Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Quá trình quản trị rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu sang nước ngoài của công ty may Tinh Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.84 KB, 30 trang )

Quản trị rủi ro – Nhóm 2

Biên bản đánh giá nhóm 2
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Họ và tên

Tự đánh giá

NT đánh giá

Chữ kí


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Biên bản họp nhóm
Thời gian: 16h30 ngày 8 tháng 10 năm 2016
Địa điểm: Sân thư viện Trường Đại học Thương mại
Thành viên tham dự: 8/8 thành viên tham dự (đủ)


Nội dung buổi họp:
Nhóm đề xuất dàn ý cho bài thảo luận
Đề xuất doanh nghiệp cần làm và phân công tìm tài liệu liên quan
Hạn nộp: ngày 14/10
Buổi họp kết thúc vào 17h30 cùng ngày.

Nhóm trưởng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Biên bản họp nhóm
Thời gian: 15H30 ngày 17 tháng 10 năm 2016
Địa điểm: sân thư viện Trường Đại học Thương mại
Thành viên tham dự: 8/8 thành viên tham dự
Nội dung buổi họp: Phân chia công việc cụ thể cho từng thành viên
Nội dung

Thực hiện

Khái quát về quản trị rủi ro
Khái niệm và quá trình quản trị rủi ro
Tổng quan về công ty may Tinh Lợi
QTRR trong nhập khẩu nguyên vật liệu
QTRR trong sản xuất hàng may mặc
QTRR trong xuất khẩu hàng may mặc

Đánh giá quá trình quản trị rủi ro
Đề xuất giải pháp ngăn ngừa, khắc phục
rủi ro
Tổng hợp bài + Slide

Hạn nộp bài : 29/10/2016
Nhóm trưởng


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

LỜI MỞ ĐẦU
Rủi ro hiện diện xung quanh chúng ta, trong cuộc sống cũng như trong các
hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất kì một doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ cũng
đều phải đối mặt với rủi ro, vì chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong tất cả các
hoạt động sản xuất – kinh doanh của tổ chức. Vì vậy, quản trị rủi ro là hoạt động
không thể thiếu của một doanh nghiệp. Quản trị rủi ro tốt có thể giảm thiểu những
tổn thất bất ngờ, phòng ngừa những sự cố có thể xảy ra hay giảm thiểu tai nạn lao
động, giảm được chi phí xử lý rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của
doanh nghiệp.
Để có thể hiểu rõ hơn về những rủi ro và quá trình quản trị rủi ro trong
doanh nghiệp, nhóm chúng em tìm hiểu “Quá trình quản trị rủi ro trong việc thực
hiện hợp đồng gia công xuất khẩu sang nước ngoài của công ty may Tinh Lợi” nhà máy dệt may lớn nhất tại Tỉnh Hải Dương và khu vực phía Bắc Việt Nam,
trong quá trình gia công và xuất khẩu hàng hóa . Qua đó phân tích rủi ro mà doanh
nghiệp Tinh Lợi gặp phải, quá trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp và đề xuất
những biện pháp giải quyết hạn chế tồn đọng.


Quản trị rủi ro – Nhóm 2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
A. Khái quát về quản trị rủi ro
1.1. Khái niệm rủi ro
- Theo từ điển tiếng Việt: Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến.
- Từ điển Oxford : Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại.
- Theo Geogre Rejda: Rủi ro được hiểu là sự không chắc chắn, gây ra những mất mát
thiệt hại.
Rủi ro là sự kết hợp giữa các điểm dễ tổn thương và các nguồn phát sinh nguy cơ đến từ
bên trong hoặc bên ngoài hệ thống.
Có 2 trường phái rủi ro:
 Trường phái truyền thống
Rủi ro là sự không may mắn, sự tổn thất, nguy hiểm, là điều không lành, không tốt, là sự
tổn thất tài sản hay giảm sút lớn lợi nhuận thực tế so với dự kiến
Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Tóm lại, theo cách suy nghĩ truyền thống thì:
“ Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy
hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người hoặc doanh
nghiệp”.
 Trường phái hiện đại
- Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu
cực
-Rủi ro là giá trị và kết quả hiện thời chưa biết đến

• Khái niệm rủi ro trong kinh doanh


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

- Là những vấn đề khách quan bên ngoài của chủ thể kinh doanh, gây khó khăn trở ngại

cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, tàn phá thành quả đang có, bắt buộc các
chủ thể đang có phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát
triển của mình
1.2. Nguyên nhân rủi ro
Nguyên nhân khách quan:
Gồm: Kinh tế, văn hóa, chính trị - luật pháp, tự nhiên, công nghệ
-

Những bất lợi từ môi trường kinh tế: suy thoái kinh tế, lạm phát, thay đổi tỷ giá
hối đoái..

-

Sự không ổn định trong chính trị: thay đổi thể chế, chính sách, luật pháp theo
hướng bất lợi cho doanh nghiệp..

