Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất đến năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt ở đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI

VÕ TRỌNG THÀNH
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC SẢN
XUẤT ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN CHĂN NUÔI

VÕ TRỌNG THÀNH
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC SẢN
XUẤT ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 9.62.01.05


Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Xuân Tùng
TS. Hoàng Thanh Vân

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và chưa được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nghiên cứu sinh

Võ Trọng Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn TS. Đinh Xuân Tùng
và TS. Hoàng Thanh Vân là hai thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Lãnh đạo của Viện Chăn nuôi,
Phòng Đào tạo và Thông tin, Bộ Môn Kinh tế và Hệ thống Chăn nuôi, các thầy giáo, cô
giáo đã giúp đỡ về mọi mặt, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Công ty cổ phần tập đoàn
Dabaco, Ban Giám đốc, kỹ thuật và công nhân viên Công ty TNHH MTV lợn giống Lạc
Vệ, Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco, Công ty TNHH chế biến thực phẩm
Dabaco, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công đã tạo điều kiện để tôi

tiến hành triển khai toàn bộ thí nghiệm và dành thời gian cho các buổi phỏng vấn để tôi
có thể thu thập được nguồn dữ liệu.
Tôi gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Đỗ Đức Lực, TS. Hà Xuân Bộ, các giảng viên và kỹ
thuật viên Bộ môn Di truyền giống vật nuôi - Khoa Chăn nuôi - Học Viện Nông nghiệp
Việt Nam đã phối hợp, giúp đỡ nhiệt tình trong việc triển khai thí nghiệm và hoàn thành
luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ông Vũ Anh Tuấn (PTGĐ Công ty CP Chăn
nuôi CP Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Thắng (Giám đốc Bảo Châu Farm) đã dành thời
gian và cung cấp thông tin về chuỗi thịt lợn. Cảm ơn GS.TS Vũ Duy Giảng, TS. Nguyễn
Văn Trọng (Dự án Chuỗi thịt lợn VIP), TS. Tống Xuân Chinh,TS. Võ Ngân Giang, TS.
Huỳnh Thị Thủy, ThS. Nguyễn Ngọc Phục …. là những người đã hỗ trợ tôi trong quá trình
tập hợp tư liệu thực hiện nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đối với chủ các trang trại chăn nuôi lợn thuộc Hà
Nội, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh mà tôi không thể kể tên hết ra đây đã dành thời gian cung
cấp thông tin cho nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp tại Cục Chăn
nuôi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích để tôi
có thể hoàn thành luận án này.

Nghiên cứu sinh

Võ Trọng Thành

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii

ANH MỤC T VIẾT T T ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................................4

2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 4
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 4
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................................4

3.1.Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 4
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ..............................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................7
1.1. NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT LỢN ..............................................................7

1.1.1. Năng suất chăn nuôi lợn .............................................................................. 7
1.1.1.1. Khái quát chung ......................................................................................... 7
1.1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng suất sinh sản .................................................. 9
1.1.1.3. Chỉ tiêu về năng suất chăn nuôi lợn thịt .................................................. 11
1.1.1.4. Chỉ tiêu về năng suất thân thịt ................................................................. 12
1.1.2. Chất lượng thịt lợn...................................................................................... 15
1.1.3. Chế độ ăn và nhu cầu dinh dưỡng của lợn ................................................. 17
1.1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới về cải tiến chế độ ăn và dinh dưỡng ........ 17
1.1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về cải tiến chế độ ăn và dinh dưỡng ......... 22
1.1.4. Cải tiến KLKT và năng suất chăn nuôi lợn thịt .......................................... 24
1.1.4.1. Cải tiến khối lượng kết thúc và năng suất lợn thịt trên thế giới .............. 24
1.1.4.2. Cải tiến khối lượng kết thúc và năng suất lợn thịt ở Việt Nam ............... 28
1.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt ............................................. 29
1.1.5.1. Yếu tố dinh dưỡng và chế độ ăn ............................................................. 29
1.1.5.2. Tuổi giết mổ - Khối lượng kết thúc ......................................................... 30

iii


1.1.5.3. Tỷ lệ mỡ giắt ............................................................................................ 31
1.2. HỢP TÁC LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ......................................................34

1.2.1. Cách tiếp cận về chuỗi giá trị ..................................................................... 34
1.2.2. Công cụ đánh giá chuỗi giá trị nông sản .................................................... 37
1.2.3. Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên thế giới........................... 38
1.2.4. Chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam ........................................................... 41
1.2.5. Chuỗi giá trị thịt lợn ở Việt Nam ................................................................ 43
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................47

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................ 47
2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................... 47
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................... 47
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 47
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 47
2.2.1. Khảo sát lựa chọn công nghệ/kỹ thuật và xu hướng phát triển của trang trại
chăn nuôi lợn vùng Đồng bằng sông Hồng .......................................................... 47
2.2.2. Lựa chọn và đánh giá một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất
lượng và giá thành sản xuất lợn thịt ..................................................................... 48
2.2.3. Đánh giá một số mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong chuỗi thịt lợn tại
vùng Đồng bằng sông Hồng ................................................................................. 48
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 49
2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát tình hình áp dụng công nghệ và tổ chức sản
xuất trong chăn nuôi lợn trang trại vùng Đồng bằng sông Hồng ......................... 49
2.3.2. Phương pháp đánh giá năng suất, chất lượng thịt, chi phí sản xuất của tổ
hợp lai D(LY) theo chế độ cho ăn, thời điểm giết mổ .......................................... 50
2.3.3. Đánh giá hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi lợn ............... 58

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................62
3.1. Khảo sát lựa chọn các giải pháp kỹ thuật và hiện trạng phát triển của trang trại chăn
nuôi lợn vùng ĐBSH .......................................................................................................62

3.1.1. Thông tin chung về trang trại ..................................................................... 62
3.1.2. Lựa chọn con giống và chuồng trại trong chăn nuôi lợn ............................ 69
iv


