Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò thịt tại huyện sơn tịnh, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM VĂN HIỂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CHĂN NUÔI BÒ THỊT
TẠI HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM VĂN HIỂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CHĂN NUÔI BÒ THỊT
TẠI HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105

Quyết định giao đề tài:



410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

1273/QĐ-ĐHNT ngày 5/12/2017

Ngày bảo vệ:

13/12/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THỊ THANH THỦY
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS ĐỖ THỊ THANH VINH
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam kết mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Nha Trang, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Văn Hiển


iii


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Phạm Thị Thanh Thủy –
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế và khoa Sau Đại
học – Trường Đại học Nha Trang đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn UBND huyện Sơn Tịnh, Phòng thống kê, Phòng Nông lâm
nghiệp, Phòng Tài nguyên môi trường, UBND các xã đã cung cấp số liệu thực tế và
những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè cùng toàn thể gia đình,
người thân đã động viên tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 10 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Văn Hiển

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................ ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................x

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
1.5. Đóng góp của đề tài .................................................................................................4
1.5.1. Về mặt lý luận ......................................................................................................4
1.5.2. Về mặt thực tiễn ...................................................................................................4
1.6. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................6
2.1. Các khái niệm liên quan ...........................................................................................6
2.1.1. Chăn nuôi...............................................................................................................6
2.1.2. Hiệu quả.................................................................................................................9
2.1.3. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất ............................................10

v


2.1.4. Khả năng sinh lợi ................................................................................................12
2.2. Lý thuyết liên quan ................................................................................................13
2.2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chăn nuôi bò thịt .......................................................13
2.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt .............20
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế .................................................26
2.2.4. Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi .........................................................29
2.3. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan ...............................32
2.3.1. Các công trình nghiên cứu trong nước ...............................................................32

2.3.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước............................................................... 34
2.4. Quy trình phân tích của nghiên cứu ......................................................................35
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................37
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ...............................................................................37
3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................43
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................43
3.2.2. Thu thập tài liệu ..................................................................................................44
3.2.3. Phương pháp phân tích đánh giá ........................................................................46
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................49
4.1. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ BÒ THỊT TRONG ĐỊA BÀN
HUYỆN ........................................................................................................................49
4.1.1. Tình hình phân bố đàn bò thịt trong huyện ........................................................49
4.1.2. Cơ cấu đàn bò thịt ở huyện .................................................................................50
4.1.3. Các hình thức chăn nuôi bò thịt ở huyện Sơn Tịnh ............................................51
4.1.4. Tình hình dịch bệnh và công tác thú y ...............................................................51
4.1.5. Tình hình tiêu thụ bò thịt trên địa bàn huyện .....................................................53
4.2. Thực trạng chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ở các hộ điều tra ....................................54
vi


4.2.1. Thực trạng chăn nuôi bò thịt ở các hộ điều tra ...................................................54
4.2.2. Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động chăn nuôi bò thịt ở các hộ chăn nuôi bò thịt .... 61
4.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ..............77
4.2.4. Phân tích điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức của việc chăn nuôi và tiêu
thụ bò thịt trên địa bàn ..................................................................................................83
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................86
5.1. Kết luận ..................................................................................................................86
5.2. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt trên địa phương .............86
5.2.1. Định hướng chăn nuôi bò thịt .............................................................................86

5.2.2. Định hướng tiêu thụ bò thịt ................................................................................87
5.2.3. Một số giải pháp thúc đẩy chăn nuôi và tiêu thụ bò thịt ....................................87
5.3. Kiến nghị ...............................................................................................................89
5.4. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................91
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của mức dinh dưỡng đến thành phần thân thịt ..........................23
Bảng 2.2: Quy trình tính toán kết quả kinh tế ...............................................................36
Bảng 3.1: Số liệu điều tra 3 xã nghiên cứu....................................................................44
Bảng 3.2: Ma trận SWOT .............................................................................................46
Bảng 4.1: Số lượng bò thịt ở huyện Sơn Tịnh qua các năm .........................................49
Bảng 4.2: Số liệu về tình hình dịch bệnh trên bò ở huyện Sơn Tịnh qua các năm ......52
Bảng 4.3: Giới tính chủ hộ chăn nuôi bò thịt ở 3 xã điều tra .......................................54
Bảng 4.4: Số thành viên trong gia đình hộ chăn nuôi bò thịt ở 3 xã điều tra ...............54
Bảng 4.5: Đặc điểm số người trong độ tuổi lao động ..................................................55
Bảng 4.6: Số người tham gia nuôi bò thịt tại 150 hộ chăn nuôi bò thịt .......................55
Bảng 4.7: Kinh nghiệm người chăn nuôi bò thịt ở 3 xã điều tra ..................................56
Bảng 4.8: Trình độ kỹ thuật người chăn nuôi bò thịt ở 3 xã điều tra ...........................56
Bảng 4.9: Người chăn nuôi tham gia tập huấn kỹ thuật tại các hộ chăn nuôi bò thịt ở 3
xã điều tra .....................................................................................................................57
Bảng 4.10: Quy mô chăn nuôi bò của hộ điều tra ........................................................57
Bảng 4.11: Cơ cấu độ tuổi đàn bò thịt ở hộ điều tra .....................................................58
Bảng 4.12: Hình thức chăn nuôi bò thịt ở các hộ điều tra ............................................59
Bảng 4.13: chi phí trong chăn nuôi bò thịt theo hình thức chăn nuôi ..........................62
Bảng 4.14: chi phí trong chăn nuôi bò thịt theo độ tuổi bò ..........................................64

