Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ HÌNH THÁI THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ AN GIANG LỨA TUỔI 16 – 17 SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.83 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------------

HỒ ANH TUẤN

“NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ HÌNH THÁI
THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN
BÓNG ĐÁ AN GIANG LỨA TUỔI 16 – 17
SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------------

HỒ ANH TUẤN

“NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ HÌNH THÁI
THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN
BÓNG ĐÁ AN GIANG LỨA TUỔI 16 – 17
SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN”

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lý Vĩnh Trường

Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả

LỜI CẢM ƠN


Với lòng biết ơn chân thành nhất, tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Quý thầy
cô, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, Trường Đại Học Thể Dục Thể Thao
Tp.HCM, đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm Bóng đá An Giang, Ban huấn
luyện, cùng toàn thể các em VĐV đội bóng đá U16 – 17 An Giang đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi thu thập số liệu hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Thầy hướng dẫn: TS. Lý Vĩnh
Trường đã tận tình động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.

Tác giả luận văn

Hồ Anh Tuấn



MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
ĐĂT VẤN ĐỀ 1
Nhiệm vụ nghiên cứu 3

Nhiệm vụ 3: Xây dựng thang điểm đánh giá về hình thái, thể lực và kỹ
thuật của nam vận động viên bóng đá An Giang lứa tuổi 16 – 17 sau một
năm tập luyện. 3
CHƯƠNG I 4
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Những vấn đề cơ bản về trình độ tập luyện. 4
1.1.1 Khái quát về trình độ tập luyện. 4
1.1.2 Một số khái niệm cơ bản về trình độ tập luyện của VĐV. 6
1.1.3 Vai trò của hình thái, thể lực và kỹ thuật trong việc đánh giá trình độ tập luyện
của VĐV. 10
1.2. Đặc điểm của bóng đá hiện đại. 12
1.3. Các yêu cầu đối với VĐV bóng đá hiện đại. 13
1.3.1 Những yêu cầu về thể hình. 13
1.3.2 Những yêu cầu về thể lực. 13
1.3.3 Những yêu cầu về kỹ thuật trong bóng đá. 15
1.3.4 Những yêu cầu về chiến thuật trong bóng đá. 17
1.3.5 Đặc điểm sinh lý và chuyển hóa năng lượng của VĐV cầu thủ bóng đá. 17
1.3.6 Đặc điểm tâm lý. 20
1.4. Đặc điểm phát triển cơ thể lứa tuổi 16 – 17. 21
1.4.1. Một số quy luật phát triển lứa tuổi và thời kỳ dậy thì 21
1.4.2 Các chỉ tiêu hình thái. 22
1.4.3 Đặc điểm về sinh lý lứa tuổi 16 – 17. 24
1.5. Các giai đoạn đào tạo vận động viên bóng đá trẻ. 25

1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan. 28
Hiện nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về TĐTL ở các môn thể thao, không
nằm ngoài xu hướng chung ấy, bóng đá cũng đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Nhiều nhà chuyên môn và các nhà y sinh học, các nhà tâm lý nghiên cứu các vấn đề liên


quan tới môn bóng đá như đã nêu ở phần trên. Các tác giả tuy có đưa một số chỉ tiêu, chỉ
số tâm lý nhưng để đánh giá so sánh với môn thể thao khác. Do vậy các tài liệu chủ yếu
dùng để tham khảo. Các công trình nghiên cứu ở nước ta về TĐTL với môn BĐ cũng
khá nhiều, tác giả đi sâu nghiên cứu vào TĐTL các cầu thủ trẻ theo từng lứa tuổi và ở
mỗi địa phương khác nhau. Do đó, với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của
bản thân cho địa phương, nhằm bổ sung nguồn tài liệu tham khảo của tỉnh nói riêng và
cả nước nói chung. Đây cũng là cơ sở thực tiễn giúp các HLV, các nhà chuyên môn của
tỉnh nhà có cơ sở nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo
vận động viên thành tích cao. 31

CHƯƠNG II 32
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 32
2.1. Phương pháp nghiên cứu 32
2.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. 32
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu (Anket) – tọa đàm. 32
2.1.3 Phương pháp nhân trắc. 32
2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm. 34
2.1.5 Phương pháp toán thống kê. 39
2.2 Đối tượng – Tổ chức nghiên cứu. 40
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu. 40
2.2.2 Tổ chức nghiên cứu. 41
2.2.3 Các cộng tác viên. 41
3.1.2 Đánh giá thực trạng về hình thái, thể lực và kỹ thuật của nam VĐV bóng đá lứa
tuổi 16-17 Tỉnh An Giang. 52

