Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích và bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về mô hình tập đoàn kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.23 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU:
Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ, sâu
rộng vào nền kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ph ải đ ối
mặt, cạnh tranh bình đẳng với các tập đồn kinh tế đa qu ốc gia hùng m ạnh
trên thế giới, đặc biệt là sau khi gia nhập tổ chức th ương m ại quốc t ế WTO
và bắt đầu với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Kinh
nghiệm các quốc gia trên thế giới cho thấy những tập đoàn kinh tế m ạnh ở
cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân sẽ là “đội quân chủ lực” đ ảm bảo
q trình hội nhập thành cơng. Chính vì thế mà mơ hình t ập đồn kinh t ế
đang dần trở nên được quan tâm hơn. Ở Việt Nam những năm gần đây
cũng xuất hiện những mơ hình tập đoàn kinh tế và đang dần kh ẳng đ ịnh v ị
trí lớn mạnh trong thị trường. Tuy nhiên những quy định của pháp luật
hiện hành về tập đoàn kinh tế lại chưa nhiều và cụ thể để thực s ự đáp ứng
được những yêu cầu của thực tiễn trong việc hình thành cũng như quản lí
hoạt động và giải quyết những tranh chấp về tập đoàn kinh tế, Đi ều này
phần nào gây ảnh hưởng và không phát huy được những điểm m ạnh và
tiềm lực cạnh tranh vốn có của tập đồn kinh tế Việt Nam. Nhận th ấy tính
cấp thiết của đề tài, em đã chọn đề 18: “Phân tích và bình luận các quy
định của pháp luật hiện hành về mơ hình tập đồn kinh tế” để làm bài t ập
lớn.

NỘI DUNG:
1. Một số vấn đề lí luận về tập đồn kinh tế:
1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế:
Sự tác động của các quy luật trong nền kinh tế thị tr ường, của ti ến
bộ khoa học kỹ thuật, của nhu cầu tập trung vốn, giảm chi phí kinh doanh,
phân tán rủi ro làm xu hướng hình thành các tập đồn kinh tế ngày càng
trở nên mạnh mẽ. Các tập đoàn kinh tế ngày nay đã phát triển l ớn mạnh
về quy mô, đa dạng về ngành nghề, phức tạp về c ơ cấu tổ ch ức và đ ịa bàn
hoạt động tại nhiều quốc gia khác nhau. Xét từ góc độ quản trị, kinh tế có
thể có khái niệm tập đồn kinh tế như sau: “Tập đoàn kinh tế là m ột tổ


hợp quy mô lớn, thực hiện sản xuất kinh doanh đa ngành, đa lĩnh v ực trên
cơ sở liên kết hình thành từ hoạt động đầu tư, góp vốn, sáp nh ập, mua l ại,
tổ chức lại, các liên kết kinh doanh nhằm tích tụ, tập trung nguồn l ực đ ể
tăng khả năng canh trạnh, tối đa hóa lợi nhuận”.


Xét về bản chất pháp lý, tập đoàn kinh tế được hình thành t ừ s ự liên
kết của các chủ thể kinh doanh, những liên kết này được hình th ành t ừ
hoạt động đầu tư và trong những hợp đồng liên kết. Các hình th ức liên k ết
trong tập đoàn kinh tế rất phức tạp, tương ứng với mỗi hình th ức liên k ết
là một loại hợp đồng như: hợp đồng góp vốn, hợp đồng chuy ển nh ượng
phần vốn góp, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng quy ền sở h ữu
công nghiệp, hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, v.v.. Quá trình
thành lập tập đồn kinh tế q trình tự nhiên trên cơ sở quy ền t ự do kinh
doanh, tự do hợp đồng. Xét ở khía cạnh pháp lý có th ể đ ịnh nghĩa tập đoàn
kinh tế như sau: “Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp liên kết giữa các pháp
nhân kinh doanh độc lập trên cơ sở hoạt động đầu t ư và thỏa thuận trong
hợp đồng liên kết. Hoạt động đầu tư và thỏa thuận trong h ợp đồng liên
kết tạo lập quyền và nghĩa vụ cho mỗi thành viên trong tập đồn, trong đó
có những pháp nhân kinh doanh giữ quyền chi phối, nh ững pháp nhân kinh
doanh bị chi phối và những pháp nhân kinh doanh không bị chi ph ối” 1
1.2. Đặc điểm pháp lí của tập đồn kinh tế:
Thứ nhất, tập đồn kinh tế được hình thành từ liên kết gi ữa các ch ủ
thể kinh doanh độc lập tạo thành một tổ hợp. Tập đồn kinh tế đ ược hình
thành trên cơ sở liên kết giữa các chủ thể kinh doanh. Chủ th ể kinh doanh
trong tập đoàn là những pháp nhân kinh doanh độc lập. Liên k ết gi ữa các
chủ thể kinh doanh trong tập đoàn được quy định tại các h ợp đ ồng liên
kết.
Thứ hai, tập đoàn kinh tế là tổ hợp có danh tính và khơng có t ư cách
pháp nhân. Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp có danh tính, danh tính c ủa t ập

