Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bài 20 lịch sử lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.67 KB, 10 trang )

Bài 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X - XV
A.
1.

2.

3.

B.

MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong, bài học học sinh có khả năng
Kiến thức
- Trình bày được nét chính tình hình tư tưởng , tôn giáo ở nước ta từ thế kỉ
X - XV thông qua tư liệu lịch sử và tranh ảnh
- Trình bày được đặc diểm của thơ ca Việt Nam từ thế kỉ X - XV thông qua
trích dẫn thơ ca
- Kể tên được 3 công trình kiến trúc tiêu biểu từ thế kỉ X - XV thông qua
tranh ảnh
- Lập được bảng thống kê các thành tựu khoa học - kĩ thuật qua tư liệu lịch
sử
- Phân tích được tác dụng của việc dựng bia tiến sĩ thông qua đoạn video
- Đánh giá được nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam từ thế kỉ
X - XV thông qua tranh ảnh
Kĩ năng
- Quan sát và phân tích thông qua việc khai thác hình ảnh các công kiến trúc,
điêu khắc của nước ta từ thế kỉ X - XV
- Phân tích, đánh giá qua các câu hỏi tình huống
Thái độ
- Niềm tự hòa về các thành tựu văn hóa của dân tộc


- Trân trọng và giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc
-> Hình thành năng lực cho học sinh
-Năng lực thực hành , thực tế lịch sử thông qua việc đóng vai hướng dẫn
viên giới thiệu về công trình kiến trúc
- Năng lực đánh giá phản biện lich sử thông qua việc chứng minh được tác
dụng của việc dựng bia tiến sĩ
- Năng lực giao tiếp, hợp tác thông qua làm việc nhóm

THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU DẠY HỌC
1. Thiết bị dạy học


- Hình ảnh về tưởng tôn giáo, bia tiến sĩ và một số hình ảnh nghệ thuật kiến
trúc ở Việt Nam từ thế kỉ X - XV
- Đoạn video nói về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Máy tính kết nối máy chiếu
2. Tài liệu tham khảo
- Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục, năm
2008
- Trương Hữu Quýnh (cb) , Đại cương lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam, năm 2013
- />C.

TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
I.

KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu hoạt động
- Giúp cho học sinh ôn tập kiến thức của bài học trước và hình dung được

nội dung của bài học mới và tạo ra không khí sôi nổi khi bước vào bài học .
Hình thành năng lực nhận thức vấn đề lịch sử cho học sinh
2. Phương thức tiến hành hoạt động
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi “ Ô chữ bí mật ”

Đ



I

V

I



T

T

H

Ă

N

G

L


T



N

G

A

H



T

H

Ó

C

L

Ú

N

A


M

H

Á

N

O

N

G

1. Năm 1054, vua Lý Thái Tông đã đặt tên nước là gì ? ( 7 chữ - Đại Việt )
2. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về đâu ? ( 9 chữ - Thăng
Long )


3. Từ năm 1075 - 1077 Nhà Lý tiến hành kháng chiến chống ai ? ( 4 chữ Tống )
4.Năm 1400, Nhà nào được thành lập ? ( 2 chữ - Hồ )
5. Em hãy điền từ còn thiếu vào câu thơ sau :
“ Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
........ đầy đồng trâu chẳng buồn ăn ”
( 7 chữ - Thóc lúa )
6. Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược nào ? ( 6 chữ - Nam Hán )
- Học sinh : chọn các ô chữ và trả lời để tìm từ khóa
- Giáo viên : khi học sinh tìm được từ khóa “ văn hóa ‘ giáo viên đặt ra câu
hỏi : Em hiểu thế nào là văn hóa và kể tên các lĩnh vực thuộc văn hóa trong

đời sống ?
- Học sinh : trả lời
- Giáo viên : nhận xét
3. Định hướng kết quả của hoạt động
- Học sinh sẽ tìm được từ khóa của trò chơi và kể tên các lĩnh vực thuộc văn
hóa trong đời sống ( tư tưởng, tôn giáo, văn học , giáo dục , khoa học...)
II.

KHÁM PHÁ BÀI HỌC

1. Hoạt động 1: tìm hiều tình hình tư tưởng, tôn giáo
* Mục tiêucủa hoạt động
- Trình bày được nét chính tình hình của tư tưởng , tôn giáo ở nước ta từ thế
kỉ X - XV thông qua tư liệu lịch sử và tranh ảnh
* Phương thức tiến hành hoạt động
- Tổ chức hoạt động nhóm : Giáo viên chia cả lớp thành 3 nhóm, sẽ dán 4
bức ảnh lên bảng và mỗi nhóm 1 sẽ chọn cho mình 1 thẻ bất kì .

