Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Câu hỏi ôn tập quản lý tồn trữ thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.39 KB, 11 trang )

Câu 1. Trình bày khái niệm các loại độ ẩm không khí?
1. Độ ẩm là lượng hơi nước chứa trong không khí trên bề mặt trái đất.
Nếu lượng hơi nước nhiều gọi là không khí ẩm ảnh hưởng đến chất lượng
thuốc. Nếu lượng hơi nước ít gọi là không khí khô ít ảnh hưởng đến chất
lượng thuốc
 3 loại:
+ Độ ẩm cực đại: là lượng hơi nước tối đa mà 1m 3 không khí có thể
chứa được trong điều kiện nhiệt độ & áp suất nhất định. Ký hiệu A (g/m 3)
hoặc E (mmHg/m3)
+ Độ ẩm tuyệt đối: là lượng hơi nước đang chứa trong 1m 3 không khí
không phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất. Ký hiệu a (g/m 3) hoặc e
(mmHg/m3)
+ Độ ẩm tương đối: là tỷ số giữa nồng độ nước chưa bão hòa trong kk
(a, e) với nồng độ nước bão hòa (A, E). Ký hiệu CT : %Փ= [{a x A}/{e x
E}]x100
Câu 2. Nhiệt độ điểm sương là gì? Ý nghĩa của việc xác định
nhiệt độ điểm sương trong kho thuốc? Cho ví dụ minh họa?
 Là nhiệt độ mà tại đó khối không khí từ chưa bãoo hòa hơi nước trở
thành bão hòa khi độ ẩm tuyệt đối không thay đổi. Tức là:Փ =100 hay a
= A (A giảm thì bị ngưng tụ thành nc)
 Ý nghĩa: Việc xác định nhiệt độ điểm sương có ý nghĩa rất quan
trọng trong công tác bảo quản kho thuốc vì nước dễ đọng lại trong các
bao bì đóng gói, dụng cụ y tế... gây tác động không tốt, hư hỏng đối với
thuốc, dụng cụ y tế, đặc biệt là các thuốc kỵ ẩm.
 Ví dụ: đối với các thuốc dạng bột nếu nước đọng lại lâu ngày trên
bao bì thuốc sẽ bị ẩm và vón cục.
Câu 3. Cho biết ý nghĩa của các loại độ ẩm không khí? Ẩm kế
chỉ độ ẩm kho thuốc là 70%, A = 32 g/m3, tính độ ẩm tuyệt đối?
 + Độ ẩm cực đại biểu thị cho lượng hơi nước bão hòa trong không
khí.
+ Độ ẩm tuyệt đối biểu thị cho lượng hơi nước thực sự đang chứa trong


không khí.
(Nếu muốn biết lượng hơi nước đang chứa trong kho ta phải tính theo
a).
+ Độ ẩm tương đối biểu thị cho sự khô ẩm của khối không khí trong
kho:
Nếu Փ > 70% là không khí ẩm ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.
Nếu Փ < 70% là không khí khô ít ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.
 a = [Փ x A] /100 = 70 x 32/100 = 22,4g/m 3


Câu 4. Tại sao nói ánh sáng mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng thuốc? Cho ví dụ minh họa?
 Vì ánh sáng mặt trời có tia cực tím (UV) có năng lượng lớn -> xúc
tác các phản ứng hóa học như oxy hóa, thủy phân, thăng hoa, biến
màu….
 Ví dụ: Oxy hóa : Vitamin C,D,E..
Thủy phân : Aspirin…
Thăng hoa: Iot
Biến màu: Aldelarnin

Câu 5. Sự ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến chất lượng thuốc
như thế nào?
 Trong không khí có rất nhiều tác nhân vô cơ như là bụi bẩn, dầu mỡ,
O2, O3 và các tác nhân hữu cơ như virus, vi khuẩn, bào tử nấm. Nếu
tiếp xúc trực tiếp với thuốc, đặc biệt là những thuốc có yêu cầu vô khuẩn
cao, như thuốc tiêm, tiêm truyền, nhỏ mắt sẽ làm hư hại thuốc. Do đó
yêu cầu bao bì của những loại thuốc này phải kín tuyệt đối.
Câu 6. Kho thuốc là gì? Phân loại kho thuốc?
 Là nơi cất giữ an toàn các loại thuốc, hóa chất, vật tư y tế ko bị mất
về số lượng, ko bị giảm về chất lượng. Đồng thời cũng là nơi xuất – nhập

