Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

TIỂU THUYẾT SỐ ĐỔ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ẨN DỤ TRI NHẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.9 KB, 39 trang )

MỞ ĐẦU
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Vũ Trọng Phụng không phải là một tác giả
xa lạ. Không thể kể hết những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tác giả
này. Viết về một tác giả vốn đã quá quen thuộc không phải là điều gì khó khăn. Nhưng
đó là những lối đi vốn đã quen thuộc mà mọi người thường chọn. Tiểu thuyết Số đỏ
cũng vậy, có rất nhiều bài công trình, bài viết xung quanh tác phẩm này. Ở đây, chúng
tôi mạnh dạn đi theo một con đường mới, khó khăn hơn nhưng sẽ vô cùng lí thú khi
khám phá giá trị một tác phảm đã quá quen thuộc, đó là áp dụng những kiến thức mới
về ngôn ngữ học tri nhận, cụ thể là ẩn dụ tri nhận để nghiên cứu về tiểu thuyết Số đỏ
của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Thông thường, ẩn dụ được biết đến là một biện pháp tu từ quen thuộc, đặc trưng
được mọi người sử dụng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Không dừng lại
ở đó, ngôn ngữ học tri nhận ra đời cũng đồng nghĩa với việc ẩn dụ được nhìn nhận trên
một bình diện mới, toàn vẹn hơn, khách quan hơn. Ẩn dụ lúc này còn là công cụ tư duy
hữu hiệu của con người – ẩn dụ tri nhận. Vũ Trọng Phụng lại được mọi người biết đến
như một cây bút văn xuôi trào phúng đại tài trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Thêm vào đó, sự khám phá hiện thực, óc liên tưởng về sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan của mỗi nhà nghệ sĩ có tư duy khác nhau. Đây chính là những tiền đề cơ
bản thôi thúc, dẫn chúng tôi tới quyết định lựa chọn đề tài: “Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng – nhìn từ góc độ ẩn dụ tri nhận” là đối tượng nghiên cứu của bài tiểu
luận.
Nghiên cứu đề tài: “Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng – nhìn từ góc độ
ẩn dụ tri nhận” chúng tôi mong muốn giúp ích cho việc tìm hiểu tiểu thuyết Số đỏ nói
riêng và những tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng nói chung trong nhà trường đạt
kết quả cao. Ngoài ra, có thể đóng góp một tiếng nói nhỏ vào quá trình phát triển việc
nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận, một vấn đề lý luận còn mới mẻ đối với ngôn ngữ
học nước ta.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, bài tiểu luận gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
Chương 2: Ẩn dụ tri nhận trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.


1


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Vũ Trọng Phụng với Số đỏ
1.1.1 Nhà văn Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 25 tháng 10 năm 1912 tại Hà Nội. Nguyên quán của
ông tại làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Quê ngoại ở làng Vẽ, phủ Hoài Đức,
tỉnh Hà Tây. Gia đình Vũ Trọng Phụng rất nghèo. Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện
ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi. Mẹ là bà Phan Thị
Khách dù còn rất trẻ (24 tuổi) nhưng vẫn ở vậy, tần tảo nuôi mẹ chồng và con thơ.
Vũ Trọng Phụng chỉ học hết bậc Tiểu học ở trường Hàng Vôi, Hà Nội rồi phải đi
làm, kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi. Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo
dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu
năm tiểu học. Vũ Trọng Phụng là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên
được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ, đó là nguyên nhân khiến ông luôn
thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc
ngữ.
Sau hai năm làm ở các sở tư như Nhà hàng Gô-đa, Nhà in IDEO (Viễn Đông), Vũ
trọng Phụng chuyển hẳn sang làm báo, viết văn. Ông đã để lại một kho tác phẩm đáng
kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản
dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm
bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa… Cụ thể vào năm 1930, Vũ Trọng
Phụng đã có truyện ngắn đầu tay Chống nạn lên đường đăng trên tờ Ngọ báo. Thời
gian này, ông viết một số truyện ngắn nhưng không được chú ý. Năm 1931, ông viết vở
kịch Không một tiếng vang thì bắt đầu nhận được sự quan tâm của bạn đọc. Năm 1934,
Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ
Hải Phòng tuần báo. Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng

một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của
công chúng. Cả bốn cuốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều mang tính
hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội.

2


Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự
đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng
Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho
đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là
một trong hàng vài ba “nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta”. Những
phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu “ông
vua phóng sự đất Bắc” cho Vũ trọng Phụng.
Vì còn bà nội và mẹ già cho nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không
đủ nuôi gia đình. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là
một người có đạo đức và sống rất kham khổ. Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn túng
quẫn, Vũ Trọng Phụng phải làm việc quá sức nên ông bị mắc bệnh lao phổi. Những
ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên với nhà văn Vũ Bằng rằng:
“Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này”.
Vũ Trọng Phụng mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, mới 27 tuổi khi mà tài năng
đang độ chín, để lại một gia đình gồm bốn người yếu ớt: bà nội, mẹ đẻ, vợ (Vũ Mỹ
Lương) và người con gái chưa đầy một tuổi là Vũ Mỵ Hằng.
1.1.2 Tiểu thuyết Số đỏ
Trong những tiểu thuyết được sáng tác vào năm 1936, Số đỏ là tác phẩm xuất sắc
hơn cả, được xem như kiệt tác của Vũ Trọng Phụng. Số đỏ đăng ở Hà Nội báo từ số 40
(ngày 7 tháng 10 năm 1936) và được in thành sách lần đầu vào năm 1938. Nhiều nhân
vật và câu nói trong tác phẩm đã đi vào cuộc sống đời thường và tác phẩm đã được
dựng thành kịch, phim. Nhân vật chính của Số đỏ là Xuân – biệt danh là Xuân Tóc Đỏ,
từ chỗ một kẻ bị coi là hạ lưu bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu

Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó.
Truyện dài 20 chương và được bắt đầu khi bà Phó Đoan đến chơi ở sân quần vợt
nơi Xuân Tóc Đỏ làm việc. Vô tình Xuân Tóc Đỏ vì xem trộm một cô đầm thay đồ nên
bị cảnh sát bắt giam và được bà Phó Đoan bảo lãnh. Sau đó, bà Phó Đoan giới thiệu
Xuân đến làm việc ở tiệm may Âu hóa, từ đó Xuân bắt đầu tham gia vào việc cải cách
xã hội. Nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu, hắn được vợ chồng Văn Minh
gọi là “sinh viên trường thuốc”, “đốc tờ Xuân”. Hắn gia nhập xã hội thượng lưu, quen
với những người giàu và có thế lực, quyến rũ được cô Tuyết và phát hiện cô Hoàng
Hôn ngoại tình. Xuân còn được bà Phó Đoan nhờ dạy dỗ cậu Phước, được nhà sư Tăng
3


Phú làm cố vấn cho báo Gõ Mõ. Vì vô tình, hắn gây ra cái chết cho cụ cố tổ nên được
mọi người mang ơn. Văn Minh vì nghĩ ơn của Xuân nên dẫn Xuân đi xóa bỏ lí lịch
trước kia rồi đăng kí tranh giải quần vợt nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì. Bằng thủ đoạn
xảo trá, hắn làm hai vận động viên quán quân bị bắt ngay trước hôm thi đấu nên Xuân
được dịp thi tài với quán quân Xiêm. Vì để giữ tình giao hảo, hắn được lệnh phải thua.
Kết thúc trận đấu, khi bị đám đông phản đối Xuân hùng hồn diễn thuyết cho đám đông
dân chúng hiểu hành động “hi sinh vì Tổ quốc của mình”, được mời vào hội Khai trí
tiến đức, được nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh và cuối cùng trở thành con rể cụ cố
Hồng.
Cho dù tiểu thuyết Số đỏ từ khi ra đời đã phải gánh chịu một số phận khá thăng
trầm nhưng cuối cùng nó vẫn là tác phẩm kết tinh được những giá trị đích thực của
nghệ thuật.
Số đỏ là một cuốn tiểu thuyết trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực
chủ nghĩa. Ở phương diện một cuốn tiểu thuyết trào phúng, thành công của nó đã gây
được một tiếng cười, đúng hơn là một trận cười giòn giã từ đầu đến cuối, thông qua một
loạt tình tiết, tình huống hài hước và một loạt chân dung hí họa, biếm họa hết sức độc
đáo và sinh động. Ở phương diện một tác phẩm hiện thực chủ nghĩa, nó đã phát hiện
được một cách chính xác và sâu sắc bản chất, quy luật khách quan của xã hội. Về

