Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Giải pháp giải quyết việc làm cho người dân khi bị thu hồi đất trên địa bàn huyện long thành tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 96 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Thái Thành Trọng, sinh năm 1984
CMND số: 271553114, cấp ngày 03/2/2012, nơi cấp: CA Đồng Nai
Địa chỉ thƣờng trú: ấp Xóm Hố, Xã Phú Hội, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh
Đồng Nai.
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là do chính bản thân tôi
nghiên cứu và thực hiện, với sự hỗ trợ tận tình của thầy hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS Trần Hữu Dào. Các dữ liệu đƣợc thu thập từ những nguồn hợp pháp;
nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực.
Tác giả luận văn

Thái Thành Trọng


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Trần Hữu Dào đã hƣớng dẫn tận tình
giúp tôi hoàn thành luận văn: Giải pháp giải quyết việc làm cho ngƣời dân khi bị
thu hồi đất trên địa bàn huyện Long Thành Tỉnh Đồng Nai.
Xin trân trọng cảm ơn giảng viên trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, đã tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Trân trọng cảm ơn lãnh đạo, cán bộ Phòng Lao Động, Thƣơng binh và Xã
hội huyện Long Thành, UBND xã Tam An, huyện Long Thành, UBND xã Long
An, huyện Long Thành đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp cận thực tiễn tại địa
phƣơng trong suốt thời gian nghiên cứu luận văn.
Tác giả luận văn

Thái Thành Trọng




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………….…….ii
MỤC LỤC
…………………………………………………………...iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................... viiii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................viiiii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC
LÀM

................................................................................................................... 3

1.1. Một số khái niệm cơ bản và các yếu tố ảnh hƣởng đến tạo việc làm .... 3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 3
1.1.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến tạo việc làm ........................................ 6
1.1.3 Một số mô hình lý thuyết giải quyết ( tạo) việc làm .......................... 10
1.1.4. Giải quyết việc làm co ngƣời dân khi bị thu hồi đất ....................... 102
1.1.5 Vai trò, nội dung, chính sách và các giải pháp giải quyết việc làm cho
ngƣời dân khi bị thu hồi đất…………………………………………………14
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam .............................. 22
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. ................................................... 22
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................... 24
1.3. Một số công trình nghiên cứu lien quan đến đề tài nghiên cứu ........... 27
Chƣơng 2.ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN LONG THÀNH VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 29
2.1 Đặc điểm huyện Long Thành ................................................................ 29


iv
2.1.1.Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 29
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................... 31
2.1.3. điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 32
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 36
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ................................. 36
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu ............................................... 36
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu................................................................. 37
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin ...................................................... 37
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 38
3.1. Thực trạng tình hình thu hồi đất tại huyện Long Thành ..................... 38
3.1.1.Tình hình thu hồi đất của huyện Long Thành .................................... 38
3.1.2. Tình hình gia cả đền bù đất bị thu hồi .............................................. 38
3.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất tại
huyện Long Thành ...................................................................................... 39
3.2.1. Số lƣợng việc làm đƣợc giải quyết ................................................... 40
3.2.2. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi bị thu hồi đất của
huyện

..................................................................................................... 42

3.2.3. Cơ cấu về giải quyết việc làm mới của ngƣời dân khi bị thu hồi đất 45
3.3 Phân tích việc làm và cuộc sống của ngƣời dân khi bị thu hồi đất tại các
xã khảo sát của huyện Long Thành ............................................................. 52
3.3.1 Lao động và việc làm của những hộ điều tra. ................................... 52
3.3.2. Ảnh hƣởng của việc thu hồi đất đến thu nhập hiện tại của các hộ điều

tra

..................................................................................................... 57

3.3.3. Ảnh hƣởng của việc thu hồi đất đến chi tiêu của các hộ điều tra. .... 59
3.3.4. Thu hồi đất ảnh hƣởng tới Điều kiện về nhà ở ................................ 62
3.3.5 Điều kiện về đồ dùng sinh hoạt và phƣơng tiện đi lại trong gia đình 64


v
3.4. Đánh giá những thành công và hạn chế trong việc giải quyết việc làm
cho các hộ dân bị thu hồi đất tai huyện Long Thành .................................. 66
3.4.1. Những thành công đạt đƣợc .............................................................. 66
3.5.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề. ....................................... 74
3.5.2. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở nông thôn ........................... 77
3.5.3. Khuyến khích nông dân tự tạo việc làm ........................................... 79
3.5.5. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX.......................... 82
3.5.6. Tăng cƣờng hoạt động của hệ thống thông tin thị trƣờng lao động. 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 845
1. Kết luận………………………………..………………………………85
2. Kiến nghị……………………………..………………………………..86
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

