Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và sự ứng dụng cho tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 176 trang )

1


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................................. 6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................................8
LỜI TÁC GIẢ............................................................................................................10
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ...11
1.1. Các lý thuyết có liên quan…………………………………………………….. 11
1.1.1. Phân công lao động xã hội…………………………………………

11

1.1.1. Một số lý thuyết và quan điểm liên quan đến tổ chức lãnh thổ kinh tế 12
1.2. Quan niê m
ê , đối tượng, nội dung và nhiệm vụ của tổ chức lãnh thổ kinh tế…… 16
1.2.1. Quan niệm………………………………………………………….. 16
1.2.2. Đối tượng…………………………………………………………... 18
1.2.3. Nô êi dung…………………………………………………………… 18
1.2.4. Nhiệm vụ…………………………………………………………… 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế…………………………

19

1.3.1. Vị trí địa lý………………………………………………………… 19
1.3.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên……………………… 19
1.3.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội……………………………………….. 21
1.4. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế………………………………………... 23
1.4.1. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành………………… 23
1.4.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo không gian…………… 27
1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp tỉnh…………………….. 29


1.5.1. Theo ngành…………………………………………………………. 29
1.5.2. Theo không gian…………………………………………………… 33
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM..........................................................................................38
2.1. Tổ chức lãnh thổ kinh tế ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam.......................................................................................................................... 38
2.1.1. Hàn Quốc……………………………………………………………………...38
2.1.2. Trung Quốc……………………………………………………………………39
2.1.3. Một số nước Đông Nam Á…………………………………………………….40
2.1.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam……………………………………….. 41
2.2. Tổ chức lãnh thổ kinh tế ở Việt Nam......................................................................43
2.2.1. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành………………………... 43
2.2.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo không gian………………………. 48
2.2.2.1. Khu kinh tế………………………………………………………….48
2.2.2.2. Trung tâm kinh tế (TTKT)…………………………………………. 49
2


2.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ..............................49
2.3.1. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành…………………………….50
2.3.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo không gian………………………. 52
Chương 3. TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH NGHÊê AN....................................55
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế...............................................55
3.1.1. Vị trí địa lý…………………………………………………………………….55
3.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên…………………………………..
56
3.1.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội…………………………………………………... 61
3.1.4. Đánh giá chung……………………………………………………………….. 71
3.2. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An....................................................73
3.2.1. Khái quát chung về nền kinh tế……………………………………………….. 73

3.2.2. Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành…………………………………………...79
3.2.2.1. Nông nghiệp………………………………………………………...79
3.2.2.2. Công nghiệp………………………………………………………...84
3.2.2.3. Du lịch………………………………………………………………89
3.2.3. TCLTKT theo không gian…………………………………………………….. 94
3.2.3.1. Khu kinh tế Đông Nam……………………………………………..94
3.2.3.2. Trung tâm kinh tế…………………………………………………...99
3.2.3.3. Tiểu vùng kinh tế…………………………………………………. 107
3.2.4. Đánh giá chung về TCLTKT tỉnh Nghệ An…………………………………. 125
3.2.4.1. Một số kết quả đạt được………………………………………….. 125
3.2.4.2. Một số tồn tại hạn chế……………………………………………..125
3.3. Định hướng và một số giải pháp TCLTKT tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030..................................................................................................127
3.3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế........................................127
3.3.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng TCLTKT...................................................131
3.3.2.1. Quan điểm………………………………………………………………….131
3.3.2.2. Mục tiêu……………………………………………………………………131
3.3.2.3. Định hướng………………………………………………………………... 132
3.3.3. Một số giải pháp TCLTKT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.....................141
3.3.3.1. Giải pháp chung…………………………………………………………… 141
3.3.3.2. Giải pháp cụ thể đối với một số hình thức TCLTKT………………………. 154
THAY CHO LỜI KẾT..............................................................................................162
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................165
PHỤ LỤC................................................................................................................ 174
3


4



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTB

Bắc Trung Bộ

CCN

Cụm công nghiệp

CD

Chuyên dùng

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CMH

Chuyên môn hóa

CN

Công nghiệp

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

DL

Du lịch

ĐNB

Đông Nam Bộ

FDI

Foreign Direct Investment: đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GMS

Chiến lược phát triển hành lang Đông - Tây trong Tiểu vùng
Mê Kông mở rộng

GTSX


Giá trị sản xuất

GTTT

Giá trị tăng thêm

KCN

Khu công nghiệp

KCNC

Khu công nghệ cao

KCX

Khu chế xuất

KDTSQTG

Khu dự trữ sinh quyển thế giới

KH – CN

Khoa học – công nghệ

KKT

Khu kinh tế


KMDTD

Khu mậu dịch tự do

KT – XH

Kinh tế - xã hội

NGO

Non governmental Organizations: tổ chức phi chính phủ

NLTS

Nông – lâm – thủy sản

NN

Nông nghiệp

NXB

Nhà xuất bản

ODA

Official Development Assistance: hỗ trợ phát triển chính thức

TCLT


Tổ chức lãnh thổ

TCLTCN

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

TCLTKT

Tổ chức lãnh thổ kinh tế

TCLTNN

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
5


TDMNBB

Trung du miền núi Bắc Bộ

TP

Thành phố

TT

Trang trại

TTCN


Trung tâm công nghiệp

TVPĐ

Tiểu vùng phía Đông

TVTB

Tiểu vùng Tây Bắc

TVTN

Tiểu vùng Tây Nam

TX

Thị xã

UBND

Ủy ban nhân dân

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Mô êt số loại khoáng sản chính ở Nghê ê An ……………………….…….62
Bảng 3.2. Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014 (%) ……...66
Bảng 3.3. Đầu tư nước ngoài vào Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014……………….70
Bảng 3.4. GTSX và cơ cấu GTSX ngành NLTS tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014