phương diện nghệ thuật, Số đỏ đã đạt đến sự mẫu mực của nghệ thuật trào phúng. Khi
nói đến nghệ thuật trào phúng trong cuốn tiểu thuyết này, không thể nào không nhắc
đến tình huống truyện trào phúng, nghệ thuật trần thuật cho đến hệ thống nhân vật đầy
trào phúng và cả lớp sóng ngôn từ của tác phẩm. Bên cạnh đó, với kết cấu hoành tráng,
Số đỏ còn là một đóng góp lớn của Vũ Trọng Phụng trong lĩnh vực tiểu thuyết.
Văn học là một quá trình, các nhà văn hiện thực phê phán khác sẽ đi tiếp con
đường mà Vũ Trọng Phụng chỉ mới là một người khai phá, mở đường.
1.2 Khái quát về ngôn ngữ học tri nhận và ẩn dụ tri nhận
1.2.1 Ngôn ngữ học tri nhận
Lịch sử ngôn ngữ học thế giới đã ghi nhận một ngành ngôn ngữ mới ra đời – ngôn
ngữ học tri nhận, nó được biết đến là một khuynh hướng mới của ngôn ngữ học thế giới
nửa cuối thế kỉ XX và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. Nguyên lý phương pháp
luận của ngôn ngữ học tri nhận là hướng tới nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ
với con người – con người suy nghĩ, con người hành động. Đối tượng của ngôn ngữ
4


học tri nhận là ngôn ngữ tự nhiên của con người với tư cách là một bộ phận cấu thành
của nhận thức. Bên cạnh đó, ngôn ngữ lại là sự phản ánh mối tương tác giữa những
nhân tố tâm lí, giao tiếp, chức năng và văn hóa. Điều này có nghĩa là với tư cách là
thành quả của trí tuệ con người, ngôn ngữ và cấu trúc của nó chỉ rõ trí tuệ làm việc như
thế nào? Là phương tiện giao tiếp giữa người với người trong xã hội nên ngôn ngữ cũng
phản ánh nhiều bình diện của một nền văn hóa nhất định. Cấu trúc của ngôn ngữ chính
là nhân tố bên trong (trí tuệ của cá thể người nói) và nhân tố bên ngoài (nền văn hóa
chung cho nhiều người nói cùng một thứ tiếng).
Điểm nổi bật của ngôn ngữ học tri nhận là hướng sự chú ý vào việc nghiên cứu
mối quan hệ tương tác giữa ngôn ngữ và tư duy, cụ thể là hiểu biết và trí tuệ, nghĩa là
nghiên cứu cách con người nhìn và nhận biết thế giới qua lăng kính của ngôn ngữ và
văn hóa dân tộc. Bất kì một hiện tượng ngôn ngữ nào cũng hàm chứa nội dung văn hóa,
ngôn ngữ; văn hóa tác động qua lại lẫn nhau, cái này phản ánh cái kia và ngược lại.

1.2.2 Ẩn dụ tri nhận
Ẩn dụ từ trước tới nay thường được cho là một biện pháp tu từ dựa vào sự giống
nhau giữa nghĩa đen và nghĩa bóng của ngôn từ. Tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học tri
nhận lại cho rằng ẩn dụ còn là một công cụ tri nhận hữa hiệu để con người ý niệm hóa
các khái niệm trừu tượng. Ẩn dụ do vậy không chỉ là một phương phức diễn đạt ý nghĩ
bằng ngôn ngữ mà còn là một phương thức để tư duy về sự vật. Ý niệm ở đây là đơn vị
của tư duy, là yếu tố của ý thức. Nói một cách cụ thể, quá trình nhận thức của con
người trải qua hai giai đoạn, đó là cảm tính (cảm giác và tri giác) và lí tính (biểu tượng
và khái niệm). Đơn vị nhỏ nhất của quá trình nhận thức là khái niệm. Quá trình tri nhận
lại không phân chia rạch ròi như thế. Nó là quá trình tổng hợp những kết quả thu nhận
được bắt đầu từ tri giác cảm tính thông qua năm giác quan của con người để cuối cùng
tạo ra những ý niệm là đơn vị nhỏ nhất của quá trình tri nhận.
Đã có một thời gian, các nhà ngôn ngữ học tri nhận tranh luận gay gắt về ẩn dụ.
Cuộc tranh luận bắt đầu từ những công trình nghiên cứu của E.Cassirer, Nietzsche, M.
Minsky, G. Lakoff và M. Johnson… Mở đầu cho trang sử mới của việc nghiên cứu ẩn
dụ tri nhận là hai nhà nghiên cứu G.Lakoff và M. Johnson với tác phẩm lý luận
Metaphors We Live By (Ẩn dụ chúng ta đang sống). Trong đó các tác giả trình bày
những cơ sở của cách tiếp cận tri nhận đối với ẩn dụ – một hiện tượng ngôn ngữ, tri
nhận và văn hóa. Cuốn sách có đoạn: Ẩn dụ xuyên suốt cuộc sống đời thường của
5


chúng ta và thể hiện không chỉ trong ngôn ngữ mà cả trong tư duy và hành động. Hệ
thống ý niệm thường nhật của chúng ta, mà trong khuôn khổ đó chúng ta tư duy và
hành động, về thực chất mang tính ẩn dụ. Bản chất của ẩn dụ nằm trong tư duy và cảm
xúc các hiện tượng thuộc chủng loại này trong thuật ngữ của các hiện tượng thuộc
chủng loại khác.
Như vây, G.Lakoff và M. Johnson định nghĩa: Ẩn dụ tri nhận (ẩn dụ ý niệm) là
một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện
và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới.

Về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt và tạo ra sự
giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau. Bản chất của ẩn dụ
tri nhận là ở sự ngữ nghĩa hóa và cảm nhận những hiện tượng loại này trong thuật ngữ
các hiện tượng loại khác.
Theo cơ sở chức năng tri nhận, cơ sở hình thành, ẩn dụ tri nhận có thể xếp thành
bốn loại cơ bản sau: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ kênh liên lạc/ truyền tin và ẩn
dụ định hướng (G. Lakoff, M. Johnson trong cuốn Metaphors We Live By – Ẩn dụ
chúng ta đang sống).
1.2.2.1 Ẩn dụ cấu trúc
Là loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị) của một từ (hay một biểu thức) này được
hiểu (được đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ (hoặc một biểu thức) khác.
Theo đó, ẩn dụ tri nhận chính là sự ý niệm hóa từng miền riêng lẻ bằng cách
chuyển sang chúng sự cấu trúc hóa một miền khác (ẩn dụ cấu trúc: nghĩa của một khái
niệm, một phạm trù A được hiểu thông qua hệ thống từ nghĩa của một khái niệm, một
phạm trù B khác dựa trên cơ sở biểu trưng hóa và sự liên tưởng).
Ví như khi phân tích nghĩa biểu trưng của những từ ngữ sau, chúng ta nhận được cấu
trúc nghĩa của chúng: Con ong: biểu trưng cho sự cần cù, nhẫn nại lao động. Con mèo:
sự lười biếng. Với ẩn dụ tri nhận, những nét nghĩa biểu trưng không được bộc lộ ra bên
ngoài, chúng phải là những nét nghĩa hàm ẩn. Khi nói: Hà cần cù nhẫn nại lao động
như con ong thì con ong không phải là một ẩn dụ tri nhận, vì nét nghĩa cần cù, nhẫn nại
đã bộc lộ ra bên ngoài. Hà là một con ong thì con ong chính là một ẩn dụ tri nhận, bởi
nét nghĩa vẫn còn hàm chứa trong từ con ong không được bộc lộ ra bên ngoài.

