Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Dạy học môn khoa học ở tiểu học thông qua dự án học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN MẠNH HƯNG

DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC
THÔNG QUA DỰ ÁN HỌC TẬP
Chuyên ngành: Giáo dục học (Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quang Tiệp
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quang Tiệp

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Quang Tiệp đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn ban giám hiệu, giáo viên và các em học sinh trường tiểu
học Thị trấn Diêm Điền - Thái Thụy - Thái Bình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình tìm hiểu thực trạng và thực hiện thực nghiệm của đề tài.
Hà Nội, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Hưng



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Phạm Quang Tiệp. Kết quả thu được trong đề tài hoàn toàn
khách quan, trung thực, chưa từng được công bố trong công trình khoa học
nào khác và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Hưng


MỤC LỤC
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu....................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................................................ 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................. 2
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học ............................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
8. Cấu trúc của đề tài ................................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU
HỌC THÔNG QUA DỰ ÁN HỌC TẬP....................................................... 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu về dạy học môn Khoa học ở tiểu học thông qua

dự án học tập................................................................................................. 5
1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học Khoa học ở tiểu học ......................... 5
1.1.2. Nghiên cứu về dạy học thông qua dự án .......................................... 9
1.1.2. Những nghiên cứu về vận dụng dạy học thông qua dự án trong môn
Khoa học ở tiểu học ................................................................................. 17
1.2. Lí luận về dạy học thông qua dự án ..................................................... 18
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của dự án học tập ...................................... 18
1.2.2. Bản chất dạy học thông qua dự án ................................................. 22


1.2.3. Nguyên tắc của dạy học thông qua dự án ...................................... 23
1.2.4. Vai trò của dạy học thông qua dự án trong dạy học Khoa học ở tiểu
học ........................................................................................................... 25
1.3. Đặc điểm phát triển của học sinh giai đoạn cuối tiểu học ..................... 26
1.3.1. Đặc điểm tâm lí.............................................................................. 26
1.3.2. Đặc điểm sinh học.......................................................................... 28
1.4. Điều kiện dạy học Khoa học ở tiểu học thông qua dự án ..................... 29
1.4.1. Điều kiện về phía nhà trường và giáo viên tiểu học ........................ 29
1.4.2. Điều kiện về cơ sở vật chất ............................................................ 30
1.4.3. Điều kiện về học sinh ..................................................................... 31
Kết luận chương 1 ....................................................................................... 32
Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC
THÔNG QUA DỰ ÁN HỌC TẬP .............................................................. 34
2.1. Khảo sát chương trình và tài liệu dạy học môn Khoa học ở tiểu học .... 34
2.1.1. Mục tiêu môn Khoa học ở tiểu học ................................................ 34
2.1.2. Chương trình môn Khoa học ở tiểu học ......................................... 35
2.1.3. Đặc trưng của môn Khoa học ở tiểu học ........................................ 37
2.1.4. Tài liệu dạy học môn Khoa học ở tiểu học ..................................... 38
2.2. Khảo sát thực trạng dạy học môn Khoa học ở tiểu học thông qua dự án
học tập ........................................................................................................ 41

2.2.1. Mục đích khảo sát .......................................................................... 41
2.2.2. Đối tượng khảo sát ......................................................................... 41
2.2.3. Nội dung khảo sát: ......................................................................... 42
2.2.4. Kết quả khảo sát............................................................................. 42
Kết luận chương 2 ....................................................................................... 52
Chương 3: BIỆN PHÁP DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC
THÔNG QUA DỰ ÁN HỌC TẬP .............................................................. 54