Thực trạng về hình thái. 52
Thực trang về thể lực. 53
Thực trạng về kỹ thuật. 56
Bàn luận về thực trạng hình thái, thể lực và kỹ thuật của nam VĐV bóng đá lứa tuổi
16-17 An Giang. 58
3.2 Đánh giá sự phát triển về hình thái, thể lực và kỹ thuật của nam vận động viên bóng
đá An Giang lứa tuổi 16 - 17 sau một năm tập luyện. 60
3.2.1 Sự phát triển về hình thái của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang
sau một năm tập luyện 60
Trong bóng đá hiện đại ngày nay, điều kiện về hình thái của VĐV đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động thi đấu bóng đá. Lợi thế về hình thái sẽ giúp cho VĐV chiếm
ưu thế hơn trong đeo bám, tranh cướp với đối phương. Do đó, xu hướng tuyển chọn


và huấn luyện VĐV ngoài các yếu tố thể lực và kỹ thuật cần phải chú trọng đến điều
kiện thể hình của VĐV. Kết quả kiểm tra tính toán số liêụ sau một năm tập luyện của
nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang trình bày ở bảng 3.6 dưới đây: 60
3.2.2 Sự phát triển về thể lực của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang
sau một năm tập luyện 63
3.2.3 Sự phát triển về kỹ thuật của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang
sau một năm tập luyện 67
3.2.4. Bàn luận sự phát triển về hình thái, thể lực và kỹ thuật của nam VĐV bóng đá
lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang sau 1 năm tập luyện. 74
Nhận xét: Sau 1 năm tập luyện, trình độ kỹ thuật của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 1617 An Giang có sự tăng trưởng nhưng ở mức chưa cao. Kết quả so sánh các nội dung
kỹ thuật của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 16-17 An Giang với các đội bóng cùng lứa
tuổi và thang điểm của Viện KH TDTT thì hầu hết các test không tốt hoặc ngang bằng
các đội bóng khác và đạt mức điểm không cao. Điều này cho thấy trình độ kỹ thuật
của các em có sự tiến bộ nhưng chưa rõ rệt. Tuy nhiên, các thông số ở trên chỉ phản
ánh phần lớn tính chất của kỹ thuật cơ bản, còn kỹ thuật ứng dụng thể hiện rõ hơn
trong thi đấu đối kháng trực tiếp trên sân. Vì vậy, dựa trên nền tảng cơ bản, các HLV

cần đưa ra các phương pháp nhằm giúp các VĐV của mình ứng dụng các kỹ thuật cơ
bản vào thi đấu sao cho thật hiệu quả. Vì mục đích cuối cùng của tập luyện thể thao
nói chung và tập luyện bóng đá nói riêng là thi đấu giành thành tích. 80
3.3. Xây dựng thang điểm đánh giá về hình thái, thể lực và kỹ thuật của nam vận động
viên bóng đá An Giang lứa tuổi 16 – 17 sau một năm tập luyện. 80

PHỤ LỤC 1: Phiếu phỏng vấn chuyên gia 82


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viện khoa học Thể Dục Thể Thao
Huấn luyện viên
Vận động viên

Trình độ tập luyện
Lượng vận động
Huấn luyện thể thao
Huấn luyện
Thể dục Thể Thao
Xuất phát cao
Giáo sư Tiến sĩ
Phó Giáo Sư
Tiến Sĩ
Thạc Sĩ
Câu Lạc Bộ

DANH MỤC KÝ HIỆU
Viện KH TDTT
HLV
VĐV
TĐTL
LVĐ
HLTT
HL
TDTT
XPC
GS.TS
PGS
TS
ThS
CLB

DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
1

2
3
4
5

Lần
Mét
Centimet
Giây
Phút

L
m
cm
s
ph

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng 3.1

Tên bảng
Trang
Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá hình Error:
thái, thể lực và kỹ thuật của nam VĐV bóng đá An Refere
Giang lứa tuổi 16-17.

nce
source



not
found
Error:
Refere
Bảng 3.2

Kết quả kiểm định Wilconxon giữa 2 lần phỏng vấn
test.

nce
source
not
found
Error:
Refere

Bảng 3.3

Kết quả thực trạng về hình thái của nam VĐV bóng đá
lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang

nce
source
not
found
Error:
Refere

Bảng 3.4


Kết quả thực trạng về thể lực của nam VĐV bóng đá
lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang

nce
source
not
found
Error:
Refere

Bảng 3.5

Kết quả thực trạng về kỹ thuật của nam VĐV bóng đá
lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang

nce
source
not

Bảng 3.6

found
Kết quả nhịp tăng trưởng về hình thái của nam VĐV Error:
bóng đá An Giang lứa tuổi 16 – 17 sau năm một tập Refere
luyện

nce
source
not



found
Error:
Kết quả nhịp tăng trưởng về thể lực của nam VĐV
Bảng 3.7

bóng đá An Giang lứa tuổi 16 – 17 sau năm một tập
luyện

Refere
nce
source
not
found

Kết quả nhịp tăng trưởng về kỹ thuật của nam VĐV
Bảng 3.8

bóng đá An Giang lứa tuổi 16 – 17 sau năm một tập
luyện

Sau
70
Error:

So sánh kết quả về hình thái của nam VĐV bóng đá
Bảng 3.9

lứa tuổi 15-16 Tỉnh An Giang với các đội bóng cùng

lứa tuổi.

Refere
nce
source
not
found
Error:
Refere

Bảng 3.10

Tiêu chuẩn đánh giá chiều cao của Viện KHTDTT đối
với VĐV Bóng đá lứa tuổi 16-17.

nce
source
not
found
Error:

So sánh kết quả về thể lực của nam VĐV bóng đá lứa
Bảng 3.11

tuổi 16-17 Tỉnh An Giang với các đội bóng cùng lứa
tuổi.