Bảng 4.15: Chi phí trong chăn nuôi bò thịt theo giống bò ...........................................66
Bảng 4.16: Chi phí trong chăn nuôi bò thịt theo quy mô .............................................68
Bảng 4.17: Hiệu quả chăn nuôi bò thịt theo hình thức chăn nuôi ................................70
Bảng 4.18: Hiệu quả chăn nuôi bò thịt theo độ tuổi chăn nuôi ....................................73
Bảng 4.19: Hiệu quả chăn nuôi bò thịt theo giống bò ..................................................74
Bảng 4.20: Hiệu quả chăn nuôi bò thịt theo quy mô chăn nuôi ...................................75
Bảng 4.21: Phân tích SWOT của việc chăn nuôi bò thịt ở huyện Sơn Tịnh ................84
Bảng 5.1: Công thức thức ăn hỗn hợp ..........................................................................88

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Diễn biến sản lượng thịt bò (2000 – 2016) ................................................8
Hình 2.1: Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào ..............12
Biểu đồ 4.1: Sản lượng bò thịt được tiêu thụ trên địa bàn huyện từ 2014 – 2016 .......53
Biểu đồ 4.2: Giá cả bò hơi trong năm 2016 ..................................................................70

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Trong xu hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa với nhiều cơ hội và thách thức
như hiện nay, làm thế nào để chăn nuôi bò thịt đạt hiệu quả cao và trở thành hàng hóa
chủ lực của ngành chăn nuôi luôn là mối quan tâm lớn của nhà nước và người chăn
nuôi. Đây là mục tiêu cần hướng tới của ngành chăn nuôi và chính những yếu tố đó đã
thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Quảng Ngãi nói
chung và huyện Sơn Tịnh nói riêng đã và đang gặp nhiều khó khăn xuất phát từ cả
nguyên nhân chủ quan (người chăn nuôi) lẫn những nguyên nhân khách quan (cạnh

tranh từ thịt nhập khẩu, nguồn thức ăn, dịch bệnh...) dẫn đến lợi nhuận chăn nuôi bò
thịt không cao. Vì vậy, làm thế nào để chăn nuôi bò thịt đạt hiệu quả cao và trở thành
hàng hóa chủ lực của ngành luôn là mối quan tâm lớn của nhà nước và người chăn
nuôi. Đây là mục tiêu cần hướng tới của ngành chăn nuôi và chính những yếu tố đó đã
thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Để làm được điều này thì cần phải đánh giá một
cách khoa học và phân tích rõ hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và khả năng sinh
lợi cũng như các yếu tố ảnh hưởng và khả năng sinh lợi của nghề chăn nuôi bò thịt, từ
đó làm cơ sở để các cơ quan nhà nước chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và người chăn
nuôi bò thịt ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi lựa chọn hướng phát triển chăn nuôi
lợn một cách bền vững.
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề chăn nuôi bò
thịt của các nông hộ trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm
khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển ngành chăn
nuôi bò thịt tại Huyện Sơn Tịnh.
Sử dụng phiếu điều tra cơ sở để tính toán chi phí.,..Qua đó cho thấy được hiệu
quả chăn nuôi bò thịt thông qua các đặc điểm như quy mô chăn nuôi, độ tuổi bò, hình
thức chăn thả.
Kết quả cho thấy hộ chăn nuôi bò thịt và chính quyền địa phương cần có các biện
pháp nhân rộng giống bò lai Zebu, đây là một nguồn gen tốt của địa phương và thay
thế dần giống bò vàng kém năng suất ở huyện. Cần có sự phối hợp giữa 2 hình thức
chăn nuôi bán chăn thả và nuôi nhốt. Ưu tiên chăn nuôi bán chăn thả để giảm bớt chi
phí không cần thiết và gia tăng quy mô đàn bò; chăn nuôi bò dưới 24 tháng tuổi có lợi
x


nhuận cao nhất và chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt với bò trên 24 tháng tuổi có chất
lượng giống tốt để đạt được hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho
các hộ chăn nuôi. Ngoài ra chính quyền cần có thêm các biện pháp hỗ trợ các hộ dân
về nguồn vốn, chính sách chăm sóc thú y. Bên cạnh đó, việc sử dụng hệ thống xử lý
chất thải trong chăn nuôi bò thịt hiện nay khá phổ biến, đa số là sử dụng hầm Biogas

và số ít sử dụng mô hình ủ phân. Kết quả khảo sát cho thấy có 70% hộ chăn nuôi bò
thịt có hệ thống hầm Biogas. Việc sử dụng hệ thống xử lý chất thải này đã góp phần
làm giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; vấn đề lây lan dịch bệnh được
quản lý và kiểm soát hiệu quả hơn và đặc biệt là góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các
bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người và bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra.