-

Nhân tố môi trường văn hóa, xã hội: định chế xã hội chủ nghĩa, truyền thống,
thuần phong mỹ tục, thói quen mua sắn, văn hóa ứng xử

Nguyên nhân chủ quan:

- Sai lầm trong lựa chọn, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách, cơ
chế trong gia quyết định và thực hiện quyết định

- Thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
- Sơ xuất, bất cẩn, thiếu trách nhiệm
- Thiếu sức khỏe, đạo đức, phẩm chất
- Thiếu thông tin hay thông tin sai lệch

- Tham nhũng, cửa quyền, quan liêu
1.3. Đặc trưng của rủi ro
- Tính đối xứng hoặc không đối xứng: điều này tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi cá
nhân .
-Tần suất rủi ro : là thông số phản ánh việc rủi ro có thể xảy ra hay ko? Xảy ra nhiều hoặc
ít trong một koản thời gian nhất định .


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

-Mức độ nghiêm trọng của rủi ro: là thông số phản ánh mức độ thiệt hại mà rủi ro gây ra
cảu mỗi lần xảy ra rủi ro.
1.4. Phân loại rủi ro
Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội
- Rủi ro sự cố : là những rủi ro gắn liền với sự cố ngẫu nhiên ngoài dự kiến khách quan
và khó tránh khỏi .
- Rủi ro cơ hội : là những ủi ro gắn lền với việc ra quyết định , bao gồm : rủi ro ở giai
đoạn trước quyết định , rủi ro liên quan đến bản thân việc ra quuyết định 1 khi quyết định
đã được đưa ra sẽ không chỉ có những rủi ro đi liền với hậu quả cảu quyết đinh mà còn
những rủi ro do không chọn các quyết định khác , rủi ro ở giai đoạn sau quyết định là rủi
ro về sự không tương hợp so với dự kiến ban đầu , phát sinh do việc chọn quyết định đã
cho.
Rủi ro thuần tuý và rủi ro suy đoán
- Rủi ro thuần tuý : tồn tại khi có một nguycơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lợi
nhuận, hoăc nói cách khác là nững rủi ro đó không có khả năng có lợi cho chủ thể .
- Rủi ro suy đoán tồn tại khi có một cơ hội kiếm lợi nhuận cũng như một nguy cơ tổn thất
, hay nói cách khác rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất .
Rủi ro có thể phân tán và rủi ro ko thể phân tán
- Rủi ro có thể phân tán: có thể giảm bớt rủi ro thông qua các thoả hiệp như đóng góp tài
sản, tiền bạc

- Rủi ro không thể phân tán: là những thoả hiệp đóng góp về tiền bạc hoặc những tài sản
của những người tham gia vào quỹ đóng góp chung và nó được sử dụng khi người tham
gia đó có thể giảm bớt được rủi ro như cổ phần hoá doanh nghiệp .
Rủi ro do tác động của yếu tố môi trường kinh doanh : kinh tế , chính trị , khoa họccông nghệ, văn hoá – xã hội.

Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

- Rủi ro theo chiều dọc : xảy ra dọc theo các chức năng chuyên môn trong 1 doanh
nghiệp theo truyền thống như rủi ro trong nghiên cứu thị trường , theo thiết kế sản phẩm ,
trong nhập nguyên liệu truyền thống, trong sản xuất …
-Rủi ro theo chiều ngang : là rủi ro xảy ra cùng một lúc ở các bộ phận chuyên môn như
rủi ro về nhân sự , rủi ro về tài chính , rủi ro về marketing..
Rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống
- Rủi ro truyền thống : là những rủi ro mang tính vĩ mô mà doanh nghiệp không thể kiểm
soát được.
- Rủi ro không hệ thống : là rủi ro mang tính vi mô, rủi ro bên trong doanh nghiệp mà rủi
ro này doanh nghiệp có thể kiểm soát được, nguyên nhân gây ra rủi ro này có thể nói đến
năng lực quản trị, quyết định của nhà quản trị , sự đình công , nguồn cung ứng nguyên
vật liệu và cạnh tranh …

B. Khái niệm và quá trình quản trị rủi ro:
1. Khái quát chung về quản trị rủi ro
a, Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh
giá rủi ro để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với
hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực trong kinh doanh.
b, Mục tiêu quản trị rủi ro

+ Giảm thiểu tổn thất doanh nghiệp và làm tăng lợi ích của các thành viên trong doanh
nghiệp
+ Tăng sự hiểu biết về khả năng xảy ra và chi phí của các kết cục này
c, Bản chất quản trị rủi ro
Là xử lý các rủi ro một cách toàn diện, khoa học và có hệ thống. Xử lý rủi ro gồm: nhận
dạng, phân tích, đo lường, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro.
Nhận dạng rủi ro: Xác định các danh sách rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của doanh
nghiệp để sắp xếp, phân loại rủi ro.


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

Phân tích và đo lường rủi ro: phân tích rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại rủi ro xảy ra
cũng như xác suất.
Kiểm soát rủi ro: là hoạt động liên quan tới né tránh, ngăn chặn giảm nhẹ sự nghiêm
trọng tổn thất
Tài trợ rủi ro: Là hoạt động cung cấp phương tiện để bù đắp tổn thất, xảy ra hoặc lập quỹ
cho chương trình khác nhau hoặc giảm bớt tổn thất
d, Vai trò của quản trị rủi ro

- Đạt được mục tiêu kết quả kinh doanh như mong đợi
- Giúp doanh nghiệp giảm chi phí trực tiếp, gián tiếp
- Giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh
- Tăng vị thế doanh nghiệp và nhà quản trị
- Tăng độ an toàn trong hoạt động tổ chức
- Là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp thực hiện hoạt động mạo hiểm
e, Các nguyên tắc quản trị rủi ro
+ Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu chung và riêng
+ Quản trị rủi ro gắn liền với trách nhiệm nhà quản trị ( Nhà quản trị đóng vai trò trung
tâm )