thuốc, quản lí – xử lí thuốc. Khu biệt trữ là KV nằm trong kho cách ly với
khu vực khác, bằng biện pháp cơ học hay hành chính.
 Phân loại:
+ Theo pháp luật:
.Kho thuốc kiểm soát đặc biệt
.Kho thuốc ETC
.Kho thuốc OTC
+ Theo đối tượng bảo quản:
.Kho thành phẩm
.Kho bán thành phẩm
.Kho nguyên liệu
.Kho bao bì: cấp 1(sơ cấp); cấp 2(thứ cấp)
.Kho hóa chất: HC xét nghiệm, HC Kiểm nghiệm
.Kho vật tư y tế: bông, băng, gòn, gạc
.Kho dược liệu: dược liệu thô, dược liệu thành phẩm
Câu 7. Cho biết các yêu cầu khi xây dựng kho thuốc?
 +Nền kho thuốc: đổ bê tông và tuyệt đối bằng phẳng.


+Tường kho thuốc: xây bằng vật liệu chắc chắn xây 2 lớp có 1 lớp cách
nhiệt, tuyệt đối không được thiết kế có cửa sổ.
+Mái kho thuốc: mái nhọn (kho dược phẩm), mái bằng (kho dược liệu)
-> Kho thành phẩm nên làm mái nhọn để làm trần kho có tính cách
nhiệt rất tốt
-> Kho dược liệu nên làm mái bằng để tận dụng diện tích phơi sấy, để
giảm sự hấp thu nhiệt lượng ánh nắng mặt trời của mái kho tức giảm
nhiệt độ trong kho người ta khắc phục bằng cách sơn hoặc quét vôi trắng
lên trên bề mặt của mái kho
+:Cửa kho thuốc: Cửa cánh thiết kế cánh bằng thép mở ra ngoài vì nếu
mở vào trong sẽ chiếm diện tích rất lớn, để phòng tránh cháy nổ áp suất

trong kho cao hơn bên ngoài nó sẽ tự động mở ra; Cửa sắt kéo trên
đường ray nên kết hợp với kéo ngang qua và kéo từ trên xuống
Câu 8. Trình bày nguyên tắc sắp xếp thuốc trong kho đảm bảo
3 dễ?
 + Dễ thấy: tất cả các thùng, hộp, chai thuốc đều được xếp nhãn
quay ra phía bên ngoài và hướng từ dưới lên trên theo chiều mũi tên
+ Dễ lấy: ngoài diện tích trực tiếp để sắp xếp thuốc, còn phải chừa
đường đi và khe hở để sắp xếp hàng (đường đi 1,5m; khe hở 0,3m)
+ Dễ kiểm tra về số lượng và biến đổi về chất lượng bằng cảm quan.
Kiểm tra sự xâm nhập của mối mọt, nấm mốc côn trùng bằng cách sắp
xếp cách nền tối thiểu 0,1 m cách tường tối thiểu 0,2 đến 0,5 m
Câu 9. Trình bày nguyên tắc sắp xếp thuốc trong kho đảm bảo
5 chống?
- Chống ẩm nóng; Chống mối chuột,nấm mốc, côn trùng; Chống cháy
nổ; Chống quá hạn dùng bằng cách áp dụng 2 nguyên tắc FIFO - nhập
trước xuất trước FEFO - gần hết hạn trước xuất trước; Chống đổ vỡ hư
hao, mất mát, nhầm lẫn.
Câu 10. Cho biết ý nghĩa của các hệ số sắp xếp thuốc trong
kho?
 Trong kho thuốc, diện tích trực tiếp để sắp xếp hàng chỉ chiếm từ
55-60% (anpha = 0,55- 0,6) là hợp lí. Nếu giá trị anpha <0,55 kho quá
rộng, lãng phí diện tích. Nếu anpha >0,6 kho quá chật không đảm bảo
yêu cầu chuyên môn.
Câu 11. Cho biết các Phương tiện, trang thiết bị cần thiết cho
kho?
 _Nhóm các trang thiết bị để sắp xếp và vận chuyển thuốc trong
kho:
+Thuốc phải được sắp xếp trên các pallet, giá kệ, tủ bằng gỗ nhựa
thép



