Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận Sự tiếp nhận và ảnh hưởng của làn sóng hàn quốc trong giới trẻ TP HCM hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.58 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
I .Lý do chọn đề tài
Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc nắm bắt
những hiện tượng, những xu hướng hay chỉ đcm giản là những cụm từ được nhắc
đến hay bàn luận nhiều trong xã hội không còn quá khó khăn như trước kia. Và một
trong những hiện tượng nổi bật nhất trong thời gian vừa qua chính là cái gọi là “làn
sóng Hàn Quốc” - hiện tượng xảy ra chủ yếu ở giới trẻ, những chủ nhân tương lai
của đất nước.
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cụm từ “làn sóng Hàn Quốc” nhan nhản trên
báo chí, cả báo giấy và báo mạng, trên truyền hĩnh, trên sóng phát thanh và phổ biến
hơn cả có lẽ là đời sống thường ngày. Mở bất kỳ một tờ báo, một trang tin tức trực
tuyến về xã hội nào đó, nghe một chương trình phát thanh dành cho giới trẻ hay mở
một kênh truyền hình dành cho giới trẻ nào đó, thậm chí là cả báo chí hay truyền
thông về mảng xã hội thôi, có thể bắt gặp ngay những tiêu đề nóng hổi như “Giới
trẻ phát cuồng vĩ thần tượng”, “Hội chứng teen cuồng thần tượng”, “Hiện tượng làn
sóng Hàn Quốc và những hệ lụy”, “Làn sóng Hàn Quốc, nên hay không nên?”, cùng
vô vàn những dòng tin khác.
Và gần đây nhất, nhân sự kiện kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
Việt Nam - Hàn Quốc (1992-2012), hàng loạt sự kiện văn hóa đã được tổ chức cùng
với sự tham gia của khá nhiều ngôi sao giải trí nước bạn trong tháng ba tại TP
HCM. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông cũng như người dân
Việt Nam, đặc biệt là những người trẻ tại TP HCM - đối tượng chính của bài viết
này. Và ngay từ khi thông tin về các sự kiện này được hé lộ, xuyên suốt cho tới
khoảng thời gian này, giới truyền thông đã có hàng loạt bài viết, tin tức, phóng sự
liên quan. Và cho tới khi chuỗi sự kiện kết thúc hoàn toàn, truyền thông Việt lại
được thêm một chủ đề nóng hổi để bàn tán, đó chính là hiện tượng ảnh hưởng làn
sóng Hàn Quốc và văn hóa của giới trẻ TP HCM. Hàng loạt bài báo, chủ yếu chỉ
trích và phê phán đã được xuất bản, phát hành cũng như cho đãng hàng loạt trên các
trang báo mạng, gây xôn xao dư luận trong suốt thời gian vừa qua.
Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài: ”Sự
tiếp nhận và ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc trong giới trẻ TP


HCM hiện nay”
1


II. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm góp phần làm rõ hơn những khái niệm, đặc điểm của làn
sóng Hàn Quốc và sự tiếp nhận cũng như ảnh hưởng của nó đến giới trẻ TP HCM.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Giới trẻ tại TP HCM với làn sóng Hàn Quốc
Phạm vi về đối tượng nghiên cứu : Tại TP HCM
IV. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu sau đây :
Nghiên cứu dựa vào tổng hợp các những tài liệu, thông tin, tạp chí, internet
sưu tập được cùng với ý kiến chủ quan của bản thân.
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp thực tiễn.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LÀN SÓNG HÀN QUỐC
1.1 Khái niệm làn sóng Hàn Quốc:
Hàn lưu hay Hallyu (Tiếng Triều Tiên: 한한/ 한한; có nghĩa là Làn
sóng Hàn Quốc) là tên gọi được bắt nguồn từ cách gọi của một số
nhà báo ở Bắc Kinh về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và
các sản phẩm của Hàn Quốc tại Trung Quốc, hiện được dùng để ám
chỉ sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên thế giới trong thế kỷ
21. Làn sóng Hàn Quốc nổi tiếng khắp châu Á, đặc biệt là tại Đông
Ábao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, các nước Đông Nam

Á và đang bắt đầu lan rộng tới Ấn Độ, Trung Đông, Trung Á, Thổ
Nhĩ Kỳ.
Hiện nay làn sóng Hàn Quốc thông qua K-pop và phim truyền
hình đang lan truyền khắp thế giới. Sự lan rộng và yêu thích của
Hàn lưu trên khắp toàn cầu là niềm tự hào của người Hàn Quốc.
Tuy nhiên Hàn lưu cảnh báo chứa đựng nội hàm về chủ nghĩa dân
tộc văn hóa. Đây là quyền lực mềm của Hàn Quốc.
1.2 Tổng quan về Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong top 10 nước xuất khẩu văn hóa hàng
đầu thế giới, làn sóng Hàn bắt đầu với việc xuất khẩu các sản
phẩm phim truyền hình như Trái tim mùa thu, Bản tình ca mùa
đông và Nàng Dae Jang Geum khắp Đông và Đông Nam Á. Sự
thành công nhanh chóng của phim truyền hình Hàn Quốc kéo theo
sự nổi tiếng của phim nhựa, âm nhạc đại chúng Hàn Quốc (gọi
tắt K-pop), Ẩm thực Triều Tiên và Tiếng Triều Tiên. Từ "Hàn lưu" giờ
cũng ám chỉ nền kinh tế đang lên của Hàn Quốc và sự nổi lên của
các

tập

đoàn

đa

quốc

gia

đến


từ

đất

nước

này

như Samsung, LG và Hyundai.
Bộ Văn hóa Hàn Quốc đã có kế hoạch đẩy mạnh làn sóng
Hàn Quốc thứ nhất theo đó Hàn Quốc tập trung nhấn mạnh việc
phát triển văn hóa truyền thống, theo kế hoạch thứ hai thì nhắm
3