3.1. Kĩ thuật thiết kế dự án học tập để dạy học Khoa học ở tiểu học............ 54
3.1.1. Nguyên tắc thiết kế ........................................................................ 54
3.1.2. Quy trình thiết kế ........................................................................... 55
3.1.3. Thiết kế minh họa .......................................................................... 59
3.2. Tổ chức các hoạt động dạy học Khoa học cho học sinh tiểu học thông
qua dự án học tập ........................................................................................ 61
3.2.1. Chuẩn bị dự án ............................................................................... 61
3.2.2. Tổ chức thực hiện dự án................................................................. 64
3.2.3. Trưng bày sản phẩm và đánh giá dự án .......................................... 65
3.2.4. Sử dụng kĩ thuật dạy học thông qua dự án để dạy học Khoa học cho
học sinh tiểu học ...................................................................................... 68
3.3. Thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 78
3.3.1. Khái quát quá trình thực nghiệm..................................................... 78
3.3.2. Kết quả thực nghiệm....................................................................... 81
Kết luận chương 3 ........................................................................................ 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 87
1. KẾT LUẬN ......................................................................................... 87
2. KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90
PHỤ LỤC



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

DHTQDA

Dạy học thông qua dự án

GDTH

Giáo dục tiểu học

GVTH

Giáo viên tiểu học

HSTH

Học sinh tiểu học

PL

Phụ lục

PPDH

Phương pháp dạy học


XT

Xem thêm

TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Khảo sát tiến trình dạy học Khoa học ở tiểu học........................... 39
Bảng 2.2. Sử dụng các phương pháp dạy học trong môn Khoa học .............. 42
Bảng 2.3. Sử dụng các hình thức dạy học trong môn Khoa học .................... 44
Bảng 2.4. Sử dụng các phương tiện dạy học trong môn Khoa học ................ 46
Bảng 2.5: Nhận thức của giáo viên về dự án học tập và DHTQDA .............. 48
Bảng 2.6: Nhận thức của giáo viên về lợi thế của việc sử dụng dự án học
tập để dạy học Khoa học ở tiểu học .............................................. 49
Bảng 2.7: Hiệu quả của việc sử dụng dự án học tập trong dạy học Khoa học
ở tiểu học ...................................................................................... 50
Bảng 2.8: Đánh giá các bước cần thực hiện để thiết kế dự án học tập trong
dạy học Khoa học ở tiểu học......................................................... 51
Bảng 2.9: Khó khăn khi dạy học Khoa học ở tiểu học qua dự án học tập...... 51
Bảng 3.1. Kế hoạch hoạt động của dự án ...................................................... 64
Bảng 3.2. Theo dõi tiến độ thực hiện dự án .................................................. 75
Bảng 3.3: Phân phối tần suất điểm đánh giá ................................................. 81

Bảng 3.4: Tham số thống kê kết quả thực nghiệm ........................................ 84


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Đánh giá tính hiệu quả của dạy học môn Khoa học....................... 47
Hình 3.1: Quy trình thiết kế dự án học tập để dạy học Khoa học ở tiểu học.. 58
Hình 3.2: Quy trình tổ chức dạy học Khoa học cho HSTH thông qua dự án
học tập .......................................................................................... 67
Hình 3.3. Đường biểu diễn kết quả đánh giá thực nghiệm ............................ 83


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Những năm trở lại đây, giáo dục Việt Nam đã và đang có những đổi
thay mạnh mẽ. Một trong những đổi thay lớn nhất đó chính là chuyển từ dạy
học theo hướng truyền thụ tri thức sang dạy học theo tiếp cận năng lực. Tiếp
cận năng lực trong dạy học chính là việc dạy học xuất phát từ nền tảng hiểu
biết, vốn kinh nghiệm của học sinh để hình thành và phát trí tuệ cho các em
và mục đích cuối cùng của quá trình dạy học là giúp cho học sinh có được các
năng lực cần thiết của con người hiện đại như năng lực tự học, tự chủ, giao
tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo…
Môn khoa học ở tiểu học là một trong những môn học có vị trí đặc biệt
quan trọng trong chương trình GDTH. Môn học này được dạy cho học sinh
lớp 4, lớp 5 và là môn học tiếp nối mạch nội dung về khoa học tự nhiên thuộc
chương trình môn Tự nhiên xã hội lớp 1, lớp 2, lớp 3. Môn học này nhằm
hình thành cho học sinh tri thức khoa học về các lĩnh vực con người và sức
khỏe, vật chất, năng lượng, thực vật, động vật, môi trường và tài nguyên thiên
nhiên. Môn học này mở ra nhiều cơ hội học tập theo kiểu tìm tòi khám phá,