………………………………………………………………………………77
Bảng 3.5. GTSX và cơ cấu GTSX ngành công nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014
……………………………………………………………………………………78
Bảng 3.6. Xuất – nhập khẩu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014……………79
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu hoạt động du lịch Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014…............80
Bảng 3.8. Tổng hợp một số chỉ tiêu về trang trại của Nghệ An thời kỳ 2005 – 2014
………………………………………………………………………………82
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu của KCN Nghệ An thời kỳ 2005 – 2014……………….87
Bảng 3.10. Tổng hợp một số chỉ tiêu về hoạt động du lịch ở đô thị du lịch biển
Cửa Lò giai đoạn 2001 – 2014……………………………………………………..93
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu của thị xã Cửa Lò giai đoạn 2001 – 2014……………..95
Bảng 3.12. Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận của KKT Đông Nam giai đoạn 2008 –
2014……………………………………………………………………………….101
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu tổng hợp của TP Vinh năm 2014…………………….104
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu KT - XH của Thành phố Vinh giai đoạn 2001 – 2014….105
Bảng 3.15. Một số chỉ tiêu chung của thị xã Thái Hòa năm 2014………………..108
Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu KT - XH của TX Thái Hòa năm 2009 – 2014 …………109
Bảng 3.17. Diện tích và sản lượng các cây công nghiệp chủ yếu của thị xã Thái Hòa
năm 2009 – 2014………………………………………………………………….110
Bảng 3.18. Một số chỉ tiêu tổng hợp của TVPĐ năm 2014………………………112
Bảng 3.19. Một số chỉ tiêu kinh tế của TVPĐ tỉnh Nghê ê An giai đoạn 2001 – 2014..114
Bảng 3.20. Một số chỉ tiêu tổng hợp của TVTB năm 2014………………………117
Bảng 3.21. Một số chỉ tiêu kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc giai đoạn 2001 – 2014…..119
Bảng 3.22. Một số chỉ tiêu tổng hợp của tiểu vùng Tây Nam năm 2014………...122
Bảng 3.23. Một số chỉ tiêu kinh tế của TVTN giai đoạn 2001 – 2014...................124
Bảng 3.24. Tổng hợp một số chỉ tiêu của 3 tiểu vùng kinh tế tỉnh Nghệ An năm 2014..127
Bảng 3.25. Hệ thống đô thị tỉnh Nghệ An đến 2020……………………………143

7



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nhiê tê đô ê và lượng mưa tại trạm khí tượng Quỳ Châu và Vinh năm 2014
………………………………………………………………………………45
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu lao động hoạt động kinh tế qua đào tạo ở tỉnh Nghệ An chia
theo trình độ chuyên môn năm 2014……………………………………………….51
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu loại hình trang trại Nghệ An năm 2010………………………68

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 2.1. Số lượng trang trại của Việt Nam phân theo vùng và theo ngành hoạt
động giai đoạn 2001 - 2014................................................................177
Phụ lục 2.2. Các di sản thế giới được công nhận ở Việt Nam................................178
Phụ lục 2.3. Các di tích quốc gia đặc biệt quan trọng ở Việt Nam.........................179
Phụ lục 2.4. Các khu du lịch quốc gia Việt Nam đến năm 2030............................181
Phụ lục 2.5. KKT ven biển Viê êt Nam năm 2014....................................................183
Phụ lục 3.1. Tài nguyên đất tỉnh Nghê ê An năm 2014............................................184
Phụ lục 3.2. Hiê ên trạng sử dụng đất Nghê ê An năm 2014.......................................185
Phụ lục 3.3. Một số tuyến đường ô tô chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2014....185
Phụ lục 3.4. Sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014..............186
Phụ lục 3.5. Sản xuất thủy sản Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014............................186
Phụ lục 3.6. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện
hành của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014...................................186
Phụ lục 3.7. Một số chỉ tiêu của hoạt động vận tải đường bộ và đường thủy
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014..................................................187
Phụ lục 3.8. Một số chỉ tiêu của các loại hình trang trại Nghệ An năm 2014........187
Phụ lục 3.9. Số lượng trang trại Nghệ An phân theo huyện thời kỳ 2005 - 2014...188
Phụ lục 3.10. Tổng hợp một số chỉ tiêu chính về thực trạng phát triển của KKT
Đông Nam Nghệ An thời kỳ 2008 – 2014..........................................189
Phụ lục 3.11. Tổng hợp một số chỉ tiêu chính về thực trạng phát triển của KKT
Đông Nam Nghệ An phân theo khu vực doanh nghiệp năm 2014.....190

Phụ lục 3.12. Hàng hóa thông qua cảng Cửa Lò thời kỳ 2005 – 2014 (103 tấn). . .191
Phụ lục 3.13. Một số chỉ tiêu trong sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng phía Đông
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 - 2014.................................................192

8


Phụ lục 3.14. Một số chỉ tiêu trong sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng Tây Bắc
Nghệ An giai đoạn 2001 - 2014.........................................................193
Phụ lục 3.15. Một số chỉ tiêu trong sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng Tây Nam
Nghệ An giai đoạn 2001 – 2014.........................................................194
Phụ lục 3.16. Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Nghệ An phân theo tiểu vùng giai
đoạn 2001 - 2014...............................................................................195

9


LỜI TÁC GIẢ
Tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp xếp các thành phần trong mối liên hệ đa
ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã
hội, môi trường và phát triển bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực.
TCLTKT hợp lí được xem là một trong những giải pháp có tính nghệ thuật hàng đầu
để phát huy tốt nhất các nguồn lực phát triển và có thể khắc phục được tình trạng
chồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ cũng như giải quyết tốt tình trạng phát
triển rời rạc giữa các lãnh thổ với nhau và giữa các ngành trong một lãnh thổ để
hướng tới sự phát triển bền vững.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong phát triển KT - XH đất nước, bắt đầu từ
những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về phân bố và
TCLTKT. Cùng với quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, TCLTKT đã góp
phần không nhỏ trong phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước với các hình thức

đa dạng, như: trang trại, vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, khu công nghiệp, trung
tâm công nghiệp, khu du lịch, đô thị du lịch, khu kinh tế, trung tâm kinh tế, vùng
kinh tế trọng điểm…
Với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc phát triển và
hội nhập kinh tế của đất nước, đồng thời phục vụ hoạt động đào tạo các chuyên
ngành liên quan, tác giả đã xuất bản cuốn sách “Tổ chức lãnh thổ kinh tế: một số
vấn đề lý luận, thực tiễn và ứng dụng cho tỉnh Nghệ An”.
Cuốn sách trình bày một số vấn đề về lý luận TCLTKT, tập trung phân tích
TCLTKT ở một số quốc gia, một số hình thức TCLTKT nổi bật ở Việt Nam và rút ra
bài học kinh nghiệm. Từ đó, vận dụng phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực
trạng TCLTKT tỉnh Nghệ An, làm cơ sở đề xuất một số định hướng và giải pháp
TCLTKT tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Trong quá trình biên soạn, biên tập cuốn sách, khó tránh khỏi những thiếu
sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của bạn đọc để cuốn sách được
hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau.
Trân trọng giới thiệu cuốn sách tới bạn đọc.
Tháng 02 năm 2016
Tác giả
TS. Nguyễn Thị Hoài