đến 3 mục tiêu K-Arts (nghệ thuật Hàn Quốc), ba lê và học viện âm
nhạc. Để thực hiện họ đã tài trợ một quỹ trị giá khoảng 12
tỷ won, được lập ra để hỗ trợ phát triển âm nhạc dân tộc truyền
thống. Chính phủ Hàn Quốc từng dự kiến sẽ chi 54,4 tỷ won cho
các dự án và Bộ Văn hóa sẽ hỗ trợ những sản phẩm của chương
trình văn hóa mới, đào tạo các chuyên gia có thể dẫn dắt các
ngành công nghiệp văn hóa và nghệ thuật, tức kết nối nghệ thuật
và văn hóa với ngành công nghiệp và kỹ thuật, đẩy mạnh trao đổi
văn hóa ra nước ngoài để củng cố vững chắc làn sóng Hàn Quốc.
1.3 Lịch sử hình thành làn sóng Hàn Quốc
2000 - 2009: Làn sóng Hallyu ở châu Á
Bước sang thế kỉ 21, nhiều quốc gia ở Đông Á đã nhận thấy
được sự phát triển của phim truyền hình và nhạc Pop Hàn Quốc.
Năm 2000, cô ca sĩ K-Pop BoA bắt đầu sự nghiệp ca hát của mình
dưới trướng công ti SM Entertainment và hai năm sau đó,

album Listen to my heart của cô trở thành album đầu tiên của một
ca sĩ Hàn Quốc bán được 1 triệu bản tại Nhật.
Bên cạnh thành công ban đầu của làn sóng Hallyu, còn có
một sự phát triển đáng chú ý không kém trong những sản phẩm
văn hoá nhập khẩu đến từ Đài Loan, quốc gia mà cũng giống
như Hàn Quốc khi là một trong Bốn con hổ châu Á. Sự lan toả làn
sóng văn hoá đại chúng Đài Loan xảy ra sớm hơn một chút, trước
khi làn sóng Hallyu được biết đến ở châu Á. Năm 2001, bộ phim
truyền hình Đài Loan "Vườn sao băng" được phát sóng và đã nhanh
chóng thu hút khán giả từ khắp nơi trong khu vực. Nó trở thành bộ
phim

được

theo

dõi

nhiều

nhất

trong

lịch

sử

truyền


hình Philippines, tập trung hơn 10 triệu người xem mỗi ngày chỉ
tính riêng ở Manila, đưa các nam chính của nhóm nhạc Đài
Loan F4 trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm.
Sự phổ biến của F4 lan rộng khắp châu Á. Sau thành công
của họ, nhiều boyband khác của xứ Đài cũng nổi lên cùng thời gian
đó như 5566, 183 Club và Phi Luân Hải. Năm 2002, một phóng
4


viên của BBC miêu tả các thành viên của F4 từ những diễn viên vô
danh trước đó đã "tạo nên làn sóng hâm mộ cuồng nhiệt khắp
châu Á" như một hệ quả tất yếu sau thành công của "Vườn sao
băng". Sự phổ biến của "Vườn sao băng" (được chuyển thể từ bộ
truyện tranh Nhật Bản Boys Over Flowers) có thể là do hai yếu tố
sau đây: - Sự đồng cảm của khán giả với điểm nhấn riêng trong
việc thăng tiến cảm xúc cùng nhân vật chính. - Sự chú trọng rõ rệt
tới ham muốn tình cảm của phụ nữ - Khởi nguồn từ những tình tiết
kịch theo khuôn mẫu đánh trúng tâm lí phụ nữ, "Vườn sao băng"
quảng bá sự hấp dẫn, quyến rũ của các nam diễn viên (do nhóm
nhạc thần tượng F4 thủ vai), đem đến cho phụ nữ một sự tự do
nhất định trong việc biểu đạt tình yêu.
Như một hệ quả tất yếu sau thành công của "Vườn sao
băng", phần tiếp theo của nó "Vườn sao băng II" dần dần được
phát sóng ở nhiều quốc gia châu Á, trước khi nguồn nguyên liệu
này sau đó lần lượt được chuyển thể bởi các đài truyền hình ở Nhật
Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Phiên bản của đài KBS Hàn Quốc
được đổi tên thành "Boys Over Flowers" dựa trên một bộ truyện
tranh cùng tên của Nhật Bản lâu đời trước đó.
Năm 2002, bộ phim truyền hình Hàn Quốc "Bản tình ca mùa
đông" trở thành sản phẩm đầu tiên của thể loại phim thần tượng