học tập từ trải nghiệm thực tế, thực hành làm việc. Chính vì thế đây được xem
là môn học tiềm năng trong việc hình thành và phát triển các năng lực chung
của con người hiện đại.
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, nhiều phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực được áp dụng trong thực tiễn GDTH. Các PPDH hiện
đại này đã đem đến làn gió mới cho giáo dục và đã làm thay đổi đáng kể chất
lượng và hiệu quả dạy học các môn học nói riêng, chất lượng giáo dục nói
chung theo hướng hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho người
học. Dạy học thông qua dự án là một trong những hình thức dạy học tích cực
hóa người học. Nội dung dạy học không tổ chức thành môn học, bài học theo


2
kiểu truyền thống mà được tổ chức dưới dạng các vấn đề học tập liên môn, đa
lĩnh vực, gắn với hiện thực đời sống. Học tập thông qua dự án , người học
không chỉ lĩnh hội được nội dung học tập mà còn hình thành và phát triển
được các năng lực thiết yếu của con người hiện đại.
Dạy học thông qua dự án đã được nghiên cứu và triển khai ứng dụng
nhiều trong dạy học ở các lĩnh vực khoa học cho nhiều đối tượng người học
khác nhau và bước đầu thu được kết quả tích cực. Tuy nhiên, chưa có công
trình nào nghiên cứu sâu về thiết kế dự án học tập trong dạy học môn Khoa
học ở tiểu học để tập trung vào việc hình thành và phát triển năng lực cho học
sinh.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu “Dạy học môn Khoa học ở tiểu học thông qua dự án học tập”
nhằm góp phần đem đến một tiếp cận mới về dạy học khoa học cho HSTH,
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay theo tiếp cận năng lực
được thể hiện trong Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn
bản, toàn diện hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất biện pháp dạy học môn Khoa học ở tiểu học thông qua dự án
học tập nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Khoa học ở tiểu học
theo hướng phát triển năng lực học sinh.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Mối quan hệ giữa dạy học môn Khoa học ở tiểu học và dạy học
thông qua dự án.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học môn Khoa học ở tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xác định cơ sở lí luận của việc dạy học môn Khoa học ở tiểu học


3
thông qua dự án học tập.
4.2. Xác định thực trạng việc dạy học môn Khoa học ở tiểu học thông
qua dự án học tập.
4.3. Xây dựng biện pháp dạy học môn Khoa học ở tiểu học thông qua
dự án học tập. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi và
hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
5. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Điều tra, nghiên cứu thực trạng đối
với giáo viên tại một số trường tiểu học thuộc các tỉnh Thái Bình, Hà Nội,
Vĩnh Phúc.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu biện pháp vận dụng PPDH thông qua dự án trong dạy học môn
Khoa học ở tiểu học phù hợp với đặc trưng môn Khoa học, phù hợp đặc điểm
học tập và nhận thức của học sinh cuối tiểu học, đồng thời khai thác được các
tình huống trong thực tiễn gần gũi với học sinh thì có thể tạo ra các dự án học
tập hiệu quả để hình thành không chỉ tri thức khoa học mà còn phát triển một

số năng lực thiết yếu của con người hiện đại cho HSTH như năng lực giao
tiếp, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề…
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp tổng quan lí luận để tìm hiểu lịch sử nghiên cứu và
những thành tựu khoa học hiện nay liên quan tới dạy học Khoa học ở tiểu học
thông qua dự án .
- Phương pháp so sánh để xem xét kinh nghiệm quốc tế trong vận
dụng dạy học thông qua dự án để dạy học nói chung và dạy học Khoa học
cho HSTH nói riêng.
- Phương pháp phân tích lịch sử-logic để có điểm tựa cho tiến trình và
logic tiến hành nghiên cứu, thiết kế biện pháp dạy học Khoa học ở tiểu học


4
thông qua dự án.
- Phương pháp tổng hợp và khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ
thống khái niệm cơ bản và khung lí thuyết của dạy học Khoa học ở tiểu học
thông qua dự án.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, quan sát để tìm hiểu thực trạng
thiết kế và sử dụng dự án học tập trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học
hướng vào việc hình thành và phát triển năng lực học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: áp dụng một số biện pháp đề xuất
vào thực tiễn để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của chúng.
7.3. Các phương pháp khác.
- Phương pháp chuyên gia: tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia
về cơ sở khoa học, phương pháp nghiên cứu và cách thức thiết kế dự án học
tập môn Khoa học ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
- Phương pháp xử lí thông tin và số liệu.

