Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tác động kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật tại Xã Tạ Xá, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.5 KB, 25 trang )

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cuộc sống là một chuỗi những sự kiện, biến cố đến với chúng ta và không phải
sự kiện, biến cố nào cũng mang đến cho chúng ta những niềm vui và hạnh phúc.
Thật vậy, với những người khuyết tật (NKT), dù cho là vì biến cố rủi ro bất ngờ
hay yếu tố bẩm sinh di truyền thì họ cũng đều phải chịu những đau khổ, thiệt
thòi nhất định trong cuộc sống. Theo con số của Bộ LĐ-TB&XH, tính đến
tháng 6-2015, Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số,
người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%, khoảng 58%
người khuyết tật là nữ, 28,3% người khuyết tật là trẻ em, 10,2% người khuyết
tật là người cao tuổi, khoảng 10% người khuyết tật thuộc hộ nghèo. Những
NKT này họ đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn trong cuộc sống
về y tế, giáo dục, việc làm …trong đó có vấn đề kỳ thị, phân biệt với NKT.
Chính sự kỳ thị, phân biệt đối xử này đã làm cản trở, tạo nên những rào cản lớn
để NKT có thể khắc phục khó khăn, vươn lên, hòa nhập với cộng đồng, gây
những tác động, hệ quả tiêu cực đến cuộc sống của NKT cũng như gia đình họ.
Để có thể hỗ trợ được tốt nhất cho NKT giúp họ phát huy được năng lực bản
thân, hòa nhập cuộc sống, đóng góp cho gia đình và xã hội thì điều quan trọng
đặt ra là cần phải xóa bỏ được tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT và để
làm được điều này cần có sự tham gia, chung tay của nhiều ban ngành, lĩnh vực
và toàn xã hôi trong đó có ngành công tác xã hội, một ngành luôn hướng tới
việc xây dựng một xã hội tốt đẹp, hướng tới những đối tượng yếu thế trong xã
hội, trong đó có NKT.
Xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ là một xã có tỷ lệ người khuyết tật
khá cao, tuy nhiên, người khuyết tật và các vấn đề liên quan đến người khuyết
tật trên địa bàn xã vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng kỳ thị, phân
biệt đối xử với người khuyết tật vẫn còn khá nặng nề, điều này đã có những tác
động tiêu cực không nhỏ tới đời sống của những người khuyết tật, làm cho họ bị
hạn chế đi cơ hội hòa nhập cuộc sống. Để có thể giúp cho người khuyết tật có
được cuộc sống tốt đẹp hơn, hòa nhập tốt hơn thì điều quan trọng là cần đánh
1



giá được đầy đủ những tác động của kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật
với bản thân người khuyết tật, gia đình người khuyết tật, cộng đồng cũng như xã
hội để từ đó có những giải pháp cho phù hợp nhằm giảm bớt và dần xóa bỏ tình
trạng kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật này.
Vì những lý do trên mà em đã chọn đề tài: “Tác động kỳ thị và phân biệt đối xử
với người khuyết tật tại Xã Tạ Xá, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ” để nghiên
cứu và làm đề tài tiểu luận của mình. Trong quá trình nghiên cứu và làm bài,
không thể tránh khỏi những nhầm lẫn, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
nhận xét, đánh giá, bổ sung của cô giáo để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

2


1. Cơ sở lý luận về người khuyết tật và kỳ thị phân biệt đối xử với
người khuyết tật
1.1.

Khái niệm khuyết tật và người khuyết tật.

Khái niệm khuyết tật: khuyết tật là sự khiếm khuyết, suy giảm chức năng một
hoặc nhiều bộ phận cơ thể biểu hiện dưới dạng tật, làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến cuộc sống.
Khái niệm người khuyết tật(NKT): NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc
nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật
khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (khoản 1, Điều 2 của Luật
Người khuyết tật Việt Nam ban hành ngày 17/6/2010).
1.2.


Phân loại khuyết tật.

Cách phân loại theo luật Người khuyết tật Việt Nam, gồm sáu nhóm khuyết tật.
1.2.1. Khuyết tật vận động
Là tình trạng giảm hoặc mất khả nặng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn
đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
Vd: trẻ bị dị tật bẩm sinh không có tay, chân; bị cụt tay, chân; bại liệt….
1.2.2. Khuyết tật nghe, nói.
Khuyết tật nghe nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả
nghe và nói , phát âm thành tiếng và âm rõ ràng dẫn đêna hạn chế trong giao
tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói
Vd: hội chứng câm, điếc, khiếm thính
1.2.3. Khuyết tật nhìn

3


Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh
sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình
thường.
Vd: lòa, nhìn đôi, mù màu, cận thị, loạn thị…
1.2.4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần
Khuyết tật thần hinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc,
kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có những biểu hiện với những lời nói, hành động
bất thường.
Vd: tâm thần phân liệt, rối loạn tâm trí, ..
1.2.5. Khuyết tật trí tuệ
Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu
hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật , hiện tượng,
giải quyết sự việc.

Vd: trẻ chậm phát triển trí tuệ
1.2.6. Khuyết tật khác
Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho
hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường
hợp được quy định tại các khoản 1,2, 3,4 và 5 Điều 2 của Nghị định
28/2012/NĐ-CP.
Vd: Hội chứng Down, hội chứng tự kỷ….
1.3.

Khái niệm kỳ thị, phân biệt đối xử

Kì thị là một từ gốc Hán (tiếng Anh là discrimination), kì là "khác biệt, không
như nhau", thị là "nhìn nhận, đối xử", và kì thị là "đối xử khác" hay "phân biệt
đối xử". Kì thị chỉ việc ứng xử với một thành viên nào đó trong cộng đồng theo
một thái độ khác do thân phận hoặc sự phân loại, mà không xét đến phẩm chất
con người của họ. Kì thị luôn lấy lợi ích của một nhóm người nào đó để đánh
đổi, để đề cao nhóm người ấy hơn.
4


Theo công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT : “phân biệt đối xử vì lý
do khuyết tật” là các hình thức loại trừ , hạn chế có chủ ý , có tác động làm
phương hại hoặc vô hiệu hóa đến nhận thức , đến việc hưởng thu, đến việc thực
hiện quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong lĩnh vực chính tri, kinh
tế, văn hóa, và dân sự hay bất kỳ lĩnh vực nào khác vì lý do khuyết tật của họ.