Hàn Quốc bắt kịp với thành công của "Vườn sao băng", thu hút các
tín đồ hâm mộ ở châu Á với doanh thu của các sản phẩm liên quan
đến Bản tình ca mùa đông như những bộ DVD và các tiểu thuyết
vượt mốc 3,5 triệu USD tại Nhật Bản. Năm 2004, Cựu Thủ tướng
Nhật là ông Koizumi Junichiro phát biểu rằng vai nam chính trong
bộ phim còn "nổi tiếng hơn cả tôi tại Nhật Bản".
Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc khác được phát sóng
trong những năm tiếp theo, như "Ngôi nhà hạnh phúc" và "Nàng
Dae Jang Geum" cũng đã cho thấy mức độ thành công ngang ngửa
không thua không kém.
5


Kể từ năm 2002, xu hướng chương trình truyền hình tại Đông
Nam Á bắt đầu trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ khi phim truyền
hình Hàn Quốc và Đài Loan lấp đầy khoảng trống vốn dành cho các
bộ phim Hollywood trong suốt thời gian đầu. Mặc dù phim truyền
hình Hàn dần dần lấn át những sản phẩm cùng thể loại đến từ Đài
Loan nhưng phần lớn fan châu Á vẫn quan tâm chủ yếu đến các
nhóm nhạc Đài như F4, S.H.E và Phi Luân Hải. Sự đột phá của KPop chỉ bắt đầu với sự ra mắt của TVXQ và Super Junior mà sau
này hai boyband này được đài BBC ca ngợi như một cái tên dưới
cùng một nhà trong khu vực.
Trong khi đó, sự phổ biến của phim truyền hình Hàn Quốc
tiếp tục lan rộng khắp lục địa châu Á, với nhiều nam diễn viên Hàn
được miêu tả không những ngọt ngào, lãng mạn, nhạy cảm mà còn
rất đẹp trai.[cần dẫn nguồn] Những phóng sự về phụ nữ châu Á di
chuyển đến Hàn Quốc để "tìm một người chồng Hàn" bắt đầu xuất
hiện trên các phương tiện truyền thông, bao gồm một bài báo
trên Washington Post về hàng nghìn phụ nữ Nhật Bản "cuồng
nhiệt" định cư vì "không gì hơn một người bạn đời Seoul", một bài

viết trên tạp chí Thời đại đưa tin rằng giới trẻ từ Tokyo cho tới Đài
Bắc đang chết mê chết mệt các ca sĩ Hàn, và một tiêu đề
trên CNN về hàng ngàn phụ nữ Trung Quốc gào thét để có cơ hội
được gặp boyband K-Pop Super Junior, dẫn đến một vụ hỗn loạn.
Cho đến cuối những năm 2000, nhiều nhóm nhạc Đài
Loan không còn bắt kịp được với các đồng nghiệp K-Pop nữa.
[cần dẫn nguồn] Dẫu rằng một số nhóm nhạc Đài như F4 và Phi
Luân Hải tiếp tục duy trì một lượng fan tuy nhỏ mà trung thành
ở châu Á, nhưng giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới đã nhanh chóng
tiếp nhận các nhóm nhạc K-Pop như Big Bangvà Super Junior, mà
cả hai nhóm này đã và đang thu hút một lượng fan khổng lồ đến
từ Nam Mĩ, nhiều khu vực của Đông Âu, vùng Trung Đông, và cho
tới một lượng fan nhỏ hơn ở phương Tây (đặc biệt là trong cộng
đồng người nhập cư gốc Á, Trung Đông, gốc Phi hay Đông Âu).
6


1.4 Sự thăng trầm
Có thể nói, hơn 10 năm trở lại đây, Hàn Quốc đã trở thành
"Hollywood của phương Đông", sản sinh ra hàng loạt ngôi sao ca
nhạc, điện ảnh, truyền hình… khuấy đảo thị trường giải trí châu Á,
với lượng fan khổng lồ ở khắp Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông
Nam Á… Mặc dù khác biệt về ngôn ngữ, nhưng nhiều nét phong
tục tập quán tương đồng trong xã hội phương Đông, làm giảm rào
cản văn hóa giúp cho các bộ phim Hàn Quốc dễ dàng được chấp
nhận, thưởng thức và yêu thích tại các quốc gia trong khu vực.
Tuy nhiên cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy, làn sóng Hàn
Quốc có suy thoái, những siêu sao Hàn Quốc không còn sức hấp
dẫn tuyệt đối với người hâm mộ. Tại Trung Quốc, tỷ lệ phần trăm
những người hài lòng với những bộ phim truyền hình Hàn Quốc đã

giảm từ 72% năm 2004 xuống 63.3% năm 2006. Tại Đài Loan, mức
độ giảm sút là từ 62% xuống 57.9%. Sự không thỏa mãn tăng từ
5% đến 5.4% tại Trung Quốc và từ 1% đến 3% tại Đài Loan. Tại
Nhật Bản, tỷ lệ những người hài lòng với phim nhựa Hàn giảm từ
60 xuống 54.6%, tại Trung Quốc giảm từ 75% xuống 59.7%, tại Đài
Loan giảm từ 49% xuống 42.1%.
Một khảo sát cho thấy cứ 6 trong 10 người nước ngoài tin
rằng xu hướng yêu thích văn hóa Hàn như K-pop, phim điện ảnh,
phim truyền hình và những vở nhạc kịch opera sẽ giảm trong vài
năm tới. 20,5% số người được hỏi cho hay, họ đã "mệt mỏi vì nội
dung được tiêu chuẩn hóa". Phim truyền hình chỉ quanh quẩn các
chủ đề như ngoại tình, trả thù, bí mật về thân thế hay danh tính
của nhân vật, khiến cho việc gây chú ý với khán giả ngày càng khó
khăn hơn. Các khán giả đã bội thực với những màn trình diễn khoe
vũ đạo, hình thể sexy trong khi giọng hát quá yếu, dòng nhạc thị
trường dễ nghe dễ chán.
1.5 Tại Việt Nam
Quỹ giao lưu công nghiệp văn hóa Hàn Quốc công bố kết quả
nghiên cứu dựa trên các chỉ số đánh giá mức độ hâm mộ của công
7


