Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của giáo dục thể chất đến sự phát triển thể chất của sinh viên trường đại học kinh tế nghệ an (cường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.74 KB, 88 trang )

i

Lời cảm ơn
Với tình cảm trân trọng và chân thành tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn
sâu sắc tới Trường Đại học Vinh, phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học
Kinh tế Nghệ An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin được bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, các
nhà khoa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Mạnh Hùng đã dành nhiều
thời gian và tâm huyết chỉ bảo cho tác giả những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu, giúp tôi tự tin trong quá trình nghiên cứa để hoàn thiện luận văn thạc sĩ này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế
Nghệ An, các cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên đã giúp đỡ tôi trong quá
trình điều tra, khảo sát, thu thập các dữ liệu liên quan đến đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã
tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Mặc dù trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, bản
thân đã rất nổ lực và cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học, các nhà giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 8 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Tự Cường


ii


Mục lục
Lời cảm ơn.........................................................................................................i
Mục lục..............................................................................................................ii
Danh mục bảng biểu........................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................iii
2.1.3.1. Kiểm nghiệm tính thông báo của các test..........................................54
Chương 3 Nghiên cứu diễn biến phát triển thể chất của sinh viên..................57
trường Đại học Kinh tế Nghệ An.....................................................................57
Kết luận và kiến nghị.......................................................................................75
Tài liệu tham khảo...........................................................................................76
Phụ lục.............................................................................................................80


iii

Danh mục bảng biểu

Danh mục các từ viết tắt

PTTC

Phát triển thể chất

GDTC

Giáo dục thể chất

TDTT

Thể dục thể thao


HS, SV

Học sinh, sinh viên

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

GD-ĐT

Giáo dục – Đào tạo

TW

Trung ương

ĐCHT

Động cơ học tập

TLTT

Rèn luyện thân thể


iv


1


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Đường lối, quan điểm của Đảng về công tác TDTT, được hình thành
ngay từ những năm đầu của cách mạng nước ta, đã từng bước được bổ sung,
hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng và
luôn luôn là kim chỉ nam cho sự phát triển của nền TDTT nước nhà.
Cách mạng Tháng Tám thành công, sau khi giành được chính quyền,
ngày 30 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp lâm thời Việt Nam
dân chủ cộng hòa đã ký sắc lệnh số 14 thành lập Nha Thể dục, trực thuộc Bộ
Thanh Niên, cơ quan TDTT đầu tiên của nước ta. Tháng 3 năm 1946, trong
lúc chính quyền cách mạng còn non trẻ đang gặp vô vàn khó khăn, đất nước
trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ký ban hành sắc lệnh số 33 thành lập trong Bộ
quốc gia Giáo dục Nha Thanh niên, Thể dục. Trong ngày này, Người đã viết
bài báo Sức khoẻ và Thể dục, động viên toàn dân tập thể dục để nâng cao sức
khoẻ: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng
có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước
yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên
luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người yêu nước.
Việt đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai
cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập
thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ. Bộ Giáo dục
có Nha Thể dục, mục đích là để khuyên và dạy cho đồng bào tập thể dục,
đặng giữ gìn và bồi đắp sức khoẻ. Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng
bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”[19].


2


Giáo dục thể chất (GDTC) trong các trường đại học, cao đẳng và trung
học chuyên nghiệp là một mặt giáo dục quan trong không thể thiếu được
trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước, cũng như để nói
mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “phát triển cao về trí tuệ, cường
tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” để đáp ứng
nhu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác GDTC và hoạt động TDTT
trong trường học các cấp, điều đó thể hiện rõ trong các văn kiện, nghị quyết
của Đảng: “thực hiện các nhiệm vụ xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha
gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong
sáng, ý chí kiên cường và bảo vệ tổ quốc, có trình độ làm chủ tri thức khoa
học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và có sức khỏe” [6]. Sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực TDTT được thể hiện qua chính sách,
chỉ thị nghị quyết của Đảng, Chính phủ và các bộ ngành có liên quan về công
tác giáo dục đào tạo trong đó có GDTC. Những quan tâm đó đã đem lại hiệu
quả rõ rệt thông qua việc đầu tư về tiền của, trang thiết bị, sân bãi, dụng cụ
tập luyện, đào tạo cán bộ TDTT, đổi mới và cải tiến chương trình GDTC
trong các trường học... Bên cạnh đó những văn bản pháp quy để hướng dẫn
việc thực hiện công tác GDTC ở trường học cũng luôn được ban hành để phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.. Công tác GDTC trong trường
học các cấp là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào
tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước để đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội của đất nước”. Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
1992 có qui định “chế độ GDTC bắt buộc trong truờng học”. Trong chỉ thị
36CT/TW của ban chấp hành TW Đảng về công tác thể dục thể thao trong