Bảng 3.12

Refere

nce
source
not

found
Tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Viện KH TDTT đối Error:
với nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 16-17.

Refere
nce
source


not
found
Error:
Refere
Bảng 3.13

Tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật của Viện KH TDTT đối
với VĐV Bóng đá lứa tuổi 16-17.

nce
source
not
found
Error:

So sánh kết quả về kỹ thuật của nam VĐV bóng đá lứa
Bảng 3.14


tuổi 16-17 Tỉnh An Giang với các đội bóng cùng lứa
tuổi.

Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18

Refere
nce
source
not

found
Bảng điểm các chỉ tiêu hình thái, thể lực và kỹ thuật Sau
ban đầu của VĐV bóng đá lứa tuổi 16-17 An Giang
Bảng điểm các chỉ tiêu hình thái, thể lực và kỹ thuật
của VĐV bóng đá lứa tuổi 16-17 An Giang sau một
năm tập luyện.
Bảng điểm phân loại từng chỉ tiêu và tổng hợp các chỉ
tiêu đánh giá hình thái, thể lực và kỹ thuật.
Bảng vào điểm tổng hợp và xếp loại các chỉ tiêu hình
thái, thể lực và kỹ thuật ban đầu của VĐV bóng đá lứa

81
Sau
81
82
83


tuổi 16-17 An Giang.
Bảng vào điểm và xếp loại tổng hợp các chỉ tiêu hình
Bảng 3.19

thái, thể lực và kỹ thuật của VĐV bóng đá lứa tuổi 16-

Bảng 3.20

17 An Giang.sau một năm tập luyện
Tổng hợp xếp loại đánh giá VĐV qua 2 lần kiểm tra

84
Error:
Refere
nce
source
not


found


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
Biểu đồ 3.1

Tên bảng
Trình độ người được phỏng vấn.


Trang
50

Biểu đồ 3.2

Thâm niên công tác người được phỏng vấn.

50

Biểu đồ 3.3

So sánh kết quả kiểm tra về hình thái nam VĐV
bóng đá lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang sau 1 năm tập
luyện

65

Biểu đồ 3.4

Kết quả nhịp tăng trưởng về hình thái của nam VĐV
bóng đá lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang sau một năm
tập luyện

66

Biểu đồ 3.5

So sánh kết quả kiểm tra thể lực của nam VĐV bóng
đá lứa tuổi 16-17 An Giang sau một năm tập luyện


69

Biểu đồ 3.6

So sánh kết quả kiểm tra thể lực của nam VĐV bóng
đá lứa tuổi 16-17 An Giang sau một năm tập luyện

70

Biểu đồ 3.7

Kết quả nhịp tăng trưởng về thể lực của nam VĐV
bóng đá lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang sau một năm
tập luyện

70

Biểu đồ 3.8

So sánh kết quả kiểm tra về kỹ thuật của nam VĐV
bóng đá lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang sau một năm
tập luyện

72

Biểu đồ 3.9

Kết quả nhịp tăng trưởng về kỹ thuật của nam VĐV
bóng đá lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang sau một năm
tập luyện


72

Biểu đồ 3.10

So sánh kết quả kiểm tra về kỹ thuật của nam VĐV
bóng đá lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang sau một năm
tập luyện

73

Biểu đồ 3.11

Kết quả nhịp tăng trưởng về kỹ thuật của nam VĐV
bóng đá lứa tuổi 16-17 Tỉnh An Giang sau một năm
tập luyện

73


1
ĐĂT VẤN ĐỀ
Hơn 10 năm phát triển, giải vô địch quốc gia V-League được đánh giá là
một trong những giải đấu hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Công tác đào
tạo VĐV bóng đá trẻ ngày càng được trú trọng nhiều hơn cả về số lượng và
chất lượng. Các CLB có bề dầy chuyền thống về công tác đào tạo VĐV bóng
đá trẻ trong nhiều năm qua như: Sông Lam Nghệ An, Đồng Tháp, Đà Nẵng…
cung cấp nhiều lứa cầu thủ cho các tuyến đội tuyển Quốc gia. Gần đây, Học
viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai JMG với lứa U19 làm nồng cốt cho đội
tuyển U19 Việt Nam thi đấu khá thành công tại giải U19 Đông Nam Á, Châu

Á và các giải giao hữu quốc tế với các đội bóng hàng đầu như: U19 Nhật Bản,
U19 Australia, U19 AS Roma...
Bên cạnh những thành công đạt được, các cầu thủ U19 Việt Nam cũng
đã bộc lộ những hạn chế, trong đó vấn đề về thể hình, thể lực và kỹ thuật là
một trong những yếu tố nổi bật nhất. Vì vậy, để bóng đá Việt Nam có thể gặt
hái được những thành công trong tương lai, thì ngay từ bây giờ chúng ta cần
quan tâm, đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo bóng đá trẻ một cách khoa
học, nhân rộng hơn nữa mô hình Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai
JMG. . . nhằm đào tạo nên những cầu thủ toàn diện về thể hình, thể lực, kỷ
thuật, tư duy chiến thuật và tâm lý thi đấu. Muốn đào tạo được VĐV đáp ứng
các tiêu chí trên thì ít nhất VĐV đó phải được đào tạo ngay từ nhỏ theo
chương trình tuyển chọn, huấn luyện một cách khoa học. Sau khi huấn luyện
chúng ta cần đánh giá lại công tác tuyển chọn ban đầu rồi tiếp tục chọn lựa
những VĐV ưu tú nhất để tiếp tục huấn luyện nâng cao. Dựa vào sự phát triển
về thể hình, thể lực, kỹ thuật, tư duy chiến thuật và tâm lý thi đấu sau một quá
trình tập luyện, từ đó đánh giá sự phát triển của VĐV, nhằm đưa ra những
nhận định về sự biến đổi các mặt năng lực thể thao của VĐV.
Ngày nay, liên quan đến công tác đào tạo bóng đá trẻ đã có nhiều công
trình nghiên cứu được cống bố như: Nguyễn Thế Truyền và tập thể tác giả
(2002) [33], Trần Quốc Tuấn (2003) [29],…Ngoài ra còn có các luận văn thạc