chúng đối với Làn sóng Hàn Quốc tại các nước châu Á. Theo đó,
Việt Nam xếp thứ 4 về mức độ yêu thích làn sóng Hàn Quốc. Thời
điểm HTV phát sóng bộ phim Anh em nhà bác sĩ (1998) có thể coi
là mốc mở đầu cho Hallyu ở Việt Nam. sức hút ấy đến từ lòng trắc
ẩn, sự lý tưởng hóa, sức trẻ, sự chung thủy, sự khác biệt và độc
đáo. Hallyu đã thâm nhập vào năng lực thấu cảm văn hóa của giới
trẻ để rồi ảnh hưởng đến sở thích và nhu cầu của họ trong cuộc
sống bởi sự phức hợp của ba yếu tố: tiêu dùng - giải trí - truyền

thông. Ngoài ra, ở Đông Á, ngoài Trung Quốc, Việt Nam và Hàn
Quốc chịu ảnh hưởng Nho giáo trầm trọng nhất. Cách suy nghĩ và
nếp sinh hoạt của hai dân tộc khá gần nhau. Văn hóa trong phim
Hàn Quốc rất gần gũi với văn hóa Việt Nam; đó là tôn ti trật tự,
truyền thống vâng lệnh bề trên,...
Tuy nhiên khi tiếp nhận trào lưu Hàn Quốc trong lĩnh vực giải
trí (ca nhạc, phim ảnh...) có nhiều ý kiến khác nhau về đồng tình,
ủng hộ cũng như không đồng tình, ủng hộ trào lưu này.

8


CHƯƠNG 2: SỰ TIẾP NHẬN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LÀN
SÓNG HÀN QUỐC TRONG GIỚI TRẺ TPHCM HIỆN NAY
2.1- Sự tiếp nhận làn sóng Hàn Quốc của giới trẻ TP HCM
Nhân kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam
– Hàn Quốc, ngày 14/2, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tổ chức triển
lãm giao lưu mỹ thuật giữa các nghệ sĩ nổi tiếng của hai nước và
nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng.
Năm 1997, bộ phim Hàn Quốc đầu tiên “Yumi – Tình yêu của
tôi” được phát sóng trên kênh VTV1 và “Mối tình đầu” trên kênh
VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam, mở đường cho văn hóa Hàn
Quốc du nhập vào Việt Nam – đặc biệt là tới giới trẻ TP HCM.
Tại TP HCM, thông qua điện ảnh, người dân bắt đầu làm quen
với văn hóa Hàn Quốc, họ tìm hiểu và thích thú với Hàn Quốc, nhớ
được những cái tên khó đọc các diễn viên Hàn Quốc, dùng sản
phẩm Hàn Quốc, học tiếng Hàn Quốc… Và cũng qua điện ảnh, Hàn
Quốc phát triển sức ảnh hưởng của mình bằng hàng loạt các công
cụ khác. Đó là ngành công nghiệp giải trí, là thời trang và ẩm thực.
Minh chứng cho điều này, 15 năm trước đây, hàng hóa mang

nhãn “Made in Korea” hầu như chưa xuất hiện nhiều ở TP HCM.
Nhưng chỉ sau bộ phim “Thành thật với tình yêu” phát trên kênh
VTV3 cùng mẩu quảng cáo dầu gội Double Rich của anh chàng
diễn viên điển trai Bae Yong Jun thì lần đầu tiên một sản phẩm
Made in Korea chính thức chào hàng một cách thông minh và
chuyên nghiệp với người tiêu dùng tạ Việt Nam nói chung và TP
HCM nói riêng.
Sau đó là một loạt các quảng cáo Debon, LG, Essance với
hình ảnh của các diễn viên nổi tiếng như Kim Nam Joo, Lee Young
Ae… Qua điện ảnh, Hàn Quốc đã mang nền văn hóa của mình du
nhập và lan tỏa mạnh mẽ vào các quốc gia khác.
Nhận thức được tầm ảnh hưởng của nền văn hóa của đất
nước mình, chính phủ Hàn Quốc coi văn hóa là một thị trường rất
9


tiềm năng và họ đã có chiến lược “xuất khẩu” và “tiếp thị” nền văn
hóa của mình và tạo cho nó một sức lan tỏa rộng khắp, không chỉ
giới hạn trong tầm châu lục mà trên toàn thế giới, trong đó có Việt
Nam.
Khoảng 15 năm trước, giới trẻ TP HCM không biết Hàn Quốc
là quốc gia nào, có nét đặc trưng là gì; thì ngày nay, chỉ cần hỏi
bất kỳ người nào – đặc biệt là giới trẻ tại TP HCM đều biết Hàn
Quốc có trang phục truyền thống nào, nét đặc sắc trong ẩm thực
là gì và đọc vanh vách tên các diễn viên, ca sĩ Hàn Quốc.
Có thể nói, ngày nay, sức ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc,
của “làn sóng Hallyu” tới giới trẻ TP HCM cực kỳ mạnh mẽ.
Thời kỳ đầu đến nay do sức ảnh hưởng của văn hoá Hàn
Quốc, đặc biệt là phim ảnh, giới trẻ tại TP HCM đã học theo phim
Hàn Quốc một cách nhanh chóng. Nhiều nam thanh nữ tú đã theo

