Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực tại huyện thủy nguyên thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 74 trang )

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
i. Tính cấp thiết của đề tài 6
ii. Mục tiêu nghiên cứu 7
iii. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 7
iv. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1.1. Tình hình phát triển nghề lưới chụp mực trong nước và trên thế giới 9
1.1.1. Tình hình phát triển nghề lưới chụp mực trên thế giới 9
1.1.2. Tình hình phát triển nghề lưới chụp mực trong nước 9
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả kinh tế trong khai
thác thủy sản 11
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 11
1.2.2. Nghiên cứu trong nước 14
1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Thủy Nguyên – Hải
Phòng. 15
1.3.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng 15
1.3.1.1. Hiện trạng tàu thuyền khai thác thủy sản thành phố Hải Phòng 16
1.3.1.2. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác thuỷ sản 18
1.3.2. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng 20
1.4. Ngư trường và nguồn lợi nghề lưới chụp mực 22
1.4.1. Ngư trường 22
1.4.1.1. Vị trí địa lý 22
1.4.1.2. Địa hình chất đáy 22
1.4.1.3. Khí tượng hải dương 22
1.4.2. Nguồn lợi 24
1.4.2.1. Giới thiệu chung. 24
2
1.4.2.2. Nguồn lợi nghề lưới chụp mực. 25
1.4.2.3. Đối tượng khai thác chính của nghề lưới chụp mực. 25


CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 30
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 30
2.2.1.1. Phương pháp tài liệu 30
2.2.1.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 30
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 31
2.2.3. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả kinh tế 33
2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGHỀ LƯỚI CHỤP MỰC TẠI HUYỆN THỦY
NGUYÊN – HẢI PHÒNG 36
3.1.1. Tàu thuyền và trang thiết bị phục vụ khai thác 36
3.1.1.1. Giới thiệu chung 36
3.1.1.2. Tàu thuyền và trang thiết bị nghề lưới chụp mực 38
3.1.2. Ngư cụ nghề lưới chụp mực 44
3.1.3. Tổ chức sản xuất và kỹ thuật khai thác 45
3.1.3.1. Tổ chức sản xuất 45
3.1.3.2. Kỹ thuật khai thác 46
3.1.4. Bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. 49
3.1.4.1. Sản lượng và chất lượng sản phẩm 49
3.1.4.2. Bảo quản sản phẩm 49
3.1.4.3. Tiêu thụ sản phẩm 50
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGHỀ LƯỚI CHỤP MỰC 51
3
3.2.1. Tổng vốn đầu tư 51
3.2.2. Chi phí cố định 52
3.2.3. Chi phí biến đổi trung bình 54
3.2.4. Doanh thu và lợi nhuận 56
3.2.5. Các chỉ số kinh tế 58

3.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN DOANH
THU CỦA ĐỘI TÀU 59
3.3.1. Kiểm định mô hình 61
3.3.1.1. Kiểm định tự tương quan 61
3.3.1.2. Kiểm tra đa cộng tuyến 61
3.3.1.3. Kiểm định phương sai thay đổi 61
3.3.2. Kết quả hồi quy 61
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 64
4.1. Kết luận 64
4.2. Khuyến nghị 65
4.2.1. Khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của một số
nhân tố tới hiệu quả kinh tế. 65
4.2.2. Một số khuyến nghị khác 67
4.3. Hạn chế của đề tài. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 72





4
DANH MỤC CÁC BẢNG
o0o
Số
hiệu
bảng
Tên bảng Trang

1.1

Diễn biến số lượng tàu thuyền khai thác của thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2006 – 2009
16
1.2
Phân loại theo số tàu đánh bắt xa bờ của thành phố Hải Phòng
năm 2009
17
1.3 Cơ cấu nghề nghiệp khai thác của Hải Phòng năm 2009 19
1.4
Năng suất bình quân trong khai thác thuỷ sản của thành phố
(2006-2009)
20
1.5 Trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi, cá đáy vịnh Bắc Bộ 24
2.1 Số lượng tàu chụp mực được lấy mẫu tại Thủy Nguyên 31
3.1 Thống kê số lượng tàu thuyền huyện Thủy Nguyên năm 2009 36
3.2
Thống kê số lượng tàu thuyền theo nhóm nghề huyện Thủy
Nguyên năm 2009
37
3.3
Diễn biến số lượng tàu thuyền làm nghề lưới chụp mực (2006-
2009)
38
3.4. Cơ cấu đầu tư bình quân của nghề lưới chụp mực 51
3.5 Chi phí cố định bình quân của đội tàu khảo sát 52
3.6 Chi phí biến đổi trung bình 1 năm của đội tàu khảo sát 54
3.7 Doanh thu và lãi ròng của đội tàu lưới chụp mực năm 2010 56
3.8
Một số chỉ số kinh tế nghề lưới chụp mực của huyện Thủy
Nguyên năm 2010

58
3.9 Mô tả dữ liệu nghiên cứu 60



5
DANH MỤC CÁC HÌNH
o0o
Số hiệu
hình
Tên hình Trang

1.1 Mực ống (Loligo chinensis) 26
1.2 Mực Nang vân hổ (Sepiella pharaosis) 26
1.3 Mực Nang vàng (Sepiella esculenta) 27
1.4 Mực lá (Sepioteuthis lessoniana Lesson) 27
1.5 Cá Hố (Trichiurus lepturus) 28
1.6 Cá Nục Sò (Decapterus maruadsi) 28
1.7 Cá Nục thuôn (Decapterus macrosoma) 28
1.8 Cá Trích (sardinella) 29
3.1 Biểu đồ theo dải công suất huyện Thủy Nguyên năm 2009

37
3.2 Hình vẽ tổng thể tàu chụp mực 39
3.3 Bố trí phía mũi 39
3.4 Bố trí phía lái tàu 40
3.5 Hình tổng thể máy tời 40
3.6 Bố trí hệ thống cẩu 41
3.7 Hình tổng thể máy định vị 42
3.8 Cách bố trí nguồn sáng trên tàu chụp mực 43