1.4.

Quan điểm, cách tiếp cận người khuyết tật


Quan điểm cũng như cách tiếp cận người khuyết tật được thể hiện qua các văn
bản chính sách pháp luật mà Nhà nước đã ban hành cũng như những công ước,
điều luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia
 Công ước quốc tế về Quyền của NKT (CRPD)
Công ước quốc tê về quyền của người khuyết tật là một văn kiện nhân quyền
quốc tế do Liên hiệp quốc soạn thảo nhằm mục đích bảo vệ các quyền và nhân
phẩm của NKT. Các quốc gia tham gia công ước phải đảm bảo quyền được
hưởng thụ bình đẳng mọi dịch vụ công cộng của NKT.
Việt nam tham gia công ước về quyền của người khuyết tật ngày 22/10/2007.
Công ước này xác lập sự chuyển dịch từ phương thức tiếp cận theo hướng nhân
đạo sang hướng nhân quyền. Quan điểm của Việt Nam được thể hiện chi tiết
qua các văn bản pháp luật về người khuyết tật như:
 Luật NKT: được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010. Theo đó các Nghị
định số 28/ 2010/ NĐ-CP ngày 17/10/2010 của Chính Phủ, Nghị định
28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 và Thông tư 26/2012/TT- BLĐTB&XH
ngày 12/11/2012 đã được ban hành nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật NKT.
 Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013: một số điều liên quan đến NKT
như: điều 16, 54, 62, 70.

5


 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 quy định về chính sách trợ
giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và được bổ sung, sửa đổi bằng nghị
định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010.
 Luật lao động năm 2012:mục 4, chương XI quy định về chế độ làm việc
với lao động là NKT.
 Luật dân sự quy định về chăm sóc sức khỏe , hỗ trợ nuôi dưỡng học văn
hóa , hoạt động văn hóa giáo dục thể dục thể thao và việc giúp đỡ NKT

trong việc thực quyến , nghĩ vụ dân sự.
 Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 5/8/2012 phê duyệt đề án trợ giúp
người khuyết tật giai đoạn 2012-2020.
Bên cạnh đó chính phủ cũng như các bộ ngành khác cũng đã ban hành nhiều các
văn bản luật, dưới luật khác quy định về chính sách trợ giúp NKT. Bên cạnh
những chính sách, những văn bản luật đó thì các hệ thống chương trình, dịch vụ
trợ giúp người khuyết tật cũng đã thể hiện được cách tiếp cận ngày càng toàn
diện hơn, hiệu quả hơn
Hệ thống chương trình, dịch vụ trợ giúp NKT ở Việt Nam hiện nay.
Các chương trình, dịch vục cho NKT tập trung vào các mảng như;
- Y tế: khám chữa bênh, phát hiện sớm, can thiệp sớm, phục hồi chức năng.
- Giáo dục: Nhìn chung, giáo dục khuyết tật tại Việt Nam bao gồm 3 phương
thức: giáo dục hoà nhập; giáo dục bán hoà nhập(giáo dục hội nhập) và giáo dục
chuyên biệt (được tổ chức tại 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt trên cả nước).
- Dạy nghề và hỗ trợ việc làm: một số tổ chức hội, trung tâm, trường nghề tiêu
biểu trong việc triển khai các chương trình, cung cấp dịc vụ về đào tạo nghề và
hỗ trợ việc làm cho NKT tạ Hà Nội như: Hội Thanh niên khuyết tật Hà nội,
Trung tâm Nghi lực sống, Trường dạy nghề Hoa sữa…
- Mô hình sống độc lập: một số dich vụ của trung tâm sống dộc lập Hà Nội như:
 Tham vấn đồng cảnh
6


 Chương trình sông độc lập: cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết khi
sống độc lập
 Tập huấn và cung cấp Người hỗ trợ cá nhân cho NKT: cung cấp người hỗ
trợ cá nhân tại nơi sinh sống và nơi làm việc
 Cung cấp kỹ năng sống độc lập, các thông tin về phúc lợi xã hội.
Các dich vụ xã hội cơ bản dành cho người khuyết tật như này đã được tiến hành
trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, với rất nhiều nguời khuyết tật thì tiếp cận với

các dịch vụ này không hề dễ dàng. Những rào cản về: thông tin, sự kỳ thị, thiếu
những dịch vụ ở cấp độ cá nhân…đã làm cho nhiều người khuyết tật không
được hưởng những dịch vụ xã hội có chất lượng.
1.5.

Các nghiên cứu liên quan đến người khuyết tật

Người khuyết tật và các vấn đề liên quan đến người khuyết tật đã và đang được
cộng đồng, xã hội cũng như các tổ chức quan tâm rất nhiều. Từ đó các công
trình nghiên cứu liên quan đến người khuyết tật ngày càng phát triển, rất nhiều
các công trình nghiên cứu quan trọng đã ra đời, trong đó có một số nghiên cứu
tiêu biểu như:
Nghiên cứu về chi phí kinh tế của sống với khuyết tật và kỳ thị ở Việt Nam.
Nghiên cứu này tìm hiểu về chi phí của khuyết tật, phân biệt đối xử với người
khuyết tật . Những phát hiện từ nghiên cứu này dựa trên kết quả khảo sát tại 8
tỉnh Việt Nam. Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu phát triển Xã hội thực hiện với
sự hỗ trợ tài chính của AusAID và hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia từ Đại học
Y Hà Nội, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển, Trung tâm khuyết tật và Phát
triển và viện Y tế Toàn cầu Nossal của Đại học Tổng hợp Melboume, Úc.
Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật tại Việt
Nam. Báo cáo được thực hiện bởi Tổ chức Lao động Quốc tế tháng 8- 2008.
Báo cái này cung cấp một cách nhìn tổng thể về các tổ chức của người khuyết
tật, các tổ chức đại diện cho người khuyết tật và các dịch vụ đào tạo nghề, việc

