Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bài 7 lịch sử lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.57 KB, 5 trang )

Nguyễn Thị Huế

Bài 7 ( Tiết 10 ): SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ VÀ
NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG ẤN ĐỘ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học , học sinh cần nắm được
1.kiến thức:
Học xong bài này, học sinh cần nắm được:
- Trình bày được sự ra đời và chính sách về kinh tế , chính trị , văn hóa của
vương triều Hồi giáo Đê-li và vươn triều Mô-gôn
- Sưu tầm được tranh ảnh về các công trình kiến trúc của vương triều Hồi giáo
Đê - li và vương triều Mô - gôn
- Đánh giá được vị trí của vương triều Hồi giáo Đê - li và vương triều Mô - gôn
2.Về kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích , tổng hợp các sự kiện lịch sử của
Ấn Độ qua các thời kỳ lịch sử.
- Kỹ năng khai thác tranh ảnh.
3.Về thái độ:
- Trân trọng những thành tựu văn hóa của Ấn Độ cũng như của nhân loại .
=> góp phần hình thành cho học sinh năng lực :
-Tự học , giải quyết vấn đề
-Tư duy lịch sử

II: CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Tranh ảnh tư liệu: Cổng lăng A-cơ-ba ở Xi-can-dra, lăng Ta-giơ Ma-han…
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài ở nhà
- Sưu tầm tài liệu, thông tin từ các phương tiện có thể (sách, báo, tạp chí, mạng
internet).



II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu bài mới
Giáo viên đặt câu hỏi : Các em hãy trình bày hiểu biết của mình về văn hóa
Ấn Độ hiện nay ?
Học sinh: Trả lời


Giáo viên : nhận xét , giới thiệu vào bài học mới
- Ẩm thực :
Trong món ăn của người Ấn Độ có rất nhiều gia vị nhưng họ đặc biệt rất thích
đồ ngọt, và họ thường bốc thức ăn bằng tay
Món ăn yêu thích của họ là món cari và những món chay
- Lễ hội:
Ấn Độ là miền đất của hội chợ và những lễ hội truyền thống
Họ rất thích nhảy múa đặt biệt vào những ngày lễ quan trọng
Trong đám cưới người con gái Ấn Độ thường vẽ Henna lên da thịt để cầu mong
may mắn sẽ đến
- Trang phục:
Đới với nữ giới là những bộ váy Sari lộng lẫy
Đối với nam giới là những bộ Dhoti
Nhưng họ lại đặc biệt kinh kị mặc quần áo mới vào thứ 7 vì họ cho rằng sẽ gặp
xui xẻo
- Tôn giáo: nhiều tôn giáo lớn ra đời và phát triển tại Ấn Độ như phật giáo, Ấn
Độ giáo hồi giáo, thiên chúa giáo
=> đó là những nét đặc sắc trong Văn hóa Ấn Độ hiện nay nếu có cơ hội cô
mong các em sẽ có một chuyến thăm quan đến ấn độ để hiểu rõ hơn về văn hóa
và con người Ấn Độ. Trong lịch sử Ấn Độ cũng có một nền văn hóa đa dạng và
phát triển để hiểu rõ hơn sự đa dạng đó chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài

ngày hôm nay
3. Tổ chức hoạt động trên lớp
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chính về vương triều hồi
giáo Đê-li ( cả lớp - cá nhân )
-Giáo viên đặt câu hỏi : Trình bày hoàn cảnh ra đồi của vương
triều Hồi giáo Đê-li ?
-Học sinh : đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi
-Giáo viên : nhận xét và chốt ý
Do sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất để người
Ấn Độ có thể chống lại cuộc tấn công từ bên ngoài của người
Hồi giáo gốc Thổ
-Giáo viên đặt câu hỏi: Quá trình người thổ đánh chiếm Ấn
Độ lập ra vương triều Hồi giáo Đê-li diễn ra như thế nào ?
-Học sinh : trả lời
-Giáo viên: nhận xét chốt ý
+1055,người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương quốc Hồi

1.Sự phát triển của
lịch sử và văn hóa
truyền thống trên toàn
lãnh thổ Ấn Độ
( không dạy )
2.Vương triều hồi giáo
Đê-li

-Thời gian: Vương triều

hồi giáo Đê-li (1206 –


giáo ở vùng Lưỡng Hà . Đạo hồi được truyền bá đến I-ran và
Trung Á , lập nên vương quốc hồi giáo nữa trên vùng Tây Bắc
Ấn Độ .
+Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chiếm đất Ấn Độ lập
nên vương quốc hồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đê-li ( 1206 - 1526
).
-Giáo viên đặt câu hỏi : Vương triều Hồi giáo Đê-li đã thực
hiện chính sách cai trị như thế nào đối với Ấn Độ ?
-Học sinh: đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi
-Giáo viên: nhận xét chốt ý
Giáo viên giải thích thêm về hồi giáo