đoàn kinh tế để chỉ một tập hợp các pháp nhân độc lập, hoạt động trên c ơ
sở liên kết chặt chẽ vì lợi ích kinh tế; phân biệt giữa một tập h ợp pháp
nhân với các pháp nhân trong tập đoàn và phân biệt với tập h ợp pháp nhân
khác. Danh tính của tập đồn là một quyền tài sản, được xác đ ịnh là m ột
tên thương mại, là cơ sở để xây dựng hệ thống nhãn hiệu tập đồn. Các
pháp nhân độc lập trong tập đồn có quyền thụ hưởng giá trị tên th ương
mại, nhãn hiệu và phải trả phí. Xét từ khía cạnh liên kết c ủa các pháp nhân
tạo thành và bản chất pháp lý của tập đồn, có thể th ấy, tập đồn kinh tế
khơng có tư cách pháp nhân vì những lý do sau: khơng có tài s ản đ ộc l ập;
khơng có năng lực pháp lí; khơng chịu trách nhiệm tài sản.
1 Theo giáo trình Luật Thương Việt Nam 1 Đại học Luật Hà Nội trang 311


Thứ ba, tập đồn kinh tế có cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều cấp. C ơ
cấu tổ chức tập đoàn phải xác định cụ thể vấn đề quy ền hạn, trách
nhiệm, phân cấp quản lý. Đây là một yêu cầu phức tạp, vì các cơng ty
trong tập đồn tương đối độc lập, mỗi cơng ty có một cơ cấu quản lý riêng.
Các cơng ty trong tập đồn liên kết với nhau trên cơ sở quan hệ về v ốn,
quan hệ quản lý hoặc thông qua hợp đồng kinh tế, do đó, vi ệc xây d ựng
thống nhất một cơ cấu quản lý là địi hỏi khơng dễ thực hiện trong tập
đoàn.
Thứ tư, tập đoàn kinh tế lớn về quy mô, sử dụng nhiều lao đ ộng,
phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành. Tập đồn kinh tế có s ự tích
tụ về vốn của các cơng ty trong tập đồn, bao gồm cơng ty m ẹ, các cơng ty
con, công ty thành viên, công ty liên kết. Quy mô v ốn l ớn t ạo ra cho t ập
đoàn năng lực cạnh tranh hiệu quả, phát triển đầu tư cơng nghệ, chun
mơn hóa sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành, gia tăng
lợi nhuận, tạo động lực thúc đẩy quá trình phát triển của t ừng cơng ty
trong tập đồn nói riêng và tồn bộ tập đồn nói chung. Tập đồn t ập
trung lực lượng lao động quy mô lớn, do các công ty thành viên trong t ập

đoàn hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau; lực lượng lao động đ ược
phân hóa, từ lao động đơn giản tới lao động bằng tri th ức sáng tạo, t ừ trình
độ chun mơn trung bình đến trình độ chun mơn cao đến. Các tập đồn
kinh tế đã tiến hành đầu tư sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, phân công lao động, phát huy lợi thế cạnh tranh ở các khu v ực khác
nhau.
1.3. Phân loại các hình thức liên kết trong tập đoàn kinh t ế:
Thứ nhất, liên kết về vốn trong tập đồn kinh tế. Liên kết về v ốn
được hình thành tư q trình đầu tư của cơng ty này nh ằm s ở h ữu cổ
phần, phần vốn góp của công ty khác. Liên kết vốn th ường mang tính chi
phối mạnh và là liên kết chủ yếu của mơ hình cơng ty m ẹ - cơng ty con
trong tập đoàn kinh tế.
Thứ hai, liên kết về quyền sở hữu cơng nghiệp trong tập đồn kinh
tế. Có hai hình thức liên kết quyền sở hữu công nghiệp trong tập đồn kinh
tế đó là liên kết giữa các đồng sở hữu chung quyền s ở h ữu công nghiệp;
liên kết giữa công ty sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và công ty đ ược
chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.


Thứ ba, liên kết về thị trường trong tập đoàn kinh tế, Hình thành
trên cơ sở thỏa thuận giữa các cơng ty độc lập nằm trong các khâu trong
q trình sản xuất và trên cùng thị trường liên quan.
Thứ tư, liên kết kinh doanh tạo thành tổ hợp kinh doanh trong tập
đồn kinh tế. Hình thức liên kết kinh doanh tạo thành tổ h ợp là hình th ức
liên kết giữa các công ty về nhãn hiệu, về địa điểm kinh doanh đ ể tạo
thành một sản phẩm hoặc một hệ thống cung cấp dịch vụ.
Thứ năm, một số hình thức liên kết khác trong tập đoàn kinh tế.
1.4. Vai trị của tập đồn kinh tế trong nền kinh tế thị tr ường:
Thứ nhất, là công cụ hữu hiệu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo nên
sức mạnh kinh tế quốc gia. Trong nền kinh tế nhiều thành ph ần, các t ập

đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ các lĩnh vực, ngành nghề quan tr ọng, gi ữ
vai trò trụ cột của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sự phát tri ển c ủa n ền
kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, t ập đồn
kinh tế nhà nước cịn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của kinh tế qu ốc
dân. Các tập đồn kinh tế khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế l ớn cho đ ất
nước về các mặt như: góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển
kinh tế đất nước, đóng góp khơng nhỏ vào nguồn thuế, tạo nguồn thu
ngoại tệ và nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, h ạn chế nh ập siêu, t ạo
nên sức mạnh cho nền kinh tế góp phần đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH đất
nước... mà cịn là trụ cột kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho ng ười
lao động, nâng cao mức sống cho nhân dân, góp phần giải quy ết vấn đề an
sinh xã hội, quốc phòng, an ninh...
Thứ hai, là thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội mà Nhà n ước
giao. Do có nhiều lĩnh vực, ngành nghề khơng hấp dẫn các nhà đ ầu t ư vì ít
lợi nhuận, lâu thu hồi vốn nên các doanh nghiệp tư nhân không mu ốn
tham gia sản xuất, kinh doanh hoặc việc kinh doanh lệ thuộc r ất l ớn vào
điều kiện thiên nhiên và kết cấu hạ tầng nên Nhà nước thành lập và giao
cho các tập đoàn kinh tế nhà nước nhiệm vụ tiến hành các hoạt động cơng
ích nhằm thực hiện mục tiêu chính trị - xã hội của Nhà n ước. Th ực t ế ở
nước ta cho thấy, tập đồn kinh tế nhà nước chính là lực lượng quan tr ọng
của Nhà nước đảm nhận sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng thiết y ếu
nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần quan trọng trong việc bảo
đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng, bảo vệ
Tổ quốc và khẳng định chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi tr ường sinh thái...


Thứ ba, làm gia tăng sức mạnh cạnh tranh của cả tập đồn và cơng
ty thành viên. Thực tế ở nước ta, mơ hình tập đồn kinh tế nhà n ước là mơ
hình liên kết kinh tế tiên tiến và có sức mạnh nhất. Với đặc điểm là mơ
hình có quy mô lớn, nguồn lao động dồi dào, thị trường và cơng nghệ v ượt

trội, các tập đồn kinh tế nhà nước có một vị thế khác biệt so v ới các
doanh nghiệp kinh doanh cùng loại. Điểm quan trọng đầu tiên quy ết định
sự liên kết, hợp tác giữa các cơng ty trong mơ hình tập đồn kinh t ế nhà
nước là lợi ích. Bởi lẽ, đối với mơ hình tập đồn kinh tế nhà n ước l ợi ích
đến với cả tập đồn kinh tế và cả cơng ty thành viên. Các cơng ty thành
viên trong tập đồn kinh tế nhà nước luôn được sự h ỗ tr ợ phát tri ển thơng
qua thương hiệu của tập đồn: hỗ trợ về vốn, công nghệ, hoạt động đào
tạo quản lý, lao động... Những hỗ trợ đó sẽ tạo ra điều kiện và đ ộng l ực,
môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn kinh
tế nhà nước phát triển nhanh và bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát
triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả tập đoàn kinh tế nhà n ước
nhằm tạo ra sức mạnh kinh tế - xã hội của quốc gia.
Thứ tư, tổ chức kinh doanh, mang lại lợi nhuận thích đáng cho Nhà
nước.Với mục tiêu kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận trên th ị trường, các tập
đoàn kinh tế nhà nước phải khai thác nguồn vốn nhà n ước nhằm t ạo ra l ợi
nhuận bổ sung cho ngân sách nhà nước, đồng thời, tạo ra việc làm và thu
nhập hợp pháp nhằm nâng cao đời sống về mọi mặt của người lao đ ộng.
Hơn nữa, các tập đoàn kinh tế nhà nước với ưu thế về quy mô và k ết h ợp
được các ưu thế của phân cơng lao động, chun mơn hóa v ới h ợp tác hóa
trong sản xuất, kinh doanh nên tránh được sản xuất trùng lặp và nâng cao
hiệu quả sử dụng cơng suất máy móc, thiết bị nhằm đem lại hiệu quả kinh
tế - xã hội cao v.v..
2. Thực trạng những quy định pháp luật về tập đoàn kinh t ế:
2.1. Về tập đồn kinh tế nhà nước:
2.1.1. Điều kiện hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước:
Văn bản pháp luật đầu tiên quy định chi tiết về thành lập TĐKT nhà
nước là Nghị định 101/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên, nghị định này còn xảy ra
nhiều bất cập, những bài học từ kinh nghiệm thí điểm trên đã đ ược nhà
làm luật đưa vào trong Nghị định 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 của
Chính phủ. Khoản 3 Điều 9 Nghị định 69/2014/NĐ-CP đã quy định khá chi

tiết điều kiện thành lập TĐKT nhà nước:


Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: ngành nghề kinh doanh chính
của tập đồn phải là ngành nghề đặc biệt quan trọng, ảnh h ưởng tới an
ninh quốc phòng, ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Tùy từng giai đoạn phát triển, Thủ tướng Chính ph ủ sẽ xác đ ịnh danh m ục
những ngành nghề kinh doanh cần phải thành lập tập đoàn kinh t ế nhà
nước. Để đảm bảo hạn chế việc đầu tư ngồi ngành kinh doanh chính,
Chính phủ sẽ quy định tỉ lệ tối thiểu các công ty con ph ải ho ạt động trong
ngành kinh doanh chính. Đối với những cơng ty con do công ty m ẹ s ở h ữu
100% vốn điều lệ bắt buộc phải phục vụ trực tiếp việc thực hiện các
nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của cơng ty mẹ.
Điều kiện về tài chính: Vốn điều lệ của công ty mẹ không th ấp h ơn
10.000 tỷ đồng. Trường hợp công ty mẹ được tổ chức dưới hình th ức cơng
ty cổ phần, cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên tr ở lên thì ph ần
vốn nhà nước phải chiếm tối thiểu 75% vốn điều lệ của cơng ty mẹ.
Điều kiện về trình độ chun mơn: Tập đồn kinh tế phải chuẩn bị
nguồn nhân lực trình độ chun mơn cao, có kinh nghiệm tốt và kahr năng
kinh doanh phù hợp với ngành nghề chính và các ngành ngh ề có liên quan;
có trình độ quản lí theo tiêu chuẩn quốc tế trong điều hành, ph ối h ợp ho ạt
động các công ty con, cơng ty liên kết; có khả năng s ử d ụng bí quy ết cơng
nghệ, thương hiệu, thị trường để chi phối các công ty con và ti ến hành liên
kết với các công ty liên kết khác.
2.1.2. Quy trình thành lập tập đồn kinh tế:
Quy trình thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước được triển khai gồm
những bước sau:
Bước 1: Thủ tướng Chính phủ quyết định các công ty mẹ trong TCT
được phép xây dựng đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà n ước ;
Bước 2: Xây dựng đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà n ước;

Đề án gồm: Tờ trình đề án, nội dung đề án, dự thảo điều lệ của công
ty mẹ trong tập đoàn kinh tế. Nội dung đề án tập trung; s ự c ần thi ết ph ải
thành lập, thực trạng hoạt động của đối tượng đề án, ph ương h ướng thu
xếp tài chính, nhân sự, cơ chế thông tin...


Bước 3: Thẩm định đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà n ước; vi ệc
thẩm định do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện, có xin ý kiến của
chuyên gia về kinh tế để đảm bảo yếu tố về phản biện xã h ội.
Bước 4: Phê duyệt đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà n ước;
Bước 5: Triển khai thực hiện đề án thành lập tập đồn kinh tế nhà
nước
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập công ty mẹ (công ty
100% vốn nhà nước), bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty mẹ.
Bộ trưởng Bộ quản lý ngành bổ nhiệm các chức danh quan trọng cịn l ại
của cơng ty mẹ. Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm chức danh Kiểm sốt
viên tài chính cơng ty mẹ. Trong trường hợp công ty mẹ không ph ải là
doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Bộ quản lí ngành chỉ đ ịnh ng ười đ ại
diện theo ủy quyền tại công ty mẹ; quyết định cử người tham gia ứng cử
CHủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty m ẹ.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức trong tập đoàn kinh tế Nhà n ước:
Tập đoàn kinh tế nhà nước bao gồm công ty mẹ, công ty con và các
cơng ty liên kết. Trong đó: cơng ty con do công ty mẹ n ắm 100% v ốn đi ều
lệ hoặc nằm tỉ lệ vốn góp, cổ phần chi phối; công ty liên kết do công ty m ẹ
sở hữu tỉ lệ cổ phần, vốn góp dưới mức chi phối hoặc cơng ty khơng có v ốn
góp của cơng ty mẹ và công ty con, tự nguy ện tham gia liên k ết d ưới hình
thức hợp đồng liên kết và có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh t ế,
cơng nghệ, thị trường, các dịch vụ khác với công ty mẹ. TĐKT nhà n ước có
khơng q ba cấp doanh nghiệp bao gồm: cơng ty mẹ (doanh nghiệp c ấp I)
là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và giữ quy ền chi

phối; công ty con của doanh nghiệp cấp I (doanh nghiệp cấp II) là doanh
nghiệp do công ty mẹ nắm quyền chi phối; công ty con của doanh nghiệp
cấp II (doanh nghiệp cấp III) là doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I n ắm
quyền chi phối.
Tập đoàn kinh tế khơng có bộ máy quản trị, hoạt động quản lí và
điều hành tập đồn do cơng ty mẹ thực hiện. Cơng ty mẹ trong tập đồn
kinh tế chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu nhà nước để thực hiện các mục
tiêu kinh doanh ngành nghề chính và mục tiêu kinh doanh do ch ủ s ở h ữu
quy định. Cơng ty mẹ đại diện cho ập đồn kinh tế nhà n ước th ực hiện các
hoạt động chung của tập đoàn trong quan hệ với bên th ứ ba ở trong và


