Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

VON DAU TU PT CHO NGANH NONG NGHIEP DN.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.67 KB, 50 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

Lời mở đầu
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng. Nông nghiệp
là ngành có lịch sử lâu đời, các hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn ở nông thôn. Vì thế nông nghiệp, nông thôn giữ vai trò lớn trong việc phát
triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... nhất là các nước đang phát triển. Ở
những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay
cả những nước có nền công nghệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông
nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông nghiệp của các nước này khá lớn và
không ngừng tăng lên, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy
Đảng và Nhà nước ta xác định phát triển nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ
quan trọng trong những năm đầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại đất
nước. Do vậy sau khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường thì chúng ta đã có những cơ chế, chính sách đổi mới phát triển
nông nghiệp, nông thôn phù hợp với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước.
Trong quá trình đổi mới nông nghiệp, nông thôn ở nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn và đã góp phần quan trọng cho công cuộc công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì phát triển
nông nghiệp, nông thôn ở nước ta vẫn còn những tồn tại và thách mới. Để nhận
thức sâu sắc về thực trạng nông nghiệp, nông thôn ở nước ta nên em đã viết về
đề tài“Vốn đầu tư phát triển cho ngành nông nghiệp ở Thành phố Đà Nẵng”.
Đề tài bao gồm các nội dung sau:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư vào ngành
nông nghiệp ở thành phố Đà Nẵng
Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào ngành
nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng



1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

Chương 1
Cơ sỏ lý luận chung
1.1

Đầu tư và vốn đầu tư.

1.1.1 Khái niệm về đầu tư và vốn đầu tư.
1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư
Đầu tư (investment) là một khái niệm mà hiện nay có rất nhiều cách phát
biểu khác nhau tuỳ theo quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề trong hoạt động
đầu tư. Có thể nêu một vài cách diễn đạt về khái niệm đầu tư như sau:
Đầu tư, đó là một quá trình sử dụng vốn để tạo nên các nhân tố sản xuất, đặc biệt
là các tư liệu sản xuất như nhà xưởng, máy móc và vật tư (thường gọi là đầu tư
cho các đối tượng vật chất); để mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc cho vay lấy lãi
(thường gọi là đầu tư tài chính); để mua hàng hoá và sau đó bán lại, mà ở đây
những chủ trương này có thể sinh lợi dần hoặc thoả mãn nhu cầu nào đó cho
người bỏ vốn cũng như toàn xã hội trong một thời gian nhất định trong tương lai.
Đầu tư, đó là một quá trình sử dụng vốn nhằm tạo các tiềm năng về tài
sản để sinh lợi dần theo thời gian.
Đầu tư, đó là một quá trình chi vốn cho một hoạt động kinh doanh nào đó và
ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận được các khoản thu trong tương lai để đảm bảo
hoàn vốn và có lãi.

Đầu tư, đó là quá trình quản lý sử dụng tài sản một cách hợp lý, nhất là về
mặt cơ cấu của tài sản để sinh lợi.
Đầu tư là sự sử dụng các khoản đã tích luỹ được của xã hội vào việc tái sản xuất
nhằm tạo ra các tiềm lực lớn hơn về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Đầu tư là sự bỏ ra những cái gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải
vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong
tương lai.
Đầu tư trên giác độ nền kinh tế (đầu tư phát triển) là sự hi sinh giá trị hiện
tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán,
phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân, các tổ chức không
phải là đầu tư đối với nền kinh tế.

2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

1.1.1.2 Khái niệm về vốn đầu tư
Vốn đầu tư để thực hiện một dự án đầu tư là toàn bộ số vốn đầu tư dự
kiến để chi phí cho toàn bộ quá trình đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đầu tư để
đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của dự án.
Trong một dự án đầu tư, vốn đầu tư được trình bày theo các bộ phận hợp thành
sau:
+ Vốn cố định được dùng để sử dụng để xây dựng công trình, mua sắm
máy móc thiết bị và để hình thành nên tài sản cố định của dự án đầu tư.
+ Vốn lưu động bao gồm chủ yếu là dự trữ vật tư, sản xuất dở dang, vốn
tiền mặt…theo dự kiến và được dùng cho quá trình khai thác các tài sản cố định
của dự án trong suốt quá trình tồn tại của dự án.

+ Các khoản chi phí chuẩn bị đầu tư (tiền sản xuất): chủ yếu là các chi
phí đầu tư khác như chi phí cho quá trình chuẩn bị đầu tư, thăm dò và khảo sát…
Nội dung của vốn đầu tư bao gồm các khoản mục chi phí gắn liền với nội
dung của hoạt động đầu tư.
1.1.2 Phân loại vốn đầu tư.
1.1.2.1Vốn đầu tư trong nước
Vốn đầu tư trong nước được tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân dựa
trên cơ sở hiệu quả sản xuất, là lao động thặng dư của người lao động thuộc tất
cả các thành phần kinh tế. Con đường cơ bản để giải quyết vấn để tích luỹ vốn
trong nước là tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng khoa học công
nghệ, hợp lý hoá sản xuất .
Vốn đầu tư trong nước bao gồm :
+ Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
+ Vốn đầu tư tích luỹ của doanh nghiệp.
+ Vốn đầu tư tín dụng trong nước.
Xét về lâu dài, vốn đầu tư trong nước là nguồn vốn bảo đảm cho sự tăng trưởng
kinh tế một cách liên tục, đưa đất nước đến sự phồn vinh một cách chắc chắn và
không phụ thuộc. Do đó, vốn đầu tư trong nước giữ một vai trò quyết định vì đó
là nhân tố bên trong đảm bảo cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, là
tiền đề để huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài.

3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

1.1.2.2 Vốn đầu tư nước ngoài
Là dòng luân chuyển vốn quốc tế. Về thực chất, các dòng luân chuyển

vốn quốc tế là sự biểu hiện quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các
quốc gia. Các loại vốn đầu tư nước ngoài:
Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).
Vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO).
1.1.3 Vai trò của vốn đầu tư.
Giữa vốn đầu tư và tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao cần phải tăng cường đầu tư. Đầu tư ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế về cả hai mặt nhu cầu và sản xuất. Đầu tư tăng lên
sẽ làm cho tiêu thụ tăng lên và do đó thúc đẩy sản xuất tăng lên.
Vốn đầu tư có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc đầu tư
vốn vào các ngành, lĩnh vực một cách hợp lý sẽ có tác động trực tiếp đến tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo
nguồn đầu tư dồi dào, định hướng đầu tư vào các ngành có hiệu quả cao hơn.
Vốn đầu tư còn có tác dụng tăng cường giải quyết việc làm cho người lao
động. Ngày nay, trong quá trình đổi mới và phát triển, nguồn lao động được đánh
giá là sức mạnh siêu quốc gia, có tính quyết định trong cạnh tranh kinh tế và
thiết lập trật tự kinh tế thế giới mới.
Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để đổi mới công nghệ áp dụng những
thành tựu mới của khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Trong quá trình
CNH – HĐH cần phải tuân thủ những bước đi phù hợp với những lĩnh vực mới,
cần đi tắt đón đầu, tức là phải lựa chọn công nghệ mới cho quá trình sản xuất. Vì
vậy, cần phải có một lượng vốn nhất định để nhập công nghệ mới, thiết bị hiện
đại từ bên ngoài.
Đầu tư phát triển giúp giải quyết các vấn đề xã hội. Để giải quyết các vấn
đề xã hội, chúng ta cần phải trích ngân sách nhà nước, bên cạnh đó huy động
cộng đồng giúp đỡ các đối tượng khó khăn.

