Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại (qua ba tác phẩm: Hồ quý ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839 KB, 137 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ THỊ HỒNG THẮM

TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH
TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI
(QUA BA TÁC PHẨM: HỒ QUÝ LY, MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ
ĐỘI GẠO LÊN CHÙA)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ THỊ HỒNG THẮM

TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH
TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI
(QUA BA TÁC PHẨM: HỒ QUÝ LY, MẪU THƯỢNG NGÀN
VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA)

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN DƯƠNG

NGHỆ AN - 2013


3

MỤC LỤC
1.1.2.1. Tiểu thuyết nhìn cuộc sống dưới góc độ đời tư.............................................................9
Nhìn cuộc sống dưới góc độ đời tư là một trong những đặc trưng quan trọng hàng đầu của
tiểu thuyết. Bêlinxki từng nói “tiểu thuyết là sử thi của đời tư” bởi gắn liền khả năng phản ánh
đời sống ở quy mô lớn, mở rộng về không gian, thời gian, nhân vật, sự kiện là năng lực đi sâu
khám phá số phận cá nhân xoay quanh những góc khuất đời tư như tình yêu, hạnh phúc hoặc
bất hạnh trong cuộc sống riêng tư. Nếu sử thi thường quan tâm đến những vấn đề của cộng
đồng, ngợi ca những con người anh hùng, những cá nhân tiêu biểu của cộng đồng thì tiểu
thuyết cơ bản quan tâm đến những vấn đề bình thường, những con người, cá nhân có hoàn
cảnh và số phận riêng. Mỗi cuốn tiểu thuyết không phải là “một cuộc đời” được nhà văn
“cưa” lấy một khoảnh khắc có ý nghĩa để thể hiện ý đồ nghệ thuật mà là câu chuyện của nhiều
cuộc đời với những thăng trầm của số phận, những bi kịch cá nhân… Đó là số phận của
Anđrây, Natasa, Pie, Mary (Chiến tranh và hoà bình - L.Tônxtôi), Grigôri, Acxênhia, Natalia
(Sông Đông êm đềm - Sôlôkhôp), Thứ, Oanh, San (Sống mòn - Nam Cao), nghị Hách, Long,
Mịch, Tú Anh (Giông Tố - Vũ Trọng Phụng), Kiên, Phương (Nỗi buồn chiến tranh - Bảo
Ninh)… Mỗi cuộc đời là một ô cửa mà nhà văn dụng công trổ ra để phản ánh thực tại đang
biến đổi bằng cảm quan của riêng mình.....................................................................................9
Dưới góc độ đời tư, tiểu thuyết nhìn con người ở tính người, chất người đích thực trong “tổng
hoà các mối quan hệ xã hội” với những góc khuất: tốt - xấu, cao cả - thấp hèn… Bakhtin thật
có lí khi cho rằng: “Nhân vật tiểu thuyết không nên là “anh hùng” trong cái nghĩa sử thi và bi
kịch của từ đó, mà nên thống nhất trong bản thân các nét vừa chính diện vừa phản diện, vừa

tầm thường, vừa cao cả, vừa buồn cười, vừa nghiêm túc”. Nhà văn Thạch Lam khi bàn về
nhân vật tiểu thuyết đã phủ nhận quan niệm “vai chính hoàn toàn” của tiểu thuyết: “Cái hoàn
toàn tốt hay cái hoàn toàn xấu không có ở trên đời, đó là một điều ai cũng biết. Người ta là
một động vật rất phiền phức…Người ta là người với những sự cao quý và hèn hạ của người”.
Tuy nhiên, tuỳ vào từng thời kì nhất định mà cái nhìn đời tư có thể kết hợp với các chủ đề thế
sự hoặc lịch sử dân tộc. Khi yếu tố đời tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng và
ngược lại, khi yếu tố lịch sử càng phát triển thì chất sử thi càng đậm nét................................10
1.1.2.2. Chất văn xuôi...............................................................................................................10
Đây là thuật ngữ vận dụng ý tưởng của Bakhtin nhằm chỉ những nhân vật phải chịu rất nhiều
những trải nghiệm trong cuộc đời với bao nhiêu thăng trầm, biến đổi, suy nghĩ, dằn vặt đau
khổ và có sự lớn lên, trưởng thành trong ý thức, tư duy. Nếu nhân vật sử thi tương đối đơn


4

giản và thường là nhân vật hành động thì nhân vật tiểu thuyết là “con người trong con người”,
“con người không trùng khít với chính nó” (Bakhtin). Nghĩa là nhân cách con người tiểu
thuyết phức tạp hơn nhiều so với những lược đồ đơn giản về vị thế, giới tính, giai cấp của
chính họ. Chính vì thế, khác với sử thi cổ đại và truyện trung đại, tiểu thuyết thường tìm mọi
cách thâm nhập, khám phá thế giới bên trong của con người để phát hiện ra những bí ẩn trong
chiều sâu tâm hồn họ, kể cả đường biên mong manh giữa tốt - xấu, cao cả - thấp hèn............11


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tiểu thuyết là thể loại dài hơi, luôn vận động, biến đổi và chưa hoàn tất. M.
Bathtin xem đối tượng ưu tiên của tiểu thuyết là cái “hiện tại chưa hoàn thành” bởi

khả năng bắt nhịp, miêu tả một cách sống động, chân thực thực tại đang biến động và
khả năng tổng hợp, khái quát cao nhất những hiện tượng đời sống của thể loại này.
Tiểu thuyết đương đại Việt Nam, nhất là tiểu thuyết thời kì đổi mới đã có
những bước “xé rào” ngoạn mục, thoát dần bộ đồng phục của văn chương minh hoạ để
tiếp cận đời sống đa diện, nhiều chiều hơn. Các nhà văn say sưa khai vỡ mảnh đất hiện
thực mới, say mê tìm tòi những phương thức biểu hiện hiện đại. Khiêm nhường, điềm
tĩnh lựa chọn cho mình một lối đi riêng, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo được dấu ấn đậm
nét và nhanh chóng trở thành “tâm điểm”, “hiện tượng” trong đời sống văn học những
năm đầu thế kỉ XXI. Nghiên cứu Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa
cũng là cách đánh giá đúng sự đóng góp về mặt thể loại của lão nhà văn và hiểu hơn
cái năng động của nghệ thuật tiểu thuyết.
1.2. Bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2006) và Đội
gạo lên chùa (2011) là những tác phẩm được đánh giá có những kiến giải sâu sắc về
lịch sử, văn hoá và sức sống dân tộc. Trung thành với cách tiếp cận đời sống từ góc
nhìn lịch sử, văn hoá nhưng ở mỗi tác phẩm, tác giả nổ lực làm mới mình bằng vốn
kiến thức uyên bác, sự sâu sắc trong thể hiện ý tưởng và tìm tòi đổi mới về hình thức
thể hiện. Dẫu đón nhận nhiều lời khen, chê song không thể phủ nhận sức hút cũng như
giá trị của ba cuốn tiểu thuyết, nhất là khi nó “ẵm” về những giải thưởng danh giá: giải
thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Đây là phần thưởng
xứng đáng ghi nhận sự cống hiến không mệt mỏi của nhà văn “lão thành” đầy tài năng,
tâm huyết này.
1.3. Nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc độ thể loại là việc làm cần thiết nhằm
tìm hiểu sâu hơn đặc điểm sáng tác của một tác giả, phong cách nhà văn và đóng góp
của họ về mặt thể loại. Nguyễn Xuân Khánh là hiện tượng văn học khá nổi bật trong
thời gian gần đây. Với những nổ lực tìm tòi đổi mới cả về mặt tư duy nghệ thuật và
phương thức tổ chức trần thuật, tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh rất cần được nghiên


2
cứu một cách hệ thống để đánh giá đúng vị trí của nó trong dòng chảy tiểu thuyết Việt

Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề

Tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa
(2011) ngay thời điểm mới ra đời đã nhanh chóng trở thành “hiện tượng” trên văn đàn.
Nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo được tổ chức, liên tục những lần tái bản và lần lượt các
bài nghiên cứu phê bình “mổ xẻ” tác phẩm từ nhiều phương diện là minh chứng cho
sức lan toả của hiện tượng Nguyễn Xuân Khánh.
Trình làng năm 2000, tiểu thuyết Hồ Quý Ly ngay lập tức thu hút sự quan tâm
của dư luận, đặc biệt khi cuốn tiểu thuyết giành được nhiều giải thưởng danh giá từ
Hội Nhà văn. Vấn đề được giới nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm là nội dung
lịch sử và những nét nổi bật về nghệ thuật của tác phẩm như kết cấu, cốt truyện, nghệ
thuật xây dựng nhân vật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu…
Xếp tiểu thuyết Hồ Quý Ly vào khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử luận giải,
Nguyễn Văn Dân đã phát hiện ra “cái luận đề” xuyên suốt tác phẩm Hồ Quý Ly chính
là luận đề về ý nghĩa “thời thế” của nhân vật này trong thời đại suy tàn của nhà Trần,
khi mà số phận của nhà Trần không còn cho phép nó đảm đương trọng trách của lịch
sử [14].
Quan tâm đến số phận và sự vận động của hình tượng nhân vật, Hoà Vang đã
nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác phẩm: “Lực hấp
dẫn của tiểu thuyết Hồ Quý Ly còn nằm trong sự phân thân, sự vận động của các hình
tượng nhân vật… mỗi người một số phận, một tính cách, một dạng nổi trôi và vùng
vẫy, một kết cục, để mỗi người một nét cùng vẽ nên sinh động, rõ ràng và bi hùng một
hoàn cảnh lịch sử cụ thể…” [ 66 ].
Nguyễn Diệu Cầm trong bài Tiểu thuyết lịch sử đang hấp dẫn trở lại đã phân
tích thành công của cấu trúc vòng tròn trong tác phẩm và sự đa dạng điểm nhìn trần
thuật khi miêu tả nhân vật Hồ Quý Ly.
Trong tham luận Đọc Hồ Quý Ly, nghĩ về tư duy tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh, Phạm Phú Phong trên cơ sở soi chiếu đặc trưng thể loại và đối chiếu với một
số tiểu thuyết lịch sử trước Hồ Quý Ly đã chỉ ra đóng góp của tác phẩm trên các

phương diện như đề tài, kết cấu và cốt truyện, thế giới nhân vật, giọng điệu. Tác giả


3
cho rằng, Hồ Quý Ly “thể hiện một tư duy tiểu thuyết hoàn toàn mới, vừa là sản phẩm
của không khí thời kì đổi mới, vừa đánh dấu bước khẳng định một phong cách tiểu
thuyết không trộn lẫn với bất kì người nào khác” [ 22, 267].
Ngoài ra, còn rất nhiều bài nghiên cứu tiếp cận tác phẩm từ các góc độ khác
nhau: Hồ Quý Ly tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh của Lại Nguyên Ân (Báo
Thể thao và Văn hoá, số 58/2000); Tiểu thuyết của Hồ Quý Ly thưởng thức và cảm
nhận của Hoàng Cát (Tạp chí Sách, số 11/2000); Mắt bão giữa trần ai của Đỗ Ngọc
Yên (Báo Sức khoẻ đời sống, số 74/2000); Đọc Hồ Quý Ly của Phạm Xuân Nguyên
(Tạp chí Tia sáng, 1/2001),…
Nhiều bài nghiên cứu đã soi chiếu tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn (2006) từ
nhiều phương diện: đề tài, chủ đề, kết cấu, hệ thống hình tượng, các kĩ thuật tự sự hiện
đại… Có thể kể đến các bài viết: Hoài Nam với Sức hấp dẫn của cái được viết (Văn
nghệ, số 29/2006); Đoàn Ánh Dương với Tự sự hậu thực dân: Lịch sử và huyền thoại
trong Mẫu Thượng Ngàn (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9/2010); Trần Thị An với
Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn (Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 6/2007); Lê Thị Thanh Bình với Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
- “về từ miền hoang tưởng” (An ninh cuối tháng, số 65/2006); Văn Chinh với Nơi bắt
đầu Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Báo Tiền phong cuối tuần, số
11/2007); Mẫu Thượng Ngàn - nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh trong
cuộc trao đổi giữa VTC News với nhà nghiên cứu phê bình văn học Phạm Xuân
Nguyên; Đỗ Hải Ninh với Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh ()...
Hầu hết, các ý kiến đều thống nhất cho rằng Mẫu Thượng Ngàn là cuốn tiểu
thuyết về văn hoá, lịch sử có vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Trong đó việc lựa chọn
đề tài đạo Mẫu - tôn giáo bản địa, tôn giáo của người nghèo để khởi đầu cho mọi sự
diễn giải về lịch sử, về văn hoá, về sức sống của dân tộc cũng là đóng góp to lớn của

Nguyễn Xuân Khánh.
Về nghệ thuật tự sự, các bài viết ghi nhận những đổi mới trong kĩ thuật tự sự
trên cơ sở lối viết cổ điển đã tạo nên lực hấp dẫn cho Mẫu Thượng Ngàn. Đặc biệt, soi
chiếu từ lí thuyết hậu thực dân và lí thuyết tự sự học, Đoàn Ánh Dương trong bài
nghiên cứu Tự sự hậu thực dân: Lịch sử và huyền thoại trong Mẫu Thượng Ngàn (Tạp


4
chí Nghiên cứu văn học, số 9/2010) đã đề cập tới hệ thống các nhân vật / các tiếng nói,
hệ thống các biểu tượng và cách thức tổ chức ngôi kể như là các kĩ thuật tự sự phục vụ
mục đích diễn giải lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh. Các bài nghiên cứu đã gợi mở
cho người đọc nhiều hướng tiếp cận Mẫu Thượng Ngàn và các tác phẩm khác của
Nguyễn Xuân Khánh.
Đội gạo lên chùa (2011) lại khuấy động làng văn khi được vinh danh ở vị trí
cao nhất giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2011 - 2012. Tác phẩm thu hút sự quan
tâm của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình văn học, nhà văn và độc giả trong cả
nước, nhất là khi Hội Nhà văn Hà Nội kết hợp với Nhà xuất bản Phụ nữ tổ chức Giới
thiệu và toạ đàm về Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh (vào ngày 20/6/2011).
Theo QĐND online, hầu hết tham luận trong toạ đàm đều dành những lời tốt đẹp cho
đứa con út của nhà văn sát vách tuổi 80. Nhà văn Hoàng Quốc Hải tâm đắc: “Anh luôn
đụng đến những vấn đề bản chất của văn hoá Việt… và bây giờ là đạo Phật - hiện
tượng văn hoá du nhập nhưng đã được Việt hoá”. Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng
trong Đội gạo lên chùa, đạo Phật được Việt Nam hoá ở cái “lõi” tuỳ duyên, hoàn toàn
nhập thế. Phạm Xuân Thạch đánh giá đóng góp độc đáo của cuốn tiểu thuyết “Đội gạo
lên chùa”: “Trong một thời đại khi mà mọi hình thức kĩ thuật đã trở nên bão hoà, nhà
văn trở về với hình thức sơ khai nhất của tiểu thuyết. Chính xác hơn, ông đưa tiểu
thuyết về lại với cội nguồn của thể loại: những câu chuyện kể.” Trong bài Văn xuôi
Việt Nam năm 2011 gừng già mới cay? (Báo An ninh thế giới giữa tháng, số 50/2012),
Hoài Nam nói đến sức hấp dẫn của văn phong Nguyễn Xuân Khánh cùng khả năng
chuyển tải tư tưởng trong Đội gạo lên chùa. Tác giả viết: “Đơn giản ông chỉ kể

chuyện, có lớp lang, dẫn dắt mạch lạc, diễn giải kĩ càng, từng bước, từng bước đưa
chúng ta vào thế giới của Phật giáo Việt Nam. Ông nói với chúng ta về tác động của tư
tưởng Phật giáo tới văn hoá - lối sống của con người Việt Nam trong trường kì lịch
sử.” Ngoài ra, có thể dẫn ra một số bài nghiên cứu khác như: Tiểu thuyết như một
tham khảo Phật giáo của Mai Anh Tuấn (Tạp chí Nhà văn, số 8/2011); Văn xuôi Việt
Nam năm 2011 gừng già mới cay của Hoài Nam (Báo An ninh thế giới giữa tháng, số
50/2012); Tinh thần dân chủ Phật giáo Việt Nam qua tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của
Nguyễn Xuân Khánh của Văn Chinh (Văn nghệ, số 6/2012); Kiến giải về dân tộc trong
Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh của Đoàn Ánh Dương (Văn nghệ, số