ngời nước hoặc các hoạt động khác theo theo thỏa thuận với doanh nghiệp
thành viên và quy định của pháp luật có liên quan.
Cơng ty mẹ thực hiện việc quản lí danh mục đầu t ư, theo dõi, giám
sát danh mục đầu tư của công ty mẹ tại công ty con; theo dõi, giám sát
ngành nghề kinh doanh của công ty con. Công ty mẹ th ực hiện nghĩa v ụ báo
cáo và chịu sự giams sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối v ới hoạt
động kinh doanh của toàn bộ tập đoàn kinh tế nhà n ước.
Hoat động quản lí và giám sát của Nhà nước đối với tập đồn kinh tế
thực hiện thơng qua những phương pháp sau: Phương pháp trực tiếp: hoạt
động kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà n ước được phân cơng t ại t ập
đồn, thành lập Hội đồng tư vấn, đánh giá hệ quả hoạt động c ủa t ập đồn,
cơng tác kế tốn, kiểm tốn tại tập đồn; Phương pháp gián tiếp: báo cáo
thường xuyên, đột xuất của Hội đồng thành viên, Hơi đồng quản trị tập
đồn; Phương pháp minh bạch hóa thơng tin trên ph ương ti ện thơng tin
đại chúng. Hoạt động quản lí và giám sát tập đoàn kinh tế nhà n ước đ ược
giao cho Bộ quản lí ngành, UBND cấp tỉnh, Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và
đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động- Thương binh xã hội thực hiện. Định kì
hàng năm, các cơ quan này phải thực hiện việc báo cáo kết quả giám sát,

đánh giá trước Thủ tướng Chính phủ.
Nhà nước đưa ra quyết định thành lập tập đoàn kinh tế đ ể th ực hiện
những mục tiêu cụ thể. Trong trường hợp mục tiêu đó khơng đạt đ ược,
Nhà nước có quyết định để chấm dứt việc triển khai mơ hình tập đồn tái
cấu trúc lại cơng ty thành viên. Nhà nước quản lí hoạt động c ủa t ập đồn
kinh tế nhà nước thơng qua cơng ty mẹ. Vì vậy, sự tồn tại c ủa mơ hình t ập
đoàn kinh tế phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh c ủa công ty
mẹ. Nếu công ty mẹ khơng thể tồn tại trên thị trường thì đồng nghĩa v ới
việc chấm dứt hoạt động của tập đoàn kinh tế. Theo quy định tại Ngh ị
định số 69/2014/NĐ- CP có bốn trường hợp phải ch ấm dứt hoạt đ ộng c ủa
tập đoàn kinh tế nhà nước:
Thứ nhất, công ty mẹ bị phá sản, giải thể.
Thứ hai, tập đồn kinh tế khơng đáp ứng được các điều kiện luật
định.
Thứ ba, công ty mẹ bị sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp khác mà
nhà nước không nắm cổ phần, phần vốn góp chi phối.


Thứ tư, trường hợp khác theo quy định của Chính phủ, Th ủ t ướng
Chính phủ
2.2. Tập đồn kinh tế tư nhân
2.2.1. Thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân:
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế t ư nhân
không phải tiến hành thủ tục đăng kí kinh doanh như một loại hình doanh
nghiệp. Tuy nhiên, từ Nghị định số 139/2007/NĐ- CP đến Ngh ị định số
102/2010/NĐ- CP đều tạo điều kiện cho công ty mẹ sử dụng cụ t ừ “tập
đoàn” trong thành tố cấu thành tên riêng của cơng ty mẹ.
2.2.2. Quản lí, điều hành tập đoàn kinh tế:
Tập đoàn kinh tế hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ, cơng ty con.
Pháp luật về doanh nghiệp khơng quy định về mơ hình quản trị tập đồn

mà trên cơ sở được tơn trọng quyền tự do xây dựng cơ cấu tổ ch ức tập
đoàn kinh tế của nhà đầu tư. Tùy thuộc vào nhu c ầu quản lí, t ập đồn kinh
tế tự xây dựng mơ hình quản trị cho phù hợp. Cơng ty m ẹ trong t ập đoàn
thành lập thêm một số cơ quan để thực hiện việc điều hành, h ỗ trợ, ki ểm
tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty con. T ập đồn
kinh tế tư nhân có thể thành lập văn phịng tập đồn. Văn phịng tập đồn
là cơ quan độc lập khơng thuộc cơ cấu của công ty mẹ, th ực hi ện ch ức
năng chủ yếu điều hòa các hoạt động kinh doanh giữa công ty mẹ và công
ty con; kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của công ty con và l ập báo
cáo trình cơng ty mẹ. Mơ hình văn phịng tập đồn nhằm gi ảm thi ểu trách
nhiệm quản lí cho cơng ty mẹ, tách bạch chức năng quản lí và ch ức năng
điều hành của cơng ty mẹ đối với cơng ty con. Văn phịng tập đồn có tr ụ
sở, có người quản lí, có người lao động nhưng không tham gia vào các quan
hệ pháp luật như trên thực tế.
3. Bình luận những quy định của pháp luật hiện hành về tập
đoàn kinh tế:
Thứ nhất, Quy định về công ty mẹ- công ty con trong Luật Doanh
nghiệp, Nghị định hướng dẫn về tập đoàn kinh tế nhà nước và Chuẩn m ực
kế toán chưa thống nhất.
Thứ hai, Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp (2014) và Khoản 2
Điều 5 Nghị định 69/2014/NĐ-CP đều thống nhất quy định tư cách pháp lý