7


làm và phát triển doanh nghiệp chon ng]ời khuyết tật, đặc biệt tập trung vào các
tổ chức của phụ nữ khuyết tật và các dịch vụ dành riêng cho phụ nưc khuyết tật.
Nghiên cứu hòa nhập xã hội: “Giảm thiểu sự kì thị và phân biệt đối sử với NKT

Việt Nam” - Viện ngiên cứu phát triển xã hội, Ban Tuyên Giáo Trung ương và
Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, 2010. Nghiên cứu này chỉ ra rằng có 14 khó khăn
mà NKT đang gặp phải trong đó có khó khăn trong việc tiếp cận các công trình
công cộng. Nghiên cứu khoa học: “Mặc cảm tự ti của NKT trong quá trình hòa
nhập xã hội” – Đinh Thị Thủy, 2013. Nghiên cứu đánh giá những yếu tố tác
động ảnh hưởng của mặc cảm tự ti đến cuộc sống của NKT VĐ và làm rõ vai
trò hoạt động hỗ trợ can thiệp của cán bộ địa phương đối với NKT VĐ có mặc
cảm tự ti.
Nghiên cứu khoa học: “Biện hộ thực hiện chính sách xây dựng công trình công
cộng phù hợp với người khuyết tật vận động dựa vào cộng đồng, nghiên cứu tại
hai trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và trường đại học Khoa học tự
nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội” 2014. Công trình đẩy mạnh các hoạt động
biện hộ thực hiện chính sách xây dựng công trình công cộng phù hợp với người
khuyết tật vận động dựa vào cộng đồng và được nghiên cứu tại trường học, đối
tượng người khuyết tật chủ yếu là sinh viên, đề tài này có nhiều luận điểm phù
hợp để áp dụng vào công trình nghiên cứu đi sau là hỗ trợ người khuyết tật vận
động tiếp cận sử dụng các công trình công cộng cụ thể là cơ quan, công trình trụ
sở làm việc, công trình cũng bổ sung và làm rõ sự hỗ trợ về biện hộ thực hiện
chính sách xây dựng công trình công cộng phù hợp với người khuyết tật vận
động.
1.6.

Phương pháp, mô hình giáo dục người khuyết tật

Để đảm bảo người khuyết tật có thể tự vươn lên trong cuộc sống, tham gia và
hòa nhập một cách đầy đủ và bình đẳng vào xã hội thì việc xã hội tạo điều kiện
tối đa để người khuyết tật có cơ hội tiếp cận các dịch vụ giáo dục là điều vô
cùng quan trọng.
8



Mỗi người khuyết tật có những nhu cầu mong muốn, năng lực nhận thức và
mức độ khuyết tật khác nhau nên làm thế nào để tiếp cận các dịch vụ giáo dục
một cách phù hợp nhất với họ.
Với vai trò là người trợ giúp và cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật thì nhân
viên công tác xã hội cần phải nắm được các mô hình, phương thức giáo dục cho
người khuyết
tật.
Giáo dục chuyên biệt.
Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục tách biệt trẻ em có cùng dạng
khuyết tật vào cơ sở giáo dục riêng.
Những trẻ có cùng dạng, cùng mức độ khuyết tật được theo học một chương
trình riêng và với phương pháp riêng biệt.
Hầu hết các trường, lớp chuyên biệt tập trung vào hỗ trợ sự phát triển các kĩ
năng cá nhân và kĩ năng xã hội để học sinh có thể sống độc lập tới mức tối đa
sau khi hoàn thành xong chương trình.
Ví dụ như có trường dành riêng cho trẻ khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật trí
tuệ.
Ưu, nhược điểm của Giáo dục chuyên biệt:

- Ưu điểm của phương thức giáo dục chuyên biệt là rất có hữu ích đối với
những trẻ khuyết tật vừa và nặng, cần phải có chế độ chăm sóc, trị liệu, phục hồi
chức năng đặc biệt;
Phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng cho từng loại khuyết tật được đầu tư;
Giáo viên được đào tạo bài bản chuyên sâu nên việc chăm sóc và trị liệu cho trẻ
khuyết tật được tốt hơn.
- Nhược điểm: Giáo dục chuyên biệt có một số hạn chế là nhiều khi không đánh
giá đúng, tích cực về khả năng và tiềm năng của trẻ, sự tách biệt trẻ ra khỏi môi

9



trường xã hội chung sẽ gây khó khăn cho quá trình hòa nhập vào các hoạt động
của xã hội sau này.
Ngoài ra mô hình giáo dục chuyên biệt cũng rất tốn kém: Chi phí cao cho xây
dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên riêng.
Giáo dục hội nhập
Giáo dục hội nhập là phương thức giáo dục trẻ khuyết tật trong lớp học chuyên
biệt được đặt trong trường phổ thông bình thường.
Trong quá trình giáo dục những trẻ khuyết tật nào có đủ điều kiện sẽ học chung
một số môn học hoặc tham gia vào một số hoạt động cùng trẻ em không khuyết
tật trong trường học.
Thời gian còn lại, những trẻ này được học chương trình riêng với những nội
dung, phương pháp giáo dục riêng phù hợp với khả năng của các em.
Ưu, nhược điểm của giáo dục hội nhập:
Trẻ khuyết tật sẽ có cơ hội được tương tác, giao tiếp, thực hiện các hoạt động
cùng các bạn không khuyêt tật tại các lớp học hội nhập. Tuy nhiên thì phương
pháp này cũng còn một số hạn chế như:
 Trẻ khuyết tật chưa thực sự được hòa nhập với trẻ bình thường trong mọi
hoạt động;
 việc học tập của trẻ trong các lớp chuyên biệt theo một chương trình riêng
không trùng lặp với chương trình chung nên trẻ không thích ứng được;
 trẻ nhiều khi bị ức chế về tâm lý khi sự tham gia vào các hoạt động không
được đầy đủ và cảm thấy bị phân biệt đối xử so với bạn bè bình thường
ngay trong trường học.
Giáo dục hòa nhập
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với
trẻ em bình thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống.