10


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
KINH TẾ
1.1. Các lý thuyết có liên quan
1.1.1. Phân công lao động xã hội 1
Phân công lao đô êng xã hô êi là mô êt quá trình liên tục, hình thành và phát triển
cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại, được khởi đầu và kết thúc bởi sự trao đổi
hàng hóa. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa (CMH) sản xuất và

từng ngành nghề riêng biệt làm cho hoạt động sản xuất ngày càng đa dạng, phong
phú và rộng khắp.
Phân công lao đô êng xã hô êi được biểu hiê ên cụ thể dưới hai hình thức cơ bản
nhất là phân công lao đô êng theo ngành và phân công lao đô êng theo lãnh thổ.
Phân công lao đô ông xã hô ôi theo ngành là viê êc tổ chức lao đô êng xã hô êi theo
các ngành để tạo ra những sản phẩm cụ thể đáp ứng yêu cầu của xã hô êi. Nó phát
triển từ thấp đến cao; từ nông nghiê êp đến công nghiê êp và dịch vụ, phản ánh trình
đô ê phát triển nền kinh tế của mô êt lãnh thổ cụ thể. Phân công lao đô êng xã hô êi theo
ngành có xu hướng tạo ra sản phẩm hàng hóa với số lượng ngày càng lớn và chất
lượng ngày càng cao. Từ đó tạo ra sự chuyển biến tương ứng về phân công lao
đô êng xã hô êi theo lãnh thổ.
Phân công lao đô ông xã hô ôi theo lãnh thổ là viê cê tổ chức lao đô nê g xã hô iê theo
ngành gắn với lãnh thổ, làm cho lãnh thổ có chức năng tương đối riêng và công
năng tương đối khác nhau. Quá trình thực hiê ên cụ thể hóa phân công lao đô êng xã
hô êi theo lãnh thổ cũng chính là việc tiến hành phân công lao đô êng xã hô êi ở các cấp
lãnh thổ nhỏ hơn và đồng thời với viê êc phát huy tác dụng của các mối liên hê ê kinh
tế giữa các lãnh thổ.
Phân công lao đô êng xã hô êi theo lãnh thổ, mô êt mă êt tạo ra sự cân đối hợp lý
giữa các vùng trong mô êt quốc gia, giữa các địa phương, các thành phố trong mô êt
vùng, mă êt khác, với sự chuyên môn hóa – sản xuất những ngành riêng biê êt lại tạo
ra màu
sắc riêng (tính khác biê êt) cho mỗi vùng – lãnh thổ.
Phân công lao đô êng xã hô êi theo lãnh thổ được coi là cơ sở khoa học để xem xét
cách kết hợp sản xuất với tự nhiên trên phạm vi các cấp lãnh thổ (huyê ên, tỉnh, vùng,

1

Ngô Doãn Vịnh (2006), TCLT KT – XH, một số vấn đề lý luận và ứng dụng, Viện chiến lược và
phát triển, Hà Nội.


11


quốc gia và cả quốc tế...). Do đó có thể thấy rằng phân công lao đô êng xã hô êi có mối
liên hệ mật thiết với TCLTKT, là cơ sở nền tảng để TCLTKT.
1.1.2. Một số lý thuyết và quan điểm liên quan đến tổ chức lãnh thổ kinh tế
a. Lý thuyết định vị công nghiệp (1909)
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về vấn đề định vị của các xí nghiệp công nghệp
ở Đức, năm 1909, A.Weber công bố Über den Standort der Industrie (Theory of the
Location of Industries – lý thuyết về sự định vị trong công nghiệp). Trong công
trình của mình, dựa trên nguyên tắc “Cực tiểu hoá chi phí, cực đại hóa lợi nhuận”,
A.Weber đưa ra mô hình không gian về phân bố công nghiệp. Theo ông, để xác định
địa điểm bố trí một xí nghiệp công nghiệp cần phải quan tâm tới ba yếu tố chính:
vận tải, lao động và tập trung. Cụ thể: chi phí vận tải rẻ nhất (được coi là nguyên
nhân căn bản), chi phí về nhân công rẻ nhất và là nơi có xí nghiệp tập trung để có
thể sử dụng phế liệu làm nguyên liệu rẻ tiền.
Lý thuyết của A.Weber thực ra là “một hệ quy chiếu của kinh tế học thuần túy
trong lĩnh vực không gian”, chứng minh tầm quan trọng của sự định vị trong việc
làm giảm các chi phí nói trên. Những đề xuất của A. Weber tuy đơn giản nhưng có
giá trị thực tế, cắt nghĩa được một cách hợp lý sự định vị công nghiệp của một hay
một vài xí nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay với sự lớn mạnh của nền công nghiệp thế
giới và của từng quốc gia, hình thức sử dụng không gian mới của công nghiệp đã
xuất hiện và phát triển nhanh. Hình thức định vị mới đó bao gồm nhiều xí nghiệp
được xây dựng tập trung trên cùng một phạm vi lãnh thổ và được biểu hiện dưới
nhiều hình thức, như: KCN tập trung, khu chế xuất hay CCN.2
Trong điều kiện CNH – HĐH diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, định vị công
nghiệp dựa trên ba yếu tố trên là chưa đủ, chúng không đảm bảo sự phát triển lâu
dài bởi tác động môi trường do hoạt động công nghiệp là rất lớn. Do đó, bố trí
không gian sản xuất công nghiệp còn phải chú ý đến đánh giá tác động môi trường
và các biện pháp khắc phục.

b. Lý thuyết “Vị trí trung tâm” (1933)
W.Christaller và A.Losch, hai nhà bác học người Đức đã góp phần to lớn
trong việc khám phá quy luật phân bố không gian và nghiên cứu các hệ thống
không gian cơ sở để xác định các nút trọng điểm bằng lý thuyết “Vị trí trung tâm”
(Central Place Theory).
2

Lê Bá Thảo (1996), Cơ sở khoa học của TCLT Việt Nam, đề tài độc lập và trọng
điểm cấp nhà nước, Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường, Hà Nội.
12


W.Christaller cho rằng, vùng không thể phát triển nếu không có trung tâm hạt
nhân (thành phố), giữ vai trò đầu tàu lôi kéo sự phát triển của cả lãnh thổ; không có
nông thôn nào lại không chịu chỉ đạo của một cực hút, đó là thành phố. Ông đề xuất
mô hình bố trí các điểm dân cư theo hình lục giác. Trong đó, các trung tâm tồn tại
theo nhiều cấp, từ cao tới thấp với quy mô thị trường khác nhau. Bán kính giữa các
trung tâm chính là vùng ảnh hưởng và vùng tiêu thụ hàng hóa của chúng.
Lý thuyết trung tâm của Christaller sau đó đã được nhà bác học người Đức –
A.Losch bổ sung và phát triển. A.Losch cho rằng có một điểm trung tâm quan trọng
nhất là thành phố, đầu mối của toàn bộ hệ thống các điểm dân cư. Vai trò thương
mại và dịch vụ của nó tác động mạnh mẽ đến các khu vực lân cận chịu ảnh hưởng
của thành phố 3.
Kết quả nghiên cứu của W.Christaller và A.Losch có ý nghĩa mở đường cho
việc nghiên cứu các hệ thống không gian hoặc xác định các nút trọng điểm trong
một lãnh thổ nhất định.Trong TCLT KT cấp tỉnh, có thể vận dụng nó để xác định hệ
thống đô thị làm bộ khung lãnh thổ cho sự phát triển kinh tế chung và tạo cơ sở cho
việc xây dựng các cực tăng trưởng, cực phát triển kinh tế.
c. Lý thuyết cực tăng trưởng (1950)
Lý thuyết cực tăng trưởng được đề xướng vào năm 1950 bởi nhà kinh tế học