4



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

1.2 Nông nghiệp và vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế.
1.2.1 Các khái niệm.
1.2.1.1 Nông nghiệp là gì?
Nông nghiệp là một lĩnh vực sản xuất vật chất có những nét đặc thù, là
ngành sản xuất gắn với đối tượng sinh vật (cây trồng, vật nuôi) bị chi phối bởi
quy luật sinh học, các điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết, khí hậu) và là
ngành sản xuất ra sản phẩm tất yếu để xã hội tồn tại và phát triển
1.2.1.2 Kinh tế nông nghiệp là gì?.
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ sản xuất nông nghiệp không
thuần nhất và rất đa dạng do quan hệ sở hữu là đa dạng. Tất cả mọi loại hình sở
hữu, mọi kiểu sở hữu đa dạng trong nông nghiệp làm cơ sở cho các hình thức tổ
chức sản xuất kinh doanh theo pháp luật đều được coi là một bộ phận cấu thành
của nền nông nghiệp , vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta Với quan niệm hoàn toàn mới, kinh tế nông nghiệp nghiệp
không chỉ là hoạt động trồng trọt , chăn nuôi mà còn bao gồm cả lâm nghiệp,
thủy sản và kinh tế nông thôn . Trong thực tiễn các bộ phận kinh tế này vừa có
vai trò độc lập tương đối, vừa có tác động qua lại với nhau, vừa nương tựa vào
nhau, tạo thành một bộ phận kinh tế thống nhất. Do đó phát triển kinh tế nông
nghiệp sẽ là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác.
1.2.1.3 Phát triển nền nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm, như: nông học, sinh học, xã hội… Hiện có
nhiều định nghĩa khác nhau, trong đó đáng quan tâm là định nghĩa của tổ chức
sinh thái và môi trường thế giới (WORD) bởi tính tổng hợp và khái quát cao:
nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được các yêu cầu của thế hệ

hiện nay, mà không giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau. Điều đó có
nghĩa là nền nông nghiệp không những cho phép các thế hệ hiện nay khai thác
tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của họ mà còn duy trì được khả năng ấy cho thế
hệ mai sau. Cũng có ý kiến cho rằng sự bền vững của hệ thống nông nghiệp là
khả năng duy trì hay tăng thêm năng suất và sản lượng nông sản trong một thời
gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến điều kiện sinh thái. Như vậy, nền nông

5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

nghiệp bền vững phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là: đảm bảo nhu cầu
nông sản của loài người hiện nay và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các
thế hệ mai sau, bao gồm gìn giữ được quỹ đất, quỹ nước, quỹ rừng, không khí và
khí quyển, tính đa dạng của sinh học.v.v… Xây dựng nền nông nghiệp bền vững
là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển.
Tài nguyên nông nghiệp chủ yếu là đất đai. Nó vừa là sản phẩm của tự
nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. Nhiệm vụ cơ bản của nông nghiệp bền
vững là quản lý tốt đất đai: sử dụng hợp lý, bảo vệ và không nông ngừng bồi
dưỡng đất đai, làm cho đất ngày càng màu mỡ.
1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp.
1.2.2.1 Về không gian
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Ở đâu có đất đai và
lao động thì ở đó có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Song ở mỗi vùng, mỗi
quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết, khí hậu khác nhau. Lịch sử hình thành
các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các địa bàn gắn rất chặt

chẽ với điều kiện hình thành và sử dụng đất. Do điều kiện đất đai và khí hậu
không giống nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rõ
nét. Vì vậy, việc lựa chọn và bố trí cây trồng vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật canh
tác phải phù hợp với điều kiện từng vùng, nhằm tạo điều kiện cho cây trồng, vật
nuôi phát triển tốt, đem lại năng suất cao.
1.2.2.2 Về thời gian.
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển hình
nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt thời gian lao động tách rời với
thời gian sản xuất các loại cây trồng nông nghiệp, mặt khác do sự biến thiên về
điều kiện thời tiết, khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều
kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp
là loại cây trồng- loại cây xanh có vai trò cực kỳ to lớn là sinh vật có khả năng vĩ
đại, hấp thụ và tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời để biến từ chất vô cơ thành
chất hữu cơ tạo nguồn thức ăn cơ bản cho con người và vật nuôi. Như vậy tính
thời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông dân. Tạo hóa đã cung cấp nhiều

6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

yếu tố đầu vào thiết yếu cho nông nghiệp : ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa, không
khí...Lợi thế tự nhiên đã ưu ái rất lớn cho con người, nếu biết lợi dụng hợp lý có
thể sản xuất ra nông sản với chi phí nhỏ nhất, chất lượng cao. Để khai thác và lợi
dụng nhiều nhất tặng vật của tự nhiên đối với nông nghiệp đòi hỏi phải thực hiện
nghiêm khắc những khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo trồng,
bón phân, làm cỏ, tưới tiêu...
Việc thực hiện kịp thời vụ cũng dẫn đến tình trạng căng thẳng về lao động đòi

hỏi phải có giải pháp tổ chức lao động hợp lý, cung ứng vật tư kỹ thuật kịp thời,
trang bị công cụ, máy móc thích hợp, đồng thời phải coi trọng việc bố trí cây
trồng hợp lý, phát triển ngành nghề dịch vụ tạo thêm việc làm ở những thời kỳ
nông nhàn.
1.2.2.3 Về tư liệu sản xuất.
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất (TLSX) chủ yếu không thể
thay thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất nhưng
nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao thông ...đất
đai là cơ sở làm nền móng trên đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ thống
giao thông...để con người điều khiển các máy móc, các phương tiện vận tải hoạt
động. Trong nông nghiệp đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là TLSX chủ yếu
không thể thay thế được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người
không thể tăng thêm theo ý muốn chủ quan nhưng sức sản xuất ruộng đất là chưa
có giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm
thỏa mãn nhu cầu tăng lên của loài người về nông phẩm. Chính vì thế trong quá
trình sử dụng phải biết quý trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc
chuyển đất nông nghiệp sang đất xây dựng cơ bản, tìm mọi biện pháp để cải tạo
và bồi dưỡng đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra sản phẩm trên mỗi đơn vị
diện tích với chi phí nhỏ nhất trên đơn vị sản phẩm.
Đối tượng nghiên cứu của sản xuât nông nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của nó là cơ thể sống của cây trồng và vật
nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi chúng phát sinh, phát triển theo qui luật sinh
học. Do là cơ thể sống nên chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự
thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển

7


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Cây trồng và
vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân
nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất
trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Để chất lượng giống cây
trồng vật nuôi tôt hơn, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng xuất
cao chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phương.
1.3 Một số chỉ tiêu để đánh giá về nông nghiệp
Thâm canh nông nghiệp được đặc trưng bằng hệ thống các nhân tố và
biện pháp, phản ánh sự tổng hợp và những mối quan hệ tác động qua lại của
chúng.Vì vậy để đo lường trình độ và hiệu quả kinh tế của thâm canh, hệ thống
chỉ tiêu đảm bảo sự so sánh một cách khoa học về chi phí và kết quả trong quá
trình thực hiện thâm canh nông nghiệp.
Khi sử dụng hệ thống chỉ tiêu để phân tích trình độ và hiệu quả kinh tế của thâm
canh, trước hết xác định thời hạng nghiên cứu. Thông thường thời hạn nghiên
cứu càng dài càng tốt nhằm loại trừ ảnh hưởng bất lợi của điều kiện tự nhiên đối
với kết quả sản xuất nông nghiệp. Cần kiểm tra nguồn thông tin hiện có bằng
cách kiểm độ tin cậy số học của thông tin và kiểm tra kết quả tính toán. Xác định
rõ nhiệm vụ phân tích và ứng dụng các phương pháp phân tích thích hợp để thực
hiện tốt nhiệm vụ đặc ra cho việc phân tích.
Khi đánh giá và so sánh tình hình thâm canh giữa các doanh nghiệp, giữa các
vùng, các địa phương… cần chú ý lựa chọn các doanh nghiệp, các vùng có điều
kiện kinh tế và tự nhiên giống nhau hoặc gần giống nhau với khoảng thời gian
tương tự.
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá trình độ thâm canh nông nghiệp.
1.3.1.1 Hệ thống chỉ tiêu các nhân tố.
Chỉ tiêu khái quát – nhắm phản ánh đầu tư tổng hợp trên đơn vị diện tích
đặc trưng cho toàn bộ quá trình thâm canh và các chỉ tiêu bộ phân – nhằm phản
ánh từng yếu tố chủ yếu nhất của đầu tư, đặc trưng từng mặt của quá trình thâm

canh.
Các chỉ tiêu bao quá gồm:

8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

Tổng số vốn sản xuất (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) trên đơn vị
diện tích. Chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ nhất tư liệu sản xuất và lao động ứng
trước. Ưu việt của vốn sản xuất biểu hiện chủ yếu ở sự tập trung hóa đầy đủ nhất
các nhân tố và điều kiện vào quá trình sản xuất. Khuynh hướng chung trong việc
thay đổi các nhân tố của vốn sản xuất thông thường là sự tăng lên của vốn lưu
động trên đơn vị diên tích với việc hạ thấp chi phí lao động sống và thù lao lao
động. Nhưng do các yếu tố khác nhau cấu thành vốn sản xuất có chức năng khác
nhau trong quá trình sản xuất và tham gia không giống nhau trong việc tạo thành
giá trị sản phẩm, nên khi sử dụng chỉ tiêu này cần kèm theo chỉ tiêu khác để đảm
bảo tính chất toàn diện của quá trình thâm canh.
Tổng chi phí sản xuất (bao gồm chi phí thực tế về tư liệu sản xuất và lao
động) trên đơn vị diện tích. Chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ nhất chi phí thực tế và
nó có ý nghĩa trực tiếp để tăng khối lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích. Thông
qua chỉ tiêu này có thể so sánh chính xác hơn kết quả thu được với chi phí đã
tiêu hao, từ đó xác định được lượng tuyệt đối của kết quả sản xuất và hiệu quả
kinh tế trong quá trình thực hiện thâm canh. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phản
ánh được toàn bộ lượng vốn sản xuất ứng trước mà thiếu khoản này không thể
nhận được kế quả sản xuất. Vì thế khi sử dụng chỉ tiêu này phải đồng thời sử
dụng chỉ tiêu vốn sản xuất trên đơn vị diện tích.
Các chỉ tiêu bộ phận bao gồm:

Tổng số vốn cố định trên đơn vị diện tích. Nó biểu hiện dưới hình thức
máy móc, công cụ, các phương tiện giao thông, cây lâu năm, súc vật cày kéo và
sinh sản… có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tăng sản phẩm trên đơn vị
diện tích và hạ thấp chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này có ý nghĩa trực tiếp đến việc
nâng cao vốn trang bị lao động, nâng cao năng suất lao động sống và hiệu quả
sản xuất.
Giá trị công cụ máy móc trên đơn vị diện tích. Là bộ phận cấu thành trong vốn
cố định, máy móc có tác động trực tiếp đến việc hạ thấp chi phí lao động trên
đơn vị diện tích, đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp đến việc tăng khối lượng sảm
phẩm, thông qua việc tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp kỹ thuật nông học
trong thời hạn thuận lợi nhất cho sự phát triển cây trồng.

9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

Số lượng phân hữu cơ và phân hóa học nguyên chất trên đơn vị diện tích.
Số lượng, chất lượng và cơ cấu các loại phân bón (bao gồm cả hữu cơ và vô cơ)
có ý nghĩa trực tiếp để nâng cao khả năng sản xuất của ruộng đất và cây trồng,
trên cơ sở đó để tăng sản phẩm trên đơn vị diện tích.
Cơ giống tốt trong ngành trồng trọt và chăn nuôi. Áp dụng giống tốt có
năng suất cao là một trong những biện pháp có hiệu quả thâm canh nông nghiệp,
không chỉ làm tăng năng suất cây trồng và sản phẩm gia súc, mà còn tiết kiệm
được chi phí sản xuất, tăng thu nhập.
Tỷ trọng diện tích được tưới tiêu chủ động và tưới tiêu khoa học. Việc bảo đảm
lượng nước cho cây trồng theo các thời kỳ phát triển có tác dụng to lớn trong
việc nâng cao năng suất cây trồng, đặc biệt ở nơi thiếu độ ẩm, mưa lũ và hạn hán