10



Bản chất của giáo dục hòa nhập là mọi trẻ em được học trong môi trường giáo
dục mà trong đó, trẻ có điều kiện và cơ hội để lĩnh hội những tri thức mới theo
nhu cầu và khả năng của mình.
Ưu điểm, nhược điểm của giáo dục hòa nhập:
Ưu điểm của giáo dục hòa nhập là trong giáo dục hòa nhập, trẻ khuyết tật được
học ở môi trường bình thường, học ở trường gần nhà nhất.
Chương trình học cũng như với các chương trình học bình thường của các bạn
khác, tuy nhiên tùy thuộc vào khả năng và mức độ khuyết tật theo các loại tật
khác nhau mà chương trình và phương pháp được điều chỉnh để phù hợp với
nhu cầu, năng lực của các em.
Giáo dục hòa nhập coi trọng sự cân đối giữa kiến thức, kỹ năng học đường và
kiến thức, kỹ năng xã hội. Môi trường giáo dục thay đổi, các em được tự do
giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau, giúp các em phát triển toàn diện hơn và thích ứng tốt
hơn với môi trường xã hội.
Giáo dục hòa nhập tạo được cơ hội, môi trường để các lực lượng tham gia giáo
dục có điều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung.
2. Thực trạng những tác động của kỳ thị, phân biệt đối xử với người
khuyết tật tại xã Tạ xá, huyện Cẩm khê, tỉnh Phú thọ
2.1.

Giới thiệu về xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

Tạ Xá là một xã trung du miền núi nằm phía Tây – Nam của huyện Cẩm Khê,
tỉnh Phú Thọ. Xã Tạ Xá tiếp giáp với các xã:
+Phía đông giáp xã Chương Xá
+Phía Tây giáp Hương Lung
+Phía Nam giáp với xã Yên Tập
+Phía Bắc giáp xã xã Sơn Tình và xã Phú Khê

Tạ Xá là một xã thuần nông như nhiều xã khác của huyện Cẩm Khê, kinh tế của
người dân nơi đây đều phụ thuộc vào việc trồng lúa, ngô, khoai, sắn và chăn
11


nuôi nhỏ lẻ, chính vì thế mà đời sống kinh tế - xã hội của người dân nơi đây còn
gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là những nhóm người yếu thế như người khuyết
tật.
Là một xã nghèo nhưng xã Tạ xá lại đang có tỷ lệ NKT khá lớn (100/ hơn 1000
nhân khẩu và đặc biệt là người dân vẫn còn có những định kiến, kỳ thị và phân
biệt đối xử khá nặng nề với những NKT.
Những kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật tại xã Tạ Xá được thể hiện
dưới nhiều khía cạnh cũng như lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế- xã hội
nơi đây. Và chính những sự phân biệt, kỳ thị với người khuyết tật như vậy đã có
những tác động tiêu cực không nhỏ đến bản thân người khuyết tật cũng như gia
đình họ, với cộng đồng cũng như là với toàn xã hội.
2.2.

Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử

Kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật tại xã Tạ Xá được thể hiện dưới
những khía cạnh khác nhau:
Kỳ thị dưới góc độ nhận thức: đó là những suy nghĩ, áp đặt chủ quan về khả
năng, về con người của NKT như: NKT không có khả năng học tập nên không
cần đi học, NKT là người ăn bám không có khả năng lao động, NKT là những
người thấp kém, đáng thương hại…Chính vì những kỳ thị, phân biệt đối xử đó
mà rất nhiều những NKT trong xã Tạ Xá chưa hề có một ngày được tới trường,
cuộc sống của họ chưa từng được biết đến tiếng trống trường, đến cái cặp sách,
tập vở là gì. Đây chính là một thiệt thòi lớn đối với NKT chỉ vì những nhận thức
sai lệch đó của cộng đồng cũng như chính những người thân của NKT.

Chính nét văn hóa đó là rất coi trọng đời sống tâm linh, sùng bái các thế lực siêu
nhiên của bà con nơi đây đã làm củng cố thêm niềm tin rằng những người bị
khuyết tật là do họ đã làm sai trái gì đó, hoặc họ phải trả nợ cho kiếp trước của
mình hoặc tổ tiên, ông bà mình. Điều này đã dẫn đến thái độ thương hại hoặc
khinh rẻ những NKT và gia đình NKT của rất nhiều người dân xã Tạ xá.

12


Năm 2007 được sự tài trợ của Quỹ Ford, Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội
(ISDS) đã tiến hành khảo sát 4 tỉnh thành ở Việt Nam trong đó có tỉnh Phú Thọ
và đưa ra một vài con số thống kê sau đây về quan điểm của cộng đồng về
người khuyết tật - qua đó cho thấy sự phân biệt đối xử là lớn như thế nào:

Thái độ của cộng đồng với người khuyết tật

Tỉ lệ quan điểm
đồng ý

Đáng thương

98% đến 99%

Người khuyết tật là người ỷ lại

18% đến 32%
40%

đến


Người khuyết tật không thể có cuộc sống bình thường

59,4%

Người khuyết tật bị như vậy là do số phận

56% đến 65%

Người khuyết tật đáng phải gánh chịu số kiếp khuyết tật

14% đến 21%

như vậy vì họ phải trả giá cho việc làm xấu xa ở kiếp trước

Gặp phải người khuyết tật là gặp vận đen

17%

Kỳ thị dưới góc độ thái độ: thái độ khinh thường, thiếu tôn trọng, xa lánh những
NKT.
Chính từ những nhận thức chưa đúng đắn về NKT nên rất nhiều người dân ở xã
Tạ xá vẫn có những thái độ phân biệt đối xử, kỳ thị với những người khuyết tật,
thậm chí trong một số gia đình thì việc kỳ thị này lại xuất phát từ chính những
13


người thân trong gia đình của họ. Một số người khuyết tật sống phụ thuộc,
không tạo ra được nguồn thu nhập nên luôn phải chịu sự khinh thường, phải
nghe những lời nói khó nghe, thiếu tôn trọng từ những người anh, người chị,
những người thân của mình.