3


giai đoạn mới có nêu rõ: “Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm
cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết
học sinh- sinh viên”[6]. Việc tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân
dân tham gia rèn luyện sức khỏe hàng ngày, GDTC trong trường học là thực
hiện mục tiêu phát triển thể chất cho học sinh- sinh viên, góp phần vào việc
đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện. Hiện nay các
trường Đại học và Cao đẳng đều có xu hướng phát triển về quy mô và đa dạng
hóa loại hình đào tạo, với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng học sinh- sinh
viên như hiện nay, vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có GDTC
đang đứng trước thử thách to lớn. Công tác GDTC đã được các cấp lãnh đạo
nhà trường hết sức quan tâm, thể hiện qua việc thường xuyên đổi mới, nâng
cao trang thiết bị, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả đội ngũ giáo viên. Một
số trường đã được đầu tư cải tạo và xây dựng nhiều công trình thể dục thể
thao mới rất to lớn hiện đại đã và đang phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội
khoá, hoạt động ngoại khoá, phong trào hoạt động thể dục thể thao quần
chúng và các giải thi đấu của sinh viên. Trong thực tế công tác GDTC và thể
thao học đường ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng còn bộc lộ nhiều hạn chế
và chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục và đào tạo đã đề ra. Về thực
trạng của công tác GDTC hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo đã quy định:
“Chất lượng GDTC còn thấp, dạy thể dục còn đơn điệu, thiếu sinh động”. Vụ
GDTC đánh giá “Nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC còn có nhiều hạn chế
trong các cấp giáo dục và cơ sở trường. Đặc biệt là việc đánh giá chất lượng
về sức khoẻ và thể chất sinh viên trong mục tiêu chung còn chưa tương
xứng”.
Để đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, đạo đức
và sức khỏe tốt, một trong những vấn đề được nhà trường đặc biệt chú trọng
là công tác GDTC cho sinh viên. Công tác GDTC cho sinh viên được thực



4

hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quá trình giảng dạy môn
GDTC cho sinh viên được các thầy cô trong trường thực hiện nghiêm túc và
chặt chẽ. Tuy nhiên, chất lượng của môn học còn nhiều hạn chế,. một trong
những nguyên nhân chính có thể do chương trình môn GDTC chưa phù hợp,
trang thiết bị, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ tập luyện còn thiếu, giáo viên
giảng dạy môn học này chưa đáp ứng được yêu cầu tập luyện, đánh giá kết
quả học tập và rèn luyện môn GDTC chưa thường xuyên.... Vì những nguyên
nhân nêu trên, nên đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm đưa ra các giải
pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng GDTC trong các nhà trường. Một số
tác giả đã nghiên cứu các vấn đề về GDTC trường học như: Nguyễn Văn Hiệp
(2005)“Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất luợng công tác
GDTC cho học sinh đại học Quốc gia Hà Nội”[13], Nguyễn Văn Luyện
(2008) “Nghiên cứu ứng dụng bài tập nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh
viên trường ĐHSP Kỹ Thuật Vinh”[20], Đặng Văn Hùng (2008) “Nghiên cứu
một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển thể lực cho sinh viên hai năm
cuối đại học Kiến Trúc” [15]... Kết quả nghiên cứu của các đề tài nêu trên
mặc dù đã có ý nghĩa trong việc cải tiến nâng cao chất lượng công tác GDTC
trường học. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của các đề tài này mới chỉ dừng
lại ở việc đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp mà chưa đánh giá được
hiệu quả GDTC thông qua diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên.
Xuất phát từ lý do trên, cũng như tầm quan trọng của việc đánh giá
nâng cao chất lượng môn GDTC cho sinh viên Đại học Kinh tế Nghệ An
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình
GDTC đến sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Kinh tế
Nghệ An”.


5


2. Mục đích nghiên cứu
Xác định ảnh hưởng của GDTC đến sự biến đổi một số chỉ số đặc trưng
về hình thái, chức năng và tố chất thể lực của sinh viên trường Đại học Kinh
tế Nghệ An. Qua đó đánh giá hiệu quả công tác GDTC của nhà trường, làm cơ
sở đề ra giải pháp cải tiến chương trình GDTC phù hợp với điều kiện thực
tiễn, nhằm không ngừng nâng cao kết quả đào tạo cán bộ của nhà trường.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của GDTC đến sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học
Kinh tế Nghệ An.
3.1.2. Khách thể nghiên cứu
250 sinh viên (nam = 100; nữ = 150) trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
3.1.3. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 08 năm 2017, chia làm
02 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Từ tháng 11/2015 - 03/2016
- Xác định nội dung các vấn đề nghiên cứu, xây dựng và bảo vệ đề cương
trước Hội đồng khoa học.
Giai đoạn 2: Từ tháng 04/2016 – 08/2017
- Thu thập các tài liệu liên quan những vấn đề nghiên cứu của đề tài,
tổng hợp các tư liệu chung và tư liệu chuyên môn nhằm xác định các yếu tố,
các điều kiện trong công tác nghiên cứu.