+Thuốc được vận chuyển bằng xe đẩy, xe xúc, xe nâng, băng chuyền.
_Nhóm các trang thiết bị để bảo quản thuốc:
+ Nhóm phòng cháy chữa cháy và báo cháy: bình chữa cháy, thiết bị
báo cháy
+ Thiết bị đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm: máy điều hòa nhiệt độ, máy hút
ẩm, quạt mát, quạt hút giảm sự ô nhiễm không khí trong kho số lượng
thiết bị phụ thuộc vào công suất máy và kích thước kho
+ Thiết bị đo lường, giám sát nhiệt độ độ ẩm trong kho: nhiệt kế, ẩm
kế được để ở nhiều vị trí trong kho cách tường tối thiểu 0,2 m không được
treo trên tường vì nó sẽ lấy nhiệt độ độ ẩm của tường không chính xác.
Yêu cầu phải được kiểm tra và dán tem kiểm định
_Nhóm các trang thiết bị để quản lí thuốc – xử lí thuốc:
+Hệ thống máy vi tính có cài sẵn phần mềm quản lí thuốc.
+Dụng cụ thiết bị để đóng gói lạnh, ra lẻ thuốc. Tủ thuốc cấp cứu,
dụng
cụ
bảo
hộ
lao
động.
Câu 12. Kho thuốc có kích thước (5x15x4)m. Tính chiều cao hợp
lý khối hàng trong kho và cho biết ý nghĩa?
 K= (h/H)x α => h = (KxH)/α = (0,45x4)/0,55 = 3,2727m
 Để kho được sắp xếp hàng hợp lí đúng quy định thì khối hàng phải
sắp sau cho có chiều cao lên = 3,2727 m không được xếp khối hàng cao
quá chiều cao này.
Câu 13. Kho thuốc có kích thước (6x20x3)m. Tính số lượng
Pallet trong kho biết rằng Pallet có kích thước (1,5x2)m?
 Ta có: α = s/S mà theo đề α = 0,6 và tổng Skho = 6x20=120m2

 Tổng spallet = α x Skho = 0,6 x 120 =72 m2
Mà Tổng s1 pallet = 1,5 x 2 = 3 m2
 Số lượng pallet cần dùng trong kho = (tổng spallet) / (tổng s 1 pallet) =
72/3 = 24 cái.
Câu 14. Thực hành tốt là gì? Cho biết các nguyên tắc thực hành
tốt về dược đã được Bộ Y Tế ban hành? Trong lĩnh vực phân phối
thuốc phải thực hiện các nguyên tắc thực hành tốt về dược nào?
● Căn cứ pháp lý: Điều 2 Luật Dược 2016.
Thực hành tốt là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất, bảo quản,
kiểm nghiệm, lưu thông thuốc, kê đơn thuốc, thử thuốc trên lâm sàng,
nuôi trồng, thu hái dược liệu và các bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn khác do Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công bố áp dụng trên cơ sở hướng dẫn của
Tổ chức Y tế Thế giới hoặc của các tổ chức quốc tế khác mà Việt Nam là
thành viên hoặc công nhận.
● Các nguyên tắc thực hành tốt về dược đã được BYT ban hành:
- Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP)


- Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP)
- Thực hành tốt phân phối thuốc (GDP)
- Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP)
- Thực hành tốt nhà thuốc (GPP)
● Thực hành tốt phân phối thuốc phải thực hiện các nguyên tắc về
dược như:
Tiêu chuẩn GMP:
GMP (Good Manufacturing Pratice) – Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt áp dụng để quản lý sản xuất
trong các ngành: dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm…
GMP là một phần của hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo kiểm soát các điều kiện về nhà
xưởng (cơ sở hạ tầng), điều kiện con người và kiểm soát các quá trình sản xuất để đạt những tiêu chuẩn
về an toàn vệ sinh cung cấp cho người tiêu dùng loại bỏ những nguy cơ nhiễm chéo và lẫn lộn.