6


Ẩn dụ cấu trúc có thể xuất hiện ở thành ngữ, ca dao, câu đố. Ngoài ra có thể bắt
gặp ẩn dụ loại này ở những câu chuyện cổ tích, chuyện ngụ ngôn và ngay cả trong
những câu nói bình thường trong cuộc sống. Ví như ca dao có câu:
Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Cấu trúc biểu trưng của thuyền – bến đã chuyển sang cấu trúc nghĩa của tình yêu. Vì
thế, thuyền và bến là những ẩn dụ cấu trúc.
1.2.2.2 Ẩn dụ bản thể
Ẩn dụ bản thể chính là sự phạm trù hóa những bản thể trừu tượng bằng cách
ranh giới của chúng trong không gian. Việc xác định ẩn dụ bản thể dựa trên kinh
nghiệm bản thân là chủ yếu, kinh nghiệm của chúng ta xử lí những khách thể vật lí và
những chất đã làm nên một cơ sở dễ hiểu hơn. Cơ sở này vượt ra khỏi khuôn khổ của sự
định hướng đơn giản, kinh nghiệm của con người có thể chia thành từng mảng nhỏ và
phân loại khách thể.
Ẩn dụ bản thể bao gồm: không gian hạn chế; trường thị giác (vật chứa); sự kiện,
hành động, công việc, trạng thái. Ẩn dụ bản thể phục vụ những mục đích khác nhau và
những dạng khác nhau của ẩn dụ phản ánh những mục đích khác nhau. Ví như về
không gian hạn chế, con người được hình dung như nhũng thực thể vật lí bị hạn chế
trong một không gian nhất định và tách biệt khỏi thế giới còn lại bởi bề mặt da của
chúng ta. Mỗi người là cái chứa đựng bị hạn chế bởi bề mặt của thân thể, cái chứa đựng
này có khả năng định hướng kiểu trong – ngoài. Ẩn dụ theo kiểu này biểu tượng cho
những ý được hiểu như sự làm đầy những container - những đơn vị ngôn ngữ cụ thể.
Mỗi vật chứa là một ẩn dụ tri nhận. Ở ví dụ sau thì đầm (đối tượng – vật chứa), bùn
(chất liệu – vật chứa) là hai ẩn dụ vật chứa:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lịa chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
(Ca dao)
Về trường thị giác, có thể thấy một điều rằng chúng ta ngữ nghĩa hóa trường thị
giác của chúng ta như là một vật chứa, còn cái mà chúng ta nhìn thấy là cái được chứa
đựng của vật chứa ấy. Từ chỗ không gian vật lí bị hạn chế đó dẫn tới ý niệm ẩn dụ
7



trường thị giác là vật chứa. Như câu thơ trong bài Tống biệt hành thì mắt cũng là một
ẩn dụ – vật chứa:
Bóng chiều không thắm không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.
(Tống biệt hành – Thâm Tâm)
1.2.2.3 Ẩn dụ “kênh liên lạc/ truyền tin”
Kênh vốn có nghĩa là công trình dẫn nước đào đắp hoặc xây trên mặt đất, phục
vụ thủy lợi giao thông. Kênh dẫn nước vào đồng. Kênh liên lạc ở đây không phải để
dẫn nước mà để truyền (dẫn thông tin). Theo tinh thần của G. Lakoff, M. Johnson thì ẩn
dụ “kênh liên lạc/ truyền tin” là quá trình giao tiếp như sự vận động của nghĩa “làm
đầy” các biểu thức ngôn ngữ (vật chứa) theo kênh nối người nói với người nghe.
G. Lakoff, M. Johnson cũng đã đưa ra một số ví dụ như:
(1) Khó đưa được những tư tưởng này đến với nó.
(2) Tôi cho bạn ý tưởng này.
(3) Đừng nhồi nhét ý nghĩ vào trong những từ không phù hợp.
(4) Những từ của bạn hình như trống rỗng.
Trong những ví dụ trên, thật khó phát hiện ra rằng ẩn dụ che lấp cái gì đó, thậm
chí cũng không thể ý thức được bản thân của ẩn dụ. Bởi đây là cách nói, cách viết quá
quen thuộc ăn sâu vào thói quen đến nỗi đôi khi khó hình dung được rằng cái gì ở đây
không tương ứng với hiện thực. Nhưng nếu phân tích thì có thể thấy ẩn dụ che lấp mất
một số mặt của quá trình giao tiếp.
Thứ nhất, từ ẩn dụ những biểu thức ngôn ngữ là vật chứa ý nghĩa như là một bình
diện của ẩn dụ “kênh liên lạc”, có thể suy ra rằng từ và câu bản thân đã có nghĩa không
phụ thuộc vào bối cảnh hoặc người nói. Từ thành tố của ẩn dụ này Ý nghĩa là đối tượng
(khách thể) có thể suy ra rằng ý nghĩa tồn tại độc lập đối với con người và đối với bối
cảnh. Điều này cũng có thể được suy ra từ vị trí biểu thức ngôn ngữ là vật chứa ý
nghĩa. Những ẩn dụ này áp dụng cho nhiều tình huống lời nói, cụ thể là đối với những
tình huống có sự khác nhau về bối cảnh không đóng vai trò gì và tất cả những người
tham gia cuộc đàm thoại đều hiểu giống nhau những câu đã cho (được nói ra). Ba ví dụ

đã nêu ra ở trên tương ứng với kiểu ẩn dụ “kênh liên lạc/ truyền tin”, chúng có thể liên
quan đến bất kì câu nào.

8


1.2.2.4 Ẩn dụ định hướng
Nếu ẩn dụ cấu trúc hóa các ý niệm về mặt ẩn dụ trong một thuật ngữ của ý niệm
khác thì ẩn dụ định hướng không cấu trúc hóa một ý niệm này trong thuật ngữ của một
ý niệm khác mà tổ chức hệ thống ý niệm đối với một hệ thống ý niệm khác. G. Lakoff,
M. Johnson gọi đây là ẩn dụ định hướng bởi một trong số đó có nhiều ẩn dụ liên quan
đến việc định hướng không gian với những đối lập kiểu như lên – xuống, vào – ra, sâu
– cạn, trung tâm – ngoại vi, trên mặt – từ trên mặt…
Những kiểu ẩn dụ như trên không phải là võ đoán mà chúng có cơ sở vật lý và văn
hóa của chúng ta. Mặc dù những đối lập phân cực: trên – dưới, trước – sau, trong –
ngoài… về bản chất là mang tính vật lí song những ẩn dụ định hướng dựa trên cơ sở đó
phân biệt nhau từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác.
Chẳng hạn như trong một số nền văn hóa, tương lai ở phía trước chúng ta nhưng
trong một số nền văn hóa khác thì nó lại ở đằng sau chúng ta. Tiếng Việt có một số
phương thức đặc thù biểu hiện cách định hướng so với những ngôn ngữ khác. Trần Văn
Cơ trong hai cuốn Ngôn ngữ học tri nhận và Khảo luận ẩn dụ tri nhận đã đưa ra khá
nhiều những ví dụ cho kiểu ẩn dụ này. Có thể dẫn ra một số dẫn chứng cho những ẩn dụ
định hướng không gian kiểu trên – dưới theo tinh thần của tác giả Trần Văn Cơ.
(1) Hạnh phúc hướng lên trên, nỗi buồn định hướng xuống dưới
- “Hãy vui lên đi nào.”
- “Mất niềm tin vào cuộc sống, anh như rơi xuống hố sâu của sự buồn chán.”
Cơ sở vật lí: Nỗi buồn và sự chán nản đè nặng con người dẫn tới hành động cúi
đầu xuống (hướng xuống), còn những cảm xúc tích cực làm con người thoải mái và
ngẩng đầu lên.
(2) Sức khỏe và sự sống định hướng lên trên, bệnh tật và cái chết định hướng

xuống dưới
- “Cô ấy cảm thấy khỏe lên nhiều.”
- “Anh ta sống dậy từ cõi chết.”
-

“Sống làm vợ khắp người ta

Đến khi chết xuống làm ma không chồng.”
(Ca dao)
Cơ sở vật lí: Bệnh nặng bắt chúng ta phải nằm. Khi chết, chúng ta phải ngã xuống.

9


(3) Nắm quyền lực hay sức mạnh thì định hướng lên trên, phục tùng quyền lực
hay sức mạnh thì định hướng xuống dưới
- “Anh ta có quyền lực trên tôi.”
- “Tôi bị hạ (giáng) chức vào ngày hôm qua.”
Cơ sở vật lí: Kích cỡ (kích thước) vật lí thường liên quan đến lực vật lí, còn người
chiến thắng trong cuộc đấu vật thường nằm ở trên.
(4) Cái tốt định hướng lên trên, cái xấu định hướng xuống dưới
- “Cô bé ấy ngày càng tốt lên.”
- “Từ khi có việc làm, anh ta ngày càng phất lên.”
Trong tiếng Việt, có một số trường hợp có thể dùng “ra” thay vì dùng “lên”,
dùng “đi” thay vì dùng “xuống” để chỉ quá trình. Ví như, “mập (béo) ra”, “khôn ra”,
“đẹp ra”, “dài ra”, “to ra”, “thông minh ra”, “trẻ ra”; “già đi”, “xấu đi”, “ốm (gầy)
đi”, “nhỏ đi”.