6


- Xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, phân tích
các kết quả nghiên cứu, viết và hoàn thành luận văn; chuẩn bị và bảo vệ kết
quả nghiên cứu trước Hội đồng nghiệm thu.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã lựa chọn hệ thống Test đánh giá sự phát triển thể chất của sinh
viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An qua đó đánh giá diễn biến thể chất của
sinh viên trong quá trình học tập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Lựa chọn hệ thống Test đánh giá sự phát triển thể chất của
sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên
trường Đại học Kinh tế Nghệ An
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề ra, trong quá trình nghiên cứu
đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu còn nhằm mục đích hệ
thống hoá kiến thức và xây dựng cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng
chương trình GDTC và ảnh hưởng của nó đối với hình thái và chức năng cơ
thể của đối tượng nghiên cứu, đưa ra giả thiết khoa học, xác định mục đích và
mục tiêu nghiên cứu, thu thập các số liệu để so sánh và đối chứng với các số
liệu đã thu được trong quá trình nghiên cứu.
6.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn là một trong những phương pháp được sử
dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu, điều tra thực trạng đánh giá trình độ tập


7


luyện trong quá trình giảng dạy và học tập. Đề tài đã phỏng vấn 50 chuyên
gia, bao gồm các nhà khoa học, các nhà quản lý, giáo viên, huấn luyện viên
thông qua phương pháp phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi để có thêm cơ sở
thực tiễn và độ tin cậy trong việc lựa chọn các chỉ số điều tra hình thái và
chức năng cơ thể sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An.
6.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá về cơ sở vật chất, các trang
thiết bị đảm bảo cho giờ học GDTC, phong trào tập luyện và thi đấu các môn
TDTT ngoài giờ học, điều tra các yếu tố về sinh viên học tập môn GDTC
trong nhà trường; về nội dung cũng như số tiết môn học thể dục trong trong
kỳ học; về các chỉ tiêu đánh giá, kiểm tra kinh phí phục vụ cho GDTC và hoạt
động TDTT của nhà trường trong những năm gần đây. Kết quả của phương
pháp này được xem là những cơ sở thực tiễn để đề xuất, lựa trọn các biện
pháp cần thiết.
6.4. Phương pháp kiểm tra y học
Phương pháp kiểm tra y học được sử dụng để đánh giá hình thái và chức năng
của đối tượng nghiên cứu theo phương pháp quan sát dọc
Chiều cao đứng (cm)
Là chiều cao đo được từ mặt phẳng đối tượng đứng đến đỉnh đầu.
Dụng cụ đo: Thước thẳng của Trung Quốc, dài 2m, chính xác đến mm.
Kỹ thuật đo: Người được đo đứng ngay ngắn, hai gót chân chạm vào nhau,
hai tay buông xuôi sát hông, bàn tay úp vào mặt ngoài của đùi, duỗi hết các
khớp, cổ, cột sống, hông, gối, mắt nhìn thẳng yêu cầu gờ dưới hốc mắt và ống
tai ngoài cùng nằm trên một mặt phẳng ngang.
Cân nặng (kg)
Dụng cụ kiểm tra: Cân bàn điện tử chính xác đến 0.01kg.


8


Cách thức kiểm tra: Người được kiểm tra mặc quần áo mỏng, chân không
đi giày, dép... Ngồi trên ghế, đặt 2 bàn chân lên bàn cân rồi mới từ từ đứng
thẳng lên. Đơn vị tính là kg với độ chính xác đến 0.01kg.
Chỉ số Quetelet
Để so sánh quan hệ giữa chiều cao với cân nặng của mỗi người.
Quetelet = trọng lượng cơ thể (kg)/chiều cao đứng(dm)
Chỉ số Quetelet cho phép so sánh được trọng lượng tương đối của người có
chiều cao khác nhau. Cách tính như sau:
Quetelet

≥ 3,9 - 5,1

Béo

Quetelet

≥ 3,6 - 3,8

trung bình

Quetelet

≥ 2,9 - 3,5

gầy

Quetelet

< 2,9


rất gầy

Chỉ số công năng tim (HW)
Chỉ số công năng tim dùng để đánh giá khả năng đáp ứng của hệ tuần
hoàn đối một LVĐ nhất định, còn gọi là chỉ số Ruffier Phép thử hệ tim [Error:
Reference source not found].
Dụng cụ kiểm tra: Một đồng hồ bấm giây, một thiết bị đếm nhịp tim (thiết
bị đo nhịp tim Pulse Monitor Pu 711)
Phương pháp tiến hành kiểm tra: Hướng dẫn người được kiểm tra các yêu
cầu cần thiết khi được đo HW. Người được kiểm tra ngồi nghỉ 10 đến 15 phút,
sau đó lấy mạch lúc nghỉ trong 15 giây, lấy 3 lần liền, nếu cả 3 lần có số mạch
trùng nhau thì có mạch lúc nghỉ ký hiệu là P1. Nếu mạch của các lần bắt mạch
đó không trùng nhau phải cho ngồi nghỉ 10 phút và lấy lại mạch. Cho người
kiểm tra đứng lên ngồi xuống (ngồi xổm) theo nhịp đếm 30 lần trong 30 giây.
Nếu làm sai 01 nhịp phải ngồi nghỉ và sau 15 phút làm lại. Bắt mạch trong 15
giây ngay sau vận động và ký hiệu là P2. Bắt mạch trong 15 giây ngay sau
vận động 1 phút và ký hiệu là P3. Sau đó kết thúc kiểm tra.