2
sĩ như: Trần Nguyễn Bá (2009) [3], Phạm Thái Vinh (2010) [38], Nguyễn
Lương Khánh (2012)[33]…
Năm 2014, bóng đá An Giang lần đầu lên chơi ở giải vô địch quốc gia VLeague sau nhiều năm thi đấu ở giải hạng Nhất. Tuy nhiên, chỉ sau một mùa
thi đấu, đội bóng An Giang không thể trụ lại ở giải đấu cao nhất Việt Nam với
nhiều lý do: Việc không tìm được nhà tài trợ lâu dài, lực lượng VĐV không
có chiều sâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến bóng đá An Giang thi
đấu không thành công. Mặt khác, các cầu thủ trẻ khi được đôn lên thi đấu lại

bộc lộ nhiều yếu điểm, trong đó vấn đề hình thái, thể lực và kỹ thuật là các
điểm nổi bật nhất.
Vì vậy, việc hoạch định lại kế hoạch đào tạo bóng đá trẻ mang tính khoa
học và chiến lược lâu dài được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách
đối với bóng đá An Giang hiện nay. Muốn làm tốt việc này thì các nhà làm
bóng đá An Giang cần nâng cao hơn nữa công tác tuyển chọn và huấn luyện
nhằm đào tạo những VĐV hoàn thiện về thể hình, thể lực, kỹ chiến thuật cũng
như tâm lý thi đấu. Có như vậy mới hy vọng đào tạo những VĐV trẻ có trình
độ chuyên môn đáp ứng những mục tiêu, định hướng mà bóng đá An Giang
hướng tới trong tương lai.
Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu của bóng đá địa phương, nhận thức được
tầm quan trọng của công tác đào tạo trẻ, với những kiến thức tích lũy trong
quá trình học tập và là thành viên trong ban huấn luyện, mong muốn nền bóng
đá tỉnh nhà phát triển, chúng tôi chọn hướng nghiên cứu đề tài là:
“Nghiên cứu đánh giá sự phát triển về hình thái, thể lực và kỹ thuật của
nam vận động viên bóng đá An Giang lứa tuổi 16 - 17
sau một năm tập luyện”.
Mục đích nghiên cứu: Nhằm đánh giá sự phát triển hình thái, thể lực
và kỹ thuật của nam vận động viên bóng đá An Giang lứa tuổi 16 – 17 sau
một năm tập luyện


3
Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nhiệm vụ 1: Xác định các chỉ tiêu đánh giá thực trạng hình thái, thể
lực và kỹ thuật của nam vận động viên bóng đá An Giang lứa tuổi 16 - 17.
 Nhiệm vụ 2: Đánh giá sự phát triển về hình thái, thể lực và kỹ thuật của
nam vận động viên bóng đá An Giang lứa tuổi 16 - 17 sau một năm tập luyện.
 Nhiệm vụ 3: Xây dựng thang điểm đánh giá về hình thái, thể lực và
kỹ thuật của nam vận động viên bóng đá An Giang lứa tuổi 16 – 17 sau một

năm tập luyện.


4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề cơ bản về trình độ tập luyện.
1.1.1 Khái quát về trình độ tập luyện.
Mục đích của huấn luyện thể thao là nâng cao thành tích, chuẩn bị cho
VĐV có thể đạt thành tích thể thao cao nhất trong thi đấu. Mục đích này dẫn
đến nhiệm vụ cơ bản của huấn luyện thể thao, phù hợp với các yêu cầu cụ thể
của các cuộc thi đấu thể thao. Bên cạnh đó, ngoài việc chú ý đến các yêu cầu
được đưa ra từ cấu trúc thành tích của từng môn thể thao thì cần phải chú ý
đến yêu cầu về lượng vận động trong huấn luyện theo quy luật. Do đó chúng
ta có thể hiểu rằng cấu trúc của thành tích thể thao là các nhóm các yếu tố có
quan hệ với nhau, cùng tác động đến thành tích thể thao. Từ cấu trúc thành
tích thể thao chúng ta cũng xác định được nhiệm vụ cơ bản của huấn luyện
thể thao là nhằm hoàn thiện các yếu tố đạt thành tích cao của mỗi cá nhân,
phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng môn thể thao [2].
Huấn luyện thể thao luôn luôn hướng tới việc đạt được thành tích cao
nhất có thể của cá nhân trong một môn thể thao. Thành tích thể thao hiện đại
không cho phép con người biểu hiện tài năng thể thao lớn ở nhiều môn thể
thao khác nhau. Tuy nhiên, chuyên môn hóa ở một môn thể thao không có
nghĩa là đào tạo phiếm diện, mà là sử dụng có lựa chọn các bài tập phát triển
chung, các bài tập huấn luyện chuyên môn trong mối quan hệ với các bài tập
thi đấu. Các bài tập này phải đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng
cao thành tích trong môn thể thao chính đã lựa chọn. Đây cũng là quá trình
đào tạo giáo dục đặc điểm cá nhân và thành tích thể thao được tạo thành từ
nhiều yếu tố khác nhau [11].
Tuy nhiên khả năng đạt thành tích thể thao của VĐV không phải lúc