Kỳ thị dưới góc độ hành vi: Đó là các hành vi như từ chối, ngược đãi, phỉ bang,
không giúp đỡ, ngăn cản NKT. Những sự kỳ thị này được thể hiện rất rõ trong
ngôn ngữ khi nói về khuyết tật hay NKT .Những từ ngữ để gọi tên các khuyết
tật hay người khuyết tật thường vô tình hay hữu ý hàm chứa sự coi thường,
thương hại. Điều này tác động tiêu cực tới tâm lý của người khuyết tật. Chẳng
hạn như khi nói về NKT khiếm thính rất nhiều người sử dụng những từ ngữ tiêu
cực như: điếc, lòi, hay là thần kinh, điên, chập mạch…khi nói về NKT tâm thần.
Cũng bởi trình độ dân trí không cao cũng đã làm cho người dân xã Tạ Xá không
ý thức được hết những tác động tiêu cực của việc kỳ thị , phân biệt đối xử với
NKT đến NKT và gia đình họ cũng như cộng đồng, xóm làng của mình. Vì
thiếu hiểu biết nên họ cũng không cho rằng những thái độ, hành vi của mình với
NKT là đang kỳ thị và phân biệt đối xử. Họ vô tư dùng những từ ngữ tiêu cực
như: thần kinh, rồ, tàn tật ấy để nói về những NKT hoặc thậm chí là để nói
chuyện với những NKT.
2.3.

Biểu hiện của sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật trong
các lĩnh vực

Trong giáo dục: NKT bị phân biệt đối xử trong giáo dục
 Nhận thức chung của người dân xã Tạ xá về nhu cầu học tập của NKT
còn thấp
 NKT đi học có ảnh hưởng đến người không KT: rất nhiều người dân nơi
đây coi khuyết tật như một căn bệnh truyền nhiễm, một thứ gì đó không
tốt đẹp và có thể lây truyền sang cho người khác.
 Học sinh khuyết tật(HSKT) gặp nhiều khó khăn ở nơi học tập:

14



Cơ sở hạ tầng trường học không thân thiện với học sinh khuyết tật: Hầu như tất
cả các lớp học từ bậc học mầm non cho đến trung học của xã Tạ Xá đều chưa có
đường đi riêng cho NKT, ở các bậc thang đều chưa có lối cho xe lăn lên
Giáo viên thiếu kỹ năng nghề nghiệp: Đa phần các giáo viên tại các lớp học
chưa có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể hỗ trợ cho các em học sinh
khuyết tật khi các em học tại các lớp học hòa nhập với các em học sinh không
khuyết tật.Điều này đã làm cho các em học sinh khuyết tật gặp rất nhiều khó
khăn để có theo được chương trình học, nắm được nội dung bài học.
Trong lĩnh vực việc làm:
• Không nhận vào làm
• Không được tôn trọng trong công việc
• Chỉ được giao “những việc phù hợp” (lương thấp, vị trí thấp);
• Không được thăng tiến: chỉ có hợp đồng ngắn hạn; ít hoặc không
có cơ hội đào tạo
• Bị bóc lột sức lao động
Trong hôn nhân và sinh con: Tuỳ theo từng dạng KT, có từ 19-40% người
dân cho rằng NKT không nên lập gia đình
NKT không thể sống cuộc sống BT,
NKT không thể nuôi được bản thân họ;
NKT là gánh nặng gia đình
Có từ 32.2% đến 89.7% người dân cộng đồng cho rằng Phụ nữ khuyết
tật(PNKT) không nên có con bởi:
Họ sẽ không thể nuôi dưỡng con cái
Họ sẽ làm tăng gánh nặng cho bản thân họ và gia đình
Con cái của họ có thể bị khuyết tật “di truyền”
Chính những nhận thức chưa đúng đắn như vậy nên xã Tạ Xá có tới 47% người
khuyết tật từ 18 tuổi trở lên không kết hôn.
15



Trong tham gia các hoạt động xã hội
• Tuỳ theo từng dạng KT, có từ 11-63% người dân cho rằng NKT
không nên tham gia các hoạt động cộng đồng;
• Hệ quả: 85.5% NKT không tham gia vào bất kỳ tổ chức nào ở địa
phương;
• 81% NKT không tham gia vào các hoạt động văn hoá, thể dục, thể
thao trong cộng đồng của mình.
Trong lĩnh vực giao thông, đi lại: Hiện nay, hầu hết các trường học, cơ sở y tế,
đường xá tại Tạ Xá chưa được xây dựng theo hướng thân thiện với NKT.
2.4.

Nguyên nhân của sự kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT

Nguyên nhân từ phía các cấp chính quyền Nhà nước: Công tác tuyên truyền,
vận động về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật, cũng như về các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành về lĩnh vực này còn
chưa thực sự sâu rộng và phát huy hiệu quả trong việc tạo sự chuyển biến về
nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân.
Cùng với đó sự quan tâm của chính quyền địa phương với vấn đề kỳ thị và phân
biệt đối xử với NKT lại chưa cao nên việc triển khai các chương trình truyền
thông về vấn đề này là rất hạn chế.
Và các thông điệp , chương trình truyền thông giảm sự kỳ thị đang có những xu
hướng như:
- Bi kịch hoá hoàn cảnh
- Anh hùng hoá người khuyết tật
- Gợi ra những phản ảnh cho rằng người khuyết tật là người không bình thường,
là trường hợp đặc biệt cần trợ giúp đặc biệt
- Gắn khuyết tật với định mệnh và số phận
- Quan tâm và đưa tin quá nhiều đến cuộc sống riêng tư của NKT, chính điều
này lại càng làm cho họ thấy mình như một cá thể đặc biệt, khác biệt trong xã

hội.