9

Phương pháp tính và đánh giá kết quả : Chỉ số công năng tim được tính
theo công thức sau: HW =

( F1 + F 2 + F 3) − 200
10

Trong đó: HW (Heart Work): là chỉ số công năng tim
F1 (Frequence): là mạch đập lúc nghỉ trong một phút: F1= P1 x 4
F2 là mạch đập ngay sau vận động 1 phút:

F3 là mạch đập của phút hồi phục thứ 2:

F2= P2 x 4
F3= P3 x 4

Đánh giá kết quả theo Ruffien như sau:
HW < 1

Rất tốt

HW ≥ 1 – 5

Tốt

HW ≥ 6 – 10

Trung bình

HW ≥ 11 - 15

Kém

HW≥ 16

Rất kém

6.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Được sử dụng để đánh giá trình độ phát triển thể chất của đối tượng nghiên
cứu thông qua các chỉ tiêu về thể lực bằng phương pháp quan sát dọc.
Lực bóp tay thuận (kg)

Để đánh giá sức mạnh của tay thuận, qua đó biết được mức độ phát triển sức
mạnh cơ bắp của tay đối tượng kiểm tra.
Dụng cụ kiểm tra: Sử dụng lực kế bóp tay điện tử sản xuất tại Cộng hoà
liên bang Nga.
Cách tiến hành kiểm tra: Người được kiểm tra đứng dạng 2 chân bằng vai,
tay thuận cầm lực kế đưa thẳng, tạo nên góc 45 độ so với trục dọc của cơ thể.
Tay còn lại duỗi thẳng tự nhiên xuôi theo 2 đùi lòng bàn tay hướng vào trong.
Cầm lực kế trong lòng bàn tay, kim có hướng ra ngoài lòng bàn tay, các ngón
tay nắm chặt tay cầm của lực kế và bóp hết sức, bóp đều, từ từ, gắng sức
trong vòng 2 giây. Không được bóp giật cục hay thêm các động tác trợ giúp


10

của thân người, hoặc động tác thừa. Cho người được kiểm tra bóp lực kế 02
lần, nghỉ giữa mỗi lần là 15 giây, lấy kết quả lần cao nhất.
Nằm ngửa co gối gập thân thành ngồi (số lần trong 30 giây)
Để đánh giá sức mạnh bền nhóm cơ bụng.
Dụng cụ kiểm tra: Thảm vuông kích thước 1,5m x1,5m
Cách tiến hành kiểm tra: Người được kiểm tra nằm trên nền sân trải thảm.
Chân co 90 độ ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, các ngón tay đan chéo nhau,
lòng bàn tay áp chặt sau đầu, khuỷu tay chạm đùi. Người giúp đỡ ngồi lên mu
bàn chân, 02 tay giữ cổ chân để không cho bàn chân người được kiểm tra xê
dịch hoặc tách ra khỏi sàn. Người được kiểm tra nằm ngửa, 2 mu bàn tay và
bả vai chạm sàn. Khi nghe khẩu lệnh" bắt đầu" thì người được kiểm tra làm
động tác gập bụng thành ngồi để 2 khuỷu tay chạm đùi, sau đó động tác trở về
tư thế ban đầu, mỗi chu kỳ như vậy được tính 1 lần.
Bật xa tại chỗ (cm)
Để đánh giá sức mạnh bột phát của chân
Dụng cụ kiểm tra: Thước dài 3m rộng 0,5cm, kẻ vạch xuất phát, thước

băng đặt bên cạnh vuông góc vạch xuất phát và làm điểm xuất phát. Thước
được ghim chặt xuống đất để không bị xê dịch trong khi kiểm tra.
Cách tiến hành: Người được kiểm tra đứng 2 chân tự nhiên, 2 mũi bàn
chân đặt sát mép vạch xuất phát, 2 tay giơ lên cao, rồi hạ thấp trọng tâm, gấp
khớp khuỷu, gập thân, người hơi lao về phía trước, đầu hơi cúi, 2 tay hạ
xuống dưới ra sau, dùng hết sức phối hợp toàn thân bấm mạnh đầu ngón chân
xuống đất bật nhảy ra xa đồng thời 2 tay vung về phía trước khi bật nhảy và
khi tiếp đất 2 chân tiến hành đồng thời cùng một lúc. Kết quả đo được tính
bằng độ dài từ vạch xuất phát đến điểm chạm cuối cùng của gót bàn chân,
chiều dài lần nhảy được tính bằng đơn vị cm lấy lẻ từng 1 cm. Thực hiện hai
lần lấy lần xa nhất
Chạy 30m xuất phát cao(s)
Để đánh giá sức nhanh và sức mạnh tốc độ
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, cọc tiêu, cờ lệnh.