STT


Viết đầy đủ

1

CĐ-ĐH

Cao đẳng- Đại học

2

CHXHCN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3

CNKT

Công nhân kỹ thuật

4

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

5

CN-XDCB


Công nghiệp- Xây dựng cơ bản

6

HTX

Hợp tác xã

7

ILO

International Labor Organization

8

KVNN

Khu vực nhà nƣớc

9

LĐPT

Lao động phổ thông

10

LD


Liên doanh

11

THCN

Trung học chuyên nghiệp

12

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

13

UBND

Uỷ ban nhân dân

14

XKLĐ

Xuất khẩu lao động


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 . Diện tích đất của các xã, thị trấn thuộc huyện Long Thành. ......... 31

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất các ngành của huyện Long Thành (2013-2015) .. 32
Bảng 2.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm trên địa bàn huyện Long Thành .. 34
Bảng 3.1. Bảng giá đất nông nghiệp. .............................................................. 38
Bảng 3.2. Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp ở huyện Long Thành ........................................................................... 40
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng
chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Long Thành .................................... 42
Bảng 3.4. Thời gian hỗ trợ kinh phí và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề. ......... 43
Bảng 3.5. Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất theo tuổi. 45
Bảng 3.6. Kết quả giải quyết việc làm theo ngành kinh tế ............................. 47
Bảng 3.7: Tình Hình Lao Động Của Các Hộ Bị Thu Hồi Đất Trồng Và Những
Hộ Không Bị Thu Hồi Đất Đƣợc Điều Tra..................................................... 53
Bảng 3.8: Tình Hình Thu Nhập Bình Quân Hiện Tại Của Các Hộ Điều Tra 58
Bảng 3.9: Tình Hình Chi Tiêu Bình Quân Của Các Hộ Điều Tra .................. 60
Bảng 3.10: Chi Tiêu Của Các Hộ Gia Đình Theo Sự Ƣu Tiên ..................... 61
Bảng 3.11: Điều Tra Về Tình Hình Nhà Ở Của Các Hộ Không Bị Thu Hồi
Đất Và Các Hộ Bị Thu Hồi Đất ...................................................................... 63
Bảng 3.12: Đồ dùng sinh hoạt và phƣơng tiện đi lại……………………….62
Bảng 3.13. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động
trong những hộ dân bị thu hồi đất. .................................................................. 71


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Cơ cấu việc làm mới theo ngành kinh tế......................................... 48
Hình 3.2 Số lƣợng việc làm mới theo thành phần kinh tế. ............................. 49
Hình 3.3. Cơ cấu việc làm mới theo trình độ chuyên môn kỹ thuật…...…….47
Hình 3.4. Số lƣợng việc làm mới theo xã ....................................................... 51
Hình 3.5 Biểu đồ lao động của hộ bị thu hồi đất ………………………….52

Hình 3.6. Biểu đồ lao động của hộ không bị thu hồi đất ………………….52
Hình 3.7. Biểu đồ phân loại HTX ................................................................... 73


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăm lo giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho ngƣời dân khi bị
thu hồi đất đã trở thành chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng, Nhà nƣớc. Tạo
điều kiện cho ngƣời bị thu hồi đất có việc làm, một mặt nhằm phát huy đƣợc
tiềm năng lao động, mặt khác còn là hƣớng đi cơ bản để xóa đói, giảm nghèo
có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, góp
phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã và đang tạo ra những bƣớc
ngoặt quan trọng cho sự phát triển của đất nƣớc. Bên cạnh những tác động tích
cực, sự thay đổi này cũng đã bộc lộ những vấn đề phức tạp mới về kinh tế, xã
hội, văn hoá, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên những địa bàn đô thị hoá. Một
trong những vấn đề kinh tế - xã hội nổi cộm là tình trạng thiếu việc làm hoặc
không tìm đƣợc việc làm do sau khi bị thu hồi đất chƣa thích ứng kịp với sự
chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nhu cầu về lao động có chất lƣợng cao.
Huyện Long Thành có tổng diện tích tự nhiên 53.482 ha, chiếm 9,16%
diện tích tự nhiên tòan tỉnh Đồng Nai, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng
điểm phía Nam, kế cận thành phố Biên Hòa, thành phố Hồ Chí Minh nên
đƣợc đánh giá là huyện có lợi thế thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp, dịch
vụ và du lịch.
Trong những năm gần đây với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân
huyện Long Thành, sự phát triển kinh tế - xã hội đã thu đƣợc những kết quả to
lớn, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp, thƣơng mại –
du lịch và nông nghiệp. Để đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội thì phải thu hồi
đất để thực hiện dự án, ngƣời dân không còn đất để sản xuất dẫn đến thiếu

việc làm. Với lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp giải quyết việc làm
cho người dân khi bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Long Thành Tỉnh Đồng
Nai ” làm luận văn tốt nghiệp của mình


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hòi đất và giải quyết việc làm, đề
xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho người dân khi bị thu hồi đất
trên địa bàn huyện Long Thành
* Mục tiêu cụ thể
- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho ngƣời
dân khi bị thu hồi đất
- Đánh giá thực trạng thu hòi đất và giải quyết việc làm cho ngƣời dân
khi bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Long Thành.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời dân khi bị
thu hồi đất trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Việc làm cho ngƣời dân khi bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Long Thành.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung: Giải quyết việc làm cho ngƣời dân khi bị thu hồi
đất trên địa bàn huyện Long Thành.
- Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm từ năm
2013-2015, số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2016
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho ngƣời dân khi bị thu
hồi đất.

