Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập học kỳ II lớp 9 môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.89 KB, 12 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN: ĐỊA LÍ 9
A. Lý thuyết:
1. Vùng Đông Nam Bộ.
I.Vị trí, địa lí và giới hạn lãnh thổ:
-Bao gồm: TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh,
Bình Phước.
-Diện tích: 23 550 km2.
Dựa vào hình 31.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng
Đông Nam Bộ.
-Tiếp giáp: +Phía bắc: Cam-pu-chia.
+Phía Đông: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
+Phía Nam: Biển Đông.
+Phía Tây nam: Đ.B Sông Cửu Long.
-Ý nghĩa: +Đông Nam Bộ là cầu nối liền giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam
Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long (những vùng lương thực, thực phẩm lớn
nhất nước).
+Đầu mối giao thông qua trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế
II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
-Điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng .
1. Đặc điểm: -Địa hình thoải tương đối bằng phẳng.
-Đất badan, đất xám chiếm phần lớn diện tích của vùng.
-Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, một năm chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa mưa.


-Nguồn sinh thủy tốt.
-Giàu tài nguyên thiên nhiên trên biển và có tiềm năng thủy điện lớn.
2. Thuận lợi: -Mặt bằng xây dựng tốt.
-Thích hợp trồng các loại cây công nghiệp.
-Vùng biển phía nam giàu tiềm năng: khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản, giao
thông vận tải, du lịch,…


3. Khó khăn: -Trên đất liền ít khoáng sản
-Diện tích rừng tự nhiên thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội:
-Là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-Người lao động có tay nghề cao, năng động.
-Nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bờ biển đẹp => phát triển du
lịch.
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
1. Công nghiệp.
-Trước giải phóng, ngành công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài.
+Phát triển một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế
biến tập trung chủ yếu ở Sài Gòn-Chợ Lớn.
-Ngày nay vùng công nghiệp được mở rộng, các ngành công nghiệp phát triển đa
dạng: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, công nghiệp hiên
đại.
-TP.HCM, Biên Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn.
*Khó khăn: thiếu cơ sở hạ tầng, vấn đề môi trường chưa được đảm bảo.


2. Nông nghiệp: -Trồng trọt: +Chủ yêu trồng các loại cây công nghiệp (cao su, cà
phê, hồ tiêu, lạc, mía,…) cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít, vú sữa,…).
+Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.
-Chăn nuôi: +Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng chăn nuôi CN.
+Nuôi trồng thủy sản phát triển ở những vùng nước lợ.
*Vấn đề cần giải quyết: Phát triển thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp,
bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng ngập mặn và rừng đầu nguồn.
3. Dịch vụ:
-Phát triển mạnh và rất đa dạng bao gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải
và bưu chính viễn thông.
-Tỉ trọng của ngành có nhiều biến động.

-Đông Nam Bộ là nơi có sức hút mạnh nhất cả nước, chiếm 50,1% nguồn đầu tư
nước ngoài vào trong nước.
-Dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất – nhập khẩu.
-TP.HCM là đầu mối giao thông vận tải trong nước và quốc tế quan trọng hàng đầu
cả nước.
-TP.HCM là trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước.
V. Các trung tâm kinh tế và vùn kinh tế trọng điểm phía nam.
-TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu là 3 trung tâm kinh tế lớn nhất ĐNB.
-Vùng kinh tế trọng điểm: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.
-Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có vai trò quan trọng đối với ĐNB và vùng
đồng bằng sông cửu long.
2. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ:


-Vị trí: nằm ở phía Tây vùng ĐNB.
-Tiếp giáp: +Bắc: Cam-pu-chia.
+Đông Bắc: Đông Nam Bộ.
+Đông và Đông Nam: Biển Đông.
+Tây Nam: vịnh Thái Lan.
-Diện tích: 39734 km2.
-Ý nghĩa: +Thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền và trên biển với các vùng
trên cả nước.
+Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1. Đặc điểm: -Đất phù sa màu mỡ rộng lớn.
- Địa hình thấp và bằng phẳng.
-Khí hậu cận xích đạo, sinh vật phong phú.
-Mạng lưới sông ngoài, kênh rạch chằng chịt.