thường xảy ra.
Trình độ phát triển nghành chăn nuôi – phản ánh mối quan hệ và sự phối
hợp giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi, nếu thiếu chúng thì không thể phát triển
nền nông nghiệp hợp lý. Trình độ chăn nuôi được biểu hiện ở chỉ tiêu số lượng
và chất lượng. Chỉ tiêu số lượng phản ánh mật độ của gia súc (thông qua từng
loại và gia súc tiêu chuẩn). Chỉ tiêu chất lượng thông qua việc xác định cơ cấu
giống gia súc và số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất trên đơn vị diện tích.
Thay đổi cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi – phản ánh việc nâng cao trình độ
thâm canh là gắn liền với việc tăng tỷ lệ diện tích những cây trồng hoặc những
đầu gia súc có chất lượng cao để từ đó nhận được nhiều sản phẩm hơn trên đơn
vị diện tích.
Số lượng thức ăn tiêu chuẩn cho một đầu gia súc tiêu chuẩn. Việc cung cấp đầy
đủ về số lượng với chất lượng cao của thức ăn cho gia súc có ý nghĩa quyết định
để nâng cao năng suất sản phẩm của chúng.
1.3.1.2 Hệ thống chỉ tiêu kết quả.
Nhóm chỉ tiêu này được phân thành: chỉ tiêu kết quả trực tiệp và chỉ tiêu
tổng hợp.
Chỉ tiểu kết quả trực tiếp bao gồm:
Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Phản ánh mục tiêu sản xuất và biểu
hiện chính xác nhất quá trình thâm canh như là hình thức của tái sản xuất mở

10


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

rộng được đặc trưng trước hết là sự thay đổi quy mô sản phẩm sản xuất ra. Trong
điều kiện của ta, bình quân ruộng đất đầu người thấp, quá trình thâm canh nông

nghiệp nhằm đạt giá trị sản xuất cao nhất trên đơn vị diện tích có ý nghĩa rất to
lớn, nhất là ở giai đoạn hiện nay. Do giá trị sản xuất chứa đựng đồng thời giá trị
chuyển vào và giá trị mới tạo ra với tỷ lệ khác nhau, vì thế khi sử dụng chỉ tiêu
này đòi hỏi phải kết hợp với các chỉ tiêu khác để xác định trình độ thâm canh
nông nghiệp.
Năng suất cây trồng và sản phẩm gia súc là chỉ tiêu trực tiếp nhất phản
ánh trình độ thâm canh nông nghiệp. Chỉ tiêu này còn là cơ sở vững chắc để
đánh giá những khả năng tăng lên của sản phẩm trên đơn vị diện tích, nó được sử
dụng như là cơ sở để phân tích chính xác hơn và đánh giá sự hợp lý về kết quả
đầu tư đã thực hiện và trình độ sử dụng các điều kiện tự nhiên để phát triển sản
xuất.
Chỉ tiêu kết quả tổng hợp nhằm đánh giá tính chất hợp lý và lợi ích kinh
tế của quy mô và cơ cấu đầu tư về tư liệu sản xuất và lao động trong những điều
kiện nhất định của sản xuất. Các chỉ tiêu kết quả tổng hợp bao gồm:
Giá trị mới sáng tạo ra trên đơn vị diện tích. Đây là chỉ tiêu đặc biệt quan
trọng trong đặc trưng cho sự phát triển kinh tế nói chung và của thâm canh nông
nghiệp nói riêng. Chỉ tiêu này biểu hiện một cách cụ thể những khả năng của
thâm canh tái sản xuất mở rộng về sức lao động cũng như vốn sản xuất. Sự tăng
lên của giá trị mới sáng tạo ra trên đơn vị diện tích với nhịp độ lớn hơn so với
giá trị sản lượng khi các điều kiện khác không thay đổi thể hiện sử dụng tốt hơn
tư liệu vật chất.
Lợi nhuận là chỉ tiêu kết quả kinh tế cuối cùng của sản xuất. Trong hình
thức tổng hợp, chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ hơn các mặt quan trọng nhất của quá
trình thâm canh tăng khối lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tiết kiệm tương đối lao động sống. Lợi nhuận biểu hiện đầy đủ
nhất những khả năng tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp và tham gia vào
tích lũy xã hội. Tuy nhiên, đối với các trang trại và hộ nông dân, việc tính lợi
nhuận là rất khó, bởi lẽ chưa tính được giá trị của lao động trực tiếp sản xuất và
lao động quản lý của chủ trang trại và chủ hộ.


11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

1.3.2 Những chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của thâm canh nông nghiệp.
Nhiệm vụ chủ yếu đặc ra trong quá trình thâm canh là đảm bảo hiệu quả
kinh tế của sản xuất không nông ngừng tăng lên. Việc tăng đầu tư lao động vật
hóa và lao động sống trên đơn vị diện tích là phương diện để đạt hiệu quả cao
hơn của thâm canh. Song, hiệu quả kinh tế của thâm canh nông nghiệp là hiện
tượng phức tạp, vì nó được thể hiện, một mặt, trên cơ sở áp dụng những thành
tựu của tiến bộ khoa học – công nghệ và mặt khác, trong mối quan hệ và phụ
thuộc của bản thân thâm canh và tiến bộ khoa học – công nghệ với các tư liệu
sinh học (cây trồng và gia súc) và với việc sử dụng ruộng đất như là tư liệu sản
xuất chủ yếu trong nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đầu tư bổ
sung trên đơn vị diện tích được thực hiện một cách liên tục ở mức nhất định.
Hiệu quả sản xuất đem lại là kết quả tác động tổng hợp của tư liệu sản xuất sẳn
có và tư liệu sản xuất đầu tư bổ sung, thông thường tư liệu sản xuất bổ sung
được hoàn thiện hơn cho phép nâng cao hiệu quả của những tư liệu sản xuất đã
đầu tư và sử dụng trước đó. Sự tác động này có thể tác động trực tiếp- thông qua
việc nâng cao chất lượng những tư liệu sản xuất tương tự được sử dụng, có thể
gián tiếp - thông qua cơ cấu số lượng hợp lý hơn giữa đầu tư công nghệ mới và
cũ nhằm đảm bảo ảnh hưởng tổng hợp để tăng hiệu suất của ruộng đất, cây trồng
và gia súc.
Xuất phát từ bản chất kinh tế của thâm canh và hiệu quả kinh tế của nó,
những chỉ tiêu đánh giá trình độ thâm canh là cơ sở để tính toán hiệu quả kinh tế
của thâm canh công nghiệp. Ở đây hiệu quả kinh tế thâm canh cần so sánh kết
quả sản xuất với đầu tư bổ sung, chủ yếu là so sánh thu nhập thuần túy với chỉ

tiêu nhân tố khái quát.
Chỉ tiêu hiểu quả kinh tế của thâm canh bao gồm:
1.3.2.1 Mức doanh lợi
Là chỉ tiêu khái quát nhất về hiệu quả sản xuất nói chung và của thâm
canh nông nghiệp nói riêng.
Mức doanh lợi có thể biểu hiện bằng mối quan hệ so sánh về lượng của thu nhập
và chi phí sản xuất, hoặc của thu nhập với tổng số vốn sản xuất (vốn cố định và
vốn lưu động trừ phần khấu hao). Thu nhập tính bằng cách lấy tổng giá trị sản