11

Cách tiến hành kiểm tra: 2 người kiểm tra, 1 người đứng ở vạch xuất phát,
1 người đứng ở ngang vạch đích theo dõi bấm giờ người được kiểm tra. Khi
có lệnh "vào chỗ" người được kiểm tra đi vào vạch xuất phát, chân trước và
chân sau cách nhau khoảng rộng bằng vai, trọng tâm hơi đổ về trước, 2 tay thả
lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái. Khi
nghe khẩu lệnh "sẵn sàng ", hạ thấp người, trọng tâm cơ thể dồn vào chân
trước, tay hơi co khuỷu đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu
hơi cúi, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh
"chạy" lập tức lao nhanh về phía đích, khi ngực hoặc vai của người chạy cách
mặt phẳng đích 20cm thì bấm đồng hồ và kết thúc.
Chạy con thoi 4x10m (s)
Để đánh giá khả năng phối hợp vận động và sức nhanh.

Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, cọc tiêu, cờ lệnh.
Cách tiến hành: Người được kiểm tra thực hiện các thao tác "vào chỗ-sẵn
sàng-chạy" giống như chạy 30m xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m chỉ
cần 1chân chạm vạch lập tức quay người thật nhanh chạy về vạch xuất phát,
đến khi 1chân chạm vạch lại lặp lại tương tự như lần đầu, sau đó kết thúc.
Thành tích được tính từ khi có lệnh xuất phát đến khi đối tượng kiểm tra chạy
hết 4x10m.
Dẻo gập thân (cm)
Đánh giá độ mềm dẻo của cơ, khớp hông, dây chằng và độ mềm dẻo của cột
sống.
Dụng cụ kiểm tra: Thước gỗ dài 40cm mỏng có chia thang độ cm. Điểm 0
ở giữa thước. Từ điểm 0 chia về hai đầu thước mỗi đầu 20cm. Gắn điểm 0 của
thước vào mép mặt phẳng của bục gỗ hay ghế có chiều cao tối thiểu là 20cm.
Cách tiến hành kiểm tra: Người được kiểm tra đứng lên bục (ghế), hai
chân rộng bằng vai, đầu ngón chân sát mép bục, hai chân thẳng đầu gối không
được co, từ từ cúi xuống hai tay duỗi thẳng ngón tay duỗi thẳng lòng bàn tay
úp, cố gắng với ngón tay giữa chạm dọc theo thước đo sau đó cố gắng với sâu
qua mặt thẳng của bục đang đứng trên đó.
Cách xác định kết quả, có hai trường hợp:


12

Đầu ngón tay không qua được mặt phẳng của bục người được kiểm tra đang
đứng, đó là kết quả âm (-). Ví dụ: -3cm hoặc -5cm. Như vậy tay cách mặt
phẳng bàn chân 3cm, 5cm.
Đầu ngón tay với sâu quá mặt phẳng của bục, có kết quả dương (+), ví
dụ: +3cm, +5cm. Tức là với tay qua mặt phẳng mà chân người được kiểm tra
đứng là 3cm, 5cm. Trước khi vào kiểm tra người được kiểm tra cần khởi động
kỹ để cơ lưng dẻo ra.

Chạy 5 phút tùy sức (m)
Để đánh giá sức bền chung (khả năng ưa khí).
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ, số đo và tích kê ứng với số đeo.
Cách tiến hành: Khi bắt đầu tiến hành test chạy 5phút các thao tác của
người được kiểm tra và người kiểm tra giống như "chạy con thoi" khi có lệnh
"chạy" người được kiểm tra chạy trong ô chạy, hết đoạn đường 50m vòng trái

qua vật chuẩn chạy lặp lại trong khoảng thời gian 5phút. Trong
khi chạy nếu
mệt có thể đi bộ cho đến khi hết giờ. Mỗi người được kiểm tra có một số đeo
ở ngực và tay cầm 1Tíchkê có số tương ứng. Khi có lệnh báo hết 5 phút lập
tức thả ngay Tíchkê của mình xuống dưới chân để đánh dấu số lẻ quãng
đường chạy được, sau đó chạy chậm dần và thả lỏng kết thúc kiểm tra.
6.6. Phương pháp toán học thống kê
Các số liệu được xử lý bằng phương pháp toán học thống kê TDTT trên
máy vi tính theo chương trình phần mềm Microsoft Excel và SPSS phiên bản
18 để tính các tham số thống kê đặc trưng như: Trung bình cộng ( x ), Phương
sai (σ2), Độ lệch chuẩn (σ), Hệ số biến sai ( CV ), Hệ số tương quan (r), Sai số
chuẩn của giá trị trung bình ( σ x ), So sánh trung bình cộng của 2 mẫu (t).
Dùng thang độ C để lập thang điểm đánh giá theo hệ điểm 10 và dùng quy tắc
2σ để phân loại đánh giá theo 5 loại A; B; C; D; E,
Riêng nhịp độ phát triển thể chất của đối tượng nghiên cứu được tính theo
công thức của S. Brody (1927) như sau:
W =

100.(V 2 − V 1)
%
0,5.(V 1 + V 2)



13

Trong đó:

W: Nhịp độ tăng trưởng (%)
V1: Kết quả kiểm tra lần trước của các chỉ tiêu
V2: Kết quả kiểm tra lần sau của các chỉ tiêu
100 và 0,5: Các hằng số

7. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Lựa chọn hệ thống Test đánh giá sự phát triển thể chất của
sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Chương 3. Nghiên cứu diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên
trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo


14

Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến phát triển thể chất của sinh
viên
1.1.1. Phát triển thể chất
Có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển thể chất, tuy nhiên các nhà
nghiên cứu về GDTC cho rằng “Phát triển thể chất của con người là quá trình
phát triển biến đổi các tính chất hình thái và chức năng tự nhiên của cơ thể
con người suốt cả cuộc sống cá nhân của nó” [14] [24] [29]. Phát triển thể

chất biểu hiện qua các chỉ số bên ngoài như kích thước trong không gian và
trọng lượng cơ thể, còn sự phát triển về chức năng thể hiện sự biến đổi các
khả năng chức phận của cơ thể theo các thời kì và các giai đoạn phát triển
theo lứa tuổi của nó, sự biến đổi này thể hiện qua các tố chất thể lực như: Sức
nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo. Sự biến đổi năng lực hoạt
động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần kinh, tâm lý và ý chí
tuân theo các quy luật tự nhiên, trong các quy luật đó có quy luật tác động lẫn
nhau giữa xu hướng phát triển do yếu tố di truyền chi phối và xu hướng phát
triển dưới tác động của điều kiện sống qui định; quy luật tác động lẫn nhau
của các biến đổi cấu trúc và chức năng; các thời kì theo lứa tuổi phát triển từ
từ và thay thế nhau (các thời kì phát triển nhanh được thay thế bằng các thời
kỳ ổn định tương đối về cấu trúc và chức năng, sau đó đến thời kì biến đổi sút
kém)…
Phát triển thể chất con người còn phụ thuộc vào các điều kiện sống và
hoạt động của con người (điều kiện phân phối và sử dụng sản phẩm vật chất,
giáo dục, lao động, sinh hoạt…) và do đó sự “phát triển thể chất của con
người là do xã hội tác động và tác động ở mức độ quyết định”[5].


15

Tổng hợp quan điểm của nhiều tác giả cho thấy, sự phát triển thể chất
của con người là quá trình biến đổi tổng hợp các yếu tố thể chất và tinh thần,
quá trình này diễn ra trong suốt cuộc đời của một cá thể theo hai giai đoạn cơ
bản là giai đoạn phát triển thuận chiều (dương tính) và phát triển ngược chiều
(âm tính hay giai đoạn suy thoái). Phát triển thể chất phụ thuộc vào tổng hoà
các yếu tố tự nhiên và xã hội.
Phát triển thể chất là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời
một cá thể. Những biến đổi về hình thái, chức năng và các tố chất vận động là
những yếu tố cơ bản để đánh giá sự phát triển thể chất. Phát triển thể chất là

một quá trình chịu sự tác động tổng hợp các yếu tố tự nhiên - xã hội. Các yếu
tố xã hội đóng vai trò tác động trực tiếp và quyết định sự phát triển thể chất
của cơ thể con người.
Từ những quan điểm trên, rõ ràng, phát triển thể chất chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố, và có thể ghép chúng vào các nhóm. Nói cách khác, phát
triển thể chất có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: tự nhiên
(bẩm sinh, di truyền, điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết), xã hội (điều kiện
kinh tế, giáo dục, GDTC, lao động, vệ sinh, sinh hoạt…). Các chỉ tiêu nghiên
cứu dùng trong đánh giá phát triển thể chất cũng đa dạng, như: Các chỉ tiêu về
hình thái (chiều cao, cân nặng, Quetelet,..), các chỉ tiêu về chức năng (công
năng tim, dung tích sống, huyết áp…), các chỉ tiêu về tố chất vận động (bật
xa, chạy 30m xuất phát cao, dẻo gập thân, chạy 5 phút…).
Để đánh giá chính xác sự phát triển thể chất của sinh viên cần phải tìm
hiểu và phải thống nhất một số khái niệm có liên quan sau:
1.1.2. Thể chất
Thể chất là chất lượng cơ thể con người. Đó là những đặc trưng về hình
thái và chức năng của cơ thể được thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn
và các thời kì kế tiếp nhau theo quy luật sinh học. Thể chất được hình thành


16

và phát triển do bẩm sinh di truyền và những điều kiện sống tác động [24]
[26] [27].
1.1.3. Giáo dục thể chất
GDTC là quá trình giải quyết những nhiệm vụ giáo dục - giáo dưỡng nhất
định mà đặc điểm của quá trình này là có tất cả các dấu hiệu chung của quá
trình sư phạm và vai trò chỉ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động tương
ứng với các nguyên tắc sư phạm [14] [26].
1.1.4. Giáo dưỡng thể chất

Về bản chất của giáo dưỡng thể chất là làm sao để học, tách riêng các
cử động ra và so sánh chúng với nhau, điều khiển có ý thức các cử động đó và
thích nghi với các trở ngại đó sao cho khéo léo và kiên trì nhất, nói một cách
khác, rèn luyện để với sức lực ít nhất, trong một khoảng thời gian ngắn nhất
có thể tiến hành có ý thức một hoạt động thể lực lớn nhất, có nghĩa là hình
thành và hoàn thiện từ kỹ năng tiến đến kỹ xảo [18].
1.1.5. Hoàn thiện thể chất
Hoàn thiện thể chất là tổng hợp các ý niệm về phát triển thể chất cân
đối ở mức độ hợp lý và về trình độ huấn luyện thể lực toàn diện của con
người [14] [27].
1.1.6. Sức khoẻ
Theo tổ chức Y tế thế giới (World Health Organisation), sức khoẻ được
hiểu là trạng thái hài hoà về thể chất, tinh thần và xã hội, mà không chỉ nghĩa
là không có bệnh hay thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng
với các biến đổi về môi trường, giữ được lâu khả năng lao động và lao động
có kết quả [40].