+ Quản trị rủi ro gắn liền hoạt động tổ chức
2. Quá trình quản trị rủi ro

 Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy
ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tức là xác định một danh sách các
rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu gồm cả các rủi ro, sự cố cũng như các rủi ro
gắn với quá trình ra quyết định.
Việc nhận dạng rủi ro gồm 3 thành phần:


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

- Mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng khả năng tổn thất và
mức độ của rủi ro suy thoái.
- Mối nguy hiểm là nguyên nhân của tổn thất.
- Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu kết quả hoặc hậu quả.
 Phân tích rủi ro
Là quá trình nghiên cứu những hiểm họa xác định nguyên nhân gây rủi ro và các
tổn thất
- Phân tích nguyên nhân rủi ro
Quan điểm 1: Phần lớn rủi ro liên quan đến con người => Nhóm nguyên
nhân chủ quan
Quan điểm 2: Xảy ra do yếu tố kỹ thuật, do tính chất lý hóa hay cơ sở của
đối tượng rủi ro => Nhóm nguyên nhân khách quan
Quan điểm 3: Phân tích dựa trên: sự kết hợp cả 2 quan điểm
- Phân tích tổn thất, hậu quả
Tổn thất là thiệt hại từ một đối tượng nào đó phát sinh 1 biến cố bất ngờ
ngoài ý muốn chủ sở hữu
+ Phân loại: - căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại

- căn cứ vào hình thái thể hiện
- căn cứ vào khả năng lượng hóa
 Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp bao gồm: kỹ thuật, công cụ, chiến
lược, chương trình… để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể có
của tổ chức khi rủi ro xảy ra thực chất đó là phòng chống hạn chế rủi ro, hạn chế
tổn thất trong quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Kiểm soát rủi ro đòi hỏi có những biện pháp đồng bộ, toàn diện:
• Tham gia bảo hiểm rủi ro


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

• Tổ chức kỹ thuật của nhà quản trị
• Các biện pháp nhận dạng, đo lường phân chia và san sẻ rủi ro.
Nội dung của kiểm soát:
* Né tránh rủi ro: là né tránh các hoạt động hay loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro.
- Chủ động né tránh các hoạt động trước khi rủi ro xảy ra.
- Loại bỏ các nguyên nhân gây ra từ rủi ro.
* Ngăn ngừa rủi ro: là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức độ rủi
ro khi chúng xảy ra.
Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào 3 mắt xích:
- Mối hiểm họa
- Yếu tố môi trường
- Sự tương tác
* Giảm thiểu tổn thất: là biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng
cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra
* Đa dạng hóa rủi ro: phân chia rủi ro, các hoạt động thành các dạng khác nhau,
tận dụng khác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động này bù đắp tổn thất hoạt động khác
 Đo lường rủi ro:

Là xây dựng tần suất xuất hiện rủi ro và tiến độ hay mức độ nghiêm trang của rủi
ro:
Tần suất xuất hiện
Cao

Thấp

Biên độ xuất hiện
I. Rủi ro nhiều, mức độ III. Rủi ro mức độ cao
Cao

nghiêm trọng cao.

Thấp

II. Tần suất xuất hiện IV. Có rủi ro nhưng tần


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

cao, mức độ rủi ro không suất không nhiều.
cao.
 Tài trợ rủi ro
Là các hoạt động để cung cấp những phương tiện nhằm bù đắp những tổn thất
khi xảy ra rủi ro.
Các biện pháp tài trợ rủi ro:
- Tự tài trợ: cá nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro tự bù đắp các
rủi ro bằng chính vốn của mình hoặc vốn đi vay.
-


Chuyển giao rủi ro: là công cụ kiểm soát rủi ro tạo ra nhiều thực thể khác
nhau thay vì 1 thực thể duy nhất phải gánh chịu
Có thể thực hiện bằng cách:
+ Chuyển giao tài sản và hoạt động có rủi ro đến 1 người hay 1 nhóm người
+ Chuyển giao bằng hợp đồng giao việc
 Ba kỹ thuật tài trợ rủi ro:
- Tự tài trợ là chủ yếu cộng với một phần chuyển giao rủi ro.
- Chuyển giao rủi ro là chính, chỉ có 1 phần là tự tài trợ rủi ro.
- 50% là tài trợ và 50% là chuyển giao rủi ro.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO VÀ QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI
RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU SANG
NƯỚC NGOÀI CỦA CÔNG TY MAY TNHH TINH LỢI
2.1. Tổng quan về Công Ty TNHH may Tinh Lợi
2.1.1. Giới thiệu công ty Tinh Lợi
Công ty TNHH May Tinh Lợi là một thành viên của tập đoàn Crystal Hong Kong
với 02 nhà máy đang hoạt động tại Tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Tinh Lợi hiện đang
là nhà máy dệt may lớn nhất tại Tỉnh Hải Dương và khu vực phía Bắc Việt Nam.
+ Tên Công ty: Công ty TNHH May Tinh Lợi


