Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

"Đùa của tạo hóa" từ góc nhìn từ phân tâm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.57 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
Nghiên cứu văn học là một chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn mà đối
tượng nghiên cứu là nghệ thuật ngôn từ (văn học). Ở thời điểm hiện tại, nghiên cứu
văn học là tên gọi chung cho nhiều bộ môn nghiên cứu tương đối độc lập, tiếp cận
cùng một đối tượng nghiên cứu (văn học) ở những góc độ khác nhau. Nghiên cứu văn
học, theo truyền thống, bao gồm 3 bộ môn chính: Lý luận văn học, Lịch sử văn
học, Phê bình văn học. Tuy nhiên đến khoảng những năm 70 của thế kỷ XX đã xuất
hiện bộ môn Phương pháp luận nghiên cứu văn học. Có thể xem đây là một bộ môn
nghiên cứu một cách hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung ở các
phạm vi khác nhau. Văn học ngày càng được đi theo nhiều hướng nghiên cứu khác
nhau. Nguyễn Văn Dân căn cứ vào các cấp độ và góc độ tiếp cận nghiên cứu đối với
một tác phẩm hay một hiện tượng văn học đã phân loại các phương pháp ra thành
nhiều nhóm. Ở đây, chúng ta có thể kể ra một số phương pháp được sủ dụng trong
nghiên cứu văn học như phương pháp chứng thực, phương pháp hình thức, phương
pháp hiện tượng học, phương pháp cấu trúc (phương pháp cấu trúc; phương pháp hậu
cấu trúc), phương pháp trực giác, phương pháp tâm lý học (tâm lý học sáng tác; tâm
lý học tiếp nhận), phương pháp giải thích (chú giải học), phương pháp xã hội học (xã
hội học sáng tác; xã hội học tiếp nhận), phương pháp tiểu sử, phương pháp so sánh,
phương pháp mỹ học, phương pháp loại hình, phương pháp hệ thống…
Tâm lý học như chúng ta đã biết từ lâu đã cung cấp phương pháp cho nhiều
ngành khoa học khác nhau, trong đó có nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học
bằng phương pháp tâm lý đã trở thành một trong những thao tác phổ biến của các
nhà nghiên cứu và phê bình văn học. Cùng là thao tác tâm lý học, xét từ đối tượng
nghiên cứu, chúng ta lại thấy có hai lĩnh vực áp dụng khác nhau, đó là tâm lý học
sáng tác và tâm lý học tiếp nhận. Nhưng tâm lý học sáng tác là một lĩnh vực khoa học
rộng lớn, có thể có nhiều phương pháp khác nhau. Ở đây, chúng tôi đi sâu vào một
phương pháp cụ thể.
Từ đầu thế kỷ XX, vào năm 1900, bác sĩ tâm thần người Áo Sigmund Freud đã
cho xuất bản công trình Lý giải giấc mơ, người khai sinh ra một phương pháp tâm lý
1



mới: một liệu pháp tâm lý – tâm thần được gọi là phương pháp tâm phân học, hay
còn được gọi là phân tâm học. Sau đó được áp dụng vào nghiên cứu văn học và có
ảnh hưởng mạnh mẽ trong suốt thế kỷ XX và cho đến ngày nay.
Trên cơ sở những hiểu biết nhất định về nghiên cứu văn học, phân tâm học, bài
tiểu luận này chỉ xin bước đầu tìm hiểu vấn đề nghiên cứu văn học theo hướng phân
tâm học, từ hệ thống lý thuyết, chúng tôi sẽ vận dụng vào nghiên cứu một tác phẩm
cụ thể là truyện ngắn Đùa của tạo hóa của Phạm Hoa.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bài tiểu luận
gồm hai mục chính:
1. Phân tâm học và lý luận về văn học nghệ thuật
2. Nghiên cứu truyện ngắn Đùa của tạo hóa theo hướng phân tâm học

2


NỘI DUNG
1. Phân tâm học và lý luận về văn học nghệ thuật
Trước khi đi vào phân tích một truyện ngắn Việt Nam tiêu biểu là Đùa của tạo
hóa từ góc nhìn tham chiếu phân tâm học, chúng tôi xin điểm qua một số khái niệm
và phức cảm bản chất của phân tâm học, chủ yếu là của S.Freud- ông tổ của phân tâm
học, đã quan niệm và lý giải, làm cái nhìn tham chiếu từ phân tâm học để phân tích
tác phẩm.
1.1. Từ hệ thống lý luận trong phân tâm học…
1.1.1 Tâm thần bộ (psychisme) và các khái niệm liên quan
Theo ý kiến của PGS.TS Hồ Thế Hà thì Phân tâm học là khoa học (nghiên
cứu) phân tích tâm lý chiều sâu của con người trong tính bản chất của nó với hoàn
cảnh và đặc biệt là vô thức và tình dục. Con người là đối tượng mà Phân tâm học
hướng đến nghiên cứu với những gì đặc biệt nhất trong chiều sâu tâm lí.
Trong cấu tạo của con người. Freud cho rằng, trong tâm thần bộ, có 3 topiques

hoạt động và chi phối nhau đối với từng trạng thái tâm sinh lý của con người. Ba
topiques đó là: cái siêu ngã (le surmoi) mà trung tâm của nó là tiềm thức
(subconscience) được xem là bộ phận có tổ chức đặc biệt, cái tôi (le moi) mà trung
tâm của nó là ý thức (conscience) và cái đó (le ca) mà trung tâm của nó là vô thức
(inconscience).
Cái đó (le ca) tức cái khát dục, mang bản chất ích kỉ, trẻ con. Topiques này bị
chi phối bởi nguyên tắc khoái lạc, không thể trì hoãn những ham muốn tức thời. Như
đã nói, trung tâm của cái đó là vô thức. Theo Freud nghiên cứu sáng tạo nghệ thuật
gắn với vô thức nắm được hạt nhân cái vô thức, trước hết, nó cho chúng ta hình ảnh
đúng về bản chất hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ. Freud chính là nhà tư tưởng
tiên phong trong việc khai phá những miền sâu của cảm xúc con người. Freud đã nhận
thấy ảnh hưởng của tính dục ở hầu hết mọi nơi, vì ông quan niệm tính dục không chỉ
bao hàm sự giao hợp, mà còn là tình yêu. Thứ tình yêu đó, theo ông, là thứ tình yêu
mãnh liệt, một thứ tình yêu đủ sức hấp dẫn tới mức, khi cần, người ta có thể hy sinh
cả cuộc sống của chính mình. Và do vậy, nó phải là một cái gì mãnh liệt hơn tình yêu
3


thông thường cả về số lượng và chất lượng. Freud còn cho rằng, bản năng tính dục
(sex instinct) là nguồn gốc của mọi công trình mang tính sáng tạo nhất; nó được hiểu
là cái được cấu thành từ các thành tố luôn biến thiên theo những chiều kích khác nhau
(như nguồn gốc, mục đích và đối tượng).
Khái niệm tính dục bao hàm cả hai mặt sinh lí và tâm lí của con người. Sự thỏa
mãn về sinh lí, nhìn một cách nghiêm túc, nhân bản và khoa học có khả năng điều
hòa tâm lí của con người. Do trong quá trình sống có những chấn động nào đó gây
thương tổn để lại trong bộ não, trong tiềm thức con người một dạng bệnh lí mà các
nhà tâm lí học theo trường phái của Freud gọi là ẩn ức tình dục. Chính nó là một
trong những nguyên nhân phổ biến dẫn con người đến tình trạng kẻ giết người hàng
loạt, những tên biến thái, cuồng dâm…
Nếu ở lĩnh vực sáng tác, các nhà văn ứng dụng một số phạm trù của học thuyết

Freud nhưng tập trung nhất là mặc cảm Oedipe và tính dục thì ở lý luận - phê bình,
các nhà nghiên cứu ứng dụng hầu hết các phạm trù trong phân tâm học để phê bình
các hiện tượng văn học cũng như giải mã tâm lý sáng tạo của nhà văn như vấn đề vô
thức, tính dục, ám ảnh tuổi thơ, vấn đề dự phóng trong sáng tạo…
Một trong những vấn đề mấu chốt của học thuyết Freud là ông đã chứng minh
quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ không chỉ có ở ý thức, tiềm thức mà
có ngay trong vô thức. Vì vậy, phân tâm học rất đề cao yếu tố vô thức trong sáng tạo
nghệ thuật. Không chỉ có vô thức cá thể như phát kiến của Freud mà sau này Jung
còn nói đến cả vô thức tập thể. Như vậy, vô thức có vai trò rất quan trọng trong sáng
tạo của người nghệ sĩ. Đây cũng là điều các nhà phê bình văn học quan tâm khi
nghiên cứu quá trình sáng tạo của nhà văn. Uyên Thao cho rằng tác phẩm văn chương
chính là sản phẩm được sáng tạo trong vô thức của nhà văn. Bởi lẽ không có gì bảo
đảm trăm phần trăm rằng ngoài cái ý thức mà tác giả đem đến cho một tác phẩm, tác
phẩm đó lại không thể phản ảnh một điều gì khác. Freud gọi điều đó có thể có này là
sản phẩm của một ý thức chưa được nhận biết bởi chính người mang ý thức. Nguyễn
Thị Hoàng khi nói về quá trình sáng tác của mình có tâm sự: Đã ngồi lại viết ý tưởng
khi nhập vào xác hồn mình, ngồi như một người bị đồng nhập, không còn hay biết
đến xung quanh, bất chấp cả tiếng ồn ào và sinh hoạt khác. Sở dĩ nhà văn sáng tạo
4