- Thực trạng giải quyết việc làm cho ngƣời dân khi bị thu hồi đất trên
địa bàn huyện Long Thành.
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm cho ngƣời dân
khi bị thu hồi đất tại huyện Long Thành
- Một số giải pháp góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời dân khi bị
thu hồi đất trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.


3
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM
1.1. Một số khái niệm cơ bản và các yếu tố ảnh hƣởng đến tạo việc làm
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.11.1. Việc làm
- Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và
những điều kiện cần thiết ( vốn, tƣ liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức
lao động đó.
- Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO ) đƣa ra khái niệm: “Việc làm là
những hoạt động lao động đƣợc trả công bằng tiền và bằng hiện vật”.
- Điều 13, chƣơng II Bộ Luật Lao Động nƣớc CHXHCN Việt Nam có
ghi rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật
cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm”. (Quốc hội 2006 bộ luật lao động)
Theo khái niệm trên một hoạt động đƣợc coi là việc làm cần thoả mãn
hai điều kiện:
- Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho ngƣời lao
động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và
nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
- Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ
tính pháp lý của việc làm.
Các hoạt động lao động đƣợc xác định là việc làm bao gồm: (Quốc hội

2006 bộ luật lao động)
- Làm các công việc đƣợc trả công dƣới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập
cho gia đình mình, nhƣng không đƣợc trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho
công việc đó. Đó có thể là các công việc trong các nhà máy, công sở, các
công việc nội trợ, chăm sóc con cái, đều đƣợc coi là việc làm.


4

1.1.1.2 Thiếu việc làm ( Nguyễn Trọng Đắc, Nguyễn Thị Minh Thu, Nguyễn
Viết Đăng (2009) Việc làm cho nông hộ sau khi bị mất đất
Thiếu việc làm là tình trạng ngƣời lao động không có đủ việc làm theo
thời gian quy định trong tuần, trong tháng hoặc làm những công việc có thu
nhập quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên muốn làm việc thêm để có thu
nhập. Ngƣời thiếu việc làm là những ngƣời trong khoảng thời gian xác định
của cuộc điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định trong tuần,
trong tháng hoặc trong năm và có nhu cầu làm thêm giờ; hoặc là những ngƣời
có tổng số giờ làm việc bằng số giờ quy định trong tuần, tháng, năm nhƣng có
thu nhập quá thấp nên muốn làm thêm để có thu nhập.
1.1.1.3 Thất nghiệp
Thất nghiệp là sự mất việc làm hay sự tách rời lao động ra khỏi tƣ liệu
sản xuất.
Định nghĩa thất nghiệp của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Thất
nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số ngƣời trong độ tuổi lao động muốn làm
việc nhƣng không thể tìm đƣợc việc làm ở mức lƣơng thịnh hành”.
Theo P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus, ngƣời thất nghiệp là những
ngƣời trong không có việc làm đƣợc trả công và đang cố gắng cụ thể để đi tìm
một công việc trong 4 tuần qua, hoặc bị thôi việc nhƣng đang chờ đƣợc gọi
làm việc trở lại, hoặc đang chờ đợi đi làm trong tháng tới.

Ở Việt Nam, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội đã quy định:
“Ngƣời thất nghiệp là những ngƣời đủ từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc
nhƣng không việc làm trong tuần lễ điều tra, và tính đến thời điểm điều tra có
đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua với
lý do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu...hoặc trong tuần lễ


5
trƣớc điều tra có tổng số ngƣời làm việc dƣới 8 giờ, muốn làm thêm nhƣng
không tìm đƣợc việc.
1.1.1.4 Tạo việc làm
Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lƣợng, chất lƣợng tƣ liệu sản xuất; số
lƣợng và chất lƣợng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết
hợp với tƣ liệu sản xuất và sức lao động.
Cơ chế tạo việc làm: cơ chế 3 bên, đòi hỏi sự tham gia tích cực của
ngƣời lao động, nhà nƣớc và ngƣời sử dụng lao động sao cho cơ hội việc làm
và mong muốn đƣợc làm việc của ngƣời lao động gặp nhau trên thị trƣờng
đúng lúc, đúng chỗ.
- Về phía ngƣời lao động: muốn tìm đƣợc việc làm phù hợp, có thu
nhập cao, đƣơng nhiên phải có kế hoạch thực hiện và đầu tƣ cho phát triển
sức lao động của mình, có nghĩa là phải tự mình hoặc dựa vào các nguồn tài
trợ ( từ gia đình, từ các tổ chức xã hội) để tham gia, phát triển, nắm vững một
nghề nghiệp nhất định.
- Về phía Nhà nƣớc: tạo ra hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ,
chính sách liên quan trực tiếp đến ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động,
tạo môi trƣờng pháp lý kết hợp sức lao động với tƣ liệu sản xuất là một bộ
phận cấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho ngƣời lao động.
- Về phía ngƣời sử dụng lao động: cần có thông tin về thị trƣờng đầu
vào và đầu ra để không chỉ tạo ra việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗ
làm việc cho ngƣời lao động. Do đó, ngƣời sử dụng lao động cần có vốn để

mua hoặc thuê nhà xƣởng; công nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật
liệu, mua sức lao động để sản xuất ra sản phẩm. Hơn nữa, để mở rộng quy mô
sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất thì các chủ sử dụng lao động còn cần có
kinh nghiệm quản lý, biết vận dụng linh hoạt chính sách của nhà nƣớc trong