3.1.3. Chế độ nuôi dưỡng ..................................................................................... 73
3.1.4. An toàn sinh học ......................................................................................... 75
3.1.5. Năng suất chăn nuôi ................................................................................... 77
3.1.5.1. Năng suất lợn nái ..................................................................................... 77
3.1.5.2. Năng suất lợn thịt .................................................................................... 79
3.2. Lựa chọn và đánh giá một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả chuỗi lợn thịt ........................................................................... 82
3.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn, khối lượng kết thúc, tính biệt đến năng
suất sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn lai D(LY) ........................................ 82
3.2.1.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ........................................................... 82
3.2.1.2. Ảnh hưởng của chế độ ăn khác nhau đến sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn . 83
3.2.1.3. Ảnh hưởng khối lượng kết thúc đến sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn...... 83
3.2.1.4. Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn theo tính biệt ......................................... 85
3.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn, KLKT và tính biệt đến năng suất thân
thịt của tổ hợp lai D(LY)....................................................................................... 86
3.2.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của khối lượng kết thúc năng suất thân thịt ........... 86
3.2.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất thân thịt .................... 88
3.2.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của tính biệt đến năng suất thân thịt ...................... 89
3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn, KLKT, tính biệt đến chất lượng thịt,
thành phần hóa học, tỷ lệ mỡ giắt ......................................................................... 90
3.2.3.1. Ảnh hưởng của KLKT, chế độ ăn, tính biệt đến chất lượng thịt ............. 90

3.2.3.2. Ảnh hưởng của KLKT đến thành phần hoá học thịt ............................... 93
3.2.3.3. Ảnh hưởng của chế độ ăn và tính biệt đến thành phần hoá học thịt ....... 94
3.2.4. Chi phí sản xuất lợn thịt khi áp dụng các giải pháp kỹ thuật về chế độ ăn và
thời điểm giết mổ .................................................................................................. 96
3.3. Đánh giá một số mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong chuỗi thịt lợn tại vùng
Đồng bằng sông Hồng ...................................................................................................102

3.3.1. Sơ đồ hóa chuỗi thịt lợn điển hình vùng ĐBSH ....................................... 102
3.3.1.1. Chuỗi thịt lợn Dabaco............................................................................ 102
3.3.1.2. Chuỗi giá trị thịt lợn của CP Việt Nam tại vùng ĐBSH ........................ 104
v


3.3.1.3. Chuỗi thịt lợn Bảo Châu ........................................................................ 106
3.3.2. So sánh tính cạnh tranh của các mô hình trang trại chăn nuôi lợn ........... 107
3.3.3. Phân tích SWOT các mô hình hợp tác, liên kết chuỗi .............................. 111
3.3.4. Phân tích yếu tố thành công mô hình chuỗi vùng ĐBSH ......................... 118
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................123
4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................123

4.1.1 Về những biến chuyển trong trang trại chăn nuôi lợn vùng ĐBSH .......... 123
4.1.2. Ảnh hưởng của chế độ ăn, khối lượng kết thúc và tính biệt đến năng suất
chăn nuôi, năng suất thân thịt, chất lượng thịt, tỷ lệ mỡ giắt, thành phần hóa học
của thịt và chi phí sản xuất ................................................................................. 123
4.1.3. Mô hình điển hình về hợp tác liên kết theo chuỗi tại vùng ĐBSH .......... 124
4.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................125

vi



ANH MỤC T

VIẾT T T

- a*
: Giá trị màu đ (độ đ )
- b*
: Giá trị màu vàng (độ vàng)
- cs
: Cộng sự
- Du
: Duroc
- D(LY)
: Duroc x F1 (Landrace x Yorshire)
- PiDu(LY) : (Pitrain x Duroc) x (Landrace x Yorshire)
- DCT
: Dày cơ thăn
- DML
: Dày mỡ lưng
- ĐBSH
: Đồng bằng sông Hồng
2
-h
: Hệ số di truyền
- KL
: Khối lượng
- KLKT
: Khối lượng kết thúc
-L
: Landrace

- L*
: Giá trị màu sáng (độ sáng)
- LSM
: Trung bình bình phương nh nhất
- ME
: Năng lượng trao đổi
-N
: Ni tơ
-P
: Phốt pho
- pH24
: Giá trị pH sau 24 giờ giết mổ
- pH45
: Giá trị pH sau 45 phút giết mổ
- Pi
: Pietrain
- PiDu
: Tổ hợp lai đực Pietrain x nái Duroc
- SE
: Sai số chu n
- TACN
: Thức ăn chăn nuôi
- TCVN
: Tiêu chu n Việt Nam
- TTTA
: Tiêu tốn thức ăn
- TBKT
: Tiến bộ kỹ thuật
-Y
: Yorkshire

- LW
: Large White

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Khả năng sinh sản của lợn nái F1(Yorkshire x Móng Cái) khi lai với đực Duroc,
Landrace và PiDu ............................................................................................................ 10
Bảng 2. Năng suất thân thịt của tổ hợp lai từ lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực
Landrace, Duroc và (Piétrain x Duroc) ........................................................................... 14
Bảng 3. Lịch sử các bản sửa đổi của NRC về nhu cầu dinh dưỡng của lợn, gia cầm, bò thịt và
bò sữa theo năm xuất bản. ............................................................................................... 18
Bảng 4. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt ................................................................................. 19
Bảng 5. Ứng dụng chế độ ăn tối ưu cho lợn để giảm thải N và P ............................................ 20
Bảng 6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 52
Bảng 7. Chế độ ăn cho lợn thịt thí nghiệm ............................................................................... 53
Bảng 8. Số lượng mẫu được ph ng vấn chuyên sâu ................................................................ 59
Bảng 9a. Một số đặc điểm của trang trại chăn nuôi lợn vùng ĐBSH....................................... 62
Bảng 9b. Một số đặc điểm của trang trại chăn nuôi lợn vùng ĐBSH ..................................... 66
Bảng 10. Quy mô trang trại chăn nuôi lợn ............................................................................... 68
Bảng 11. Một số lựa chọn kỹ thuật trong trang trại chăn nuôi lợn ........................................... 69
Bảng 12. Lựa chọn chế độ ăn trong chăn nuôi lợn thịt............................................................. 73
Bảng 13. An toàn sinh học trong trang trại chăn nuôi lợn ........................................................ 75
Bảng 14. Năng suất chăn nuôi lợn nái trong trang trại điều tra ................................................ 77
Bảng 15. Năng suất chăn nuôi lợn thịt trong trang trại điều tra ............................................... 79
Bảng 16. Ảnh hưởng của chế độ ăn, khối lượng kết thúc và tính biệt đến một số chỉ tiêu năng
suất .................................................................................................................................. 82
Bảng 17. Ảnh hưởng chế độ ăn đến sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn ....................................... 83
Bảng 18. Ảnh hưởng của mức KLKT đến sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn ............................. 84