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

+ Tên giao dịch : Regent Garment Factory Ltd.,
+ Địa chỉ:
- RG1: KCN Nam Sách - Phường Ái Quốc - TP Hải Dương
Hoạt động từ tháng 6/2006. Tổng vốn đầu tư 19.000.000 USD; tới nay đã có
10.000 lao động
- RG2: KCN Lai Vu - Huyện Kim Thành- Tỉnh Hải Dương
Hoạt động từ tháng 8/2014 với 2.500 lao động ban đầu. Tổng vốn đầu tư:

120.000.000 USD
+ Điện thoại +84-320 3574 168
+ Fax +84- 320 3751 245
+ Mã số thuế 0800291164
+ Website của tập đoàn Crystal: w.w.w crystalgroup.com
+ Người đại diện theo Pháp luật: Ông Chin Kwee Seng- Giám đốc điều hành
Tầm nhìn và sứ mệnh
Công ty TNHH may Tinh Lợi mong muốn trở thành Công ty hàng đầu ngành thời
trang may mặc không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Chức năng:
Công ty TNHH may Tinh Lợi là một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chuyên
sản xuất, gia công hàng may mặc phục vụ xuất khẩu. Công ty nhận các đơn đặt
hàng từ công ty mẹ Tập đoàn Crystal Hồng Kông, tiến hành may gia công thành
sản phẩm hoàn chỉnh rồi trực tiếp giao cho khách hàng.
Công ty TNHH may Tinh Lợi là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp
nhân, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của
pháp luật.
2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Tổng Giám Đốc


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

PP
Phó tổng giám đốc
sản xuất

Phòng

Pho


Kế hoạch
Sản xuất

Phòng
Xuất
Nhập
Khẩu

Phó tổng giám đốc
kỹ thuật

Phòng
Quản Lý
Kho
Nguyên
Vật Liệu

Phòng
Kỹ Thuật

Phó tổng giám đốc
hành chính – nhân sự

Phòng
Kế Toán,
Mua Bán

2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh công ty may Tinh Lợi


- Tổ chức sản xuất và xuất khẩu các loại sản phẩm dệt kim có chất lượng cao.
- Nhập khẩu các loại vải, nguyên phụ liệu, hòa chất, phụ tùng thiết bị.
- Thực hiện các hoạt động buôn bán với đối tác trong và ngoài nước: JC Penny,
Ann Taylor, Mango, Uniqlo, Walmart, Pimke, A&F, H&M
2.1.4. Lịch sử hình thành và phát triển Công Ty Tinh Lợi

Tập đoàn Crystal được Yvonne và Kenneth Lo thành lập tháng 11 năm 1970. Bước
đầu khởi lập là nhà máy sản xuất áo len tại Hồng Kông với 70 người lao động,
ngày nay Tập đoàn đã có trên 34.000 lao động. Tập đoàn Crystal đã phát triển và
hội nhập vào một tổ chức quốc tế hàng năm sản xuất và buôn bán 180 triệu sản
phẩm may mặc. Với doanh thu hàng năm hơn 800 triệu USD, Crystal trở thành một
trong những Tập đoàn kinh doanh hàng may mặc lớn nhất thế giới.
Công ty TNHH May Tinh Lợi là một thành viên của tập đoàn Crystal Hong Kong
với 02 nhà máy đang hoạt động tại Tỉnh Hải Dương, Việt Nam.
Nhà máy may Tinh Lợi, một trong những đơn vị hàng đầu sử dụng bao bì may mặc
ở Hải Dương.

Phòng
Y tế


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

Nhà máy 1 (RG1) tại KCN Nam Sách, Phường Ái Quốc, TP Hải Dương. Được
thành lập vào tháng 3 năm 2003 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6.2006.
Tổng vốn đầu tư 19.000.000 USD; tới nay đã có 10.000 lao động.
Nhà máy 2 (RG2) tại KCN Lai Vu, xã Lai Vu, huyện Kim Thành. Được cấp giấy
chứng nhận đầu tư vào tháng 4.2013 và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8.2014
với 2.500 lao động ban đầu, tăng gần 10.000 lao động vào cuối 2016 và dự kiến
16.900 lao động vào năm 2022. Tổng vốn đầu tư: 120.000.000 USD. Với quy mô

170.000.000 sản phẩm/năm.
Tinh Lợi hiện đang là nhà máy dệt may lớn nhất tại Tỉnh Hải Dương và khu vực
phía Bắc Việt Nam.
Lúc đầu nhà máy May Tinh Lợi chỉ chú trọng vào sản xuất mặt hàng dệt kim. Có
một nền tảng vững chắc Công ty May Tinh Lợi tiếp tục mở rộng sang mặt hàng dệt
len để đáp ứng theo nhu cầu của thị trường Châu Âu, Châu Á, Nhật Bản và trên
toàn cầu. Với một đội ngũ lãnh đạo có chuyên môn cao, cùng việc trọng dụng và
đào tạo nhân tài và quan trọng hơn hết là xây dựng công ty thành gia đình thứ 2
của Người lao động, sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
2.2 Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình xuất nhập khẩu
của Công Ty TNHH may Tinh Lợi
2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh

Công ty TNHH May Tinh Lợi với Nhà máy 1 với hơn 10 nghìn lao động và Nhà
máy 2 dự kiến thu hút khoảng 20 nghìn lao động với mức thu nhập trung bình từ
5,5 triệu đồng đến 9,5 triệu đồng/tháng. Trong đó có nhiều công nhân đạt mức thu
nhập trên 10 triệu đồng.
Đến năm 2013, sản lượng của công ty đạt trên 62 triệu sản phẩm, tăng gần 40%;
giá trị xuất khẩu đạt gần 245 triệu USD, tăng 35% so với năm 2012. Công ty luôn
là một trong 10 doanh nghiệp may mặc xuất khẩu lớn nhất cả nước.
Từ năm 2013, kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng. Để khắc phục khó khăn, công
ty đã tập trung chiến lược vào các mặt hàng thế mạnh, đơn hàng lớn với giá cả phải
chăng, mặt khác chú trọng cải tiến quy trình sản xuất để tinh gọn và mang lại hiệu
quả cao hơn. Song song với việc cải tiến sản xuất, nâng cao năng suất lao động,


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

công ty chú trọng việc kiểm soát và quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào
nhằm tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, duy trì và thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến

lược với khách hàng, nhà cung cấp đã giúp công ty ổn định số lượng và giá trị đơn
hàng.
Ngày 1/8/2016, Cục Hải quan Hải Phòng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận
doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH may Tinh Lợi. Hiện nay, trong tổng số
hơn 17.500 doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Hải quan
Hải Phòng có 6 DN được công nhận
Ngày 27- 6 và 1-7, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn ký Quyết
định 1916/QĐ-TCHQ và Quyết định 1986/QĐ-TCHQ công nhận doanh nghiệp ưu
tiên trong lĩnh vực hải quan đối với Công ty TNHH may Tinh Lợi (KCN Nam
Sách, Hải Dương).
Ông Jo Shu Tak Alfred- Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH may Tinh Lợi cho
biết, Công ty TNHH may Tinh Lợi là doanh nghiệp lớn nhất hoạt động trong lĩnh
vực gia công, sản xuất xuất khẩu hàng may mặc trên địa bàn Hải Dương (đứng thứ
2 tại Việt Nam) với số lượng hơn 13.000 lao động. Những thuận lợi của Chương
trình doanh nghiệp ưu tiên giúp tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị
trường xuất khẩu hàng dệt may thế giới
2.2.2. Tình hình nhập khẩu NVL của Công Ty

Công ty nhập rất nhiều nguyên phụ liệu: Vải các loại, đạn nhựa, nhãn mác,
chỉ may, mắc treo, dây băng và cúc các loại từ thị trường Hồng Kông, Thái Lan.
2.2.3. Tình hình xuất khẩu của Công Ty

a. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
Mặt hàng kinh doanh của Công Ty là các sảm phẩm dệt kim như: áo nữ dài tay, áo
nữ ngắn tay, áo ba lỗ, quần dệt kim, các sản phẩm khác.
b. Thị trường XK
Ngay từ khi mới thành lập, Công Ty đã có những khách hàng lớn ở nhiều nước
trên thế giới nhưng chủ yếu là: Nhật Bản, Mỹ, EU
Do Công Ty có mối quan hệ lâu năm với khách hàng Nhật Bản nên kim ngạch XK
hàng năm luôn chiếm trên 50% kim ngạch XK của Công ty



Quản trị rủi ro – Nhóm 2

2.3. Phân tích thực trạng rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công
hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may
Tinh Lợi:
2.3.1 Rủi ro trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu:

a, Quy trình nhận nguyên vật liệu từ bên đặt gia công:
Quy trình nhận nguyên vật liệu từ bên đặt gia công như sau:
Đăng ký
hợp đồng
gia công
với hải
quan

Đăng ký
hợp đồng
gia công
với hải
quan

Đăng ký
hợp đồng
gia
ông với hải quan

Đăng ký
hợp đồng

gia công
với hải
quan

Sơ đồ 2.2.1. Quy trình nhận nguyên vật liệu
Quản trị rủi ro trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu theo sát từng bước trong quy
trình nhập khẩu từ khâu đăng ký với hải quan cho tới khâu nhập được nguyên vật
liệu vào kho để sản xuất.
b, Quá trình quản trị rủi ro trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu
 Nhận dạng rủi ro:
• Mối hiểm họa
+ Nhân viên định mức nguyên vật liệu không phù hợp mức thực tế cần nhập
+ Chưa nắm rõ quy định pháp luật về thủ tục xuất nhập khẩu: việc đăng ký hoặc
khai tờ khai hàng nhập hợp đồng gia công với hải quan không đúng. Do đó, thời
gian làm, xử lý, chấp nhận chứng từ lâu.
+ Không kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng, chất lượng nguyên vật liệu nhập khi
nhận hàng dẫn tới thiếu hàng, hàng kém chất lượng
• Mối nguy hiểm


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

Về mặt khách quan
+ Nhiều thủ tục giấy tờ hải quan.
+ Thời tiết không thuận lợi gây tai nạn cho việc chuyên chở từ hải quan về tới
xưởng của công ty.
+ Nhà cung cấp không đủ nguồn hàng
Về mặt chủ quan
+ Nghiệp vụ của nhân viên chưa được nâng cao, hoặc do nóng vội, không cẩn thận
khi kiểm tra hàng nhập.