10



CHƯƠNG 2
ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
2.1 Sơ khảo về ẩn dụ tri nhận trong tiểu thuyết Số đỏ
Chúng tôi tiến hành khảo sát ba loại ẩn dụ tri nhận, đó là: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ
bản thể và ẩn dụ định hướng. Kết quả đạt được là 1032 ẩn dụ tri nhận các loại, từ đó
sẽ phân chia thành nhiều tiểu loại chi tiết hơn. Dưới đây là kết quả khảo sát cụ thể:
Ẩn dụ tri nhận
Số ẩn dụ
Chiếm tỉ lệ %
Ẩn dụ cấu trúc
190
18,41%
Ẩn dụ bản thể
435
42,15%
Ẩn dụ định hướng
407
39,44%
Tổng
1032
100%
Bảng 1. Phân loại ẩn dụ tri nhận trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
2.1.1 Ẩn dụ cấu trúc
Bài tiểu luận đã thống kê được 190 ẩn dụ cấu trúc, chiếm 11,8%. Kết quả phân loại ẩn
dụ cấu trúc được tóm tắt qua bảng sau:

Ẩn dụ
Số ẩn dụ

Chiếm tỉ lệ %
Ẩn dụ
Cấu trúc là ngữ cố định
64/190
33,68%
126/190
66,32%
cấu trúc Cấu trúc là cụm từ trong câu
Bảng 2. Phân loại ẩn dụ cấu trúc trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
2.1.1.1 Cấu trúc là ngữ cố định
Ngữ cố định được chia làm 2 tiểu lại nhỏ hơn là thành ngữ và quán ngữ. Chúng
tôi chỉ khảo sát đối tượng thành ngữ. Bởi vì thành ngữ mới thực sự là phương tiện ngôn
ngữ tiêu biểu cho những đặc trưng của ngữ cố định.
Thành ngữ tiếng Việt nói chung thường được chia thành 2 loại lớn, đó là thành
ngữ đối xứng và thành ngữ phi đối xứng hay còn được gọi là thành ngữ ẩn dụ hoá đối
xứng và thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng. Trong mỗi loại lại chia thành nhiều dạng
nhỏ hơn, chủ yếu là được phân chia theo đặc trưng ngữ pháp, đặc biệt là các mô hình
ngữ pháp. Chúng tôi sẽ áp dụng cách phân loại này kết hợp với màu sắc biểu cảm –
cảm xúc của thành ngữ tiếng Việt để phân loại và phân tích hệ thống các thành ngữ là
ẩn dụ cấu trúc xuất hiện trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Kết quả phân loại các đơn vị thành ngữ là ẩn dụ cấu trúc xuất hiện trong tiểu
thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có thể tóm tắt qua bảng sau:
11


Ngữ cố định (thành ngữ)
Thành ngữ phi đối xứng
Thành ngữ đối xứng
Thành ngữ so sánh
Thành ngữ miêu tả

42/64
1/64
21
(65,63%)
(1,56%)
(32,81%)
Bảng 3. Phân loại các đơn vị thành ngữ trong tiểu thuyết Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng
Từ kết quả khảo sát, thống kê và phân loại này, chúng ta có thể thấy Vũ Trọng
Phụng đã sử dụng rộng rãi các đơn vị thành ngữ trong việc sáng tác tiểu thuyết Số đỏ.
Các thành ngữ ở dạng nguyên mẫu có xu hướng được sử dụng nhiều hơn so với các
thành ngữ ở dạng cải biên. Ông đặc biệt ưa thích sử dụng loại thành ngữ đối xứng với
số lượng đáng ghi nhận 42/64 thành ngữ, chiếm 65,63%. Các đơn vị thành ngữ so sánh
và thành ngữ miêu tả xuất hiện không nhiều với 22/64 thành ngữ (chiếm 34,37%) trong
tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
a. Ngữ cố định là thành ngữ đối xứng
Những thành ngữ đối xứng ở đây chủ yếu mang dạng AxBy với nhiều sắc thái
biểu cảm – cảm xúc. Kết quả khảo sát và phân loại có thể được tóm tắt như sau:
Mang sắc thái

Thành ngữ đối xứng
Mang sắc thái

Mang sắc thái

dương tính
11/42

âm tính
11/42


trung tính
20/42

(26,19%)
(26,19%)
(47,62%)
Bảng 4. Màu sắc biểu cảm – cảm xúc của thành ngữ đối xứng
Có thể dẫn ra một số ví dụ cho loại này như thành ngữ đối xứng mang sắc thái dương
tính:
- …cậu Phước đây thì hay ăn chóng nhớn, ba tháng nữa thì đúng mười một
tuổi.”
- Thế thì còn đâu là những cái thích của bọn khách hàng phụ nữ ưa cái nhanh
mồm nhẹ miệng và những cử chỉ ngộ nghĩnh của Xuân Tóc Đỏ nữa.
Hay thành ngữ đối xứng mang sắc thái âm tính:
- Ai mượn ngay nó làm gì cho tốn cơm tốn tiền?
- Bẩm lão ăn không ăn hỏng, đánh lừa của con một hào.
Hoặc thành ngữ đối xứng mang sắc thái trung tính:
12


- Tôi, tôi cứ sợ mình người trần mắt thịt, không biết chiều ý cậu thì cậu lại đòi
về.”
- Cho nên đám bách tính quần dân kia không biết rằng giữa lúc ấy Đức Vua
nước nhà, quan Toàn quyền và quan Thống sứ đã đưa mắt nhìn nhau...
b. Thành ngữ phi đối xứng
Trong khi thành ngữ so sánh được Vũ Trọng Phụng sử dụng rất ít (1/64 thành
ngữ, chiếm 1,56%) thì thành ngữ miêu tả lại chiếm tỉ lệ cao trong tiểu thuyết Số đỏ, đến
21/64 thành ngữ, chiếm 32,81% để tạo nên những nét nghĩa hàm ẩn cho câu văn của
mình. Đó có thể là thành ngữ so sánh, kiểu như: Con … đoán như Thánh như Thần,

có khi nào sai!, loại thành ngữ miêu tả thì nhiều hơn:
- Ông ấy chủ trương cái hợp thời, những mốt lịch sự, thì hẳn tóc ông ấy phải đẹp
lại còn khen phò mã tốt áo!
- Mày nuôi ong tay áo, mày vẽ ra lắm trò, mày làm hại một đời em mày…
2.1.1.2 Cấu trúc là cụm từ trong câu
Chúng tôi đã thống kê được 126 cụm từ trong câu là ẩn dụ cấu trúc, chiếm
66,32%. Tiêu chí phân loại là dựa vào màu sắc biểu cảm – cảm xúc của những cụm từ
trong câu. Dưới đây là kết quả thống kê:
Mang sắc thái

Cụm từ trong câu
Mang sắc thái

Mang sắc thái

dương tính
14/126

âm tính
82/126

trung tính
30/126

(11,11%)
(65,08%)
(23,81%)
Bảng 5. Phân loại cụm từ trong câu theo màu sắc biểu cảm – cảm xúc
Có thể kể ra một số ví dụ cho loại cụm từ mang màu sắc âm tính như:
- Vâng, tôi, tôi là người chồng mọc sừng!