người Pháp F.Perrous, sau đó được A.Hirshman, G.Myrdal, Friedman và
H.Richardson tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Theo lý thuyết này, sự phát triển
kinh tế không phải diễn ra một cách đồng đều theo một tốc độ như nhau trên tất cả
các lãnh thổ, mà có xu hướng phát triển nhất ở một vài nơi. Những nơi đó có mức
tăng trưởng cao hơn nhờ vào sự phát triển của các ngành chủ đạo (leading industry)
với năng lực đổi mới và khả năng mang lại lợi nhuận cao. Các ngành chủ đạo
thường tập trung tại một số thành phố lớn và được ưu tiên phát triển trở thành “cực
tăng trưởng”. Tập trung hóa về mặt lãnh thổ đạt tới một mức nhất định và sau đó
hiệu ứng lan tỏa sẽ làm cho các cơ hội phát triển mới bắt đầu xuất hiện ở nhiều địa
phương khác. Kết quả là sự phát triển của một cực như một lãnh thổ trọng điểm sẽ
có tác dụng như những “đầu tàu” lôi kéo sự phát triển của các vùng lãnh thổ khác,
tạo điều kiện cho nền kinh tế cả nước phát triển nhanh và mạnh hơn.4

3

Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2001), TCLT công nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.11.

4

Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững các
vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Thông tin và truyền thông, tr.14.
13


Lý thuyết này chú trọng vào những lãnh thổ làm phát sinh sự tăng trưởng kinh
tế, đó là cực phát triển và cực tăng trưởng. Cực phát triển là những trung tâm đã có sự
phát triển hoàn thiện hoặc tương đối hoàn thiện, có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng
đối với các khu vực xung quanh với những tác động lôi cuốn đa dạng và thể hiện
khác nhau theo các hoàn cảnh địa lý cụ thể. Cực tăng trưởng là các trung tâm mới
hình thành và đang phát triển, là các cực vệ tinh của cực phát triển. Trên cơ sở “lực

hút” và “lực đẩy” của mỗi trung tâm, hình thành nên vùng ảnh hưởng của nó tới xung
quanh. Từ triển vọng phạm vi ảnh hưởng của mỗi trung tâm người ta có thể xác định
được khu vực lãnh thổ để xây dựng điểm đô thị mới, làm cho tất cả các lãnh thổ đều
có đô thị hạt nhân.
Lý thuyết “Cực tăng trưởng” nhấn mạnh lợi thế của phát triển không cân đối
theo lãnh thổ. Đây là việc lý giải đúng đắn về sự cần thiết của phát triển kinh tế lãnh
thổ theo hướng đầu tư có trọng điểm. Do đó, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
các nước đang phát triển còn thiếu vốn cần kêu gọi đầu tư nước ngoài và thực tế nó
đã được áp dụng rộng rãi và khá thành công ở các nước châu Á, nhất là với các
nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Trong TCLTKT cấp tỉnh, lý thuyết của F.Perroux có thể được áp dụng để xây
dựng và phát triển các cực tăng trưởng và cực phát triển kinh tế nhằm khai thác và phát
huy những lợi thế của những lãnh thổ này, tạo ra khả năng thúc đẩy đối với sự phát
triển kinh tế của các lãnh thổ kế cận và toàn tỉnh.
d. Quan điểm phát triển phi cân đối
Đối với mỗi nền kinh tế quốc dân sẽ có những ngành, lĩnh vực có lợi thế phát
triển thành những ngành, lĩnh vực mũi nhọn; có những lãnh thổ do hô êi tụ được
nhiều điều kiê ên thuâ ên lợi nếu tâ êp trung đầu tư sẽ tạo ra được sự đô êt phá trong phát
triển, trở thành lãnh thổ đô êng lực lôi kéo sự phát triển chung. Quan điểm phát triển
phi cân đối xuất phát vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX từ Trung Quốc: “muốn
đê toàn bộ đất nước trở nên phồn thịnh thì nhất quyết một số vùng phải giàu lên
trước những vùng khác” (Đặng Tiểu Bình) 5. Quan điểm này nhấn mạnh đến sự đầu
tư tâ êp trung trên mô êt lãnh thổ có các lợi thế so sánh – thực hiê ên phân công lao
đô êng dựa trên những khác biê êt về ưu thế tài nguyên thiên phú của lãnh thổ nhằm
tạo ra sự đô êt phá trong phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu . Trung Quốc đã rất
thành công trong viê êc vận dụng quan điểm này vào thực tiễn phát triển kinh tế đất
5

Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững các
vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Thông tin và truyền thông, tr.222 và 15.

14


nước với chiến lược hướng ra biển bằng viê êc đầu tư phát triển các khu công
nghiê êp, KKT dọc ven biển.
Hiê ên nay, phát triển phi cân đối (có trọng điểm) là mô êt trong những cách thức
các nước đang phát triển ứng dụng để giải quyết vấn đề khó khăn về vốn, tăng
cường thu hút đầu tư nước ngoài (cả về vốn, công nghê ê và kinh nghiê êm quản lý sản
xuất kinh doanh) mô êt cách khá hiê êu quả. Do đó, quan điểm này có ý nghĩa thực
tiễn đối với những nước đang phát triển như Viê êt Nam.
Đối với lãnh thổ cấp tỉnh có diện tích rộng như Nghệ An, do lợi thế và khả năng
khai thác chúng cho phát triển kinh tế không giống nhau giữa các lãnh thổ trên địa
bàn. Do đó, cần thiết có sự vận dụng quan điểm phát triển phi cân đối để tập trung
đầu tư cho một số lãnh thổ hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh
tế như phía Đông, trung tâm kinh tế thành phố Vinh, KKT Đông Nam… Từ đó, tạo
nên sự lan tỏa trong phát triển kinh tế đối với các lãnh thổ lân cận cũng như thúc
đẩy sự phát triển kinh tế chung toàn tỉnh.
e. Quan điểm địa kinh tế mới
Quan điểm địa kinh tế mới cho rằng “phát triển kinh tế cần phải tập trung (mất
cân đối), còn xã hội thì tiến tới hội tụ (phát triển đồng đều)”. Theo quan điểm này,
một quốc gia thành công trong phát triển cần phải đeo đuổi các chính sách nhằm
đảm bảo một mức sống tương đối đồng đều giữa các vùng trong nước nhưng không
phải thực hiện bằng cách tạo sự tăng trưởng kinh tế mạnh thông suốt theo không
gian, mà phải theo phương châm “sản xuất kinh tế phải tập trung còn mức sống thì
hội tụ”7. Quan điểm địa kinh tế mới có giá trị rất quan trọng trong tổ chức không
gian kinh tế. Muốn toàn bộ quốc gia trở nên phồn thịnh thì nhất thiết phải có một số
vùng giàu lên trước những vùng khác, tạo động lực cho tăng trưởng nhanh, tích tụ
các yếu tố vật chất cho quá trình thực hiện phát triển kinh tế chung của cả nước. Tất
nhiên, sự tập trung kinh tế sẽ dẫn tới chênh lệch mức sống theo không gian. Tuy
nhiên, vấn đề có thể dần được giải quyết khi quá trình phân phối hoạt động kinh tế

theo thời gian trở nên ổn định hơn. Thêm vào đó là những chính sách của Chính phủ
nhằm đảm bảo sự hội tụ về mặt xã hội là rất quan trọng.
1.2. Quan niê êm, đối tượng, nội dung và nhiệm vụ của tổ chức lãnh thổ kinh tế
1.2.1. Quan niệm
a. Tổ chức lãnh thổ
Khái niệm TCLT (Territorial organisation) hay tổ chức không gian (Spatical
organisation) được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và sử dụng rộng rãi
như là một công cụ tư duy tổng hợp, công cụ tổ chức thực tiễn các hoạt động KT –
15