trong vô thức, vì nhà văn luôn chứa đựng trong mình những ẩn ức của tiềm thức và
giấc mơ mà theo phân tâm học, đây chính là những dự phóng tạo nên sự thăng hoa
trong sáng tạo của người nghệ sĩ.
Không chỉ vận dụng những khái niệm vô thức, tiềm thức, dự phóng để lý giải
quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ, các nhà phê bình còn vận dụng phạm trù tính
dục trong học thuyết phân tâm để lý giải tâm lý sáng tạo của nhà văn. Bởi lẽ vô thức
có liên quan đến nội dung tính dục. Và đây là hai phạm trù cơ bản trong học thuyết
của Freud. Vì theo ông, bản năng tính dục là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo, đặc biệt
là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Tuy nhiên hiểu vấn đề này như thế nào còn phụ

thụộc quan niệm của người nghiên cứu. Nhưng không thể phủ nhận vấn đề tính dục
trong đời sống con người cũng như sự tác động của nó đến sáng tạo nghệ thuật, vì đó
là một hoạt động thuộc bản năng sinh tồn của mọi giống loài mà con người không thể
là loại biệt.
Cái tôi (le moi) bộ phận có tổ chức của nhân cách, là người hòa giải cái đó và
cái siêu tôi. Có thể nói, cái tôi là năng lực “biết thế và biết thời” để hành xử cho đẹp
đẽ. Còn Cái siêu ngã (le surmoi) được Freud coi như là ý thức lý luận (cái siêu ngã,
theo B.This, là đại biểu nội tâm hóa của những sức mạnh trấn áp mà cá nhân gặp
trong những năm đầu tiên của đời sống. Đó là một điều có ích nhưng là một thẩm
phán khắc nghiệt, hạn chế mọi ham muốn. Cái siêu ngã nghĩa là nhập tâm những quy
chuẩn xã hội và học hỏi các mô thức, quan niệm từ cha mẹ về cái gì là tốt – xấu, hành
xử thế nào là đúng – sai.
Trong cuộc sống hằng ngày, giữa cái đó và cái tôi có sự va chạm, quan hệ và
đấu tranh với nhau thường xuyên. Và kết quả của sự va chạm, quan hệ và đấu tranh
đó sẽ cho ba hệ quả đáng chú ý trong hoạt động tình cảm và sinh lý của con người.
Hệ quả thứ nhất, nếu ý thức thắng vô thức thì con người sẽ bình thường, làm
chủ và điều tiết được các hoạt động của mình. Hệ quả thứ hai, nếu vô thức thắng ý
thức thì khả năng tính dục (libido) sẽ trỗi dậy, chi phối, lấn áp các hoạt động ý thức
của con người, khi đó, sự đòi hỏi xác thịt, đòi hỏi thỏa mãn tính dục, tạo nên những
xung năng mãnh liệt, có khi dẫn đến sự suy đồi tính dục. Hệ quả thứ ba, nếu giữa ý
thức và vô thức tạm thời cọ xát, hòa hoãn, dằn co nhau thì sẽ dẫn đến tình trạng rối
5


loạn sinh lý, bất bình thường. Điều này được Freud lý giải rằng sớm muộn gì cũng sẽ
dẫn đến triệu chứng của bệnh tâm thần mà tiêu biểu nhất là bệnh hysterie, dẫn đến
những hành vi lệch chuẩn và những trạng thái sinh lý bất bình thường do sự ức chế
tâm sinh lý gây ra. Nếu kéo dài trạng thái ức chế (refoulement) thì có thể gây ra hậu
quả xấu về hành vi tính dục khó lường được.
1.1.2. Các phức cảm trong học thuyết của Freud

Freud cũng thừa nhận rằng phân tâm học là lý thuyết về vô thức qua hàng loạt
khái niệm: mặc cảm tính dục ấu thơ, mặc cảm Oedipe, mặc cảm hoạn.
Mặc cảm tính dục ấu thơ (complexe de sexualité enfantile) được xem là vấn
đề rất quan trọng đối với lý thuyết của phân tâm học. Ông cho rằng con người mang
động cơ tính dục từ lúc mới sinh ra. Nó quy định cư xử của con người cho đến lúc
già.
Liên quan chặt chẽ với tính dục ấu thơ là khái niệm mặc cảm Oedipe. Với tên
gọi Mặc cảm Oedipe (complexe d’Oedipe), Freud cho rằng mỗi người là một
Œdipe). Đó là biện pháp đồng nhất hóa thần thoại nhằm làm nổi bật cái vô thức trong
đời sống cá nhân. Hình tượng Oedipe không chỉ có hiện tượng loạn luân mà còn bao
hàm việc con người muốn khám phá những bí ẩn trong cuộc sống, làm chủ bản thân.
Freud muốn nhấn mạnh cái mô tiếp giết mẹ lấy cha của Oedipe và cho rằng mỗi cá
nhân đều có những ham muốn như Oedipe và run sợ trước những ham muốn ấy. Mặc
cảm này có ở người lớn chẳng qua là lặp lại mặc cảm đó ở đứa trẻ. Mặc cảm Oedipe
có vị trí quan trọng trong lý thuyết Freud, có ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh
vực văn học nghệ thuật.
Mặc cảm Oedipe liên quan chặt chẽ đến một mặc cảm khác là mặc cảm hoạn.
Mặc cảm hoạn (complexe de castration) nghĩa là phản ứng đối với những bó buộc do
người cha đưa ra để ngăn cản những biểu hiện tính dục của đứa con trai. Đây là
những khái niệm chủ yếu nhất của phân tâm học với tính cách là lý thuyết về vô thức.

1.2. … đến lý luận về văn học nghệ thuật

6


Trong lĩnh vực lý giải hiện tượng văn học và nghệ thuật, Freud cũng có một
mối quan tâm đặc biệt. Theo ông, ở đây xuất hiện cái vô thức trong sự va chạm với
cái ý thức, mơ mộng có quan hệ thân thiết với huyền thoại, với văn học và nghệ thuật.
Từ đó Freud sử dụng phương pháp lý giải giấc mơ để lý giải tác phẩm văn học. Cũng

như việc lý giải giấc mơ, trong lý giải văn học, việc khám phá ra điều bí ẩn, theo
Freud, cần phải tiến tới tìm ra ý nghĩa của nó, tiến tới cái nội dung cội nguồn đích
thực đã được ghi nhận từ thời thơ ấu và giờ đây đang bị bóp méo trong văn bản văn
học.
Ở Việt Nam vào thời kì thuộc Pháp, phân tâm học đã bước đầu đi vào văn học
mà tiêu biểu là các sáng tác của Vũ Trọng Phụng như Số đỏ, Làm đĩ, Giông tố. Riêng
ở lĩnh vực phê bình văn học, từ năm 1936 đã có một số tác phẩm ứng dụng phân tâm
học vào nghiên cứu văn học như Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương của Trương Tửu
đăng trên báo Tiến Hóa số 1, Hồ Xuân Hương: tác phẩm, thân thế và văn tài của
Nguyễn Văn Hanh. Đến năm 1940, trong Kinh thi Việt Nam Trương Tửu lại vận
dụng học thuyết Freud để phân tích mảng ca dao dâm và tục và thơ Hồ Xuân
Hương. Năm 1942, với bút danh Nguyễn Bách Khoa, ông lại tiếp tục ứng dụng phân
tâm học để phê bình Truyện Kiều khi viết tác phẩm Văn chương Truyện Kiều. Sau
1954, do hoàn cảnh lịch sử, ở miền Bắc phân tâm học không được chú trọng nghiên
cứu như một khuynh hướng phê bình độc lập mà được kết hợp nghiên cứu với phê
bình xã hội học. Khuynh hướng phê bình này được thể hiện ở một số tác phẩm
như Hồ Xuân Hương bà chúa thơ nôm (1958) của Xuân Diệu; phần viết về thơ Hồ
Xuân Hương trong Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam (1959) của Văn Tân; Người
cổ Nguyệt, chuyện Xuân Hương (1962) của Nguyễn Đức Bính. Còn ở miền Nam
với tính chất của một xã hội tiêu thụ, với ảnh hưởng lối sống tự do theo kiểu văn hóa
Âu Mỹ, phân tâm học cũng như các học thuyết khác của phương Tây cũng có điều
kiện phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực đời sống trong đó có phê
bình văn học.
Không dừng lại ở đó với quan niệm Phân tâm học là phương pháp kinh
nghiệm có mục đích phát hiện những ham muốn vô thức được che dấu đằng sau
những hành vi có vẻ hợp ý, phải đạo của mỗi cá nhân (Phạm Văn Sĩ) thì các nhà văn
7


hoặc ít hoặc nhiều qua các giai đoạn đã có ý thức vận dụng những yếu tố, nội dung

