Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BẢN mô tả CHẤT LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.51 KB, 3 trang )

BẢN MÔ TẢ CHẤT LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA SẢN PHẨM MANG NHÃN
HIỆU TẬP THỂ “Nếp ngự Sa Huỳnh”
1. Nguồn gốc giống Nếp ngự
Nguồn gốc và phương pháp: Giống Nếp ngự được tuyển chọn từ giống Nếp ngự
thuần chủng trong quá trình sản xuất (Hạt nếp có râu ).
Nếp ngự được nhân dân chọn lọc, tuyển chọn theo phương pháp thủ công từ lâu
đời đến nay. Giống nếp ngự này chỉ tạo ra phẩm chất vượt trội khi được trồng trên đất
Phổ Châu và một số diện tích tại xã Phổ Thạnh.
2. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới chất lượng Nếp ngự:
I. Điều kiện tự nhiên:
1. Vị trí địa lý:
Phổ Châu là một xã của huyện Đức Phổ, có tổng diện tích tự nhiên trong địa
giới hành chính là 1973,03 ha chiếm 5,29% diện tích toàn huyện.
Xã Phổ Châu là xã đồng bằng ven biển, cách trung tâm huyện Đức Phổ 29 km
về phía Nam, có tọa độ địa lý nằm trong khoảng 14 0 34’38’’ đến 140 39’31’’độ vĩ
Bắc và từ 1090 1’35’’ đến 1090 04’55’’độ kinh Đông.
Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Nam giáp huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định;
- Phía Tây giáp huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
2. Địa hình:
Phổ Châu là xã thuộc vùng đồng bằng ven biển, có địa hình phân chia thành
hai vùng rõ rệt:
- Vùng đồng bằng ven biển: chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên, nằm ở phía
Đông chạy dọc từ Bắc đến Nam xã, có địa hình bằng phẳng, chủ yếu là đất thổ cư, đất
trồng cây hàng năm, bãi cát ven biển và đồng ruộng trồng lúa. Hàng năm về mùa mưa
vùng này thường bị lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
- Vùng đồi núi: nằm ở phía Nam và Tây Nam xã, chiếm khoảng 70% diện tích
tự nhiên, có địa hình tương đối phức tạp. Phía Nam từ đèo Bình Đê chạy đến giáp
biển Đông là vùng núi thấp có độ cao từ 60-100m, độ dốc bình quân 10-15 0; phía Tây


từ đèo Bình Đê chạy về phía Bắc giáp với xã Phổ Thạnh là vùng đồi núi có độ cao
trung bình 60-150m, độ dốc bình quân từ 18-200. Nhìn chung địa hình toàn xã thấp
dần về phía Tây sang phía Đông.
Phổ Châu chịu ảnh hưởng chung của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực
Duyên hải Nam Trung bộ, với những đặc trưng chủ yếu như sau:
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm 25,70C.
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình 34,30C.
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình 190C.


- Chế độ mưa:
+ Lượng mưa trung bình năm: 2.338 mm.
+ Số ngày mưa trung bình năm: 140 ngày.
+ Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.
Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10 và 11 (chiếm 75% lượng mưa cả
năm).
- Chế độ ẩm, lượng bốc hơi:
+ Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85,3%.
+ Lượng bốc hơi trung bình năm: 900 mm.
- Chế độ gió:
Các hướng gió chính là Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông, gió Đông
Nam và Tây Nam thường xuất hiện vào mùa Hạ. Gió Đông Bắc thường gây ra giá
lạnh và gió giật, gió Tây Nam thường gây ra nắng nóng, khô hạn.
- Bão:
Trung bình hàng năm có 1 đến vài cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng
trực tiếp gây mưa to và gió mạnh từ cấp 6 trở lên, gây ra lũ lụt làm thiệt hại đến sản
xuất.
- Nắng:
Tổng số giờ nắng khoảng từ 2.000 ÷ 2.200giờ/năm. Số giờ nắng nhiều nhất vào