Sử dụng thống kê toán học để xử lí các số liệu nghiên cứu nhằm rút ra
những nhận xét, kết luận có giá trị khách quan.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận của dạy học môn Khoa học ở tiểu học thông
qua dự án học tập
Chương 2. Thực trạng dạy học môn Khoa học ở tiểu học thông qua dự
án học tập
Chương 3. Biện pháp dạy học môn Khoa học ở tiểu học thông qua dự
án học tập


5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC
Ở TIỂU HỌC THÔNG QUA DỰ ÁN HỌC TẬP
1.1. Tổng quan nghiên cứu về dạy học môn Khoa học ở tiểu học thông
qua dự án học tập
1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học Khoa học ở tiểu học
1) Các nghiên cứu ở ngoài nước
Ở ngoài nước có nhiều nghiên cứu về dạy học khoa học nói chung,
song chủ yếu là những nghiên cứu tìm tòi các phương pháp, mô hình hay
chiến lược dạy học khoa học hướng vào việc tạo điều kiện và cơ hội để học
sinh lĩnh hội tốt nhất tri thức khoa học, rèn luyện kĩ năng khoa học một cách
hiệu quả nhất.
Một trong các phương pháp dạy Khoa học được nhiều nước trên thế
giới vận dụng hiện nay là phương pháp “Bàn tay nặn bột”, tiếng Pháp là La
main à la pâte - viết tắt là LAMAP do Giáo sư Georges Charpak khởi xướng
và nghiên cứu từ 1995, đến tháng 7/1996 được Viện Hàn lâm Khoa học Pháp
thông qua quyết định thực hiện chương trình tại các trường học ở Pháp. Từ

khi phương pháp này ra đời và thực hiện, nhiều quốc gia trên thế giới đã hợp
tác với Viện Hàn lâm Khoa học Pháp trong việc phát triển phương pháp này
như Brazil, Bỉ, Afghanistan, Campuchia, Chilê, Trung Quốc, Thái Lan,
Colombia, Hy lạp, Malaysia, Marốc, Serbi, Thụy Sĩ, Đức… [11].
Theo phương pháp này học sinh dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính
học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra dựa trên cơ sở của sự
tìm tòi, nghiên cứu thông qua việc tiến hành quan sát, thí nghiệm, nghiên cứu
tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình. Cách thức để
nắm tri thức cũng giống như cách thức mà các nhà khoa học đã thực hiện để
tìm ra tri thức mới, học sinh phải biết đặt câu hỏi, đề xuất các dự đoán, giả
thiết, phương án thí nghiệm, phân tích dữ liệu, giải thích và bảo vệ các kết


6
luận của mình thông qua trình bày nói hoặc viết. Trong quá trình thực hiện
học sinh cùng chia sẻ ý tưởng, tranh luận, suy nghĩ về những gì cần làm và
phương pháp để giải quyết vấn đề đặt ra, đặc biệt là học sinh được rèn luyện
ngôn ngữ nói và viết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập [9], [11].
Tại Nigeria, theo chương trình và PPDH khoa học ở tiểu học do nhóm
nghiên cứu của trường Đại học mở quốc gia Nigeria nghiên cứu biên soạn, thì
các phương pháp được sử dụng trong dạy học khoa học ở tiểu học gồm:
Phương pháp giải quyết vấn đề, Phương pháp Dự án, Phương pháp thảo luận,
Phương pháp trải nghiệm thực tế (field Trip Method), Phương pháp giảng
giải. Các phương pháp được vận dụng vào trong giảng dạy dựa trên những ưu
điểm của từng phương pháp để sử dụng có hiệu quả [65].
Ở Mĩ, dạy khoa học theo lối tìm tòi (inquiry istruction) đã bắt đầu được
khởi xướng từ những năm 60 của thế kỉ 20 xuất phát từ ý tưởng là dạy học
khoa học cho học sinh không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, kiến thức
khoa học và các nguyên lí khoa học mà cần tạo điều kiện cho chúng tìm tòi
khoa học và học theo cách mà các nhà khoa học đã làm để khám phá thế giới