5
27/2011); Cảm nhận đọc Đội gạo lên chùa của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh của
Nguyễn Thanh Lâm (Tạp chí Nhà văn, số 8/ 2011); Đội gạo lên chùa - trong chùa và
ngoài chùa của Hoài Nam ( )…
Gần đây nhất, cuốn sách Lịch sử và văn hoá - cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân
Khánh (Nguyễn Đăng Điệp chủ biên, 2012) đã chọn lọc các tham luận tham gia toạ
đàm về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh do Viện Văn học và Nhà xuất bản Phụ nữ
phối hợp tổ chức nhân dịp nhà văn tròn 80 tuổi. Đáng chú ý, một số tham luận đã
nghiên cứu xâu chuỗi ba tác phẩm để đánh giá thành công và hạn chế của tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh. Có thể tóm lược một số ý kiến liên quan đến đề tài nghiên cứu
của chúng tôi như sau:
Tham luận Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh - một diễn ngôn về lịch sử và văn
hoá của Nguyễn Đăng Điệp đã khẳng định cả ba tiểu thuyết, nhà văn trung thành lối
viết truyền thống, chỉ dùng thủ pháp hiện đại để làm sinh động lịch sử.
Bùi Việt Thắng với tham luận Tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ
phương diện kết cấu thể loại đã tìm cách đối sánh với các tiểu thuyết ngắn đương đại
Việt Nam để khám phá đặc điểm của kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Đó là
kết cấu đa tuyến có tầm khái quát rộng lớn, kết cấu “hoà âm lịch sử và tâm lí” mà ở đó
lịch sử được nhìn qua tâm lí nhân vật và ngược lại qua dòng chảy tâm lí mà biến cố

lịch sử được tái hiện.
Ở tham luận Tính đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, Thái
Phan Vàng Anh trên cơ sở tìm hiểu tính đối thoại - nét bản chất của tiểu thuyết
hiện đại đã phân tích sâu sắc những dạng thức đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh. Đặc biệt, bài viết đã có những nhận định xác đáng về đóng góp của
nhà văn khi vận dụng kĩ thuật tự sự hiện đại. Về điểm nhìn trần thuật: “ Nguyễn
Xuân Khánh đã khước từ lối tự sự tiêu cự Zero với một điểm nhìn duy nhất. Liên
tục chuyển đổi điểm nhìn, chuyển đổi vai kể, ở cả ba tiểu thuyết, tác giả đã xử lí
khá ổn thoả mối quan hệ giữa hư cấu và sự thực lịch sử” [22, 76]. Về ngôn ngữ
và giọng điệu:“ Nhờ sự phối kết hợp lí giữa ngôn ngữ và giọng điệu, Nguyễn
Xuân Khánh đã làm bật nên tính đa thanh cùng với những xung đột tư tưởng của
tiểu thuyết” [22, 80]. Giọng tự thuật và biện giải, chất vấn và hoài nghi cũng góp
phần làm tăng tính đối thoại ở tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.


6
Một số luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu về đặc điểm tiểu thuyết lịch sử, về
thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
Hoàng Thị Thuý Hoà (2007) với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử Nguyễn
Xuân Khánh đã khẳng định đóng góp của nhà văn trong dòng văn học đương đại. Từ
việc khảo sát hai tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn, luận văn đã phân tích,
luận giải hướng khai thác các vấn đề lịch sử, hư cấu lịch sử trong sáng tạo tiểu thuyết
và xác định những đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện của Nguyễn Xuân Khánh [31].
Lê Thị Thuý Hậu (2009) với đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý
Ly và Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh bước đầu đã tìm hiểu tác phẩm của
tiểu thuyết gia 80 tuổi trên các mặt: nhân vật, không gian - thời gian, giọng điệu, ngôn
từ, kết cấu, nghệ thuật trần thuật. Cuối cùng, tác giả đi đến kết luận về sự đa dạng và
phong phú trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh và đóng góp
của nhà văn cho nền văn học hiện đại [29]. Luận văn thạc sĩ của tác giả Đào Thị Lý
tìm hiểu nhân vật trong hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn [42], …

Như vậy, các bài báo ngắn và một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về Hồ Quý Ly,
Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa được trích dẫn ở trên chỉ xoay quanh vấn đề
văn hoá, phong tục và bước đầu lí giải những thành công về kĩ thuật viết văn cũng như
hạn chế của ba tác phẩm. Trong số những tài liệu chúng tôi có được đến nay, chưa có
công trình nghiên cứu nào đi vào tìm hiểu một cách hệ thống tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh từ góc độ thể loại.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
Lấy tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thể loại làm đối tượng khảo sát,
luận văn tập trung khảo sát: Hồ Quý Ly (Nxb Phụ nữ, 2002); Mẫu Thượng Ngàn (Nxb
Phụ nữ, 2006); Đội gạo lên chùa (Nxb Phụ nữ, 2011).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đưa ra một cái nhìn chung về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong bối
cảnh tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới.
4.2. Khảo sát tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ phương diện nội dung của thể
loại (hệ thống cảm hứng, hệ thống hình tượng,...).
4.3. Xác định, phân tích và lí giải một số đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh về thi pháp thể loại.


7
Cuối cùng rút ra một số nhận xét về thi pháp thể loại của tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: phương pháp thống kê - miêu
tả; phương pháp so sánh - đối chiếu; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp
loại hình, phương pháp cấu trúc – hệ thống.
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp:
Luận văn là công trình khảo sát tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh với cái nhìn
tập trung và hệ thống.

6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong bối cảnh tiểu thuyết Việt
Nam thời kì đổi mới
Chương 2. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ nội dung của thể loại
Chương 3. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn thi pháp thể loại


8
Chương 1
TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH
TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI
1.1. Giới thuyết chung về tiểu thuyết
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết là thể loại giữ vai trò then chốt trong đời sống văn học nhân loại bởi
khả năng riêng trong việc phản ánh hiện thực đời sống một cách khái quát, sinh động,
sâu sắc và dân chủ nhất. Thể loại này cũng được xem là “nhân vật chính” trên sân
khấu văn học hiện đại bởi tiểu thuyết gắn liền với quan niệm nhân bản về con người,
nhìn con người như bản ngã cá nhân có ý thức.
Xung quanh khái niệm tiểu thuyết còn có nhiều quan niệm khác nhau, vì “thể loại
văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình… nòng cốt thể loại của
tiểu thuyết chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán được hết những khả năng
uyển chuyển của nó” (M.Bakhtin) nên việc đi tìm một định nghĩa đầy đủ về tiểu thuyết
có thể thích ứng cho mọi trường hợp trong thực tế văn học là điều khó có thể làm
được. Các nhà lí luận, tuỳ theo góc nhìn và hoàn cảnh, phát biểu, khi thì nhấn mạnh
đặc điểm này khi nhấn mạnh đặc điểm kia mà đưa ra quan điểm khác nhau về tiểu
thuyết.
Hêghen gọi tiểu thuyết là “Sử thi tư sản hiện đại” và nhấn mạnh tính chất “văn
xuôi”của tiểu thuyết. Đồng quan điểm với Hêghen, BanZac xem “Tiểu thuyết là những

tấn kịch của xã hội tư sản”. Bêlinxki cho tiểu thuyết là “sự tái hiện thực tại với sự thực
trần trụi của nó”, là “xây dựng một bức tranh toàn vẹn, sinh động và thống nhất”.
Bakhtin đề cập đến vai trò thể loại và khái quát đặc điểm riêng của thể loại tiểu thuyết.
Ông xem thể loại là nhân vật chính của lịch sử văn học, trong đó tiểu thuyết là thể loại
quan trọng nhất, đang vận động biến đổi và chưa hoàn tất.
Ở Việt Nam, khái niệm tiểu thuyết được nhiều nhà lí luận, nhà văn bàn đến như
Phạm Quỳnh, Thanh Lãng, Nguyễn Văn Trung, Phan Cư Đệ, Trần Đình Sử, Thạch
Lam, Nguyễn công Hoan, Nguyễn Đình Thi … Chưa toàn diện song hầu hết các ý kiến
đã chỉ ra dấu hiệu đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Phạm Quỳnh khẳng định “Tiểu
thuyết là một loại truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã


9
hội hay là những sự tích lạ đủ làm cho người đọc có hứng thú” [56; 12]. Còn Nguyễn
Văn Trung trong “Những áng văn chương quốc ngữ đầu tiên” đề nghị hiểu tiểu thuyết
theo lối Tây phương “là một thể văn xuôi, kể một câu chuyện, tuy là tưởng tượng
nhưng phải dựa vào thực tế đời sống hàng ngày, có thể có thực và người đọc không thể
dự đoán trước mọi diễn biến hay kết thúc của câu chuyện kể (nghĩa là truyện không
nhất thiết phải có hậu).
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên), tiểu thuyết là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện
thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số
phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, mô tả các điều
kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng ” [26; 328].
1.1.2. Một số đặc trưng thi pháp cơ bản của tiểu thuyết
1.1.2.1. Tiểu thuyết nhìn cuộc sống dưới góc độ đời tư
Nhìn cuộc sống dưới góc độ đời tư là một trong những đặc trưng quan
trọng hàng đầu của tiểu thuyết. Bêlinxki từng nói “tiểu thuyết là sử thi của
đời tư” bởi gắn liền khả năng phản ánh đời sống ở quy mô lớn, mở rộng về
không gian, thời gian, nhân vật, sự kiện là năng lực đi sâu khám phá số

phận cá nhân xoay quanh những góc khuất đời tư như tình yêu, hạnh phúc
hoặc bất hạnh trong cuộc sống riêng tư. Nếu sử thi thường quan tâm đến
những vấn đề của cộng đồng, ngợi ca những con người anh hùng, những cá
nhân tiêu biểu của cộng đồng thì tiểu thuyết cơ bản quan tâm đến những
vấn đề bình thường, những con người, cá nhân có hoàn cảnh và số phận
riêng. Mỗi cuốn tiểu thuyết không phải là “một cuộc đời” được nhà văn
“cưa” lấy một khoảnh khắc có ý nghĩa để thể hiện ý đồ nghệ thuật mà là
câu chuyện của nhiều cuộc đời với những thăng trầm của số phận, những
bi kịch cá nhân… Đó là số phận của Anđrây, Natasa, Pie, Mary (Chiến
tranh và hoà bình - L.Tônxtôi), Grigôri, Acxênhia, Natalia (Sông Đông êm
đềm - Sôlôkhôp), Thứ, Oanh, San (Sống mòn - Nam Cao), nghị Hách, Long,
Mịch, Tú Anh (Giông Tố - Vũ Trọng Phụng), Kiên, Phương (Nỗi buồn
chiến tranh - Bảo Ninh)… Mỗi cuộc đời là một ô cửa mà nhà văn dụng


10
công trổ ra để phản ánh thực tại đang biến đổi bằng cảm quan của riêng
mình.
Dưới góc độ đời tư, tiểu thuyết nhìn con người ở tính người, chất người
đích thực trong “tổng hoà các mối quan hệ xã hội” với những góc khuất:
tốt - xấu, cao cả - thấp hèn… Bakhtin thật có lí khi cho rằng: “Nhân vật
tiểu thuyết không nên là “anh hùng” trong cái nghĩa sử thi và bi kịch của
từ đó, mà nên thống nhất trong bản thân các nét vừa chính diện vừa phản
diện, vừa tầm thường, vừa cao cả, vừa buồn cười, vừa nghiêm túc”. Nhà
văn Thạch Lam khi bàn về nhân vật tiểu thuyết đã phủ nhận quan niệm
“vai chính hoàn toàn” của tiểu thuyết: “Cái hoàn toàn tốt hay cái hoàn
toàn xấu không có ở trên đời, đó là một điều ai cũng biết. Người ta là một
động vật rất phiền phức…Người ta là người với những sự cao quý và hèn
hạ của người”. Tuy nhiên, tuỳ vào từng thời kì nhất định mà cái nhìn đời
tư có thể kết hợp với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc. Khi yếu tố đời

tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng và ngược lại, khi yếu tố
lịch sử càng phát triển thì chất sử thi càng đậm nét.
1.1.2.2. Chất văn xuôi
Chất văn xuôi làm cho thể loại này khác biệt với truyện thơ, trường ca, sử thi.
Với tâm thế phơi bày sự thật, không thi vị hoá, lãng mạn hoá cuộc sống, đặc điểm này
tạo nên một trường lực mạnh mẽ để tiểu thuyết hấp thụ cái “hiện tại chưa hoàn thành”
ở tất cả các yếu tố ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời, bao hàm cái cao cả lẫn cái tầm
thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài… Chất văn xuôi cũng biến tiểu thuyết
thành thể loại có “sở trường” trong miêu tả tâm lí nhân vật, đào xới tận cùng những
biến thái tinh vi trong đời sống tâm hồn con người. Các thể loại khác, trên quỹ đạo của
văn học hiện đại, có thể bị “tiểu thuyết hoá” nhưng không thể dung nạp chất văn xuôi
như một đặc trưng của nội dung thể loại như ở tiểu thuyết. Chất văn xuôi thể hiện rất
rõ trong các tiểu thuyết của Banzac, Xtanđan, Phlobe, Đôtxtôiepxki, Sêkhop, Vũ
Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Khải, Bảo Ninh… Chính chất văn xuôi tạo ra một
vùng tiếp xúc tối đa với thời hiện tại đang sinh thành, cho phép tiểu thuyết phơi bày
đến tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiện thực đời sống…
1.1.2.3. Nhân vật tiểu thuyết thường là “con người nếm trải”


11
Đây là thuật ngữ vận dụng ý tưởng của Bakhtin nhằm chỉ những nhân vật phải
chịu rất nhiều những trải nghiệm trong cuộc đời với bao nhiêu thăng trầm, biến
đổi, suy nghĩ, dằn vặt đau khổ và có sự lớn lên, trưởng thành trong ý thức, tư
duy. Nếu nhân vật sử thi tương đối đơn giản và thường là nhân vật hành động
thì nhân vật tiểu thuyết là “con người trong con người”, “con người không
trùng khít với chính nó” (Bakhtin). Nghĩa là nhân cách con người tiểu thuyết
phức tạp hơn nhiều so với những lược đồ đơn giản về vị thế, giới tính, giai cấp
của chính họ. Chính vì thế, khác với sử thi cổ đại và truyện trung đại, tiểu
thuyết thường tìm mọi cách thâm nhập, khám phá thế giới bên trong của con
người để phát hiện ra những bí ẩn trong chiều sâu tâm hồn họ, kể cả đường biên

mong manh giữa tốt - xấu, cao cả - thấp hèn.
Để thực sự có được những “con người nếm trải” trong tiểu thuyết, nhà văn phải
nhìn thấy logic của tính cách và mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh. Trong tiểu
thuyết trung đại (và văn xuôi trung đại nói chung), tính cách nhân vật ổn định và nếu
có biến đổi thì cũng biến đổi trong khuôn khổ tính cách đã có từ trước. Tiểu thuyết
lãng mạn cũng chưa phát hiện ra tính logic của tính cách mà chủ yếu lí giải sự biến đổi
của con người dựa trên ý chí, nội lực bản thân, vì vậy nhân vật lãng mạn ít so đo tính
toán hay dằn vặt nội tâm. Phải đến chủ nghĩa hiện thực trở đi, tiểu thuyết mới thực sự
có những nhân vật lớn lên, trưởng thành trong ý thức, tư duy bởi chủ nghĩa hiện thực
phát hiện ra mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh, tìm thấy tư duy phân tích xã
hội và “phép biện chứng của tâm hồn”. Những nhân vật như Juyliêng, Xoren (Đỏ và
Đen), Anđrây (Chiến tranh và hoà bình), Anna Karênina (Anna Karênina) Grigôri
Mêlêkhôv (Sông Đông êm đềm), Long (Giông tố), Thứ (Sống mòn)… đều là những
con người nếm trải và tư duy.
1.1.2.4. Sự gia tăng vai trò của các yếu tố ngoài cốt truyện
Trong truyện cổ dân gian và văn xuôi trung đại, cốt truyện đóng vai trò quan trọng
nhất, cốt truyện lấn át nhân vật. Đến tiểu thuyết hiện đại, cốt truyện được đơn giản hoá,
nhiều khi rất khó kể lại… Vốn là thể loại dài hơi, quy mô phản ánh sâu rộng, tất yếu khi
vai trò cốt truyện giảm bớt thì vai trò của nhân vật, sự kiện, tình tiết … được gia tăng.
Chính vì thế, tiểu thuyết có rất nhiều yếu tố “thừa" như suy tư của nhân vật về thế giới, về
đời người, sự miêu tả môi trường, đồ vật, sự phân tích cặn kẽ diễn biến tình cảm, trình bày