+ Ý thức của người vận tải chở hàng hóa kém muốn chiếm dụng nguyên vật liệu.
• Nguy cơ rủi ro
+ Thiếu nguyên vật liệu sản xuất dẫn tới chậm tiến độ sản xuất. Tốn chi phí bù lỗ
do thiếu nguyên vật liệu.
+ Có thể mất chi phí cao hơn để có nguồn hàng kịp thời. Làm giảm doanh thu của
công ty hoặc ảnh hưởng tới giá sản phẩm đầu ra, giảm tính cạnh tranh với các đối
thủ khác
+ NVL nhập bị giữ ở hải quan làm sản xuất bị đình trệ giảm doanh thu.
+ Mất uy tín với khách hàng và uy tín của công ty bị giảm sút.
 Phân tích rủi ro
 Phân tích mối hiểm họa:
Trước khi nhập nguyên vật liệu từ hải quan
- Do sơ suất nhân viên tính toán định mức nguyên vật liệu cần nhập cho hợp
đồng gia công không đúng nên công ty tự bỏ chi phí để bù phần nguyên vật
liệu thiếu.
- Nhân viên chưa nắm chắc quy trình làm thủ tục và tờ khai hải quan hoặc
do sơ
suất nên làm thiếu, sai bộ chứng từ nộp hải quan.
- Quy định của Nhà Nước về thủ tục, giấy tờ thường nhiều và rất phức
tạp, thời gian làm bộ chứng từ cũng mất nhiều thời gian.
Trong khi nhập NVL ở hải quan
- Quy định kiểm tra hàng hóa của hải quan thường rất khắt khe nên nguyên
vật liệu nhập thường chậm hơn so với dự định làm chậm quá trình sản xuất.
- Nhân viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm tra chất lượng nguyên


Quản trị rủi ro – Nhóm 2










vật liệu nên tạo ra hàng hóa kém phẩm chất.
- Do sự cố trên đường vận chuyển từ hải quan về nhà máy sản xuất nên
trách nhiệm thuộc về công ty nên phải bù nguyên vật liệu.
Sau khi nhập nguyên vật liệu từ hải quan
- Nhân viên kiểm tra lại nguyên vật liệu ở kho còn chưa có kinh nghiệm
hoặc do sơ suất nên không phát hiện nguyên vật liệu bị lỗi hoặc thiếu
nguyên vật liệu do quá trình vận chuyển bị mất.
Phân tích mối nguy hiểm
+ Nguyên nhân rủi ro liên quan tới nhân viên và một phần trách nhiệm
thuộc ban Giám đốc.
+ Nguyên nhân rủi ro liên quan tới kỹ thuật kiểm tra chất lượng nguyên vật
liệu
Phân tích nguy cơ rủi ro
Công ty sẽ bị nhập nguyên vật liệu không đúng chất lượng, hoặc nhận
nguyên vật liệu chậm hơn so với dự tính nên hàng hóa không đảm bảo tiêu
chuẩn và quy cách nhận hàng, cụ thể:
+ Hàng bị trả
+ Mất uy tín khách hàng, mất uy tín của doanh nghiệp với khách hàng
khác, mất doanh thu lợi nhuận.
+ Mất chi phí thêm do bỏ ra để làm lại sản phẩm hoặc bù vào phần nguyên
vật liệu bị thiếu do định mức hàng.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
+ Nhóm người bàng quan với rủi ro: Người chuyên chở hàng hóa từ hải
quan tới nhà máy; Ban giám đốc không quan tâm đúng mức tới những

người làm ở phòng xuất nhập khẩu.
+ Nhóm người sợ rủi ro: Những nhà đầu tư.
+ Nhóm người thích rủi ro: nhà quản trị của công ty vì họ thích sự mạo
hiểm.
Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro
Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro từ việc né tránh rủi ro nếu việc né tránh không
thực hiện được mới dùng các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro và tự
khắc phục, cụ thể là:
- Định mức chính xác số nguyên vật phụ liệu cần nhập.
- Kiểm tra số lượng, chất lượng nguyên phụ liệu tại Hải quan và kiểm tra lại
tại xưởng sản xuất.


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

- Nâng cao công tác quản trị chất lượng để nâng cao uy tín của Công Ty.
- Huấn luyện các nhân viên để làm thủ tục HQ không bị sai lầm.
2.3.2. Quản trị rủi ro trong việc sản xuất hàng may mặc

Tổ chức sản xuất gia công xuất khẩu là khâu khá quan trọng vì nó quyết định đến
chất lượng của sản phẩm gia công.
Quá trình quản trị rủi ro trong việc sản xuất hàng may mặc gồm:
• Nhận dạng và phân tích rủi ro
Mối nguy hiểm
+ Do công nhân sản xuất chủ quan trong quy trình sản xuất của mình.
+ Do máy móc công nghệ hỏng hóc, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sản xuất, gây
ra lỗi hệ thống cho các sản phẩm.
+ Cơ chế quản lý, giám sát sản xuất của giám đốc sản xuất chưa chặt chẽ: quy trình
sản xuất, bảo trì máy móc. Chưa chú trọng công tác quản trị rủi ro trong quá trình
sản xuất.