Bảng 19. Sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn theo tính biệt ........................................................... 85
Bảng 20. Ảnh hưởng của khối lượng kết thúc đến năng suất thân thịt..................................... 87
Bảng 21. Ảnh hưởng của chế độ ăn đến năng suất thân thịt .................................................... 88
Bảng 22. Ảnh hưởng của tính biệt đến năng suất thân thịt....................................................... 89
Bảng 23. Ảnh hưởng của khối lượng kết thúc đến chất lượng thịt........................................... 91
Bảng 24. Ảnh hưởng của chế độ ăn và tính biệt đến chất lượng thịt ....................................... 92
Bảng 25. Ảnh hưởng của khối lượng kết thúc đến thành phần hoá học thịt ............................ 94
Bảng 26. Ảnh hưởng chế độ ăn và tính biệt đến thành phần hoá học thịt ................................ 95
Bảng 27. Giá thành sản xuất lợn thịt đối với chế độ ăn khác nhau .......................................... 96
Bảng 28. Giá thành sản xuất lợn thịt với khối lượng giết mổ khác nhau ................................. 98
Bảng 29. Chi phí sản xuất lợn giống ...................................................................................... 107
Bảng 30. Chi phí sản xuất lợn thịt thương ph m trong các trang trại .................................... 108
Bảng 31. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt................................................................ 110
Bảng 32. Phân tích điểm mạnh của mô hình hợp tác, liên kết chuỗi ..................................... 111
Bảng 33. Phân tích điểm yếu của mô hình hợp tác, liên kết chuỗi ......................................... 112
Bảng 34. Phân tích cơ hội của mô hình hợp tác, liên kết chuỗi ............................................. 114
Bảng 35. Phân tích thách thức của mô hình hợp tác, liên kết chuỗi ....................................... 116
Bảng 36. Yếu tố tạo nên thành công và phát triển của chuỗi thịt lợn ..................................... 118
viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Đường cong sinh trưởng lợn thịt ................................................................................. 27
Hình 2a: Quy mô sử dụng đất trong các trang trại liên kết chuỗi............................................. 64
Hình 2b: Quy mô sử dụng đất trong các trang trại độc lập ...................................................... 64
Hình 3a: Mức đầu tư chuồng trại trong các trang trại liên kết chuỗi........................................ 65
Hình 3b: Mức đầu tư chuồng trại trong các trang trại độc lập ................................................. 65
Hình 4a: Hình thức nuôi lợn trong trang trại liên kết chuỗi ..................................................... 67
Hình 4b: Hình thức nuôi lợn trong các trang trại độc lập ......................................................... 67
Hình 5a: Giống lợn thịt nuôi trong các trang trại liên kết chuỗi............................................... 70

Hình 5b: Giống lợn thịt nuôi trong các trang trại độc lập ........................................................ 70
Hình 6a: Dạng chuồng trong các trang trại liên kết chuỗi ........................................................ 71
Hình 6b: Dạng chuồng trong các trang trại độc lập .................................................................. 71
Hình 7a: Chế độ ăn trong các trang trại liên kết chuỗi ............................................................. 74
Hình 7b: Chế độ ăn trong các trang trại độc lập ....................................................................... 74
Hình 8a: Dùng thuốc sát trùng tại các trang trại liên kết chuỗi ................................................ 76
Hình 8b: Dùng thuốc sát trùng tại các trang trại độc lập .......................................................... 76
Hình 9a. Cơ cấu giá thành sản xuất cho chế độ ăn 3 giai đoạn ................................................ 97
Hình 9b. Cơ cấu giá thành sản xuất cho chế độ ăn 5 giai đoạn ................................................ 97
Hình 10. So sánh giá thành sản xuất 100kg lợn thịt theo chế độ ăn ......................................... 97
Hình 11a: Cơ cấu giá thành sản xuất cho lợn có KLKT lúc 100kg .......................................... 98
Hình 11b: Cơ cấu giá thành sản xuất cho lợn có KLKT lúc 110kg .......................................... 99
Hình 11c: Cơ cấu giá thành sản xuất cho lợn có KLKT lúc 120kg .......................................... 99
Hình 12: So sánh giá thành sản xuất 100kg lợn thịt theo KLKT ............................................. 99
Hình 13: Sơ đồ chuỗi thịt lợn Dabaco tại vùng ĐBSH .......................................................... 102
Hình 14: Sơ đồ chuỗi thịt lợn CP tại vùng ĐBSH .................................................................. 104
Hình 15: Sơ đồ chuỗi thịt lợn Bảo Châu ................................................................................ 106

ix


MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi lợn là ngành chăn nuôi chủ lực và có vai trò quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Năm 2016, tổng sản lượng thịt gia súc, gia
cầm sản xuất cả nước là 5,02 triệu tấn, trong đó thịt lợn đạt 3,66 triệu tấn chiếm
72,9%. Trong giai đoạn 2012-2016, thịt lợn luôn chiếm tỷ lệ cao (72-75%) trong
tổng sản lượng thịt; tổng đàn lợn chỉ tăng 7,5% về đầu con nhưng sản lượng thịt
đã tăng 18,4% (Tổng cục Thống kê, 2016a). Việt Nam là quốc gia xếp thứ 6
trong nhóm quốc gia và vùng lãnh thổ có sản lượng thịt lợn lớn nhất thế giới