12
tường tận tiểu sử nhân vật, bình luận của người trần thuật… Những yếu tố này nhiều khi
được miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiết nhằm hướng tới một mục đích nghệ thuật nhất định.
Đọc tiểu thuyết lãng mạn, người đọc thường bị hấp dẫn bởi những trang viết về thiên
nhiên, miêu tả nội tâm nhân vật. Tiểu thuyết hiện thực thiên về phân tích tâm lí nhân vật,
mô tả môi trường sống để lí giải, cắt nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa hoàn cảnh và tính
cách. Tiểu thuyết sử thi quan tâm miêu tả môi trường cộng đồng, tập thể với tâm thế ngợi

ca… Những yếu tố thừa này góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng dấu ấn cá nhân
của từng nhà văn và đưa lại sinh mệnh sống thực sự cho từng tác phẩm.
1.1.2.5. Rút ngắn khoảng cách trần thuật
Nếu trong sử thi giữa người trần thuật và đối tượng luôn tồn tại khoảng cách
tuyệt đối để thành kính, ngưỡng mộ, tôn sùng thì tiểu thuyết xoá bỏ khoảng cách này.
Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết ở thì hiện tại, ở cái chưa hoàn thành, do đó
người trần thuật có thể tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi như người
bình thường, có thể hiểu họ bằng kinh nghiệm của mình. Đặc điểm này làm cho tiểu
thuyết trở thành thể loại dân chủ, cho phép người trần thuật có thái độ thân mật, thậm
chí suồng sã đối với nhân vật. Đồng thời, thể loại này cũng cho phép nhìn sự vật từ
nhiều chiều, sử dụng nhiều giọng nói tạo nên sự đối thoại giữa nhiều giọng khác nhau
mà ta gọi là đa thanh, đa giọng.
1.1.2.6. Tính chất tổng hợp của thể loại
Tiểu thuyết là thể loại có khả năng tổng hợp nhiều nhất những đặc trưng
nghệ thuật của các loại hình nghệ thuật khác. Nó có thể dung nạp phong cách
nghệ thuật của các thể loại văn học khác như thơ, kịch, kí… và các thủ pháp
nghệ thuật của những loại hình ngoại biên như hội họa, âm nhạc, điêu khắc, điện
ảnh, thậm chí cả các bộ môn khoa học khác như tâm lý học, phân tâm học, đạo
đức học và các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học viễn tưởng khác. Nhiều
thiên tài nghệ thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này của thể
loại như L.Tônxtôi với tiểu thuyết - sử thi, Đôtxtôiepxki với thể loại tiểu thuyết
- kịch, Solokhop với tiểu thuyết anh hùng ca - trữ tình, Macxen Pruxt với tiểu
thuyết tâm lí - trữ tình, Gorky với tiểu thuyết thế sự - trữ tình, Roman Roland
với tiểu thuyết - giao hưởng ...
1.2. Một số thành tựu cơ bản của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới


13
1.2.1. Đổi mới tư duy nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật mới về con
người, về hiện thực, về vị trí, chức năng của văn học

1.2.1.1. Quan niệm nghệ thuật mới về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con
người được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người
trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nghệ thuật
trong đó. Một nền văn học mới bao giờ cũng được bắt đầu từ việc đổi mới trong quan
niệm nghệ thuật về con người.
Nếu con người trong tiểu thuyết 1945 - 1975 được nhìn nhận chủ yếu ở phương
diện công dân, trách nhiệm với cộng đồng thì con người trong tiểu thuyết sau 1986
được nhận thức đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn. Đó là con người cá nhân, con người
đời thường tồn tại trong mối quan hệ với xã hội, với tự nhiên và với chính mình những quan hệ mà trước đây do nhu cầu của đời sống thời chiến đã không được chú ý
một cách thích đáng. Nhà văn đặt con người trong nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp,
nhìn nhận con người như là tổng hoà các mặt đối lập: sáng - tối, thiện - ác, cao cả thấp hèn ... Đặc biệt, không bị ám ảnh bởi cái nhìn sử thi, tiểu thuyết đi sâu phân tích
bi kịch cá nhân thời hậu chiến và khi đụng chạm mặt trái cơ chế thị trường phải đối
diện thường trực với nhiều con người trong một con người. Giang Minh Sài trong
Thời xa vắng, Hoan, Khiêm trong Ngược dòng nước lu, Bối trong Ba người khác, anh
Khải trong Thượng đế thì cười… là những con người bi kịch như thế.
Con người bản năng với những ham muốn, những dục vọng, thậm chí cả tình
dục cũng không còn là cấm kị trong văn học. Tiểu thuyết sau đổi mới, nhất là tiểu
thuyết những năm đầu thế kỉ XXI, yếu tố tình dục xuất hiện khá dày đặc. Không nhằm
“lạ hoá” để câu khách mà sex có ngôn ngữ và đời sống riêng của nó. Sex được nhìn
nhận như một phần cuộc sống, một nhu cầu tự nhiên và khát vọng chính đáng của con
người trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc đích thực. Khai thác các yếu tố tích cực của
con người tự nhiên, ứng xử với nó một cách văn hoá là khía cạnh nhân bản của tiểu
thuyết giai đoạn này.
Tiểu thuyết cũng không ngần ngại khám phá đời sống tâm linh để thâm nhập và
lí giải chiều sâu bí ẩn trong tâm hồn con người. Đó là thế giới của cõi vô thức, tiềm
thức, giấc mơ…Và xu hướng huyền thoại hoá con người để nhân vật hiện diện với sức


14

mạnh bí ẩn, có những hành động lạ lẫm, kì quặc, khó giải thích theo nhận thức thông
thường xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết thời kì này như Thiên sứ của Phạm Thị Hoài,
Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái,
Người sông Mê của Châu Diên, Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh…
Như vậy, con người không phải là lát cắt nguyên phiến mà luôn tồn tại trong
nhiều mối quan hệ đa chiều, mang nhiều sắc thái đối lập và luôn tiềm ẩn sức mạnh kì
lạ bên trong đòi hỏi người nghệ sĩ khơi mở, khám phá. Đổi mới quan niệm về con
người trong tiểu thuyết thời kì đổi mới là kết quả của sự vận động tất yếu trong nội tại
nền văn học khi mà mối quan hệ giữa văn học và đời sống luôn khăng khít, hiện thực
luôn là đối tượng phản ánh của văn học.
1.2.1.2. Quan niệm mới về hiện thực, về vị trí, chức năng của văn học
Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, hiện thực giờ đây không đơn thuần là
vấn đề chiến tranh, cách mạng mà là hiện thực hàng ngày với các mối quan hệ thế sự
vốn phức tạp, chằng chịt mạch nổi mạch ngầm trong cuộc sống. Hàng loạt vấn đề nóng
hổi được đặt ra đòi hỏi nhà văn phải tỉnh táo và sâu sắc trong nhận thức, lí giải, đánh
giá vấn đề như mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, xung đột giữa truyền thống và
hiện đại, vấn đề chiến tranh và cách mạng, vấn đề văn hoá, tín ngưỡng … Đây là thách
thức lớn đối với nhà văn bởi hiện thực không nguyên phiến, đơn giản, một chiều mà
“đa sự”, “đa đoan”, nhiều khi rất khó nắm bắt.
Văn học là hiện tượng đa chức năng. Xét đến cùng sứ mệnh của văn học
không nằm ngoài mục đích cải tạo thế giới, đấu tranh vì sự tiến bộ của con người.
Phát triển trong bối cảnh đất nước bước vào công cuộc đổi mới, tiểu thuyết Việt
Nam một mặt vẫn kiên trì mục tiêu đấu tranh cách mạng, mặt khác nhấn mạnh đến
mục tiêu chiến đấu vì quyền sống của từng cá nhân con người. Thế nên, hơn bao
giờ hết, đời tư cá nhân, bi kịch con người giữa đời thường được đặt ra với ý thức
phản tỉnh ráo riết nhằm nhận thức nó trong tất cả mối quan hệ xã hội phức tạp vốn
có. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề về lịch sử, về hiện thực mà một thời xem chuẩn mực
được nhận thức lại, nhiều “cấm địa”, thậm chí kiêng kị bị kìm nén bấy lâu nay, tự
do bung toả như sex, thế giới tâm linh, cõi tiềm thức, vô thức,… Tiểu thuyết trở
thành “vũ khí phê bình” đắc lực đấu tranh cho giá trị nhân bản của cá nhân con