Mối hiểm họa
+ Có thể do chất lượng đầu vào từ phía nhà cung cấp không đảm bảo chất
lượng dẫn tới việc mắc lỗi sản phẩm hàng loạt.
+ Do nhà cung cấp máy móc không bảo dưỡng máy móc thiết bị của xưởng
sản xuất định kỳ, dẫn tới lỗi một quy trình nào đó.
Nguy cơ rủi ro
+ Doanh nghiệp bồi thường hợp đồng cho các đơn hàng của khách về chất lượng
sản phẩm. Thời gian giao hàng trong trường hợp không đáp ứng đúng thời hạn
+ Tốn chi phí sửa chữa, thay thế sản phẩm
+ Lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp giảm
+ Mất uy tín với đối tác, khách hàng. Tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh phát
triển
+ Chậm quá trình sản xuất của công ty
• Phân tích rủi ro:
a, Phân tích nguyên nhân dẫn đến tổn thất


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

Nguyên nhân khách quan:
- Máy móc gặp sự cố dẫn đến hàng bị lỗi
- Nhà cung cấp không đảm bảo về chất lượng đầu vào
Nguyên nhân chủ quan:
- Không kiểm tra máy móc định kì
- Sự bất cẩn của công nhân trong các khâu sản xuất
- Quản lý không kiểm tra, giám sát kĩ lưỡng từng khâu của quá trình sản xuất
b, Phân tích tổn thất và hậu quả tổn thất
Nhằm xác định khả năng của rủi ro, có thể phân tích tổn thất dựa trên những
nghiên cứu về tổn thất đã xảy ra để dự đoán những tổn thất có thể xảy ra hoặc căn
cứ trên mối hiểm họa.

Những tổn thất có thể gặp phải:
Tổn thất trực tiếp:
- Doanh nghiệp bồi thường thiệt hại hợp đồng trong trường hợp không cung cấp
đơn hàng theo thỏa thuận hoặc chậm trễ về thời gian do khắc phục hàng gặp lỗi.
- Tốn thêm chi phí khắc phục hàng lỗi, hoặc mất toàn bộ tiền nguyên vật liệu và
gia công sản phẩm trong trường hợp không thể chỉnh sửa được hàng bị lỗi.

Tổn thất gián tiếp:
- Giảm uy tín của công ty đối với khách hàng về đối tác: chất lượng sản phẩm, đảm
bảo trong thực hiện hợp đồng, mất đi các khách hàng tiềm năng, giảm tính cạnh
tranh so với các công ty khác
• Kiểm soát rủi ro
+ Giám đốc sản xuất trước tiên phải xác định nguyên nhân dẫn đến sản phẩm bị
lỗi là do đâu, trách nhiệm thực sự thuộc về ai.
+ Nếu là do tổ sản xuất 1 sản xuất không đạt yêu cầu thì tổ trưởng tổ sản xuất 1 sẽ


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

phải chịu trách nhiệm vấn đề này.
+ Sản phẩm bị lỗi không thể giao cho khách hàng vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín
của doanh nghiệp.
+ Nếu sản xuất lại sẽ tốn kinh phí lớn cho doanh nghiệp. Do đó nếu lỗi sản phẩm
đó là không lớn, có thể khắc phục sửa chữa được thì sẽ không cần phải sản xuất lại.
+ Luôn tìm nguồn khách hàng, đối tác mới thông qua các hình thức: quảng cáo,
xúc tiến…
• Tài trợ rủi ro:
+ Dùng quỹ dự phòng để tự tài trợ, kiểm tra khắc phục lỗi sản phẩm.
+ Huy động vốn, tăng cường sản xuất bù đắp lượng sản phẩm thiếu hụt
2.3.3. Quản trị rủi ro quá trình xuất khẩu hàng may mặc gia công


a. Quy trình xuất khẩu hàng gia công may mặc sang thị trường Nhật Bản
Quy trình xuất khẩu hàng may mặc của công ty gồm 4 khâu:
1- Yêu cầu khách hàng mở L/C và kiểm tra L/C
2- Chuẩn bị hàng xuất khẩu và kiểm tra
3- Làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người vận chuyển, gồm:
• Khai báo hải quan
• Giao hàng cho bên nhận vận tải và xuất trình tờ khai hải quan
• Giao nhận hàng xuất khẩu
4- Làm chứng từ gửi kèm theo hàng và thủ tục thanh toán
b. Quy trình quản trị rủi ro XK hàng may mặc
Trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, rủi ro có thể xảy ra trong bất kỳ khâu nào của
quá trình. Do đó, để ngăn chặn, giảm thiểu và hạn chế rủi ro, điều tiên quyết là
công ty phải thực hiện tốt quá trình quản trị rủi ro.
1. Nhận dạng rủi ro
a, Mối hiểm họa