xi


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thịt bò là loại thịt đỏ giàu dinh dưỡng, là loại thực phẩm được ưa chuộng và
được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bò thịt dễ chăm sóc và nuôi dưỡng,
thích nghi trong các điều kiện môi trường chăn nuôi khác nhau, thức ăn cho bò thịt là các
loại cỏ, các sản phẩm phụ từ trồng trọt, nguồn thức ăn cho bò có ở mọi nơi trên trái đất.
Ở Việt Nam, chăn nuôi bò thịt có vai trò quan trọng với người nông dân, việc
phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông thôn không những làm tăng sản phẩm cho xã
hội mà còn góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (lao động, đất
đai, vốn,..), tăng thu nhập cho nông hộ, tham gia vào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Chăn nuôi bò thịt là cơ sở để phát huy triệt
để các tiềm năng sẵn có cùng các lợi thế so sánh của vùng, đặc biệt là vùng trung du
miền núi, làm đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển toàn diện, bền vững. Chăn nuôi bò thịt ở nước ta trong những năm qua có tốc độ
tăng trưởng chậm, năng suất chăn nuôi thấp do kiểu chăn nuôi mang tính truyền thống
trên cơ sở khai thác tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên là chính, việc đầu tư cho thâm
canh bò thịt còn nhiều hạn chế, chăn nuôi bò thịt ở nước ta chỉ mới có vài trang trại
chăn nuôi lớn tập trung theo hướng hàng hóa.
Ngày 16 tháng 01 năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định về việc phê
duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 số: 10/2008/QĐ-TTg nhằm đạt
được các mục tiêu đề ra đến năm 2020 như ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản

xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm
bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu; Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến
năm 2020 đạt trên 42%, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm,
khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi; các cơ sở chăn nuôi, nhất
là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia
súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường. Để
đạt được các mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chương trình, đề án cụ
thể, các giải pháp và đặc biệt là các chính sách hỗ trợ về tài chính và tín dụng.
Sơn Tịnh là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ngãi. Sơn
Tịnh có nhiều núi cao thấp khác nhau và những dãy đồi lượn sóng, úp bát khắp trong
1


huyện từ tây xuống đông, giáp biển và có nhiều sông suối và đồng cỏ lớn, rất phù hợp
với việc chăn nuôi. Ngành chăn nuôi mấy năm qua thực sự đã đem lại nhiều lợi ích
cho người dân và góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện và tỉnh nhà.
Mặc dù kinh tế của huyện đã có bước tiến lớn thông qua các khu công nghiệp lớn tuy
nhiên Nông nghiệp vẫn đóng một vai trò lớn trong thu nhập của người dân. Trong đó
chăn nuôi bò thịt cũng là một thế mạnh.
Tuy nhiên có một thực tế rất đáng quan tâm hiện nay đối với ngành chăn nuôi
bò thịt ở huyện Sơn Tịnh đó là vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, người dân
thiếu trình độ chuyên môn, hiệu quả kinh tế chưa cao, giá bò trên thị trường liên tục
giảm, trong đó giảm mạnh nhất là giống bò lai chất lượng cao. Giá bò xuống thấp dẫn
đến việc tiêu thụ bò giống và bò thịt đều rất chậm. Tình trạng ế ẩm kéo dài khiến
người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, nhiều hộ thua lỗ cộng với sức tiêu thụ chậm
làm ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của người dân, nhất là trong thời điểm năm hết
tết đến càng khó khăn hơn. Theo tìm hiểu, gần một năm nay giá bò có xu hướng chững
lại và có dấu hiệu đi xuống, nhưng giá giảm nhanh nhất khoảng từ tháng 7/2016 trở lại
đây. So với mức giá hồi đầu năm 2016, giá mỗi con bò giống đã giảm từ 2 – 3 triệu
đồng/con; giá bò thịt giảm khoảng 5 - 7 triệu đồng/con (tuỳ trọng lượng) khiến người

nông dân gặp khó, vừa bị mất giá, vừa khó tiêu thụ lại bị thương lái o ép. Hiện nay các
thương lái chỉ tính giá bò hơi khoảng 52.000đ/kg sau khi trừ các khoản giống, thức ăn,
chi phí phòng bệnh... thì người nông dân chẳng còn lời lãi được là ba. Song, bò vỗ béo
đến lứa không thể giữ lâu được vì càng để lâu thì sẽ phải tốn thêm chi phí về thức ăn,
công nuôi mà bò thì hết lớn. Thế nhưng, có một điều lạ là trong khi giá bò thương lái
mua thì giảm sâu, còn giá thịt bò bán ngoài chợ vẫn duy trì ở mức ổn định, bò mua tại
chuồng hạ, nhưng giá thịt bò tại chợ vẫn không hề giảm, Theo các thương lái, giá bò
thịt mua tại chuồng nằm ở mức 185.000 đồng/kg, nên phải bán ra với giá 220.000
đồng/kg thì mới có lãi. Tuy nhiên, nếu bò ốm, ít thịt, chất lượng không đạt thì sẽ mua
với giá thấp hơn. Đây cũng chính là lý do mà các thương lái đưa ra để ép người nuôi.
Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng đàn bò hiện
có trên địa bàn huyện Sơn Tịnh năm 2016 là 32.007 con, giảm mạnh so với năm 2015
là 36.277 con. Rõ ràng, việc giá bò giảm mạnh đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến một
bộ phận người nông dân.
2


Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế
ngành chăn nuôi bò thịt tại huyện Sơn Tịnh” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình
nhằm có thể đưa ra được các biện pháp để nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt của các
nông hộ ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề chăn nuôi
bò thịt của các nông hộ trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất một số giải pháp khả thi
nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển ngành
chăn nuôi bò thịt tại Huyện Sơn Tịnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá kết quả sản xuất của các hộ chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Sơn
Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Sơn
Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm định hướng và phát triển nghề chăn nuôi
bò thịt tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu và các vấn đề liên quan đến hiệu
quả kinh tế của nghề chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên địa bàn 03 xã của huyện
gồm: Tịnh Bắc, Tịnh Thọ, Tịnh Giang đây là những xã có số lượng bò thịt lớn nhất
huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của đề tài được tổ chức hai giai đoạn bao gồm nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính bao gồm 2 nội dung cơ bản là
nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, khả năng sinh
3


lời, đồng thời tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây nhằm hình thành khung
phân tích và xác định mô hình nghiên cứu của đề tài.
Dữ liệu thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ và bảng câu hỏi là
một công cụ dùng để thu thập các thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề nghiên cứu
của đề tài. Từ việc nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thí điểm để xây dựng và điều
chỉnh bảng câu hỏi phù hợp với thời gian thực hiện và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Bản câu hỏi sẽ tập trung vào việc thu thập các thông tin quan trọng mà mục tiêu
nghiên cứu của đề tài đã đặt ra. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm
Microsoft Excel, thu được 150 mẫu có ý nghĩa, đầy đủ dữ liệu.
1.5. Đóng góp của đề tài
1.5.1. Về mặt lý luận

Hệ thống hóa về mặt lý luận hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp nói chung và
trong nghề chăn nuôi bò thịt nói riêng.
1.5.2. Về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các hộ chăn nuôi bò thịt có ý định và giải
pháp đúng đắn nhằm phát triển nghề một cách hiệu quả, bền vững và là tài liệu tham
khảo hữu ích cho nghiên cứu tiếp theo của tác giả.
- Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu hỗ trợ cho cơ quan chức năng cho
việc lập kế hoạch và hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi bò thịt hiệu quả, kết hợp quy hoạch
và khuyến cáo các mô hình chăn nuôi bò thịt thích hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của mỗi địa phương và sự đồng thuận giữa các tổ chức, đơn vị, ngành nghề
và những người có liên quan.
1.6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm 3
chương như sau:
Chương 1. Giới thiệu
Nội dung chương này chủ yếu giới thiệu tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu,
khái quát qua mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và cấu trúc luận văn.
4


Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết.
Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày các khái niệm, cơ
sở lý thuyết về chăn nuôi, hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, khả
năng sinh lợi, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nghề chăn nuôi bò thịt, những nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi. Bên cạnh đó,
chương cũng tổng quan các nghiên cứu trước trong nước và ngoài nước liên quan đến
đề tài, khung phân tích và các giả thiết của nghiên cứu..
Chương 3: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương này đưa ra một số thông tin khái quát về đặc điểm địa lý và kinh tế xã

hội của huyện Sơn Tịnh. Ngoài ra còn đưa ra phương pháp nghiên cứu bao gồm trình
bày cách tiếp cận nghiên cứu, loại dữ liệu thu thập, các phương pháp phân tích đánh
giá và các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương này đưa ra một số thực trạng về tình hình chăn nuôi bò thịt ở huyện
Sơn Tịnh; phân tích kết quả và đánh giá hiệu quả hoạt động chăn nuôi bò thịt của các
hộ điều tra.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, gợi ý giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời nêu
những điểm còn hạn chế của nghiên cứu và phương hướng nghiên cứu tiếp theo.

5


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để
sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, sức lao động,… Sản phẩm từ chăn nuôi
nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.
Chăn nuôi bò thịt là việc thực hành chăn nuôi các giống bò khác nhau để lấy thịt
bò và các sản phẩm từ bò. Chăn nuôi bò là một ngành hết sức quan trọng, nó cung cấp
một số lượng rất lớn thịt cho bữa ăn của hàng tỷ người trên trái đất và là một loại thực
phẩm thiết yếu. Bò nuôi chủ yếu dùng để lấy thịt. Các sản phẩm khác từ thịt bò
như xúc xích, lạp xưởng, jambon,…
Kỹ thuật chăn nuôi thâm canh bò thịt hiện nay là chọn lọc những bê khỏe mạnh
của các giống cao sản chuyên thịt, đưa vào chăm sóc với chế độ dinh dưỡng cao để đạt
được khối lượng giết mổ cao nhất ở giai đoạn bê sinh trưởng với cường độ cao nhất
(dưới 24 tháng tuổi ). Các khẩu phần ăn khác nhau sẽ cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh

khác nhau khi giết mổ. Dù vỗ béo theo phương thức nào, vỗ béo sớm hay vỗ béo
muộn, đối với bò thịt trước khi giết mổ bắt buộc phải có công đoạn vỗ béo. Vỗ béo là
dùng biện pháp dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng làm cho khối lượng con vật tăng
nhanh và phẩm chất thịt được cải thiện.
Thời gian vỗ béo tùy thuộc vào phương thức vỗ béo, thức ăn, giống, độ béo của
bò. Thời gian vỗ béo quá ngắn thì thịt sẽ nhiều nước, thời gian vỗ béo thích hợp thì
chất lượng thịt sẽ cao hơn. Khẩu phần thức ăn vỗ béo cho bò giàu đạm và nhiều sắt thì
thịt bò sẽ đỏ đậm, khẩu phần thức ăn có nhiều bột bắp thì mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm
ngon và khẩu phần thức ăn có tỷ lệ các phụ phẩm công nghiệp thì thịt bò có thớ lớn và
nhiều mỡ giắt (mỡ giữa các lớp thịt).
Trên thế giới, việc nâng cao năng suất - chất lượng con giống trong quá trình sản
xuất lợn thịt luôn là yếu tố hàng đầu, then chốt được các nhà nghiên cứu, các tập đoàn
chăn nuôi của mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Việc nghiên cứu chọn lọc dòng cao su
sản huyết thống và lai tạo tìm ra các tổ hợp lai đạt số con sơ sinh sống/ổ cao, tỷ lệ nạc
cao, tiêu tốn thức ăn thấp và độ dày mỡ lưng mỏng đã thành công ở hầu hết các nước
có nền chăn nuôi tiên tiến như: Mỹ, Đức, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Úc.
6


Ở những nước phát triển, ngành chăn nuôi bò thịt thường được chuyên môn hoá
theo 2 hướng: nuôi bò chuyên thịt, hoặc nuôi bò kiêm dụng sữa-thịt. Đặc điểm nổi bật
của giống bò chuyên thịt là có thân hình vạm vỡ, mình tròn, mông và vai phát triển
như nhau, nhìn tổng thể bò có hình chữ nhật. Khối lượng con cái trưởng thành từ 500800 kg, khối lượng con đực trưởng thành từ 800-1.400 kg. Bò chuyên thịt có tỷ lệ thịt
xẻ cao, đạt từ 60-70% và thích nghi với nuôi chăn thả cũng như vỗ béo. Ở nước Anh,
từ thế kỷ thứ 18 đã tạo ra nhiều giống bò chuyên dụng thịt nổi tiếng thế giới như giống
bò Hereford, giống bò Shorthorn, giống bò Aberdine Angus, Red Angus,.. Những
giống bò này đã được nhập vào nhiều nước kể cả nước phát triển và đang phát triển để
nhân thuần làm giống hoặc nuôi lấy thịt hoặc lai tạo với các giống khác tạo ra giống
nuôi thích ứng với điều kiện khí hậu và nuôi dưỡng chăm sóc của địa phương. Ở các
nước châu Mỹ, từ thế kỷ thứ 17, 18 đã có 17 nước nhập các giống bò Zebu của Ấn Độ

và Pakistan. Trong đó có các giống như bò Red Zebuhi, Sahiwal, Gyr, Hariana,
Ongole,…. Các nước này đã dùng các giống bò Zebu nhập nội để cải tiến giống trong
nước và lai tạo nhiều giống Zebu nhập nội với nhau để tạo ra giống bò thịt nhiệt đới
nổi tiếng như giống bò Brahman, Indo Brezyl,…Ngoài các giống bò chuyên thịt, ở các
cơ sở chăn nuôi bò sữa, người ta cũng chọn lọc những bê đực khỏe mạnh đưa vào nuôi
dưỡng với một chế độ thích hợp để vỗ béo và giết mổ. Đây cũng là những nguồn cung
cấp sản phẩm thịt bò chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng thịt bò.
Hiện nay Việt Nam có tổng số bò đạt 5,48 triệu con, trong đó đàn bò thịt cả nước
có 29,1 triệu con, chăn nuôi bò thịt phát triển nhanh, giá thịt bò thịt hơi trên thị trường
duy trì ở mức ổn định, thị trường trong nước luôn trong tình trạng “khát” thịt bò khiến
cho đàn bò thịt của Việt Nam biến động mạnh nhất trong các nước khu vực, người
chăn nuôi có lãi nhất là những hộ chăn nuôi qui mô gia trại và trang trại.. Hiện nay tình
hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm vẫn đang ổn định, các bệnh như lở mồm long
móng trên gia súc, bệnh tai xanh ở bò thịt không xuất hiện trên cả nước. Hiện Việt
Nam là nước có nhiều ưu thế trong ngành chăn nuôi khi đứng thứ 4 về bò thịt và thứ
13 về tổng đàn bò. Riêng tại khu vực châu Á, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc, Ấn
Độ và Indonesia.
Bò thịt ở Việt nam được nuôi ở tất cả các vùng và khu vực trong cả nước. Do
điều kiện tự nhiên và thế mạnh của từng vùng và khu vực mà quy mô đàn bò chăn thả
khác nhau. Tính sơ bộ 2015, khu vực Bắc Trung Bộ có và Duyên hải Nam Trung Bộ
7