3.9 Hình vẽ tổng thể lưới chụp mực 44
3.10 Thu hệ thống giềng chì lên tàu 48
3.11 Thu lưới lên tàu 48
3.12 Xếp lưới chuẩn bị mẻ sau 48
3.13 Phân loại cá 50
3.14 Đưa cá xuống hầm bảo quản 50
3.15
Mối quan hệ của các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế
trong khai thác hải sản
59
6
MỞ ĐẦU
i. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta với bờ biển trải dài trên 3200 km thì kinh tế thủy sản luôn chiếm vị
trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như giữ vững an ninh vùng biển
của tổ quốc. Với chủ trương đánh bắt xa bờ của Nhà nước, Hải Phòng là địa
phương có số lượng tàu thuyền không ngừng tăng cao cả về số lượng cũng như
trang thiết bị phục vụ khai thác. Nghề khai thác thuỷ sản ở Hải Phòng hoạt động
mạnh và phát triển ở 3 nhóm nghành nghề chính đó là nhóm nghề lưới rê, lưới
chụp mực, lưới kéo và tập trung trọng điểm trên các địa bàn huyện Thuỷ
Nguyên, huyện đảo Cát Hải và quận Đồ Sơn [11]. Trong đó nghề lưới chụp mực
chiếm một số lượng lớn, hàng năm đóng góp một sản lượng cao trong tổng sản
phẩm chế biến và xuất khẩu thủy sản của thành phố. Đối tượng khai thác chính
của nghề lưới chụp mực là những loài cá nổi như mực, cá hố, cá nục, cá
trích….đây là những loài cá có giá trị kinh tế cao nên nghề chụp mực phát triển
rất nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đây là nghề có lượng vốn đầu tư
cao và chi phí cho một chuyến biển rất lớn, lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu
tố ngư trường, chu kì trăng, con nước, yếu tố thời tiết… nên nó có tính rủi ro
cao và doanh thu, lợi nhuận không ổn định.
Trước tình hình nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm một cách nghiêm

trọng, sự phát triển một cách tự phát không theo quy hoạch của các nhóm nghề,
số lượng tàu lại quá nhiều nên hiệu quả khai thác được ngày một thấp, lợi nhuận
thu được của mỗi tàu ngày một giảm. Để có thể ra khơi bám biển, đảm bảo chi
phí phục vụ cho chuyến biển, các tàu đã tăng cường độ khai thác như: tăng số
mẻ lưới trong một ngày đêm, tăng số ngày hoạt động,… để có thể thu được
nhiều sản phẩm. Khai thác vừa đạt hiệu quả cao vừa bảo vệ được nguồn lợi thủy
sản luôn là vấn đề được đặt ra cho các nhà nghiên cứu. Vì vậy, vấn đề cấp bách
hiện nay là cần có biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả khai thác của nghề,
cân đối với khả năng hiện có của nguồn lợi để nghề khai thác thủy sản nói chung
và nghề lưới chụp mực nơi đây nói riêng phát triển một cách hiệu quả. Trên thực
7
tế nghề chụp mực của Hải Phòng luôn có những biến động do chịu sự tác động
của nguồn lợi thủy sản, nhu cầu về thực phẩm của thị trường trong và ngoài
nước, tập quán khai thác thủy sản của cộng đồng ngư dân Trong quá trình
nghiên cứu đã có một số tư liệu nói về nghề lưới chụp mực, nhưng mới chỉ đi
nghiên cứu về công nghệ, đánh giá hiệu quả chung cho nghề cá, chưa đi sâu
đánh giá hiệu quả kinh tế vào từng đội tàu và từng địa phương cụ thể. Việc điều
chỉnh cơ cấu sản xuất theo nghề phải dựa trên sự phân tích đánh giá hiệu quả
kinh tế của từng loại nghề, của từng đội tàu để có cách nhìn tổng thể về tình hình
khai thác thủy sản. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp
mực là thực sự cần thiết, làm cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý nghề cá
địa phương hoạch định chính sách, cơ cấu lại nghề nghiệp hợp lý và khai thác
đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tình hình khai thác thủy sản tại địa phương,
được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa khai thác thủy sản – Trường Đại học
Nha Trang, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo: TS. Hoàng Hoa Hồng, tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực
tại huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng”.
ii. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực tại huyện Thủy Nguyên

thành phố Hải Phòng.
- Đánh giá một số yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của nghề, từ
đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực
tại Thủy Nguyên - Hải Phòng.
iii. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Cung cấp những thông tin, số liệu cụ thể về hoạt động khai thác của nghề
lưới chụp mực tại huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng phục vụ công tác quản lý,
quy hoạch, điều chỉnh cơ cấu đội tàu.
8
- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề lưới chụp mực từ đó đề ra các
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề thông qua các chỉ số về xác định
hiệu quả kinh tế của đội tàu nghiên cứu
iv. Thời gian, địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian thực hiện: năm 2010
- Địa điểm thực hiện: huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng



















9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình phát triển nghề lưới chụp mực trong nước và trên thế giới
1.1.1. Tình hình phát triển nghề lưới chụp mực trên thế giới
Lưới chụp mực là ngư cụ sử dụng nguồn sáng để khai thác cá, có từ lâu đời và
được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Sự hình thành nghề lưới chụp mực được bắt
nguồn từ nhu cầu sử dụng nguồn sáng để khai thác các đàn cá bị thu hút bởi ánh
sáng ở những vùng nước khác nhau, mà các loại ngư cụ khác không thực hiện
được hoặc thực hiện với hiệu quả thấp. Lưới chụp mực gồm nhiều tấm ghép lại
với nhau, có cấu tạo đơn giản và thon dần từ miệng đến đụt lưới. Trong thời gian
đầu, các loại đèn hơi, đèn măng xông và các đèn điện sợi đốt được sử dụng để
khai thác cá. Năm 1955, các thí nghiệm dùng đèn huỳnh quang để lôi cuốn cá
được thực hiện, kết quả thí nghiệm khá tốt nhưng chưa đưa vào sử dụng phổ biến
do tính phức tạp của nó. Đến năm 1962, đèn huỳnh quang được đưa vào sử dụng
phổ biến do tính hiệu quả của nó cao hơn nhiều so với các loại đèn khác [25].
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật đã có tác động lớn đến nghề lưới chụp mực. Các quốc
gia có nghề chụp mực phát triển nhất là Trung Quốc, Thái lan, Nauy, Nhật
Bản…ở các quốc gia này nghề lưới chụp mực đã phát triển tới trình độ cao. Tàu
thuyền, trang thiết bị khai thác, máy móc, ngư cụ đều được trang bị những kỹ
thuật tiên tiến, hiện đại. Các tàu lưới chụp mực hoạt động ở những vùng biển xa
bờ thuộc Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và ở bờ biển Địa
Trung Hải. Đội tàu lưới chụp mực có thể hoạt động dài ngày trên biển và đem
lại hiệu quả khai thác cao.
1.1.2. Tình hình phát triển nghề lưới chụp mực trong nước
Lưới chụp mực được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu của thập kỉ
90. Đây là một nghề khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao đóng góp một sản lượng

lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Ở nước ta hiện nay có khoảng trên
2000 tàu thuyền làm nghề lưới chụp mực. Đối tượng khai thác chính là mực và
10

các loài cá nổi, ngư trường khai thác chủ yếu là Vịnh Bắc Bộ. Tàu sử dụng các
bóng đèn cao áp lôi cuốn mực đến gần tàu, sau đó tắt dần hết các bóng, chỉ sử
dụng đèn gom mực (đèn tà) để lôi cuốn mực lên mặt nước và tập trung ở vùng
dưới thân tàu (trung tâm của chu vi miệng lưới) và tiến hành tháo các liên kết
góc lưới, lưới tự động rơi xuống bao phủ không gian nước chứa đàn mực. Khi
thu lưới, miệng lưới thắt lại nhờ hệ thống vòng khuyên và mực được dồn vào
đụt lưới.
Khi mới được du nhập, lưới chụp mực có các thông số kỹ thuật đơn giản: số
lượng chì trang bị ít, vòng khuyên nhỏ, chu vi miệng lưới nhỏ chỉ khoảng 30m,
số lượng bóng đèn được trang bị ít chỉ khoảng 5 - 10 bóng, tàu thuyền có công
suất nhỏ 15 – 30 cv, ngư dân chỉ khai thác ở ven biển và ven các vách núi do
vậy hiệu quả khai thác chưa cao. Cùng với thời gian, lưới chụp mực có nhiều cải
tiến và đánh bắt hiệu quả hơn. Năm 1997 lưới chụp mực sử dụng 3 tăng gông và
dùng neo đáy để neo tàu, đến năm 1998 đã cải tiến thành 4 tăng gông. Số lượng
chì, vòng khuyên trang bị cho vàng lưới lên tới 600kg, chu vi miệng lưới lên tới
150m, số lượng đèn chiếu sáng để dụ mực lên tới hơn 100 bóng [7].
Nhìn chung, nghề lưới chụp mực của nước ta hiện nay ở tình trạng chưa phát
triển, vẫn là nghề cá nhân dân, khai thác nhỏ lẻ, manh mún, các máy móc thiết
bị phục vụ cho thăm dò, đánh bắt còn hạn chế. Cùng với ngành công nghiệp
thủy sản nói chung và nghề lưới chụp mực nói riêng đã được nhà nước chú ý
đầu tư phát triển và có chuyển biến tích cực. Để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh và
phát triển nghề lưới chụp mực ra các ngư trường khác trong toàn quốc, đẩy
mạnh khai thác thuỷ sản xa bờ, giảm áp lực khai thác ven bờ. Nghề chụp mực đã
không ngừng được cải tiến và hiện nay nó là nghề chính và là cơ sở khoa học để
các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện công tác quản lý hoạt động sản
xuất, đảm bảo khai thác bền vững nguồn lợi thuỷ sản của nước ta.

11

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả kinh tế trong
khai thác thủy sản
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Ngành khai thác thủy sản là một ngành khoa học phát triển muộn hơn so với
các ngành khoa học khác, song cùng với sự phát triển của xã hội, ngành khai
thác thủy sản cũng ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Những nghiên cứu
về kinh tế trong lĩnh vực khai thác thủy sản đã được thực hiện ở nhiều quốc gia
trong nhiều năm như một phương tiện để đánh giá khả năng phát triển nghề khai
thác thủy sản của họ.
 Ở Thái Lan
Một trong những nghiên cứu kinh tế đầu tiên trong lĩnh vực khai thác thủy sản
là của tác giả Huvanandana [4] được thực hiện vào năm 1973. Ông đã nghiên
cứu và so sánh doanh thu chi phí của 2 đội tàu lưới vây và lưới vây có túi của
Thái Lan và Trung Quốc khai thác cá thu ở vùng biển Ấn Độ Dương. Kết quả
cho thấy lưới vây có túi là ngư cụ mang lại lợi nhuận cao hơn.
Panayotou (1980) [21] đã xem xét những điều kiện kinh tế xã hội của ngư dân
hoạt động đánh bắt nghề cá nhỏ mâu thuẫn với ngư dân hoạt động đánh bắt nghề
cá có quy mô lớn, đánh giá những ích lợi mà ngư dân được hưởng từ những
chính sách của chính phủ và viễn cảnh của các chính sách. Nghiên cứu đặc biệt
nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các hoạt động ngoài khai thác nhằm tăng chi
phí cơ hội của cộng đồng ngư dân tham gia nghề cá nhỏ, tạo điều kiện cải thiện
thu nhập cho ngư dân và tái tạo lại nguồn lợi.
Kumpa (1981) [21] đã phân tích cấu trúc chi phí và khả năng sinh lợi của các
đội tàu khai thác quy mô nhỏ ở thành phố Chumphon. Tác giả nhận thấy rằng
yếu tố quyết định sản lượng đánh bắt và doanh thu là kinh nghiệm, kích thước
tàu và thời gian khai thác, và khi ngư dân sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào
thì doanh thu lại biến đổi theo loại ngư cụ và kích thước ngư cụ. Các loại ngư cụ
12