12


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

xuất trừ đi tổng chi phí sản xuất. (Thu nhập và giá trị mới sáng tạo ra là hai cách
gọi khác nhau của một chỉ tiêu)
Mặc dù mức doanh lợi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường hiệu quả kinh tế
của thâm canh nhưng không phải bao giờ mức doanh lợi cao cũng bảo đảm thu
nhập nhiều hơn trên đơn vị diện tích.
1.3.2.2 Mức doanh lợi của đầu tư bổ sung.
Là quan hệ so sánh giữa phần tăng lên của thu nhập với đầu tư bổ sung.
Chỉ tiêu này có thể biểu hiện bằng mối quan hệ so sánh về lượng giữa phần tăng
lên của thu nhập với phần chi phí sản xuất bổ sung, hoặc giữa phần tăng lên của
thu nhập với phần vốn sản xuất bổ sung.
Ngoài hai chỉ tiêu trên có thể sử dụng thêm: Giá trị sản phẩm hàng hóa
sản xuất ra trên đơn vị diện tích và trên một lao động, tăng năng suất lao động,
dung lượng vốn cố định và chi phí vật chất trên 100 đồng giá trị sản xuất.
Phân tích tình hình thực hiện thâm canh nông nghiệp cần xem xét cơ cấu

lao động quá khứ và lao động sống đầu tư trên một đơn vị diện tích. Như là xu
hướng có tính quy luật trong quá trình thực hiện thâm canh, tỷ trọng tương đối
của lao động quá khứ tăng lên, còn lao động sống giảm cả tương đối và tuyệt
đối. Nhưng trong điều kiện cụ thể của ta hiện nay, khi cơ sở vật chất – kỹ thuật
nông nghiệp còn thấp nguồn lao động phong phú chưa được sử dụng hết, để
phục vụ thâm canh, các doanh nghiệp nông nghiệp, chủ trang trại, chủ hộ nông
dân cần khai thác tiềm năng to lớn này, một mặt sử dụng lao động vào việc xây
dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ thâm canh, mặt khác đầu tư trực tiếp vào
những khâu có tác động lớn đến việc nâng cao năng suất cây trồng và năng suất
sản phẩm vật nuôi.
1.4 Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế.
Đã từ lâu đời, nông nghiệp đóng vài trò qua trọng trong đời sống hàng ngày
của mọi con người và ngày nay cũng vậy nông nghiệp cũng thể hiện vai trò của
mình trong nền kinh tế - xã hội.
Phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo ổn
định tình hình kinh tế- xã hội của đất nước nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên
13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

chủ nghĩa xã hội, trước thời kỳ năm 1985, kinh tế nước ta "làm không đủ ăn". Từ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Đảng ta xác định nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu nhưng theo nghĩa hẹp nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi.
Đại hội VI, Đảng ta xác định nông nghiệp bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp và
gắn với công nghiệp chế biến là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đại hội VII,
Đảng ta xác định Nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu bao gồm cả

nông- lâm- ngư nghiệp với công nghiệp chế biến và gắn với kinh tế- xã hội. Hội
nghị Trung ương 5 (khoá VII) Đảng ta xem đây là nhiệm vụ hàng đầu để thực
hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ Đại hội VIII đến nay,
Đảng ta xác định trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệ là nhiệm vụ hàng đầu, đồng thời xác
định nhiệm vụ cụ thể của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Do có
những định hướng đúng đắn về chiến lược phát triển nông nghiệp nên tiến trình
CNH, HĐH đã đem lại những kết quả vô cùng quan trọng: sản lượng lương thực
cả nước từ 22,4 tấn những năm 1981- 1988 lên 40,3 tấn năm 2016, không những
đủ tiêu dùng mà còn xuất khẩu lương thực 3,9 tấn( năm 2015) và 5,2 tấn( năm
2016). Đến nay Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, đứng thứ 2
về xuất khẩu cafê, thứ nhất về xuất khẩu tiêu, thứ 4 về xuất khẩu điều. Nông
nghiệp đã góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện xoá
đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, củng cố AN- QP
Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm; cung cấp nguyên liệu để
phát triển CN-TTCN; cung cấp khối lượng hàng hoá cho xuất khẩu và tích luỹ
cho nền kinh tế.
C.Mác đã chỉ rõ: Nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho
con người…và việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên của sự
sống của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung. Cho đến nay mặc dù khoa
học và công nghệ phát triển nhưng chưa có ngành nào có thể thay thế vai trò của
nông nghiệp trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm, đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia.

14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc


Đối với các nước đang phát triển thì nguyên liệu từ nông sản là bộ phận
đầu vào chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến và nhiều ngành công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng. Mặt khác thông qua công nghiệp chế biến, giá trị nông
sản được tăng lên và đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường.
Nông sản dưới dạng thô hoặc qua chế biến là bộ phận hàng hoá xuất
khẩu chủ yếu của hầu hết các nước đang phát triển thời kỳ đầu, hiện nay nước ta
ngành nông nghiệp đóng góp 40% giá trị xuất khẩu của cả nước, tạo ra tích luỹ
để tái sản xuất và phát triển nền kinh tế quốc dân.
Nông nghiệp là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ: Tiềm năng có thể khai thác thị trường nông
nghiệp Việt Nam- nơi tập trung gần 80% dân cư của cả nước là rất lớn. Cùng với
quá trình phát triển của đất nước thì mức sống và nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt
của dân cư nông thôn tăng nhanh và như vậy chỉ cần một sự kích cầu nhỏ ở nông
thôn thì đòi hỏi phải cần cung cấp một lượng hàng hoá lớn của các ngành khác
cung cấp vào.
Phát triển nông nghiệp góp phần phân công lại lao động nông thôn, phân
công lại lao động xã hội: Đây là xu hướng có tính quy luật trong phân công lại
lao động xã hội. Khi nền kinh tế phát triển thì lao động trong nông nghiệp có xu
hướng giảm và chuyển sang các ngành công nghiệp, dịch vụ. Ở nước ta trước
năm 1990 lao động nông nghiệp chiếm 72%, đến nay thì tỷ lệ này chiếm 60%,
cơ cấu lao động chuyển dịch vẫn còn chậm do nhiều nhân tố: chất lượng người
lao động ở nông thôn, tốc độ và quy mô phát triển các ngành công nghiệp, dịch
vụ ở nông thôn và thành thị…
Nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường sinh thái. Bởi quá trình phát triển nông nghiệp gắn
liền với việc sử dụng thường xuyên đất đai, nguồn nước, các loại hoá chất…
Đồng thời, việc trồng và bảo vệ rừng, luân canh cây trồng, phủ xanh đất trống