1. Nho giáo ( Khổng Tử )
2. Đạo giáo ( Lão Tử )
3. Phật giáo ( Thích ca mâu ni )


- Giáo

viên giao nhiệm vụ : Quan sát hình ảnh trên bảng và đọc SGK - tr101
các nhóm hãy ghép thẻ mình nhận được vào hình ảnh tương ứng trên bảng
và nêu hiểu biết của nhóm về tôn giáo đó .
- Các nhóm lên trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên
* Định hướng kết quả hoạt động

- Nhóm 1: Đại diện tiêu biểu nhất của nho giáo là Khổng Tử và trình bày
được tình hình nho giáo ở nước ta từ thế kỉ X - XV
Thời Lý, Trần, nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai
cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong
nhân dân.
Thời Lê sơ , nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn và phổ biến trong nhân
dân
- Nhóm 2: Đại diện tiêu biểu nhất của đạo giáo là Lão Tử và trình bày được
tình hình đạo giáo ở nước ta từ thế kỉ X - XV
Đạo giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc , tồn tại song song với phật
giáo và nho giáo, xây dựng được một số đạo quán
Từ cuối thế kỉ XIV, đạo giáo suy yếu dần
- Nhóm 3: Đại diện tiêu biểu nhất của phật giáo là Thích ca mâu ni và trình
bày được tình hình phật giáo ở nước ta tù thế kỉ X - XV
Thời Lý, Trần , phật giáo phổ biến, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, số
lượng sư sãi đông
Thời Lê sơ, phật giáo bị hạn chế thu hẹp ảnh hưởng nhưng đi sâu vào nhân
dân
- Giáo viên nhận xét và trốt ý
Để nói đến sự phát triển của phật giáo dưới thời Lý, Trần giáo viên trích dẫn
một số câu nói để thấy được sự phát triển của phật giáo
Sử cũ viết : “ Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tôn miếu chưa dựng,
xã tắc chưa lập mà trước đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức...cấp độ điệp cho
hơn 1000 người ở kinh sư làm tăng”
( Đại Việt sử kí toàn thư )
Chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi, nhiều người theeo đạo phật, đến một
vị quan thời Trần đã nhật xét: “ Thiên hạ 5 phần thì sư chiếm một “ , hoặc “
Chỗ nào có người ở thì đều có chùa thờ phật “
2. Hoạt động 2 : Tìm hiểu tình hình giáo dục nước ta từ thế kỉ X - XV
* Mục tiêu của hoạt động

- Trình bày được sự phát triển của giáo dục ở nước ta từ thế kỉ X - XV
- Phân tích được tác dụng của việc dựng bia tiến sĩ


* Phương thức tiến hành hoạt động
- Tổ chức hoạt động thảo luận : giáo viên sẽ cho học sinh xem 1 đoạn video
về Văn Miếu Quốc Tử Giám.Từ đó học sinh sẽ nắm được nét chính về tình
hình giáo dục của nước ta và tác dụng của việc dựng bia tiến sĩ
- Giáo viên giao nhiệm vụ :
Xem đoạn video và đọc sách giáo khoa để trình bày nét chính về sự phát
triển của giáo dục nước ta từ thế kỉ X - XV
Thông qua đoạn video và tư liệu lịch sử hãy phân tích tác dụng của việc
dựng bia tiến sĩ
- Học sinh : theo dõi video và tìm hiểu thông tin để trình bày hiểu biết của
mình về vấn đề lịch sử
* Định hướng kết quả hoạt động
Gợi ý 1: học sinh có thể trình bày được sự phát tiển của giáo dục ở nước ta
từ thế kỉ X - XV
- 1070 Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
- 1075 tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành
- Giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và
người tài.
- Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.
- Năm 1484 dựng bia ghi tên tiến sĩ.
- Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.
- > Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước,
nâng cao dân trí, giáo dục nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh
tế.
Gợi ý 2: học sinh có thể phân tích được tác dụng của việc dựng bia tiến sĩ
- Khuyến khích nhân dân học tập và đỗ đạt làm quan.

- Răn đe quan lại phải có trách nhiệm chăm lo cho đời sống nhân dân ,xứng
đáng với bảng Vàng
- Tạo điều kiện để thu hút các bậc nhân tài, tri thức giỏi tham gia vào việc
đóng góp và xây dựng, bảo vệ đất nước.
Giáo viên nhận xét trốt ý


3. Hoạt động 3: tìm hiểu về văn học ở nước ta từ thế kỉ X - XV
* Mục tiêu của hoạt động
- Trình bày được đặc điểm của thơ văn Việt Nam từ thế kỉ X - XV qua một
số trích dẫn thơ ca
* Phương thức tiến hành hoạt động
- Tổ chức hoạt động thảo luận: Giáo viên trích dẫn một số câu thơ trong các
tác phẩm văn học trong thế kỉ X - XV
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở “
( Nam Quốc Sơn Hà - Lí Thường Kiệt )
“ Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
( Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi )
- Giáo viên giao nhiệm vụ : thông qua tư liệu lich sử và trích dẫn đoạn thơ
nêu nét chính về đặc điểm thơ ca Việt Nam thế kỉ X - XV
- Học sinh tiến hành trả lời
* Định hướng kết quả đạt hoạt động
- Học sinh có thể trả lời được :
Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán.
Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà,Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú,
Bình Ngô đại cáo.

Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.
Đặc điểm:
Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.


4. Hoạt động 4: Khám phá nghệ thuật
* Mục tiêu của hoạt động:
- Kể tên được 3 công trình kiến trúc tiêu biểu ở nước ta từ thế kỉ X - XV
- Phân tích được nét độc đáo của kiến trúc Việt Nam từ thế kỉ X - XV
* Phương thức tiến hành hoạt động : giáo viên đưa ra một số bức ảnh của
công trình kiến trúc Việt Vam và tư liệu

- Giáo viên giao nhiệm vụ:
Hãy điền tên vào các bức ảnh
Hãy chọn một công trình kiến trúc mà em ấn tượng nhất và đóng vai một
hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu công trình kiến trúc đó cho khách thăm
quan du lịch
* Định hướng kết quả hoạt động
Gợi ý 1: Học sinh nêu được Chùa cột ( Hà Nội ) , Pháp Phổ Minh ( Nam
Định ), Điện Kính Thiên ( Hà Nội )
Gợi ý 2: giáo viên nêu ra một số tiêu chí để học sinh đóng vai ( giới thiệu về
lịch sử, tên gọi , kiến trúc, ...) để thấy được nét độc đáo trong kiến trúc
5. Hoạt động 5 : Tìm hiểu thành tựu khoa học kỹ thuật
* Mục tiêu của hoạt động
- Lập được bảng thống kê các thành tự khoa học kĩ thuật của Việt Nam từ thế
kỉ X - XV
* Phương thức tiến hành hoạt động : giáo viên sẽ đưa ra một bảng và yêu
cầu học sinh sẽ hoàn thành bảng thống kê về các thành tự khoa học kỹ thuật
* Định hướng kết quả hoạt động

- Các em sẽ hoàn thành được bảng sau
Lĩnh vực

Thành tựu

Sử học

Nhiều tác phẩm được biên soạn như Đại
Việt ký, Đại Việt lược sử, Trung hưng
thực lục: Lam Sơn thực lục.


III.

Địa lí

Dư địa chí, Hồng Đức ban đồ

Chính trị

Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bi
truyền thư

Toán học

Đại thành toán pháp, Lập thành toán
pháp.

LUYỆN TẬP


Học sinh sẽ trả lời các câu hỏi trắc nhiệm
Câu 1. Tôn giáo nào không được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc?
A. Phật giáo

B. Nho giáo

C. Đạo giáo

D. Hồi giáo

Câu 2. Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ
biến trong nhân dân là
A. Phật giáo

B. Nho giáo

C. Đạo giáo

D. Kitô giáo

Câu 3. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng
A. Chùa Quỳnh Lâm
B. Văn miếu
C. Chùa Một Cột
D. Quốc tử giám
Câu 4. Việc thi cử để tuyển chọn người tài cho đất nước đã hoàn thiện và đi
vào nếp dưới triều vua?
A. Lý Nhân Tông



B. Trần Thái Tông
C. Lê Thái Tổ
D. Lê Thánh Tông
Câu 5. Giáo dục nho giáo có hạn chế gì?
A. Không khuyến khích việc học hành thi cử
B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
C. Nội dung chủ yếu là kinh sử
D. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học
Câu 6. Công trình được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ
thuật xây thành ở nước ta và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa
thế giới
A. Kinh thành Thăng Long
B. Hoàng thành Thăng Long
C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)
D. Kinh thành Huế
Câu 7. Nghệ thuật chèo, tuồng, múa rối nước ở nước ta phát triển từ thời
A. Đinh – Tiền Lê
C. Trần

B. Lý

D. Lê sơ

Câu 8. Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta là
A. Đại Việt sự kí
B. Lam Sơn thực lục


C. Đại Việt sử kí toàn thư
D. Đại Việt sử lược

IV.

LUYỆN TẬP
Bài tập về nhà :Hiện nay có nhiều di sản văn hóa Việt đang bị phá hủy.
Vì vậy em hãy đưa ra các biện pháp để bảo tồn di tích lịch sử đó và
trách nhiệm của mình với di tích lịch sử



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×