tầng nổi như lưới vây, lưới rê thường đem lại hiệu quả hơn so với các loại ngư
cụ tầng đáy như lưới kéo.
 Ở Indonesia
Domingo (1978) và Baun (1978) [18] đã nghiên cứu doanh thu, chi phí của
tàu lưới kéo và lưới vây ở ven biển phía bắc Java. Tuy nhiên, phương pháp tiếp
cận của hai tác giả khác nhau. Domingo thu thập dữ liệu trong tháng 5 năm
1978, và xem như tháng 5 là tháng có hoạt động và sản lượng khai thác trung
bình trong năm, từ đó ngoại suy doanh thu và chi phí của năm. Trong khi đó,
Baun lại chủ yếu sử dụng nguồn thông tin thứ cấp để làm cơ sở tính doanh thu,
chi phí cho hai đội tàu này. Bên cạnh đó cách tính khấu hao, tính chi phí cơ hội
khác nhau dẫn đến kết quả phân tích khác nhau. Lợi nhuận ở cả hai đội tàu lưới
vây và lưới kéo, theo Baun thấp hơn nhiều so với kết quả của Domingo. Nhưng
cả hai ông đều kết luận rằng lợi nhuận mà nghề lưới vây mang lại cao hơn so với
nghề lưới kéo.
 Ở Hawaii:
Hai giáo sư Marcia Hamilton và Steve Huffman [20] thuộc trường Đại học
Hawaii viện Nghiên cứu Thủy sản và Khí quyển trong hai năm 1995-1996 đã
nghiên cứu doanh thu chi phí của bốn nhóm ngư dân hoạt động khai thác nghề
cá nổi quy mô nhỏ: nhóm làm nghề đánh cá toàn thời gian (fulltime fishermen),
nhóm làm nghề đánh cá bán thời gian (partime fishermen), nhóm lấy nghề đánh
cá làm tiêu khiển (recreational fishermen) và nhóm làm nghề đánh cá với mục
đích chỉ cần bù đắp được chi phí chuyến biển (expense fishermen). Kết quả cho
thấy: nhóm làm nghề đánh cá toàn thời gian (fulltime fishermen) có doanh thu
và chi phí cố định cao nhất, nhóm làm nghề đánh cá với mục đích chỉ cần bù đắp
được chi phí chuyến biển (expense fishermen) có doanh thu và chi phí cố định
thấp nhất. Riêng chi phí biến đổi chuyến biển khá đồng đều nhau giữa các nhóm,
chỉ dao động nhẹ theo khả năng di chuyển ngư trường hoạt động. Sự khác nhau
trong chi phí biến đổi là chi phí nhiên liệu, chi phí đá và chi phí mồi câu, trong
13


đó nghề cá toàn thời gian và bán thời gian thường tiêu tốn nhiều hơn so với hai
nhóm còn lại.
 Nghiên cứu của FAO:
Báo cáo của FAO [22] về thành tựu kinh tế kỹ thuật nghề cá đã tóm tắt những
kết quả tài chính trong hoạt động khai thác hải sản của 15 nước thực hiện trong
năm 1999 và 2000. Nghiên cứu này dựa trên kết quả điều tra đã được thực hiện
từ năm 1995 đến 1997 và được xuất bản trên tạp chí FAO Fisheries Technical
Paper số 377, 421 và 482. Nghiên cứu cho thấy, trong 108 nghề được nghiên
cứu tại 15 nước ở Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Phi và Châu Á có 105 nghề đạt
dòng tiền dương chiếm 97%. Chỉ có 03 nghề gồm: nghề đáy (Stow-netters) ở
Trung Quốc, tàu thuyền đánh cá bán công nghiệp (semi-industrial), công nghiệp
tôm (industrial shrimp) và nghề lưới kéo đáy (bottom fish trawlers) ở Trinidad
và Tobago cho thấy dòng tiền âm. Nghiên cứu cũng cho thấy khi xem xét chi phí
sử dụng vốn như: chi phí khấu hao và chi phí lãi vay thì có 92 nghề đạt lợi
nhuận khai thác dương, chiếm 85% tổng số nghề nghiên cứu.
 Ở Brazil:
Almeida và cộng tác viên (2001) [4] đã phân tích kinh tế của một đội tàu đánh
bắt cá thương mại dựa trên 50 cuộc phỏng vấn các chủ phương tiện. Trong đó,
tàu thuyền có sự đồng nhất trong công nghệ về thiết bị và thiết kế thân tàu
nhưng khác nhau về kích thước tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tàu thuyền nhỏ
có hiệu quả kinh tế cao hơn trong thu nhập liên quan đến chi phí, nhưng lại thấp
hơn trên một đơn vị cường lực khai thác so với tàu thuyền lớn. Các tác giả giải
thích rằng, hiệu quả kinh tế lớn hơn của những tàu thuyền nhỏ là do sự kết hợp
giữa lao động và thị trường sản phẩm, trong khi đó tàu thuyền lớn phải đối mặt
với thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn và các khoản chi phí khác lớn hơn.
Chi phí nhiêu liệu là các khoản chi phí lớn nhất trong hoạt động khai thác, chiếm
30% đối với tàu thuyền nhỏ và 63% đối với tàu thuyền lớn. (Almeida et al 2001)
 Ở Anh:
14


Các công trình nghiên cứu của Pascoe, Đại học Portsmouth – Anh [24] chủ
yếu liên quan đến kết quả kinh tế của nghề khai thác hải sản, đồng thời phân tích
các nhân tố tác động đến kết quả kinh tế và kết quả kỹ thuật của các đội tàu khai
thác tại một số quốc gia Châu Âu. Các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện bằng
kỹ thuật phân tích hồi quy, kỹ thuật phân tích DEA (Data Envelopement
Analysis) và kỹ thuật SPF
Bên cạnh đó, hội thảo khu vực Đông Nam Á tháng 12 năm 2005 tại Việt Nam
cũng đã bàn đến việc ứng dụng các chỉ số trong công tác quản lý thích ứng nghề
cá biển ở một số nước có đặc điểm cá đa loài như Brunei, Malaixia, Indonesia,
Thái Lan Về cơ bản, có ba nhóm chỉ số được sử dụng: Nhóm chỉ số về nguồn
lợi (CPUE, tỷ lệ đánh bắt của cá phân và cá có giá trị kinh tế, số loài đánh bắt
được, kích cỡ trung bình của cá đánh bắt, kích thước của nguồn lợi trưởng
thành); Nhóm chỉ số về đội tàu khai thác (thời gian khai thác, công suất khai
thác); Nhóm chỉ số về kinh tế và xã hội (thu nhập trên một đơn vị cường lực, chi
phí, doanh thu, chỉ số giá) [9].
1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, các cuộc điều tra chủ yếu xoay quanh các vấn đề xác định
nguồn lợi và đa dạng sinh học biển. Giai đoạn đầu dự án Đánh giá nguồn lợi
sinh vật biển (ALAMRV-I) được thực hiện từ năm 1996, đã xây dựng được một
bộ dữ liệu cơ sở sinh học có giá trị về nguồn lợi biển, số liệu kinh tế về hoạt
động và kết quả khai thác hải sản của các đội tàu. Tuy nhiên, dự án mới chỉ
dừng lại ở các dữ liệu về chi phí biến đổi (chi phí chuyến biển) cho đội tàu chứ
chưa thu thập được dữ liệu về chi phí cố định, do đó không thể đánh giá hiệu
quả kinh tế cuối cùng và chính xác cho một đội tàu khai thác hải sản.
Giai đoạn 2 Dự án ALMRV-II bắt đầu từ năm 2001, yêu cầu phải đưa ra được
tư vấn cho các nhà quản lý của địa phương và Bộ Thuỷ sản về hoạt động của
ngành khai thác hải sản, đồng thời tiến hành xây dựng tổng quan nghề cá cho
các tỉnh ven biển. Vì vậy, cuối năm 2001, Dự án đã phối hợp với Viện Kinh tế
và Quy hoạch thủy sản thực hiện xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế

15

đội tàu và chiến lược thu mẫu chi phí cố định để bổ sung cho cơ sở dữ liệu. Tuy
nhiên, các nghiên cứu còn mang tính chất tổng quát, chưa đi sâu vào từng đội
tàu và từng địa phương cụ thể. Bên cạnh đó, số lượng lấy mẫu quá ít nên chưa
thể khái quát một cách chính xác cho nghề cá ở địa phương. Do vậy, chưa đảm
bảo được tính tập trung và chính xác cao.
Ở nước ta nghề khai thác thủy sản mới đưa ra được các chỉ tiêu nghề để đánh
giá mức độ khai thác của các địa phương trên cả nước, mục đích của các công
trình nghiên cứu này là để nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả nguồn lợi của
mỗi nghề, mỗi cỡ tàu. Từ đó xác định quy mô tàu thuyền phù hợp với từng nghề,
từng ngư trường để đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, cũng chỉ dừng lại ở kết
quả tính toán, mang tính tham khảo, việc triển khai, áp dụng xuống ngư dân còn
nhiều hạn chế.
Xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, vì hạn chế về thời gian chi phí, đề
tài không thể đi sâu thu thập dữ liệu trong nhiều năm mà chỉ có thể nghiên cứu
trong một năm cụ thể với doanh thu và chi phí khai thác trung bình. Vì vậy, đề
tài bỏ qua sự biến động về giá, coi như giá cá trong một năm là cố định, từ đó sử
dụng các chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá.
1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Thủy Nguyên –
Hải Phòng
1.3.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là một thành phố ven biển, nằm phía đông miền duyên hải Bắc Bộ.
Cách thủ đô Hà Nội 102km, có tổng diện tích kể cả biển vào khoảng 500.000 ha.
Trong đó có hai huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vĩ với chiều dài trên
125km bờ biển. Vùng biển của Hải Phòng nằm ở vị trí trung tâm vịnh Bắc Bộ,
có ngư trường khai thác rất thuận lợi như ngư trường Long Châu – Cát Bà, ngư
trường Bạch Long Vĩ, có nhiều hải đảo và vùng triều ngập mặn rộng lớn, có vị
trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng – an ninh của quốc gia.
16


Thành phố có toạ độ địa lý từ 20
0
30’39’’ ÷ 21
0
01’15’’ Vĩ độ Bắc. Từ
106
0
23’39’’ ÷ 107
0
08’39’’ Kinh độ Đông. Hải phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận
lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường
thuỷ, đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Là một trong ba địa phương có
nền kinh tế phát triển nhất cả nước cùng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nằm trong
tam giác kinh tế phía bắc: Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh. Đây là một địa
phương phát triển kinh tế toàn diện mạnh trên các lĩnh vực như du lịch, công
nghiệp, kinh tế vận tải biển. Kinh tế thuỷ sản là một trong những thế mạnh của
ngành kinh tế vận tải biển thành phố Hải Phòng. [13].
Trong những năm qua, hoạt động khai thác thủy sản của thành phố đạt được
sự tăng trưởng khá, năng lực phương tiện khai thác đã chuyển dịch theo hướng
trang bị tàu thuyền công suất lớn, cơ cấu nghề nghiệp đánh bắt đã chuyển đổi
sang các nghề khai thác khơi và đẩy mạnh khai thác hải sản xuất khẩu. Để tạo
điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển khai thác, dịch vụ
thương mại thủy sản, nhà nước đã đầu tư xây dựng, nâng cấp khu neo đậu và
dịch vụ hậu cần nghề cá như: Bến cá Ngọc Hải (Đồ Sơn), cảng cá Hạ Long, bến
cá Mắt Rồng (Thuỷ Nguyên), đưa Hải Phòng trở thành địa phương có nhiều cơ
sở hậu cần nghề cá lớn nhất khu vực.
1.3.1.1. Hiện trạng tàu thuyền khai thác thủy sản thành phố Hải Phòng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, tính
đến ngày 30/12/2009 toàn thành phố có 3.987 tổng số tàu thuyền tham gia khai

thác với tổng công xuất 112.678cv, bình quân công suất tàu đạt 28,26 cv/chiếc.
Bảng 1.1 : Diễn biến số lượng tàu thuyền khai thác của thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2006 – 2009
TT

Địa
phương
2006 2007 2008 2009
Số
lượng
(chiếc)

Công
suất
(cv)
Số
lượng
(chiếc)

Công
suất
(cv)
Số
lượng

Công
suất
(cv)
Số
lượng

(chiếc)

Công
suất
(cv)
1
Thủy
889 55.524

817 46.493

1.280 57.600

1.470 55.577
17

Nguyên
2 Kiến Thụy 340 10.137

306 8.234 445 11.310

443 13.588
3 Tiên Lãng 170 2.025 178 2.040 301 3.150 309 4.332
4 Cát Hải 460 6.066 541 5.122 480 5.435 899 15.755
5 Đồ Sơn 246 7.317 243 6.127 285 7.335 424 11.828
6 Hải An 63 910 65 688 121 3.675 189 6.519
7 Hồng Bàng 12 282 6 152 25 715 31 1.023
8
Bạch Long


13 125 17 160 18 220 34 603
9 Vĩnh Bảo 47 930 27 224 38 290 58 710
10
Dương
Kinh
112 1.680 130 2.743
11 Tổng 2.240 83.316

2.200 69.240

3.105 91.410

3.987 112.678

(Nguồn: Cục Thống Kê Hải Phòng, Sở NN&PTNT Hải Phòng [2],[3])
Bảng 1.2: Phân loại theo số tàu đánh bắt xa bờ của thành phố Hải Phòng năm 2009
TT ĐVT
Tổng
số
Cát
Hải

Kiến
Thụy
Thuỷ
Nguyên

Hải
An
Đồ

Sơn
Bạch
Long

Tiên
Lãng
Số tàu kt
xa bờ
Chiếc 561 10 49 447 1 50 1 3
Tổng
công suất
CV 45.377 934 4.705 34.586 90 4.790 90 182
Lao động
kt xa bờ
Người