tích cực của phân tâm học vào trong sáng tác của mình ngày càng đa dạng, phong phú
và có sáng tạo tích cực. Nhắc Hoàng Diệu là phải nhắc đến tác phẩm Bóng đè, Xuân
Thiều có Đùa của tạo hóa, Y Ban ghi dấu ấn với I am đàn bà, Nguyễn Quang Thiều
có Vũ điệu của cái bô, Phạm Thị Hoài với Năm ngày, Bảy nổi ba chìm, Người đón
mộng giỏi nhất thế gian hay Đùa của tạo hóa của Phạm Hoa… Trong Cánh đồng
bất tận, những yếu tố, biểu hiện của phân tâm học cũng được thể hiện rõ qua ngòi bút
của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Ngọc Tư…
Có thể thấy ở thế giới và Việt Nam, dù dư luận như thế nào, kẻ khen hay người
bái phục hết lời, người chê và đòi “tống giam” nó thì cũng phải thừa nhận một điều
rằng chủ nghĩa Freud đã có ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng con người hiện đại, bao
gồm cả nhiều lĩnh vực, trong đó có văn học nghệ thuật.
2. Nghiên cứu truyện ngắn Đùa của tạo hóa theo hướng phân tâm học
Có rất nhiều phương pháp luận nghiên cứu văn học, chúng ta ít nhiều ở đây đã
biết và được tiếp cận với hướng nghiên cứu so sánh, tiếp nhận và thi pháp học…
Phân tâm học được xem là một khoa học mới mẻ vì thế nghiên cứu văn học theo
hướng phân tâm học là một hướng nghiên cứu cứu lý thú, hấp dẫn giới phê bình văn
học cũng như những người đam mê văn chương, muốn đi đến những giá trị bất ngờ
của tác phẩm văn học. Sau đây, chúng tôi đi vào phân tích truyện ngắn Đùa của tạo
hóa của Phạm Hoa, một truyện ngắn hiện đại xuất sắc, có liên quan và vận dụng
những khái niệm, những phức cảm trong miêu tả và lý giải tính cách nhân vật.
Trong Cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 1991, bên cạnh truyện ngắn
Vũ điệu cái bô của Nguyễn Quang Thân được trao giải nhì, cùng với Nhân sứ của
Hòa Vang thì truyện ngắn Đùa của tạo hóa của Phạm Hoa là một trong 9 sáng tác
vinh dự được giải ba. Bước chân vào câu chuyện, chúng ta như tìm thấy một phần
nào đó góc nhỏ bé con người mình ở từng nhân vật với từng cử chỉ, từng lời nói...
2.1. Bản năng tính dục
Qua dấu ấn phân tâm học với những phức cảm và phức điệu của tâm hồn mỗi
nhân vật, Phạm Hoa muốn đặt vấn đề và trình bày những trạng thái tình cảm cụ thể
8



của mỗi người từ yêu thương, giận hờn hay đau đớn, từ khao khát cho đến thoả mãn,
khoái cảm (tình yêu, tình dục), hay từ những giấc mơ vô thức cho đến những động
thái có tính bản ngã, bản năng của họ một cách chân thật và kỳ diệu nhất.
Như đã nói ở trên, bản năng tính dục là bản năng vốn có của con người. Ở
những người khác nhau nó sẽ biểu hiện không giống nhau, trong câu chuyện này
cũng vậy. Ở cặp đôi Tuấn và Loan là những thăng hoa của xúc cảm, của bản năng
được giải phóng.
Tuấn và Loan là đôi trai tài gái sắc ở làng. Tuấn một chàng trai đẹp như cái
mầm cây, có tri thức và có một gia thế tốt. Loan là cô gái làng Đông - một ngôi làng
nổi tiếng với những cô gái xinh đẹp, đẫy đà, hấp dẫn một cách gợi tình. Không
những thế, cô còn là cô gái đẹp nhất làng với hình hài cân đối, trắng trẻo (…), đôi
mắt xanh nhìn mãi không tới đáy. Vì thế, khi lần đầu nhìn thấy gương mặt trái xoan,
mái tóc mềm bay loã xoã, vẻ đẹp trẻ trung và hoàn hảo của cô, Tuấn không thể nào
bình thường được. Họ bị “hút” nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Và bản thân Loan
cũng vậy bởi sau này khi thuộc về nhau Loan nói: em yêu anh ngay từ lần gặp đầu
tiên. Phải chăng chính cô cũng bị hấp dẫn bởi nguời “hanh niên đẹp trai, cao lớn này?
Hai người đã “chết” vì nhau từ phút đầu tiên. Nó bốc cháy tự nhiên và được thừa
nhận từ phút đầu. Tình yêu của họ là “tình yêu sét đánh”, yếu tố kích thích tình cảm
của họ có thể nói đó là những xung năng tình dục. Bởi họ tìm thấy ở bạn tình hình
ảnh rõ ràng của vô thức, những khát khao mà họ bấy lâu tìm kiếm. Đó là nhu cầu
thỏa mãn libido - nguyên tắc khoái lạc. Và cũng chính bản năng đó, nguyên tắc khoái
lạc đó mà họ vùi người vào nhau mãi. Khi ở bên Loan, Tuấn đã hôn lên mặt, lên tóc,
vào gáy, vào ngực mà vẫn thấy khao khát chưa thỏa. Những nụ hôn ấy cứ kéo dài,
thăng hoa cùng với xúc cảm tình yêu, và bản năng nhục dục được giải phóng trong
những môi hôn nồng nàn. Xung quanh họ là một màu hạnh phúc khi tình dục và tình
yêu hòa hợp. Dù đôi lần bằng lí trí, Loan cốc vào đầu giễu cợt, cảnh cáo khi Tuấn
muốn đi sâu vào nhưng Anh vẫn như con thú say máu đến ngơ ngác. Tác giả miêu tả
tình yêu đôi trẻ, với những cung bậc khác nhau: có sự say đắm, đê mê, có khao khát
cháy bỏng, có sự chinh phục nhưng cũng lắm lúc đầy bỡ ngỡ khi lần đầu bước vào

chốn yêu với những hấp dẫn nhau về giới tính đầy bất ngờ như “người lạ từng quen”.
9


Và rồi đêm tân hôn là đêm mà bất kì đôi trẻ nào khi yêu nhau cũng mong đợi. Bởi đó
là lúc mọi thứ đã được “hợp thức hóa”, những bản năng dục tính vốn bị kìm nén vì
những văn hóa, những định kiến, luật lệ, những tư tưởng truyền thống nay được “tháo
củi sổ lồng”. Không cần phải nói đôi vợ chồng mới cưới đã vội vã trút bỏ chiếc áo
của những ràng buộc, định kiến để rồi họ quấn lấy nhau khi cửa buồng đóng kín sau
lưng. Những cảnh ái ân nồng nhiệt của đôi vợ chồng trẻ đến với ta qua sự tưởng
tượng của bà Thuận. Ở sự hình dung đó có pha lẫn sự giận dữ, ghen ghét, đố kị của
người mẹ đối với con dâu nhưng phải chăng đó cũng phản ánh thực chất những gì tự
nhiên, vốn có của những đôi vợ chồng mới cưới. Nhất là với những thanh niên từ vẻ
ngoài đến bên trong đều toát lên chất libido như Loan và Tuấn: Chúng xoắn lấy nhau,
chúng vật lộn, cấu xé. Những âm thanh không kém phần kích động. Tiếng vật mình,
tiếng hổn hển. Tiếng quật chân thình thịch. Tiếng thở dài khác thường. Và hai người
cứ “dính” vào nhau đến mức kiệt sức nhưng họ cảm thấy hạnh phúc, vì như ta đã nói
họ tìm thấy sự hòa hợp giữa tình dục và tình yêu. Họ tìm thấy ở nhau - bất cứ nơi đâu
- một sự hấp dẫn cuồng say ở bạn tình. Để rồi lúc nào họ cũng quấn lấy nhau, vồ
vập, cấu véo. Tình cảm, cảm xúc của họ hài hòa, thăng hoa toàn vẹn. Khi không có gì
ràng buộc họ, chi phối họ, họ đến với nhau bằng sự toàn tâm, toàn ý, bản năng và tự
nhiên. Nhà văn đã khai phá những cung bậc tình yêu của đôi lứa qua cái nhìn nghiêng
về bản năng nhục dục. Nhưng không vì thế mà nó thiếu đi sự tinh tế. Nó không dung
tục. Trái lại, đó là sự khám phá những xung năng rất thật của tình yêu, đặc biệt với
những người hấp dẫn một cách gợi tình như Loan hay đẹp trai, cao lớn thu hút ngay
từ cái nhìn đầu tiên như Tuấn. Ham muốn tình dục là sự biểu lộ của nhu cầu mong
muốn yêu thương và thể xác hợp nhất. Đó là những ham muốn rât tự nhiên, rất “con
người” được nhà văn chuyển tải qua tình yêu của Loan và Tuấn.
Bản năng tính dục là bản năng vốn có của con người. Dù ở con người đó ý
thức cao hơn, thì ở trong con người họ vẫn tồn tại cái vô thức, cái bản năng tính dục.