2. Thuận lợi: Giàu tài nguyên và điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp (đất,
nước, khí hậu, SV).
3. Khó khăn: -Ít khoáng sản.
-Đất phèn, đất mặn chiếm phần lớn diện tích
-Lũ lụt kéo dài, mùa khô thiếu nước.
4. Giải pháp: -Cải tạo và sử dụng hợp lí đất phèn đất mặn.
-Tìm các biện pháp thoát lũ, chủ động sống chung với lũ kết hợp với khai thác hợp
lí lợi thế sông Mê Công.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội:


1.Đặc điểm: -Dân số: 16.7 triệu người (2002).
-Đông dân, sau Đ.B sông Hồng
-Ngoài người Kinh còn các dân tộc: Khơ-me, Chăm, Hoa,…
2. Thuận lợi: +Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+Người dân có kinh nghiệm với sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
3. Khó khăn: Mặt bằng dân trí chưa cao.
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
1.Nông nghiệp: -Trồng trọt: +Là vùng trồng lúa trọng điểm của cả nước.
+Bình quân lương thực đầu người cao gấp 2,3 lần trung bình cả nước (2002).
+Trồng các loại cây ăn quả (xoài, dừa, cam, bưởi,…). Là vùng trồng cây ăn quả
lớn nhất cả nước.
-Chăn nuôi: +Chăn nuôi vịt theo đàn phát triển.
+Phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Chiếm 50% tổng sản lượng thủy
sản cả nước
-Đặc biệt chú ý trồng rừng ngập mặn, phòng cháy rừng và bảo vệ môi trường sinh
thái
2. Công nghiệp:
-Tỉ trọng sản xuất công nghiệp cón thấp.
-Các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây

dựng, cơ khí nông nghiệp.
-Các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã.
3. Dịch vụ:
-Xuất khẩu: lúa gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.


-Giao thông đường thủy đóng vai trò quan trọng.
-Tập trung phát triển du lịchsinh thái.
V. Các trung tâm kinh tế:
-Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh
tế của vùng. Cà Mau là trung tâm kinh tế lớn nhất
3. Phát triển tổng hợp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.
I. Biển và đảo Việt Nam.
-Các bộ phận của biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa.
-Vùng biển nước ta là 1 bộ phận của biển Đông, rộng khoảng 1 triệu km2.
-Có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa (Đà nẵng),
Trường Sa (Khánh Hòa).
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
1. Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản.
-Hằng năm khai thác khoảng 1,9 triệu tấn hải sản.
-Sản lượng đánh bắt gần bờ cao, trong khi sản lượng đánh bắt xa bờ thấp.
2. Du lịch biển – đảo.
-Có nhiều bãi biển đẹp, thềm lục địa rộng.
-Nhiều đảo có phong cảnh kì thú và có ý nghĩa lịch sử
=> Phát triển du lịch
-Tiềm năng du lịch cao nhưng chưa được khai thác hết.
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển.
-Các loại khoáng sản: muối, cát, dầu mỏ, khí đốt.



-Dầu mỏ và khí tự nhiên là tài nguyên khoáng sản quan trọng trong việc phát triển
kinh tế đất nước.
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.
-Nằm gần tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
-Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh => xây dựng nhiều cảng lớn
-Dịch vụ hàng hải phát triển mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và
quốc phòng.
-Xây dựng nhiều cơ sở đóng tàu.
III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo.
-Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.
-Nhiều loại hải sản có nguy cơ tiệt chủng.
-Sản lượng đánh bắt thấp dần, đặc biệt là cá lớn.
-Nguyên nhân ô nhiễm: Chất thải trong các nhà máy chưa qua xử lí, rác thải sinh
hoạt, phân bón dư thừa trên đồng ruộng, nạn rò rỉ tàu chở dầu
=> Làm ô nhiễm môi trường biển => cần có biện pháp bảo vệ.
2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
-Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển
hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
-Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng
ngập mặn.
-Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
-Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
-Phòng chống ô nhiễm bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.


*Trả lời câu hỏi: (Tự làm xem được thì học)
1/116. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng ntn đến sự phát
triển kinh tế ở ĐNB?

-Tích cực: +Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp (địa
hình, đất, khí hậu, thời tiết, nguồn nước,…)
+ Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái…
+Nguồn dầu khí phong phú ở thềm lục địa.
+Vùng biển phía Nam giàu tiềm năng kinh tế, GTVT
-Hạn chế: +Trên đất liền ít khoáng sản.
+Mùa khô kéo dài gây thiếu nước.
+Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.
+Môi trường ngày càng bị suy thoái.
2/116. Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?
Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước vì:
-Chính sách ưu đãi, nhu cầu tuyển dụng lao động cao, nhất là lao động lành nghề.
-Là vùng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH.
-Cơ cấu ngành nghề đa dạng.
-Là nơi tập trung vốn đầu tư nước ngoài.
=>Người lao động dễ tìm kiếm được việc làm, thu thập cao.
1/120. Tình hình sản xuất công nghiệp ở ĐNB thay đổi ntn từ sau khi đất nước
thống nhất.
-Trước khi thống nhất: +chỉ có 1 số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến phụ
thuộc vào nước ngoài.


+Phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
-Sau khi thống nhất: +Phát triển nhanh chóng, chiếm tỉ trọng cao với đa dạng các
ngành.
+Tập trung ở TP.HCM, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu
2/120. Nhờ những điều kiện thuân lợi nào mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây
công nghiệp lớn của cả nước.
-Điều kiện tự nhiên: +Diện tích đất badan rộng lớn.
+Khí hậu cận xích đạo, nguồn nước dồi dào.

-Dân cư xã hội: +Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong trồng cây
công nghiệp
+Cơ sở vật chất-kỹ thuật tương đối hoàn thiện.
1/123. ĐNB có những điều kiện thuận lợi gì để pát triển các ngành dịch vụ?
-Vị trí địa lí:+ Là cầu nối giữa Tây Nguyên và DHNTB với đ.b sông cửu long.
+Nằm trên tuyến quốc lộ 1A và nhiều tuyến đường quan trọng.
+Nằm gần với các tuyến đường quốc tế.
-Điều kiện tự nhiên: +có nhiều bãi biển đẹp, các quần đảo và vũng vịnh sâu.
- Điều kiện Kinh tế - xã hội: +Có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ sang CNHHĐH.
+Dân số đông, có mức sống tương đối cao.
+Nhiều địa điểm có ý nghĩa văn hóa, lịch sử.
1/128. Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội
ở ĐBSCC.
-Địa hình bằng phẳng có diện tích rộng lớn trong đó diện tích đất phù sa chiếm 1,2
triệu Ha.


-Diện tích rừng ngập mặn ven biển lớn.
-Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa dồi dào.
-Có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
-Nguồn hải sản hết sức phong phú, biển ấm quanh năm, nhiều ngư trường lớn.
2/128. Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở ĐBSCC.
-Làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
-Tăng diện tích đất canh tác nông nghiệp.
-Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
3/128. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân
trí và phat triển đô thị ở đồng bằng này?
Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phat triển
đô thị ở đồng bằng này vì:
-Là vùng đông dân thứ hai cả nước nhưng mặt bằng dân trí chưa cao.

-Tốc độ đô thị hóa diễn ra chậm so với cả nước.
-Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.
-Giúp thu hút vốn đầu tư => phát triển hết tiềm năng kinh tế ở đây.
1/133. Đồng bằng sông cử long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng
sản xuất lượng thực lớn nhất cả nước.
-Điều kiện tự nhiên: +Diện tích đất phù sa rộng lớn.
+Nguồn nước dồi dào, hệ thống thủy lợi phát triển.
+Khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa dồi dào.
-Điều kiện dân cư xã hội: +Lực lượng lao động dồi dào.
+Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất lượng thực đặc biệt là cây lúa.


2/133. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lượng thực thực phẩm có ý nghĩa ntn?
-Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.
-Góp phần đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
-Ổn định đầu ra của nông sản, đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
1/139. Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển vì:
-Nước ta có nguồn tài nguyên biển dồi giàu và tiềm năng.
-Việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển giúp khai thác hết tiềm năng kinh
tế biển nước ta.
-Làm thay đổi mạnh mẽ kinh tế của vùng.
-Tạo mối quan hệ chặt giữa các ngành kinh tế.
2/139. Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động ntn tới ngành nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản.
-Công nghiệp thủy sản phát triển đòi hỏi cần nguồn nguyên liệu lớn, làm tăng giá
trị thủy sản, giúp bảo quản tốt hơn.
-Tạo nguồn thu nhập ổn định, phát triển ngư nghiệp bền vững, theo hướng CN.
-Làm tăng diện tích nuôi trồng,thúc đẩy đánh bắt xa bờ, tăng chất lượng, sản lượng
thủy sản.

3/139. Nêu một số bãi tắm khu du lịch biển từ Bắc vào Nam.
- Bãi Cháy, Đồ Sơn, sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An,
Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Cam Ranh, Nha Trang,
Mũi Né, Vũng Tàu,…
1/144. Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa ntn đối với nền kinh tế và bảo vệ
an ninh quốc phòng của đất nước.
-Đối với nên kinh tế:


+Đem lại hiểu quả kinh tế cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu.
+Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
-Đối với an ninh quốc phòng:
+Giúp khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển – đảo nước ta.
+Tạo điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển – đảo.
2/144. Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển GTVT biển.
-Nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển.
-Tăng cường đội ngũ tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu, tàu chuyên dùng khác.
-Hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ.
-Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải.
3/144. Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường
biển đảo.
-Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển
hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
-Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng
ngập mặn.
-Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
-Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
-Phòng chống ô nhiễm bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.




×