XH. Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm này cũng được đưa ra với những thuật ngữ
khác nhau:
- Các nhà khoa học Liên Xô trước đây sử dụng thuật ngữ Phân bố lực lượng
sản xuất. Nền tảng cơ sở lý luận của phân bố lực lượng sản xuất là lý thuyết về
“Chu trình sản xuất – năng lượng” của N.N. Kôlôxôpky và “Thể tổng hợp lãnh thổ
sản xuất” của các nhà khoa học Xôviết. Theo họ, phân bố lực lượng sản xuất là sự
sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất cụ thể (đó là các hệ
thống sản xuất, hệ thống tự nhiên, hệ thống dân cư) trong một lãnh thổ xác định,
nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật của
lãnh thổ để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao và nâng cao mức sống dân
cư của lãnh thổ đó.
Các nhà khoa học Xô Viết sau này phát triển phân bố lực lượng sản xuất theo
hướng TCLT, trong đó tiêu biểu là Xauskin. Ông cho rằng “Tổ chức xã hội theo
lãnh thổ là tạo ra một hệ thống sử dụng đất đai do những tập đoàn người khác nhau.
Hệ thống này làm cho các tập đoàn người ấy có thể cư trú được trên bề mặt trái đất,
khai thác các tài nguyên thiên nhiên, phân bố các điểm dân cư, tái sinh sản nòi
giống, phân bố các nguồn cung cấp nước và thực phẩm, các địa điểm sản xuất ra các
công cụ lao động, quần áo, giày dép và các vật liệu khác cần thiết cho đời sống,
phân bố xí nghiệp và khu vực chữa bệnh, nghỉ ngơi, khoa học, văn hóa, các nhà hát,

rạp chiếu phim...”6.
- Các nhà khoa học của các quốc gia phát triển ở phương Tây theo hướng kinh
tế thị trường lại sử dụng phổ biến thuật ngữ Tổ chức không gian kinh tế. Nó được
hiểu là sự lựa chọn một lãnh thổ địa lý kiểu tổ chức tốt nhất các hoạt động kinh tế
của con người gắn với các hệ thống tự nhiên, làm cho tính liên tục của tự nhiên
được đảm bảo và phát huy được giá trị gián đoạn cho phép của các quá trình kinh
tế. Đây được xem như nghệ thuật kiến thiết và sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn
và có hiệu quả trên cơ sở xác định được sức chứa của lãnh thổ, tìm kiếm quan hệ tỉ
lệ hợp lý và liên hệ chặt chẽ trong phát triển kinh tế giữa các ngành và các lãnh thổ
nhỏ hay tiểu vùng trong một vùng cũng như đảm bảo mối quan hệ giữa các vùng
trong một quốc gia có tính tới mối liên hệ giữa các quốc gia với nhau. Nhờ có sự
sắp xếp có trật tự và hài hòa giữa các đối tượng trong lãnh thổ mà tạo ra một giá trị
mới lớn hơn, làm cho sự phát triển hài hòa và bền vững hơn.7
6

Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang), NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
7

Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang), NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, tr.365.

16


Về bản chất, khái niệm “Phân bố lực lượng sản xuất” của các nhà khoa học
Liên Xô cũ và khái niệm “Tổ chức không gian kinh tế” của các nhà khoa học
phương Tây gần giống nhau. Đó đều là hành vi địa lý hướng tới sự công bằng giữa
các lãnh thổ, giữa trung tâm với ngoại vi, nâng cao mức sống cộng đồng tiến tới
phát triển bền vững.

Ở Việt Nam, TCLT đã được quan tâm nghiên cứu từ những năm 60. GS. Lê
Bá Thảo là người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này. Theo ông “Về khía
cạnh địa lí, có thể coi tổ chức lãnh thổ là một hành động của địa lí học có chủ ý
(géographie volontaire) hướng tới một sự công bằng về mặt không gian”.8
Tổ chức lãnh thổ gồm nhiều thành phần liên kết chặt chẽ với nhau, bao gồm
TCLT kinh tế và TCLT xã hội.
b. Tổ chức lãnh thổ kinh tế
Tổ chức lãnh thổ kinh tế (hay tổ chức không gian kinh tế) là một khía cạnh của
tổ chức lãnh thổ và được hiểu là sự “sắp xếp” và “phối hợp” các thành phần (đã,
đang và dự kiến sẽ có) trong mối lên hệ đa ngành, đa vùng nhằm sử dụng một cách
hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế, chính trị và cơ sở vật
chất kỹ thuật đã và sẽ được tạo dựng để đạt hiệu quả cao nhất về các mặt: kinh tế, xã
hội, môi trường và phát triển bền vững của một lãnh thổ.
1.2.2. Đối tượng
Với tư cách là đối tượng của TCLTKT, lãnh thổ được xem là một thực thể
hay hệ thống tự nhiên, KT – XH, có ranh giới xác định. Đó là một vùng hữu hạn về
phạm vi mà ở đó các yếu tố tự nhiên, nơi sinh sống của một cộng đồng xã hội có
những hành vi tác động vào tự nhiên, trực tiếp tổ chức KT – XH cho phù hợp với
đường lối chính trị và phát triển KT – XH của đất nước.
- TCLTKT theo các đối tượng quản lý và xây dựng kế hoạch phát triển của Nhà nước
bao gồm: vùng kinh tế, các đơn vị hành chính (tỉnh, các thành phố tương đương cấp
tỉnh, huyện, thị…).
- TCLTKT theo các khu vực đặc biệt là các đối tượng trọng điểm đầu tư, gồm có:
theo không gian (vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, tam giác tăng trưởng,
khu kinh tế…), theo ngành (khu công nghiệp, khu du lịch, vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên…).

8

Bộ KH - CN và môi trường (1996), Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam, Đề tài độc lập và trọng điểm

cấp Nhà nước (Chủ nhiệm đề tài: Lê Bá Thảo), tr.4.