Ở những người khác nhau, bản năng tính dục sẽ biểu hiện không giống nhau, trong
tác phẩm Đùa với tạo hóa này cũng này cũng vậy. Nếu như ở cặp đôi Tuấn và Loan
là những thăng hoa của xúc cảm, của bản năng. Libido được giải phóng, thăng hoa

10


thì ở bà Thuận- mẹ của Tuấn lại là ngược lại. Ở bà, tồn tại những ẩn ức, ức chế khi
bản năng tự nhiên nhất của con người không được thỏa mãn.
Ông Lý mất, bà Thuận ở vậy nuôi con. Khoảng thời gian lâu ngày không được
gần gũi với đàn ông khiến bà Thuận nhớ quay quắt cái mùi da thịt của họ. Bước vào
tuổi hồi xuân thì nỗi khắc khoải ấy càng cháy bỏng tưởng chừng không kìm nén
được. Bà thường mơ về thân thể của chồng bà vẫn thường mơ ông Lý về. Bà lại ôm
chầm lấy ông bằng cảm giác da thịt thật sự. Cả khối người, hai vòng tay, đùi ngực va
chạm, xoắn xiết lấy nhau. Bà tận hưởng cái tuyệt diệu của tạo hoá: cứng và mềm,
rắn và nhũn, tung và hứng, trên và dưới, tấn công và bị động. Nhiều lúc người đàn
bà hổn hển, mồ hôi đầm đìa với cuộc tình mà tạo hoá nào đã buông tha!. Đó là ban
đêm, là lúc chế ngự của vô thức, của sự cô đơn và khát khao bản năng trong con
người bà. Còn ban ngày, bà đã khéo léo che dấu cái ẩn ức ấy đi. Đố ai thấy được ánh
mắt lẳng lơ, đa tình hay một câu đùa sàm sỡ nào. Đó là một phụ nữ đoan chính, chuẩn
mực, nghiêm trang. Thế nhưng rồi lại đến đêm, những ẩn ức trong bà lại bùng cháy.
Đã có lúc bà để vô thức lấn áp ý thức. Trong vô thức, đôi chân bà đã tìm đến người
đàn ông không có vợ nhưng đã ăn nằm với khối đứa con gái dễ dàng, đĩ thõa trong
làng, lão Hoành, thợ đấu, một người đàn ông mà – Cái khoản kia hẳn vung vãi cho
khắp thiên hạ. Dù là trong bà đang nghĩ đến lão Hoành nhưng với một người được
tiếng đức hạnh như bà Thuận thì phần ý thức trong bà cũng mạnh mẽ không kém
phần bản năng đang trỗi dậy. Bà đến nhà lão trong đêm trăng và bản thân bà cũng biết
cái gì đã đưa đường dẫn lối bà, nhưng bà vẫn có cái lí do của ý thức hay nói cách
khác là một sự biện hộ “hợp lí” cho vô thức: Có lẽ phải nhờ lão này sửa lại chỗ góc
nhà bị dột! Nhưng sao lại đi đêm hôm? Ban ngày gặp hắn làm sao được?. Vâng đã

bắt đầu có sự đấu tranh nhưng không căng thẳng bởi lúc này vô thức vẫn nằm trong
vòng kiểm soát hạn hẹp của ý thức dù chính ý thức bị sự điều khiển của vô thức cụ
thể là libido nhưng bà vẫn tìm ra cái lí do để “đàng hoàng”. Cuộc đối đầu ấy lên đến
cao trào khi bản năng nhục dục con người vươn cao, muốn bứt ra khỏi lớp áo chật
chẹp kìm hãm của tiềm thức và ý thức, ý thức bắt đầu bất lực trước sự trỗi dậy mạnh
mẽ của những bản năng rất tự nhiên của con người. Đó là khi lão Hoành đến sửa nhà;
Cái mùi ấy- mùi con đực chính cống lại phảng phất ngay sát bên cạnh, không thơm
11


tho, quyến rũ nhưng đó là mùi đặc trưng, “giết chết” người tình của phái mạnh. Cái
mùi ấy có lẽ chỉ được nhận ra bởi phái yếu, và đặc biệt nhạy cảm, hấp dẫn với những
người phụ nữ từng trải mà lại đang trong hoàn cảnh “éo le” như bà Thuận. Phải chăng
cái phần bà đã giấu kín bấy lâu vì “lương tâm không cho phép” đã trỗi dậy cùng với
thời khắc hồi xuân- cái thời điểm quan trọng thứ hai trong cuộc đời người phụ nữ?
Vâng, nó đã đứng dậy thật rồi Trái tim bà như bị lục dậy, được khởi động. Thân thể
bà nóng dần lên. Bà cầm lấy tay lão tự nhiên đến vô ý thức (…) Vai bà chạm phải
lão. Sự đụng chạm ít ỏi khiến bà thở dốc (…) Vú bà chợt quệt vào cùi tay lão Hoành.
Cái cùi tay rắn như sắt ấy tạo một sự dễ chịu (…) Tim bà đập mạnh, hơi thở ngợp
trong lồng ngực. Hàng loạt những động từ diễn tả sự tăng tiến của cảm xúc, của đê
mê khi bà tiếp xúc với “con đực chính cống” trong không gian hẹp của căn nhà, rồi
của “gian trong”. Sự “đụng chạm” tưởng như vô tình mà hữu ý ấy đã đẩy chất libodo
của bà lên đến cao trào, bà muốn buông thả theo dòng nước để đươc xoa dịu, được
tận hưởng cái tuyệt diệu của tạo hóa: cứng và mềm, rắn và nhũn, tung và hứng, trên
và dưới, tấn công và bị động. Trớ trêu thay, tạo hóa đã vội cướp đi cái quyền tận
hưởng món quà ấy của bà Thuận từ rất sớm, để rồi đặt bà trong cái hoàn cảnh “tréo
ngeo” như đùa cợt. Và cái thời điểm ở cạnh ông Hoành, bà đã muốn buông trôi, để
xuôi theo dòng nước của những gì tự nhiên, bình dị nhất, để làn nước kia thấm vào
từng mạch máu, thớ thịt tưới mát, vỗ về bà trong những năm tháng cằn khô, lẻ bóng;
Tưởng chừng như tất cả đã sẵn sàng thì cái cầm tay của lão Hoành khi ngửi thấy Mùi

con mồi chín nẫu đã động vào cái ý thức vốn dĩ đang im lìm trước bản năng bên trong
của bà Thuận, khiến nó tỉnh như sáo: ấy chết…đừng có vớ vẩn. Như vậy, bà đã đi
ngược lai với dòng nước, với những khao khát chính đáng của mình vì chữ “đức
hạnh”. Để rồi đêm đó, không kìm được, bà Thuận ôm gốc cột khóc lóc vật vã. Bà đã
đi qua cái tuổi tái xuân “rực rỡ, cháy đỏ” không một điều tiếng và bà tự hào về điều
đó nhưng tận sâu trong lòng bà có thật sự cảm thấy hạnh phúc? Đó có phải là con
người thật, con người tự nhiên của bà không? Sự hạnh phúc ấy có phải toàn vẹn
không? Đó là điều mà Phạm Hoa muốn đề cập khi nói đến những ẩn ức tình dục nơi
bà Thuận

12


Vấn đề tính dục, bản năng tình dục bắt đầu xuất hiện nhiều trong văn học hiện
đại Việt Nam sau 1975. Và đến giai đoạn hiện này nó khá là phổ biến trong cả văn
xuôi lẫn tác phẩm trữ tình. Nhưng đó không phải là những hình ảnh “đồi trụy”, dung
tục, tầm thường, thô thiển mà là những gì rất tự nhiên, rất “con người”. Điều đó
chứng tỏ các nhà văn đã đi sâu khám phá con người ở một miền khác, một thế giới
sâu thẳm mà chính bản thân con người không ngờ đến: cái vô thức mà trung tâm của
nó là libido. Dưới cái nhìn phân tâm học thì tâm lí nhân vật dần được sáng tỏ với
những ẩn giấu tưởng chừng vô nghĩa nhưng nó lại chi phối suy nghĩ hành động con
người. Nó tác động đến tâm trạng, trạng thái tình cảm của con người. Và tác giả
truyện ngắn Đùa của tạo hóa cũng đã khá thành công khi khám phá miền sâu thẳm
của con người. Nhà văn đã nhắc đến bản năng nhục dục rất nhẹ nhàng nhưng đầy
khắc khoải, sâu lắng . Để rồi từ đó khám phá sâu hơn bản chất con người. Đó là cái
nhìn đầy chất nhân văn và nhân bản của tác giả.
2.2. Mặc cảm Ơđip
Đùa của tạo hóa của Phạm Hoa là truyện ngắn xuất sắc về kiểu mặc cảm
Ơđíp qua hình tượng người mẹ quá yêu con đến “bệnh hoạn” mà ganh ghét với con
dâu của mình. Và quá trình ghen tuông ấy dẫn đến xung đột không thể điều hòa, khi