có khoảng 2185,7 nghìn con, chiếm 40.7%. Các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có
khoảng 943.1 nghìn con, chiếm 17.6%. Còn lại đàn bò phân bổ đều ở các khu vực
Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long. Hiện nay, trong tổng đàn bò cả nước thì quy mô đàn bò thịt là chủ yếu, còn
lại là bò sữa.
Trong 5 năm kể từ năm 2013, đàn bò thịt của Việt Nam giảm khoảng 1,5 triệu
con, nguyên nhân chính là sự sụt giảm diện tích đồng cỏ. Đàn bò thịt của Việt Nam

trong những năm năm qua đã giảm khoảng 1,5 triệu con, từ 6,7 triệu con trong năm
2007 xuống còn 5,2 triệu con vào năm 2012. So với các nước khác, Việt Nam không
có thế mạnh phát triển đàn bò thịt ở quy mô trang trại lớn mà chỉ ở những nông hộ
dưới 10 con để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên.

Biểu đồ 2.1: Diễn biến sản lượng thịt bò (2000 – 2016)
Nguồn Tổng cục thống kê Việt Nam
Đã có một số doanh nghiệp đầu tư trang trại nuôi bò thịt nhưng chỉ dừng lại ở quy
mô khoảng 200 con, Nhiều hộ chăn nuôi bò thường chọn nuôi bò sữa vì giá trị kinh tế
cao hơn so với nuôi bò thịt. Việc chăn nuôi bò thịt chủ yếu rơi vào các hộ gia đình với
số đàn bò thịt chỉ trên dưới 10 con. Nguyên nhân do thiếu quỹ đất, tiền giống cao nên
khó có những trang trại chăn nuôi bò thịt quy mô lớn mà chủ yếu nuôi ở quy mô vài
con để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên. Do tổng đàn bò liên tiếp giảm trong 5 năm trở
lại đây nên Việt Nam phải nhập bò theo đường tiểu ngạch từ Lào, Camchia, Thái Lan
8


để đáp ứng nhu cầu nội địa. Có thời điểm mỗi ngày có đến 500 con bò nhập từ Lào. Số
bò này có nguồn gốc từ Lào và Thái Lan nhưng lại được hợp thức hóa là bò nuôi của
người dân địa phương.
Theo chiến lược đáp ứng nhu cầu thịt bò trong nước tới năm 2020, đàn bò thịt sẽ
phải tăng được ít nhất từ khoảng 4,5 triệu con hiện nay lên khoảng 7 triệu con, cung
cấp giết thịt khoảng 3 triệu con/năm cho thị trường. Qua đó thời gian tới, phải tập
trung cao độ để thúc đẩy đàn bò trong nước bằng các giải pháp làm tươi máu, tăng
cường nhập khẩu bò cái giống tốt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp nhập
khẩu bò nái, trên cơ sở lựa chọn đa dạng các bò nái tốt ở nhiều nước trong khu vực.
Ngoài ra để tạo nguồn lực lâu dài cho việc xốc lại đàn trâu, bò, Bộ sẽ giao các đơn vị
phải tập trung đào tạo nguồn cán bộ, chuyên gia có trình độ, đủ đáp ứng được cho
nghiên cứu, tránh tình trạng khan hiếm chuyên gia có trình độ về lĩnh vực này như thời
gian qua.

2.1.2. Hiệu quả
Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (lao động, vốn, máy
móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiệu quả là một phạm trù được
sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa
rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các
biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó.
Hiệu quả kinh tế là nói đến phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi
đã trừ chi phí. Nó được đo bằng các chi phí và lời lãi. Hiệu quả kinh tế được xem như
là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một đơn vị
sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là giá thành sản
phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi kết thúc một quá trình
sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm mới khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ
hợp các yếu tố:
- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Về mối quan hệ này,
có ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật; hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I) đầu
tư thêm. Tỷ số D O/ D I được gọi là sản phẩm biên. Hiệu quả kỹ thuạt đồi hỏi nhà sản
xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuấ phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu
9


vào ít nhất. Hiệu quả kỹ thuật được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Trong
trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối
đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật
dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định.
+ Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi
phí đầu tư thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên.
+ Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt
được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa.

-Yếu tố thời gian: Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh
thu bằng nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau.Vì thế, khi tính yếu tố
thời gian, các nhà kinh tế đã tính tỷ lệ nội hoàn vốn. Đó là mức sinh lời của đồng vốn
khi đầu tư vào dự án, nó được dùng để so sánh giữa việc tiếp tục đầu tư vào dự án hoặc
đầu tư vốn vào việc khác xem việc nào có lợi hơn.
- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả
kinh tế nên được đánh giá trên ba phương diện: Hiệu quả tài chính, xã hội và hiệu quả
môi trưòng.
+ Hiệu quả tài chính thường được thể hiện bằng những chỉ tiêu như lợi nhuận,
giá thành, tỷ lệ nội hoàn vốn, thời gian hoàn vốn...
+ Hiệu quả xã hội của một dự án phát triển bao gồm lợi ích xã hội mà dự án đem
lại như: việc làm, mức tăng về GDP do tác động của dự án, sự công bằng xã hội, sự
tự lập của cộng đồng và sự được bảo vệ hoặc sự hoàn thiện hơn của môi trường sinh
thái... Một số tác giả khác khi đánh giá hiệu quả kinh tế cho rằng cần phân biệt hai
khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối
tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Còn hiệu quả xã
hội là mối tương quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu được và tổng chi phí bỏ ra.
2.1.3. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất
Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho
trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ
một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định.
10