17

1.1.7. Sức nhanh
Sức nhanh là một tổ hợp những đặc điểm chức năng của con người xác
định trực tiếp và chủ yếu tính chất nhanh của động tác, cũng như xác định
thời gian của phản ứng vận động [27] [38].
1.1.8. Sức mạnh
Sức mạnh là khả năng của con người chống lại lực cản hoặc khắc phục
một lực cản nào đó nhờ sự nỗ lực cơ bắp” hoặc “ là khả năng sinh lực cực lớn
của cơ bắp để thực hiện các hoạt động khác nhau trong cuộc sống [27].
Sức mạnh là tiền đề cho sự phát triển của các tố chất thể lực khác.
Trong quá trình phát triển sức mạnh, người ta sử dụng các bài tập động lực

trước. Sau đó mới đưa cái “hãm” tĩnh lực vào để nhằm phát triển khả năng tập
trung, nỗ lực.
1.1.9. Sức bền
Sức bền là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước,
hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể
có thể chịu đựng được [27]. Sức bền là khả năng cơ thể chống lại mệt mỏi
trong một số hoạt động nào đó, là khả năng duy trì hoạt động khi mệt mỏi
xuất hiện trong thời gian dài.
1.1.10. Khéo léo và khéo léo (năng lực phối hợp vận động)
Là khả năng của con người thực hiện một hoạt động vận động nhất
định, chính xác và có hiệu quả cao phù hợp với yêu cầu của bài tập thể chất
nào đó đề ra. Theo quan điểm tâm lý học, khéo léo là một phức hợp các tiền
đề của vận động viên để thực hiện thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định.
Năng lực này được xác định thông qua các quá trình điều khiển và được vận
động viên hình thành, phát triển trong tập luyện. Khéo léo quan hệ chặt chẽ
với phẩm chất tâm lý và các tố chất thể lực của con người, có thể nói “khéo
léo là khả năng của con người trong một hoạt động [27] [37].


18

Khéo léo là khả năng thực hiện những bài tập thể chất có biên độ lớn
đòi hỏi các nhóm cơ, khớp, dây chằng tham gia vào hoạt động có độ đàn hồi
cao đáp ứng được những yêu cầu của bài tập [27] [37].
1.2. Chủ trưởng, chính sách phát triển thể dục thể thao của Đảng và
Nhà nước
TDTT quần chúng là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của một nền
TDTT nhà nước. Phát triển TDTT quần chúng là mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên
hàng đầu trong định hướng phát triển sự nghiệp TDTT nhà nước. Bởi chỉ có
chăm lo, xây dựng phong trào thể thao quần chúng tốt mới có thể tạo dựng

được nền tảng và những điều kiện, tiền đề cần thiết để phát triển thể thao
thành tích cao, mở rộng mối quan hệ Quốc tế và qua đó đưa sự nghiệp TDTT
nước nhà tiến nhanh, tiến mạnh, tiếng vững chắc.
Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nêu rõ: “Đẩy mạnh
hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc người Việt Nam. Phát triển
phong trào TDTT quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp”
Nghị quyết còn đặc biệt nhấn mạnh đến mục tiêu phát triển nguồn nhân
lực thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước.
Yêu cầu mới đối với việc phát triển nguồn nhân lực nước ta trong những năm
tới là nguồn nhân lực đó phải phát triển hài hoà cả về vị trí lẫn thể lực. Vì vậy,
công tác TDTT trong những năm tới phải được đẩy mạnh hơn nữa để góp
phần vào việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng nền
TDTT có tính dân tộc, khoa học và nhân dân … phát triển rộng rãi phong trào
TDTT quần chúng với khẩu hiệu “Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Phát huy TDTT là trách nhiệm của các cấp Đảng uỷ, các cấp chính quyền,
các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội trong đó
có ngành TDTT giữ vai trò nòng cốt”.