[58] [72]. Tuy nhiên kết quả giáo dục khoa học ở Mĩ vẫn chưa đạt như mong
muốn, năm 1996 dạy khoa học theo lối tìm tòi lại tiếp tục được quan tâm và
điều này được nhấn mạnh trong Chuẩn giáo dục khoa học quốc gia Mĩ (1996).
“Học sinh sẽ học khoa học bằng cách tham gia tích cực vào tìm tòi những thứ
chúng quan tâm và quan trọng đối với chúng” và “học sinh ở tất cả các lớp và
ở mọi lĩnh vực khoa học cần có cơ hội tìm tòi và phát triển năng lực suy nghĩ
và hành động theo những cách có liên quan đến tìm tòi” [72]. Trong Chuẩn
giáo dục khoa học quốc gia Mĩ (1996) đã định nghĩa “Tìm tòi khoa học đề cập
đến cách thức mà các nhà khoa học nghiên cứu thế giới tự nhiên và đề xuất
các giải thích dựa trên bằng chứng xuất phát từ công việc của họ. Tìm tòi
cũng nói đến các hoạt động của sinh viên, trong đó họ phát triển kiến thức và


7
sự hiểu biết về ý tưởng khoa học, cũng như một sự hiểu biết về việc các nhà
khoa học nghiên cứu thế giới tự nhiên như thế nào” [58] [72]. Như vậy có
nghĩa là trong thực tế dạy khoa học người ta yêu cầu giáo viên cần phải dạy
theo lối tìm tòi để giúp cho học sinh học khoa học bằng cách tìm tòi. Ngoài ra
trong giáo dục khoa học ở Mĩ người ta còn áp dụng nhiều chiến lược, mô
hình, kĩ thuật dạy học khác nhau nữa chẳng hạn như dạy học thông qua dự án
, dạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp, dạy khoa học dựa vào thực nghiệm.
Dạy khoa học theo lối tìm tòi hiện nay cũng đang được một số nước khác
thực hiện như Singapore [68], Australia [64], Scotland [73].
Sử dụng đồ chơi và trò chơi để dạy khoa học cũng được nhiều nước
trên thế giới thực hiện như Indonesia, Malaysia, Jamaica, New Caledonia,
Nigeria, Hàn Quốc, Trinidad và Tobago,… Một số trò chơi phổ biến: Rắn và
thang, trò chơi ô chữ, Bingo,.. Đồ chơi được làm từ những vật liệu dễ tìm và ít
tốn kém, trò chơi chủ yếu nhằm giúp cho học sinh tìm hiểu kiến thức khoa
học và phát triển kĩ năng khoa học.
2) Các nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, môn Khoa học lớp 4, 5 là môn học bao gồm kiến thức
tổng hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau, có vai trò quan trọng trong giáo dục
thế giới quan khoa học cho học sinh. Nội dung chương trình được phân bố
theo chủ đề, bao gồm: “Con người và sức khoẻ”, “Vật chất và năng lượng”,
“Thực vật và động vật” và “Môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Để dạy
học các nội dung này, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì giáo
viên có thể sử dụng các phương pháp: Trình bày, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi,
đóng vai, động não, quan sát, thí nghiệm, thực hành… trong đó, khuyến khích
sử dụng một số phương pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học
sinh như: quan sát, thí nghiệm, dạy học theo nhóm, trò chơi học tập , động
não. Các phương pháp được phối hợp sử dụng một cách hợp lí vì không có