của tập đoàn, quy định này hoàn toàn phù hợp với bản ch ất pháp lý c ủa
tập đoàn kinh tế. Khoản 1 Điều 5 Nghị định 69/2014/NĐ-CP quy đ ịnh
TĐKT nhà nước tên riêng, có thương hiệu riêng. Nghị định 69/2014/NĐ-CP
quy định cụ thể về mơ hình quản lý trong TĐKT nhà n ước. Trong khi đó c ả
Luật Doanh nghiệp (2005) và Luật Doanh nghiệp (2014) đều không có quy
định về tên gọi, thương hiệu và bộ máy quản lý của tập đồn. Nh ững thiếu
sót này đã tạo ra sự lúng túng chotập đoàn kinh tế tư nhân trong việc cơng

nhận và xây dựng uy tín của tập đoàn.
Thứ ba, Điều 4 Nghị định 69/2014/NĐ-CP xác định tập đồn kinh tế
nhà nước gồm cơng ty mẹ, cơng ty con, cơng ty liên kết. Trong đó cơng ty
liên kết là công ty mà công ty mẹ trong tập đồn khơng gi ữ quy ền chi ph ối.
Luật Doanh nghiệp (2014) quy định tập đồn kinh tế gồm cơng ty m ẹ,
công ty con và công ty thành viên khác. Như vậy, khơng có sự th ống nh ất
trong việc sử dụng khái niệm chỉ các công ty tham gia tập đồn nh ưng
khơng chịu sự chi phối của tập đồn.
Thứ tư, mơ hình quản trị tập đồn kinh tế tư nhân ở Việt Nam hi ện
nay vẫn theo cấu trúc đơn giản. Công ty mẹ, công ty con có bộ máy qu ản tr ị
độc lập, khơng có sự liên kết. Trên thực tế, đã có nhi ều tập đồn kinh t ế
chủ động triển khai những mơ hình quản trị mới nhưng chỉ mang tính đ ơn
lẻ. Pháp luật về doanh nghiệp cần đổi mới một số vấn đề liên quan t ới mơ
hình tập đồn kinh tế.
Thứ năm, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về cạnh
tranh về tập đoàn kinh tế cịn nhiều thiếu sót, h ầu nh ư ch ưa quy định
hoặc có những quy định chưa rõ ràng.
Thứ sáu, hiện nay, hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam đã bao
quát tương đối đầy đủ các nguồn thu, góp phần tạo mơi tr ường kinh doanh
bình đẳng. Mặc dù vậy, để tạo điều kiện cho sự hình thành và phát tri ển
của tập đoàn kinh tế cần phải có những chính sách thuế phù h ợp nh ằm
giải quyết 02 mục tiêu cơ bản: thứ nhất, khuyến khích hình thành các t ập
đồn quy mơ lớn; thứ hai, phòng, chống các hành vi gian lận thuế. Điều này,
pháp luật hiện hành của Việt Nam về tập đoàn kinh tế còn ch ưa làm đ ược
triệt để.
4. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh t ế:


Hệ thống pháp luật về tập đồn kinh tế cịn nhiều điểm cần phải
hoàn thiện và cần những giải pháp đột phá về pháp luật để nâng cao hiệu

quả hoạt động của tập đồn.
Thứ nhất, quy định thống nhất “cơng ty mẹ- công ty con”
Trên cơ sở tập hợp những quy định về công ty mẹ- công ty con của
pháp luật Việt Namvà kinh nghiệm quốc tế, có thể đưa ra cách hiểu th ống
nhất công ty mẹ - công tycon như sau:
“Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc m ột
trong những trường hợp sau đây:
Một là, sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ
thông phát hành của cơng ty đó;
Hai là, cơng ty mẹ và cơng ty do công ty mẹ nắm 100% vốn cùng s ở
hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thơng phát hành của
cơng ty đó;
Ba là, có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả
thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của cơng ty đó;
Bốn là, có quyền trực tiếp hay gián tiếp quy ết định việc phê duy ệt,
sửa đổi, bổ sung chiến lược, kế hoạch kinh doanh, Điều lệ c ủa cơng ty đó;
Năm là, một cơng ty thỏa thuận trở thành công ty con và ghi vào
trong Điều lệ cơng ty đó”2
Thứ hai, quy định rõ đặc điểm pháp lý của tập đoàn kinh tế: Ngh ị
định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp (2014) cần phải bổ sung nh ững quy
định cụ thể để làm rõ bản chất pháp lý của mơ hình tập đồn kinh tế: t ập
đoàn kinh tế là một tổ chức, tập hợp của các ch ủ th ể kinh doanh liên k ết
với nhau thơng qua hình thức đầu tư góp vốn trực tiếp và cách hình th ức
liên kết khác, có tên riêng, có th ương hiệu, có trụ sở, có bộ máy qu ản lý.
Thứ ba, làm rõ các đặc điểm của các loại thành viên tham gia tập
đoàn kinh tế. Thuật ngữ “công ty liên kết” được s ử dụng trong Ngh ị định
69/2014/NĐ-CP phù hợp hơn Luật Doanh nghiệp 2014 vì th ể hiện rõ h ơn
bản chất của cơng ty tham gia tập đồn theo dạng liên kết mềm.
2 Theo Luận án tiến sĩ luật Những vấn đề pháp lí về tập đồn kinh tế Việt Nam của Vũ Phương Đông Đại học
Luật Hà Nội