bà muốn thằng Tuấn – con trai bà phải vĩnh viễn ở trong vòng tay bà như bà đã từng
yêu thương, chiều chuộng nó từ thuở lọt lòng đến ngày khôn lớn, học hành thành
danh. Bà Thuận dồn tất cả tình yêu cho con trai. Và giờ đây, bà cố công tìm cho nó
một người vợ xứng đáng, ít ra là phải đẹp và có đủ các tiêu chuẩn về hình thức và nội
dung mà bà yêu cầu. Nhưng trớ trêu thay, sau đám cưới linh đình của con trai, lại là
chuỗi ngày bà ốm dần, ốm mòn vì cái “lỗ thủng không đáy” của con dâu bà đang làm
cho thằng Tuấn hao kiệt. Cả bà cũng hao kiệt. Lần đầu tiên bà Thuận cáu với Tuấn
Con phải sống cho điều hòa đứng đắn. Dạo này mẹ có vẻ thấy con buông thả! Bà
Thuận gay gắt cảnh cáo Tuấn. Yêu con, bà lo cho nó, thật sự. Thân thể thằng bé hao
đi đến một nửa. bà xót xa chăm sóc Tuấn. Có đêm bà còn lặng lẽ ngồi bên đứa con
trai, dùng khăn thấm từng giọt mồ hôi cho nó. Chợt bà nhận ra một điều: sự hấp dẫn
chết người của con Loan làm hao kiệt Tuấn chưa ai?. Bà cảm thấy như đang mất dần
Tuấn và chính đứa con dâu hoàn hảo bà đã tìm kiếm, lựa chọn, ngắm nghía và xem
13


xét kỹ như ông nông dân tính toán trước khi mua một con giống đã gây ra sự mất mát
này. Bà đau đớn, buốt nhói khi Tuấn đi đâu về là nhào xuống làng Đông, bà không
còn được vuốt má, vuốt đầu con. Và thằng Tuấn cũng không có bụng dạ nào nhổ tóc
sâu cho mẹ. Nó cũng không còn thì giờ để nói chuyện hoặc nhìn thẳng vào mắt mẹ âu
yếm, tươi cười lấy một lần. Để rồi đêm đêm bà phải nghe những âm thanh không
kém phần kích động, tiếng vật mình, tiếng hổn hển, tiếng quật chân thình thịch, tiếng
thở dài khác thường. Thế là “đùa của tạo hóa” lại diễn ra. Cuộc chiến giữa mẹ chồng
và nàng dâu, cuộc đùa dai của tạo hóa, cuộc đấu vĩ đại. Lúc vờ vịt, giả dối, lúc bùng
nổ như bom, như đạn bắn. Cuộc giành giật ấy muôn năm không có thắng và không có
bại. Đó là nỗi đau thương và ghen tỵ trỗi dậy trong con người bản năng của người
mẹ. Rồi đến ngày việc gì đến sẽ đến. Bà đã xua đuổi Tuấn và con dâu ra khỏi nhà,
không có cách chi để hàn gắn, dù Tuấn van xin bà tha thứ. Nhưng không xong một là
thằng Tuấn, hai là xéo tất cả. Họ đành phải ra đi trong đêm đen thăm thẳm. Họ ở
giữa thiên nhiên nhân hậu ấm áp, nhưng sao thiếu vắng tình thương của con người!

Bà Thuận, kết cục cũng là một bi kịch – bi kịch tuy không phải dai dẳng và không
phải là tất cả, nhưng là bi kịch khắc nghiệt do “trò đùa của tạo hóa” trong nghịch
cảnh trớ trêu mà bà phải trải qua.
2.3. Từ giấc mơ vô thức đến tình yêu nhục cảm
Sự trắc nghiệm tâm lý người qua các phạm trù ý thức và vô thức được các nhà
văn làm sáng rõ qua cách lý giải và cắt nghĩa bằng tiếng nói nghệ thuật. Và hình như
giữa ý thức và vô thức, có một sức mạnh quyền năng bản thể, làm cho con người luôn
đứng giữa lằn ranh của chúng, dẫn đến sự phân thân chính họ một cách bất ngờ. Tình
yêu và khát vọng hiến dâng, có khi chỉ là để thoả mãn những dục vọng vô thức đã
khiến cho các nhân vật trong truyện ngắn hiện đại khá đa dạng và phức tạp.
Bà Thuận mất chồng từ thuở thanh xuân. Chồng bà là sĩ quan quân đội hi sinh
trong kháng chiến chống Pháp. Bà đẹp và thủ tiết ở vậy nuôi con. Bà tự hào về nết na,
đức hạnh của mình, nhưng tự trong sâu thẳm cõi lòng, bà khát khao ân ái. Ở cái tuổi
hồi xuân, bà đã không dấu nổi sự thao thức, thèm mùi da thịt đàn ông. Sự chín lại
trong tâm sinh lý của một người đàn bà kéo dài sự trống vắng quá lâu đã làm bà đau
khổ, nhưng phải tự ép xác, dấu sâu trong đáy lòng mình. Để mỗi đêm bà vẫn thường
14


mơ ông Lý – chồng bà về: Bà lại ôm chầm lấy ông bằng cảm giác da thịt thật sự. Cả
khối người, hai vòng tay, đùi ngực va chạm, xoắn xiết lấy nhau. Bà tận hưởng cái
tuyệt diệu của tạo hóa: cứng và mềm, rắn và nhũn, tung và hứng, trên và dưới, tấn
công và bị động. Nhiều lúc người đàn bà hổn hển, mồ hôi đầm đìa với cuộc tình mà
tạo hóa nào đã buông tha! Có sự tính toán nào cân đong nổi được sự mất mát này
chăng? Và bao giờ cũng vậy, tưởng đến tột đỉnh sự mãn nguyện, số phận lại thức
tỉnh bà. Có lẽ phải nữa phút gì đó, bà Thuận mới ngơ ngác nhận ra mình vừa qua
giấc ngủ. Bà giật thót tim khi thấy bóng người đàn ông đang lù lù tiến tới. Những
bốn người. Thì ra họ có mặt trong nhà từ lúc nào đó. Bốn bóng đen im lặng từ từ tiến
lại. Đồ đểu! Đồ ăn cắp! A…! Bà kêu lên khiếp đảm. Nhưng ngay lúc đó, bà biết mình
nhầm. Không có ai khác ngoài bà. Bốn cây cột nhà lặng lẽ, vô tri vô giác được rọi

qua ánh trăng xanh lét rõ mồn một. Đó là những giấc mơ vô thức nhưng thể hiện khát
vọng được yêu thương của người đàn bà đẹp đang ở độ tuổi hồi xuân.
Thông thường, trong thực tế những ước mơ của con người – nhất là về dục tính
nếu không thực hiên được sẽ dẫn đến rối loạn, ức chế, khi ấy trạng thái lưỡng phân
giữa ý thức và vô thức càng đẩy nhân vật đến những hành vi không bình thường.
Khát vọng bản năng của người đàn bà trỗi dậy mãnh liệt trong bà khi lão Hoành đến
sửa nhà cho bà Bà Thuận vẻ mặt lạnh tanh kẻ cả. Bà mở cửa cho gã đàn ông vào
nhà. Bà đang cố chống lại chính mình. Nhưng cái mùi ấy – mùi con đực chính cống
lại phảng phất ngay sát bên cạnh. Trái tim bà như bi lục dậy, được khởi động. Thân
thể bà nóng dần lên. Bà cầm lấy tay lão tự nhiên đến vô thức. Chỗ này này. Rồi bà
kéo gã vào sâu nữa gian trong. Nơi tối tăm và sực mùi ẩm mốc, mùi gỗ mọc. Vai bà
chạm phải lão. Sự đụng chạm ít ỏi ấy khiến bà thở dốc! Cái mùi đàn ông đậm một
cách gay gắt. Vú bà chợt quệt vào tay lão Hoành. Cái cùi tay rắn như sắt ấy tạo một
sự dễ chịu. Bà muốn buông thả theo dòng nước. Tạo hóa vẫn không tha, vẫn dử mồi
vờn bà, giễu cợt và hành hạ con người. Tim bà đập mạnh. Hơi thở ngợp trong lòng
ngực. Đúng là tạo hóa thích đùa cợt với bà, với người đàn có khát vọng nhục cảm
mãnh liệt để rồi cho bà rơi vào bi kịch đau đớn Chính đêm đó không kìm được, bà
Thuận ôm gốc cột khóc lóc vật vã. Chính nó tiễn đưa bà êm đẹp không tai tiếng gì
qua tuổi tái xuân rực rỡ, cháy đỏ.
15