nào cũng đạt được hiệu quả tương đồng, mà nó được thể hiện ở các mức độ:
cao, thấp, sớm, muộn. Sự khác biệt đó trước hết phụ thuộc vào trình độ tập


5
luyện của từng cá nhân của mỗi VĐV. Ở một góc độ nào đó thì mối quan hệ
giữa trình độ tập luyện và thành tích thể thao là mối quan hệ tương quan
thuận. Việc nâng cao trình độ tập luyện là nhiệm vụ hàng đầu mà người huấn
luyện viên luôn luôn phải đảm bảo thực hiện trong quá trình huấn luyện.
Nâng cao trình độ tập luyện chính là việc tạo nên các cơ sở vững chắc, chuẩn
bị một cách toàn diện và hệ thống cho các VĐV đó là một quá trình từng bước
định hình thông qua tập luyện, chính việc đó tạo tiền đề một cách đa dạng để
đạt thành tích bằng các khả năng phối hợp vận động, các tố chất thể lực, các
kỹ xảo kỹ thuật, các năng lực chiến thuật và các phẩm chất đạo đức tâm lý
cũng như việc phát triển chúng một cách toàn diện [17].
Qua một quá trình đào tạo và huấn luyện việc kiểm tra đánh giá sẽ là
thước đo chính xác về trình độ của từng VĐV. Qua những kết quả thu được
dựa trên những cơ sở lý luận khoa học đó mà chúng ta có những điều chỉnh
một cách hợp lý, chính xác để nâng cao khả năng thích ứng cũng như phát
huy năng lực tiềm tàng của VĐV.
Vấn đề đánh giá trình độ tập luyện của các VĐV nhiều môn thể thao đã
được một số nhà khoa học nghiên cứu như: Philin. V.P 1996, [20]; Nguyễn
Thế Truyền và tập thể tác giả, 2002 [33]; Phạm Ngọc Viễn – Phạm Quang –
Trần Quốc Tuấn – Nguyễn Minh Ngọc, 2004, [37]; Võ Đức Phùng và cộng sự
1999 [21], Phạm Thái Vinh, 2010 [38].
Trong những năm qua, bóng đá trẻ Việt Nam đã và đang được quan tâm
và cũng đã đạt được một số thành tích đáng ghi nhận. Nhưng nếu nhìn xa hơn
một chút thì việc đào tạo VĐV bóng đá trẻ ở từng các địa phương chưa thật sự
được chú trọng về chiều sâu, chưa có định hướng phát triển bóng đá lâu dài và
bềnh vững. Từ đó công tác đào tạo bóng đá trẻ ở các địa phương chưa được

thực hiện một cách tương xứng với xu thế phát triển chung của bóng đá cả
nước nói chung và thế gới nói riêng. Việc thực hiện và ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào quá trình đào tạo và huấn luyện là việc làm rất cấp thiết cho công


6
tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ cả nước nói chung và bóng đá An Giang nói
riêng.
1.1.2 Một số khái niệm cơ bản về trình độ tập luyện của VĐV.
Như chúng ta đã biết, trình độ tập luyện của VĐV bao gồm các yếu tố sau:
+ Trình độ về hình thái.
+ Trình độ về thể lực.
+ Trình độ về kỹ thuật.
+ Trình độ về chiến thuật.
+ Trình độ về tâm lý.
+ Các chức năng y - sinh
Các yếu tố cấu thành nên trình độ tập luyện của VĐV luôn có mối quan
hệ tương hổ với nhau, cùng hình thành và phát triển. Trong qúa trình huấn
luyện các nhân tố này luôn biến đổi và ở trạng thái cân bằng tương đối. Các
nhân tố của trình độ tập luyện trên cơ sở này càng mới, càng cao và đạt được
sự cân bằng mới thì trình độ tập luyện của VĐV đang ở độ cao hiện tại cũng
được nâng lên một bước. Ngược lại nếu các nhân tố hình thành trình độ tập
luyện bị giảm sút thì trình độ của các nhân tố cũng khó phát huy được, từ đó
tạo ra sự tụt lùi trong trong trình độ tập luyện. Huấn luyện thể thao tức là làm
cho các nhân tố cấu thành nên trình độ tập luyện của VĐV không ngừng được
nâng cao, làm cho sự cân bằng các nhân tố của trình độ tập luyện không
ngừng đột phá và phát triển theo hướng ngày càng cao hơn [3].
Do đặc điểm của các môn thể thao là không giống nhau nên đối với các
nhân tố của trình độ tập luyện cũng có những yêu cầu khác nhau. Đối với
VĐV, các giai đoạn khác nhau trong quá trình huấn luyện nhiều năm, một

năm thì những nhân tố này cũng có những yêu cầu đối với nhân tố kia và
ngược lại. Để nâng cao thành tích thể thao trong quá trình huấn luyện đối với
bất cứ một môn thể thao nào, bất cứ một VĐV nào điều nhất thiết phải huấn
luyện nâng cao các nhân tố cấu thành nên trình độ tập luyện. Không được