mốt tóc nâu môi trầm, sau đó là tóc vàng… sau đó là việc dùng mĩ
phẩm, thời trang, làm đẹp thẩm mĩ và những thứ hàng hoá khác
của Hàn Quốc. Có cả những Hiệu mang tên được lấy từ phim Hàn
Quốc hoặc tiếng Hàn như Kim Chi, Segu, Dae Chang Geum.
Đó là chưa kể đến những hàng hoá, những Công ty Hàn Quốc
làm ăn ở TP HCM cùng thời với phim Hàn Quốc trên màn ảnh đã rất
có lợi trong kinh doanh nhờ phim ảnh hay cách này cách khác
quảng cáo về họ.
Đầu tiên giới trẻ tại TP HCM bị ảnh hưởng từ các chương trình
giải trí Hàn Quốc như điện ảnh, âm nhạc và các chương trình giải
trí truyền hình. Từ đó, một loạt các diễn viên, ca sĩ thần tượng ra
đời, ảnh hưởng trực tiếp vào thị hiếu thẩm mỹ của lớp trẻ.
Ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc đến với công chúng và
mở rộng tầm ảnh hưởng của nó ra nước ngoài, đặc biệt là các nước
châu Á chính là các công ty, các tập đoàn lớn trong ngành giải trí
như SM Entertainment, YG Entertainment, Cube Entertaiment,
Universal Music, JYP Entertainment (công ty chuyên phát hiện, đào
tạo, quản lý sao) và Mnet Media (mạng bán hàng).
10


Super Junior - một trong những ban nhạc có lượng fan lớn
nhất
Ngày nay, giới trẻ TP HCM mê phim Hàn, thần tượng ca sĩ,
diễn viên Hàn, trang điểm, ăn mặc theo phong cách Hàn … không
còn quá lạ lẫm. Vẻ đẹp trong veo của các nữ nghệ sĩ cùng vẻ nam
tính, lạnh lùng hay nét thư sinh, mềm mại của các nam nghệ sĩ
dần trở thành tiêu chuẩn để nhiều bạn trẻ tại TPHCM học theo và
hướng tới.
Thông qua đó, các nhãn hàng mỹ phẩm “made in Korea” như

Ohui, The Face Shop, The Body Shop… cũng cực kỳ hút khách tại
các trung tâm mua sắm và siêu thị tại TP HCM.
Thông qua các bộ phim, phong cách Hàn đã lan vào những
nếp sinh hoạt hàng ngày của giới trẻ. Trên đường phố TP HCM nếu
chú ý gặp một một cô nàng đội mũ lệch, tay cầm điện thoại di
động có gắn một con thú bông nho nhỏ, thì chắc chắn đó chính là
một fan của dòng phim Hàn thế hệ mới. Cách ăn mặc, trang
điểm… hàng ngày của nhiều bạn trẻ TP HCM đã chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ từ các ngôi sao thần tượng Hàn Quốc.
Qua điện ảnh và âm nhạc, ẩm thực Hàn Quốc cũng đã du
nhập vào TPHCM. Minh chứng rõ ràng điều đó là viẹc tìm được một
11


nhà hàng Hàn Quốc tại quận 1 và quận 3 tại TP HCM thật quá dễ
dàng.
Từ đó, ẩm thực Hàn Quốc như kim chi, với Bibimbap (cơm
trộn), với Tteokbokki (bánh gạo), Japchae (miến) hay Samgyeopsal
(thịt ba chỉ nướng) … trở nên quen thuộc với nhiều người dân TP
HCM và họ tỏ ra rất thích thú với nền ẩm thực mới mẻ này.

Kim chi - món ăn truyền thống của Hàn Quốc
Hiện nay, sinh viên TP HCM xôn xao trước những màn tỏ tình
gây sốc ngay tại sân trường hoặc khu ký túc xá theo kiểu Hàn
Quốc của những chàng trai Bách Khoa, Kinh Tế, ĐH Sài Gòn… Hay
như nhiều đôi bạn trẻ cố tìm kiếm những con đường, những không
gian lãng mạn trong thành phố làm điểm hẹn tình yêu… giống như
những hình ảnh mộng mơ mà họ thường thấy trên truyền hình như
cầu ánh sao quận 7, bờ sông quận 2, phố đi bộ Nguyễn Huệ ….
Ngoài thời trang, ẩm thực, nhiều bạn trẻ còn tìm học tiếng

Hàn Quốc, từ đó, hàng loạt các trung tâm dạy tiếng Hàn Quốc ra
đời, thu hút được số lượng đông đảo các học viên tại TP HCM. Điều
này càng khẳng định sức ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng văn
hóa Hàn Quốc với giới trẻ TP HCM hiện nay rất lớn.
12


Không thể phủ nhận ngành công nghiệp giải trí của Hàn Quốc
đã phát triển rực rỡ và thu được quá nhiều thành công, sức lan tỏa
của ngành giải trí này không chỉ còn gói gọn trong châu lục mà đã
vươn ra ngoài thế giới.