Giới hạn khả năng sản xuất được định nghĩa là đầu ra Y tối đa có thể sản xuất
được (Maximum producible output) khi cho trước một vector đầu vào X, được định
nghĩa dưới dạng toán học, giới hạn này là chuẩn mực để dựa trên đó đo lường hiệu quả
sử dụng các yếu tố đầu vào (Technial efficiency) của quá trình sản xuất.
Một nhà sản xuất được xem là có hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào nếu một
sự gia tăng trong bất kỳ đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác

hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào.
Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào thể hiện rất rõ tính chất của việc sử dụng
các yếu tố đầu vào để đạt được các kết quả đầu ra. Qua đó sẽ xác định được tính chất
căn bản của việc đo lường sự hiệu quả. Không mang tính chất khái quát hóa như hiệu
quả kinh tế.
Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho
trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ
một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Farrel (1957)
là người đầu tiên xây dựng một cách có hệ thống về lý thuyết này với ý tưởng đo
lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất như sau:
Giả sử một nghề sản xuất đơn giản sử dụng 2 yếu tố đầu vào x1, x2 để sản xuất
ra 1 đầu ra q được trình bày như hình vẽ dưới đây. Đường biên SS’ là đường biên giới
hạn của sản xuất, nghĩa là để sản xuất được một đơn vị sản lượng đầu ra thì (i) miền
không gian phía tay trái của đường SS’ là miền không gian không khả thi; (ii) miền
không gian nằm bên tay phải của đường SS’ là miền sản xuất khả thi trong thực tế.
Như vậy, các đơn vị sản xuất trong thực tế nằm trên đường SS’ là có sự kết hợp tốt
nhất, tiết kiệm nhất các yếu tố đầu vào của sản xuất nên được xem là các đơn vị sản
xuất đạt được hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào đạt 100%. Vì vậy C và D là những
đơn vị sản xuất đạt hiệu quả. Điều đó có nghĩa là, A và B là những đơn vị sản xuất
chưa đạt hiệu quả. Mức hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của đơn vị sản xuất A
được đo lường khoảng cách OA’/OA và nhỏ hơn 1. Tương tự, sự không hiệu quả của
lồng nuôi B được trình bày bởi khoảng cách OB’/OB và nó nhỏ hơn 1. Điều này có
nghĩa là các đơn vị sản xuất A và B có thể giảm sử dụng 2 đầu vào đối với A là từ A
đến A’, và B là từ B đến B’ mà không giảm đầu ra.
11


Hình 2.1. Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào
2.1.4. Khả năng sinh lợi
Khả năng sinh lời (profitability) được định nghĩa là thước đo hiệu quả bằng tiền,

là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính. Việc đánh giá khả năng
sinh lời phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lời
được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người
và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện. Khả năng sinh lời có thể áp dụng
cho một hoặc một tập hợp tài sản. Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lời là kết quả
của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà
doanh nghiệp nắm giữ.
Nhìn chung, tùy theo mục tiêu phân tích, khả năng sinh lợi có thể được đại diện
bởi nhiều nhóm chỉ số phân tích khác nhau. Trong nghiên cứu này, khả năng sinh lời
được đo bằng tỷ lệ số dư đảm phí.
- Số dư đảm phí: một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiều đồng doanh thu
+ Số dư đảm phí là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi biến phí:
Số dư đảm phí = Doanh thu - Biến phí
+ Số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và biến phí đơn vị:
Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán - Biến phí đơn vị
+ Số dư đảm phí bằng số dư đảm phí đơn vị nhân với số lượng sản phẩm tiêu thụ:
Số dư đảm phí = Số dư đảm phí đơn vị x Số lượng sản phẩm tiêu thụ
+ Thuật ngữ "Tổng số dư đảm phí "cũng được sử dụng để diễn tả số dư đảm phí.
12


+ Lợi nhuận thuần bằng số dư đảm phí trừ định phí.
Lợi nhuận thuần = Số dư đảm phí - Định phí
Khi số dư đảm phí bằng định phí, lợi nhuận sẽ bằng 0 => hòa vốn.
Mối quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận cung cấp cho các nhà quản trị một
công cụ hoạch định mạnh. Các nhà quản trị có thể có thể dự đoán lợi nhuận ở những
mức hoạt động khác nhau mà không cần phải lập báo cáo kết quả kinh doanh. Số dư
đảm phí phải vượt qua định phí, nếu không sẽ bị lỗ. Khi chưa hòa vốn, mỗi sản phẩm
tiêu thụ sẽ giảm lỗ, tương ứng với số dư đảm phí đơn vị.
Khi đã hòa vốn cứ bán thêm một sản phẩm, lợi nhuận sẽ tăng tương ứng với số