8
phương pháp nào là vạn năng.
Một số nghiên cứu về dạy học môn Khoa học có liên quan ở tiểu học
như công trình của Lương Việt Thái (2006) [29], nghiên cứu tổ chức quá trình
dạy học một số nội dung Vật lí trong môn Khoa học ở tiểu học và môn Vật lí
ở trung học cơ sở trên cơ sở vận dụng tư tưởng của lí thuyết kiến tạo; Trên cơ
sở các bước chung của Dạy học kiến tạo (Làm bộc lộ hiểu biết, quan niệm
ban đầu của học sinh; Thay đổi, phát triển hiểu biết, quan niệm ban đầu của
học sinh; Củng cố vận dụng kiến thức mới), tác giả đề xuất tiến trình dạy học
cho nội dung Vật lí trong môn Khoa học ở tiểu học (nội dung Ánh sáng, âm
thanh ở lớp 4) và môn Vật lí ở trung học cơ sở ( lớp 7) có những đặc điểm
chung của Dạy học kiến tạo như chú ý tới những hiểu biết, quan niệm ban đầu
của học sinh; đòi hỏi học sinh phải tích cực tham gia vào quá trình xây dựng
kiến thức;… và có một số đặc điểm riêng như chú ý tới tiếp cận tổng thể theo
chủ đề, chú ý đến điều kiện lớp học để có những xử lý thích hợp, chú ý đến
việc vận dụng các phương pháp nhận thức của Vật lí học,… từ đó góp phần
nâng cao chất lượng dạy học. Lê Thị Hồng Chi (2014) [4] nghiên cứu về dạy

học dựa vào tìm tòi ở tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Tác giả
đã xây dựng quy trình thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán
và Khoa học lớp 4, 5 nói riêng và ở tiểu học nói chung. Theo cách tiếp cận
kiến tạo trong giáo dục và những luận điểm của cách tiếp cận kiến tạo trong
giáo ẻ làm thế nào để biết biển chiếm bao nhiêu phần của Trái Đất?
b/ Việc phần lớn diện tích bề mặt Trái Đất là đại dương khiến ta nghĩ
tới phương tiện vận chuyển nào?
c/ Hướng dẫn trẻ vẽ bản đồ thế giới, sau đó cắt thành các mảnh lục địa
và đại dương để so sánh xem trên bề mặt Trái Đất, đại dương chiếm tỉ lệ bao
nhiêu?
- Vẽ lưới ô vuông trên giấy
- Vẽ lưới ô vuông trên bản đồ thế giới
- Chấm các điểm chính


- Vẽ lại bản đồ thế giới với tỉ lệ mới
- Tô màu phần lục địa và phần đại dương
- Cắt rời phần đất liền và phần đại dương
- So sánh bằng cách để chồng các mảnh và cắt
- Tính tỉ lệ đại dương so với phần đất liền.

d/ ¾ bề mặt Trái Đất là nước, các đại dương trên Trái Đất lại thông
nhau, vậy để vận chuyển hàng hóa với số lượng và kích thước lớn; để thám
hiểm đến các vùng đất mới trên Trái Đất, ta nên sử dụng phương tiện di
chuyển nào?
HOẠT ĐỘNG 2. ĐÓNG TÀU
1/ GV để trẻ tự thảo luận và nêu ý tưởng về việc sẽ tạo ra một con tàu.
2/ Trẻ thiết kế con tàu của nhóm mình trên giấy.



3/ Lựa chọn vật liệu để sáng tạo con tàu dựa trên bản thiết kế.
5/ Sau khi trẻ sáng tạo con tàu xong, GV hỏi trẻ điều gì sẽ xảy ra nếu
mang con tàu đó di chuyển trên nước? Để trẻ dự đoán việc cho tàu xuống nước?
GV tập trung hỏi trẻ vì sao con tàu của con có thể nổi/không nổi trên nước?
6/ GV cho các nhóm mang tàu để vượt qua thử thách
7/ Trẻ lý giải các nguyên nhân, nêu phương án khắc phục, sửa chữa và
cải tiến nếu được làm lại.
8/ Cho trẻ làm lại theo phương án mới của trẻ. Để trẻ tự nói về những
điều trẻ hiểu về sự nổi và nguyên nhân nổi của vật.