- Ngoài số sáu chục gian phòng ngủ, khách sạn còn có đến hơn chục thiếu nữ

đi bán ái tình, những con gà mái thượng hạng xa xỉ, theo hệ thống các khách sạn ở
những nước văn minh.
2.1.2 Ẩn dụ bản thể

Chúng tôi đã thống kê được 505 ẩn dụ bản thể, chiếm 42,15%, có tần số cao nhất
trong các loại ẩn dụ chúng tôi khảo sát. Kết quả phân loại ẩn dụ bản thể được tóm tắt qua
bảng sau:

Ẩn dụ
Ẩn dụ bản thể có tính hệ thống
13

Số ẩn dụ
435/505

Chiếm tỉ lệ %
86,14%


Ẩn dụ

Ẩn dụ bản thể phi hệ thống
70/505
13,86%
bản thể
Bảng 6. Phân loại ẩn dụ bản thể trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
Ở đây, chúng tôi chỉ đi vào phân loại sâu hơn và nghiên cứu kĩ những ẩn dụ bản thể có
mối quan hệ với nhau, tạo thành nhóm. Dưới đây là kết quả phân loại ẩn dụ bản thể có tính hệ

thống:

Ẩn dụ
Ẩn dụ

Ẩn dụ liên quan đến con người

Số ẩn dụ

Chiếm tỉ lệ %

309/435

71,03%

126/435

28,97%

bản thể
có tính

Ẩn dụ liên quan đến các
vấn đề khác

hệ thống
Bảng 7. Phân loại ẩn dụ bản thể có tính hệ thống trong tiểu thuyết Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng
2.1.2.1 Ẩn dụ liên quan đến con người
Những ẩn dụ bản thể liên quan đến con người xuất hiện trong Số đỏ với 309 ẩn

dụ, chiếm 71,03% và được chia thành rất nhiều tiểu loại nhỏ, thể hiện ở bảng dưới đây:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Tên ẩn dụ
Số ẩn dụ
Ẩn dụ về cảm xúc/ cảm giác
3/309
Ẩn dụ về tình/ duyên/ tình duyên
16/309
Ẩn dụ về tình yêu/ ái tình/ tình dục
23/309
Ẩn dụ về hạnh phúc/ hôn nhân
14/309
Ẩn dụ về nỗi (sự) bực tức/ tức giận/ nóng

20/309
giận/ căm tức/ bực mình
Ẩn dụ về sự phẫn uất/ thịnh nộ/ tự ái
7/309
Ẩn dụ về ý nghĩ/ tư tưởng
13/309
Ẩn dụ về nỗi lo lắng/ thất vọng/ ngạc nhiên/
12/309
hy vọng
Ẩn dụ về nỗi (hành động) thẹn/ ghen/ ghen
7/309
tuông/ lẳng lơ/ hiếp
Ẩn dụ về bổn phận/ phận sự/ trách nhiệm
21/309
Ẩn dụ về số phận/ tướng số/ vận số/ hậu
19/309
vận
Ẩn dụ về địa vị/ chức vụ
11/309
Ẩn dụ về danh phận/ danh dự/ danh tiếng/
33/309
danh vọng/ thanh danh
Ẩn dụ về danh tiết/ trinh tiết/ danh giá
20/309
Ẩn dụ về nhờ vả/ ơn/ ân huệ
6/309
Ẩn dụ về thái độ/ tính nết/ cử động/ hành
7/309
14


Chiếm tỉ lệ %
0,97%
5,18%
7,44%
4,53%
6,47%
2,27%
4,21%
3,88%
2,27%
6,80%
6,15%
3,56%
10,68%
6,47%
1,94%
2,27%


17

động
Ẩn dụ về sự (niềm, nỗi) sung sướng/ vui/

18

buồn/ đau đớn
Ẩn dụ về linh hồn/ vong hồn/ tinh thần/ xác

19

20
21
22

thịt
Ẩn dụ về trí não/ óc (trí óc)
Ẩn dụ về khuôn mặt
Ẩn dụ về đôi mắt
Ẩn dụ về bộ đùi/ gân cốt/ ngực/ trái tim/

23

ruột/ bụng
Ẩn dụ về công danh/ vinh quang/ phú quý/

24
25
26

cao quý
Ẩn dụ về nghề nghiệp/ công việc
Ẩn dụ về sắc đẹp/ phái đẹp
Ẩn dụ về lời lẽ/ lời nói/ lời khen/ câu (câu

7/309

2,27%

7/309


2,27%

11/309
5/309
5/309

3,56%
1,62%
1,62%

8/309

2,59%

5/309

1,62%

5/309
5/309

1,62%
1,62%

12/309
3,88%
nói/ câu đoán /câu hô)
27
Ẩn dụ về y phục, quần áo
7/309

2,27%
Bảng 8. Phân loại ẩn dụ bản thể liên quan đến con người trong tiểu thuyết Số đỏ
của Vũ Trọng Phụng
Số lượng ẩn dụ bản thể khảo sát được rất nhiều nên ở đây, chúng tôi chỉ xin trình
bày một số ẩn dụ bản thể tiêu biểu, xuất hiện nhiều trong tác phẩm:
a. Ẩn dụ về tình/ duyên/ tình duyên
- Tình/ duyên/ tình duyên là thực thể:
- Tuyết đã liếc mắt đưa tình cho nó để tỏ ý cám ơn.
- Đến đây, Văn Minh thở dài sung sướng như những người thành công trong sự
ép duyên khác.
- Tình/ duyên/ tình duyên là con người:
- Tình kia ai tưởng mà tơ tưởng tình?
- Duyên kia ai đợi mà chờ?
- Tình duyên là chất lỏng:
- Cuộc tình duyên vụng trộm ấy - nếu ta có thể nói thế - không hiểu vì đâu đã vỡ
lở tung toé.
- Tình duyên là công việc (việc làm):
- Hai người lững thững đi qua vườn hoa, tự nhiên như một cặp tình nhân chính
đương thực hành một cuộc tình duyên vụng trộm.
b. Ẩn dụ về tình yêu/ ái tình/ tình dục
15


- Tình yêu/ ái tình/ tình dục là thực thể:
- Bà có biết rằng từ khi chúng tôi mở cửa hiệu này ra thì bao nhiêu người vợ
được cứu vớt, tìm thấy lòng yêu của chồng, lại được hưởng hạnh phúc gia đình rồi đó
không?
- Ngoài số sáu chục gian phòng ngủ, khách sạn còn có đến hơn chục thiếu nữ đi
bán ái tình...
- Bàn về sự khủng hoảng tình dục của đám phụ nữ nạ giòng, (bà Phó Đoan hắt

hơi) Bác sĩ Vachet đã có những kinh nghiệm rất đúng thật.
- Tình yêu/ ái tình là con người:
- Yêu cũng yêu giả dối, tân thời cũng tân thời giả dối, hủ lậu cũng hủ lậu giả dối!
- Ấy là phải lên mặt với ái tình thì cuộc chinh phục mới dễ dàng hơn và bền chặt.
- Tình yêu là ngọn lửa:
- Vì lẽ chưa ai thấy bà có nhân tình, nên những ngọn lưỡi rắn độc phao rằng
những ngọn lửa tình do những kẻ chim bà không được đã khêu lên, bà bắt ông phán
phải rập tất cả.
- Tình yêu là sức lực:
- Ăn ở với nhau độ 10 năm, ông Phó Đoan chết, chết trung thành với nhà
nước, chết chung tình với vợ, chết như những người yêu vợ quá sức.
- Tình yêu là nước:
- Người đàn bà trên bốn mươi tuổi tại sao hay khát tình yêu?
- Ái tình là đồ vật:
- Chúng ta yêu nhau một tấm ái tình cao thượng.
2.1.2.2 Ẩn dụ liên quan đến các vấn đề khác
Mặc dù chiếm số lượng thấp 126/435 ẩn dụ, chiếm 28,9% nhưng những ẩn
dụ bản thể liên quan lên quan đến các vấn đề khác vẫn có thể sắp xếp theo từng nhóm:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên ẩn dụ

Ẩn dụ về cuộc đời
Ẩn dụ về xã hội/ gia đình
Ẩn dụ về quá khứ/ tương lai
Ẩn dụ về bình dân
Ẩn dụ về Âu hóa
Ẩn dụ về kinh tê/ tài chính/ lợi tức
Ẩn dụ về khoa học
Ẩn dụ về nghệ thuật/ mỹ thuật
Ẩn dụ về văn chương/ lịch sử
16

Số ẩn dụ
14/126
13/126
7/126
12/126
3/126
4/126
10/126
6/126
2/126

Chiếm tỉ lệ %
11,11%
10,32%
5,56%
9,52%
2,38%
3,17%
7,94%

4,76%
1,59%


10
Ẩn dụ về thể thao
10/126
7,94%
11
Ẩn dụ về báo chí
8/126
6,34%
12
Ẩn dụ về mưa mẹo/ phương kế
2/126
1,59%
13
Ẩn dụ về lý luận
3/126
2,38%
14
Ẩn dụ về điều (điều ấy/ điều này)
2/126
1,59%
15
Ẩn dụ về tiến hóa
6/126
4,76%
16
Ẩn dụ về văn minh/ hủ lậu/ bảo thủ/ bất hủ

