BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIÊP
TRẦN NGỌC THÔNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ BÕ SÁT - ẾCH NHÁI
TẠI KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT TRẦN QUÝ HIẾM
NAM ĐỘNG, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI, 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TRẦN NGỌC THÔNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ BÕ SÁT - ẾCH NHÁI
TẠI KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT TRẦN QUÝ HIẾM
NAM ĐỘNG, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.02.11
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHÓA HỌC: PGS.TS. ĐỒNG THANH HẢI
HÀ NỘI, 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng
dẫn khóa học của PGS.TS Đồng Thanh Hải. Luận văn được thực hiện trong
thời gian từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2017. Các kết quả, số liệu, thông tin
nêu trong Luận văn là trung thực, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực
tiễn tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động huyện Quan Hóa
tỉnh Thanh Hóa và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác./.
Ngày 10 tháng 4 năm 2017
HỌC VIÊN
Trần Ngọc Thông
ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến tất cả các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Lâm nghiệp
Việt Nam, đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập của khoá
Cao học 2015 - 2017 tại Trường. Đặc biệt cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Đồng
Thanh Hải đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành bản
Luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin trân thành cảm ơn Lãnh đạo, Hạt Kiểm lâm huyện
Quan Hóa, UBND xã Nam Động và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong
tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình điều tra thu
thập số liệu cũng như cung cấp tài liệu có liên quan thực hiện đề tài; trân trọng
cảm ơn tập thể Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, đã tạo điều kiện về thời
gian, bố trí công việc đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện đề tài. Cuối
cùng xin được cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên và
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực nghiên cứu, nhưng do điều kiện tác
nghiệp thực hiện đề tài thuộc núi cao hiểm trở nên bản luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến tham gia góp ý của
các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Ngƣời thực hiện
Trần Ngọc Thông
iii
MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ….………………………………………………………………1
Chương 1......................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................................... 3
1.2. Lược sử nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam .................................... 6
1.3. Phân bố các loài Bò sát, Ếch nhái ở Việt Nam .......................................... 8
1.4. Lược sử nghiên cứu khu hệ Bò sát, Ếch nhái tại KBT Nam Động............ 9
Chương 2...................................................................................................................... 10
MỤC TI U, NỘI DUNG VÀ PH
NG PHÁP NGHI N CỨU......................... 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 10
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 10
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 10
2.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 11
2.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 11
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 11
2.5.1. Công tác chuẩn bị .................................................................................. 11
2.5.2. Phương pháp phỏng vấn........................................................................ 11
2.5.3. Phương pháp điều tra theo tuyến .......................................................... 12
2.5.4. Phương pháp xác định và đánh giá các mối đe dọa .............................. 14
2.5.5. Phương pháp thu và xử lý mẫu Bò sát, ếch nhái................................... 16
2.5.6. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 17
Chương 3....................................................................................................................... 19
iv
ĐIỀU KIỆN T NHI N, KINH TẾ XÃ HỘI ......................................................... 19
KHU VỰC NGHIÊN CỨU........................................................................................ 19
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 19
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 19
3.1.2. Đặc điểm địa hình ................................................................................. 20
3.1.3. Địa chất thổ nhưỡng .............................................................................. 20
3.1.4. Khí hậu thủy văn ................................................................................... 21
3.1.5. Tài nguyên động thực vật...................................................................... 22
3.2. Đánh giá hiện trạng về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh .................. 23
3.2.1. Dân số, dân tộc ...................................................................................... 23
3.2.2. Hoạt động sản xuất ................................................................................ 24
3.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ..... 27
3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 27
3.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 27
Chương 4....................................................................................................................... 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................... 28
4.1. Thành phần loài Bò sát, ếch nhái tại KBT Nam Động ............................ 28
4.2. Các loài bò sát, ếch nhái nguy cấp, quý hiếm tại KBT Nam Động ......... 36