6
lĩnh vực lao động, việc làm. Đồng thời đề ra các quy định phù hợp, quản lý
lao động một cách khoa học và nghệ thuật nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ
chức và nâng cao sự thoả mãn của ngƣời lao động, khơi dậy động lực lao
động ở mỗi ngƣời.
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ( Ngô Văn Hoàng 2012)
1.1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một thành phố, một địa
phƣơng đã có sẵn, ngoài ý muốn chủ quan của con ngƣời. Đó có thể là đất
đai, màu mỡ hay không màu mỡ, phù hợp với loại cây trồng nào; hay điều
kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi hay bất lợi cho phát triển các loại cây trồng,
vật nuôi; các nguồn tài nguyên khoáng sản nhiều hay ít, địa hình bằng phẳng
hay không bằng phẳng, thuận lợi phát triển ngành sản xuất nào, tạo ra bao
nhiêu chỗ làm việc mới.....Trên thế giới có nhiều nƣớc rất giàu tài nguyên
thiên nhiên, đất đai rộng lớn thuận lợi cho phát triển các ngành sản xuất và
thu hút lao động. Còn đối với những nƣớc không đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, đất
đai chật hẹp, nghèo tài nguyên, họ có vốn, có công nghệ kỹ thuật hiện đại,
máy móc tiên tiến, phƣơng pháp quản lý tiên tiến nên đã tạo ra đƣợc nhiều
việc làm mới và việc làm có chất lƣợng cao.
1.1.2.2 Dân số
Dân số vừa là yếu tố của sản xuất, vừa là yếu tố của tiêu dùng. Xét trên
phƣơng diện là yếu tố của tiêu dùng, các kết quả dân số: quy mô, cơ cấu, phân
bố, chất lƣợng dân số quy định quy mô, cơ cấu, chất lƣợng, sự phân bố các
ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất của xã hội. Sản xuất cho ai; sản xuất cái gì,

khi nào, ở đâu, chất lƣợng sản phẩm hàng hoá ra sao...là do số lƣợng, cơ cấu,
chất lƣợng dân số quy định. Cụ thể:
- Quy mô dân số tăng, nhu cầu về lƣợng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
tăng lên. Để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tăng lên đó đòi hỏi phải mở rộng sản


7
xuất, đa dạng hoá các ngành nghề hoạt động. Điều đó dẫn đến nhiều ngành
nghề mới ra đời, dẫn đến số chỗ làm việc mới cũng đƣợc tạo ra nhiều hơn, cơ
cấu việc làm cũng biến đổi theo.
- Cơ cấu dân số quyết định cơ cấu tiêu dùng. Mỗi độ tuổi, giới tính,
ngành nghề, tôn giáo, dân tộc.... đều có tâm lý, sở thích tiêu dùng khác nhau,
nhu cầu tiêu dùng về số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ cũng
khác nhau. Để thoả mãn đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cho các đối tƣợng đó tất yếu
phải mở rộng, phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng chủng loại
hàng hoá, nâng cao chất lƣợng sản phẩm; thay đổi cơ cấu ngành nghề. Nghĩa là
số lƣợng việc làm đƣợc tạo ra nhiều hơn, phát triển đa dạng hơn.
- Mức sinh tăng hay giảm cũng ảnh hƣởng đến tạo việc làm. Mức sinh
cao, số trẻ em mới đƣợc sinh ra nhiều, nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là của trẻ
em tăng lên. Các khoản chi phí cho giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ và
nhiều lĩnh vực hoạt động khác đều tăng, các dịch vụ khác ăn theo cũng phát
triển hơn, cơ cấu việc làm thay đổi..Nghĩa là cùng với mức sinh tăng lên,
nhiều việc làm mới đƣợc tạo ra, quy mô, cơ cấu việc làm đa dạng hơn. Còn
mức sinh giảm nghĩa là số ngƣời già đông hơn, vì nhiều lý do mà họ phải gia
nhập trở lại thị trƣờng lao động, áp lực về việc làm tăng lên, tạo việc làm cho
ngƣời già trở nên nan giải.
- Mức chết: sự biến đổi của mức chết cũng tác động đến vấn đề tạo việc
làm. Mức chết tăng lên, nhất là mức chết của dân cƣ trong độ tuổi lao động
cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, nhiều chỗ việc làm không có
ngƣời đảm nhận. Hơn nữa khi mức chết tăng cao, số ngƣời chết trung bình

hàng năm nhiều lên, dịch vụ phục vụ tang lễ và nhiều hoạt động khác đi kèm
cũng thay đổi, cơ cấu việc làm cũng biến đổi theo. Mức chết giảm xuống,
nhất là mức chết của dân số trong độ tuổi lao động giảm, cung lao động tăng
lên tƣơng đối, nhu cầu và áp lực việc làm tăng theo. Mức chết giảm xuống,


