Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài 1 GEN, mã DI TRUYỀN và QUÁ TRÌNH NHÂN đôi ADN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.64 KB, 14 trang )

#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 1 ( câu trắc nghiệm)

Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
A. UGU, UAA, UAG
B. UUG, UGA, UAG
*C. UAG, UAA, UGA
D. UUG, UAA, UGA
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 2 ( câu trắc nghiệm)

Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục
còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
*A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 3 ( câu trắc nghiệm)

Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
*D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 4 ( câu trắc nghiệm)

Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện
đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
*C. Mã di truyền có tính phổ biến.
D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 5 ( câu trắc nghiệm)



Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN
được gọi là
A. codon.
*B. gen.
C. anticodon.
D. mã di truyền.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 6 ( câu trắc nghiệm)

Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
*C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 7 ( câu trắc nghiệm)

Bản chất của mã di truyền là
*A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.
C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 8 ( câu trắc nghiệm)

Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
*A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền


D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin

#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 9 ( câu trắc nghiệm)

Mã di truyền có tính phổ biến, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
C. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
*D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 10 ( câu trắc nghiệm)

Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các
nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc
A. bổ sung.
*B. bán bảo toàn.
C. bổ sung và bảo toàn.
D. bổ sung và bán bảo toàn.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 11 ( câu trắc nghiệm)

Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là:
A. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.
*B. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.
D. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 12 ( câu trắc nghiệm)

Gen là một đoạn của phân tử ADN
*A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
B. mang thông tin di truyền của các loài.
C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 13 ( câu trắc nghiệm)


Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ
enzim nối, enzim nối đó là
A. ADN giraza
B. ADN pôlimeraza
C. hêlicaza
*D. ADN ligaza
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 14 ( câu trắc nghiệm)

Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. tháo xoắn phân tử ADN.
*B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
D. nối các đoạn Okazaki với nhau.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 15 ( câu trắc nghiệm)

Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc
điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến.
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
*D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 16 ( câu trắc nghiệm)

Mã di truyền là:
A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.
B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.


*C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.

D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 17 ( câu trắc nghiệm)

Quá trình nhân đôi ADN chỉ có 1 mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì
*A. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của polinucleotit ADN mẹ và
mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ → 3’
B. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của polinucleotit ADN mẹ và
mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’ → 5’
C. enzim xúc tác quá trình nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’ của polinucleotit ADN mẹ và
mạch polinucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’ → 5’
D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng nhân đôi theo nguyên tắc bổ
sung.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 18 ( câu trắc nghiệm)

Trong quá trình nhân đôi của ADN, enzim ADN polimeraza có vai trò
*A. lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung.
B. bẻ gãy các liên kết hiđro giữa 2 mạch ADN
C. duỗi xoắn phân tử ADN
$D. Cả 3 a,b,c.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 19 ( câu trắc nghiệm)

Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia 3 loại ARN là mARN, tARN, rARN?
A. cấu hình không gian
B. số loại đơn phân
C. khối kượng và kích thước
*D. chức năng của mỗi loại.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 20 ( câu trắc nghiệm)

Loại ARN nào mang bộ ba đối mã?
A. mARN

*B. tARN
C. rARN
D. ARN của virút
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 21 ( câu trắc nghiệm)

Nếu mã gốc có đoạn: TAX ATG GGX GXT AAA…thì mạch bổ sung là:
A. ATG TAX GGX GXT AAA…
B. AUG UAX XXG XGA UUU…
C. UAX AUG GGX GXU AAA…
*D. ATG TAX XXG XGA TTT…
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 22 ( câu trắc nghiệm)

Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
A. 1800
*B. 2400
C. 3000
D. 2040
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 23 ( câu trắc nghiệm)

ADN dài 5100 Å tự sao 5 lần liên tiếp cần số nuclêôtit tự do là:
A. 51000.
*B. 93000.
C. 46500.
D. 96000.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 24 ( câu trắc nghiệm)

Một gen có số nu là 3000. Hỏi số a.a trong phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 1 là bao nhiêu?