16


Vấn đề tham vấn, tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, trực tiếp cho NKT ở đây hầu
như là không có mà chủ yếu là mới chỉ qua những người thân, bạn bè, hoặc là
gián tiếp qua các tổng đài tư vấn. Vì thế mà chất lượng cũng như hiệu quả của
việc tư vấn, tham vấn là không cao
Nguyên nhân từ phía cộng đồng xã hội:
- Xuất phát từ những định kiến, hiểu sai lệch về NKT: đó là những định kiến
cho rằng khuyết tật thì không là được gì có ích. NKT xấu xa, khó gần. Mặt
khác, yếu tố tâm linh dẫn đến quan niệm duy tâm cho rằng NKT bị như vậy là
do họ đã có tội trong kiếp trước…Những nhận định này đã ăn sâu vào tiềm thức
của nhiều người, tạo thành tâm lý đám đông, cùng kỳ thị NKT vì muốn tách
mình ra khỏi nhóm người “ thấp kém” đó.
- Xuất phát từ việc thiếu kiến thức về NKT: do không nhìn nhận được hết khả
năng cả NKT nên họ cho rằng NKT không thể làm được gì vì để tự phục vụ
mình đã khó. NKT sinh con thì con họ cũng sẽ bị khuyết tật như họ….Chính
những nguyên nhân định kiến từ cộng đồng này đã làm cho gia đình người
khuyết tật và NKT càng thêm sự tự ti về bản thân cũng như con cái mình.
Nguyên nhân từ gia đình và bản thân người khuyết tật :Sự kỳ thị và phân
biệt đối xử không chỉ xuất phát từ mọi người trong cộng đồng, xã hội mà còn là
từ phía gia đình và chính bản thân những NKT:
Trước hết đó là từ gia đình- những người đúng ra phải luôn sát cánh, an ủi, động
viên, là nguồn động viên cho NKT thì họ lại đang có những nhận thức thái độ,
hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với chính con em mình: Viện Nghiên cứu Phát
triển xã hội (ISDS) đã tiến hành khảo sát 4 tỉnh thành ở Việt Nam trong đó có
tỉnh Phú Thọ và đưa ra một vài con số thống kê về người khuyết tật bị phân biệt
đối xử bởi chính gia đình mình (dựa trên việc đặt câu hỏi với những người quen

biết người khuyết tật, bởi người trong gia đình sẽ không nói thật về hành vi
phân biệt đối xử của chính họ):

17


Coi thường người khuyết tật (16%);
• Coi là gánh nặng suốt cuộc đời (40%);
• Coi là vô dụng (20,7%);
• Thường xuyên lăng mạ (14,2%);
• Bỏ mặc không chăm sóc (8,5%);
• Bỏ rơi (7,1%);
• Không cho ăn (4,3%);
• Khóa/xích trong nhà (10,2%);
• Bắt đi ăn xin (1,5%).
Về tình trạng NKT tự kỳ thị thì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
• Chỉ có 1/5 số NKT nghĩ rằng họ “bình thường”;
• Hầu hết NKT tự cho bản thân mình là
• thấp kém hơn,


tự ti, mặc cảm,



khó hoà nhập cộng đồng,

 thường né tránh tham gia hoạt động xã hội
Chính những điều này lại càng đẩy họ rơi vào những khó khăn hơn, là rào cản
cho họ có cơ hội được hòa nhập, được phát triển.

2.5.

Tác động của vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT

Tác động với bản thân và gia đình NKT:
Là một xã nghèo , đời sống còn gặp nhiều khó khăn , ở địa bàn huyện lại chưa
hề có một trường lớp nào dành riêng cho người khuyết tật nên hầu hết các trẻ
em khuyết tật của xã Tạ Xá đều ở nhà mà không được tới trường. Với các em
khuyết tật ở thể nhẹ thì cũng chỉ có thể tới lớp ở một số cấp học nhất định và
các em cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập vì không có những thiết
bị hỗ trợ chuyên dụng dành cho các em những lớp học của trẻ không KT. Với
những người khuyết tật trong độ tuổi lao động và vẫn còn khả năng lao động
cũng rất khó khăn để có thể tiếp cận với các lớp dạy và đào tạo nghề.
18


Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với NKT gây nên tình trạng thiệt thòi của
người khuyết tật; hạn chế đáng kể các cơ hội sống, cơ hội phấn đấu của người
khuyết tật và củng cố thêm tình trạng đói nghèo của họ. Giữa khuyết tật và
nghèo đói có mối liên hệ rất chặt chẽ.. Chính vì những kỳ thị, phân biệt đối xử
đã làm cho những NKT khó tiếp cận được với giáo dục, đào tạo nghề và tìm
kiếm việc làm. Từ đó họ lại càng dễ rơi vào tình trạng nghèo đói hoặc lún sâu
vào đói nghèo. Khuyết tật cùng với đói nghèo đã làm tăng khả năng bị tổn
thương và bị loại ra khỏi xã hội của những người phải chịu khuyết tật và đói
nghèo.
Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng đã mang đến rất nhiều hệ quả và những tác
động tiêu cực, những rào cản cho sự hòa nhập, phát triển của NKT. Có đến 90%
số hộ gia đình có NKT của xã Tạ Xá đều thuộc hộ gia đình nghèo và đa số
những NKT trong các gia đình này đều không đi làm và sống phụ thuộc.Điều
này đã làm cho chất lượng cuộc sống của những NKT và gia đình họ là rất thấp

và không đảm bảo.