8
dân số có xu hƣớng già hoá, số ngƣời giá đông hơn, tuổi thọ trung bình trong
dân cƣ tăng lên....việc làm cho ngƣời già, các dịch vụ chăm sóc ngƣời già
cũng tăng theo.
- Di dân làm cho quy mô, cơ cấu, chất lƣợng và phân bố dân số ở vùng
đi và vùng đến thay đổi. Di dân thƣờng xảy ra đối với những ngƣời đang
trong độ tuổi lao động sẽ dẫn đến cung lao động ở vùng đến tăng lên, ở vùng
đi giảm xuống. Cơ cấu dân số cũng thay đổi: ở vùng đến cơ cấu dân số
thƣờng trẻ hơn, ở vùng đi cơ cấu dân số già đi. Từ đó dẫn đến nhu cầu tiêu
dùng hàng hoá, dịch vụ sẽ thay đổi. Vùng đến nhu cầu tiêu dùng tăng lên đòi
hỏi phải mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Nhiều ngành nghề mới ra
đời, tạo ra ra nhiều chỗ làm mới.
1.1.2.3 Cung lao động
Cung cầu lao động có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Quy mô,
cơ cấu, phân bố và chất lƣợng lao động quy định quy mô, phân bố, cơ cấu và
chất lƣợng việc làm. Ở đâu và khi nào lao động đƣợc cung ứng lớn thì nơi đó,
khi đó việc làm đƣợc tạo ra nhiều hơn và ngƣợc lại.
Cung lao động là nam hay nữ, già hay trẻ... đều tác động đến cơ cấu
việc làm. Bởi vì mỗi độ tuổi, giới tính khác nhau đều có những ƣu thế riêng
trong lĩnh vực hoạt động, trong sản xuất kinh doanh. Nếu khai thác và sử
dụng hiệu quả thế mạnh từ khía cạnh tuổi và giới tính của ngƣời lao động sẽ
mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Khi cơ cấu lao động thay đổi, cơ cấu các
ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân nói chung, nhiều lĩnh vực khác nói
riêng tất yếu phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Điều đó dẫn đến đặc điểm

hoạt động nghề nghiệp, tính chất của việc làm sẽ thay đổi.
Chất lƣợng lao động đƣợc đánh giá trên các mặt về sức khoẻ, trình độ,
phẩm chất. Vấn đề đƣợc nói đến nhiều khi đề cập đến chất lƣợng lao động là
trình độ của ngƣời lao động. Kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật


9
ngày một tiên tiến, đòi hỏi ngƣời lao động phải có trình độ nhất định đáp ứng
yêu cầu công việc. Ngƣời lao động có trình độ càng cao thì cơ hội tìm đƣợc
việc làm càng dễ dàng. Hầu hết những ngƣời thất nghiệp chủ yếu là những
ngƣời có trình độ thấp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của những công việc đòi
hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Do đó, ngƣời lao động muốn kiếm đƣợc
việc làm và nhất là việc làm có thu nhập cao phù hợp cần phải có các thông tin
thị trƣờng lao động, biết các cơ hội việc làm và đặc biệt là đầu tƣ vào vốn con
ngƣời cả về thể lực và trí lực. Mỗi ngƣời lao động cần tuỳ thuộc vào điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể của mình, tranh thủ các nguồn tài trợ để tham gia giáo dục,
đào tạo, phát triển sức lao động nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức, kinh
nghiệm. Đó cũng chính là điều kiện cần thiết để duy trì việc làm, tạo cơ hội
việc làm có thu nhập, nâng cao vị thế bản thân mỗi ngƣời lao động.
1.1.2.4 Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước
Cơ chế chính sách của chính phủ quốc gia, của chính quyền địa
phƣơng, các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố quan trọng tạo
việc làm cho ngƣời lao động. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, chính phủ sẽ đề ra
những chính sách cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải
thiện đời sống, mở rộng hoặc thu hẹp việc làm của ngành này hay ngành
khác, tạo môi trƣờng để ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động gặp nhau.
Chẳng hạn, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần làm thay đổi cơ cấu
kinh tế, do đó cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, theo vùng cũng thay đổi.
Đảng ta đã xác định phƣơng hƣớng cơ bản là: “ Nhà nƣớc cùng toàn
dân ra sức đầu tƣ phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chƣơng trình kinh

tế xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân mọi nhà đầu tƣ
mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho ngƣời lao động. Mọi công dân đều
đƣợc tự do hành nghề, thuê mƣớn lao động theo pháp luật. Phát triển dịch vụ
việc làm, tiếp tục phân bố lại dân cƣ và lao động trên địa bàn cả nƣớc, tăng