người. Mặt khác, đề cao chức năng giải trí của văn chương, tiểu thuyết quan tâm


15
nhiều đến khoái cảm thẩm mĩ và là “sân chơi” để nhà văn và độc giả cùng sáng
tạo, cùng đối thoại về các vấn đề đời sống.
Một thành tựu đáng chú ý của tiểu thuyết sau 1986 là sự xuất hiện của những
nhà văn và độc giả mới “không hề bị vướng mắc bởi cái nhìn sử thi” (Hoàng Ngọc
Hiến). Nhà văn tự do sáng tạo và lí giải những vấn đề đời sống bằng kinh nghiệm và ý
hướng cá nhân. Độc giả cũng tự do lựa chọn món ăn tinh thần, tự do bày tỏ quan điểm,
đòi hỏi được trải nghiệm, khám phá mình trên những trang sách, kể cả đối thoại với
nhà văn, với nhân vật để nhận thức về đời sống.
1.2.2. Đổi mới thi pháp
1.2.2.1. Sự đa dạng về bút pháp
Những đổi mới trong tư duy nghệ thuật đã tiếp sức cho nhà văn tìm kiếm những
phương thức biểu hiện mới trong việc khám phá đời sống vốn phong phú và đa dạng.
Có thể kể đến một số bút pháp nổi trội được nhiều nhà văn sử dụng trong tác phẩm
như bút pháp kì ảo, bút pháp giễu nhại, bút pháp tả thực mới…
Bút pháp kì ảo là một trong những cách thức chiếm lĩnh đời sống được nhiều
cây bút của văn học thời kì đổi mới sử dụng. Tác phẩm được xem có yếu tố kì ảo khi
“Có sự thâm nhập hợp lí của yếu tố “hư”, yếu tố “ảo” vào cái “thực” để tạo nên những
tác phẩm văn chương, vừa có tính hiện thực, nhân văn, vừa kích thích óc tưởng tượng
tích cực của người đọc, tạo ra những hình tượng đa nghĩa, có kết cấu mở, giúp người đọc
có thể đồng sáng tạo với nhà văn” [18, 169]. Bút pháp kì ảo vốn rất quen thuộc trong các
truyện cổ dân gian hay các tác phẩm văn học trung đại như Việt điện u linh, Lĩnh Nam
chích quái, Thanh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục … Đến văn học hiện đại, người đọc
biết đến một thế giới “liêu trai”, hoang đường, rùng rợn qua tác phẩm của những nhà văn
tài hoa có phong cách độc đáo như Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Nhất Linh. Ba mươi năm
chiến tranh, với nhiệm vụ trở thành vũ khí trên mặt trận văn hoá tư tưởng, yếu tố kì ảo
trở nên lạc lõng trong văn học. Văn học thời kì đổi mới đánh dấu sự hồi sinh mạnh mẽ

của văn xuôi kì ảo nói chung và tiểu thuyết kì ảo nói riêng. Bởi hình thức cuộc sống mới
và hiện thực tâm hồn con người mới luôn chứa đựng những điều kì bí mà cách nhìn
thông thường không dễ tiếp cận và lí giải nổi. Nhiều cây bút như Phạm Thị Hoài, Tạ
Duy Anh, Hồ Anh Thái, Châu Diên, Võ Thị Hảo, Nguyễn Xuân Khánh… trong tác
phẩm của mình đã sáng tạo ra một thế giới kì ảo mà cái thực và cái hư trộn lẫn, nhập


16
nhoằng những suy tư, dằn vặt về lương tâm, nghĩa vụ của con người trước cuộc đời.
Được “cởi trói” bởi tư tưởng dân chủ, tiểu thuyết gia đương đại sử dụng bút
pháp giễu nhại như là cách để “giải thiêng” và tiếp cận đời sống trong tính đa nguyên,
phi quy phạm. Nhiều nhà văn sử dụng bút pháp giễu nhại như Nguyễn Khải, Phạm Thị
Hoài, Thuận… nhưng thành công nhất phải kể đến Hồ Anh Thái. Tác giả nhại tên tác
phẩm, nhại hành động nhân vật, nhại ca khúc nghệ thuật, nhại ca dao, tục ngữ … Bút
pháp giễu nhại luôn đi liền với tinh thần phê phán những cái xấu xa, “dị biệt” trong
cuộc sống mà chúng ta không thể dung túng, buông tha.
Bút pháp tả thực mới có khả năng phản ánh hiện thực đa chiều, phức tạp.
Nếu bút pháp hiện thực trước đây xem hiện thực trong tác phẩm có cấu trúc đồng đẳng
với hiện thực ngoài đời, hoặc ít nhiều thi vị hoá hiện thực thì bút pháp tả thực mới
phản ánh cuộc sống và con người trong tính chất phức tạp, đa chiều. Nghĩa là hiện
thực với tư cách đối tượng phản ánh phải là đời thường, đời tư với những số phận cá
nhân bi kịch, những ẩn ức bên trong, tiềm thức, vô thức… kể cả những điều vốn được
xem là kiêng kị trong văn học truyền thống. Bút pháp hiện thực mới tôn trọng cá tính
sáng tạo của nhà văn, để họ tự nói lên chính kiến cá nhân chứ không nhân danh tập
thể, cộng đồng. Từ đây nhiều vấn đề lịch sử được “nhận thức lại” một cách sâu sắc
như tư tưởng bảo thủ, thói gia trưởng, tâm lí tiểu nông, tâm lí nô lệ, nhiệt tình cách
mạng, giáo điều, máy móc… Đây chính là cản trở lớn trên con đường xây dựng xã hội
mới. Thời xa vắng của Lê Lựu, Ba người khác của Tô Hoài, Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Dòng sông Mía của Đào Thắng… là những tiểu
thuyết khai thác sâu sắc những vấn đề cần nhận thức lại này.

1.2.2.2. Đổi mới kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật
Tiểu thuyết truyền thống thường triển khai kết cấu theo trình tự thời gian. Kết
cấu này gắn chặt với cách tổ chức cốt truyện sự kiện, men theo dòng đời của nhân vật.
Tiểu thuyết thời kì đổi mới, bên cạnh những nhà văn vẫn trung thành với kiểu kết cấu
truyền thống thì nhiều tác giả đã tìm tòi, thử nghiệm kiểu kết cấu lắp ghép, phân mảnh,
đồng hiện. Kiểu kết cấu này dựa trên kĩ thuật lắp ghép (collage) của điện ảnh. Ở đó, cấu
trúc truyện có vẻ rời rạc, lỏng lẻo, nội dung được kể không tuân theo logic nhân quả,
thường triển khai theo mạch vận động của dòng ý thức, cái ảo và thực đan xen nhau, các
đoạn hội thoại không đặt nặng tính hô ứng rõ rệt, câu chuyện thường hình thành theo