2.946 115 502 1.847 11 440 10 21
Sản
lượng
Tấn 15.553 736 2.436 8.797 19 3.094 66 405
(Nguồn: Cục Thống Kê Hải Phòng [3])
Qua các số liệu trên ta nhận thấy, trong giai đoạn 2006 – 2009 số lượng tàu
thuyền khai thác của thành phố Hải Phòng có sự thay đổi lớn. Đặc biệt từ sau
18

khi có Quyết định 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ số
lượng tàu thuyền tăng lên nhanh chóng. Năm 2009 tổng số tàu thuyền tăng thêm
17,47% nâng tổng công suất tăng thêm 29,36% so với năm 2006, điều đó chứng
tỏ trong những năm trở lại đây hưởng ứng phong trào đẩy mạnh hoạt động đánh
bắt xa bờ của nhà nước và của thành phố, người dân đã tích cực đầu tư đóng mới

và cải hoán phương tiện để bám biển khai thác, góp phần bảo vệ an ninh chủ
quyền trên biển của tổ quốc.
Tuy nhiên, tại hầu hết các quận huyện số tàu tăng thêm chủ yếu là các tàu có
công suất nhỏ hơn 40cv. Nguyên nhân là do nhận thức của ngư dân và các địa
phương về chấp hành những quy định trong công tác đăng ký, đăng kiểm, xin
cấp giấy phép hoạt động nghề cá còn thấp, cũng như công tác tuyên truyền, đôn
đốc, giám sát phối hợp kiểm tra của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế
nên các tàu cá nhỏ đã đóng từ trước nhưng chưa thực hiện việc đăng ký, cấp
phép hoạt động nghề cá, khi có chính sách hỗ trợ của nhà nước mới thực hiện
việc đăng ký đăng kiểm để được hưởng trợ giá nhiên liệu.
Trong số các quận huyện có nghề khai thác thủy sản thì huyện Thủy Nguyên
có số lượng tàu khai thác hải sản xa bờ chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm tới 79,68%
tổng số tàu khai thác xa bờ của thành phố và đây được coi là địa phương trọng
điểm, đi đầu trong phát triển khai thác thủy sản của thành phố.
1.3.1.2. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác thuỷ sản
Do tính chất đa loài và phân tán của nguồn lợi hải sản ở vùng biển vịnh Bắc
Bộ nên phần lớn các tàu thuyền đánh cá của Hải Phòng thường kiêm nghề, chỉ
có các nghề như nghề lưới rê thu, nghề lưới rê 3 lớp khai thác mực, lưới chụp
mực, là những nghề khai thác xa bờ nên ít kiêm nghề hơn.
Các loại nghề như nghề lưới kéo cá, lưới kéo tôm, lưới rê thường, lồng bẫy,…
thường hoạt động kiêm nghề, trên tàu đôi khi có tới 2-3 loại nghề, hết thời vụ
nghề này sẽ chuyển sang nghề khác để đảm bảo khai thác quanh năm và tiết
kiệm chi phí sản xuất.
19

Tỷ lệ các họ nghề trong tổng số tàu khai thác thủy sản của thành phố Hải
Phòng năm 2009 được thống kê như bảng sau:
Bảng 1.3: Cơ cấu nghề nghiệp khai thác của Hải Phòng năm 2009
TT
Nhóm công suất



Nhóm nghề
<20
(cv)
20-49
(cv)
50-89
(cv)
>90
(cv)
Tổng
Tỷ lệ
%
1 Lưới kéo 351 92 443 11,11

2 Rê tầng mặt 198 51 67 316 7,94
3 Rê tầng đáy 160 30 15 205 5,14
4 Rê 3 lớp 202 55 63 79 399 10,00

5 Nghề câu tay 139 139 3,49
6 Câu vàng 17 38 55 1,38
7 Chụp mực 12 266 188 466 11,69

8 Lồng, bẫy 507 40 547 13,72

9 Đáy, xăm 594 131 725 18,18

10 Nghề khác, dịch vụ 562 71 20 39 692 17,36


Tổng công suất (cv) 34.344 12.980

27.104 38.250 112.678


Tổng số tàu (chiếc) 2730 452 484 321 3.987
(Nguồn: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phòng [2])
Trong cơ cấu nghề nghiệp khai thác của thành phố Hải Phòng số lượng tàu có
công suất trên 90cv không nhiều chỉ có 321 tàu, chiếm 8,05%. Các tàu có công
suất nhỏ hơn 20cv có 2.730 tàu, chiếm 68,47% tổng số tàu thuyền của thành phố,
các tàu này hoạt động chủ yếu tuyến ven bờ. Điều này đã làm cho hiệu quả khai
thác thủy sản của thành phố đạt hiệu xuất chưa cao, chưa đưa được công nghiệp
hóa, hiện đại hóa vào trong khai thác thủy sản. Tuy nhiên, trong thực tế số tàu
khai thác xa bờ không chỉ có các tàu có công suất trên 90cv mà còn rất nhiều tàu
20

có công suất nhỏ hơn. Khai thác xa bờ chủ yếu là nghề lưới chụp mực, đây là
nghề phát triển mạnh và ngày càng được nhân rộng trên địa bàn thành phố.
Bảng 1.4: Năng suất bình quân trong khai thác thuỷ sản của thành phố (2006-2009)
Năm
Tổng số
tàu
(chiếc)
Tổng công
suất (cv)
Tổng sản
lượng
(Tấn)
Tổng
lao động

(người)
Năng
suất
(tấn/cv)

Năng suất
(Tấn/lao
động)
2006
2.240 83.316 34.007 14.893 0,408 2,283
2007
2.200 69.240 35.867 13.115 0,518 2,735
2008
3.105 91.410 39.692 14.541 0,434 2,73
2009
3.987 112.678 43.102 16.376 0,383 2,632
(Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng [3])
Qua bảng thống kê trên ta thấy, năng suất khai thác trên mã lực hàng năm
thấp, trên dưới 0,4 tấn/cv/năm, chỉ riêng có năm 2007 đạt trên 0,5 tấn/cv/năm.
Mức gia tăng công suất máy là 35,24%, nhưng năng suất (tấn/cv) lại giảm
6,13%, điều đó chứng tỏ sản lượng khai thác hàng năm tăng nhưng chưa bền
vững. Sản lượng khai thác tăng chủ yếu do tăng thời gian khai thác và số lượng
tàu đánh cá, không phải tăng do đầu tư theo chiều sâu. Năng suất lao động bình
quân trong khai thác thủy sản của thành phố có xu hướng giảm mạnh kể từ sau
năm 2006. Nguyên nhân là do sản lượng khai thác tăng lên không đáng kể trong
khi đó số lượng tàu thuyền cũng như số lượng lao động tăng lên nhanh chóng
trong những năm trở lại đây. Do đó cần phải khống chế, ổn định năng lực nghề
khai thác để phát triển một cách hiệu quả và bền vững nghề khai thác thủy sản.
1.3.2. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng
Thuỷ Nguyên là một huyện lớn nằm bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Phía

Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Nam giáp huyện An Dương và
nội thành Hải Phòng; phía Đông Nam là cửa biển Nam Triệu. Địa hình Thuỷ
Nguyên khá đa dạng, dốc từ phía Tây Bắc xuống Đông Nam, vừa có núi đất, núi
đá vôi, vừa có đồng bằng và hệ thống sông hồ dày đặc. Đây chính là những điều
kiện tự nhiên thuận lợi để huyện Thuỷ Nguyên phát triển một nền kinh tế đa
21

dạng về ngành nghề bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thuỷ sản và du lịch.
Là một huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc thành phố Hải Phòng với diện tích tự
nhiên: 242 km
2
, dân số là 29 vạn người. Thuỷ Nguyên giữ vai trò quan trọng trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quân sự đối với vùng duyên hải xưa
và đối với 2 trung tâm công nghiệp: cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh ngày nay.
Năm 2009 tổng giá trị sản xuất các ngành của huyện đạt 2.443,8 tỷ đồng, tăng
15,9% so với năm 2008. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 185 tỷ đồng, tăng 44%.
Các dự án trên trên địa bàn tiếp tục được triển khai, một số công trình dự án trọng
điểm của thành phố đã và đang hoàn thành đưa vào sử dụng. Hoàn thành giải
phóng mặt bằng phục vụ các dự án quan trọng: Nhiệt điện Hải Phòng, Khu công
nghiệp đô thị Bắc Sông Cấm, Khu nghỉ dưỡng Resort Sông Giá.
Phát huy thế mạnh của 1 huyện nằm ven hải cảng, Thuỷ Nguyên đã có những
bước phát triển mạnh trên lĩnh vực khai thác thuỷ sản, và là một trong những địa
phương có đội tàu làm nghề khai thác thủy sản lớn nhất thành phố Hải Phòng. Theo
thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng thì toàn huyện
hiện có 1.470 tàu thuyền khai thác hải sản chiếm tới 36,87% số tàu thuyền của toàn
thành phố. Phát triển mạnh ở các nghề lưới rê, lưới kéo, chụp mực. Trong đó nghề
lưới chụp mực có 354 tàu chiếm 24,1% tổng số tàu thuyền của toàn huyện và tập
trung chủ yếu trên địa bàn xã Lập Lễ và Phả Lễ. Số lượng tàu ở đây hoạt động
tương đối hiệu quả và là nghề khai thác chính của địa phương. Đem lại hiệu quả

kinh tế cao giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cuộc sống
người dân đi lên cùng với sự phát triển chung của thành phố và của đất nước. Tuy
nhiên, nghề cá nơi đây chủ yếu là nghề cá nhân dân, phát triển một cách tự phát do
vốn tự có của nhân dân nên mức độ đầu tư chưa đồng bộ, phát triển còn manh mún,
nhỏ lẻ. Do khai thác không hợp lý trên tất cả các tuyến nên nghề cá chưa phát huy
hết hiệu quả, phát triển kém bền vững và còn mang tính hủy diệt. Do đó cần phải
quy hoạch cụ thể đối với từng loại nghề để nghề cá phát triển theo hướng bền vững,
khai thác vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ được nguồn lợi thủy sản.
22

1.4. Ngư trường và nguồn lợi nghề lưới chụp mực
1.4.1. Ngư trường
Vùng biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây Bắc vịnh Bắc Bộ. Các đặc
điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểm hải văn biển Hải Phòng gắn liền với
những đặc điểm chung của vịnh Bắc Bộ và biển Đông. Ngư trường khai thác
chính của đội tàu khảo sát là các vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ và hoạt động chủ
yếu quanh vùng biển Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Thành phố có ngư trường rộng lớn,
rất thuận lợi cho hoạt động và phát triển nghề khai thác thuỷ sản.
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Vùng biển vịnh Bắc Bộ là một trong những vịnh lớn ở Đông Nam Á và thế
giới, vịnh có diện tích khoảng 126.250 km2 (36.000 hải lý vuông), chiều ngang
nơi rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất ở cửa Vịnh từ đảo Cồn
Cỏ (Việt Nam), đến mũi Oanh Ca (Hải Nam – Trung Quốc) rộng khoảng 220
km (119 hải lý). Vịnh hoàn toàn do bờ biển của hai nước Việt Nam và Trung
Quốc bao bọc. Vùng biển vịnh Bắc Bộ thuộc vùng biển phía bắc Việt Nam. Giới
hạn về phía Đông là đường ranh giới trong hiệp định sơ bộ Việt Trung, giới hạn
về phía Nam là đường vĩ tuyến 17
0
30’. Vịnh Bắc Bộ có vị trí chiến lược quan
trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh.

1.4.1.2. Địa hình chất đáy
Do ảnh hưởng của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nên chất đáy ở đây
chủ yếu là bùn cát. Vùng biển có độ sâu và độ dốc nhỏ, nền đáy tương đối bằng
phẳng. Vịnh là 1 khu biển kín, che chắn gió tốt nên rất thuận lợi cho nghề cá nổi
phát triển.
1.4.1.3. Khí tượng hải dương
a. Chế độ gió
Vùng biển vịnh Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của hai mùa rõ rệt, mùa Đông (gió
mùa Đông Bắc), mùa hè (gió mùa Tây Nam).
23

Gió mùa Đông Bắc có thể chia thành hai thời kỳ:
- Từ cuối tháng 9 đến tháng 12, gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc. Tốc độ
gió trung bình 3 – 5 m/s, tốc độ gió mạnh có thể đạt từ 22 – 24 m/s.
- Từ tháng 1 – 3 gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc, cuối tháng 3 gió
chuyển sang hướng Đông Nam. Tốc độ gió trung bình 2,5 – 3m/s.
Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 4 – 9, nhưng do đặc điểm của địa hình
nên gió chuyển sang hướng Nam hoặc Đông Nam. Tốc độ gió trung bình từ 3 –
4 m/s, khi mạnh nhất là 20 – 25 m/s.
b. Nhiệt độ không khí.
Khí hậu thành phố Hải Phòng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa
gió Đông Bắc lạnh và khô, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa gió
Tây Nam mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 – 10. Nhiệt độ trung bình hàng
tháng từ 20
0
– 30
0
C, cao nhất có khi tới 40
0
C thấp nhất ít khi dưới 5