HOẠT ĐỘNG 3. TÀU CHỞ HÀNG HÓA
1/ GV để trẻ tự thảo luận và nêu ý tưởng về việc sẽ tạo ra một con tàu
chở được thật nhiều hàng hóa.
2/ Trẻ thiết kế con tàu của nhóm mình sao cho chở được nhiều hàng
nhất trên giấy.


3/ Lựa chọn vật liệu để sáng tạo con tàu dựa trên bản thiết kế.
5/ Sau khi trẻ sáng tạo con tàu xong, GV hỏi trẻ điều gì sẽ xảy ra nếu để
thật nhiều hàng hóa trên con tàu đó khi nó di chuyển trên nước? Để trẻ dự
đoán việc cho hàng xuống tàu và tàu di chuyển trên biển. GV tập trung cho trẻ
đoán con tàu sẽ chở được bao nhiêu hàng? (bằng việc GV chuẩn bị thật nhiều
những đồng xu hoặc viên bi bằng nhau); con tàu nào sẽ chở được nhiều hơn?
Vì sao?
6/ GV cho các nhóm mang tàu để vượt qua thử thách chở hàng.
7/ Trẻ lý giải các nguyên nhân, nêu phương án khắc phục, sửa chữa và
cải tiến nếu được làm lại.
8/ Cho trẻ làm lại theo phương án mới của trẻ. Để trẻ tự nói về những
điều trẻ hiểu về khả năng chở của tàu thuyền (tải trọng), những cách khác
nhau giúp tàu thuyền chở được nhiều hàng hơn, những nguy hiểm có thể xảy

ra nếu chở quá nhiều hàng và người,…

HOẠT ĐỘNG 4. TÀU CHỞ HÀNG HÓA GẶP BÃO VÀ ĐÁ NGẦM
1/ GV để trẻ tự thảo luận về những nguy hiểm tàu thuyền sẽ gặp khi di
chuyển trên biển?
2/ Cách cảnh báo nguy hiểm và cách nhận thông tin báo nguy hiểm khi
đang di chuyển trên biển (tín hiệu hàng hải: còi cho áo phao, còi áo phao, đèn
khói, đuốc cầm tay,…).


3/ GV cho trẻ dự đoán con tàu của trẻ có thể vượt qua được những thử
thách nào khi đang chở hàng và di chuyển trên biển? Nếu cần cải tiến thì sẽ
thay đổi như thế nào để nó không bị chìm?
5/ Sau khi trẻ sửa chữa con tàu xong, GV chuẩn bị thùng nước to, đá
ngầm, đảo giữa biển, đá khô. Trẻ cho thuyền chở hàng trong thùng nước to
đó, GV thả đá khô vào trong thùng nước để tạo ra những con sóng lớn, bật
quạt cỡ lớn tạo những cơn gió lớn, lấy nước vào chai nhựa để phun mưa lớn,
để thuyền vật lộn với sóng, gió, mưa bão và va chạm với các chướng ngại vật
trên biển.
6/ Trẻ lý giải các nguyên nhân, nêu phương án khắc phục, sửa chữa và
cải tiến nếu được làm lại.
8/ Cho trẻ làm lại theo phương án mới của trẻ. Để trẻ tự nói về những
điều trẻ hiểu về khả năng chở của tàu thuyền (tải trọng), những cách khác
nhau giúp tàu thuyền chở được nhiều hàng hơn, những nguy hiểm có thể xảy
ra nếu chở quá nhiều hàng và người, những cách cứu tàu thuyền khi gặp thiên
tai, những cách báo hiệu nguy hiểm và cách vượt qua tình huống nguy
hiểm…