7
xem nhẹ hay chỉ trú trọng đến chỉ một vài nhân tố của trình độ tập luyện.
Trong các thời kỳ và giai đoạn khác nhau của quá trình huấn luyện phải căn
cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của HLV cũng như tình hình hiện tại của VĐV mà
tiến hành sắp xếp cho hợp lý và khoa học.
Một số nhà nghiên cứu về lĩnh vực TDTT trong và ngoài nước đã đưa
ra một số khái niệm về trình độ tập luyện của VĐV như sau:
Theo Nguyễn Ngọc Cừ [5]: “Trình độ tập luyện là một phạm trù đa giá
trị có tính tương đối trù tượng, tiềm ẩn, không thể nhận biết ngay được bằng
trực quan, vì nó là tổng hòa của những biến đổi thích nghi của một số yếu tố
thuộc lĩnh vực khoa học y – sinh, sư phạm và tâm lý diễn ra bên trong cơ thể
của VĐV một cách hớp lý, thông qua quá trình huấn luyện lâu dài, được biểu
hiện ra bên ngoài bằng năng lực hoạt động và thành tích thể thao. Trình độ tập
luyện được coi là tiền đề cho sự sáng tạo các thành tích thể thao. Nhưng
không phải lúc nào trình độ tâp luyện tốt cũng được biểu hiện một cách vô
điều kiện ra bên ngoài bằng thành tích thể thao cao. Bởi lẽ chúng ta không thể
lường hết và cũng không điều tiết được tất cả các yếu tố chi phối tiêu cực đối
với các cuộc thi đấu thể thao”.
Theo Nguyễn Thế Truyền – Nguyễn Kim Minh – Trần Quốc Tuấn [33]:
“Trình độ tập luyện là một phức hợp gồm nhiều yếu tố y – sinh, tâm lý, kỹ
thuật, chiến thuật, thể lực ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp
lâu dài của lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hổ trợ
ngoại sinh khác”.
Theo Novicop A.D và Matveep L.P [17]: “Khái niệm trình độ tập luyện

thường gắn chủ yếu với những biến đổi thích ứng về mặt sinh học (về chức
năng và hình thái) xảy ra trong cơ thể VĐV dưới tác dụng của các lượng vận
động thông qua tập luyện và được biểu hiện ở sự nâng cao năng lực hoạt
động”. “Trình độ tập luyện càng cao thì VĐV hoàn thành một hoạt động nhất
định càng có hiệu quả và hoàn thện hơn. Do đó, trình độ tập luyện là thước đo


8
mức thích ứng của cơ thể đối với một hoạt động hiệu quả đối với một hoạt
động cụ thể thông qua tập luyện”.
Theo Aluic I.V, cần phải chú ý đến một trong những yếu tố cơ bản của
trình độ tập luyện, đó là thành tích thể thao. Khi chú ý đến điều này, Aluic I.V
cho rằng: “Trình độ tập luyện là năng lực tiềm tàng của VĐV để đạt được
những thành tích nhất định trong môn thể thao lựa chọn”. Từ đó ông ta định
nghĩa “trình độ tập luyện chính là thích ứng của cơ thể đối với nhiệm vụ cụ
thể đạt được bằng con đường tập luyện”. [2].
Theo Dietrich Harre [8]: “Trình độ tập luyện của VĐV thể hiện ở việc
nâng cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng vận động trong thi đấu và các bổ
trợ khác. Còn năng lực thể thao cao nhất mà VĐV đạt được trong từng thời kỳ
thi đấu phù hợp với trình độ của họ còn được gọi là trạng thái thể thao”.
Theo Tạp chí Olympic Việt Nam số 13 tháng 6/1997 và sách giáo khoa
đại học về Bóng bàn (Nhà xuất bản TDTT Bắc Kinh, 1995) có nêu định
nghĩa: “Trình độ tập luyện là một hợp kim phức hợp nhiều thành tố, nhiều mặt
về hình thái, chức năng, tâm lý, thể lực, hiểu biết”.
Theo Trịnh Trung Hiếu và Nguyễn Sỹ Hà [11]: “Trình độ tập luyện là
những trang thái gắn liền với những thích nghi của các đặt tính sinh học trong
cơ thể VĐV. Những biến đổi đó xác định mức độ, khả năng của các hệ thống
chức năng cơ thể”.
Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn [26]: “Trình độ tập luyện của
VĐV đó là kết quả của việc tổng hợp các nhiệm vụ trong thực tiễn huấn luyện

thể thao. Trình độ tập luyện thể hiện ở việc nâng cao chức phận cơ thể, năng
lực hoạt động chung và chuyên môn của VĐV ở mức hoàn thiện các kỹ xảo
thể thao phù hợp”.
Theo quan điểm sinh lý học thể dục thể thao của Lưu Quang Hiệp và
cộng sự cho rằng [10]: “Trình độ tập luyện và mức độ thích nghi của cơ thể
đối với hoạt động cụ thể nào đó, đạt được bằng tập luyện đặc biệt”.