Thứ tư, có thể đổi mới một số vấn đề liên quan tới mơ hình tập
đồn kinh tế:
Một là, hồn thiện cơ cấu quản trị tại công ty mẹ, công ty theo
hướng phù hợp với tính chất điều hành tập đồn kinh tế. Luật Doanh
nghiệp (2014) đã có những điểm mới đáng chú ý trong quy định v ề c ơ c ấu
tổ chức quản lý công ty cổ phần khi quy định về tỉ l ệ thành viên h ội đ ồng
quản trị độc lập. Pháp luật doanh nghiệp nên quy định trong tr ường h ợp
công ty mẹ là cơng ty cổ phần thì bắt buộc phải có ít nhất 20% s ố thành
viên hội đồng quản trị là thành viên độc lập. Thành viên hội đ ồng qu ản tr ị
độc lập có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của cô đông nhỏ, các công ty
thành viên, cơng ty liên kết trong tập đồn kinh tế. Cơng ty mẹ th ường chi
phối công ty con thông qua việc cử người tham gia vào hội đồng quản tr ị
của công ty con, nhiều trường hợp, người quản lý do công ty mẹ c ử chi ếm
đa số thành viên trong hội đồng quản trị. Để bảo vệ quy ền lợi cho cổ đông
công ty con, pháp luật bổ sung quy định bắt buộc ph ải có ít nh ất 20% s ố
thành viên hội đồng quản trị là thành viên độc lập.
Hai là, thành lập văn phòng điều hành tập đồn tại cơng ty mẹ của
tập đồn kinh tế quy mơ lớn. Mơ hình quản trị tập đồn kinh tế ở Vi ệt Nam
đang đặt trách nhiệm nặng nề cho bộ máy quản lý điều hành của công ty
mẹ. Thành lập văn phịng điều hành tập đồn nhằm giảm nh ững gánh
nặng quản lý cho cơ quan quản lý cơng ty mẹ. Văn phịng đi ều hành t ập
đoàn vẫn nằm dưới sự chỉ đạo của cơ quan quản lý công ty m ẹ (h ội đ ồng
quản trị trong công ty cổ phần, hội đồng quản trị trong cơng ty trách
nhiệm hữu hạn). Văn phịng điều hành có những phịng chức năng về tài
chính, nhân sự, pháp chế, sở hữu trí tuệ, v.v.. Văn phịng điều hành th ực
hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của
công ty con trên cơ sở đánh giá lợi ích tổng th ể của các cơng ty thành viên
tập đồn kinh tế. Văn phịng điều hành thực hiện ch ức năng ch ủ yếu là

điều hòa lợi ích trong các giao dịch nội bộ trong tập đồn kinh tế.
Ba là, xây dựng mơ hình tập đồn kinh tế đồng cấp cho nh ững t ập
đoàn kinh tế đồng sở hữu chung đối tượng sở hữu công nghiệp. Đối v ới
các tập đồn kinh tế này, khơng có cơng ty nào trong tập đồn gi ữ quy ền
chi phối, các công ty hoạt động kinh doanh dựa trên quy ền của ch ủ s ở h ữu
chung đối với đối tượng sở hữu cơng nghiệp, có nghĩa vụ về đóng góp tài
chính và thực thi việc bảo hộ các quyền sở hữu cơng nghiệp. Mơ hình tập
đồn kinh tế đồng cấp hình thành trên cơ sở thỏa thuận c ủa các công ty


tham gia theo đó thành lập một Ủy ban hoặc Văn phòng (Sau đây gọi chung
là Ủy ban) điều hành tập đồn. Ủy ban thay mặt các cơng ty thành viên đ ể
thực hiện thủ tục liên quan tới đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, quy ết
định về phương án sản xuất kinh doanh. Công ty thành viên đ ược c ử đại
diện tham gia vào Ủy ban, số lượng đại diện do các bên th ỏa thuận. Các
thành viên bầu một thành viên giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban, Chủ tịch Ủy
ban có trách nhiệm chínhtrong việc triệu tập và điều hành buổi h ọp của
Ủy ban. Ủy ban tiến hành họp định kỳ hoặc bất th ường theo đề nghị của
thành viên. Thành viên của Ủy ban có quyền biểu quy ết ngang nhau, đ ể
thơng qua một quyết định tại Ủy ban theo nguyên tắc đồng thuận hoặc
nguyên tắc đa số do các bên thỏa thuận. Chi phí hoạt động của Ủy ban do
các cơng ty thành viên đóng góp.
Thứ năm, hồn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp
luật về cạnh tranh .Pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về cạnh tranh
quy định chi tiết về những hình thức liên kết hình thành tập đồn kinh t ế.
Hồn thiện hai hệ thống pháp luật trên là cơ sở để hình thành nh ững t ập
đồn kinh tế lớn, sử dụng cơng nghệ cao, có sức cạnh tranh trên th ị tr ường.
Pháp luật về sở hữu trí tuệ cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo hộ đối v ới
các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp ở một số vấn đề sau: một là, đơn
giản hóa thủ tục hành chính về đăng ký bảo hộ đối tượng quyền s ở h ữu