2.2 Ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc đến giới trẻ TP HCM
2.2.1 Ảnh hưởng xấu:
Bắt chước thần tượng, thời nay, nhiều cô gái trẻ tại TP HCM
còn tìm đến thẩm mỹ viện để nối mi, nâng mũi hoặc phẫu thuật để
cho mắt giống thần tượng này, mũi giống thần tượng kia trên
phim, bất chấp lời can ngăn của bác sĩ thẩm mỹ. Các trung tâm
thẩm mỹ viện tại TP HCM có mặt ở khắp các quận trung tâm như
Quận 1, 3 ,10 Phú nhuận….

Có những bạn trẻ còn kỳ công sưu tập những mẫu váy, áo
Hàn Quốc trên mạng và đặt may y chang như thế. Thậm chí, có
nhiều bạn còn hâm mộ đến mức đặt hàng online qua internet để
có cho được những bộ trang phục có xuất xứ “made in Korea”
chính hiệu để mặc cho giống hệt với thần tượng của mình. Việc đăt
13


hàng online và giao hàng cực kì đơn giản với thành phố phát triển

bậc nhất như TP HCM hiện nay chính điều này khiến cho làn sóng
Hàn Quốc thông qua các sản phẩm tiếp cận dễ dàng hơn đến giới
trẻ tại TP HCM.
Gần đây còn xuất hiện xu hướng rất nhiều đôi uyên ương rủ
nhau đi chụp ảnh cưới theo phong cách Hàn Quốc. Thay vì chọn áo
dài, khăn đóng truyền thống của người Việt hay những chiếc váy
hiện đại theo kiểu phương Tây vốn được ưa chuộng xưa nay, các
cặp đôi lại xúng xính trong bộ Hanbok truyền thống của người Hàn
Quốc với một tâm trạng rất hồ hởi, phấn khích.
Điều đáng nói là có một số bạn trẻ TP HCM không ý thức
được sự chênh lệch giữa ngoại hình, làn da của mình nên cứ vô tư
khoác lên người những bộ trang phục ngắn cũn, sặc sỡ, kiểu cách
để chứng tỏ sự sành điệu giống thần tượng. Họ không hề biết rằng
sự nhái lại này đã gây ra những cách ăn mặc kệch cỡm, lố bịch và
tạo ra sự phản cảm cho người đối diện.
Nhìn cách các fan kêu gào khóc thảm thiết khi gặp ca sĩ Hàn
tại sân bay Trước chương trình K - pop này, trả lời báo chí trong vai
trò là cố vấn, nhạc sỹ Phú Quang cũng phải thừa nhận: “Hiện nay
có nhiều bạn trẻ TP HCM ái mộ các ban nhạc Hàn. Thậm chí nhiều
ban nhạc trẻ cũng bắt chước phong cách ban nhạc Hàn, khiến tôi
xem cứ tưởng nghệ sĩ Hàn biểu diễn. Điều đó cho thấy sự lan tỏa
của âm nhạc khá rộng, bởi ở đâu ngôn ngữ bất lực, thì ở đó âm
nhạc lên tiếng. Tuy nhiên, sự sao chép về hình thức của những ca
sĩ này mà chưa chuyển hóa thành bản sắc mang thương hiệu V pop thì khó có chỗ đứng trong lòng khán giả”.
2.2.2 Ảnh hưởng tốt
Qua bàn tay thần kì của những ông bầu, thần tượng trong làn
sóng Hallyu đã lột xác và trở thành hình mẫu lý tưởng mà các bạn
trẻ tại TP HCM muốn hướng tới. Vì vậy, ngưỡng mộ ngôi sao “sạch”
trong ngành công nghiệp không khói này, giới trẻ Việt không
những có thể tạo cho mình thế giới giải trí riêng mà còn tiếp thu

14


được những nét đẹp văn hóa Hàn Quốc. Đó là một phong cách ăn
mặc đẹp, hợp thời, cách ứng xử thông minh, nhanh nhẹn và có văn
hóa của các thần tượng trên truyền hình.
Bản thân một số ngôi sao trong làn sóng Hallyu luôn được
nhắc đến với những nỗ lực vượt khó, chiến thắng bản thân, đạt
được ước mơ và tinh thần thép trong nghề nghiệp như Bi(Rain),
BOA, hay những diễn viên có sự nghiệp học hành “đáng nể” như
Kim Tae Hee cô luôn đứng đầu lớp với bảng điểm hoàn hảo ở tất cả
các môm học thời THPT. Sau khi tốt nghiệp THPT cô được tuyển
thẳng vào trường Đại học Seoul danh giá nhất của Hàn Quốc…
Những thần tượng ấy sẽ trở thành một tấm gương sáng để giới trẻ
TP HCM phấn đấu và cống hiến cho nước nhà.
Thần tượng của giới trẻ hiện nay thường là những ngôi sao
giải trí được đào tạo bài bản, có tài năng nghệ thuật và có cả
những phẩm chất đáng quý. Họ cũng phải học tập, họ cũng phải
rèn luyện, thậm chí chịu vô vàn áp lực từ mọi phía. Và trong rất
nhiều trường họp, những phẩm chất đáng quý, những nét đẹp tâm
hồn đó của họ lại chính là động lực, là tấm gương cho những người
hâm mộ, thần tượng họ. Có một bạn trẻ tại TP HCM từng viết một
bài rất dài để phản bác lại những chỉ trích, phê phán của báo giới
cũng như để mọi người có thể thấy được mặt khác của thần tượng.
Bạn đã tâm sự rằng thần tượng đã khiến bạn thay đổi nhiều thứ
trong cuộc đời: “Tôi vì họ mà cố gắng, vì những có khăn mà họ
từng trải qua mà tự nhủ những trắc trở minh gặp trong cuộc sống
chẳng là gì.. Từ tấm gương thần tượng, tôi cũng đã thay đổi cả
cách sống và cách ứng xử với cuộc đời. Trước đây tôi hay bực dọc,
cáu kỉnh, gắt gỏng, thậm chí buồn nản, mất lòng tin vào cuộc