15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

đồi trọc có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái. Đây cũng là điều kiện
để quá trình tái sản xuất nông nghiệp diễn ra bình thường.
Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội: Nhu cầu ăn là nhu cầu cơ
bản, hàng đầu của con người. Xã hội có thể thiếu nhiều loại sản phẩm nhưng
không thể thiếu lương thực, thực phẩm cho xã hội. Do đó, việc thoả mãn các nhu
cầu lương thực, thực phẩm trở thành điều kiện khá quan trọng để ổn định xã hội,
ổn định kinh tế. Sự phát triển của nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với việc
thoả mãn nhu cầu này.
Đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm không chỉ là yêu cầu duy
nhất của nông nghiệp, mà còn là cơ sở để phát triển mặt khác.
Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ: Các nghành công
nghiệp nhẹ như: chế biến lương thực thực phẩm, chế biến hoa quả, công nghiệp
dệt, giấy, đường ... phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp. Quy
mô, tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu là nhân tố quan trọng quyết
định quy mô, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp này
Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá: Công nghiệp hoá đất nước là
nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để công
nghiệp hoá thành công, đất nước giải quyết rất nhiều vấn đề và phải có vốn. Khu
vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn cho sự phát triển kinh tế, nhất là giai
đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động
và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều
cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế
nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản..., trong đó thuế có vị trí

rất quan trọng.

16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

Chương II
Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp
ở thành phố Đà Nẵng
2.1

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2015 – 2018

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Kinh tế Đà Nẵng trong những năm qua liên tục tăng trưởng và ổn định,
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá so sánh 1994 của thành phố tăng từ
6.214,3 tỷ đồng năm 2015 lên 8302.200 tỷ đồng năm 2018; đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân 11,3%/năm giai đoạn 2015- 2018, trong đó công nghiệp - xây
dựng tăng bình quân 18.93%; nông lâm thủy sản 5.21% và dịch vụ - du lịch
9,32%.
Về mặt chính sách tác động của chính quyền địa phương ta thấy những
năm qua tình hình kinh tế thành phố Đà Nẵng đã nắm bắt và phát huy được chủ
trương đường lối mới của Đảng và nhà nước, nên đã huy động và khai thác có
hiệu quả các nguồn lực trong nước và đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các công
trình đầu tư trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài đã đến lúc phát huy tác
dụng làm tăng năng lực sản xuất và tiềm lực kinh tế, đội ngũ cán bộ quản lý nhà
nước, doanh nghiệp và công nhân được đào tạo lại tăng về số lượng và chất

lượng, quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng…nhờ đó có thể gia tăng được tốc
độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Tuy nhiên, như trên đã phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố
Đà Nẵng còn chưa ổn định, chưa thật sự tương xứng với vai trò của một thành
phố hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Yếu tố chính sách thúc
đẩy phát triển công nghiệp ở đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu.
Ngành công nghiệp nặng, ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao còn
thiếu và yếu. Ngành nông nghiệp chưa được sự quan tâm đúng mức. Tốc độ tăng
trưởng của ngành nông nghiệp rất thấp 5,21%, sẽ không đáp ứng được nhu cầu
về giá trị ngành nông nghiệp cho sản lượng lương thực cho người dân, sản lượng
lương thực cho chăn nuôi, đầu vào cho ngành chế biến....Điều này sẽ tạo nên sự
phát triển không cân bằng giữa các ngành, kìm hãm quá trình phát triển chung
của toàn nền kinh tế. Bên cạnh đó ta thấy ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp

17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

trong GDP ....mà lại chiếm tỷ lệ lao động cao hơn nhiều .....cho thấy năng suất
lao động trong nông thấp hơn nhiều so với công nghiệp và dịch vụ. Đời sống của
người dân làm nông nghiệp khó khăn, thu nhập thấp. Số hộ nghèo của Đà Nẵng
tập trung chủ yếu trong số hộ làm nông nghiệp.
Bảng 1: Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GDP Đà Nẵng (giá cố định 1994)
ĐVT: Tỷ đồng

Năm
GDP

1. Nông lâm, thủy sản

2015

2016

6.214,3

6.776,2

373,5

333,6

2017

2018

TT (%)

2015-2018
7.545,4 8302,200
11.3
317,800
5,21
346,8

2. Công nghiệp, xây dựng

3.207,4 3.248,4


3.543,7

3. Dịch vụ

2.633,4 3.194,2

3.654,9

3708,400
4276,000

18,93
9,32

(Nguồn : Niên giám Thống kê Đà Nẵng năm 2016, 2017)
2.1.2 Cơ cấu kinh tế
 Cơ cấu ngành kinh tế
Bảng 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đà Nẵng (Đơn vị tính: %)
Năm

2015
2016
2017
GDP
100
100
100
1. Nông lâm, thủy sản
5,1

4,3
4,0
2. Công nghiệp, xây dựng
50,2
46,1
46,97
3. Dịch vụ
44,7
49,63
48,44
(Nguồn : Niên giám Thống kê Đà Nẵng năm)

2018
100
3.88
46,62
49.5

Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch như sau: năm 2015, Nông - lâm thủy sản chiếm tỷ trọng 5,1% GDP, Công nghiệp-xây dựng 50,2%, Du lịch-Dịch
vụ chiếm 44,7%; đến năm 2018 là: Nông - lâm - thủy sản chiếm 3.88% GDP,
Công nghiệp-xây dựng 46,62%, Du lịch-Dịch vụ chiếm 49,5%. Đây là xu thế tất
yếu của quá trình công nghiệp hóa đô thị lớn có vị trí quan trọng, phù hợp với
Nghị quyết của Thành ủy đề ra và với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Thành phố đã được Chính phủ phê duyệt. Trong từng ngành kinh tế
cũng có sự chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển, cơ cấu ngành chuyển dịch
theo hướng kinh doanh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nội tại của nền kinh tế và đẩy
18


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

mạnh xuất khẩu, làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế trọng điểm của khu
vực miền Trung - Tây Nguyên. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa cũng đặt ra vấn đề
về đất nông nghiệp. Người dân mất đất, không có việc làm, thành phố giảm giá
trị ngành nông nghiệp, không có lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống.......
2.2

Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp của Thành phố Đà Nẵng.
 Tổng giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp

Bảng 3: Giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp
ĐVT: Triệu đồng
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2015
2016
2017
Tổng số
501.151 547.773 573.429 606.211 635.693 668.187 627.913 654.269
Nông nghiệp
215.280 216.157 218.779 218.352 217.586 204.975 192.222 186.185
Lâm nghiệp
21.943 22.038 22.091 21.322 22.700 24.934 23.601 23.465
Thủy sản
263.928 309.578 332.559 366.537 395.407 438.278 412.089 444.619

Nguồn: Theo niên giám thống kê TP Đà Nẵng
Bảng 4: Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp
ĐVT: (%)

Năm
Tổng số
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản

2000
2001
2002
2003
2004
2015
100
100
100
100
100
100
42,96 39,46 38,15 36,02 34,23 30,68
4,38
4,02
3,85
3,52
3,57
3,73
52,66 56,52 57,99 60,46 62,20 65,59


2016
2017
100
100
30,61 28,46
3,76
3,59
65,63 67,96

Nguồn: Theo niên giám thống kê TP Đà Nẵng
Qua bảng số liệu ta thấy giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp có xu
hướng giảm dần qua các năm, bắt đầu từ năm 2001 năm giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp là 216157 Triệu đồng, chiếm 39,46% và giảm xuống còn 186185
Triệu đồng, chiếm 28,46% vào năm 2017.
Còn giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp có sự thay đổi qua các năm, theo
xu hướng tăng chậm, năm 2000 là 21943 Triệu đồng, chiếm 4,36%; và tăng lên
23465 Triệu đồng, chiếm 3,59%.
Ngành thủy sản có giá trị sản xuất cao nhất so với ngành nông, lâm nghiệp
và có xu hướng tăng nhanh qua các năm, năm 2000 giá trị sản xuất ngành thủy
sản là 263928 Triệu đồng, chiếm 52,66% và tăng mạnh vào năm 2017 là 444619
Triệu đồng, chiếm 67,96%. Điều này hoàn toàn phù hợp với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, theo hướng tích cực, hiệu quả kinh tế cao.
 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc


Kinh tế nông nghiệp của Đà Nẵng đã có sự dịch chuyển tích cực, hiệu quả
kinh tế cao, từng bước hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa. Phù
hợp với điều kiện phát triển sản xuất của thành phố đó là tăng giá trị sản xuất
thủy sản, giảm giá trị sản xuất ngành nông lâm, cụ thể: Tỷ trọng giá trị sản xuất
nông nghiệp giảm từ 42,96% năm 2000 xuống còn 29,13% vào năm 2017%; lâm
nghiệp giảm từ 4,38% năm 2000 xuống chỉ còn 3,81% vào năm 2017; thủy sản
tăng từ 52,66% năm 2000 lên 67,06% vào năm 2017.
Bảng 5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
(Theo giá cố định năm 1994)

TT Chỉ tiêu
2000
20005
2016
Giá trị sản xuất (%)
100,00
100,00
100,00
1 Nông nghiệp
42,96
30,68
30,61
- Trồng trọt
61,17
60,08
65,82
- Chăn nuôi
37,88
38,62

32,26
- Dịch vụ nông nghiệp
0,95
1,30
1,92
2 Lâm nghiệp
4,38
3,73
3,76
- Trồng và nuôi rừng
14,39
15,99
19,85
- Khai thác gỗ, lâm sản
83,27
77,59
76,21
- Dịch vụ lâm nghiệp
2,34
6,46
3,94
3 Thủy sản
55,66
65,59
65,63
- Nuôi trồng
6,59
9,69
4,86
- Khai thác

87,19
87,29
92,00
- Dịch vụ thủy sản
6,22
3,02
3,14
Nguồn: Niên giám thống kế TP Đà Nẵng

2017
100,00
29,13
64,65
32,93
2,42
3,81
17,92
78,32
3,76
67,06
3,97
91,88
4,15

2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở Thành phố Đà
Nẵng:
2.3.1 Thuận lợi:
Từ những phân tích trên cho thấy rằng: Hoạt động sản xuất nông nghiệp
hiện nay vẫn tăng trưởng cao, cơ cấu GDP giảm so với các ngành khác nhưng
vẫn chiếm tỷ trọng cao, thu hút được nhiều lao động và tạo ra nhiều sản phẩm

cho xã hội.Sản xuất lương thực là thế mạnh của Thành phố luôn giữ tăng ổn
định.
- Đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, cây mang lại hiệu quả
kinh tế nhất của Thành phố hiện nay là: Mía, sắn, ngô, khoai lang; đây chính là

20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

những cây chủ lực của Thành phố trong thời gian tới. Hình thành các vùng
chuyên canh cây trồng có giá trị như: Mía, sắn, ngô, khoai lang… tăng cường
khả năng cung ứng sản phẩm nông nghiệp cho công nghiệp chế biến và xuất
khẩu. Tuy diện tích không lớn nhưng đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất
đai, cải thiện đời sống nhân dân đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Chăn nuôi đã có bước phát triển khá, làm thay đổi dần cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, phù hợp với điều kiện tự nhiên,
trình độ sản xuất của địa phương. Vật nuôi mang tính chủ lực của Thành phố
hiện nay là: Bò thịt chất lượng cao, lợn, gia cầm (gà, vịt). Ngư dân đã đầu tư
nhiều tàu thuyền lớn để đánh bắt cá ngoài khơi xa.Hoạt động nuôi trồng thủy sản
phát triển mạnh chủ yếu là nuôi tôm. Hoạt động chế biến lâm sản phát triển
mạnh.
- Quan tâm đầu tư chiều sâu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ
vào sản xuất để nâng cao sản lượng, chất lượng và giá trị hàng hóa. Tổ chức
khuyến nông ra đời và phát huy tác dụng từ cấp Thành phố đến Huyện, nhiều
tiến bộ về giống, kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc được ứng dụng vào thực tiễn sản
xuất đã rút ngắn khoảng cách giữa nghiên cứu với người nông dân và đã có tác

dụng tăng năng suất vật nuôi cây trồng.
- Cơ sở vật chất được đầu tư đã tác động trực tiếp đến quá trình mở rộng
sản xuất: Thủy lợi, giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, điện nông thôn,
thông tin liên lạc… được phát triển mạnh.
- Cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản được hình thành và đầu tư mở rộng,
tăng cường trang thiết bị, thu hút nhiều nông sản vào chế biến.
- Bước đầu đã hình thành liên kết làm ăn lâu dài giữa người cung ứng với
nông dân ,và giữa nông dân với các nhà máy chế biến.
2.3.2 Một số tồn tại và nguyên nhân:
- Sản xuất nông, lâm, thủy sản còn phụ thuộc nặng nề vào điều kiện tự
nhiên, sự thất thường của thời tiết khí hậu. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là sự
biến động bất lợi của giá cả vật tư nông nghiệp và giá cả nông sản tạo sự khó