công nghiệp; hai là, pháp luật quy định rõ phạm vi, điều ki ện b ảo h ộ và
chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; ba là, nâng cao hiệu quả th ực thi
pháp luật trong việc giám sát, phát hiệu và xử lý vi ph ạm quy ền s ở h ữu
công nghiệp; bốn là, cơ chế giải quyết ranh chấp về quyền s ở h ữu cơng
nghiệp phải đơn giản, nhanh chóng và thuận lợi hơn. Luật S ở h ữu trí tu ệ
cần được bổ sung một Chương quy định về đồng sở hữu chung đối tượng
quyền sở hữu công nghiệp trong Phần thứ Ba về quyền sở h ữu công
nghiệp. Nội dung của Chương này quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các
đồng chủ sở hữu, cơ chế đại diện thực hiện trách nhiệm đăng ký, cơ chế
quản lý và khai thác lợi ích từ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và c ơ
chế thực thi bảo hộ khi có hành vi xâm phạm tới quyền sở h ữu công
nghiệp. Pháp luật cạnh tranh hoàn thiện cơ chế phát hiện và xử lý các
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quy ền. Pháp luật cạnh tranh
phải có hệ thống quy chuẩn để xác định những hành vi lạm dụng v ị trí
thống lĩnh, độc quyền của doanh nghiệp trên thị trường; xây dựng các biện
pháp xử lý vi phạm gồm phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu qu ả, bi ện
pháp bổ sung. Pháp luật cạnh tranh bổ sung thêm một số tiêu chí khác xác


định hành vi tập trung kinh tế bên cạnh yếu tố thị ph ần có liên quan. Trên
thực tế, do những yếu tố khách quan về trình độ kỹ thuật, hệ thống kế
tốn, kiểm tốn chưa hiệu quả, thơng tin không minh bạch, vi ệc xác đ ịnh
thị phần hết sức khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp. Nhà n ước có th ể
đưa thêm những tiêu chí về doanh thu, quy mô để xác định ngưỡng tập
trung kinh tế, và có thể điều chỉnh ngưỡng này hàng năm.
Thứ sáu, Pháp luật về các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu cần bổ sung thêm nh ững
giải pháp để hạn chế những hành vi gian lận thuế. Nhà nước tăng c ường
quản lý đối với việc hoàn thuế giá trị gia tăng, phòng chống hiện t ượng
chuyển giá, hoặc gian lận thuế thơng qua những chính sách bảo đ ảm, b ảo

lãnh giữa công ty mẹ, công ty con trong hoạt động xuất nh ập kh ẩu.
Thứ bảy, đội ngũ xây dựng pháp luật về tập đoàn kinh tế nên
được rèn luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về thị trường kinh tế cũng
như thường xuyên tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế đ ể cập
nhật tình hình thị trường về tập đồn kinh tế. Từ đó đưa ra nh ững quy
định luật phù hợp, thiết thực với thực tế.

KẾT LUẬN:
Các tập đồn kinh tế khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn cho đất
nước; góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, đẩy
nhanh tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp khơng nh ỏ
vào nguồn thuế, tạo nguồn thu ngoại tệ và nguồn thu lớn cho ngân sách
nhà nước, hạn chế nhập siêu, tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế... mà cịn
góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao m ức sống cho
nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh.. Chính vì v ậy,
những quy định pháp luật về tập đoàn kinh tế càng phải ch ặt chẽ h ơn n ữa
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tập đoàn kinh t ế.
Hi vọng qua bài làm của em đã đưa ra những bình luận cũng nh ư gi ải pháp
thiết thực để cải thiện những quy định pháp luật về tập đoàn kinh tế.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập 1 trường Đại học Luật
Hà Nôi, nxb Tư pháp.
2. Luật Doanh Nghiệp Việt Nam 2014
3. Nghị định 69/2014/NĐ- CP của Chính phủ quy định về tập đồn
kinh tế và cơng ty con.
4. Nghị định số 139/2007/NĐ- CP
5. Nghị định số 102/2010/NĐ- CP
6. />7. Luận văn thạc sĩ Luật học Đại học Luật Hà Nội nh ững v ấn đề

pháp lý về tập đoàn kinh tế của Vũ Phương Đông.
8. file:///C:/Users/abc/Downloads/Documents/Luan-an-tien-si-luatNhung-van-de-phap-ly-ve-tap-doan-kinh-te-tai-Viet-Nam.pdf



×