theo thứ tự gồm Trung Quốc, EU, Mỹ, Braxin, Nga và Việt Nam (USDA, 2017).
Bên cạnh việc sản xuất thực ph m chủ chốt, ngành chăn nuôi lợn còn là tham
gia giải quyết việc làm và tạo sinh kế cho hơn 3,5 triệu hộ nông dân (Cục Chăn
nuôi, 2016). Mặc dù chăn nuôi lợn của nước ta đã đạt được những thành tựu và
được coi là ngành chăn nuôi chủ lực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế dẫn tới khả
năng cạnh tranh chưa cao.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, chăn nuôi lợn ở nước ta chủ yếu là quy
mô nh và phân tán (trên 80% cơ sở chăn nuôi là nông hộ), an toàn sinh học
chưa thực sự được quan tâm, kiểm soát dịch bệnh chưa hiệu quả, năng suất và
sản lượng thịt lợn sản xuất trên một cơ sở chăn nuôi của nước ta còn thấp, chưa
gắn sản xuất với thị trường, chế biến còn rất yếu, giá sản ph m ngành chăn nuôi
lợn không ổn định. Cuộc khủng hoảng về giá lợn từ tháng 10/2016 đến tháng
12/2017 với giá bán lợn thịt chỉ bằng 60-80% giá thành sản xuất đang đ y người
chăn nuôi vào tình huống vô cùng khó khăn. Ngành chăn nuôi lợn đang bộc lộ
những hạn chế mà nếu không giải quyết thì tình trạng phải “giải cứu” sẽ tiếp tục
xảy ra (Cục Chăn nuôi, 2017). Việc cải tiến năng suất, nâng cao chất lượng thịt,
giảm giá thành sản ph m để chiếm lĩnh thị trường trong nước, tăng cạnh tranh
với các sản ph m trong khu vực và trên thế giới là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
1


Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng trọng điểm về chăn nuôi
lợn của nước ta. Tổng đàn lợn năm 2016 của vùng là 7,25 triệu đầu lợn (cả nước
28,91 triệu con), với sản lượng 0,67 triệu tấn lợn hơi (cả nước 2,24 triệu tấn),
chiếm lần lượt 25,08% đầu con và chiếm 30,04% về sản lượng thịt lợn cả nước.
Với 3344 trang trại chăn nuôi nói chung và 2340 trang trại chăn nuôi lợn, vùng
Đồng Bằng sông Hồng cũng là vùng đang dẫn đầu cả nước về số lượng trang
trại chăn nuôi lợn (Cục Chăn nuôi, 2016). Đây cũng là vùng có mật độ dân số
cao nhất cả nước với trên 990 người/km2 (Tổng cục Thống kê, 2016). Bên cạnh
lợi thế về thị trường đông dân cư, các trang trại chăn nuôi lợn của vùng ĐBSH

cũng đang đối diện với những thách thức về khả năng cạnh tranh, kiểm soát chất
lượng và ATTP, kiểm soát dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường. Vùng ĐBSH
đang đ y mạnh tái cơ cấu theo Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi với nội dung cơ
bản là tái cơ cấu: vùng chăn nuôi, loại vật nuôi, phương thức sản xuất chăn nuôi,
theo chuỗi giá trị ngành hàng. Riêng về chăn nuôi lợn, vùng ĐBSH phải giảm
đàn từ 25,74% năm 2013 xuống 15% năm 2020 (Quyết định 984/QĐ-BNN-CN).
Qua 2 năm triển khai Đề án, mặc dù có những mô hình phát triển theo hình thức
liên kết chuỗi, tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi vẫn còn chậm (Cục
Chăn nuôi, 2016). Rõ ràng, cần có những nghiên cứu để định hướng chính sách,
đặc biệt là nghiên cứu đánh giá về mô hình tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn tại
vùng chăn nuôi trọng điểm để ngành phát triển hiệu quả, bền vững.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, sự cạnh tranh
của thực ph m nhập kh u với thực ph m sản xuất trong nước ngày càng diễn ra
mạnh mẽ hơn. Để giảm giá thành sản xuất, an toàn thực ph m, truy xuất nguồn
gốc sản ph m, nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi đã phát triển các hợp
tác liên kết theo chuỗi đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn, điển hình như CP Việt
Nam, Dabaco, Bảo Châu Farm…. Những mô hình liên kết này đã tồn tại và
chứng t được hướng đi phù hợp với xu hướng phát triển. Tuy nhiên, vẫn chưa
có những nghiên cứu để trả lời câu h i: Yếu tố nào tạo nên liên kết chặt chẽ giữa
2


các tác nhân với nhau? Những yếu tố nào là những điểm mạnh, điểm yếu, thời
cơ và thách thức cho các mô hình chuỗi thịt lợn? Yếu tố nào đảm bảo cho sự tồn
tại, vận hành và phát triển của các mô hình hợp tác liên kết chuỗi trong thời gian
qua?
Ngoài yếu tố khách quan là thị trường, chăn nuôi lợn trang trại vùng
ĐBSH có phát triển và tạo ra sản ph m cạnh tranh hay không phụ thuộc các yếu
tố nội tại trong trang trại bao gồm vốn đầu tư, khả năng quản lý, tích tụ đất đai,
kỹ thuật chăn nuôi, đầu tư xây dựng chuồng trại, lựa chọn con giống, kiểm soát

an toàn sinh học, xử lý chất thải và đặc biệt là liên kết theo chuỗi giá trị để gắn
sản xuất với thị trường. Như vậy, việc đánh giá đúng hiện trạng và phân tích kỹ
thuật chăn nuôi lợn trong các trang trại để đề xuất các giải pháp phù hợp cho
của vùng ĐBSH là rất cần thiết. Các vấn đề kỹ thuật như phân tích ảnh hưởng
của khối lượng giết mổ, chế độ ăn đến khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn,
năng suất thân thịt, chất lượng thịt và tỷ lệ mỡ giắt của lợn thịt thương ph m là
rất cần thiết để năng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong thực tiễn chăn nuôi
lợn hiện nay ở nước ta.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu
Đề tài: "Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật, tổ chức sản xuất đến năng
suất, chất lượng sản ph m và hiệu quả kinh tế trong lợn thịt ở Đồng bằng Sông
Hồng”.

3


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Lựa chọn và đánh giá được một số biện pháp kỹ thuật và hình thức tổ chức sản
xuất theo chuỗi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản ph m và hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi lợn trang trại vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH).