17
kiểu chuyện nọ xọ chuyện kia… Cốt truyện, vì thế ít theo mạch tuyến tính, lỏng lẻo và
rất khó tóm tắt. Cốt truyện “truyện lồng trong truyện”, “tiểu thuyết trong tiểu thuyết” rất
được các nhà văn đương đại yêu thích như Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Cơ hội
của Chúa, Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà, Thoạt kì thuỷ của Nguyễn Bình
Phương… Những hình thức kĩ thuật tạo dựng kết cấu này góp phần thể hiện các tính
sáng tạo của nhà văn. Họ đang chơi trò chơi kết cấu trong lãnh địa tiểu thuyết của mình.
Xây dựng nhân vật theo lối ẩn danh, có có nghĩa là thông tin cá nhân của nhân
vật bị mờ hoá đang là xu hướng chủ yếu của tiểu thuyết sau thời kì đổi mới. Nhân vật
không nhất thiết phải có một bộ hồ sơ đầy đủ về bản thân như tiểu thuyết truyền thống
mà chỉ là những “mảnh vỡ” về ngoại hình, về tính cách, thậm chí cả cái tên của nó
cũng không có, hoặc có nhưng không rõ ràng, không ám ảnh. Chẳng hạn, nhân vật T
trong T mất tích của Thuận, tiến sĩ N trong Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh hoặc nhân
vật được mô hình hoá trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài. Thiên sứ chỉ đánh số 2 mô
hình I (Quang lùn) và II (Hùng), nhưng người đọc cũng có thể tăng con số đó lên
thành mô hình III (người đàn bà công dân), mô hình IV (người không mặt)… Mỗi mô
hình cũng được coi là một lời cảnh báo đối với con người đang dần đi vào quá trình xơ
cứng hoá, lược đồ hoá bởi những ảo tưởng về văn minh và bị trói chặt trong những
thiết chế của nó. Nhân vật Khẩn trong Ngồi của Nguyễn Bình Phương lúc đầu không

có tên mà chỉ là dấu ba chấm, tiếp đó chỗ ba chấm được thay thế dần bằng “h” đến
“ẩn” rồi “hẩn” và cuối cùng là “Khẩn”. Được biểu diễn theo nguyên tắc lộ rõ dần, nhà
văn đã vẽ nên chân dung một loại người trong xã hội. Họ làm việc trong công sở Nhà
nước, nhàn rỗi đến nhàm chán, không có việc gì quan trọng, ngoài việc tán gẫu và dễ
dãi trong chuyện ngoại tình. Tiểu thuyết đương đại không quá chú trọng đến sự hoàn
chỉnh về tính cách bởi bản thân cuộc sống luôn chứa nhiều bất định, nhiều khi không
đáng tin cậy mà một nhân vật điển hình không thể đại diện hết được. Mờ hoá nhân vật
làm cho nhân vật tiểu thuyết trở nên sống động, hấp dẫn hơn.
1.2.2.3. Sự gia tăng các thủ pháp nghệ thuật tự sự hiện đại
Khước từ mô hình đại tự sự, xuất phát từ quan niệm về một hiện thực phi trật
tự, chưa hoàn kết, không đáng tin cậy, nhà văn xem tiểu thuyết như lãnh địa của trò
chơi để thể nghiệm những mô hình thế giới do mình tạo ra và đối thoại cùng độc giả.
Nhiều kĩ thuật tự sự hiện đại được lựa chọn (dòng ý thức, đồng hiện, lắp ghép, phân


18
mảnh…) như là phương tiện hữu hiệu để nhà văn chuyển thông điệp thẩm mĩ đến với
người đọc.
Dòng ý thức là sự tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm, những cảm xúc, những
liên tưởng ở con người. Ở đó, những tư tưởng, cảm xúc, liên tưởng bất chợt luôn lấn
át, đan bện vào nhau, nhiều khi rất “phi logic’. Dòng ý thức là một dạng đặc biệt của
độc thoại nội tâm… Tiểu thuyết 1945 - 1975 nặng tính duy lý nên tiếng nói nội tâm
nhân vật chủ yếu là phát ngôn của ý chí, lý tưởng của con người thời đại. Cuộc sống
sau đổi mới nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp, chứa nhiều bất định nên đời sống tâm hồn
con người cũng đa dạng và khó nắm bắt hơn. Kĩ thuật dòng ý thức cho phép nhà văn đi
sâu vào thế giới nội tâm, vùng mờ của ý thức, tiềm thức, vô thức của con người bằng
cách sắp xếp, trộn lẫn, đồng hiện các mảnh ghép cảm xúc, những dòng suy tưởng, liên
tưởng, hồi ức, hoài niệm, giấc mơ… Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là cuốn tiểu
thuyết đi được xa nhất trong việc sử dụng bút pháp này để miêu tả tâm trạng cô đơn,
không thể hoà nhập với cuộc sống thực tại và luôn chìm đắm trong hồi ức, mộng mị

đứt nối. Người sông Mê của Châu Diên miêu tả dòng ý thức phân lập, lẫn lộn, kì quặc
của người sống trong trạng thái mê mê tỉnh tỉnh không phân biệt được mình là Hương
hay Hoa, sống hay đã chết.
Đồng hiện vốn là kĩ thuật của điện ảnh nhưng được nhà văn sử dụng như một
bút pháp để đào sâu vào thế giới tâm linh của con người. Kĩ thuật đồng hiện có khả
năng xoá bỏ sự ngăn cách của các thời quá khứ - hiện tại - tương lai. Ở đó, hiện tại,
hồi tưởng, ảo giác, giấc mơ được xáo trộn theo chủ đích nghệ thuật của nhà văn và từ
khoảnh khắc tâm lí dó, các vỉa tầng hiện thực và tâm thức nhân vật được đào xới. Có
thể đồng hiện về không gian, thời gian và các bình diện tâm lí nhân vật. Cùng với kĩ
thuật dòng ý thức, thủ pháp đồng hiện có khả năng dịch chuyển điểm nhìn từ bên
ngoài vào bên trong và như thế độc giả dễ dàng nắm bắt những trạng thái tâm lí phức
tạp, tinh vi của nhân vật. Nhân vật Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh luôn có những
tạt ngang về thời gian, không gian nhất là khi anh một lúc mộng mị về tình yêu với
Phương và mộng mị về chiến tranh. Trong Giàn thiêu, Võ Thị Hảo để cho nhân vật
Thần Tông luôn đi về giữa hai tầng vô thức và hữu thức khi chứng kiến lễ hành hình
cung nữ Ngạn La. Kĩ thuật đồng hiện giúp nhà văn miêu tả những chuyển động thẳm
sâu trong tâm hồn nhân vật.


19
Lắp ghép vốn là thuật ngữ điện ảnh nhưng được sử dụng rộng rãi trong tự sự
hiện đại. Kĩ thuật lắp ghép là sự pha trộn, sắp xếp các hiện tượng xa nhau nhưng
được đặt cạnh nhau để tạo ra những lớp nghĩa mới. Tiểu thuyết đương đại thường
pha trộn các biểu tượng, các yếu tố kì ảo và giấc mơ khiến cho hiện thực thấm đẫm
chất siêu thực. Xuyên qua biểu tượng, huyền thoại và giấc mơ đó, người đọc sẽ “lọc”
ra chất hiện thực được phản ánh và nắm bắt được ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Bé
Hon trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, nhân vật bào thai trong Thiên thần sám hối
của Tạ Duy Anh là những biểu tượng huyền thoại sinh động, là hiện thân của cái đẹp
trong sáng giữa cuộc đời lạnh lùng, ô trọc. Tiểu thuyết Người sông Mê của Châu Diên,
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Ngồi của Nguyễn Bình Phương… cũng dày đặc