PHỤ LỤC 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

GIÁO ÁN MÔN KHOA HỌC LỚP 5
BÀI 32: TƠ SỢI
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
1. Kiến thức:
-Kể tên một số loại tơ sợi.
-Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
2. Kĩ năng:
-Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
3.Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn quần áo sạch đẹp.
II/ Chuản bị
* GV: -Hình và thông tin trang 66 SGK. Phiếu học tập.
-Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm được dệt
ra từ các loại tơ sợi đó ; bật lửa hoặc bao diêm.
* HS: SGK + VBT Khoa học 5
III/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1-Kiểm tra bài cũ:(3’)
- Gọi HS lên bảng TLCH:

- 2HS TB

-Chất dẻo được dùng để làm gì? Nêu

+ Để làm rổ, rá, xô, chậu, đồ dùng


tính chất của chất dẻo?

trong GĐ

-Khi sử dụng và bảo quản những đồ

+ Rửa sạch, lau khô

dùng bằng chất dẻo cần lưu ý những
gì?


- Nhận xét, ghi điểm

- Nghe

2.Bài mới:(30’)
2.1-Giới thiệu bài:(2’)
Em hãy kể tên một số loại vải dùng

- Nối tiếp: vải bông, sợi, tơ..

để may chăn, màn, quần, áo?
-GV giới thiệu bài.

- Nghe, nối tiếp nhắc tên bài.

2.2-Hoạt động 1: (12’)
Quan sát và thảo luận

*Mục tiêu: HS kể được tên một số
loại tơ sợi.
*Cách tiến hành:
+)Làm việc theo nhóm:
-GV cho HS thảo luận nhóm 7 theo

-HS thảo luận theo nhóm 7.

nội dung:
+Quan sát các hình trong SGK – 66.
+Hình nào có liên quan đến việc làm
ra sợi bông, tơ tằm, sợi đay?
+)Làm việc cả lớp:
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

-Đại diện nhóm trình bày.

Mỗi nhóm trình bày một hình.
- Y/C các nhóm khác nhận xét, bổ

-Nhận xét.

sung.
-GV kết luận, sau đó hỏi HS:

- 1HS TB: Sợi bông, đay, lanh, gai.

+Các loại sợi nào có nguồn gốc thực

-2 HS K: Tơ tằm.


vật?

- Nghe, ghi nhớ

+Các loại sợi nào có nguồn gốc động
vật?


-GV nói về sợi tơ tự nhiên, sợi tơ
nhân tạo.
2.3-Hoạt động 2: (8’)
Thực hành
*Mục tiêu: HS làm thực hành để phân -HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
*Cách tiến hành:
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình
làm thực hành theo chỉ dẫn ở mục
thực hành SGK trang 67. Thư kí ghi
lại kết quả thực hành.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

-HS trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-Nhận xét.

-GV kết luận: SGV-Tr.117.


- Nghe

2.4-Hoạt động 3:(8’)
Làm việc với phiếu học tập
*Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm nổi
bật của sản phẩm làm ra từ một số
loại tơ sợi.
*Cách tiến hành:
-GV phát phiếu cho HS làm việc cá
nhân.

- Làm vào phiếu

- Gọi một số HS trình bày.

- 2HS TB

-Y/C HS khác nhận xét, bổ sung.

-2 HS K

- GV nhận xét, kết luận.
3-Củng cố, dặn dò:(2’)
- Y/ C HS nối tiếp nhau đọc lại phần

- Thực hiện


thông tin trong SGK
- GV nhận xét giờ học.


- Nghe

- Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài

- Thực hiện ở nhà.

sau.

BÀI KHẢO SÁT NĂNG LỰC CÁ NHÂN
(Trước khi thực nghiệm)
MÔN: KHOA HỌC – LỚP 5
(Thời gian làm bài 35 phút)

Trường Tiểu học: …………………………..……….………………………
Họ và tên: ………………………………………….. Lớp ………………….

I PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Khoanh tròn vào ý em cho là
đúng
Câu 1: (2 điểm) Những đồ dùng bằng nhựa thường gặp được làm ra từ
vật liệu gì ?
A. Chất dẻo

B. Đá vôi

Câu 2: (2 điểm) Tính chất nào không phải của chất dẻo ?
A. Dẫn điện.
B. Không dẫn nhiệt.
C. Nhẹ.
D. Rất bền, khó vỡ.


C. Đất sét


×