9
Thích nghi – thích ứng: “Thích ứng là sự biến đổi của hệ thống chức
năng tâm lý và sinh lý trên một trình độ cao hơn, sự thích nghi với các điều
kiện bên ngoài. Sự thích nghi về tâm lý và sinh lý luôn được coi là một quá
trình thống nhất”. Trong mỗi chu kỳ tập luyện có một biến đổi lâu dài với
những biến đổi hình thái, chức năng tương ứng trong các cơ quan và hệ thống
cơ thể. Những biến đổi về cấu trúc chịu sự tác động nhiều lần mà đòi hỏi một
thời gian nhất định. Sự biến đổi của quá trình tập luyện theo thời gian không
diễn ra theo một lộ trình tính tuyến, ngay cả khi năng lực vận động được thực
hiện một cách có hệ thống, mà diễn ra có tính chất giai đoạn và thang bậc
khác nhau. Bởi vậy trong lý luận cũng như thực tiễn phải có đầy đủ những
thông tin về sự biến động diễn ra trong quá trình tập luyện lâu dài của các
biến đổi về chức năng, hình thái, sinh hóa trong các quan hệ và hệ thống khác
nhau của cơ thể [18].
Qua các khái niệm trên thì trình độ tập luyện được các tác giả nhìn
nhận qua các luận điểm chính sau đây:
+ Trình độ tập luyện là trạng thái động.
+ Trình độ tập luyện bao gồm nhiều mặt, nhiều thành phần như: y sinh,
tâm lý, trí tuệ, kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, thi đấu. Trong đó chức năng sinh
học là nền tảng của trình độ tập luyện.
+ Thành tích thể thao là yếu tố cơ bản của trình độ tập luyện.
+ Trình độ tập luyện được nâng cao thông qua con đường khổ luyện thể

thao.
Căn cứ vào các đặc tính cũng như yêu cầu hoạt động của môn bóng đá,
cùng với việc thực hiện mục đích, yêu cầu nhiệm vụ của quá trình đào tạo và
huấn luyện thì chúng ta có thể thấy rằng trình độ tập luyện của VĐV bóng đá
trẻ lứa tuổi 16 – 17 chính là: “Trình độ tập luyện ở môn bóng đá được hình
thành thông qua quá trình tập luyện và thi đấu, nó thể hiện qua khả năng tiếp
nhận một cách có hiệu quả trong việc thực hiện và ứng dụng các bài tập về kỹ


10
thuật, chiến thuật, thể lực và các tố chất tâm lý bên cạnh sự biến đổi về mặt
hình thái và chức năng của cơ thể” [8].
1.1.3 Vai trò của hình thái, thể lực và kỹ thuật trong việc đánh giá trình
độ tập luyện của VĐV.
Có khá nhiều các khái niệm của nhiều tác giả trong và ngoài nước xoay
quanh vấn đề này, đây cũng là yếu tố để làm rõ và phong phú thêm nguồn tài
liệu tham khảo giá trị:
Tiến sĩ D.Harre cho rằng: “Trình độ tập luyện của vận động viên thể
hiện sự nâng cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng của lượng vận động tập
luyện, lượng vận động thi đấu và các biện pháp bổ trợ khác ”. [8,tr 101] Như
vậy, theo định nghĩa trên của Harre cho ta thấy ngoài lượng vận động tập
luyện và lượng vận động thi đấu, trình độ tập luyện của vận động viên còn
phụ thuộc vào các biện pháp bổ trợ khác nữa. Cũng theo Harre thì các thông
tin về trình độ tập luyện của VĐV được thể hiện ở các cuộc thi đấu và kiểm
tra thành tích thông qua các test.
Theo Matveep : “Trình độ tập luyện là năng lực tiềm tàng vận động viên
để đạt được những thành tích nhất định trong môn thể thao lựa chọn và năng
lực này được biểu hiện cụ thể ở mức chuẩn bị về kỹ - chiến thuật, thể lực, đạo
đức, ý chí và trí tuệ. Trình độ tập luyện nâng cao thì vận động viên càng có thể
làm trọn vẹn được một nhiệm vụ nhất định với hiệu quả mỹ mãn hơn” [17]

Ở Việt Nam các nghiên cứu của nhiều tác giả cũng đưa ra các khái
niệm về trình độ tập luyện như sau:
Quan điểm của PGS.TS Nguyễn Toán - TS Phạm Danh Tốn: “Trình độ
tập luyện của VĐV là kết quả tổng hợp của việc giải quyết các nhiệm vụ trong
thực tiễn huấn luyện thể thao. Nó thể hiện ở mức nâng cao khả năng chức
phận của cơ thể, năng lực hoạt động chung và chuyên môn của VĐV ở mức
hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo thể thao phù hợp” [26, tr423]. Khi phân tích
PGS.TS Nguyễn Toán còn chỉ ra rằng TĐTL của VĐV còn thể hiện trong một