Viết về đề tài tình yêu, Phạm Hoa đã lấy điểm tựa từ bản năng vô thức mà
Freud - ông tổ của Phân tâm học cho là nguyên nhân của mọi nguyên nhân tính dục
để đi sâu khám phá các trạng thái tình cảm thầm kín của nhân vật,từ đó, đề cập đến
giá trị cuộc sống và bản ngã của mỗi một chủ thể hiện sinh. Họ không còn là con
người xa lạ trong xã hội tiêu dùng, họ không xem chuyện bất ngờ, may rủi như là
định mệnh mà họ là những con người “đầy những vết dập xoá trên thân thể, trong tâm
hồn” do chính họ gây ra.
Nếu bà Thuận chỉ tìm thấy sự hân hoan để thỏa mãn những dục vọng vô thức

vì vắng đi bóng dáng người chồng thì Tuấn – con trai bà lại “may mắn” hơn khi gặp
và yêu Loan. Từ đây, bài học cuộc sống tình yêu đầy nhục cảm cũng được Phạm Hoa
thể hiện trong tác phẩm, tập trung vào mối tình của Tuấn và Loan. Trước khi được mẹ
giới thiệu Tuấn đã tình cờ gặp được Loan: Cái nhìn đầu tiên khiến Tuấn không thể
nào bình thường được. Có thể ví cái nhìn mạnh như tia chớp, gây sự bùng nổ khác
thường trong anh. Cái nhìn ấy sáng lóe lên, e lệ, có chứa cả thiện ý lẫn sự rụt rè bối
rối… hai người đã “chết” vì nhau từ phút đầu tiên. Tình yêu của tuổi trẻ là như vậy.
Nó bốc cháy tự nhiên và được thừa nhận từ phút đầu. Tình yêu với những khát khao
đòi được thõa mãn việc ấy, họ vùi người vào nhau: Tuấn tận hưởng sự thơm tho tuyệt
vời của trái đời dành riêng cho anh. Hôn lên mặt, lên mắt, lên tóc, vào gáy, vào
ngực. Tuấn vẫn thấy khao khát, chưa thỏa. Anh ôm riết lấy Loan vào lòng. Hình như
anh cảm thấy sẽ có một lực lượng nào đó sẽ cướp mất Loan của anh. Vì thế phần
nhiều thời gian anh dành cho Loan, dành cho những giây phút xoắn lấy nhau, vật lộn,
cấu xé, hổn hển, những cuộc lõa lồ vẫn diễn ra hằng đêm. Mặc cho sự ngăn cản của
bà Thuận và sự hao kiệt của thể xác, sự hấp dẫn của Loan quá lớn khiến anh không
thể kiềm lại được. Nhưng Tuấn vẫn là người sáng suốt hơn cả, anh chọn giải pháp ra
đi để cho hai người đàn bà giành giật, cắn xé lẫn nhau: một khi đến yêu mà vẫn không
biết yêu thì tồn tại sao nổi. tất cả cũng chỉ để nhà văn khẳng định sức mạnh của tình
yêu; đồng thời cũng chỉ ra mặt trái của dục năng, nếu con người không biết kiềm chế
thì sẽ mang mặc cảm tội lỗi suốt cả một đời.
Qua tìm hiểu các phức cảm tình yêu được thể hiện trong Đùa của tạo hóa, ta
thấy Phạm Hoa đã ý thức miêu tả đa dạng và chân thật các trạng thái tình cảm và tâm
16


sinh lý của con người hôm nay. Đó không phải là sự điểm tô, làm dáng trong văn
chương mà là sự thôi thúc bên trong của nhà văn để trình bày phần hiển minh cao đẹp
cũng như phần khuất lấp bản năng của con người. Chính nhờ tiếng nói nghệ thuật và
đặt nhân vật trong từng tình huống, chi tiết và trạng thái cụ thể mà hiện thực tâm
trạng được bộc lộ ở chiều sâu, ở tính đa chiều kích của chúng. Tình yêu và mục đích

cao đẹp của tình yêu muôn đời vẫn là đề tài luôn mới mẻ, không có câu trả lời kết
thúc và lặp lại cho từng con người và cho từng mối tình trên cõi nhân gian bé tý này.
Và vì vậy, sự tìm kiếm trong nghệ thuật thể hiện các phức cảm tình yêu vẫn còn đặt
ra cho nhà văn những thử thách và thể nghiệm mới.

KẾT LUẬN
Có thể thấy Phân tâm học là lý thuyết có nguồn gốc từ y học, do S.Freud, một
bác sĩ người Áo gốc Do Thái sáng lập. Học thuyết này không chỉ được áp dụng trong
lĩnh vực y học mà còn được vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội
17


trong đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật. Phân tâm học ra đời đánh dấu một bước
ngoặt quan trọng trong việc nhận thức những vấn đề thầm kín, vi diệu nhất của tâm
sinh lí con người. Nó trở thành khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của mọi hành vi
trong đời sống ý thức và vô thức của mỗi cá thể người. Từ khi hình thành và phát
triển, phủ định, bổ sung bởi các thế hệ phân tâm học gia, khoa học phân tích tâm lý
này đã có tiến trình gần hàng trăm năm lịch sử. Điều ấy cho thấy sức mạnh và sức
quyến rũ của nó đối với các chuyên gia và đối với công chúng tiếp nhận qua nhiều
giai đoạn là một thực tế.
Phân tâm học đã trở thành vấn đề toàn cầu, có ảnh hưởng tích cực trong nhiều
lĩnh vực khoa học, trong đó, có lĩnh vực sáng tạo và tiếp nhận văn học. Từ hệ quy
chiếu phân tâm học qua cách xây dựng tính cách và hình tượng trong tác phẩn văn
học, ta thấy các nhà văn đã tự giác hoặc không tự giác, ít hoặc nhiều đều có đề cập
đến vấn đề vi diệu nói trên một cách đa dạng và sáng tạo nhằm minh chứng cho
những gì còn thắc mắc về lý thuyết, nhưng lại có khả năng hấp dẫn, thuyết phục trong
cách lý giải và cắt nghĩa tâm sinh lý con người trong cuộc sống đời thường thông qua
từng mâu thuẫn, xung đột và chi tiết của nhân vật.
Đồng thời qua tìm hiểu sự tham chiếu của phân tâm học trong truyện ngắn
Đùa của tạo hóa (Phạm Hoa), chúng tôi thấy rằng các nhà văn rất có ý thức trong

việc vận dụng các yếu tố tích cực của nhiều trường phái, nhiều khuynh hướng và học
thuyết để tích hợp nghệ thuật và biến chúng thành các thủ pháp hữu hiệu, mới mẻ để
thể hiện cuộc sống và con người bằng hình tượng, góp phần cắt nghĩa và lý giải
những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hôm nay. Chính sự vận dụng tích cực các yếu tố
tối ưu nói trên của phân tâm học đã làm cho quá trình phân tích tâm lý, tính cách
nhân vật có chiều sâu và đạt đến trình độ hiện đại hơn so với truyện ngắn trước đây,
đặc biệt là trong lĩnh vực tâm lý và sự sống thật của con người, giúp rút gần giữa tác
giả và hiện thực, giữa tác giả và nhân vật, giữa nhân vật và người đọc. Đó là thành
tựu và là định hướng có lựa chọn, nằm trong ý thức sáng rõ của chủ thể sáng tạo
trong quá trình chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và quan niệm nghệ thuật về cuộc sống
và con người mà bài viết của chúng tôi cũng chỉ là sự tiếp cận ban đầu.

18


Phân tâm học vẫn đang là một con đường nghiên cứu văn học mới, là một
thành tựu chưa kết thúc. Nó đang hướng về đường chân trời của những thể nghiệm và
thành công mới. Chúng ta có quyền hy vọng điều tốt đẹp này!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Dân, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2004.

19


2. Nguyễn Tấn Long, Việt Nam thi nhân tiền chiến (toàn tập), NXB Văn học, thành
phố Hò Chí Minh, 2000.
3. Phương Lựu, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học sư phạm, Hà
Nội, 2004.

4. Nhiều tác giả, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992.
5. Hồ Thế Hà, Phân tâm học và văn học (Bài giảng), Đại học Huế, 2014.
6. Hồ Thế Hà, Tiếp cận cấu trúc văn chương (tiểu luận – phê bình), NXB Văn học,
TP Huế, 2014.
7. Nguyễn Kim Phong, Nguyễn Văn Tùng, Đào Tiến Dũng và nhiều tác giả, Tuyển
tập mười năm tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003.
8. Một số bài viết trên Internet

PHỤ LỤC
Truyện ngắn Đùa của tạo hóa
Phạm Hoa
20


Quê hương tôi, từ xưa thường có câu: trai núi Để, gái làng Đông. Các cụ chỉ nói vắn
tắt: con gái ở đó đĩ thoã. Tôi không đồng tình với cái nhìn dân dã đó. Thực chất là nhựa
sống tràn trề trong cơ thể các thiếu nữ – bản năng sinh tồn của họ. Ở cái làng thật lạ. Cô gái
nào cũng xinh đẹp, đẫy đà, hấp dẫn một cách gợi tình.
Tôi có quen Loan, một cô gái làng Đông điển hình. Từ những ngày nhỏ, cô đã trội hẳn so
với bọn con gái cùng lứa. Hình hài cân đối, trắng trẻo, cô còn hơn đứt bạn ở đôi mắt xanh
nhìn mãi không tới đáy! Con bé sẽ sung sướng. Nhiều người nghĩ như vậy. Cũng không ít
người ngờ vực. Hình như cái gì “quá” cũng hỏng! Mặc cho mọi lời bàn bạc, Loan vẫn lớn
lên, xinh đẹp, tự nhiên, bình dị như cỏ cây. Mẹ cô nhiều lúc nghe ngóng qua thiên hạ, mà
nghi ngại. Con bé nó làm sao ấy! Có lần nó ra thị xã bà còn lấy than bôi vào mặt. Cô Loan
cười rất tươi, nhưng trong bụng thì chê mẹ lẩm cẩm. Ai lại thế! Nhưng bà cương quyết hơn
trong việc bắt con bé mặc quần áo vá khi đi dân công đắp đê.
Con sẽ sung sướng cho mẹ xem! Loan đinh ninh như vậy. Cô xinh đẹp mới là một điều kiện.
Cô còn cảm thấy như vậy nữa. Chắc chắn là khác! Bao nhiêu lần chơi trò công chúa, vô tình
nhưng cô đều bắt thăm được cả. Vận may có dành cho đứa nào trong đám đông ấy đâu. Và
ngay lúc này thôi – Loan đã hoàn toàn là một thiếu nữ, cô đang đi trên đường cái. Trước mặt