17


1.2.3. Nô ôi dung
* Kiểm kê, đánh giá các đối tượng mang tính chất nguồn lực của TCLTKT (vị trí
địa lý, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện KT – XH).
Xác định lợi thế, khả năng khai thác cũng như những khó khăn cần khắc phục và
hiê ên trạng sử dụng lãnh thổ: tổng kết những kết quả đã đạt được, những tồn tại cần
giải quyết trong hiê ên trạng phát triển và phân bố kinh tế theo ngành, hiê ên trạng
phát triển kinh tế tổng hợp theo lãnh thổ; các hình thức TCLTKT.
* Lựa chọn các phương án TCLTKT dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về TCLTKT
trên thế giới và quốc gia; tiềm năng, thực trạng TCLTKT của lãnh thổ; xem xét bối
cảnh quốc tế và khu vực có tác đô êng trực tiếp đến nền kinh tế của lãnh thổ, bối cảnh
trong nước; chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; quy hoạch phát triển KT
– XH của tỉnh, vùng, quốc gia ... Các phương án TCLTKT được xây dựng phải đảm
bảo tính dài hạn và có các bước đi thích hợp.
* Đề xuất giải pháp thực hiện phương án TCLTKT từ những kết quả nghiên cứu liên
quan đến TCLTKT của lãnh thổ cả về mặt lý luận và thực tiễn.
1.2.4. Nhiệm vụ
TCLTKT có hai nhiệm vụ cơ bản là:
Thứ nhất, TCLTKT dự báo về mă êt phát triển (mục tiêu, phương hướng phát
triển theo quan điểm thống nhất đối với các ngành, lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ
nghiên cứu – nghĩa là sẽ sản xuất gì, quy mô bao nhiêu, cơ cấu thế nào)
Thứ hai, TCLTKT luâ nê chứng các phương án kiến thiết lãnh thổ (dự kiến phân
bố ở đâu cho có hiệu quả nhất) – tức là lựa chọn các hình thức TCLTKT cho tương lai.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế
1.3.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là nhân tố tác đô êng tổng hợp đến sự hình thành và phát triển của

các hình thức TCLTKT, nó có khả năng tạo ra những lợi thế cho phát triển, giúp huy
đô êng tốt nhất các nguồn lực phát triển. Đồng thời, có thể tạo ra được mối liên hê ê
trong sản xuất, trao đổi sản phẩm, tiếp thu tiến bô ê khoa học kỹ thuâ êt, mở rô êng kinh
tế trong và ngoài nước thông qua hê ê thống giao thông (mạng lưới đường sá, cảng
biển, cảng hàng không...), giúp khắc phục được khó khăn, phát huy được lợi thế
trong quá trình phát triển và hô êi nhâ êp của lãnh thổ.
1.3.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhiên nhiên được coi là yếu tố tiền đề, nền
tảng vâ êt chất của TCLTKT.
Yếu tố địa hình ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ. Đồng
thời tác động trực tiếp đến TCLTKT bằng việc tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó
18


khăn trong bố trí không gian sản xuất cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật.
Những đặc trưng về các điều kiện tự nhiên, nhất là nguồn tài nguyên đất,
nước, khí hậu, khoáng sản... của lãnh thổ quy định đặc điểm cơ cấu lãnh thổ, cường
độ và hướng di chuyển các mối liên hệ thông qua lịch sử và truyền thống khai thác
của vùng, quy định viê êc lựa chọn các hình thức TCLTKT. Sự thuâ ên lợi của yếu tố
này có khả năng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
1.3.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội
a. Dân cư và nguồn lao động
Con người cùng với những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần luôn là
nhân tố quan trọng hàng đầu trong phát triển KT – XH. Dưới góc đô ê là lực lượng
sản xuất, nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đến tổ chức không gian kinh tế ở
mỗi lãnh thổ nhất định. Quy mô, gia tăng dân số; phân bố, chất lượng dân cư và các
dòng di dân quy định đến số lượng và chất lượng lao đô êng – yếu tố đảm bảo viê êc
thực thi TCLTKT.
Dưới góc đô ê là thị trường tiêu thụ, các đă êc điểm về dân cư: quy mô, kết cấu,

chất lượng, truyền thống, tâm lý tiêu dùng tác đô êng trực tiếp, quy định đầu ra của
sản xuất, do đó nó cũng là mô êt trong những nhân tố quan trọng trong viê êc nghiên
cứu, tính toán để xác định loại hình, vị trí của TCLTKT.
Nói chung, dân cư và nguồn lao đô nê g là mô tê nguồn lực có thể tạo ra những
thuâ nê lợi, đô nê g lực phát triển kinh tế, nhưng cũng tiềm ẩn những khó khăn riêng.
Mức đô ê thuâ ên lợi hay khó khăn của nguồn lực này là mô êt trong những tiêu chí có
tính chất quyết định đến TCLTKT. Do đó, nó phải được nghiên cứu kĩ lưỡng và
nghiêm túc khi tiến hành TCLTKT.
b. Khoa học công nghệ (KH – CN)
KH – CN có ảnh hưởng rất lớn đến TCLTKT. Công nghệ là biện pháp để con
người thực hiện có hiệu quả các quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất đáp
ứng nhu cầu của toàn xã hội. Công nghệ được vận dụng một cách tự giác và do đó nó
phát triển nhanh chóng, tạo ra những thành quả lao động mang tính đột phá, nhảy vọt. Sự
tiến bộ của KH – CN ở các quốc gia phát triển đã đóng góp 50 – 80% vào tăng trưởng
kinh tế 9. Vì vậy khi tiến hành TCLTKT phải tính toán đầy đủ yếu tố KH – CN.
c. Cơ sở hạ tầng
9

Ngô Thúy Quỳnh (2009), TCLTKT theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Vĩnh
Phúc, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
19


Là toàn bộ mạng lưới đường giao thông, hệ thống thông tin, mạng lưới cung
cấp điện nước, hê ê thống xử lý chất thải… ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành và
phát triển các hình thức TCLTKT, đến hê ê thống cơ cấu lãnh thổ kinh tế: góp phần
quyết định sự hấp dẫn đầu tư, mức đô ê tâ êp trung sản xuất, hiê êu quả khai thác lãnh
thổ, quy mô khai thác lãnh thổ (tác đô êng lan tỏa), sự phát triển của các đô thị....
Thực tiễn cho thấy, ở đâu có các điều kiê ên này tốt thì ở đấy càng thu hút được đầu
tư và khả năng hình thành và phát triển các hình thức TCLTKT càng cao.

