện chứng, vận dụng các
nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật giúp nhận thức
được tính biện chứng của thế giới, tính tất yếu của công cuộc đổi mới ở Việt
Nam hiện nay. Thực tiễn cho thấy con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không
tuân theo những công thức có sẵn, bất biến, mà chúng được vận dụng linh
hoạt, mềm dẻo, luôn đổi mới để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi
nước và tình hình quốc tế trong từng giai đoạn. Con đường của cách mạng
Việt Nam được xác định là "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất

nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" là con đường duy nhất đúng, thể hiện sự
nhận thức và vận dụng sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin nói chung, các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện
chứng duy vật nói riêng, của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xu thế phát triển của thời đại ngày nay vẫn do vận động của các mâu


16
thuẫn cơ bản quy định. Xu thế ấy là sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới. Xu thế này cũng là khách quan. Tuy nhiên, xu thế ấy hiện nay
trải qua những bước quanh co phức tạp hơn nhiều so với thời kỳ Liên Xô,
Đông Âu chưa sụp đổ. Biện chứng giữa xu thế chung với những bước quanh
co trong tiến trình phát triển của thời đại ngày nay rất khó nhận biết. Nếu
không dựa vào tinh thần của phép biện chứng duy vật thì thì dễ có thể tuyệt
đối hóa xu thế chung hoặc tuyệt đối hóa tính chất quanh co phức tạp và dẫn
đến nhận thức sai lầm. Như vậy, tinh thần của phép biện chứng duy vật trang
bị cho chúng ta vận dụng vào nhận thức xu thế thời đại ngày nay là thống nhất
giữa xu thế chung với tính chất quanh co. Đảng cộng sản Việt Nam đã khái
quát trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội năm 1991 và bổ sung phát triển năm 2011 là: "Theo quy luật tiến hóa
của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội"


17

KẾT LUẬN
Phép biện chứng duy vật là thành tựu vĩ đại của tri thức của nhân loại
mà mãi đến khi các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin mới có thể khái
quát được. Lịch sử phát triển tri thức nhân loại tất yếu sẽ cho ra đời phép biện
chứng duy vật. Tuy nhiên, phép biện chứng ra đời không phải theo đơn đặt

hàng mà còn phụ thuộc vào thiên tài, nhân tố chủ quan của chủ thể. Nhân tố
ấy là thuộc về các các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lê nin, cho nên phép
biện chứng duy vật gắn với thân thế, sự nghiệp, tên tuổi của các ông.
Với bản chất cách mạng và khoa học của phép biện chứng duy vật cho
phép con người có thể nhận thức, giải thích các biến cố lịch sử ở tầm thế giới
quan, phương pháp luận triết học. Hiện nay, lịch sử xã hội loài người đang trải
qua những bước thăng trầm phức tạp. Tính chất phức tạp đó không thể dùng
các lý luận khác, lý luận của các khoa học cụ thể để làm cơ sở. Duy nhất chỉ
có phép biện chứng duy vật mới có đủ cơ sở khoa học cho vận dụng vào giải
thích các vấn đề phức tạp hiện nay.
Nghiên cứu vấn đề này là cơ sở khoa học cho chúng ta củng cố niềm tin
vào bản chất cách mạng và khoa học của phép biện chứng duy vật. Hơn nữa
chúng ta có cơ sở củng cố thái độ niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào
định hướng xã hội chủ nghĩa.


18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, (phần I: CNDVBC), Nxb Quân
đội nhân dân, H.2008.
2. Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb CTQG, H.2008
3. Giáo trình Triết học Mác – Lênin lý luận và vận dụng, Nxb Quân đội
nhân dân, H.2008.
4. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H.1994
5. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ, M.1981
6. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, M.1981
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb CTQG, H. 2011.
8.Tổng cục Chính trị, Giới thiệu những vấn đề triết học trong một số
tác phẩm tiêu biểu của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin, Nxb Quân đội nhân

dân, H.2008.
9. Lịch sử phép biện chứng, Nxb CTQG, H.1995
10. Một số vấn đề về phương pháp luận quân sự, Nxb Quân đội nhân
dân, H.1995



×