cô là bóng người không rõ đàn ông hay đàn bà. Cô mỉm cười và chơi trò may rủi. “Lạy vua
Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thuý Kiều...” bài lạy khá quen thuộc của cô. Cô
nguyện thầm: Nếu người đang đi về phía tôi là đàn ông, thì các đấng thần linh trên cao xa
hãy chứng giám cho con được sung sướng... Con cũng đoán cái bóng đang đi là đàn ông.
Sau đó, cô choàng mở to mắt. Bóng người mà cô đoán đã lại gần. Nhưng sao thế này: con
người đi qua mặt cô có nét của đàn bà trên mặt. Nhưng chân tay và dáng đi thì không! Cô
chợt hoang mang... Đây là một người đàn ông! Tóc, gò má, dáng đi rắn rỏi. Nhưng ngực
ông ta lại lùm lùm thế kia? Loan ngoái lại, cứ cố khẳng định mình đúng.
Càng ngày, càng có người đơm đặt Loan cho con em mình. Họ vào tận nhà làm quen. Họ
đánh tiếng...
Trong số những kẻ đánh tiếng giành Loan cho con mình có bà Thuận, vợ đại tá Lý, liệt sĩ.
Nói đến bà Thuận, vùng tôi ai cũng biết. Đó là người đàn bà đẫy đà, da dẻ tươi tốt, tính tình
xởi lởi. Bà nổi tiếng bởi đẹp; bởi là vợ đại tá. Ngày đó, vùng tôi chỉ mỗi ông Lý là cán bộ
cao cấp quân đội. Bà còn có tiếng bởi sự gia giáo, thủ tiết thờ chồng, dạy thằng Tuấn trưởng
thành. Thằng Tuấn, con trai của bà và ông Lý, đẹp như cái mầm cây. Tuổi con nít, Tuấn vừa
có dấu hiệu lêu lỏng, bà đã phải nhờ ông chú đánh cho nó một trận. Trận đòn quá tay, hơn
21


với sự hình dung của bà Thuận. Thành thử thằng bé chết khiếp. Bà Thuận giận ông chú,
nhưng bấm bụng chịu. Cứ thế, Tuấn lớn lên rồi vào đại học. Cha là liệt sĩ, Tuấn được miễn
giảm nghĩa vụ. Bà Thuận đánh tiếng là đánh tiếng cho Tuấn. Một thanh niên đẹp trai, cao
lớn lại xuất thân từ gia đình có nguồn gốc chính trị và kinh tế vững chắc như thế thì cả vùng
ai còn bì kịp.
Bà Thuận cũng tin như vậy. Do đó, bà tìm hiểu tính tình con bé. Biết nó tốt bụng, dễ tính
cũng là được. Ngủ dậy muộn, thì chả lo. Miễn có người con gái khoẻ, tốt tính, về nhà, bà
rèn sau.
Một hôm, bất ngờ bà gặp Loan đi cùng đường. Bà biết nó, chứ nó đâu biết bà. Bà chủ động
lùi lại phía sau để xem người con bé. Bà đã nhìn thật kỹ vai, hông, chân con Loan. Dáng đi
của con bé thật mềm mại, uyển chuyển. Eo thắt lại nhưng đến mông thì phình ra, tròn trịa

gọn gàng.Với con mắt thật tinh đời, bà biết đây là con mái tốt. Da dẻ mát mẻ, dáng đi thoải
mái, không vướng víu gò bó thì có lợi cho việc sinh nở.
Nhưng tận sâu trong cảm giác, bà Thuận vẫn còn lấn cấn. Có một cái gì đó chưa được rõ,
chưa chắc chắn. Là người đàn bà sắc sảo, giỏi giang, tự tin vào hiểu biết của mình, bà cả
Thuận nhận ra rằng, chưa nên vội vàng kết luận.
Thiên hạ đồn đại không sai: bà Thuận quả là đáo để. Bà vừa có một quyết định táo bạo: phải
xem lại người con bé một lần nữa. Xem trong tư thế con bé trần truồng: chủ yếu bà muốn
xem ngực nó. Đối với bà, ngực chứa toàn bộ cái tốt xấu, hay dở của một đứa con gái. Nếu ở
ngực, khoảng cách hai vú hẹp, thì người đó sức khoẻ yếu. Khoảng cách giữa hai vú rộng,
đầu vú vểnh ngang thì cô gái ấy khó dạy như con ngựa bất kham. Còn nếu hai đầu vú nằm
ngay ngắn chĩa thẳng vào mắt ta, cô gái ấy là vàng. Người như vậy sẽ trung thực, ngay
ngắn, không biết làm điều xấu, điều ác. Ấy là chưa kể đầu vú to hay nhỏ, đỏ hay đen, tròn
hay méo. Đầu vú nhỏ, màu hồng, cô gái ấy dẻo người, mềm tính, nuôi con khéo léo. Vô
phúc cô nào đầu vú đã đen, lại to, lại méo, tính tình vụng về, đụng đâu vỡ đấy, làm gì hỏng
việc ấy, nuôi con không sài đẹn cũng chậm lớn. Cô gái nào như vậy, mặt có đẹp như vầng
trăng cũng xin vái chịu! Bà Thuận đinh ninh điều mình nghĩ là có thật. Hình như bà ngoại
dạy bà thế, vì bà cũng chiêm nghiệm như thế. Rồi bà xuống làng Đông gặp bà bạn. Bà này
là dì của Loan. Vừa nghe xong, người bạn của bà Thuận trố mắt ngạc nhiên. Nhưng bị nài,
bị ép, lại nể bạn, dì của Loan cũng thuận lòng.

22


Hôm ấy, Loan sang nhà dì giúp sửa cái chuồng lợn. Gần trưa, nhỡ tay, dì làm vỡ cái vại
đựng nước tiểu. Cô bé kêu ré lên! Nước tiểu bắn tung toé vào cả người dì và cháu. Loan vẩy
tay, ái ngại nhưng cười rất vui. Nghe lời dì, cô săm sắn đi ra ao để tắm gội.
Vườn vắng lặng. Ao nước trong vắt. Chỉ có con chim vàng anh nhảy nhót trên cành xoan.
Loan chợt mỉm cười khi thấy khuôn mặt của mình in trên mặt gương sáng loáng. Cô đưa
mắt nhìn quanh trước khi lội xuống nước. Một thoáng nghi ngại lẫn thích thú. Ùm! Nước
bắn lên tung toé.

Từ sâu trong bụi mía, tim bà Thuận đập thổn thức. Mặt bà có vẻ đăm chiêu. Bà đã thấy được
tất cả những gì cần thấy. Con bé có đủ ba cái đen và cả ba cái đỏ. Các cụ bảo như vậy thì tốt
lắm. Bà thấy yên tâm về Loan. Nó cũng chỉ như bà ngày xưa là cùng! Có khi còn thua kém.
Và hình như bà Thuận thấy nao nao. Bà thấy mệt mỏi và buồn xỉu. Từ sâu trong cõi vô thức
bà chợt thấy mênh mang... mênh mang...
Đại tá Lý từng là người đàn ông mẫu mực về mọi phương diện. Thân thể ông cũng cường
tráng khó ai bì. Và như thế ông cũng mới lấy được chị Thuận đẹp có tiếng. Hai người từng
có trên mười năm đầy đặn, hạnh phúc không chê vào đâu được. Sau khi chồng hy sinh, có
đau đớn, có tự hào, nhưng bà Thuận gầy rộc đi. Phải một năm, bà mới gượng dậy được.
Giống cái cây bị bão quật, bà lại mọc cành, trổ hoa, tươi xanh. Thời gian ngắn, bà lại lấy lại
phong độ cũ: đẫy đà, hồng mượt, ung dung, đĩnh đạc. Bà lại đẹp vẻ đẹp riêng: hấp dẫn và bề
thế. Phảng phất nét quý phái. Nhưng đấy là bề ngoài. Số phận lại đặt cược để trêu chọc. Bốn
mươi tuổi, bà Thuận đương bước vào độ tái xuân. Toàn bộ sinh lực được huy động, được sử
dụng. Thành thử thân thể bà càng đẹp ra, hai mắt long lanh. Nói theo lối nói các nhà sinh
học thì đó là tiếng hót của con mái, tín hiệu phát ra để tìm tín hiệu!
Ngoại tình thì không bao giờ. Dứt khoát là như vậy. Nhưng bà vẫn thường mơ ông Lý về.
Bà lại ôm chầm lấy ông bằng cảm giác da thịt thật sự. Cả khối người, hai vòng tay, đùi ngực
va chạm, xoắn xiết lấy nhau. Bà tận hưởng cái tuyệt diệu của tạo hoá: cứng và mềm, rắn và
nhũn, tung và hứng, trên và dưới, tấn công và bị động. Nhiều lúc người đàn bà hổn hển, mồ
hôi đầm đìa với cuộc tình mà tạo hoá nào đã buông tha! Có sự tính toán nào cân đong nổi
được sự mất mát này chăng? Và bao giờ cũng vậy, tưởng đến tột đỉnh sự mãn nguyện, số
phận lại thức tỉnh bà. Có lẽ phải nửa phút gì đó, bà Thuận mới ngơ ngác nhận ra mình vừa
qua giấc ngủ. Bà giật thót tim khi thấy bóng người đàn ông lù lù tiến tới. Những bốn người.
Thì ra họ có mặt trong nhà từ lúc nào đó. Bốn bóng đen im lặng từ từ tiến lại. Đồ đểu! Đồ
ăn cắp! A...! Bà kêu lên khiếp đảm. Nhưng ngay lúc đó, bà biết mình nhầm. Không có ai
23


khác ngoài bà. Bốn cây cột nhà lặng lẽ, vô tri vô giác được rọi qua ánh trăng xanh lét rõ
mồn một.