d. Đường lối chính sách
Là nhân tố mang tính chất điều hành vĩ mô, giúp định hướng cho sự phát
triển của lãnh thổ để hòa nhập với hệ thống cơ cấu lãnh thổ cấp lớn hơn. Thực tế
cho thấy đường lối chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công hay
thất bại của việc TCLTKT. Thể chế kinh tế nói chung và chính sách kinh tế, cơ chế
quản lý kinh tế nói riêng của Nhà nước có thể tạo ra sự thúc đẩy hoă êc kìm hãm đối
với sự phát triển kinh tế nói chung và TCLTKT nói riêng.
e. Thị trường và mối quan hệ kinh tế liên vùng
Tiềm năng thị trường và các mối quan hệ kinh tế liên vùng tác động lớn đến
việc hình thành và phát triển hình thức TCLTKT ở nơi này hay ở nơi kia thông qua
nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên vùng… Nhu
cầu của thị trường là nhân tố thúc đẩy viê êc khai thác, phát huy các thế mạnh của
lãnh thổ theo hướng chuyên môn hóa, từ đó góp phần quy định đến viê cê xác định
các hình thức TCLTKT phù hợp. Các mối quan hê ê kinh tế liên vùng giúp khắc phục
khó khăn lãnh thổ này gă êp phải mà lãnh thổ khác thuâ ên lợi, đồng thời phát huy
được những lợi thế, tạo ra sự phối kết hợp trong phát triển kinh tế giữa các lãnh thổ
đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài.
f. Vốn đầu tư
Vốn huy động bên trong lãnh thổ đảm bảo sự chủ động về đầu tư cho phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện quy mô của nền kinh tế còn nhỏ bé, khả năng tích lũy
có hạn thì việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài lãnh thổ nghiên cứu là việc làm cần thiết
và rất quan trọng. Nó không chỉ giải quyết khó khăn về vốn, phát triển tốt hơn kết cấu hạ
tầng mà ở mức đô ê nhất định còn nâng cao trình đô ê phát triển về con người và công nghê .ê
Đây là yếu tố cần được quan tâm xem xét khi phát triển các hình thức TCLTKT.
g. Xu thế hội nhập
Xu thế hội nhập có tác động quan trọng đến TCLTKT, cụ thể là:
- Tạo nên những điều kiê nê đầu vào (vốn, nguyên liê uê , trang thiết bị, máy móc...) và
đầu ra (thị trường tiêu thụ), trong đó đáng quan tâm là các ưu đãi về vốn, nhất là vốn
ODA và các khoản vay ngân hàng để xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hô iê .
20



- Sự hỗ trợ phát triển về mă êt kinh tế, KH – CN tạo nên khả năng hợp tác, chuyển
giao công nghê ê giữa các quốc gia, tạo điều kiê ên cho các doanh nghiê êp trong các
hình thức TCLTKT tại các nước đang phát triển có cơ hô êi tiếp câ ên và ứng dụng
những thành tựu tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh từ các quốc gia phát triển.
- Sự hợp tác quốc tế ngày càng sâu rô êng khiến các quốc gia ra sức mở rô êng hoạt
đô êng sản xuất của mình nhằm hướng đến thị trường xuất khẩu quốc tế, làm cho các
hình thức TCLTKT không còn là những địa bàn sản xuất mà còn trở thành mắt xích
trong hê ê thống sản xuất thế giới.
Nhìn chung, TCLTKT chịu sự tác động đồng thời và tổng hợp bởi các nhóm
nhân tố. Sự tác động đó của các nhân tố đến TCLTKT không giống nhau về không
gian và thời gian, có những yếu tố tác động mạnh, có tính trội đối với TCLTKT
trong thời gian này nhưng lại giảm sút vai trò trong giai đoạn khác. Do đó, trong
TCLTKT cần có những phân tích, đánh giá và dự báo để có phương hướng sử dụng
và phát huy tốt nhất các yếu tố này.
1.4. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về lý luận cũng như thực tiễn TCLTKT trên
thế giới và Việt Nam, chúng tôi nhận thấy các hình thức TCLTKT rất đa dạng cả theo
ngành cũng như theo không gian. Tuy nhiên, giữa các nước có sự khác nhau về lý
luận cũng như thực tiễn. Mặc dù còn có những điểm chưa thống nhất, nhưng về cơ
bản một số hình thức TCLTKT đã định hình và đi vào thực tiễn TCLTKT Việt Nam.
1.4.1. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành
a. Nông – lâm – thủy sản10
- Hộ gia đình (nông hộ) là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các
nước đang phát triển thuộc châu Á với đặc trưng: quy mô sản xuất nhỏ (đất đai,
vốn, lao động), chủ yếu sử dụng lao động gia đình, kĩ thuật canh tác và công cụ sản
mang nặng tính truyền thống, sản xuất phục vụ nhu cầu gia đình…
Đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn

quá độ tiến lên một trình độ cao hơn: nông thôn sản xuất hàng hóa.
- Trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa, là hình
thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới. Hoạt động của trang trại chịu sự chi
phối của nền kinh tế thị trường và tuân theo quy luật cung cầu, chấp nhận cạnh
tranh. Quá trình hình thành và phát triển trang trại có gắn với sự tích tụ tập trung
10

Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2005), Địa lý KT - XH đại cương, NXB Đại
học Sư phạm Hà Nội.

21


các yếu tố sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, vốn, khoa học kỹ
thuật và công nghệ) để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm
hàng hoá với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Xét về khía cạnh lãnh thổ hộ gia đình hay trang trại có diện tích không lớn
nhưng sự kết hợp và phân bố của chúng theo không gian gắn với lợi thế của lãnh
thổ có thể tạo nên sự tập trung sản xuất trên quy mô lớn, đặc biệt là trang trại. Do
đó, chúng được xem là là những hình thức TCLTKT.
- Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập ra với
nguồn vốn hoạt động do chính họ đóng góp và huy động từ các nguồn khác nhằm
duy trì, phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng nhanh tỉ suất hàng hóa, đạt hiệu quả
kinh tế cao cho các chủ trang trại.
- Vùng chuyên môn hóa là hình thức tổ chức sản xuất trên một lãnh thổ xác định có
ranh giới ước lệ các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp một cách hợp lí, có sự tập
trung cao và có quy mô lớn hoặc tương đối lớn nhằm sản xuất hàng hóa nông sản
kết hợp với công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của TCLT nông nghiệp, bao gồm trong đó
các hình thức TCLT ở cấp thấp hơn. Đây là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương

đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, nguồn nước…), KT – XH
(dân cư, lao động, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất...), được hình thành với mục
đích phân bố hợp lý và CMH đúng đắn sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ
và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của vùng trong cả nước cũng như nội bộ
từng vùng để tạo nên các vùng CMH nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
b. Công nghiệp
- Điểm công nghiệp là một lãnh thổ trên đó có một điểm dân cư với một xí nghiệp
công nghiệp hoặc một nhóm không lớn các xí nghiệp nằm trong phạm vi của một
điểm dân cư, có kết cấu hạ tầng riêng, được phân bố ở những nơi gần nguồn
nguyên, nhiên liệu hay trung tâm tiêu thụ, nhưng chưa có điều kiện để tạo nên các
hình thức TCLTCN ở cấp cao hơn 11.
- Khu công nghiệp tâ ôp trung (gọi tắt là KCN)
Được hình thành và phát triển ở các nước tư bản vào những năm cuối của thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX, KCN được hiểu là một khu vực đất đai có ranh giới nhất định do
nhà tư bản sở hữu, trước hết là xây dựng cơ sở hạ tầng và sau đó là xây dựng các xí
nghiệp để bán. Đối với các nước đang phát triển, KCN được hình thành nhằm thu hút
vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển.
11

Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2001), TCLT công nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.53,56.