A. 500

*B. 499
C. 498
D. 750
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:D)(Skill:4) Câu 25 ( câu trắc nghiệm)

Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtit có số T chiếm 20%, thì:
A. ADN này dài 10200 Å với A=T=600, G=X=900.
*B. ADN này dài 5100 Å với A=T=600, G=X=900.
C. ADN này dài 10200 Å với G=X=600, A=T=900.
D. ADN này dài 5100 Å với G=X=600, A=T=900.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:D)(Skill:4) Câu 26 ( câu trắc nghiệm)

ADN dài 0,51 µm. Hiệu số giữa A và G là 20%. Số nu các loại là ;
A. A=T=1050, G=X=900.
*B. A=T=1050, G=X=450.
C. G=X=450, A=T=1050.
D. G=X=2100, A=T=900.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:4) Câu 27 ( câu trắc nghiệm)

Một ADN nhân đôi 2 lần, mỗi ADN con tạo ra phiên mã 3 lần. Khi dịch mã, có 5 riboxom trượt trên
1 mARN. Có bao nhiêu chuỗi polipeptit được tổng hợp?
A. 30
*B. 60
C. 5
D. 12
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:4) Câu 28 ( câu trắc nghiệm)

Một gen dài 4080 Å. Gen nhân đôi 1 lần, mỗi ADN con tạo ra phiên mã 2 lần. Khi dịch mã, có 5
riboxom trượt trên 1 mARN. Hỏi số a.a cung cấp cho quá trình tổng hợp trên là bao nhiêu?
A. 20

B. 81600
C. 498
*D. 7980
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:D)(Skill:4) Câu 29 ( câu trắc nghiệm)

ADN dài 3400 Å với 20% Ađênin sẽ có số liên kết hyđrô là:
*A. 2600.
B. 3400.
C. 1300.
D. 5200.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 30 ( câu trắc nghiệm)

Bản chất hóa học của gen là:
A. Prôtêin.
$*B. ADN.
C. ARN.
$D. B hay C.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 31 ( câu trắc nghiệm)

Một gen chứa thông tin trực tiếp của:
A. 1 pôlipeptit.
*B. 1 phân tử ARN.
C. 1 tính trạng.
$D. A+B+C.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 32 ( câu trắc nghiệm)

Về cấu tạo thì 1 gen là:


A. 1 đoạn mạch đơn ADN.

*B. 1 đoạn ADN hai mạch.
C. 1 đoạn ARN xoắn kép.
D. 1 phân tử AND nguyên.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 33 ( câu trắc nghiệm)

Gen cấu trúc (xitrôn) mang thông tin của:
A. Pôlipeptit.
B. Phân tử ARN.
$C. Phân tử cấu trúc tế bào.
$*D. A+B.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:2) Câu 34 ( câu trắc nghiệm)

Trong tế bào sống, gen có thể ở vị trí nào?
A. Chỉ ở nhiễm sắc thể.
B. Chỉ ở tế bào chất.
C. Gắn trên màng sinh chất.
*D. Ở bất kỳ đâu có ADN.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 35 ( câu trắc nghiệm)

Trong tế bào nhân thực, gen không có ở:
A. Nhiễm sắc thể.
B. Lạp thể.
C. Ti thể.
*D. Trung thể.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:3) Câu 36 ( câu trắc nghiệm)

Nói chung, vị trí của 1 gen xác định có thể thay đổi không?
*A. Thường ổn định.
B. Luôn đổi chỗ.
C. Lúc cố định, lúc thay đổi.