2.2. Mục tiêu cụ thể
a. Đánh giá được hiện trạng các vấn đề về kỹ thuật và tổ chức sản xuất
trong chăn nuôi lợn trang trại vùng ĐBSH.
b. Đánh giá được ảnh hưởng của chế độ ăn theo giai đoạn, khối lượng kết
thúc đến sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn, năng suất thân thịt, chất lượng, thành
phần hóa học, tỷ lệ mỡ giắt của tổ hợp lợn lai D(LY).
c) Đánh giá được một số mô hình điển hình về liên kết sản xuất theo
chuỗi giá trị tại vùng ĐBSH.

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu cung cấp các bằng chứng khoa học về mức độ ảnh hưởng
của chế độ ăn theo giai đoạn và khối lượng kết thúc đến năng suất chăn nuôi,
năng suất thân thịt, chất lượng thịt và đặc biệt là tỷ lệ mỡ giắt tổ hợp lợn lai
Duroc x F1(Landrace x Yorkshire, ký hiệu D(LY).
Nghiên cứu chọn cách tiếp cận riêng để đánh giá và so sánh các mô
hình tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn tại vùng chăn nuôi
trọng điểm của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng để làm tài liệu tham
khảo, có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực chăn
nuôi lợn, lĩnh vực kinh tế hệ thống nông nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
a) Ở góc độ quản lý sản xuất chăn nuôi lợn

4


Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn trang trại vùng ĐBSH, đánh
giá các mô hình tổ chức sản xuất tiêu biểu, từ đó, cung cấp cơ sở dữ liệu cho
việc xây dựng chính sách trong phát triển cho ngành chăn nuôi lợn nói riêng và
ngành chăn nuôi nói chung.
b) Ở góc độ kỹ thuật
- Nghiên cứu đã cung cấp các bằng chứng khoa học về mức độ ảnh hưởng
của các chế độ ăn theo giai đoạn, khối lượng kết thúc khác nhau đến các chỉ tiêu
về năng suất sinh trưởng, năng suất thân thịt, chất lượng thịt, thành phần hóa học
của thịt lợn.
- Nghiên cứu cũng đã đánh giá sự ảnh hưởng của chế độ ăn theo gia đoạn và
KLKT khác nhau đến tỷ lệ mỡ giắt trong thịt lợn. Tỷ lệ mỡ giắt cao hay thấp sẽ
quyết định độ ngon và mềm của thịt, do vậy, chỉ tiêu này sẽ là yếu tố quan trọng

gắn nối giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ thịt lợn trong xu hướng phát triển
của ngành chăn nuôi lợn Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền
vững.
c) Ở góc độ kinh tế hệ thống nông nghiệp
- Nghiên cứu cung cấp bức tranh khái quát về hiện trạng và một số loại hình
điển hình về liên kết tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn theo chuỗi tại vùng ĐBSH.
- Nghiên cứu phân tích chi tiết về hoạt động và vận hành của các mô hình
liên kết chuỗi, tính chất và mức độ bền vững của các hợp tác liên kết trong
chuỗi, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của các hợp tác
liên kết sản xuất và cung ứng thịt lợn vùng ĐBSH.
- Nghiên cứu giúp bổ sung thông tin cho giải đáp câu h i liệu có thể xây
dựng được mô hình hợp tác bền vững cho chuỗi giá trị lợn thịt bền vững tại Việt
Nam hay không?

5


4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về kỹ thuật, nghiên cứu đã có đánh giá sự ảnh hưởng của chế độ ăn theo
giai đoạn và khối lượng kết thúc khác nhau đến (1) năng suất sinh trưởng, (2)
năng suất thân thịt, (3) chất lượng thịt (4) tỷ lệ mỡ giắt đối với lợn thịt nuôi
trong trang trại tại vùng ĐBSH.
Về chức sản xuất, nghiên cứu cung cấp những phân tích sâu về hiện trạng
và triển vọng phát triển của các chuỗi liên kết. Đồng thời, đưa ra các nhận định
về xu hướng phát triển trong chăn nuôi lợn tại vùng ĐBSH.
Trên cơ sở đó, có những đề xuất giải pháp về kỹ thuật và giải pháp về tổ
chức sản xuất và để nâng cao chất lượng thịt và hiệu quả ngành chăn nuôi lợn
vùng ĐBSH.

6



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT LỢN
1.1.1. Năng suất chăn nuôi lợn
1.1.1.1. Khái quát chung
Nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp là một trong những mục tiêu quan
trọng trong lĩnh vực nông nghiệp. Trước đây, năng suất trong nông nghiệp trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chưa cao nên sản ph m chăn nuôi và
trồng trọt chỉ đủ phục vụ nhu cầu tối thiểu, trong đó sản ph m nông nghiệp chủ
yếu chỉ mang tính tự cung tự cấp. Ngày nay, nhờ khoa học kỹ thuật phát triển
mạnh, các tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao và áp dụng rộng rãi nên năng suất
sản xuất trong nông nghiệp được nâng cao. Sản ph m nông nghiệp nói chung,
sản ph m chăn nuôi nói riêng ngày càng đa dạng về chất lượng và chủng loại,
cung thực ph m ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu thực ph m cho xã hội.
Nâng cao năng suất chăn nuôi nói chung và năng suất chăn nuôi lợn nói
riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh thịt lợn vẫn chiếm tỷ trọng cao
trong cơ cấu tiêu dùng thực ph m của thế giới. Sản lượng thịt của thế giới năm
2016 đạt 320,7 triệu tấn, trong đó, sản lượng thịt lợn đạt 116,4 triệu tấn, chiếm
36,3% tổng sản lượng sản xuất của thế giới (FAO, 2017). Ở Việt Nam, trước
những năm 1980, phương pháp chăn nuôi chủ yếu là quảng canh, tự cung tự cấp,
người nông dân thường chọn giống lợn bản địa, nuôi giản đơn theo hình thức
“nuôi lợn b ống” (Nguyễn Thiện, 2005). Thức ăn cho lợn chủ yếu là phụ ph m
nông nghiệp, rau xanh, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt, không đáp ứng đủ nhu cầu
sinh trưởng và phát triển tối đa của lợn, do đó, năng suất chăn nuôi rất thấp, lợn
được nuôi khoảng 08 tháng đến 01 năm mới xuất bán nhưng cũng chỉ đạt 5070kg (Nguyễn Thiện, 2005). Từ năm 2005 đến nay, chăn nuôi lợn ở Việt Nam
đã phát triển nhanh chóng với quy mô lớn hơn, phương thức sản xuất chuyên
nghiệp với mức độ thâm canh cao hơn. Trong các trang trại, người chăn nuôi đã
7