Đó là đêm! Còn ngày, bà lại nghiêm ngắn chững chạc, bề thế. Đố thiên hạ bắt gặp bà có ánh
mắt lẳng lơ, đa tình hay có một câu đùa sàm sỡ. Trừ một lần. Tất nhiên là không ai biết.
Đêm trăng vằng vặc! Ôi những đêm trăng chết tiệt bao giờ cũng gợi tình, hướng người ta,
bao che và dụ dỗ người ta vào chuyện nhố nhăng. Thoạt đầu tiếng sáo trúc thoang thoảng.
Thật chỉ nghe không rõ, tiếng sáo lại chìm đi. Hình như theo gió, tiếng sáo lại hiện lên hết
sức vu vơ. Bà thừa biết tiếng sáo ấy của ai! Lão Hoành thợ đấu. Một gã tay vo miệng lốm,
dỡ nhà để ăn. Nhưng người lão đậm chắc như được làm bằng lim bằng sến. Có lần nào đó,
bà Thuận đã trông thấy hai chân lão đen dài, chắc nịch, đánh đều đều trên đường. Đúng như
vậy, có một lần! Lão Hoành ở một mình, không có vợ, nhưng đã ăn nằm với khối đứa con
gái dễ dãi đĩ thoã trong làng. Cũng là một thằng mất dạy! Tiếng sáo lại hiện lên hết sức vu
vơ. Mặt lão Hoành thì xấu, đầu óc lại đần độn. Nghe đâu đi lính, tập bắn súng mãi không
thuộc, phải loại về. Đúng là thứ đầu óc ngu si tứ chi phát triển. Cái khoản kia hẳn vung vãi
cho khắp thiên hạ. Gió chợt đưa tiếng sáo dội lên vu vơ nhưng da diết một cách kỳ lạ. Thậm
chí có thể tưởng, tiếng sáo được thổi ngay ở đầu ngõ. Ngọn cau chợt rung đành đạch. Trăng
vẫn xanh lét. Bà Thuận nhổm dậy. Bà đi ra ngõ. Tất nhiên vẫn đàng hoàng, chững chạc. Có
lẽ phải nhờ cái lão này sửa lại chỗ góc nhà bị dột! Nhưng sao lại đi đêm hôm? Ban ngày gặp
hắn làm sao được? Bà Thuận vững dạ hơn khi tìm được cái lý để đàng hoàng.
Bà đã đi vào sân nhà lão. Mạnh dạn và dứt khoát, bà đến để có việc thuê lão Hoành. Bà đã
thấy lão. Cái khối đen chắc nằm dài ở chiếu. Bà đã chạm phải cái mùi đàn ông, quen thuộc,
nhưng hơi gắt, đậm của lão. Có gì không chị? Tôi nhờ anh sửa cái mái nhà bị dột. Lão
Hoành cười, hàm răng trắng nhởn, đần độn. Mùi đàn ông trong cơ thể sến lim của lão
Hoành lại bốc lên. Một phút bối rối. Nhưng bản lĩnh và đức hạnh của bà Thuận chợt lên
tiếng. Thoả thuận xong với lão, bà Thuận bước từng bước dứt khoát ra ngõ. Đi như trôi về
nhà, tiếng sáo của lão Hoành lại vu vơ vu vơ đến phát điên lên được. Sao đàn ông mùi mồ
hôi lại giống nhau thế? Từng có lúc bà úp mặt vào ngực ông Lý. Cái mùi nồng nồng quen
quen thấm sâu vào bà, có lúc khó chịu, nhưng bây giờ, bà đang nhớ, thậm chí đang khổ sở
vì nó.
Sáng hôm sau, lão Hoành đến. Bà Thuận vẻ mặt lạnh tanh kẻ cả. Bà mở cửa cho gã đàn ông
vào nhà. Bà đang cố chống lại chính mình. Nhưng cái mùi ấy – mùi con đực chính cống lại
phảng phất ngay sát bên cạnh. Trái tim bà như bị lục dậy, được khởi động. Thân thể bà nóng

24


dần lên. Bà cầm lấy tay lão tự nhiên đến vô ý thức. Chỗ này này. Rồi bà kéo gã vào sâu nữa
gian trong. Nơi tối tăm và sực mùi ẩm mốc, mùi gỗ mọc. Vai bà chạm phải lão. Sự đụng
chạm ít ỏi ấy khiến bà thở dốc! Cái mùi đàn ông đậm một cách gay gắt. Vú bà chợt quệt vào
cùi tay lão Hoành. Cái cùi tay rắn như sắt ấy tạo một sự dễ chịu. Bà muốn buông thả theo
dòng nước. Tạo hoá vẫn không tha, vẫn dử mồi vờn bà, giễu cợt và hành hạ con người. Tim
bà đập mạnh. Hơi thở ngợp trong lồng ngực. Hình như lão Hoành ngửi thấy cái mùi ấy. Mùi
con mồi chín nẫu. Lão quay lại cười nhăn nhở: cho rờ cái! Lão nói rồi cầm ngay lấy tay bà
Thuận. Lập tức bà Thuận tỉnh như sáo: ấy chết... đừng có vớ vẩn.
Chính đêm đó, không kìm được, bà Thuận ôm gốc cột khóc lóc vật vã. Chính nó tiễn đưa bà
êm đẹp không tai tiếng gì qua tuổi tái xuân rực rỡ, cháy đỏ.
Thêm hai tuổi, bà Thuận chợt thấy nực cười! Bà đã qua hẳn dòng sông dục tình cuồn cuộn
tạo hoá bày đặt để đùa dỡn với con người. Kể từ đó, bà thấy thanh thản, nhẹ nhõm. Bà tự
hào về mình. Trong vùng người ta đua nhau ngợi khen bà trong sạch thủ tiết với chồng. Bà
mỉm cười thừa nhận sự danh giá đó. Bà vẫn giữ phong độ ung dung thư thái.
Và lúc này, bà đang kén vợ cho thằng Tuấn.
Nghỉ hè, Tuấn đang dội ào ào nước lên đầu. Mẹ đủng đỉnh bảo:
– Tối nay, con có việc đi với mẹ đấy – Không nói nhiều và không phải bàn. Bà ra lệnh để
Tuấn biết thu xếp. Anh chàng sinh viên đẹp trai ấy ngớ ra.
– Đi đâu hả mẹ?
Đủng đỉnh nhưng vẫn tươi tắn, bà mẹ nhắc lại:
– Đi có việc.
Bỏ mẹ! Tuấn thầm chột dạ. Tối nay anh đã có hẹn. Nói dối mẹ chăng? Không được! Có trời
cũng không lừa bà được. Rồi anh tự thu xếp: đầu tối đi với mẹ. Sau một lát ở đó, anh sẽ đến
gặp người bạn tình của mình. Người bạn tình anh vừa biết tên. Số phận đã dun dủi cô đến
với anh. Tuy mới gặp nhưng hai cái nhìn đã nóng bỏng như có lửa. Cô thổn thức nhưng đầy
sự e ngại. Đấy mới là cuộc gặp chủ yếu của đợt nghỉ hè này. Niềm vui, sự hy vọng của anh.
Còn mẹ, hẳn lại dắt đến một con bé nào đó! Chiều bà thôi, ta sẽ thu xếp sau.

Hôm qua, đang trên đường về nhà, tự nhiên nghe tiếng đánh đoàng một cái. Quay lại Tuấn
đã gặp cô thiếu nữ ấy cúi xuống bên lốp xe bị nổ. Anh sửng sốt: quê anh sao lại có người
hoàn hảo như vậy! Gương mặt trái xoan, mái tóc mềm bay loã xoã. Vẻ đẹp trẻ trung và hoàn
hảo. Một thoáng lưỡng lự, Tuấn xuống xe để giúp đỡ cô bé. Cái nhìn đầu tiên khiến Tuấn
không thể nào bình thường được. Có thể ví cái nhìn mạnh như một tia chớp, gây sự bùng nổ
25


×