 Sự kỳ thị và phân biệt đối xử làm cho NKT bị hạn chế cơ hội hòa nhập vào
các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế- xã hội tại cộng đồng của NKT.
Đồng thời hạn chế cơ hội được kết hôn và sinh con của NKT. Điều đó làm
cho đời sông văn hóa, tinh thần, tình cảm của NKT bị hạn chế đi rất nhiều,
dễ dẫn tới tình trạng trầm cảm ở NKT, nhất là những trường hợp bị khuyết
tật do yếu tố bất ngờ.
Sự phân biệt đối xử đã làm cho đời sống tình cảm bị phớt lờ và ít được quan
tâm. Vì thế mà có rất ít người đang trong độ tuổi kết hôn ở đây lập gia đình
và sinh con. Đặc biệt, trong thời gian gần đây ở xã Tạ xá đã có trường hợp
một cặp đôi thanh niên anh con trai bình thường và cô gái bị khiếm thị một
mắt yêu nhau và bị gia đình ngăn cấm kịch liệt. Không đến được với nhau,
19


hai người đã rủ nhau tự tử. Thật may mắn là người nhà phát hiện ra và kịp
thời cứu chữa. Đây là câu chuyện được mang ra bàn tán và bình phẩm nhiều
nhất trong nhưng ngày sau đó. Người thương xót , người chê bai, người chế
giễu… nào là đũa mốc mà đòi chọc mâm son, lấy nhau về để làm khổ con
trai người ta ra à vân vân và vân vân nữa…Qua câu chuyện buồn này mà em
cũng thấy được phần nào sự kỳ thị, phân biệt của xã hội nói chung và người
dân ở xã Tạ Xá nói riêng về vấn đề tình yêu , kết hôn, xây dựng gia đình của
NKT là rất lớn và dường như đây đã trở thành những định kiến ăn sâu vào
trong nhận thức của những người dân nơi đây rồi.
 Những sự kỳ thị, phân biệt đối xử với những thành viên khuyết tật, giữa
những thành viên khuyết tật với thành viên không khuyết tật góp phần làm
cho bầu không khí gia đình dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, xung đột và
mâu thuẫn với nhau.
 Những sự kỳ thị, phân biệt đối xử của mọi người xung quanh, làng xóm làm

cho các thành viên không khuyết tật trong gia đình luôn cảm thấy áp lực
không thoải mái về mặt tâm lý. Cũng chính từ những tâm lý không thoải mái
này sẽ dẫn đên họ có những thái độ, hành vi, lời nói không tốt thể hiện sự kỳ
thị, phân biệt đối xử với chính người thân của mình- những người khuyết tật
trong gia đình mình.
 Sự phân biệt đối xử làm cho gia đình NKT gặp nhiều rào cản trong việc tham
gia , đóng góp vào các hoạt động chung của cộng đồng: Thái độ coi thường
NKT của cộng đồng làm cho NKT không có tiếng nói trong các công việc
chung của xóm làng, không được tham gia các buổi họp, hội nghị tại xóm
làng.
Tác động với cộng đồng
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT và gia đình NKT đã ảnh hưởng đến tình
làng nghĩa xóm, nét văn hóa tốt đẹp của người dân Việt Nam: “hàng xóm tối lửa
tắt đèn có nhau”. Mặt khác sự kỳ thị, phân biệt này cũng làm cho cộng đồng
20


không nhận diện và phát huy được hết những tiềm năng về nhân lực đó chính là
những NKT vào các hoạt động chung của cộng đồng, cho sự phát triển của cộng
đồng.
Tác động đối với xã hội
Như đã nói ở trên, sự kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT là một trong những
nguyên nhân đẩy NKT vào tình trạng đói nghèo hoặc lún sâu thêm vào sự nghèo
đói đó. Chính điều này đã làm cho ngân sách Nhà Nước thêm nặng gánh để có
thể đảm bảo anh sinh xã hội cho nhóm nghèo đói đó.
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử trong dư luận cộng đồng, xã hội làm cho việc triển
khai các chương trình, chính sách cho NKT gặp nhiều khó khăn, cản trở, khó đi
vào thực tiễn đời sống và đạt kết quả không cao
Số lượng NKT ở Việt Nam nói chung và xã Tạ Xá nói riêng là rất lớn và vẫn
còn tiếp tục tăng . Trong khi đó sự kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT vẫn còn rất

nặng nề, xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống ,đã
làm ngăn cản cơ hội tự lo cho bản thân, phát triển, khẳng định bản thân của
NKT. Chính vì thế, rất nhiều những NKT hiện nay còn đang phải sống phụ
thuộc vào người khác, vào nguồn trợ cấp của Nhà nước trong khi còn có khả
năng làm việc và cống hiến. Chính điều này đã làm lãng phí một phần rất lớn tài
nguyên quốc gia về nhân lực và chất xám để đầu tư cho sự phát triển của Đất
nước.
Hằng năm Nhà nước phải bỏ ra một chi phí lớn để truyền thông ngăn chặn, xóa
bỏ tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật.
Sự kỳ thị , phân biệt đối xử càng lớn càng làm tăng nguy cơ gây mất sự đoàn
kết trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc.
2.6.

Giải pháp

Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử
với NKT. Thay đổi các hình thức, nội dung tuyên truyền còn chưa hiệu quả.
Đồng thời đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền: qua sách báo, qua các
21


phương tiện truyên thông đại chúng, panoo, áp phích, các chương trình văn hóa,
văn nghệ….
Truyền thông có hiệu quả về những tấm gương NKT xóa bỏ mặc cảm vươn lên
trong cuộc sống, truyền thông về những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh có tiếp nhận các lao động là NKT từ đó khuyến khích các doanh nghiệp
nhận NKT vào làm việc.
Có những chính sách ưu đãi, khuyến khích nhất định cho các doanh nghiệp,
công ty, cơ sở sản xuất có lao động là NKT.
Xã hội hóa các mô hình cũng như các nguồn lực hỗ trợ cho NKT vươn lên, hòa

nhập cuộc sống.
Phát huy hơn nữa vai trò của các chương trình, chính sách, luật pháp liên quan
đến xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT. Đưa các chương trình này sâu
rộng vào thực tiễn cuộc sống, vào từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tăng cường công tác điều tra, giám sát các hoạt động hỗ trợ cho NKT từ trung
ương đến địa phương.
Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng như trường
học, bênh viện, đường xá theo hướng thân thiện với NKT.
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ NVCTXH làm việc trong lĩnh vực NKT .
2.7.