22


Ở Viê êt Nam, KCN được thành lập vào đầu thập niên 90 của thể kỷ XX, đó là
nơi có ranh giới xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ
trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập.
- Trung tâm công nghiệp
Trung tâm công nghiệp là khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và

lớn, có thể bao gồm một số hình thức TCLT ở cấp thấp hơn với một hay một số ngành
(xí nghiệp) hạt nhân có sức hút lãnh thổ lân cận. Các hạt nhân này được hình thành dựa
trên những lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường…,
là cơ sở cho việc hình thành các trung tâm công nghiệp14.
- Vùng công nghiệp là hình thức TCLTCN ở cấp cao nhất, có thể bao gồm tất cả các
hình thức TCLTCN từ thấp đến cao, được bố trí trên một lãnh thổ tương đối rộng
lớn, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về KT –
XH, có khả năng bố trí tập trung công nghiệp với một vài ngành công nghiệp chủ
đạo tạo nên hướng CMH của vùng, nhằm đạt hiệu quả và tốc độ tăng trưởng cao,
thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển của các vùng khác và của cả nước 12.
c. Dịch vụ
Dịch vụ là nhóm ngành kinh tế rất đa dạng, bao gồm: thương mại, giao thông
vâ ên tải, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế, du lịch, đầu tư nước ngoài... Do đó,
TCLTKT của nhóm ngành này cũng rất phong phú.
Đối với hoạt động dịch vụ thương mại, hệ thống tổ chức mạng lưới bán buôn bán
lẻ: siêu thị, chợ, trung tâm thương mại… là biểu hiện tổ chức lãnh thổ cụ thể của ngành.
Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, các hình thức tổ chức lãnh thổ bao gồm:
điểm, tuyến, đầu mối giao thông…
Đối với du lịch, TCLT biểu hiện tương đối rõ nét dưới các hình thức: điểm,
tuyến, khu, trung tâm, đô thị du lịch, vùng du lịch…13
- Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên hay một công trình riêng biệt
phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ.
- Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các KDL, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du
lịch, gắn với các tuyến giao thông.

12

Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2005), Địa lý KT - XH đại cương, NXB Đại
học Sư phạm Hà Nội, tr.379.
13


Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên - 2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

23


- Khu du lịch (KDL) là hình thức tổ chức lãnh thổ đặc thù cho du lịch, phát triển
rộng khắp ở các quốc gia, thường gắn với một hoặc một vài điểm du lịch nổi tiếng
và là điểm dừng quan trọng của các tour hay tuyến du lịch.
Ở Viê êt Nam “KDL là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du
lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách du lịch, đem lại hiê êu quả về kinh tế – xã hô êi và môi trường”.
- Trung tâm du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch với tài nguyên du
lịch tương đối tập trung, được khai thác một cách cao độ, có cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật tương đối phát triển đảm bảo lưu khách lại trong một thời gian dài
và có khả năng tạo vùng du lịch.
- Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng
trong hoạt động của đô thị. Điều kiện để một đô thị trở thành một đô thị du lịch là:
+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoă êc trong ranh giới đô thị
và khu vực liền kề;
+ Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vâ êt chất kỹ thuâ êt du lịch đồng bô ê, đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách du lịch; có cơ cấu lao đô êng phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch;
+ Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỉ lê ê thu nhâ êp từ du
lịch trên tổng thu nhâ êp của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ.
- Vùng du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của các trung tâm, điểm và tuyến du lịch có
những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng tài nguyên du lịch; tính CMH thể
hiện sâu sắc (để phân biệt vùng này với vùng khác); có mối liên hệ nội, ngoại vùng
đa dạng; có diện tích lớn, bao gồm nhiều tỉnh.
1.4.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế theo không gian
a. Khu kinh tế

KKT là mô êt loại hình tổ chức không gian kinh tế được thành lập trong một
quốc gia với mô êt lãnh thổ xác định, nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng
các biện pháp khuyến khích đặc biệt.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP, KKT là khu vực có không gian
kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các
nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và
thủ tục của Chính phủ.
Điều kiện thành lập KKT ở Việt Nam là 14:
+ Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển KKT đã được phê duyệt;
14

Chính phủ, Quy định pháp luật về các khu công nghệ cao, công nghiệp, chế xuất và kinh tế, NXB Chính
trị Quốc gia, 2009, tr. 123.

24


+ Có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng nước sâu hoặc
gần sân bay), kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và
quốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điều
kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật;
+ Có quy mô diện tích từ 10 nghìn ha trở lên và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp
của khu kinh tế;
+ Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, quan trọng và có tác
động tới sự phát triển KT – XH của cả khu vực;
+ Có khả năng phát huy tiềm năng tại chỗ và tạo ảnh hưởng phát triển lan tỏa đến
các khu vực xung quanh;
+ Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh hưởng
xấu và làm tổn hại đến các di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các quần
thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học; phù hợp với bố trí quốc phòng và

đảm bảo quốc phòng an ninh; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi
sinh và phát triển bền vững.
Theo vị trí lãnh thổ, hiện nay ở Việt Nam có hai loại KKT là KKT ven biển
và KKT cửa khẩu. KKT ven biển được hình thành ở những khu vực ven biển gắn
với các cảng biển nước sâu. KKT cửa khẩu được xây dựng ở khu vực biên giới đất
liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính với một nước láng giềng.
b. Trung tâm kinh tế
Là đơn vị hành chính tương đương cấp quâ nê , huyê nê , thị xã, thành phố, giữ vai trò
là trung tâm quốc gia hoặc trung tâm vùng lãnh thổ liên tỉnh, tỉnh. Nó có chức năng là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao
thông, giao lưu trong tỉnh, liên tỉnh (vùng), trong nước hoă cê quốc tế, thúc đẩy sự phát
triển KT - XH của một tỉnh, vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
c. Vùng kinh tế trọng điểm và vùng kinh tế
Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển, đóng
vai trò chi phối quyết định đối với nền kinh tế cả nước và phải thỏa mãn các yếu tố sau:
+ Hội tụ các điều kiện thuận lợi tập trung tiềm lực kinh tế, có vị trí hấp dẫn các nhà đầu tư;
+ Có có khả năng chiếm tỷ trọng cao trong tổng GDP của quốc gia, nếu được đầu tư
thích đáng sẽ có khả năng tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước;
+ Có khả năng tạo tích lũy đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đồng thời có thể tạo
nguồn thu ngân sách lớn cho đất nước. Trên cơ sở đó, vùng này không những chỉ tự
đảm bảo nguồn tài chính cho mình mà còn có khả năng hỗ trợ cho các vùng khác;

25


×