13/126
10,32%
17
Ẩn dụ về sự tân tiến /cổ điển/ thành kiến
6/126
4,76%
18
Ẩn dụ về hoàn cảnh, cảnh ngộ, tình thế
5/126
3,97%
Bảng 9. Phân loại ẩn dụ bản thể liên quan đến các vấn đề khác trong tiểu thuyết
Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

2.1.3 Ẩn dụ định hướng
Ngoài những ẩn dụ định hướng không gian kiểu trên – dưới, chúng tôi còn tiến
hành khảo sát ẩn dụ định hướng theo những kiểu khác như: ẩn dụ định hướng không
gian kiểu vào – ra, ẩn dụ định hướng không gian kiểu trước – sau. Với 3 kiểu ẩn dụ
này, chúng tôi đã khảo sát được 407 ẩn dụ. Kết quả khảo sát và thống kê :
Ẩn dụ
Ẩn dụ định hướng không gian kiểu
trên – dưới
Ẩn dụ định hướng không gian kiểu

Ẩn dụ
định
hướng

vào – ra
Ẩn dụ định hướng không gian kiểu


Số ẩn dụ

Chiếm tỉ lệ %

219/407

53,81

167/407

41,03%

21/407
5,16%
trước – sau”
Bảng 10. Phân loại ẩn dụ định hướng trong tiểu thuyết Số đỏ
của Vũ Trọng Phụng
2.1.3.1 Kiểu ẩn dụ định hướng không gian kiểu trên – dưới
Đây là kiểu phổ biến nhất của ẩn dụ định hướng. Ngoài những cách phân loại và
gọi tên ẩn dụ tri nhận theo tinh thần của Trần Văn Cơ, ẩn dụ định hướng không gian
kiểu trên – dưới còn có thể phân chia theo nhiều nhóm khác nhau, tạo thành một hệ
thống ẩn dụ định hướng không gian kiểu trên – dưới trong tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn
Vũ trọng Phụng. Dưới đây là kết quả khảo sát và phân loại:

STT
Tên ẩn dụ
1
Sức khỏe và sự sống định hướng lên trên,
bệnh tật và cái chết định hướng xuống
dưới

17

Số ẩn dụ

Chiếm tỉ lệ %

6/219

2,74%


2

Ý thức định hướng lên trên, vô thức định

3

hướng xuống dưới
Hành động di chuyển từ dưới thấp đến cao
(so với mặt đất) định hướng lên trên, hành
động di chuyển từ trên cao (so với mặt đất)

4

40/219

18,26%

54/219


24,66%

7/219

3,20%

6/219
3/219
3/219
6/219

2,74%
1,37%
1,37%
2,74%

17/219

7,76%

5/219

2,28%

9/219

4,11%

9/219


4,11%

7/219

3,20%

10/219

4,575

15/219

6,85%

17/219

7,76%

5/219

2,28%

đến thấp định hướng xuống dưới
Hành động quan sát, nhìn ngắm vật hoặc
tiếp xúc với vật (ở vị trí trên cao) định
hướng lên trên, quan sát, nhìn ngắm vật
hoặc tiếp xúc với vật (ở mặt đất) định

5
6

7
8
9

hướng xuống dưới
Hạnh phúc hướng lên trên
Địa vị xã hội cao định hướng lên trên
Cái tốt, nhiều hơn định hướng lên trên
Sự tự tin định hướng lên trên
Âm thanh, mùi hương khếch tán định

10

hướng lên trên
Quá trình trưởng thành, phát triển định

11

hướng lên trên
Hành động bất ngờ, nhanh (lan truyền)

12

định hướng lên trên
Phạm vi ảnh hưởng (lan truyền) rộng,
không còn mang tính chất khép kín, bí mật

13

định hướng lên trên

Đặt tay tiếp xúc với vật, bộ phận( của con
người) ở tư thế trên cao (so với mặt đất)

14

định hướng lên trên
Sự lo lắng, bối rối, không yên về một điều

15

gì định hướng lên trên
Vật, con người tiếp xúc với mặt đất (những

16

vật nằm ở mặt đất) định hướng xuống dưới
Hành động tôn kính, trân trọng định hướng

17

xuống dưới
Sự đồng ý, chấp thuận một việc gì đó định
hướng xuống dưới

Bảng 11. Phân loại ẩn dụ định hướng với kiểu ẩn dụ định hướng không gian kiểu
trên – dưới trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
18


2.1.3.2 Ẩn dụ định hướng không gian kiểu vào – ra

Những ẩn dụ này không được Trần văn Cơ nghiên cứu sâu và đưa một hê thống ví
dụ. Nhưng khảo sát cho thấy, đối lập không gian “vào – ra” cũng xuất hiện khá phổ
biến trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, từ đó chúng tôi đưa vào thành từng nhóm
và gọi tên thích hợp theo tinh thần của Trần Văn Cơ khi khảo sát những ẩn dụ định hướng kiểu
“lên – xuống”. Sau đây là kết quả khảo sát:

STT
Tên ẩn dụ
1
Di chuyển từ không gian nhỏ bé chật hẹp

Số ẩn dụ

Chiếm tỉ lệ %

54/167

32,34%

12/167

7,18%

5/167

2,99%

2/167

1,98%


7/167

4,19%

10/167

5,99%

2/167
3/167
3/167

1,98%
1,80%
1.80%

12/167

7,19%

4/167

2,40%

5/167

2,99%

3/167


1.80%

9/167

5,39%

đến không gian rộng rãi (hướng đến không
gian rộng lớn hơn) định hướng ra ngoài, di
chuyển từ không gian rộng lớn đến không
2

gian nhỏ bé định hướng vào trong
Sự di chuyển (khí, âm thanh) từ bên trong
ra ngoài định hướng đi ra, sự di chuyển
(khí, âm thanh) từ phía ngoài vào bên trong
các bộ phận (của con người) định hướng đi

3

vào
Hành động di chuyển nhanh, hành động

4

mang tính chất đột ngột định hướng đi ra
Phạm vi ảnh hưởng rộng dần so với trước

5
6


định hướng ra ngoài
Tỏ rõ thái độ ra ngoài
Đồ vật, sự việc, cảnh vật hiện diện rõ định

7
8
9
10

hướng ra ngoài
Phát triển hơn định hướng ra ngoài
Niềm vui, sức khỏe định hướng ra ngoài
Sự tự tin định hướng ra ngoài
Sự ngạc nhiên, kinh ngạc định hướng ra

11

ngoài
Hành động nhận thức (một điều gì đó) định

12
13

hướng ra ngoài
Yêu cầu người khác định hướng ra ngoài
Một vật bị tác động mạnh bởi một lực nào

14


đấy định hướng ra ngoài
Lấy một cái gì đó dùng cho một mục đích
19


15

cụ thể định hướng ra ngoài
Hình thành nên, tìm ra, làm ra một cái gì
mới (lúc trước chưa có) định hướng ra bên

16

ngoài
Sự thay đổi cảm xúc, cảm giác, trạng thái,

17

hình ảnh định hướng ra ngoài
Tham gia vào một việc nào đó định hướng

18

vào trong
Dùng tay chỉ trỏ, tác động vào các bộ phận

18/167

10,78%


3/167

1.80%

8/167

4,79%

7/167

4,19%

(của con người) hoặc tác động vào con vật,

sự vật định hướng đi vào
Bảng 12. Phân loại ẩn dụ định hướng với kiểu ẩn dụ định hướng không gian kiểu
vào – ra trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
2.1.3.3 Ẩn dụ định hướng không gian kiểu trước – sau
Những ẩn dụ kiểu này không được đa dạng, phong phú như ở hai loại trước. Vì số
lượng ẩn dụ là không nhiều (21/407 ẩn dụ, chiếm 5,16%) nên chúng tôi sẽ không phân
chia thành những tiểu loại nhỏ hơn mà chỉ liệt kê một số ví dụ đã khảo sát được, như:
- “Cái áo lá bằng lụa mỡ gà, trước ngực có dấu ấn son đỏ to tướng…”
- “Ðương nhí nhảnh, Tuyết chợt nhìn thẳng ra phía trước mặt để phải cau khoé
hạnh, nét ngài.”
- “Không thấy tiếng giầy lạo sạo trên cuội theo mình nữa, Tuyết dừng chân,
quay lại nhìn sau lưng...”
2.2 Giá trị nghệ thuật của ẩn dụ tri nhận trong Số đỏ
Áp dụng kết quả khảo sát, thống kê và phân loại ẩn dụ tri nhận ở trên vào việc
nghiên cứu giá trị nghệ thuật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi đã
hệ thống hóa thành những ý cơ bản sau:

2.2.1 Ẩn dụ tri nhận và việc nâng ngữ nghĩa lời văn
Dù là ẩn dụ hay ẩn dụ tri nhận thì một đặc trưng không thể thiếu đó chính là
mối quan hệ tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng. Với ẩn dụ cấu trúc – một tiểu loại
của ẩn dụ tri nhận thì thuộc tính không thể thiếu đó chính là những nét nghĩa biểu trưng
không bộc lộ ra ngoài mà chúng là những nét nghĩa hàm ẩn. Chính vì thế, bạn đọc là
người đi kiếm tìm những nét nghĩa hàm ẩn ấy để hiểu câu văn, dụng ý nghệ thuật của
tác giả. Câu văn vì thế mà có một độ “sâu” nhất định, sự diễn đạt vì thế cũng gợi hình,
gợi cảm hơn.
20


Thành ngữ là tinh hoa của ngôn ngữ, có thể giúp chúng ta biểu đạt tình cảm, tư
tưởng một cách sâu sắc, tinh tế. Một câu thành ngữ chỉ vỏn vẹn đôi từ nhưng lại ẩn
chứa những tư tưởng, triết lý sâu xa mà không phải một hai câu văn có thể biểu đạt
được. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Vũ Trọng Phụng lại sử dụng đến 64 ẩn dụ cấu
trúc là thành ngữ trong tiểu thuyết Số đỏ của mình (Bảng 2). Có thể thấy Vũ Trọng
Phụng đặc biệt ưa thích sử dụng loại thành ngữ đối xứng với số lượng đáng ghi nhận:
42/64 thành ngữ, chiếm 65,63%. Các ẩn dụ cấu trúc với những thành ngữ so sánh và
thành ngữ miêu tả (thuộc nhóm thành ngữ phi đối xứng) xuất hiện không nhiều trong
tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng chỉ với 22/64 ẩn dụ, chiếm 34,37% (trong đó thành ngữ
so sánh chỉ chiếm 1 ẩn dụ, số lượng vô cùng ít).
Ở tiểu thuyết Số đỏ, Vũ trọng Phụng không phải là ít sử dụng thành ngữ so
sánh trong việc xây dựng câu văn nhưng để trở thành một ẩn dụ tri nhận thì những nét
nghĩa biểu trưng không được bộc lộ ra ngoài, chúng phải là những nét nghĩa hàm ẩn.
Với những ví dụ sau đây, thành ngữ không thể trở thành ẩn dụ cấu trúc:
- …thế mà nó cứ để con tôi ngoan như bụt, nhà cửa sạch như lau, như chùi!
- Có thế thôi mà phải dặn đi dặn lại mãi, thợ với thuyền, ngu như lợn!
Nét nghĩa ngoan và ngu đã được bôc lộ ra ngoài nên bụt và lợn không phải là
những ẩn dụ tri nhận. Tuy nhiên, tác giả vẫn tạo được những nét rất riêng trong cách sử
dụng thành ngữ của mình với số lượng thành ngữ đã thống kê được và qua sự phân loại

khái quát. Ví dụ như:
- Không được môn đăng hộ đối! Mà chưa chắc ông Xuân đã ưng con Tuyết...
- Bao giờ... bao giờ mà y phục tiến bộ đến cực điểm đi đến chỗ tận thiện tận mỹ,
thì nghĩa là y phục phải không còn... che đậy cái gì của người đàn bà nữa!
- …chúc chúng ta bách niên giai lão nữa!
- …mày bôi tro trát trấu vào cái thanh danh nhà tao!
- Những bọn trưởng giả vô công rồi nghề phải hẹn hò với nhau ở đây thì mới
không thấy đời là đáng buồn.
- Không những sự cứu chữa mà Xuân đe doạ kia chẳng những không hại đến địa
vị quả phụ của bà, mà dẫu rằng xưa kia đã có tai vách mạch rừng chi nữa thì cũng
không sao…
- Thật là kỳ phùng địch thủ, anh hùng tương ngộ, vì thế nào ba ngài nay mai
cũng chạm trán nhau trên sân quần, vào dịp đón Vua.
21


Đây là những ẩn dụ tri nhận cùng thuộc trong một nhóm là thành ngữ đối xứng
nhưng lại nằm ở lần lượt ba nhóm nhỏ hơn: thành ngữ đối xứng mang sắc thái dương
tính; thành ngữ đối xứng mang sắc thái trung tính; thành ngữ đối xứng mang sắc thái
trung tính. Dù nằm ở nhóm sắc thái nào thì điều đầu tiên khi nhắc đến thành ngữ không
thể bỏ qua đó chính là đơn vị định danh hình tượng. Mặt khác, tính chất đối của những
thành ngữ đối xứng làm cho kết cấu của nó thêm vững chắc, làm cho nghĩa của nó trở
nên gợi cảm hơn. Do đó, biểu đạt bằng thành ngữ sẽ có thể vừa sâu sắc vừa hấp dẫn,
vừa hàm súc, vừa đẹp đẽ. Đó là sự biểu đạt bằng những hình ảnh biểu trưng.
Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn
tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Đó là cách nói ví von rất hay, rất có hình ảnh, rất
thấm thía. Các nhà văn, nhà thơ sử dụng nhiều thành ngữ một cách sáng tạo nhưng đều
hướng tới một mục đích chung là nâng cao ngữ nghĩa lời thơ, lời văn. Miêu tả bọn sai
nha phong kiến, Nguyễn Du chỉ cần nói vắn tắt:
Người nách thước kẻ tay dao

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi
(Truyện Kiều)
Người đọc có thể hình dung được cái bề ngoài dữ tợn, gớm ghiếc của lũ sai nha
phong kiến, đồng thời nhận ra thái độ phủ định hạng người này của Nguyễn Du qua
thành ngữ đầu trâu mặt ngựa. Nam Cao miêu tả: Năm Thọ vốn là một thằng đầu bò
đầu bướu (Chí Phèo). Chỉ một thành ngữ đầu bò, đầu bướu đủ nói lên tính cách ương
ngạnh, bướng bỉnh, bất cần, không chịu lùi bước trước đối phương của nhân vật này.
Thành ngữ bắt nguồn từ lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động. Chính vì thế sử
dụng thành ngữ để tạo thành những ẩn dụ cấu trúc trong sáng tác văn chương sẽ làm
cho tác phẩm trở nên gần gũi, bình dân và giản dị hơn, góp phần đưa tác phẩm đến gần
với công chúng hơn. Có lẽ, Vũ Trọng Phụng cũng đã đã ý thức được điều này như
những nhà thơ, nhà văn khác. Bên cạnh đó, việc sử dụng đan xen, hài hoà giữa thành
ngữ gốc Hán và thành ngữ thuần Việt làm cho ngôn ngữ trong Số đỏ của Vũ Trọng
Phụng vừa bình dân, hiện đại cũng vừa bác học, cổ kính. Ví dụ:
Những thành ngữ gốc Hán với sự cổ kính, bác học:
- Ông ấy chủ trương cái hợp thời, những mốt lịch sự, thì hẳn tóc ông ấy phải đẹp
lại còn khen phò mã tốt áo!
- Không được môn đăng hộ đối! Mà chưa chắc ông Xuân đã ưng con Tuyết...
22


- Bao giờ... bao giờ mà y phục tiến bộ đến cực điểm đi đến chỗ tận thiện tận mỹ,
thì nghĩa là y phục phải không còn... che đậy cái gì của người đàn bà nữa!
- …chúc chúng ta bách niên giai lão nữa!
đặt bên cạnh những thành ngữ thuần Việt làm cho sự diễn đạt phong phú đầy màu sắc:
- …cậu Phước đây thì hay ăn chóng nhớn, ba tháng nữa thì đúng mười một tuổi.
- Thế thì còn đâu là những cái thích của bọn khách hàng phụ nữ ưa cái nhanh
mồm nhẹ miệng và những cử chỉ ngộ nghĩnh của Xuân Tóc Đỏ nữa.
- Ai mượn ngay nó làm gì cho tốn cơm tốn tiền?
- Bẩm lão ăn không ăn hỏng, đánh lừa của con một hào.