D. Có, nếu ngoại cảnh thay đổi.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 37 ( câu trắc nghiệm)

Người ta chia gen cấu trúc thành bao nhiêu vùng?
A. 1 vùng.
B. 2 vùng.
*C. 3 vùng.
D. 4 vùng.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 38 ( câu trắc nghiệm)

Tên và thứ tự các vùng ở 1 gen cấu trúc là:
A. Mở đầu – Kết thúc – Mã hóa.
B. Mã hóa – Điều hòa – Kết thúc.
*C. Điều hòa – Mã hóa – Kết thúc.
D. Tiếp nhận – Chính – Kết thúc.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 39 ( câu trắc nghiệm)

Vùng điều hòa đầu gen có chức năng là:
A. Tiếp nhận enzim sao mã.
B. Mang tín hiệu khởi động.
C. Kiểm soát phiên mã.
$*D. A+B+C.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 40 ( câu trắc nghiệm)

Vùng mã hóa của 1 gen cấu trúc có chức năng là:
A. Tiếp nhận enzim sao mã.
B. Mang tín hiệu khởi động.


C. Kiểm soát phiên mã.

*D. Chứa bộ mã của pôlipeptit.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 41 ( câu trắc nghiệm)

Gen phân mảnh có đặc tính là:
A. Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh 1 nơi.
B. Gồm các nuclêôtit không nối liên tục.
*C. Vùng mã hóa xen đoạn không mã hóa axit amin.
D. Do các đoạn Ôkazaki gắn lại.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 42 ( câu trắc nghiệm)

Đặc điểm cơ bản của gen không phân mảnh là:
A. Gen có các nuclêootit nối nhau liên tục.
B. Gen gồm 1 đoạn ADN nằm ở 1 nơi.
*C. Vùng mã hóa chỉ chứa các bộ ba mã hóa.
D. Gen không do đoạn Ôkazaki nối lại.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 43 ( câu trắc nghiệm)

Đoạn chứa thông tin axit amin ở vùng mã hóa của gen ở tế bào nhân thực gọi là:
A. Citron (xitrôn).
*B. Exon (êxôn).
C. Codon (câuđân).
D. Intron (intơrôn).
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 44 ( câu trắc nghiệm)

Trong tế bào nhân thực, đoạn ở vùng mã hóa của gen có nuclêôtit nhưng không chứa axit amin
gọi là:
A. Citron (xitrôn).
B. Exon (êxôn).
C. Codon (câuđân).
*D. Intron (intơrôn).

#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 45 ( câu trắc nghiệm)

Ở sinh vật nhân sơ thường không có:
A. Citron (xitrôn).
B. Exon (êxôn).
C. Codon (câuđân).
*D. Intron (intơrôn).
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:3) Câu 46 ( câu trắc nghiệm)

Nếu cùng chứa thông tin của 500 axit amin như nhau, thì gen ở tế bào nhân thực hay tế bào
nhân sơ dài hơn?
A. Dài bằng nhau.
*B. Ở tế bào nhân thực dài hơn.
C. Ở tế bào nhân sơ dài hơn.
D. Lúc hơn, lúc kém tùy loài.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 47 ( câu trắc nghiệm)

Mã di truyền là:
A. Toàn bộ các nuclêôtit và axit amin ở tế bào.
B. Số lượng nuclêôtit ở axit nuclêic mã hóa axit amin.
*C. Trình tự nuclêôtit ở axit nuclêic mã hóa axit amin.
D. Thành phần các axit amin quy định tính trạng.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 48 ( câu trắc nghiệm)

ARN có mã di truyền không?
*A. Có.
B. Không.


C. Chỉ rARN có.

D. Chỉ tARN có.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 49 ( câu trắc nghiệm)

Bộ phận không có mã di truyền là:
A. Citron (xitrôn).
B. Exon (êxôn).
C. Codon (câuđân).
*D. Intron (intơrôn).
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 50 ( câu trắc nghiệm)

Một đơn vị mật mã di truyền gồm bao nhiêu nuclêôtit?
A. 3 cặp nuclêôtit đối nhau ở 2 mạch ADN.
$*B. 3 nuclêôtit liền nhau ở 1 mạch gốc ADN.
C. 3 nuclêôtit liền nhau ở 1 mạch bổ sung ADN.
$D. B hoặc C.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 51 ( câu trắc nghiệm)

Một đơn vị mã di truyền còn gọi là:
*A. Citron (xitrôn).
B. Exon (êxôn).
C. Codon (côđôn).
D. Intron (intơrôn).
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 52 ( câu trắc nghiệm)

Nếu mỗi 1 trong số 4 loại nuclêôtit (A, T, G, và X) chỉ mã hóa được 1 loại axit amin (mã bộ
một) thì có bao nhiêu bộ mã khác nhau?
*A. 41 = 4.
B. C24 = 6.
C. 42 = 16.
D. 43 = 64.