4.3. Phân bố của các loài Bò sát, Ếch nhái tại khu bảo tồn Nam Động ........... 38
4.3.1. Phân bố của các loài bò sát, ếch nhái theo sinh cảnh............................ 39
4.3.2. Phân bố Bò sát, ếch nhái theo đai cao ................................................... 46
4.4. Các mối đe dọa đến Khu hệ Bò sát, ếch nhái........................................... 50
4.4.1. Các mối đe dọa ...................................................................................... 50
4.4.2. Đánh giá các mối đe dọa ....................................................................... 54
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn ............................................................. 55
4.5.1. Bảo vệ loài và sinh cảnh sống ............................................................... 55
4.5.2. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng ...................................................... 56
v
4.5.3. Giải pháp về kinh tế - xã hội ................................................................. 57
4.5.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư ............. 58
4.5.5. Tăng cường công tác thực thi pháp luật ................................................ 59
4.5.6. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học ........................................ 59
Chương 5....................................................................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 60
5.1. Kết luận .................................................................................................... 60
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 61
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nghĩa đầy đủ
BQL
Ban quản lý
BTTN
Bảo tồn thiên nhiên
ĐDSH
Đa dạng sinh học
EN
Nguy cấp
HST
Hệ sinh thái
IUCN
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
KBT
Khu bảo tồn
NE
Chưa đánh giá
QLBVR
Quản lý bảo vệ rừng
VQG
Vườn quốc gia
VU
S nguy cấp
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng tổng kết phân loại Bò sát - Ếch nhái theo thời gian ................ 4
Bảng 1.2. Các Bộ và Họ Bò sát - Ếch nhái Việt Nam ...................................... 5
Bảng 2.1. Biểu phỏng vấn người dân .............................................................. 12
Bảng 2.2. Phiếu điều tra bò sát, êch nhái theo tuyến ...................................... 13
Bảng 2.3. Tổng hợp tuyến điều tra .................................................................. 13
Bảng 2.4. Biểu ghi chép về tác động của con người ....................................... 15
Bảng 2.5. Tổng hợp Bò sát ếch nhái theo sinh cảnh ....................................... 18
Bảng 2.6. Tổng hợp Bò sát, ếch nhái theo đai cao .......................................... 18
Biểu 4.1. Danh lục các loài bò sát, ếch nhái ghi nhận tại KBT Nam Động ... 28
Bảng 4.2. So sánh sự đa dạng về thành phần loài của khu vực nghiên cứu với
một số khu vực khác........................................................................................ 35
Biểu 4.3. Danh lục các loài bò sát, ếch nhái quý hiếm ở KBT Nam Động .... 36
Bảng 4.4. Phân bố các loài Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh ......................... 40
Bảng 4.5. Biểu điều tra Bò sát, Ếch nhái theo sinh cảnh và đai cao ............... 46
Bảng 4.6. Xếp hạng các mối đe dọa ................................................................ 54
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các tuyến điều tra tại KBT Nam Động ........................................... 14
Hình 3.1. Vị trí khu vực nghiên cứu ............................................................... 19
Hình 4.1. Rồng đất (Physignathus cocincinus)
Hình 4.2 Rùa sa nhân ...... 33
(Cuora mouhotii) ............................................................................................. 33
Hình 4.3. Ếch gáy dô (Limnonectes dabanus)
Hình 4.4. Cá cóc sần........ 33
(Echinotriton asperrimus) ............................................................................... 33
Hình 4.5. Đa dạng phân loại học lớp Bò sát, ếch nhái .................................... 34
Hình 4.6. So sánh đa dạng phân loại học, loài tại khu vực nghiên cứu với một
số khu vực khác ............................................................................................... 35
Hình 4.7. Bản đồ phân bố Bò sát, ếch nhái ..................................................... 39
Hình 4.8. Số loài ghi nhận ở các dạng sinh cảnh khác nhau........................... 42
Hình 4.9. Sinh cảnh rừng trồng ....................................................................... 43
Hình 4.10. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi có xen cây gỗ rải rác .......................... 43
Hình 4.11. Sinh cảnh khe suối ........................................................................ 44
Hình 4.12. Sinh cảnh nương rẫy làng bản ....................................................... 45
Hình 4.13. Sinh cảnh rừng giàu ít bị tác động ................................................ 46
Hình 4.14. Phân bố bò sát, ếch nhái theo đai cao ........................................... 49
Hình 4.15. Săn bắt bò sát, ếch nhái ................................................................. 50
Hình 4.16. Canh tác nương rẫy ....................................................................... 51
Hình 4.17. Khai thác gỗ .................................................................................. 52
Hình 4.18. Khai thác mật ong ......................................................................... 53
Hình 4.19. Chăn thả gia súc tự do ................................................................... 54
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng Trường Sơn Bắc hiện là một trong những khu vực có độ che phủ
cao nhất của rừng tự nhiên trong toàn quốc. Thanh Hóa là tỉnh phía Bắc của
vùng này với độ che phủ của rừng đạt 52,83% (năm 2016) [21].