tháng 5, đạt bình quân 8,2 giờ/ngày, tháng 12 có số giờ nắng ít nhất, bình quân đạt 2,9
giờ/ngày.
- Thuỷ văn, nguồn nước:
Phổ Châu có hồ chứa nước Cây Sanh nằm ở Tây Bắc xã và các dòng suối nhỏ
từ vùng đồi núi phía Tây xã chảy qua là nguồn nước mặt chính, cung cấp đầy đủ nước
phục vụ sản xuất và đời sống. Nguồn nước ngầm , độ sâu trung bình 6-8m, chất
lượng nước đảm bảo yêu cầu sản xuất và sinh hoạt.
Nhìn chung: Các cánh đồng ruộng ở xã Phổ Châu và một phần của xã Phổ
Thạnh là những vùng trũng thấp, sát chân núi và liền kề gần biển. Hàng năm được
nhận lượng phù sa mùn từ các cánh rừng quanh vùng cung cấp. Đồng thời, các yếu tố
gió, nhiệt,mưa, nắng, bão... đặc thù chỉ có ở vùng biển Sa Huỳnh đã tạo ra một vùng
Tiểu khí hậu đặc trưng cho cây Nếp ngự Sa Huỳnh mà không ở đâu có được.
3. Yêu cầu kỹ thuật trồng, thu hoạch và bảo quản
Khả năng thích ứng trên các loại đất tại xã Phổ Châu và một số vùng ở xã Phổ
Thạnh. Trồng được cả 2 vụ: Đông Xuân gieo mạ tháng 11 – 12, vụ Mùa gieo mạ tháng
8 – 9. Cấy khi mạ khoảng 20 – 25 ngày. ( Khi Nếp ngự trổ nhiệt độ từ 25 đến 300 C sẽ
đạt năng xuất cao nhất; Nếu khi trổ nhiệt độ cao hơn 370 C trở lên sẽ mất năng xuất từ
70% trở lên và gạo nếp vụ này sẽ có vị nhẫn, không thơm .... Vì vậy, không sản xuất
được Nếp ngự ở vụ Hè thu.)
Mật độ cấy 40 – 45 khóm/m2 hoặc gieo sạ với lượng hạt giống khoảng 90 kg/ha.
Giống Nếp ngự phải thâm canh đúng quy trình, lượng phân bón phải cân đối bằng
khoảng 2/3 lượng phân bón cho lúa.


Thời gian sinh trưởng 130 – 140 ngày trong điều kiện gieo mạ cấy và 110 – 120
ngày khi sạ thẳng.
Để giữ cho Nếp ngự đượm hương, khi bông Nếp ngự ngả màu, nhà nông rút
nước chân ruộng cho khô đến khi Nếp ngự uốn lưỡi câu, chín rũ mới gặt hái. Phơi
Nếp ngự thường phải chọn sân gạch, nắng hanh hoặc sấy. Nếp ngự khô rồi được đổ
vào chum, vại và đậy thật kín.

2. Những đặc tính chất lượng đặc trưng
Gạo Nếp ngự là sản phẩm của một giống lúa có tên khoa học là oryza-ativa L. Trong
các y thư cổ, gạo nếp có nhiều tên gọi như nhu mễ, giang mễ, tửu mễ, nguyên mễ,
đạo mễ... Theo phân tích của dinh dưỡng học hiện đại, trong 100g gạo Nếp ngự có
chứa 74.9 g glucid, 8.6 g protid, 1.5 g lipid, 14 g nước, 0.6 g xeluloza, 0.8 g tro, 32
mg canxi, 98 mg photpho, 1.2 mg sắt và một số vitamin như B1, B2, PP. Tùy theo
thời vụ và điều kiện địa hình, khí hậu khác nhau, các tỷ lệ trên có thay đổi đôi chút,
nhưng nhìn chung lượng protid và lipid ở gạo Nếp ngự cao hơn so với gạo tẻ.
Cây Nếp ngự có chiều cao khoảng 120–125 cm/cây, gốc thân to, có khả năng
chống đổ tương đối tốt. Khả năng đẻ nhánh của cây chỉ đạt mức trung bình yếu, tỷ lệ
bông hữu hiệu 50-55%. Tuy nhiên, cây có khả năng chống chịu với một số điều kiện
khắc nghiệt của thiên nhiên: khả năng chịu phèn, chịu chua và trũng khá, chịu hạn
cuối vụ tương đối tốt. Khả năng kháng sâu bệnh của Nếp ngự tốt với bệnh đạo
ôn hay khô vằn, nhưng kháng bệnh bạc lá ở mức trung bình và có thể bị nhiễm sâu
đục thân nặng.
Bông Nếp ngự dài 22 – 25 cm, số hạt chắc trên một bông lúa trung bình
khoảng 105-107 hạt. Hình thái hạt Nếp ngự tròn, bầu, có màu vàng sáng, có vị ngọt
mát lan tỏa như sữa; tỷ lệ chiều rộng và chiều dài hạt khoảng 1,83 mm và khối lượng
1000 hạt khoảng 27-29gram. Năng suất trung bình của Nếp ngự khoảng 35-40 tạ/ha,
năng suất cao có thể đạt 40-45 tạ/ha.
Hạt Nếp ngự khi nấu cơm, đồ xôi, làm bánh tét, bánh chưng rất dẻo, ít bị lại
gạo, mùi thơm ngào ngạt nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Rượu nấu từ gạo Nếp rất thịnh hành, nhưng rượu Nếp ngự vẫn được coi là
rượu đặc sản. Rượu Nếp ngự uống rất êm, ngọt hậu và có mùi thơm đặc trưng.
Cốm Nếp ngự đã nức tiếng từ rất lâu đời nhờ được làm từ Nếp ngự với những bí
quyết riêng..../.
TM. HĐQT HTX NN XÃ PHỐ CHÂU
CHỦ TỊCH




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×