sống. Bây giờ tôi đã hiểu những khó khăn minh gặp phải mới chỉ là
rất nhỏ. Tôi nghĩ rằng rất nhiều bạn cũng có tâm trạng giống tôi.
Và vĩ thế chúng tôi vô cùng biết ơn và yêu quý thần tượng của
mình.” Không chỉ vậy, tình yêu, mối quan tâm chung đến một hoặc
nhiều con người, còn có thể giúp các bạn trẻ xích lại gần nhau. Và
15


tình đoàn kết đầy xúc động ấy cũng là một điều không thể không
nhắc tới. Các bạn chia sẻ thông tin về văn hóa Hàn Quốc và thậm
chí là cả chung tay mang lại cho bạn khác những tia hy vọng trong
cuộc sống.
2.3 Các quan điểm về làn sóng Hàn Quốc đối với giới trẻ TP
HCM hiện nay
2.3.1. Sự ủng hộ:
Một số ý kiến đồng tình thường từ giới trẻ tại TP HCM cho
rằng trào lưu Hàn Quốc mà biểu hiện là K-pop chính là một sân
chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên độ tuổi trẻ, họ chỉ tìm những
thông tin chính thống về thần tượng của mình, giảm bớt sự tò mò
về những thứ không phù hợp lứa tuổi, chia sẻ với nhau những bài
hát hay, những điệu nhảy đẹp, khuyến khích nhau luyện tập,
khuyến khích nhau tự tin, tóm lại là hoàn toàn lành mạnh.
Cũng theo những đối tượng này thì vì họ còn trẻ nên dĩ nhiên
thích những gì sôi động và bắt mắt, và đến khi thực sự trưởng
thành, họ sẽ tự biết cư xử như thế nào cho phù hợp mà không cần
phải có sự áp đặt của các bậc bố mẹ vì họ quá khác về cách suy
nghĩ, lối sống.
Một số bậc cha mẹ vì quá thương và chiều con cái của mình
nên cũng chiều theo sở thích của con cái, tiếp tay cho con cái ủng
hộ trao lưu này như cố gắng đáp ứng yêu cầu của con cái mình, đi

tìm hiểu thông tin khắp nơi để tìm được tấm vé xem ca nhạc cho
con... nhưng họ cũng không khỏi thực sự lo lắng vì sự ngưỡng mộ
điên cuồng đến lệch lạc về các thần tượng là các ngôi sao, ban
nhạc Hàn Quốc.
2.3.2 Sự phản đối:
Bên cạnh xu hướng hâm mộ làn sóng Hàn Quốc của giới trẻ
TP HCM thì vẫn có những ý kiến bày tỏ sự lo lắng thậm chí là đề
xuất cấm đoán đối với hiện tường này vì sự lan tỏa và ảnh hưởng
của làn sóng này ở Việt Nam đang khiến cho thị trường giải trí Việt
trở nên yếu thế, và có nguy cơ giới trẻ TP HCM
16

bỏ qua thuần


phong mỹ tục và quan điểm thế nào là thuần phong mỹ tục có lẽ
nên thay đổi.
Một số phụ huynh khác kêu gọi cần ngăn chặn vì những tác
động của làn sóng Hàn Quốc đối với giới trẻ TP HCM thì tiêu cực
nhiều hơn tích cực như một bộ phận lớn học sinh từ lớp 6 đến lớp
12 chăm chỉ online cập nhật tin tức ban nhạc Hàn, lập hội anti
fan... học thuộc tiểu sử ca sĩ, diễn viên Hàn còn hơn nhớ bài học ở
trường, tiêu tốn hàng mấy trăm ngàn hoặc hơn cho những đĩa
nhạc, ly tách, poster có hình thần tượng, hay thậm chí hàng triệu
đồng để đi xem show ca nhạc. Thời gian, tâm sức họ dành trọn cho
video clip, phim ảnh, họp fan club, bàn luận, tranh cãi thần tượng,
làm biến một thứ giải trí bình thường thành mối bận tâm, si mê,
cuồng tín. Thời gian, hiệu quả học tập giảm sút do không đầu tư,
kết quả học tập kém, nguy cơ bỏ học...
Và có ý kiến đề xuất rằng mỗi người hãy tự ra tay chấn chỉnh