Hoạt động 2. Tìm hiểu những nét chính về vương triều Môgôn ( cả lớp - cá nhân )
- Giáo viên: trình bày và phân tích sự thành lập vương triều
Mô-gôn.
- Giáo viênkhẳng định: Vương triều Môgôn là thời kỳ cuối
cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ, song không phải đã suy
thoái và tan rã.
- Giáo viên: giớ thiệu về vua A-cơ-ba
- Giáo viên hỏi: Để củng cố đất nước vua A-cơ-ba đã thi hành
những chính sách nào ?
- Học sinh : theo dõi SGK trả lời câu hỏi
- Giáo viên nhận xét và chốt ý:
- Giáo viên hướng dẫn HS đánh giá điểm tích cực trong chính
sách của A-cơ-ba bằng một số câu hỏi gợi ý:
+ Việc sử dụng người không phân biệt nguồn gốc mà tin


1526 )
-Chính sách cai trị: tự
giành quyền cho mình
ưu tiên về ruộng đất, địa
vị trong bộ máy cai trị
-Tôn giáo: truyền bá , áp
đặt hồi giáo => sự phân
biệt tôn giáo
-Văn hóa: văn hóa Hồi
giáo được du nhập vào
Ấn Độ
-Nghệ thuật: xây dựng
các công trình kiến trúc
mang dấu ấn Hồi giáo ,
xây dựng được kinh đô
Đê-li.
=> Sự phát hiện nhau
giữa hai nền văn minh
đặc sắc là Ấn Độ Hinđu
giáo và A-rập Hồi Giáo
-Vị trí:
+Giao lưu văn hóa
Đông-Tây đẩy mạnh
+Đạo hồi được truyền
bá tới một số nơi , đặc
biệt là Đông Nam Á
3. Vương triều Mô-gôn
- Quá trình thành lập:
+ 1526 lập ra vương
triều Mô-gôn

-+Các vị vua đều ra sức
củng cố theo hướng Ấn
Độ hóa, đưa Ấn Độ lên
bước phát triển mới
dưới thời vua A-cơ-ba
(1556-1605).
- Chính sách của A-cơba:


tưởng giao việc theo năng lực.
+ Vì sao Hoàng đế phải chủ trương hòa hợp dân tộc? (So sánh
với Đeli)
+ Chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, nghệ thuật của A-cơba được thế hiện như thế nào?
- Học sinh: dựa vào gợi ý của GV đánh giá
- Giáo viên: nhận xét, kết hợp giới thiệu hình 18: “Cổng lăng
A-cơ-ba ở Xi-can-dra” để minh chứng
- Học sinh: lắng nghe, ghi nhớ
- Giáo viên hỏi: Những chính sách của vua A-co-ba tác động
như thế nào đến sự phát triển của Ấn Độ?
- Học sinh: suy nghĩ trả lời
- Giáo viên nhận xét, kết luận:
- Giáo viên giảng giải: Hầu hết các ông vua còn lại của vương
triều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước,
một số còn dùng những biện pháp đàn áp quyết liệt, hình phạt
khắc nghiệt…
- Giáo viên giới thiệu thêm về Lăng Ta-giơ-ma- han
Lăng Ta-giơ-ma-han được UNESCO công nhận là một di sản
văn hóa của thế giới vào năm 1983
Công trình được xây dựng vào năm 1632 và đến năm 1648
hoàn thành( trong vòng 16 năm )

Lăng hình vòm tròn xây dựng bằng đá cẩm thạch, xung quanh
có 4 vòm tròn nhỏ, 4 góc là 4 tháp nhọn cao 40 m
Điều đặc biệt ở Lăng Ta-giơ-ma-han có thể đổi màu tùy thuộc
vào cường độ ánh sáng mặt trời, khung giời trong ngày
Lăng này được xây dựng trên một câu chuyện tình yêu lãng
mạn của vua Shah Jahan dành cho người vợ đã mất của mình
sau khi sinh đứa con thứ 14,đau xót trước cái chết của vợ
mình đức vua đã ra lệnh xây lăng Ta-giơ-ma-han

+ Chính trị: Xây dựng
chính quyền mạnh dựa
trên sự liên kết quý tộc.
+ Kinh tế: Tiến hành đo
đạc lại ruộng đất để định
mức thuế đúng và hợp
lý, thống nhất hệ thống
cân đong, đo lường.
+ Văn hoá, xã hội:
. Xây dựng khối hòa
hợp dân tộc
. Tạo điều kiện cho văn
hoá, nghệ thuật phát
triển
+ Ý nghĩa: Xã hội ổn
định, kinh tế phát triển,
văn hoá có nhiều thành
tựu mới, đất nước thịnh
vượng.

4. Củng cố, đánh giá, dặn dò

a. Củng cố:
GV củng cố nội dung cơ bản: Sau thời Hậu Gúp-ta đến thế kỷ VII, Ấn Độ rơi
vào tình trạng chia cắt và không thể chống lại sự xâm nhập của người Hồi giáo
gốc Thổ và Mông Cổ. Họ thiết lập cho mình vương triều Hồi giáo Đê-li và Môgôn. Trải qua hai triều đại này, văn hóa Ấn Độ tiếp tục được phát triển, có nhiều


nét mới.
b. Đánh giá:
- GV kiểm tra, đánh giá nhận thức HS bằng câu hỏi: Cho biết vị trí vương triều
Hồi giáo Đê-li và Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ?
c. Dặn dò:
- Đọc lại bài, trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông
Nam Á
+ Đọc trước
+ Sưu tầm tư liệu có liên quan



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×