#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 53 ( câu trắc nghiệm)

Nếu cứ 2 trong số 4 loại nuclêootit (A, T, G, X) mã hóa được 1 loại axit amin (mã bộ hai) thì có
bao nhiêu bộ mã khác nhau?
A. 41 = 4.
B. C24 = 6.
*C. 42 = 16.
D. 43 = 64.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 54 ( câu trắc nghiệm)

Nếu cứ 3 trong số 4 loại nuclêôtit (A, T, G, và X) mã hóa được 1 loại axit amin (mã bộ ba) thì
có bao nhiêu bộ mã khác nhau?
A. 41 = 4.
B. C24 = 6.
C. 42 = 16.
*D. 43 = 64.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:K)(Skill:3) Câu 55 ( câu trắc nghiệm)

Số bộ ba mã hóa có Guanin (G) là:
A. 16
B. 27
C. 32
*D. 37


#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:K)(Skill:3) Câu 56 ( câu trắc nghiệm)

Số bộ ba mã hóa không có Ađênin (A) là:
A. 16
*B. 27

C. 32
D. 37
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 57 ( câu trắc nghiệm)

Bộ ba mở đầu ở mARN của sinh vật nhân thực là:
A. 5’ AAG 3’.
*B. 5’ AUG 3’.
C. 5’ UAG 3’.
D. 5’ UGA 3’.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 58 ( câu trắc nghiệm)

Trong gen cấu trúc, bộ ba mở đầu nằm ở:
*A. Vùng điều hòa.
B. Vùng mã hóa.
$C. Vùng kết thúc.
$D. A+B.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 59 ( câu trắc nghiệm)

Bộ ba kết thúc của mARN ở tế bào nhân thực không có mã
*A. UGG.
B. UAA.
C. UAG.
D. UAG.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:1) Câu 60 ( câu trắc nghiệm)

Trong gen cấu trúc, bộ ba kết thúc nằm ở:
A. Vùng điều hòa
B. Vùng mã hóa.
$*C. Vùng kết thúc.
$D. A+B

#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 61 ( câu trắc nghiệm)

Triplet mở đầu là:
A. 5’ TAX 3’.
B. 5’ AUG 3’.
*C. 5’ XAT 3’.
D. 5’ GUA 3’.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 62 ( câu trắc nghiệm)

Codon mở đầu có ở:
*A. mARN.
B. tARN.
C. rARN.
$D. A+B+C.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 63 ( câu trắc nghiệm)

Trong gen của sinh vật nhân thực, bộ ba kết thúc nằm ở:
A. Exon.
B. Itron.
C. Vùng điều hòa.
*D. Ngoài vùng mã hóa.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 64 ( câu trắc nghiệm)


Loại axit amin được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất là:
A. Lơxin và xêrin.
*B. Triptôphan và mêtiônin.
C. Valin và alanin.
D. Alanin và mêtiônin.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 65 ( câu trắc nghiệm)


Loại axit amin được mã hóa bởi 6 bộ ba khác nhau là:
A. Lơxin.
B. Acginin.
C. Xêrin.
$*D. A+B+C.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 66 ( câu trắc nghiệm)

Khi tế bào nhân thực tổng hợp prôtêin, thì axit amin luôn có mặt ở mọi pôlipeptit sơ khai là:
A. Lơxin.
B. Valin.
*C. Mêtiônin.
D. Alanin.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 67 ( câu trắc nghiệm)