dư đảm phí đơn vị.
- Tỷ lệ số dư đảm phí
Công thức:
Tỷ lệ số dư đảm phí = 100% x

Số dư đảm phí
Doanh thu

Tỷ lệ số dư đảm phí được sử dụng để xác định mức chênh lệch của tổng số dư
đảm phí khi doanh thu thay đổi.
Chênh lệch số dư đảm phí = Chênh lệch doanh thu x Tỷ lệ số dư đảm phí
Nếu định phí không thay đổi, bất kỳ khoản tăng (hoặc giảm) số dư đảm phí nào
đều làm tăng (hoặc giảm) lợi nhuận tương ứng.
Thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thu
và lợi nhuận, mối quan hệ đó là nếu doanh thu tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng 1 lượng
bằng doanh thu tăng lên nhân cho tỷ lệ số dư đảm phí.
Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cả
những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những doanh nghiệp .... thì những
doanh nghiệp nào, những bộ phận nào có tỉ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên
càng nhiều
2.2. Lý thuyết liên quan
2.2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chăn nuôi bò thịt
2.2.1.1. Bò thịt
Bò thịt hay bò lấy thịt, bò hướng thịt những giống bò nhà được chăn nuôi chủ yếu
phục vụ cho mục đích lấy thịt bò. Đây là những giống bò cao sản, được chăn nuôi theo
kiểu tăng trọng thể hiện qua giai đoạn vỗ béo.
13


Việc chọn các giống bò thịt được thực hiện công phu để chọn ra những giống bò

nhiều thịt với tỷ lệ xẻ thịt và thịt lọc cao, nhiều thịt nạc, có khả năng chống chịu với
bệnh tật, thích nghi tốt, và có khả năng lai tạo để cải tạo các đàn bò bản địa. Bò thịt có
đặc điểm chung là giống bò cao sản, ngoại hình, khối lượng lớn, cơ bắp, nhiều thịt, tỷ
lệ xẻ thịt cao và nhiều thịt lọc (thịt tinh). Đặc điểm nổi bật của giống bò chuyên
dụng thịt là to con, con cái trưởng thành nặng từ 500–800 kg, con đực trưởng thành
nặng từ 900-1.400 kg. Tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60-65%, thích nghi với nuôi chăn thả và vỗ
béo. Về ngoại hình, chọn con có thân hình vạm vỡ, mình tròn, mông và vai phát triển
như nhau, nhìn tổng thể bò có hình chữ nhật. Trọng lượng phổ biến của bò thịt dao
động từ 250 kg đến 350 kg/con và cao hơn, từ 400 kg đến nửa tấn/con.
Thớ thịt bò cái nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít, thịt vị đậm, vỗ béo nhanh hơn
bò đực. Ngược lại, bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò cái cùng độ tuổi. Bò nuôi từ 1624 tháng tuổi có thể giết mổ. Tuy nhiên, tuổi giết mổ khác nhau thì chất lượng thịt
cũng khác nhau. Thịt bê và bò tơ có màu nhạt, ít mỡ, mềm và thơm ngon. Thịt bò lớn
tuổi màu đỏ đậm, nhiều mỡ, dai hơn và không thơm ngon bằng thịt bê tơ. Trong quy
trình vỗ béo, có thể thiến bò đực khi nuôi được 7-12 tháng tuổi, bò thiến sớm sẽ béo
nhanh hơn và thịt cũng mềm hơn.
Bò thịt được chọn giống, lai tạo nên có rất đa giạng các loại giống bò, trong đó có
một số giống có thể kể đến như: Bò Zêbu là tên gọi chung một nhóm các giống bò u
nhiệt đới (Bos indicus), có nguồn gốc ở Ấn Độ, Pakistan, Châu Phi. Hiện có trên 30
giống bò Zêbu, tập trung chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong thời
gian vỗ béo (2 - 2,5 tháng trước khi xuất chuồng), bò lai Zêbu, sẽ tăng trọng rất nhanh,
mỗi con có trọng lượng 140–170 kg thịt. Nhóm gốc bò thịt cao sản ôn đới, là những
giống bò có nguồn gốc Anh hoặc Pháp như các giống bò Bò Charolais (Pháp), Bò
Sumental (Thụy Sĩ), Bò Limousin (Pháp), …
Nhóm giống bò thịt cao sản nhiệt đới, là những giống bò thịt được lai tạo giữa bò
thịt ôn đới châu Âu với một số giống bò Zêbu, trong đó có một tỷ lệ nhất định máu bò
Zêbu như các giống: Bò Santagertrudis (Mỹ), Bò Red Beltmon, Bò Drought
Master (Úc). Ví dụ: Bò Drought Master có 50% máu bò Indian (Zêbu) và 50% máu bò
Shorthorn, Giống bò Droughmaster (có nghĩa la Bậc thầy về chịu hạn hay Thần chịu
hạn). Bò được lai tạo ở Úc, có 50% máu bò giống ShortHorn (Anh) và 50% máu giống
Brahman. Đây là giống bò có nguồn gốc từ Australia.

14


×