những mộng mị, nhân vật thường đi về giữa tầng hữu thức và vô thức, giữa cõi thực
và mộng, mê và tỉnh. Tiểu thuyết đương đại còn có sự lắp ghép nhiều thể loại như
thơ, truyện, tiểu luận, cổ tích, huyền thoại, đồng giao… tạo nên sự phức hợp điểm
nhìn trần thuật, giúp nhà văn khám phá đời sống từ nhiều góc độ khác nhau.
Ngoài một số thủ pháp nghệ thuật tự sự trên, tiểu thuyết thời kì đổi mới còn sử
dụng các thủ pháp khác như: thủ pháp huyền thoại hoá, phân mảnh, cắt dán… để gia
tăng tính hiện đại cho tiểu thuyết. Những kĩ thuật hiện đại này có khả năng phá vỡ
mạch tuyến tính của kết cấu tác phẩm, phân rã cốt truyện, giảm thiểu vai trò của sự
kiện, dịch chuyển vào bên trong, xoá nhoà khoảng cách giữa người trần thuật và nhân
vật nhằm giúp người đọc đồng thời trải nghiệm nhiều cung bậc tâm lí khác nhau của
nhân vật. Trong tiểu thuyết đổi mới, chúng tôi thấy những thủ pháp này thường được
vận dụng phối hợp và xuyên thấm vào nhau tạo nên sự lạ hoá, hấp dẫn của tiểu thuyết
giai đoạn này so với tiểu thuyết truyền thống.
1.2.2.4. Đổi mới về phương thức trần thuật
Trước hết cần nói đến đổi mới điểm nhìn trần thuật. Điểm nhìn trần thuật có thể
hiểu là vị trí của người kể chuyện quan sát, cảm thụ và miêu tả, đánh giá đối tượng. So
với tiểu thuyết truyền thống, tiểu thuyết thời kì đổi mới có sự đa dạng hóa điểm nhìn
trần thuật và dịch chuyển điểm nhìn trần thuật. Thay vì toàn bộ mạch chuyện được xác
lập bởi điểm nhìn từ một người kể chuyện toàn tri, đáng tin cậy, tiểu thuyết theo xu
hướng hiện đại thường lựa chọn trần thuật từ điểm nhìn của người kể chuyện không
biết hết, thậm chí không đáng tin cậy, hoặc điểm nhìn từ những con người dị biệt, khác


20
thường (Trong Thiên thần sám hối là một thai nhi, ở Thoạt kì thủy là một người điên
loạn). Điểm nhìn trần thuật có sự đan xen và dịch chuyển liên tục tạo nên tính linh
hoạt và uyển chuyển trong nghệ thuật dẫn chuyện. Người kể chuyện có khi ở ngôi 3,
khi lại ở ngôi 1 xưng tôi, hoặc có khi được trao cho các nhân vật khác trong tiểu
thuyết. Điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật có khi song song tồn tại, có khi
“trùng khít”, đan bện vào nhau rất khó phân biệt rạch ròi. Đây là lúc cái nhìn trần thuật

có sự dịch chuyển từ bên ngoài vào bên trong. Nghĩa là người kể chuyện đã nhập thân
vào nhân vật, nhìn thế giới và trình bày cảm nhận bằng chính cảm nhận của nhân vật
chứ không đứng ở vị trí bên ngoài để quan sát và miêu tả đối tượng. Trong các tiểu
thuyết Cơ hội của Chúa, Nỗi buồn chiến tranh, Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Giã
biệt bóng tối, Khải huyền muộn, Phiên bản… điểm nhìn trần thuật có sự dịch chuyển
linh hoạt như thế. Chính điều này tạo nên tính phức điệu, đa âm và gia tăng tính đối
thoại ở tiểu thuyết đương đại.
Thứ hai là đổi mới ngôn ngữ trần thuật. Từ chối thứ ngôn ngữ diễm lệ, mượt
mà của chủ nghĩa lãng mạn, ngôn ngữ giàu chất thơ của văn học cách mạng, tiểu
thuyết đương đại đã có những bước chuyển mình, bứt phá khi tạo ra thứ ngôn ngữ đa
thanh vừa giàu sắc thái đời thường vừa giàu chất triết lí, suy tư. Đó là thứ ngôn ngữ
góc cạnh, thô ráp, thậm chí thô tục. Không còn bị ràng buộc bởi những tín điều đạo
đức luân lí, khát vọng diễn đạt chân thật cái đời sống “đa sự”, con người “đa đoan”,
nhà văn thẳng thắn trong cách định danh, định tính, suồng sã trong giọng điệu, thành
phần khẩu ngữ gia tăng và cú pháp cũng linh hoạt mềm mại hơn. Không khó để tìm
thấy những lời trần thuật như: “chúng ta chỉ thu nhận những đức tin đã đóng gói và
chế biến sẵn”, “nền âm nhạc thiếu tự tin của chúng ta”(Thiên sứ), “Con này dáng
người tạm được nhưng răng hơi lộ và thối mồm” (Cõi người rung chuông tận thế)...
hoặc “lạ hoá” ngôn ngữ: “Tóc tôi lên cơn sốt”, “ngôi sao lùn”, “bán đứng V.Hugo cho
nền kinh doanh nước đá”, “các phụ tùng đời sống” (Thiên sứ)… Thứ ngôn ngữ này có
khả năng kéo văn chương gần cuộc sống và diễn đạt chân thực trạng thái xô bồ, hỗn
loạn của đời sống hiện đại.
Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm giàu tính hướng nội,
đậm chất trữ tình là phương tiện hữu hiệu để nhà văn đi sâu vào trạng thái tâm lí chập
chờn, đứt nối, mong manh, mơ hồ và hư ảo của tâm thức con người. Có thể coi Nỗi


21
buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Tấm ván phóng đao của Mạc Can, Người sông mê của
Châu Diên, Thoạt kì thuỷ của Nguyễn Bình Phương… là những tác phẩm thành công

trong việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để khai sáng thế giới tâm linh, những
vùng mờ ý thức, cõi tiềm thức, vô thức. Và như thế, nhận thức của nhà văn về con
người, về cuộc sống trở nên sâu sắc và toàn vẹn hơn.
Tính triết luận, khái quát đời sống cũng được gia tăng trong tiểu thuyết thể hiện
nhu cầu nhận thức và lí giải đời sống theo cách riêng của từng nhà văn. Họ triết lí về
sự sống, cái chết, về đạo đức, nhân cách, về tình yêu... Gia tăng tính triết luận tạo
chiều sâu trong nhận thức và phản ánh cho tiểu thuyết đương đại.
Ngoài ra, tiểu thuyết thời kì đổi mới có sự dung hợp nhiều kênh ngôn ngữ, trộn
lẫn nhiều loại phong cách ngôn ngữ khác nhau tạo nên hiện tượng đa sắc trong ngôn
ngữ. Tiểu thuyết có thể sử dụng các lớp từ khác nhau như lớp từ của Thiên chúa giáo,
Phật giáo, từ ngữ khoa học, ngôn ngữ nước ngoài... hoặc pha trộn nhiều phong cách
ngôn ngữ như phong cách báo chí và văn chương trong Paris 11 tháng của Thuận,
phong cách thơ, kịch, tiểu luận trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, phong cách sinh
hoạt hàng ngày và phong cách văn chương trong Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt
Hà… Sự đa dạng trong ngôn ngữ trần thuật đưa tiểu thuyết thời kì đổi mới thoát li hẳn
ngôn ngữ văn chương trang trọng, gọt giũa, bóng bẩy một thời, kéo tác phẩm về gần
với độc giả trong tính đối thoại đa chiều của nó.
Thứ ba là đổi mới giọng điệu trần thuật. Giọng điệu là yếu tố cấu thành phong
cách nhà văn và cũng là biểu hiện thái độ ứng xử của nhà văn trước hiện thực đời
sống. Tiểu thuyết 1945 - 1975, với sự chi phối của khuynh hướng sử thi và cảm hứng
lãng mạn, giọng điệu chiếm ưu thế trên văn đàn là giọng ngợi ca, tự hào. Giọng điệu
này góp phần thi vị hoá hiện thực gian khổ, khốc liệt, gieo vào lòng người niềm lạc
quan bay bổng, tạo động lực tinh thần để chiến đấu và chiến thắng. Sau chiến tranh,
giọng điệu trần thuật có nhiều biến chuyển trên cơ sở những thay đổi quan niệm về
hiện thực và văn học. Đó là sự kết hợp của nhiều giọng tạo thành sự phức điệu trong
tiểu thuyết. Giọng điệu phân tích, lí giải thường xuất hiện trong khuynh hướng tự vấn,
nhận thức lại lịch sử (Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Hồ Anh
Thái, Châu Diên, Nguyễn Xuân Khánh…). Giọng điệu tranh biện, đối thoại nhằm
hướng tới nhận thức sâu hơn, toàn diện hơn các giá trị đời sống (Tiểu thuyết Nguyễn



×