Axit amin mở đầu ở chuỗi pôlipeptit của vi khuẩn là:
*A. Foocmin mêtiônin.
B. Valin.
C. Mêtiônin.
D. Alanin.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 68 ( câu trắc nghiệm)

Mã di truyền không có đặc tính là:
A. Đặc hiệu.
B. Phổ biến.
C. Thoái hóa (dư thừa).
*D. Gối nhau.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 69 ( câu trắc nghiệm)

Tính đặc hiệu của mã di truyền biểu hiện ở điểm:

A. Mọi loài sinh vật đều chung một bộ mã.
B. 1 axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
*C. Mỗi loại bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin.
D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 70 ( câu trắc nghiệm)

Tính phổ biến của mã di truyền biểu hiện ở điểm:
*A. Mọi sinh vật đều chung bộ mã như nhau.
B. 1 axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. 1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin.
D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 71 ( câu trắc nghiệm)

Tính liên tục của mã di truyền biểu hiện ở:
A. Mọi loài sinh vật đều chung một bộ mã.
B. 1 axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. 1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin.
*D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 72 ( câu trắc nghiệm)

Tính thoái hóa (hay dư thừa) của mã di truyền biểu hiện ở:
A. Mọi loài sinh vật đều chung một bộ mã.


*B. 1 loại axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. 1 bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin.
D. Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 73 ( câu trắc nghiệm)

Gen có 2 mạch thì mã di truyền ở mạch nào?

*A. Chỉ ở 1 mạch.
B. Ở cả 2 mạch, giá trị như nhau.
C. Lúc mạch này, lúc mạch kia.
D. Ở cả 2 mạch, giá trị khác nhau.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:2) Câu 74 ( câu trắc nghiệm)

Gen có 2 mạch thì mạch nào mang mật mã di truyền chính?
A. Mạch bổ sung.
B. Mạch 5’ → 3’.
*C. Mạch gốc.
D. Mạch 3’ → 5’.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 75 ( câu trắc nghiệm)

Trên axit nuclêic, mã di truyền được đọc như thế nào?
A. Từ giữa gen sang 2 đầu, theo từng bộ ba.
*B. Từ 1 điểm xác định, theo từng bộ ba ở mỗi mạch.
C. Từ điểm bất kỳ, theo từng bộ ba ở mạch gốc.
D. Từ 1 điểm xác định, theo từng bộ ba ở 2 mạch.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:2) Câu 76 ( câu trắc nghiệm)

Sự tự nhân đôi ADN còn gọi là:
A. Tự sao
B. Sinh tổng hợp ADN.
C. Tái bản mã.
$*D. A hay B hoặc C.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 77 ( câu trắc nghiệm)

Trong tế bào, sự tự nhân đôi của ADN diễn ra ở:
A. Dịch nhân tế bào.
B. Trong chất nguyên sinh

*C. Trên nhiễm sắc thể
D. Lưới nội chất hạt
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 78 ( câu trắc nghiệm)

Trong tế bào nhân thực, sự tự sao của ADN xảy ra vào:
*A. Pha S.
B. Pha G1.
C. Pha G2.
D. Pha M.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:2) Câu 79 ( câu trắc nghiệm)

Ở tế bào nhân thực, kết quả 1 lần tái bản phân tử ADN là:
A. Tạo ra 2 crômatit rời nhau.
B. Tạo ra 2 crômatit cùng nguồn.
*C. Tạo ra 2 ADN kép.
D. Tạo ra 2 NST đơn.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 80 ( câu trắc nghiệm)

Trong một chu kỳ tế bào, sự tổng hợp ADN diễn ra:
*A. 1 lần.
B. 2 lần.


C. 3 lần.
D. 4 lần trở lên.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 81 ( câu trắc nghiệm)

Enzim làm duỗi và tách 2 mạch ở chuỗi xoắn kép ADN là:
*A. Enzim tháo xoắn.
B. ADN – pôlimeraza.