với con em mình, đừng để những đồng tiền các bậc phụ huynh vất
vả kiếm ra được tiêu tốn vào những nơi vô ích như showbiz và cần
cho họ nếm thử mùi vị của một cuộc sống cực khổ ra sao khi
không tiền, không quần áo đẹp, không internet, phải lao động việc
nhà như giặt đồ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa thay cho osin để
những fan hâm mộ này không còn thời gian rảnh tơ tưởng đến các
oppa, unni.
2.3.3 Ý kiến chuyên gia
Theo nhà văn Nhật Chiêu thì bản chất của làn sóng Văn hóa
Hàn Quốc chỉ là thứ văn hóa bình dân, vì thực tế, những tác phẩm
văn học đỉnh cao Hàn Quốc chưa phổ cập đến giới trẻ TP HCM.
Những người mê Hàn lưu ở TP HCM đa phần không biết gì về tinh
hoa văn hóa Hàn Quốc. Người ta biết tên những ngôi sao ca nhạc,
diễn viên truyền hình, say mê nhuộm tóc theo mốt Hàn, ăn thức
ăn Hàn, dùng mỹ phẩm Hàn... cho nên cái gọi là Hàn lưu thực chất
không phải là tinh hoa văn hóa. Các ngôi sao K-pop không tiêu
biểu cho văn hóa Hàn. Họ giống hệt các thần tượng ca nhạc
17


phương Tây về phong cách, trang phục, vũ đạo… nhưng vì Hàn
Quốc là quốc gia mới nổi gần đây, chưa đủ thời gian để có thể xuất
khẩu tinh hoa có hiệu quả và việc quảng bá tinh hoa khó hơn
quảng bá những loại hình đại chúng

18


KẾT LUẬN
Làn sóng Hàn Quốc là một hiện tượng tâm lý tự nhiên và

được hĩnh thành từ sự yêu thích, say mê, hoặc sự ấn tượng, ảnh
hưởng to lớn tới bản thân người tiếp nhận. Hiện nay, xu hướng tiếp
nhận làn sóng Hàn Quốc của giới trẻ TPHCM là những người hoạt
động trong giới giải trí, đóng một vai trò khá lớn trong cuộc sống
cũng như quá trình hình thành nhân cách của giới trẻ. Đã có rất
nhiều trường hợp làn sóng Hàn Quốc giúp con người có thể vươn
tới cái đẹp, có mục đích sống, vun đắp, tưới mát tâm hồn của con
người, đặc biệt với giới trẻ TP HCM thì làn sóng Hàn Quốc còn là
động lực trong học tập, cuộc sống.
Các bạn trẻ tại TP HCM cần quan tâm và chăm sóc đến bản
thân nhiều hơn, học hỏi những điều tích cực từ văn hóa, tinh hoa
dân tốc Hàn Quốc thông qua làn sóng Hàn Quốc. Không nên mù
quán, thiếu kiến thức trong việc tiếp nhận, cấn phân biệt và thể
hiện đúng bản chất, nét văn hóa của người Việt. Chỉ nên học hỏi
không nên bị ảnh hưởng nặng từ làn sóng Hàn Quốc.
Bài tiểu luận trên phân tích một góc nhỏ của hiện tượng làn
Sóng Hàn Quốc đến giới trẻ TPHCM hiện nay, hy vọng qua bài viết
này các bạn sẽ nhận ra được nhiều điều và cố gắng trong cuộc
sống hàng ngày, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cát Khuê (27 tháng 6 năm 2012). “Văn hóa Hàn - "quyền
lực mềm" và mối lo”. Báo Tuổi Trẻ online. Truy cập 17 tháng 4 năm
2013.
2. Hạnh Chi (11 tháng 3 năm 2012). “Chiến lược đẩy mạnh
làn sóng Hàn Quốc - K-Arts, ba lê và học viện âm nhạc”. Báo Sài
Gòn Giải Phóng online.

3. “Làn sóng Hàn Quốc suy thoái trầm trọng”. Việt Báo. Ngày
27 tháng 12 năm 2006
4. Quỳnh Trang (ngày 1 tháng 7 năm 2012). “Làn sóng văn
hóa Hàn: Văn hóa bình dân!”. phapluattp.vn

20


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
I .Lý do chọn đề tài................................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LÀN SÓNG HÀN QUỐC.....................................3
1.1 Khái niệm làn sóng Hàn Quốc:........................................................................3
1.2 Tổng quan về Hàn Quốc...................................................................................3
1.3 Lịch sử hình thành làn sóng Hàn Quốc............................................................4
1.4 Sự thăng trầm...................................................................................................6
1.5 Tại Việt Nam....................................................................................................7
CHƯƠNG 2: SỰ TIẾP NHẬN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LÀN SÓNG HÀN QUỐC
TRONG GIỚI TRẺ TPHCM HIỆN NAY.................................................................8
2.1- Sự tiếp nhận làn sóng Hàn Quốc của giới trẻ TP HCM...................................8
2.2 Ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc đến giới trẻ TP HCM.............................12
2.2.1 Ảnh hưởng xấu:.......................................................................................12
2.2.2 Ảnh hưởng tốt..........................................................................................13
2.3 Các quan điểm về làn sóng Hàn Quốc đối với giới trẻ TP HCM hiện nay.....14
2.3.1. Sự ủng hộ:...............................................................................................14

2.3.2 Sự phản đối:.............................................................................................15
2.3.3 Ý kiến chuyên gia....................................................................................15
KẾT LUẬN.............................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................18
MỤC LỤC............................................................................................................... 19

21



×