Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

de van 10, ki I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.11 KB, 2 trang )

SỞ GD&ĐT TỈNH ĐĂK LĂK ĐỀ THI HỌC KÌ NĂM HỌC 2008 - 2009
TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI MÔN THI: NGỮ VĂN 10 CƠ BẢN
THỜI GIAN: 90 PHÚT(Không kể thời gian phát đề)
I. Phần I: Tiếng việt( 2 điểm)
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng cơ bản nào? Hãy chỉ ra
dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong những câu ca dao sau:
- Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
- Hỡi cô yếm trắng lòa xòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
II. Phần II: Đọc văn( 2 điểm)
Chép lại hai câu ca dao có từ mở đầu bằng “Thân em”. “Thân em” chỉ ai?
Cuộc đời và số phận của họ hiện lên như thế nào?
III. Phần III: Làm văn( 6 điểm)
Viết bài văn tự sự, kể lại một kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc trong em.
………………………. Hết……………………….
GT coi thi không giải thích gì thêm
Số báo danh:…………………………….
ĐÁP ÁN
PHẦNI: TIẾNG VIỆT ( 2 điểm)
Yêu cầu học sinh chỉ ra được :
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có ba đặc trưng cơ bản: tính cụ thể, tính cảm
xúc và tính cá thể.( 0.5 điểm)
- Những dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện trong hai
câu ca dao trên là:
+ Từ ngữ xưng hô: Mình - Ta, Cô - Anh ( 0.5 điểm)
+ Ngôn ngữ đối thoại: có nhớ ta chăng, hỡi cô yếm trắng.( 0,5 điểm)
+ Lời nói hàng ngày: mình về, ta về, lại đây, đập đất, trồng cà…( 0,5 điểm)
PHẦN II: ĐỌC VĂN( 2 điểm)
Yêu cầu học sinh:
- Chép đúng, chính xác hai câu ca dao có từ mở đầu bằng từ “ Thân em” ( 0.5


điểm)
- Thân em chỉ người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa ( 0,5 điểm)
- Cuộc đời và số phận của họ bò phụ thuộc vào những người khác trong xã hội,
họ không tự quyết đònh được số phận của chính mình và giá trò của họ không được ai
biết đến.( 1 điểm)
PHẦNIII: LÀM VĂN( 6 điểm)
Yêu cầu học sinh cần đạt
1. Về kỹ năng:
- Biết cách viết bài văn tự sự, bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, trong sáng,
diễn đạt trôi chảy và không mắc các lỗi chính tả.
- Biết cách lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu để kể.
- Biết vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, quan sát, liên tượng, tưởng
tượng vào bài viết để tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc và có sức thuyết phục cao.
2. Về kiến thức:
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, có thể viết về: Thầy cô,
cha mẹ, ông bà, bạn bè, anh em…
Nhưng bài viết cần triển khai theo các bước sau :
* Mở bài: giới thiệu hoàn cảnh diễn ra kỉ niệm đó.( ở đâu ? khi nào?)
* Thân bài: lần lượt đi vào kể từng sự việc chi tiết cụ thể.
* Kết bài: nêu lên được ý nghóa và bài học về kỷ niệm đó đối với bản thân.
BIỂU ĐIỂM
* 5-6 điểm: Bài viết phải trình bày sáng sủa, sạch đẹp, trong sáng, hành văn
trôi chảy mạch lạc, vận dụng linh hoạt các phương pháp của văn tự sự vào bài viết
và không mắc các lỗi chính tả trong bài viết.
* 3-4 điểm: Bài viết diễn đạt tốt nhưng còn mắc một số lỗi nhỏ trong quá trình
viết như: dùng từ, đặt câu, vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa tốt vào trong
bài viết.
* 1-2 điểm: Bài viết lủng củng, sắp xếp ý không lô gíc và mắc nhiều lỗi chính
tả.
* 0 điểm: Bài viết lạc đề và bỏ giấy trắng.

→ Chú ý: GV cần linh hoạt trong quá trình chấm bởi vì đây là đề mở.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×