19

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển TDTT nước nhà, Thủ
tướng Chính Phủ đã có chỉ thị 133/TTG về xây dựng và quy hoạch phát triển
ngành TDTT “Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính
chiến lược trong đó quy định rõ các môn thể thao và các hình thức hoạt động
mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi tạo thành phong trào tập
luyện rộng rãi của quần chúng” [7].
Chủ trương xã hội hoá trong công tác TDTT quần chúng và tập trung
phát triển TDTT ở cơ sở là định hướng chủ đạo, phù hợp với thực tiễn phong
trào TDTT ở nước ta hiện nay. Hướng dẫn các môn thể thao mới phát triển,

các hiện tượng mới của TDTT quần chúng ở các địa phương. Trong những
năm qua, trong thành tựu công cuộc đổi mới và đạt được những kết quả nhất
định. Các hình thức tập luyện TDTT quần chúng được đa dạng hoá, nhiều mô
hình khác nhau như câu lạc bộ TDTT gia đình thể thao, cụm văn hoá TDTT
… Hoạt động GDTC trong trường đại học tuy còn nhiều hạn chế song cũng
được quan tâm và chú trọng hơn trước. Các hoạt động TDTT quần chúng
trong trường học chủ yếu chỉ phát triển bề nổi qua các đại hội TDTT HS-SV
các khu vực, các giải vô địch toàn quốc.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, trong công tác chỉ đạo và tổ chức
phong trào thể dục cho quần chúng còn nhiều khó khăn, hạn chế đó là:
- Nhiều cấp Đảng uỷ và chính quyền các cấp chưa thật sự xem xét công
tác TDTT nhà nước là mục tiêu của nền TDTT xã hội chủ nghĩa.
- Hoạt động TDTT quần chúng chưa mang tính tự giác cao đặc biệt là
đối tượng thanh thiếu niên, hiệu quả tập luyện chưa cao, chưa trở thành thói
quen nếp sống hàng ngày của mọi người, nhất là vùng sâu vùng xã vùng
miền núi hải đảo…


20

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, sân bãi còn quá ít chỉ đáp ứng 30% nhu cầu
tập luyện của mọi người.
1.3. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong
trường học
Các quan điểm của Đảng về phát triển TDTT là những định hướng cơ
bản để xác định vị trí và mối quan hệ của toàn bộ sự nghiệp TDTT đối với
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội … các mối quan hệ nội tại của TDTT. Vì
vậy đó chính là các cơ sở để lựa chọn, xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT trong một
thời kỳ tương đối dài.

Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, thứ VII và thứ
VIII, IX, X, XI và XII của Đảng đã xác định những quan điểm cơ bản và chủ
trương lớn để chỉ đạo công tác TDTT trong sự nghiệp đổi mới.
Quan điểm 1: Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan, một mặt
quan trọng của chính sách xã hội, một biện pháp tích cực để giữ gìn và nâng
cao sức khỏe, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp
phần mở rộng giao lưu quốc tế, phục vụ tích cực các nhiệm vụ kinh tế - xã
hội, an ninh và quốc phòng của đất nước.
Quan điểm 2: Phát triển TDTT phải đảm bảo tính dân tộc, tính khoa
học và nhân dân.
Quan điểm 3: Kết hợp Phát triển phong trào TDTT quần chúng với xây
dựng lực lượng vận động viên, nâng cao thành tích các môn thể thao là
phương châm quan trọng đảm bảo cho TDTT phát triển nhanh và đúng
hướng.
Quan điểm 4: Thực hiện xã hội hóa tổ chức, quản lý TDTT, kết hợp
chặt chẽ sự quản lý của nhà nước, của các tổ chức xã hội.


21

Quan điểm 5: Kết hợp phát triển TDTT trong nước với mở rộng các
quan hệ quốc tế về TDTT.
GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng trong hệ thống
GDTC quốc dân là cơ sở của phong trào thể dục thể thao quần chúng và thể
thao thành tích cao của đất nước. Mục tiêu đến năm 2025 của ngành TDTT
nước ta là: Phải hoà nhập đua tranh mọi thành tích so với các nước trong khu
vực và châu lục. Từ khi thành lập nước đến nay, Đảng và nhà nước ta rất quan
trọng công tác thể dục thể thao trường học. Quan điểm đó xuất phát từ nền
tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và những chính sách của Đảng và
Nhà nước ta. Đường lối TDTT trong suốt các thời kỳ cách mạng cho đến nay

thể hiện trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Hồ Chí Minh, ngày
31/01/1960 Ban Bí thư lại ra chỉ thị 181/CTTW về tăng cường công tác
TDTT, nhấn mạnh cần chú ý phát triển công tác TDTT trong lực lượng vũ
trang và trường học.
TDTT là một bộ phận cấu thành nền văn minh nhân loại. Nhận thức rõ
vai trò, tác dụng của TDTT với sự nghiệp cách mạng, ngay sau khi cách mạng
Tháng Tám thành công, Bác Hồ của chúng ta dù bận trăm công nghìn việc
nhưng ngày 27/3/1946 Bác Hồ đã viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”
[19]. Lời kêu gọi của Bác như ánh dương soi sáng, định hướng cho sự hình
thành và phát triển một nền TDTT mới do Người sáng lập.
Cuộc vận động “Toàn dân RLTT theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã trở
thành tư tưởng Hồ Chí Minh về TDTT Việt Nam “TDTT là một công tác
trong những công tác cách mạng khác”. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc đặt
các nền tảng xây dựng sự nghiệp TDTT của đất nước ta là: Khẳng định TDTT
là một công tác cách mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ
của quần chúng, một sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Mục tiêu của
TDTT là bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của toàn dân, góp phần cải tạo nòi


×