đầu tư chuồng trại hiện đại hơn, tăng sử dụng thức ăn công nghiệp, chọn nuôi
các giống lợn ngoại có năng suất cao (Vũ Đình Tôn và cs, 2007)
Năng suất chăn nuôi lợn phản ánh khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào chăn nuôi lợn. Các yếu tố kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất chăn
nuôi lợn bao gồm: chọn tạo và nhân giống lợn, cân đối kh u phần tạo thức ăn
hỗn hợp hoàn chỉnh, sử dụng vaccine và các biện pháp phòng chống dịch bệnh,
cải tiến chất lượng chuồng trại ... Năng suất chăn nuôi cũng phản ánh trình độ
quản lý trang trại chăn nuôi như quản lý giống, quản lý đàn sinh sản, quản lý sức
kh e vật nuôi … Ngày nay, với việc phát triển của công nghệ thông tin, việc ứng
dụng các phần mềm và kết nối internet đã tạo ra bước đột phá trong việc lưu giữ
và chia sẻ thông tin, đồng thời cho phép phân tích, chọn lọc ra nhưng giống lợn,
dòng lợn có năng suất, chất lượng cao. Nhu cầu của thị trường về lợn có tỷ lệ
nạc và tỷ lệ mỡ giắt cao nhưng lại có tỷ lệ hao hụt thấp sau giết mổ đã đặt ra
những những yêu cầu cho các nghiên cứu khoa học. Trong đó, bên cạnh việc
chọn lọc các giống lợn tốt, việc cải tiến quy trình nuôi dưỡng lợn, cải tiến quy
trình giết mổ ngày càng được quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng.
Ở nước ta, việc cải tiến năng suất và phát triển ngành chăn nuôi lợn đã có
những bước tiến quan trọng và đang dần đổi mới theo hướng chuyên nghiệp.
Năm 2016, tổng đàn lợn của Việt Nam đạt 29,1 triệu con, sản lượng đạt 3,66
triệu tấn, cao nhất ở Đông Nam Á, đứng thứ 2 châu Á và nằm trong 10 nước có
đàn lợn lớn nhất thế giới (FAO, 2017). Tốc độ tăng đàn lợn của Việt Nam trong
giai đoạn 1997-2007 đạt rất cao (5,06%/năm), tuy nhiên, tốc độ tăng đàn đã
giảm trong giai đoạn 2007-2017 (0,91%/năm). Trong cơ cấu sản lượng thịt sản
xuất ở Việt Nam, thịt lợn hiện chiếm tỷ lệ cao nhất với 72,98 %, thịt gia cầm
chiếm 19,15%,thịt trâu bò chiếm 7,87 % (Tổng cục Thống kê, 2016). Trong kế
hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi được ban hành năm 2014, Bộ Nông nghiệp và
PTNT đã định hướng lại ngành chăn nuôi theo hướng tăng năng suất, chất lượng
và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, các chính sách đã và đang tập trung vào:
8



(1) tái cơ cấu về giống và loài vật nuôi; (2) tái cơ cấu về vùng chăn nuôi, (3) tái
cơ cấu về phương thức sản xuất; (4) tái cơ cấu theo chuỗi giá trị để gắn sản xuất
với thị trường. Mục tiêu chung là nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng
cạnh tranh của sản ph m chăn nuôi Việt Nam với khu vực và thế giới (Quyết
định số 984/QĐ-BNN-CN). Có thể thấy rằng, khả năng cạnh tranh của ngành
chăn nuôi lợn Việt Nam với khu vực và thế giới phụ thuộc phần lớn vào khả
năng, mức độ về cải tiến năng suất sinh sản và năng suất lợn thịt.
1.1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng suất sinh sản
Năng suất sinh sản của lợn nái được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định
mức kỹ thuật quan trọng bao gồm: số con đẻ ra còn sống/ổ, số con cai sữa/ổ, số
ngày cai sữa, khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh, khối lượng toàn ổ lúc cai sữa, số lứa
đẻ/nái/năm, tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa (Quyết định 675/QĐ-BNNCN ngày 4/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Theo tiêu chu n Việt Nam (TCVN - 1280 - 81) về giám định lợn giống,
lợn nái sinh sản trong các cơ sở nhân giống được giám định 4 chỉ tiêu:
- Số con sơ sinh còn sống: là số con còn sống sau khi lợn mẹ đẻ xong con
cuối cùng, không tính những lợn con có khối lượng từ 0,2 kg trở xuống với lợn
nội và 0,5 kg trở xuống với lợn ngoại và nái có máu ngoại.
- Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi (tính bằng kg) là tổng khối lượng của
tất cả lợn con do con nái đó nuôi đến 21 ngày tuổi.
- Khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi: là tổng số khối lượng của tất cả lợn
con do con nái đó nuôi đến cai sữa.
- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ: Đối với những lợn nái đẻ 2 lứa trở lên thì
khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là số ngày tính từ ngày đẻ của lứa trướcđến lứa kế
tiếp.
9


Đặng Vũ Bình và cs (2008) công bố khả năng sinh sản của nái

F1(Yorkshire x Móng Cái) phối với 03 đực giống gồm Duroc, Landrace và PiDu
(theo dõi tại các trang trại Hải Dương, Hưng Yên và Bắc Ninh) cho kết quả như
sau:
Bảng 1. Khả năng sinh sản của lợn nái F1(Yorkshire x Móng Cái) khi lai
với đực uroc, Landrace và Pi u
Duroc x
F1(Yorkshire x
Móng Cái)

Landrace x
F1(Yorkshire x
Móng Cái)

PiDu x
F1(Yorkshire x
Móng Cái)

Thời gian mang thai (ngày)

114,13 ± 0,21

114,0 ± 0,31

114,06 ± 0,45

Số con đẻ ra (con/ổ)

12,35 ± 0,31

12,80 ± 0,41


11,44 ± 0,34

Số con còn sống (con/ổ)