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động (khu bảo tồn Nam
Động) được thành lập theo Quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích vùng lõi Khu bảo tồn
646,95 ha tại xã Nam Động và diện tích vùng đệm 3.315,53 ha thuộc xã Nam
Động, huyện Quan Hóa và các xã Sơn Lư, Sơn Điện, Trung Thượng, huyện
Quan Sơn. Khu bảo tồn cách thành phố Thanh Hoá 150 km về phía Tây Bắc,
là một trong những hệ sinh thái (HST) đại diện điển hình mang tính toàn cầu
về HST rừng trên núi đá vôi còn sót lại trên vùng đất thấp miền Bắc Việt
Nam, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế xác định là khu vực cần
ưu tiên cho việc bảo tồn ĐDSH trên núi đá vôi, là nơi cư trú của rất nhiều loài
động, thực vật quý hiếm và đặc hữu; trong đó có nhiều loài đang đứng trước
nguy cơ biến mất, không chỉ Việt Nam mà còn trên toàn thế giới [10].
Bò sát, Ếch nhái cũng là nguồn tài nguyên động vật có giá trị cao bên
cạnh các tài nguyên thú, chim và cá. Trong các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ
sinh thái nhân văn ở mọi miền ở nước ta, nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái
có vai trò quan trọng trong cuộc sống đối với các cộng đồng. Trong đời sống
hàng ngày Bò sát, Ếch nhái là đội quân cần mẫn giúp con người tiêu diệt các
loại côn trùng gây hại cho sản xuất Nông – lâm nghiệp và tiêu diệt những
những vật chủ trung gian mang mầm bệnh lây chuyền cho con người và gia
súc. Nhiều loài Bò sát - Ếch nhái là nguồn thực phẩm có giá trị và ưa thích
của nhân dân ta như: Trăn, Rắn, Ba ba, Ếch nhái…Nhiều loài còn là nguyên
2
liệu để bào chế các loại thuốc quý hiếm phục vụ cho đời sống con người
(Trần Kiên, 1981) [9].
Tuy nhiên nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và nguồn tài
nguyên Bò sát, Ếch nhái nói riêng đang bị suy giảm mạnh. Nhiều loài đã trở
nên rất hiếm, thậm chí một số loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Nguyên nhân chủ yếu là do nạn khai thác rừng bừa bãi dẫn đến diện tích rừng
tự nhiên bị suy giảm mạnh làm cho một số loài mất sinh cảnh sống. Cùng với
đó là hoạt động săn bắn động vật rừng vẫn còn diễn ra và công tác quản lý
chưa có hiệu quả [10].
Cho đến nay mới chỉ có duy nhất một chương trình điều tra về Khu hệ
động vật tại Khu bảo tồn Nam Động được thực hiện (Ngô Xuân Nam và cộng
sự, 2013). Theo đó kết quả ghi nhận được 23 loài thú thuộc 11 họ, 5 bộ. Tuy
nhiên chưa có kết quả ghi nhận nào về khu hệ bò sát, ếch nhái tại KBT. Vì
vậy, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm khu hệ Bò sát - Ếch nhái tại Khu bảo tồn
các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động, tỉnh Thanh Hóa” s làm rõ thông tin
về thành phần loài, phân bố cũng như các mối đe dọa đến khu hệ bò sát, ếch nhái
tại đây. Kết quả của đề tài s là cơ sở khoa học xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng
sinh học và đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái.
Luận văn đủ ở file: Luận văn full