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

Mối hiểm họa có thể xảy ra có thể tồn tại từ môi trường bên ngoài, môi trường bên
trong và môi trường đặc thù của doanh nghiệp.
- Pháp luật có nhiều quy định về thủ tục hành chính, gây rắc rối khi khai tờ khai
điện tử và các chứng từ kèm theo.
- Khí hậu Việt Nam là kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết thường nóng, độ
ẩm trong không khí cao, là điều kiện thuận lợi để các ký sinh trên quần áo có thể
tồn tại và phát triển.
- Tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo ở công ty chiếm phần lớn, nghiệp vụ đào
tạo còn nhiều hạn chế, trình độ tiếng anh của nhân viên ở mức yếu.
- Nhân viên và công nhân có thái độ chủ quan nên kiểm tra sai về số lượng và

chất lượng hàng hóa. Công tác quản trị về nghiệp vụ kiểm định chưa sát sao.
- Chưa phát triển đội ngũ nhân viên pháp lý một cách có hiệu quả.
- Hệ thống vận tải chưa phát triển đồng bộ
b, Mối nguy hiểm
- Công ty chậm trễ việc giao hàng.
- Giao không đủ số lượng hàng hoặc không đúng chất lượng hàng hóa mà khách
hàng yêu cầu.
- Xuất hiện mốc, các côn trùng ký sinh trên hàng hóa gây kém chất lượng.
- Các thông tin về hàng hóa được giao bị sai lệch gây hiểu lầm.
- Chậm thanh toán tiền công.
c, Nguy cơ
- Phải lưu kho bãi lượng hàng hóa không xuất khẩu được
- Phải bồi thường thiệt hại của hợp đồng
- Bị trả lại hàng do chất lượng giảm sút, hoặc bị buộc thực hiện lại hợp đồng, mất
nhiều thời gian và chi phí
- Bị phạt vi phạm hợp đồng
- Bị đình chỉ thực hiện hợp đồng


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

- Uy tín của công ty giảm sút, về lâu dài có thể mất lòng tin của khách hàng, dẫn
đến mất khách hàng.
2. Phân tích rủi ro
a, Phân tích nguyên nhân rủi ro
- Nguyên nhân khách quan:
+ Điều kiện thời tiết bất lợi làm quá trình vận chuyển mất nhiều thời gian hơn so
với dự kiến
+ Hệ thống vận tải gặp sự cố: xe hỏng
+ Hệ thống giao thông vận tải xuống cấp: đường xá, cầu cống hư hỏng, đi lại mất

nhiều thời gian hơn.
+ Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện để vi khuẩn và kí sinh tồn tại và phát triển
+ Thủ tục hành chính ở cửa khẩu và hải cảng phức tạp.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Nhân viên vận tải bất cẩn, làm quá trình vận chuyển diễn ra lâu hơn.

Ví dụ: - Không kiểm tra phương tiện trước khi vận chuyển, dẫn đến phương tiện
vận chuyển gặp sự cố khi đang di chuyển
- Nhân viên bất cẩn, chủ quan, lái xe gây tai nạn, làm mất thời gian giải quyết
+ Nhân viên kiểm hàng bất cẩn, chủ quan kiểm tra hàng hóa sai về số lượng, chủng
loại, chất lượng
+ Nhân viên quản lý quan liêu, không sát sao trong việc giám sát kiểm tra
+ Nhân viên thực hiện các nghiệp vụ tại cửa khẩu, hải cảng chủ quan, tắc trách,
không cẩn thận, khiến các nghiệp vụ ấy không diễn ra thông suốt.
b, Phân tích tổn thất và hậu quả
Công ty gặp phải nhiều tổn thất từ rủi ro đã xảy ra


Quản trị rủi ro – Nhóm 2

- Tổn thất trực tiếp:
+ Doanh nghiệp mất chi phí lưu kho lưu bãi vì đưa hàng đến cửa khẩu hải cảng mà
không được xuất khẩu
+ Doanh nghiệp phải bồi thường hoặc chịu phạt vì vi phạm hợp đồng
+ Tổn thất chi phí vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng nhưng bị buộc trả
về.
- Tổn thất gián tiếp
+ Doanh nghiệp bị mất uy tín, giảm tính cạnh tranh, mất khách hàng hiện tại và
trong tương lại, giảm số lượng đơn hàng, dẫn đến doanh thu giảm
3. Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro

- Đầu tư đào tạo nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho Công Nhân cũng như nhân viên
trong Công Ty.
- Nâng cao trình độ tiếng anh của nhân viên phòng xuất nhập khẩu để làm tốt và
hiểu rõ các nghiệp vụ xuất khẩu, thanh toán L/C.
- Đầu tư lại cơ sơ vật chất, mua máy móc mới để chất lượng sản phẩm tốt hơn.
- Chủ động thương lượng với cơ quan Hải Quan để giảm thiểu số giấy tờ, chỉ sử
dụng những chứng từ cần thiết để xuất hàng gia công nhanh chóng, tiết kiệm thời
gian và chi phí.
4. Tài trợ rủi ro
- Sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp nhằm:
+ Nghiên cứu yêu cầu về sản phẩm của khách hàng một cách chi tiết để tạo ra sản
phẩm có chất lượng tốt phù hợp yêu cầu và tiết kiệm chi phí.
+ Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn cho công nhân mới vào làm và thường
xuyên tổ chức các đợt thi đua đảm bảo chất lượng về hàng hóa và nâng cao số
lượng đầu ra của sản phẩm.
2.4. Đánh giá quá trình quản trị rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng xuất
khẩu sang thị trường nước ngoài
Trong các doanh nghiệp, quản trị rủi ro là vấn đề trọng tâm của hệ thống
quản trị doanh nghiệp và quản trị chiến lược hiệu quả. Nếu hệ thống quản trị rủi ro
được thiết lập, có cơ cấu phù hợp, và được xác lập liên tục trong toàn hệ thống
doanh nghiệp từ việc xác định, đánh giá, ra quyết định đến việc phản hồi, tổng hợp


×