10
dân cƣ trên các địa bàn có tính chiến lƣợc về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động”.
Trong Bộ luật lao động của nƣớc ta quy định: “Ngƣời lao động có
quyền làm việc cho bất kỳ ngƣời sử dụng lao động nào và bất kỳ chỗ nào mà
pháp luật không cấm”(khoản 1, điều 16). Điều 13 ghi rõ: “Giải quyết việc
làm, bảo đảm cho mọi ngƣời có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm
là trách nhiệm của nhà nƣớc, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”.
1.1.3 Một số mô hình lý thuyết giải quyết ( tạo) việc làm
1.1.3.1 Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm [ 9]
Quan điểm cơ bản của mô hình khuyến khích giá cho rằng để sản xuất
ra một mức sản lƣợng mong muốn, các nhà sản xuất đứng trƣớc hai lựa chọn
lớn: một là có nhiều mức giá khác nhau để mua vốn, lao động, nguyên vật
liệu...phải lựa chọn mức giá sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất. Hai là để tối
ƣu hoá lợi nhuận, các nhà sản xuất phải lựa chon công nghệ phù hợp (công
nghệ sử dụng nhiều vốn hay công nghệ sử dụng nhiều lao động ). Nếu giá vốn
cao hơn giá lao động thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều
lao động. Ngƣợc lại, nếu giá lao động tƣơng đối cao thì nhà sản xuất sẽ lựa
chọn công nghệ sử dụng nhiều vốn.
Trong bối cảnh các nƣớc đang phát triển thƣờng có nguồn lao động dồi
dào, nhƣng lại ít vốn thì các hãng chủ yếu sản xuất thiên về sử dụng nhiều lao
động. Do đó, các chính sách nhằm điều chỉnh giá cả thông qua việc hạ thấp giá
tƣơng đối của lao động sẽ góp phần không chỉ tạo thêm nhiều việc làm mà còn
sử dụng tốt hơn các nguồn vốn khan hiếm nhờ áp dụng công nghệ phù hợp.

1.1.3.2. Mô hình phát triển của Lewis [6 ]
Lewis đƣa ra lý thuyết này trong việc giải thích về sự di chuyển lao
động từ nông nghiệp sang công nghiệp ở một nƣớc vừa mới công nghiệp hoá.
Đây là mô hình phổ biến nhất trong tất cả các mô hình giải quyết việc làm


11
việc làm có liên hệ cụ thể với các nƣớc đang phát triển. Tác giả cho rằng: “
một nền kinh tế kém phát triển bao gồm hai khu vực: một là khu vực nông
nghiệp tự cung, tự cấp truyền thống, lao động dƣ thừa có năng suất bằng
không hoặc rất thấp; hai là khu vực công nghiệp thành thị hiện đại có năng
suất cao mà lao động khu vực nông nghiệp dần chuyển sang. Tăng sản lƣợng
trong khu vực hiện đại dẫn đến lao động di cƣ từ nông thôn ra thành thị và gia
tăng công ăn việc làm tại thành thị.
Mô hình này dựa trên ba giả định:
- Một là, tốc độ di chuyển lao động và tăng công ăn việc làm tỷ lệ thuận
với tốc độ tích luỹ vốn. Tốc độ tích luỹ vốn càng nhanh thì tốc độ tăng trƣởng
tại khu vực hiện đại và tăng việc làm ở thành thị càng cao.
- Hai là, ở khu vực nông thôn thừa lao động, trong khi có sự toàn dụng
lao động ở thành thị.
- Ba là, mức lƣơng thực tế ở thành thị sẽ không đổi cho đến khi nguồn
cung cấp lao động dƣ thừa ở khu vực nông thôn trở nên cạn kiệt.
1.1.3.3. Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn – thành thị.(HarrisTodaro)[1 ]
Quá trình đô thị hoá diễn ra đồng thời với quá trình công nghiệp hoá.
Do đó, di dân từ nông thôn ra thành thị là xu hƣớng tất yếu khách quan của
các nƣớc trong quá trình phát triển. Những ngƣời di cƣ so sánh mức thu nhập
dự kiến có đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu
nhập trung bình đang có ở nông thôn. Quyết định di cƣ sẽ đƣợc thực hiện nếu
thu nhập dự kiến cao hơn thu nhập thực tế. Thu nhập dự kiến thu đƣợc của
ngƣời lao động di chuyển tuỳ thuộc vào khả năng có thể kiếm việc làm ở

thành thị, mức lƣơng ở thành thị, độ tuổi di cƣ. Todaro đề xuất chính phủ
giảm mức lƣơng ở thành thị, xoá bỏ những méo mó về giá cả của các nhân tố