Vai trò của NVXH trog việc giải quyết vấn đề kỳ thị, phân biệt đối
xử với NKT.

Với vai trò là một NVXH, bằng những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của
mình em sẽ:
Trước hết là em sẽ tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ , kỹ lưỡng các chính sách, văn
bản pháp luật của Nhà nước, các Bộ Ngành về NKT nói chung và xóa bỏ kỳ thị,
phân biệt đối xử với NKT nói riêng. Nhờ đó, em có thể thực hiện tốt và hiệu quả
quá trình giúp đỡ cho các thân chủ là NKT cũng như thực hiện các chương trình
truyền thông tại cơ sở cũng như địa phương về vấn đề này.

22


Vận dụng vai trò là người giáo dục: để có thực hiện các công việc như tham
vấn, cung cấp kiến thức, giáo dục , truyền thông thay đổi nhận thức- hành vi cho
các thành viên gia đình NKT cũng như cộng đồng địa phương để thay đổi cũng
như xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT.
Vận dụng vai trò là người biện hộ: để biện hộ cho NKT được tiếp cận, hưởng

các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà Nước cũng như địa phương dành
cho NKT và gia đình NKT.
Vận dụng vai trò là người biện hộ chính sách :để giám sát, phát hiện cũng như
đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền để chỉnh sửa bổ sung các chính sách,
chương trình liên quan đến NKT và xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT.
Vận dụng vai trò là người tham vấn4: để tham vấn, giải tỏa tâm lý, xóa bỏ sự tự
kỳ thị của những NKT cũng như giúp họ thích ứng , đương đầu tốt với những
khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Vai trò là người kết nối: những NKT họ cần nhiều hơn 1 dịch vụ, sự hỗ trợ để có
thể giải quyết vấn đề. Vì thế NVXH sẽ là người giới thiệu, kết nối họ đến với
các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ khác nhau và giúp họ tiếp cận và sử dụng
được các dịch vụ hỗ trợ đó được hiệu quả.
Để thực hiện tốt hiện tốt các vai trò của mình trên NVCTXH cần vận dụng
nhuần nhuyễn các kỹ năng của CTXH cá nhân cũng như CTXH nhóm và PTCĐ
vào quá trình làm việc của mình. Một số kỹ năng tiêu biểu đó là:
Kỹ năng lắng nghe, thấu cảm, kỹ năng giao tiếp: Những NKT thường có cảm
giác, xấu hổ, tự ti và cô đơn nên họ luôn mong muốn được chia sẻ, lắng nghe và
thấu hiểu hơn ai hết. Cũng chính vì mặc cảm bản thân nên những NKT rất nhạy
cảm với những cách giao tiếp của những người xung quanh với mình. Vì thế mà
NVXH rất cần lưu ý đến cách thức giao tiếp khi trò chuyện, làm việc với người
khuyết tật, tránh làm cho họ không vừa lòng và nghĩ rằng mình đang kỳ thị họ.
Hơn nữa NVXH sẽ vận dụng từng kiểu giao tiếp sao cho phù hợp nhất với NKT
có các laoij khuyết tật khác nhau.
23


3. Kiến nghị, đế xuất
Với cá nhân (liên hệ bản thân):
Cần học tập, trau dồi những kiến thức, kỹ năng liên quan đến lĩnh vực NKT
cũng như xóa bỏ kỳ thị, phân biệt dối xử với NKT. Đồng thời cần là người

gương mẫu, đi đầu, không được có bất kỳ thái độ, hành vi nào kỳ thị NKT và
gia đình họ. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người trong gia đình,
trong cộng đồng địa phương mình về vấn đề này.
Với gia đình: giáo dục, định hướng cho con em mình những suy nghĩ, thái độ,
hành vi tích cực với NKT và gia đình họ.
Với những gia đình có NKT cần có sự nhìn nhận, thái độ dung đắn với NKT,
tránh tình trạng tự kỳ thị, phân biệt đối xử với chính con em mình.
Với xã hội: cần có sự lên án những hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT,
đồng thời có sự khen thưởng tuyên dương với những cá nhân, tổ chức có những
đóng góp cho công cuộc xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật.
Tăng cường, phát huy hơn nữa tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng
đồng.
Với chính quyền địa phương: có sự đầu tư hiệu quả hơn nữa cho các chương
trình, dự án, mô hình hỗ trợ NKT.
Tập trung, đẩy mạnh công tác tuyên truyền xóa bỏ kỳ thị,phân biệt đối xử với
NKT. Đồng thời kêu gọi, huy động, khuyên khích các thành phần xã hội khác
tham gia vào quá trình hỗ trợ cho NKT cũng như xóa bỏ kỳ thị, phan biệt đối xử
với NKT.
Tuyên dương, khen thưởng để tạo động lực, khơi gợi phong trào trong nhân dân
về những hỗ trợ cho NKT.
Cần có những định hướng, chiến lược cụ thể trong việc đầu tư xây dựng hệ
thống cơ sở hạ tầng, công trình công cộng theo hướng thân thiện với NKT.
Kết luận

24


Kỳ thị và phân biệt đối xử với NKT ở Việt Nam đang diễn ra ở khắp mọi nơi,
trong hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặc dù Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiều những chính sách, chương trình hỗ trợ cho NKT, nhằm đảm bảo

quyền cũng như các cơ hội bình đẳng cho họ từng bước cải thiện, xóa bỏ tình
trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT. Tuy nhiên thì xuất phát từ nhiều nguyên
nhân chủ quan, khách quan khác nhau mà tình trạng này vẫn còn tồn tại và gây
nên những rào cản lớn cho NKT vươn lên , khắc phục khó khăn, hòa nhập với
cuộc sống. Để góp phần vào việc xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT cần
sự chung tay góp sức của toàn xã hội, của tất cả chúng ta. Hãy hành động vì một
xã hội không kỳ thị, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.

25


×