$C. ARN - pôlimeraza.
$D. A+B.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 82 ( câu trắc nghiệm)

ADN – pôlimeraza có vai trò là:
A. Tháo xoắn cả phân tử ADN.
B. Cắt liên kết hydro và tách 2 chuỗi.
$*C. Lắp nuclêôtit mới vào mạch khuôn.
$D. A+B.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 83 ( câu trắc nghiệm)

Người ta quy ước mỗi chuỗi pôlinuclêôtit có hai đầu là 5’ và 3’. Đầu 5’ và đầu 3’ nghĩa là gì?
A. Đầu 5’ có 5 nguyên tử cacbon, đầu 3’ có 3 cacbon.
B. Đầu 5’ có đường 5 cacbon, còn 3’ không có.
*C. 5’ là C5 ở pentoza pi tự do, 3’ là C3 có OH tự do.
D. 5’ là C5 ở Pi có pentoza tự do, 3’ là C3 có OH tự do.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:3) Câu 84 ( câu trắc nghiệm)

Sơ đồ ADN 2 mạch sau đây có chú thích là:

A. 1=3=đầu 3’; 2=4=đầu 5’.
B. 1=3=đầu 5’; 2=4=đầu 3’.
*C. 1=4=đầu 5’; 2=3=đầu 3’.
D. 1=2=đầu 3’; 3=4=đầu 5’.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 85 ( câu trắc nghiệm)

Enzim ADN-pôlimeraza di chuyển trên ADN theo chiều:
A. 5’→3’.
*B. 3’→5’.
C. Cả hai chiều.

D. Lúc chiều này, lúc chiều kia tùy loại.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 86 ( câu trắc nghiệm)

Enzim ARN-pôlimeraza di chuyển trên ADN theo chiều
A. 5’→3’.
*B. 3’→5’.
C. Cả hai chiều.
D. Lúc chiều này, lúc chiều kia tùy loại.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 87 ( câu trắc nghiệm)

Khi ADN tự nhân đôi thì mạch mới hình thành theo chiều
*A. 5’→3’.
B. 3’→5’.
C. 5’→3’ ở mạch này, thì 3’→5’ ở mạch kia.
D. Lúc chiều này, lúc chiều kia tùy loại.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 88 ( câu trắc nghiệm)

Các enzim tham gia quá trình tự nhân đôi của ADN là:


$A. ARN-pôlimeraza.
B. ADN-pôlimeraza.
C. ADN-ligaza.
D. Enzim tháo xoắn.
$*E. B+C+D.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 89 ( câu trắc nghiệm)

Khi ADN bắt đầu tự sao, tại cùng vùng khởi đầu của một xitrôn, thì tác động sớm nhất là:
*A. Enzim tháo xoắn.
B. ARN-pôlimeraza .

C. ADN-pôlimeraza
D. ADN ligaza.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 90 ( câu trắc nghiệm)

Khi ADN tự sao, thì enzim chỉ trượt theo theo chiều 3’→5’là:
A. Enzim tháo xoắn.
B. ARN-pôlimeraza.
*C. ADN-pôlimeraza.
D. ADN ligaza.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 91 ( câu trắc nghiệm)

Vai trò của ADN pôlimeraza là:
A. Tháo xoắn ADN.
B. Cắt liên kết hyđrô giữa 2 mạch khuôn.
*C. Lắp các nuclêôtit tự do thành mạch mới.
$D. A+B+C.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 92 ( câu trắc nghiệm)

Khi ADN tự nhân đôi, đoạn Ôkazaki là:
A. Các đoạn êxôn của gen không phân mảnh.
B. Các đoạn intrôn của gen phân mảnh.
*C. Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 5’→3’.
D. Đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 3’→5’.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 93 ( câu trắc nghiệm)

Đoạn Ôkazaki xuất hiện ở quá trình sinh tổng hợp:
*A. ADN.
B. mARN.
C. tARN.
$D. A+B+C.