12
sản xuất, tăng cƣờng việc làm ở nông thôn, áp dụng công nghệ và chính sách
phù hợp.
1.1.4. Giải quyết việc làm cho người dân khi bị thu hồi đất
Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nói chung và ngƣời nông dân bị
thu hồi đất nói riêng có vai trò quan trọng không chỉ đối với xã hội mà còn
đối với doanh nghiệp và bản thân ngƣời lao động. Cụ thể là:[4]
1.1.4.1. Đối với xã hội
Công nghiệp hoá là xu hƣớng tất yếu của các quốc gia muốn nhanh
chóng thoát khỏi tình trạng kinh tế nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, mức
sống thấp sang nền kinh tế công nghiệp, năng suất cao. Trong quá trình đó sẽ
dẫn dến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động.
Hoạt động sản xuất mới ra đời, hoạt động sản xuất cũ mất đi, thất nghiệp phát
sinh. Cho nên, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động là cần thiết nhằm giảm
thất nghiệp, hạn chế sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, giảm
gánh nặng cho các thành phố lớn trong vấn đề việc làm. Đồng thời, tạo việc
làm góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống, hạn chế tiêu cực xã hội, góp
phần xoá đói giảm nghèo và bình ổn xã hội. Giải quyết việc làm cho ngƣời
lao động là biện pháp trung tâm của mọi quốc gia, nó cho phép giải quyết các
vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp
Giải quyết việc làm là trách nhiệm của doanh nghiệp nhƣ trong điều 13
Bộ luật lao động nƣớc CHXHCN Việt Nam đã quy định. Giải quyết việc làm
cho ngƣời lao động chính là duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Ngƣời lao động là một trong những yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, quyết
định sự thành bại của doanh nghiệp. Giải quyết việc làm đầy đủ cho ngƣời

lao động sẽ làm tăng thu nhập, sức mua cũng tăng lên, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Một doanh nghiệp không thể tồn tại chỉ với những cỗ máy mà nó phải


13
đƣợc vận hành bởi con ngƣời, có sự tác động của con ngƣời. Đặc biệt trong
điều kiện của nƣớc ta hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, vốn ít, sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều lao động.
1.1.4.3 Đối với người lao động
Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động đáp ứng quyền lợi của ngƣời
lao động, quyền có việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của ngƣời trong độ
tuổi lao động, có khả năng lao động nhƣ Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã ghi nhận.
Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập, từ đó nâng cao vị thế của
ngƣời lao động trong gia đình và xã hội. Nếu không có việc làm sẽ không có
thu nhập và không có điều kiện thoả mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất
và tinh thần của ngƣời lao động, chất lƣợng cuộc sống giảm sút, nảy sinh
những hàng động, suy nghĩ tiêu cực, gia tăng các tệ nạn xã hội, kìm hãm sự
phát triển của đất nƣớc.
Đối với ngƣời nông dân nói riêng: Đất đai là tƣ liệu sản xuất quan
trọng của ngƣời nông dân. Với nông dân, có đất coi nhƣ là đã sống vì ít nhất
họ cũng đủ cơm ăn từ những thửa ruộng của mình. Giờ đây, khi đất canh tác
của ngƣời nông dân bị quy hoạch làm khu công nghiệp khu đô thị làm cho
nông dân rơi vào tình trạng tƣ liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi. Ngoài việc
cày cấy ra, họ không biết làm gì. Không nghề nghiệp, không trình độ. Ngƣời
thì bỏ đi làm ăn xa, lao động trẻ bỏ đi cầu thực nơi xa, chỉ còn phụ nử, ngƣời
già, trẻ nhỏ ở lại. Trong khi, họ là những ngƣời thƣờng rất dễ bị tổn thƣơng
trƣớc sự chi phối của quy luật thị trƣờng. Cùng với tâm lý lo sợ rủi ro, lối tƣ
duy “ăn chắc, mặc bền”, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún càng làm cho cơ hội tìm
kiếm việc làm của ngƣời nông dân càng trở nên khó khăn. Tình cảnh “ nghèo

thì nghèo thêm, giàu thì giàu hơn” đang là tác nhân chính khoét sâu thêm hố
ngăn cách giàu nghèo giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo, giữa nông thôn và


14
thành thị. Do đó giải quyết việc làm cho nông dân là rất cần thiết, nhất là
những nông dân bị mất đất canh tác. Nông dân là cái nền của xã hội. Xã hội
sẽ không yên nếu cái nền không yên. Mọi sự phát triển, mọi bƣớc đi sẽ trở
nên chông chênh. Không thể đền bù với mức giá thấp nhƣ hiện nay rồi bỏ
mặc nông dân trong vòng xoáy của thất nghiệp. Điều này liên quan đến một
loạt các chính sách về giáo dục, đào tạo, đặc biệt đối với thanh niên, bởi đây
là lực lƣợng nòng cốt, là xƣơng sống để phát triển kinh tế nông thôn, duy trì
bản sắc dân tộc. Nông thôn đang mất đi một lực lƣợng lao động quan trọng,
khiến cho sự phát triển kinh tế khu vực này bị kìm hãm. Nếu đẩy mạnh công
nghiệp hoá và đô thị hoá không gắn liền với quyền lợi và công ăn việc làm
của ngƣời dân nông thôn thì sẽ tạo ra sự mất ổn định tại nông thôn và làm
chậm tiến trình công nghiệp hoá. Việc làm cho nông dân, hƣớng đi để phát
triển nông thôn bền vững.
1.1.5. Vai trò, nội dung chính sách và các giải pháp giải quyết việc làm cho
người dân khi bị thu hồi đất
1.1.5.1. Vai trò của việc làm
Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể
thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên
suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã
hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.
Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản
thân mình, vì vậy nó ảnh hƣởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá
nhân. Việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của
từng cá nhân, thực tế cho thấy những ngƣời không có việc làm thƣờng tập
trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cƣ khó khăn về điều kiện tự

nhiên, cơ sở hạ tầng,..), vào những nhóm ngƣời nhất định (lao động không có
trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp,..). Việc không có việc làm trong dài