11,68 ± 0,34

12,07 ± 0,50

10,72 ± 0,36

Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

94,39 ± 3,48

94,18 ± 2,33

93,93 ± 1,65

Số con để nuôi (con/ổ)

11,29 ± 0,29

11,20 ± 0,38

10,41 ± 0,45

Số con cai sữa (con/ổ)

10,26 ± 0,41


10,40 ± 0,39

9,91 ± 0,42

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)

91,37 ± 1,33

93,53 ± 2,20

95,69 ± 1,04

Thời gian cai sữa (ngày)

29,45 ± 0,25

29,93 ± 0,31

29,53 ± 0,28

Khối lượng sơ sinh (kg/con)

1,02 ± 0,01

1,07 ± 0,01

1,15 ± 0,01

Khối lượng sơ sinh của ổ (kg/ổ)


12,08 ± 0,56

13,09 ± 0,43

12,06 ± 0,41

Khối lượng cai sữa (kg/con)

6,00 ± 0,06

6,31 ± 0,06

6,16 ± 0,06

Khối lượng cai sữa ổ (kg/ổ)

61,76 ± 1,89

66,07 ±2,79

61,04 ± 1,77

Chỉ tiêu

(Đặng Vũ Bình và cs, 2008)

Phan Xuân Hảo và cs (2009) cũng đã công bố năng suất sinh sản của 03
lợn nái Landrace, Yorkshire, F1(LY) phối với đực lai PiDu với các chỉ tiêu tương
ứng như sau: Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 345,36 ± 1,98; 362,25 ± 1,67; 379,50 ±

1,96; Số con đẻ ra (con/ổ) 11,99 ± 0,15; 11,46 ± 0,16; 11,75 ± 0,15; Số con để
nuôi (con/ổ) 11,26 ± 0,10; 10,84 ± 0,12; 11,18 ± 0,10; Số con cai sữa (con/ổ)
11,10a ± 0,10; 10,49b ± 0,12; 10,90a ± 0,10; Khối lượng sơ sinh (kg/ổ) 17,24 ±
0,19; 16,64 ± 0,21; 17,14 ± 0,19; Khối lượng cai sữa (kg/con) 8,42a ± 0,06;
10


8,34a ± 0,04; 8,44a ± 0,03; Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 156,34a ± 0,56; 154,70b
± 0,36; 153,19c ± 0,36; Thời gian phối trở lại (ngày) 9,49a ± 0,53; 8,60a ± 0,30;
7,47b ± 0,35 (Phan Xuân Hảo và cs, 2009). Theo Nguyễn Văn Thắng, lợn nái
F1(Landrace x Yorkshire) phối giống với đực Landrace, Duroc và (Piétrain x
Duroc) có năng suất sinh sản khá ổn định với các chỉ tiêu tương ứng như sau: số
con cai sữa (con/ổ) lần 10,06 ± 0,19; 10,05 ± 0,17; 10,15 ± 0,18; số lứa đẻ
(lứa/năm) 2,31 ± 0,02; 2,32 ± 0,02; 2,31 ± 0,02 (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình
Tôn, 2010)
Có thể thấy rằng, chỉ tiêu về số lợn con cai sữa/nái/năm liên quan đến một
loại các chỉ tiêu khác như: số con đẻ ra/lứa, số con cai sữa/ổ, số lứa đẻ/nái/năm,
tỷ lệ lên giống, tỷ lệ nái phối giống đạt, số ngày không sản xuất của nái, tỷ lệ
hao hụt trước cai sữa. Ngoài ra, năng suất chăn nuôi lợn còn có thể được xác
định bằng khối lượng thịt xẻ/nái/năm (kg/nái/năm), số ngày nái không sản
xuất/năm. Các chỉ tiêu sinh sản nêu trên trên ít nhiều có liên hệ với nhau và liên
quan đến chỉ tiêu tổng hợp (Số lợn con cai sữa/nái/năm).
1.1.1.3. Chỉ tiêu về năng suất chăn nuôi lợn thịt
Theo Phan Xuân Hảo và cs (2001), Đặng Vũ Bình và cs (2005), Nguyễn
Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006), Đỗ Đức Lực và cs (2008), các chỉ tiêu
phản ánh năng suất chăn nuôi lợn thịt tập trung vào 5 chỉ tiêu chính như sau:
KLKT (gr) – K.lượng bắt đầu (gr)
Thời gian nuôi (ngày)

a) Tăng KL bình quân (g/ng) =


K.lượng thức ăn tiêu tốn (kg)
Khối lượng lợn tăng lên (kg)

b) Tiêu tốn thức ăn (FCR) =
c) Tỷ lệ hao hụt lợn thịt(%) =

Số con đầu kỳ - Số con cuối kỳ
Số con đầu kỳ

d) Khối lượng kết thúc: Khối lượng của lợn thịt vào thời điểm giết mổ lợn
thịt (kg)
11


e) Tuổi kết thúc: Tuổi của lợn thịt vào thời điểm giết mổ (ngày tuổi)
Trong nghiên cứu thì có thể có thêm chỉ tiêu như tăng khối lượng tương đối
(tính bằng %), tuy nhiên, trong thực tiễn sản xuất hiện nay, người ta tập trung
vào 2 chỉ tiêu là tăng khối lượng tuyệt đối (gr/ngày) và tiêu tốn thức ăn.
Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và cs (2009) đối với lợn thịt lai
PiDu x Yorkshire; PiDu x Landrace; PiDu x F1(LY) đối với các chỉ tiêu lần lượt
như sau: Tuổi kết thúc nuôi thịt (ngày) 157,93 ± 0,08; 159,01 ± 0,13; 159,03 ±
0,11; Khối lượng kết thúc nuôi thịt/con(kg) 92,01 ± 0,49; 91,83 ± 0,47; 92,92 ±
0,45; Tiêu tốn thức ăn/kg lợn cai sữa (kg) 5,57 ± 0,05; 5,68 ± 0,06; 5,60 ± 0,04;
Tiêu tốn thức ăn/kg TT giai đoạn cai sữa - bắt đầu nuôi thịt (kg): 1,68 ± 0,03;
1,70 ± 0,03; 1,66 ± 0,01; Tiêu tốn thức ăn/kg TT giai đoạn nuôi thịt (kg): 2,69 ±
0,03; 2,69 ± 0,02; 2,68 ± 0,03; Tăng khối lượng (g/ngày tuổi) 578,61 ± 3,08;
577,51 ± 2,93; 588,39 ± 2,84.
1.1.1.4. Chỉ tiêu về năng suất thân thịt
Năng suất thân thịt đóng vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh

tế chăn nuôi. Theo Phan Xuân Hảo và cs (2010), Nguyễn Văn Thắng và Vũ
Đình Tôn (2010), Đặng Vũ Bình và cs (2005), năng suất thân thịt của lợn được
đánh giá qua các chỉ tiêu: khối lượng móc hàm (kg), tỉ lệ móc hàm (%), khối
lượng thịt xẻ (kg), tỉ lệ thịt xẻ (%), dài thân thịt (cm), diện tích cơ thăn (cm2), độ
dày mỡ lưng (mm), độ dày cơ thăn (mm), tỉ lệ nạc (%).
a) Khối lượng thịt móc hàm (kg): là khối lượng thân thịt sau khi chọc tiết,
cạo lông, b các cơ quan nội tạng nhưng để lại 2 quả thận và 2 lá mỡ.
b) Khối lượng thịt xẻ (kg): là khối lượng thịt móc hàm sau khi cắt b đầu,
bốn chân đến khuỷu, đuôi, hai lá mỡ và 2 quả thận.
Khối lượng thịt móc hàm (kg)
c) Tỉ lệ móc hàm (%) =

x 100
Khối lượng thịt hơi (kg)
12


Khối lượng thịt xẻ (kg)
d) Tỉ lệ thịt xẻ (%) =

x 100
Khối lượng thịt hơi (kg)

Dài thân thịt được xác định bằng thước dây đo từ đốt sống cổ số một (đốt
Atlas) đến xương Pubis.
Diện tích cơ thăn (cm2) được xác định bằng cách dùng giấy bóng kính in
mặt cắt cơ thăn tại vị trí xương sườn 13-14, sau đó chuyển hình mặt cắt cơ thăn
sang giấy kẻ ô vuông. Cân khối lượng 100 cm2 giấy ô vuông (a gram) và hình
mặt cắt cơ thăn trên giấy kẻ ô vuông (b gram). Diện tích cơ thăn được tính theo
công thức: b (gram) x100 cm2/a (gram).

Độ dày mỡ lưng và độ dày cơ thăn có thể được đo bằng máy đo siêu âm
(Agroscan AL với đầu dò ALAL 350 - ECM, France) ở vị trí xương sườn 13- 14,
cách đường sống lưng 6 cm và vuông góc với đường sống lưng, trên từng cá thể
sống cùng với thời điểm cân khối lượng giai đoạn kết thúc (90-100kg) theo
phương pháp đo của Youssao và cs. (2002).
Có thể ước tính tỉ lệ nạc thông qua độ dày mỡ lưng và độ dày cơ thăn của
lợn bằng phương trình hồi quy được Bộ Nông nghiệp Bỉ khuyến cáo (Ministère
des classes moyennes et de l’agriculture de Belgique, 1999).
Y = 59,902386 – 1,060750X1 + 0,229324X2
Trong đó: - Y: tỉ lệ nạc ước tính (%)
- X1: độ dày mỡ lưng, bao gồm da (mm)
- X2: độ dày cơ thăn (mm)
Tỷ lệ nạc cũng có thể xác định được bằng sử dụng máy FOM của Đan
Mạch (dựa trên nguyên tắc phản xạ khác nhau của tia hồng ngoại của các bước
sóng xác định thông qua tổ chức cơ và mỡ) qua hàm số:
Tỷ lệ nạc = 54,456-0,75027.S + 0,21181.F
13


Trong đó: S là độ dày mỡ lưng đo tại xương sườn thứ 2 và 3 cuối; F là độ
dày cơ tại xương sườn thứ 2 và 3 cuối.
Theo cách phân loại của Cộng đồng chung châu Âu (EU), thân thịt được
phân loại dựa trên tỉ lệ nạc (Warris, 2008) như sau:
- Tỉ lệ nạc > 60%: Loại S
- Tỉ lệ nạc từ 55 – 59 %: loại E
- Tỉ lệ nạc từ 50 – 54%: loại U
- Tỉ lệ nạc từ 45 – 49%: loại R
- Tỉ lệ nạc từ 40 – 44%: loại O
- Tỉ lệ nạc < 40%: loại P
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) công

bố chỉ tiêu theo dõi về năng suất thân thịt như sau:
Bảng 2. Năng suất thân thịt của tổ hợp lai từ lợn nái F1(Landrace x
Yorkshire) phối với đực Landrace, uroc và (Piétrain x uroc)
Landrace
xF1(Landrace x
Yorkshire)

Duroc x
F1(Landrace x
Yorkshire)

(Piétrain x Duroc)
x F1(Landrace x
Yorkshire)

Tuổi giết mổ (ngày)

171,38 ± 0,42

171,64 ± 0,39

172,26 ± 0,37

Khối lượng kết thúc (kg)

101,59 ± 0,96

101,88 ± 0,96

103,15 ± 1,04


Tỷ lẽ thịt móc hàm (%)

79,99 ± 0,53

79,75 ± 0,35

81,59 ± 0,56

Tỷ lệ thịt xẻ (%)

72,28b ± 0,58

69,79 ± 0,58

69,82 ± 0,54

Dài thân thịt (cm)

92,86 ± 0,83

90,64 ± 0,88

90,33 ± 0,88

Dày mỡ lưng (mm)

19,12b ± 1,39

20,64 ± 1,39


24,95 ± 1,31

Tỷ lệ nạc (%)

55,56 ± 1,36

56,60 ± 1,36

60,93 ± 1,45

Diện tích cơ thăn

56,59 ± 2,21

50,61 ± 2,21

49,91 ± 2,08

Chỉ tiêu

(Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010)

Trong thực tế thống kê, nhiều nước có chăn nuôi lợn phát triển trên thế
giới như Mỹ, Đan Mạch, Hà Lan, Đức, Pháp, Mexico sử dụng sản lượng thịt xẻ
14


×