#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 94 ( câu trắc nghiệm)

Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện đoạn Ôkazaki là:
A. Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối ADN tự sao.
B. Nguyên tắc bổ sung chi phối sự lắp ráp nuclêôtit.
*C. Pôlinuclêôtit mới chỉ tạo thành theo chiều 5’→3’.
D. ARN-pôlimeraza chỉ trượt theo chiều 5’→3’.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 95 ( câu trắc nghiệm)

Nguyên tắc chi phối quá trình tự nhân đôi của ADN là:
A. Nguyên tắc bán bảo toàn.
B. Nguyên tắc bổ sung.
C. Nguyên tắc nửa gián đoạn.
$*D. A+B+C.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 96 ( câu trắc nghiệm)

Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối tự sao dẫn đến kết quả là:
A. Sinh 2 ADN “con” hoàn toàn mới cùng giống “mẹ”.


B. Sinh 2 “con” thì 1 giống mẹ, còn 1 thay đổi.
*C. 2 “con” như “mẹ” và đều có 1 mạch của “mẹ”.
D. Sinh 2 “con” thì 1 hoàn toàn mới, 1 vốn là “mẹ”.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 97 ( câu trắc nghiệm)

Nguyên nhân làm 2 ADN “con” giống hệt “mẹ” là:
A. ADN tự sao theo nguyên tắc bán bảo toàn.
B. Nuclêôtit lắp vào khuôn theo nguyên tắc bổ sung.
$C. 2 mạch khuôn của “mẹ” bổ sung nhau.
$*D. A+B.

#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:1) Câu 98 ( câu trắc nghiệm)

Đối với cơ chế di truyền cấp tế bào, thì sự tự nhân đôi ADN có ý nghĩa sinh học là:
*A. Cơ sở tự nhân đôi của nhiễm sắc thể.
B. Cơ sở tổng hợp ribôxôm của tế bào.
C. Cơ sở tổng hợp prôtêin.
D. Cơ sở tổng hợp ARN ở tế bào đó.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:K)(Skill:2) Câu 99 ( câu trắc nghiệm)

Ở tế bào sống, tự nhân đôi ADN có mục đích là:
A. Tăng tốc độ tổng hợp prôtêin.
B. Nhân đôi lượng ARN để phân chia.
*C. Tăng đôi lượng ADN chuẩn bị phân bào.
D. Chuẩn bị hình thành giao tử.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:TB)(Skill:2) Câu 100 ( câu trắc nghiệm)

Một phân tử ADN “mẹ” tự nhân đôi k lần liên tiếp thì số ADN “con, cháu” có thể là:
A. k.
B. 2k.
*C. 2k.
D. k2.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:D)(Skill:3) Câu 101 ( câu trắc nghiệm)

Một phân tử ADN “mẹ” tự sao 3 lần liên tiếp thì số phân tử ADN hoàn toàn mới được sinh ra là:
*A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
#(m)(TextType:0)(Type:LT)(Level:D)(Skill:3) Câu 102 ( câu trắc nghiệm)


Tương ứng với bộ ba đối mã (anticodon) 5’ UGX 3’ là:
A. 5’ AXG 3’.
B. 3’ TGX 5’.
*C. 3’ AXG 5’.
D. 5’ TXG 3’.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:TB)(Skill:3) Câu 103 ( câu trắc nghiệm)

Một mạch đơn gen gồm 60 A, 30 T, 120 G, 80 X thì tự sao một lần sẽ cần:
A. A=T=180; G=X=120.
B. A=T=120; G=X=180.
*C. A=T=90; G=X=200.
D. A=T=200; G=X=90.
#(m)(TextType:0)(Type:BT)(Level:K)(Skill:3) Câu 104 ( câu trắc nghiệm)

Trong dung dịch chứa 10% Ađênin, 20% timin và 40% xitôzin với đủ các điều kiện để tạo thành
ADN, thì bộ ba XAT phải ít hơn:
A. 0,08%.
*B. 0,8%.


C. 8%.
D. 80%.



×