0
C. Độ ẩm
trung bình hàng năm từ 80% - 85% cao nhất là 100% vào những tháng 7, 8, 9
thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1.
c. Nhiệt độ và độ mặn nước biển.
- Nhiệt độ: Trong mùa gió Đông Bắc nhiệt độ nước biển phân bố theo hướng
tăng dần từ bờ ra khơi và từ Bắc xuống Nam. Nhiệt độ tầng mặt dao động từ 14
0

– 24
0
C. Tầng đáy dao động từ 13
0
– 23
0
C. Vào mùa gió Tây Nam thì nhiệt độ
nước biển có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam và từ bờ ra khơi.
- Độ mặn nước biển: Ở tầng mặt độ mặn trung bình nằm ở dải ven bờ dao động
trong khoảng 21‰ – 32‰ khu vực giữa Vịnh độ mặn thường cao và ổn định.
Biên độ dao động độ mặn trung bình xấp xỉ 8‰ đối với ven bờ phía Bắc và từ 2 –
5 ở ngoài khơi và ở cửa Vịnh. Tầng đáy độ mặn thấp nhất vào tháng 8 và 9. Độ
mặn trong năm phân bố theo xu thế tăng dần từ Bắc vào Nam và từ bờ ra khơi.
24

1.4.2. Nguồn lợi
1.4.2.1. Giới thiệu chung.
Vùng biển Hải Phòng phong phú đa dạng về nguồn lợi thuỷ sản, có các vùng
bãi triều lớn, các vụng Vịnh và nhiều hải đảo cả ở ven bờ, vùng lộng và vùng xa
bờ, là nơi tập trung các bãi cá sinh sản, các bãi cá nổi và cá đáy, rất thuận lợi cho
nghề khai thác phát triển. Vùng biển vịnh Bắc Bộ, thời kỳ gió mùa Đông Bắc cá

tập trung ở vùng nước sâu giữa Vịnh. Thời kỳ gió mùa Tây Nam cá di cư vào
vùng nước nông ven bờ để đẻ trứng. Thời kỳ này các loài cá nổi tập trung nhiều
nhất ở vùng gần bờ, sau đó giảm đi. Sản lượng cá đáy ở vùng gần bờ cao nhất từ
tháng 9 đến tháng 11 [13].
Bảng 1.5: Trữ lượng và khả năng khai thác cá nổi, cá đáy Vịnh Bắc Bộ
Vùng biển
Nhóm sinh
thái
Độ sâu (m)
Trữ
lượng
(tấn)
Khả năng
khai thác
(tấn)
Vịnh Bắc Bộ
Cá nổi nhỏ
< 30 119.800 59.900
> 30 270.200 135.100
Cá đáy
< 30 54.601 21.840
> 30 98.129 39.252
Tổng cộng
542.730 256.092
(Nguồn: Viện nghiên cứu hải sản [17])
Các ngư trường khai thác chính của Vịnh Bắc Bộ:
- Khu biển Vi Châu: Gồm các vùng biển quanh đảo Vi Châu (Trung Quốc),
Với diện tích khai thác khoảng 2.200 hải lý vuông. Phía Tây Nam khu vực này
cá tương đối tập trung, sản lượng khai thác bình quân là 102kg/h. Mùa vụ khai
thác chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 5.

- Khu biển phía Tây vịnh: Từ Ninh Bình đến Quảng Bình, trong phạm vi độ
sâu 60m nước. Diện tích khai thác là 8.800 hải lý vuông. Sản lượng khai thác
bình quân 127kg/h. Mùa vụ có thể khai thác quanh năm nhưng chủ yếu vào
tháng 7 – 12 ở phía Bắc và từ tháng 11 – 7 năm sau ở phía Nam.
25

- Khu biển giữa Vịnh: Độ sâu 60 – 90m. Diện tích khai thác 3.300 hải lý
vuông. Sản lượng khai thác bình quân 125kg/h. Mùa vụ khai thác quanh năm
nhưng tốt nhất là vào tháng 8 đến tháng 3 năm sau.
- Khu biển Tây đảo Hải Nam: Độ sâu 30 – 90m. Diện tích khai thác khoảng
3.000 hai lý vuông. Sản lượng khai thác bình quân 15kg/h.
- Ngư trường Bạch Long Vĩ: Rộng 1.500 hải lý vuông. Tập trung ở phía
Đông, Đông Bắc đảo, độ sâu từ 35 – 45m, là bãi cá đáy và cá nổi tốt nhất trong
vụ cá Bắc, khai thác quanh năm với các nghề Lưới chụp mực, lưới kéo tầng đáy
và lưới rê, nghề câu.
1.4.2.2. Nguồn lợi nghề lưới chụp mực.
Với đặc điểm địa hình Vịnh Bắc Bộ tương đối bằng phẳng, độ sâu nhỏ và chất
đáy chủ yếu là bùn cát nên nguồn lợi ở đây rất phong phú. Tài nguyên sinh vật
và tài nguyên phi sinh vật rất đa dạng, là nguồn thức ăn chủ yếu cho các loài cá
nổi. Vịnh Bắc Bộ là nơi tập trung phân bố của các loài cá mực, theo số liệu
thống kê của Viện Nghiên cứu hải sản thì trữ lượng mực toàn vùng biển vịnh
Bắc Bộ khoảng 13.500 tấn, khả năng khai thác cho phép 1.900 tấn, mức khai
thác hiện nay là 1.535 tấn [17]. Mực và một số loài cá nổi khác rất nhạy cảm với
ánh sáng, nhiệt độ và có hiện tượng đi cư thẳng đứng nên nghề chụp mực ở đây
rất phát triển và hàng năm khai thác đạt sản lượng khá.
1.4.2.3. Đối tượng khai thác chính của nghề lưới chụp mực.
a. Mực ống (Loligo chinensis)
Đặc điểm hình thái: Thân hình ống, thon dài, chiều dài thân gấp 6 lần chiều
rộng, đuôi nhọn, chiều dài vây dài hơn nửa chiều dài thân. Xúc tua bắt mồi có 4
hàng giác bám lớn hơn giác bám ở các xúc tua khác. Đầu nhỏ hơn thân, 2 mắt to.

Đặc điểm sinh học: Mực ống sống ở tầng đáy và ở gần đáy, phân bố rộng và
rải rác. Mực ống phản ứng nhạy với ánh sáng và nhiệt độ, khi có ánh sáng chúng
thường bơi xung quanh thành từng đàn để kiếm mồi. Có hiện tượng di cư thẳng

×