11
cấu trúc tổng hợp (như là một họp kim) về chức năng, kỹ năng, trí năng,
chiến thuật, năng lực tâm lý. Đó là 5 thành tố cơ bản của TĐTL, giữa chúng
có mối quan hệ vừa thúc đẩy, vừa chế ước cho nhau.
Tác giả Trương Quốc Tuấn chỉ rõ TĐTL thể hiện ở sự phát triển của
từng yếu tố năng lực thể thao như: Tố chất thể lực, năng lực kỹ thuật và phối
hợp vận động, năng lực chiến thuật và cả phẩm chất tâm lý. Ngoài ra, TĐTL
còn thể hiện việc thích ứng về mặt sinh học, thông qua năng lực làm việc
được nâng cao của các hệ thống chức năng cơ thể. TĐTL được đánh giá bằng
các test sư phạm, sinh lý, các test chuyên môn và các cuộc thi đấu thể thao.
Để đánh giá TĐTL, người ta phải tiến hành kiểm tra trình độ tập luyện.
Kiểm tra trình độ tập luyện là một trong những giai đoạn nhất định, dùng các
phương pháp và công cụ kiểm tra thích hợp, cơ thể thu thập những tư liệu
cũng như phản ánh được TĐTL của vận động viên, bao gồm hình thái và chức
năng cơ thể, tố chất vận động, kỹ chiến thuật, tri thức cơ bản về TDTT, lý
luận môn chuyên sâu, yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt rõ hơn về
đặc điểm của TĐTL ở VĐV cấp cao và VĐV trẻ có sự khác nhau:
- VĐV cấp cao: Có đặc điểm trình độ tập luyện luôn ở mức cao, vì thế
khi đánh giá trình độ tập luyện, thường gắn với trạng thái sung sức thể thao
ứng với từng chu kỳ huấn luyện và thành tích thi đấu thể thao cụ thể.

- VĐV trẻ: Có đặc điểm trình độ tập luyện thấp và luôn biến động
trong quá trình phát triển, vì vậy khi đánh giá tổng hợp trình độ tập luyện vận
động viên trẻ cần phải xem xét nhiều chỉ tiêu, các test có tốc độ tăng trưởng
tốt trong quá trình tập luyện, phản ánh trạng thái tập luyện phù hợp với môn
thể thao đặc thù. Phần trình bày trên cho thấy hình thái, thể lực và kỹ thuật
chiếm vị trí rất quan trọng trong trình độ tập luyện của VĐV.
Đối với trung tâm bong đá An Giang còn thiếu thốn về nhiều mặt, đặc
biệt là các trang thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu và tập luyện TDTT nói
chung và bóng đá nói riêng đang là một trở ngại lớn. Chính vì lẽ đó, trong


12
phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu trong điều kiện của
đơn vị cho phép đó là về hình thái, thể lực và kỹ thuật của nam VĐV bóng đá
An Giang lứa tuổi 16 – 17.
1.2. Đặc điểm của bóng đá hiện đại.
Bóng đá hiện đại là bóng đá tấn công, được triển khai với nhịp độ cao,
toàn đội tấn công, lấy đông đánh ít, cầu thủ di chuyển với tốc độ nhanh, bất
ngờ dứt điểm ghi bàn trong mọi tình huống. Nếu bị mất bóng trong khi tấn
công thì toàn đội chuyển sang phòng ngự phải có ý thức hỗ trợ bọc lót cho
nhau trên tất cả các tuyến. Để phòng ngự vững chắc đòi hỏi cầu thủ phải
thành thạo chiến thuật phòng ngự cũng như những yêu cầu mà HLV đưa ra
nhằm hạn chế một cách đối đa các phương án tấn công của đối phương [9].
Trong bóng đá hiện đại ngày nay, khoảnh khắc chuyển đổi giữa tấn
công và phòng ngự là rất nhanh. Đội bóng nào có tốc độ chuyển đổi giữa
phòng ngự sang tấn công hoặc tấn công sang phòng ngự một cách chủ động
và nhanh hơn đối phương thì đội bóng đó sẽ làm chủ trận đấu và khả năng
giành thắng lợi là rất lớn.
Cầu thủ phải có thể lực tốt và toàn diện để đáp ứng các yêu cầu ngày
cao và khắc nghiệt của các trận đấu và cả giải đấu. Trên cơ sở ban đầu của

một cầu thủ là phát triển một cách toàn diện về thể chất lẫn năng lực chuyên
môn, sau đó cầu thủ được chuyên môn hóa vị trí, đảm đương nhiệm vụ cụ thể
và hoàn thành tốt trong cả tấn công lẫn phong ngự.
Kết hợp tính nguyên tắc, tính kỹ luật trong chiến thuật, phát huy tính
sáng tạo, tính ngẫu hứng của từng cầu thủ trong tấn công lẫn phòng ngự. Tính
sáng tạo được thể hiện qua sự quan sát, phán đoán, nhạy bén trong mọi tình
huống, chớp thời cơ nhanh và hiệu quả nhất. Thông thường ở các đội bóng có
đẳng cấp cao đều có một cầu thủ (thủ lĩnh) chỉ huy điều khiển nhịp độ trận
đấu, thể hiện kinh nghiệm và bản lĩnh cũng như trình độ chuyên môn. Ở mỗi
đội bóng cũng có những chuyên gia chuyên thực hiện các quả đá phát: trực


×