15
hạn còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kĩ năng
nghề nghiệp làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có.
Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu
vào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng
trƣởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu
và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà
giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hƣớng
phát triển bền vững, ngƣợc lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng
của ngƣời lao động.
Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã
hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động
tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc
làm thì xã hội đó đƣợc duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh
trong xã hội , không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con ngƣời đƣợc
dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…Ngƣợc lại khi nền kinh tế không đảm
bảo đáp ứng về việc làm cho ngƣời lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực
trong đời sống xã hội và ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển nhân cách con
ngƣời. Con ngƣời có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sống
còn đảm bảo các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiều
trƣờng hợp khi không có việc làm sẽ ảnh hƣởng đến lòng tự tin của con
ngƣời, sự xa lánh cộng đồng và là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Ngoài
ra khi không có vệc làm trong xã hội sẽ tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo là
nguyên nhân nảy sinh ra các mâu thuẫn và nó ảnh hƣởng đến tình hình chính
trị.
Vai trò việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan trọng, vì vậy

để đáp ứng đƣợc nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi nhà nƣớc phải có
những chiến lƣợc, kế hoạch cụ thể đáp ứng đƣợc nhu cầu này.


16
1.1.5.2. Vai trò của kế hoạch giải quyết việc làm
Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối
với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong
các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi
phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.
Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản
thân mình, vì vậy nó ảnh hƣởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá
nhân. Việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của
từng cá nhân, thực tế cho thấy những ngƣời không có việc làm thƣờng tập
trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cƣ khó khăn về điều kiện tự
nhiên, cơ sở hạ tầng,..), vào những nhóm ngƣời nhất định (lao động không có
trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp,..). Việc không có việc làm trong dài
hạn còn dẫn tới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kĩ năng
nghề nghiệp làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có.
Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu
vào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng
trƣởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu
và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà
giữa việc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hƣớng
phát triển bền vững, ngƣợc lại nó cũng duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng
của ngƣời lao động.
Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã
hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động
tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc
làm thì xã hội đó đƣợc duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh

trong xã hội , không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con ngƣời đƣợc
dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…Ngƣợc lại khi nền kinh tế không đảm
bảo đáp ứng về việc làm cho ngƣời lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực
trong đời sống xã hội và ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển nhân cách con
ngƣời. Con ngƣời có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sống
còn đảm bảo các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiều
trƣờng hợp khi không có việc làm sẽ ảnh hƣởng đến lòng tự tin của con
ngƣời, sự xa lánh cộng đồng và là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Ngoài
ra khi không có vệc làm trong xã hội sẽ tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo là
nguyên nhân nảy sinh ra các mâu thuẫn và nó ảnh hƣởng đến tình hình chính
trị.


17
Vai trò việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quan trọng, vì vậy
để đáp ứng đƣợc nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi nhà nƣớc phải có
những chiến lƣợc, kế hoạch cụ thể đáp ứng đƣợc nhu cầu này.
1.1.5.3. Nội dung chính sách giải quyết việc làm
Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra mục tiêu: "Giải quyết
việc làm cho 8 triệu lao động... Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm, tỉ lệ
lao động qua đào tạo đạt 55%... Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo
nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để ngƣời lao động học
tập nâng cao trình độ lao động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát
triển, trọng dụng nhân tài”
Một là, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trƣờng lao động, tạo khung pháp
lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời
lao động. Thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lƣơng tối thiểu, bảo hiểm
lao động, xuất khẩu lao động, pháp lệnh đình công... Ngƣời lao động đƣợc
quyền hƣởng lƣơng đúng với số lƣợng và chất lƣợng lao động họ đã bỏ ra,
phải đƣợc bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trƣờng lao động, an sinh

khác theo đúng luật pháp.
Hai là, phê chuẩn và thực hiện các công ƣớc của Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO) liên quan đến thị trƣờng lao động nƣớc ta, đặc biệt là nƣớc ta
hiện nay đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại quốc tế.
Ba là, phát triển mạnh khu vực dân doanh, trƣớc hết là phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao
động vào sản xuất; phấn đấu đạt tỷ lệ trên 200 ngƣời dân có một doanh
nghiệp; phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã trong nông nghiệp, đặc biệt coi
trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và
phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng
trong nƣớc và xuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy thị trƣờng lao động trong


×