21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

khăn cho nông dân và doanh nghiệp trong việc tiêu thụ nông sản và nâng cao thu
nhập.
- Năng suất một số cây trồng, vật nuôi phục vụ cho chế biến nông nghiệp
còn thấp, như: mía, sắn, ngô, khoai lang… Chế biến bảo quản chưa mang lại
hiệu quả cao, mức độ cơ giới hoá trong nồng nghiệp còn thấp.
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi chưa vững chắc ngoài cây lúa
tương đối ổn định, các cây trồng khác sản xuất còn mang nặng tính tự phát và
chịa sự tác động mạnh của thời tiết, giá cả; chưa mạnh dạn luân canh hoặc
chuyển đổi sang cây trồng khác để tiết kiệm nước, tăng giá trị thu nhập, giá trị
sinh lời trên đơn vị diện tích còn thấp; Giá trị sản xuất trong chăn nuôi tăng

trưởng còn chậm, dịch bệnh gia súc gia cầm thường xuyên xảy ra.
- Thủy lợi chưa chủ động dẫn đến việc chuyển dịch bố trí cơ cấu sản xuất
thiếu đồng bộ và thâm canh nhất là một số cây trồng chủ lực mía, sắn, ngô, khoai
lang… chưa tạo được sự gắn bó giữa đầu tư phát triển sản xuất, ứng dụng KHCN
với các phong trào thi đua sản xuất có hiệu quả phù hợp với điều kiện thị trường
nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành, nâng cao hiệu quả trong nông nghiệp
và tăng thu nhập cho nông dân.
- Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp cần rất nhiều vốn trong quá trình
sản xuất cũng như vốn xây dựng cơ bản nhưng hiện nay vấn đề này còn đang là
một vấn đề thực sự khó khăn cho người nông dân cũng như các doanh nghiệp
chế biến và Thành phố.
2.4 Tình hình vốn đầu tư phát triển vào ngành nông nghiệp
2.4.1 Tình hình chung
Bảng 6: Tình hình thu hút vốn đầu tư
GDP (theo giá thực tế)
Tổng số
Năm
2000
2001
2002
2003

Tốc

Vốn đầu tư phát triển
Tổng số

(Triệu đồng)

độ(%) (Triệu đồng)


4946936
5701453
6652260
7774633

2359132
2527550
3750072
4670557

15.25
16.68
16.87

22

Tỷ lệ vốn đầu
Tốc độ(%)

7.14
48.37
24.55

tư/GDP(%)
47.69
44.33
56.37
60.07



Chuyên đề tốt nghiệp

2004
2015
2016
2017
2018

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

9565055
23.03
6443751
37.97
11690841
22.22
7328623
13.73
13869063
18.63
9237094
26.04
15474500
11.58
11118706
20.37
17437800
12.69
12211089

9.82
Nguồn: Theo niên giám thống kê TP Đà Nẵng

67.37
62.69
66.60
71.85
70.03

Trong giai đoạn 2000-2018, GDP của thành phố Đà Nẵng tăng trưởng khá
ổn định, năm 2004 cao nhất ( 23.03%). Tương ứng với tốc độ tăng GDP, vốn đầu
tư cũng tăng nhanh. Năm 2000 vốn đầu tư là
12211089

2359132

tr.đ đến năm 2018 là

tr.đ tăng 5 lần. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên vốn

đầu tư tăng chậm trong những năm 2001 và tăng nhanh trở lại trong 2 năm, năm
2002-2004. Đến năm 2018 lại do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên vốn
đầu tưu tăng rất chậm (9,82%).
Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP khá cao cho thấy được vai trò quan trọng của
vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng. Tuy vậy khi
tỷ lệ này quá cao như năm 2004 là 67,37%, đến năm 2017 là 71,85%; năm 2018
là 70,03% cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao. Qua bảng còn cho ta
thấy sự gia tăng không đồng đều giữa GDP và vốn đầu tư. Năm 2004, GDP tăng
23,03% trong khi vốn tăng 67,37%; đến năm 2017 GDP tăng 11,58% trong khi
vốn tăng tới 71,85% cao hơn gấp gần 7 lần.


23


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Ngọc

2.4.2 Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn
Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn
Phân theo
nguồn vốn
ĐVT
2000
2001
2002
2003
2004
2015
2016
2017
2018


Vốn
trong
nước
Tr đ
2155150
2392167
3447559
4250214
5870737
6800857
8362048
9916200
13210400

Vốn

Vốn

Vốn

Vốn

ngân sách

tín dụng

tự có

khác


Tr đ
1039575
1587027
1227458
1737074
2291201
2601655
2912675
2667600
3124200

Tr đ
411888
462975
909609
764704
1672667
2012109
2351320
2263800
3166700

Tr đ
480218
160153
1139780
1361175
1567843
1815922
2067609

4316000
4190800

Tr đ
223469
182012
170712
387225
339026
371171
1630444
668800
2728700

FDI
Tr đ
203982
135383
302513
420343
573014
527766
875046
1182500
3394000

Nguôn: Theo niên giám thống kê TP Đà Nẵng
Qua bảng số liệu cho thấy: vốn trong nước và vốn nước ngoài đều tăng
nhanh. Trong giai đoạn này vốn đầu tư trong nước tăng gấp 6 lần, tốc độ tăng
trưởng trung bình 25%; trong đó vốn ngân sách tăng 15%; vốn tín dụng tăng

29%; vốn tự có tăng 31%; vốn khác tăng 37%. Trong năm 2000 và năm 2001,
vốn đầu tư trong nước thấp, chỉ đạt 11%. Từ năm 2002, tốc độ tăng nhanh theo
chiều hướng tích cực 44,12%; tốc độ tăng vốn chững lại trong năm 2003 và tăng
nhanh lại vào năm 2004 là 38,13%; giảm vào năm 2015 và cao vào năm 2018.
Tốc độ tăng vốn đầu tư trong nước không đồng đều là do đặc trưng của nền kinh
tế thị trường phát triển theo chu kỳ. Vốn trong nước là nhân tố cơ bản nhất đối
với sự phát triển kinh tế xã hội, sự gia tăng vốn trong nước nhanh trong thời gian
qua thể hiện tiềm năng to lớn của nền kinh tế Đà Nẵng. Nếu tiếp tục giữ được sự
tăng trưởng của vốn đầu tư trong nước thì trong thời gian tới từ năm 2009 đến
năm 2020, sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế có thể được dự đoán khả quan.

25


×