Như vậy, thành ngữ vốn mang tính dân gian, là tổ hợp từ ổn định, là kiểu rút
gọn từ đến tối giản nhưng lại chưa đựng nhiều nội dung sâu sắc, vì thế câu văn Vũ
Trọng Phụng không những bóng bẩy, giàu hình ảnh, mà còn rất gần gũi quen thuộc,
chứa nhiều tầng bậc ý nghĩa.
Để diễn tả cái hạnh phúc trăm năm mà người yêu của Tuyết muốn gửi đến
người yêu mình và Xuân Tóc Đỏ, Xuân không cần phải nói một cách rườm ra, dài dòng
mà chỉ cần nói: Sau khi nghe mình giảng giải, lại hoang nghênh lắm, và chúc chúng ta
bách niên giai lão nữa. Bởi thành ngữ bách niên giai lão dùng trong lời chúc (cho các
đôi vợ chồng lúc làm lễ kết hôn) được hạnh phúc lâu bền, chung sống cùng nhau đến
trọn đời. Nguyễn Đình Thi trong Vỡ bờ cũng không viết là trăm năm hạnh phúc mà viết
là: Bữa cơm vậy mà ai cũng vui, ai cũng chúc cô dâu chú rể bách niên giai lão. Nét
nghĩa hạnh phúc lâu bền đã không được bộc lộ ra ngoài, chính vì thế giá trị ngữ nghĩa
của câu văn được nâng lên đáng kể.
Ẩn dụ cấu trúc là thành ngữ đối xứng trong Số đỏ còn mang lại vẻ đẹp cân đối
cho câu văn, như:
- Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm
nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau…
- Ấy chính là khoa quyền lộc cung, vua biết mặt, chúa biết tên;
- …nếu không có một nhà thương nòi yêu giống xây ngay trên bờ hồ ấy một
khách sạn mà Tây phương có lẽ cũng thèm muốn, là khách sạn Bồng Lai.
Những ẩn dụ định hướng góp phần làm cho sự diễn đạt của nhà văn hợp với sự
vận động khách quan, có tính lôgic. Theo dõi ở bảng 11 và bảng 12 thì thấy với cơ sở
vật lí: Nỗi buồn và sự chán nản đè nặng con người dẫn tới hành động cúi đầu xuống
23


(hướng xuống), còn những cảm xúc tích cực làm cho con người thoải mái và ngẩng đầu
lên (hướng lên) ta sẽ có hai kiểu ẩn dụ:
Hạnh phúc hướng lên trên:
- Không những cụ Hồng mà thôi, ngần ấy người vỗ tay reo lên.

- Bà khách trợn mắt lên sung sướng vì thấy hợp ý, nghĩ ba phút rồi đáp.
Niềm vui định hướng ra ngoài:
- Những người khác hoặc rũ rượi ra cười hoặc xúm quanh cụ Phán bà khuyên
giải…
Sự tự tin cũng là những cảm xúc tích cực, ta có hai kiểu ẩn dụ tương ứng: sự tự
tin định hướng lên trên và sự tự tin định hướng ra ngoài:
- Xuân Tóc Đỏ ưỡn ngực lên, giấu cái chổi lông gà sau lưng, nghiêm trang: Tôi ... Là ... là ... một người dự phần trong việc Âu Hoá.
- Xuân Tóc Đỏ bèn lên giọng trịch thượng.
- …Xuân Tóc Ðỏ cứ đứng vênh váo ưỡn ngực ra nhận cái chức đồng nghiệp với
ông đốc tờ.
- Tuyết bĩu môi và ưỡn ngực ra: - Cần gì nữa?
Làm cho câu văn đẹp trong sự cân đôi hài hòa và sự diễn đạt có tính logic chỉ là
những giá trị phụ mà ẩn dụ tri nhận mang lại cho tác phẩm Số đỏ. Điều chủ yếu đầu
tiên phải nói đến khi nhắc đến giá trị nghệ thuật của ẩn dụ tri nhận trong tiểu thuyết là
việc nâng cao ngữ nghĩa lời văn. Như đã nói ở trước, ẩn dụ cấu trúc với những thành
ngữ tuy hết sức ngắn gọn nhưng lại tỏ ra vô cùng hiệu quả để tăng ngữ nghĩa cho lời
văn. Bởi nói như Gorki: Cách nói hình ảnh và hàm súc của thành ngữ lắm khi phải sử
dụng nhiều trang sách mới minh họa được.
Bên cạnh thành ngữ, ẩn dụ cấu trúc còn là những cấu trúc cố định trong câu với
con số không hề nhỏ, với 126/190 ẩn dụ, chiếm 66,32%. Quan sát Bảng 5, vì sao cụm
từ trong câu mang màu sắc âm tính lại chiếm tỉ lệ cao hơn (82/ 126 ẩn dụ, chiếm 65,08)
so với hai loại còn lại, là cụm từ trong câu mang màu sắc dương tính và mang màu sắc
trung tính. Điều này minh chứng cho việc khắc họa tính cách điển hình của Vũ Trọng
Phụng mà ở mục sau chúng tôi sẽ làm rõ. Ở đây, chúng ta cần thấy được những ẩn dụ
tri nhận đã mang lại hiệu quả như thế nào để tăng ngữ nghĩa cho lời văn, tăng sức gợi
hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

24



Cách nói như thế này tạo được sự tinh tế trong diễn đạt, do đó ngữ nghĩa lời văn
cũng tăng theo và tạo được ấn tượng với độc giả:
- Chúng ta yêu nhau một tấm ái tình cao thượng ...
- Ðôi ta yêu nhau bằng thứ linh hồn trong sạch.
Ở đây, không ai có thể hình dung được tấm ái tình cao thượng cũng như tấm ái
tình trong sạch bởi đây là cách nói ẩn chứa nhiều ẩn ý sâu xa.
Những nét nghĩa xấu xa như bạc tình, ngu ngốc, đểu cáng, lừa đảo … ở những ví
dụ sau đây không được nói rõ ra buộc người đọc phải đặt câu văn trong văn cảnh kết
hợp với cụm từ để tìm ra nét nghĩa hàm ẩn, từ đó nhận thức rõ hơn về đối tượng. Nói
ngữ nghĩa lời văn đã được nâng cao phần nào đó là nhờ vào những ẩn dụ tri nhận hoàn
toàn có cơ sở hợp lí:
- Đồ bạc tình lang! Làm hại cả một đời con người ta rồi thì bây giờ giở mặt
phỏng!
- Mầy nhầm thế thì có phen bà chém cổ mẹ mày đi! Đồ con lợn!
- Rồi ông phán hục hặc: - Đồ khốn nạn! Đồ chó đểu!
- Tôi không là người chồng thì tôi còn là con chó gì nữa?
- Cái thằng Xuân như thế là đồ xỏ lá, đồ ba que, mặt chó chứ không phải mặt
người nữa!
- Tôi, tôi chỉ muốn vào băm mặt cái thằng chó ngay bây giờ mà thôi!
- Bà mẹ đứng lên, tiến đến cỉa xói vào mặt ông con: - Là vì ông Xuân đã ngủ
với em mày rồi, mày biết chưa, thằng khốn nạn!
Không nói một cách trực tiếp nét nghĩa là thế mạnh của ẩn dụ tri nhận. Điều này
giả thích vì sao Vũ Trọng Phụng lại không viết: Phần gia tài của em mình như thế thì
nó chẳng phải vội cũng đã đủ là đào giàu có chứ sao? Mà lại viết: Phần gia tài của em
mình như thế thì nó chẳng phải vội cũng đã đủ là đào được mỏ chứ sao? Ngữ nghĩa
của lời văn tăng lên đáng kể. Sự giàu có của nhân vật Xuân ở đây hóa ra đã trở thành
một khách thể ẩn (đào được mỏ) kiểu như:
Nó đi tìm hạnh phúc.
Anh ta phô trương sự giàu có mới kiếm được của mình.
Nó là kẻ săn của.

Cô ta là kẻ đi tìm vàng.
Nó làm mất tài sản của mình.
25


×