Lợi ích mà GMP mang lại là tạo phương thức quản lý chất lượng khoa học, hệ thống và đầy đủ, giảm
các sự cố, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.
Tiêu chuẩn GLP:
Hệ thống an toàn chất lượng phòng thí nghiệm GLP (Good Laboratory Practice ) là tất cả các hoạt
động có hệ thống được hoạch định sẵn và áp dụng theo hệ thống chất lượng, thể hiện những yếu tố thích
hợp nhằm đảm bảo độ tin cậy cần thiết đáp ứng được các yêu cầu chất lượng.
Tiêu chuẩn GSP:
Thực hành tốt bảo quản thuốc - Good Storage Practices (viết tắt : GSP) là các biện pháp đặc biệt, phù
hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản,
tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến
tay người tiêu dùng.
GSP đưa ra các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, với 7
điều khoản và 115 yêu cầu. Tuy nhiên, các nguyên tắc, hướng dẫn này có thể được điều chỉnh để đáp ứng
các yêu cầu cụ thể riêng biệt, nhưng vẫn đảm bảo thuốc có chất lượng đã định.
GSP áp dụng cho các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, tồn trữ thuốc.
Tiêu chuẩn GDP:
GDP là từ viết tắt của Good Distribution Practices - Thực hành tốt phân phối thuốc.
GDP là một phần của công tác bảo đảm chất lượng toàn diện để bảo đảm chất lượng thuốc được duy
trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối thuốc.
GDP bao gồm các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt phân phối thuốc”, nêu
lên các yêu cầu cần thiết cho việc vận chuyển, bảo quản, phân phối thuốc để bảo đảm việc cung cấp
thuốc đến tay người tiêu dùng một cách kịp thời, đầy đủ và có chất lượng như dự kiến.
Tiêu chuẩn GPP:
GPP (Good Pharmacy Practices) có nghĩa là “Thực hành tốt quản lý nhà thuốc”. GPP bao gồm các
nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc (nguyên tắc
quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật) để bảo đảm việc sử dụng thuốc được chất lượng, hiệu quả và an toàn.
GPP là tiêu chuẩn cuối cùng trong 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong quy trình đảm bảo chất
lượng thuốc - từ khâu sản xuất (GMP), kiểm tra chất lượng (GLP), tồn trữ bảo quản (GSP), lưu thông phân
phối (GDP) và phân phối đến tay người bệnh (GPP).


Câu 15. Trình bày các quy định của Luật về việc xét duyệt và
cấp chứng chỉ hành nghề cho người phụ trách chuyên môn cơ sở
phân phối (bán buôn) thuốc?
- Người phụ trach chuyên môn của công ty phân phối (bán buôn) thuốc
sẽ được xét duyệt chứng chỉ hành nghề nếu có:
+ Bằng DS ĐH
+ Đủ sức khỏe được tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận
+ Có thâm niên thực hành nghề nghiệp tại cơ sở Dược hợp pháp tối
thiểu
2
năm


+ Có đạo đức nghề nghiệp: người đó ko đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, ko đang bị xử lý kỉ luật liên quan đến chuyên môn.
Câu 16. Cho biết các quy định của GDP Việt Nam do Bộ Y Tế
ban hành về nhân sự của công ty phân phối thuốc?
 Công ty phân phối phải có đủ nhân lực được với bằng cấp chuyên
môn phù hợp, người phụ trách chuyên môn phải là DSĐH có chứng chỉ
hành nghề.Người phụ trách kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc phải là
DSĐH. Thủ kho phải có trình độ chuyên môn tối thiểu là DS trung học,
người vận chuyển thuốc là dược sĩ trung học. Người giao hàng là Dược tá.
Tất cả phải được đào tạo về GDP và các kiến thức kỹ năng, liên quan đến
lĩnh vực bảo quản thuốc. Có hồ sơ đào tạo rõ ràng.
Câu 17. Cho biết các quy định của GDP về cơ sở vật chất khu
vực bảo quản thuốc và phương tiện vận chuyển thuốc?
 Cơ sở vật chất KV BQ thuốc: Công ty PP thuốc phải có kho bảo quản
thuốc với diện tích tối thiểu là 30 m 2 và thể tích tối thiểu 100m 3. Trong đó
có đầy đủ các phương tiện trang thiết bị để sản xuất sắp xếp và bảo
quản thuốc theo đúng yêu cầu của GSP.

 Phương tiện vận chuyển thuốc: Công ty PP thuốc phải có các xe
chuyên dụng để vận chuyển thuốc đảm bảo yêu cầu chuyên môn. Có
thùng đựng thuốc sạch sẽ, dễ vệ sinh, có cửa nắp đậy kín, chắc chắn để
tránh sự xâm nhập phá hoại của các loài chim, côn trùng và gậm nhấm,
mối & chuột
Câu 18. Cho biết các quy định của GDP về giao thuốc và gởi
thuốc? Về quá trình vận chuyển thuốc? Về hồ sơ tài liệu?
 Giao hàng và gởi thuốc:
Việc giao hàng và gửi hàng phải thực hiện đúng quy trình SOP kèm
theo đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến thuốc, danh sách các khách
hàng, sơ đồ đường đi. Việc sắp xếp thuốc lên xe phải thực hiện theo quy
tắc FILO: fist in -> last art (xếp trước, dỡ sau)
 Quá trình vận chuyển thuốc: trong suốt quá trình vận chuyển thuốc,
thường xuyên theo dõi điều kiện bảo quản, ghi chép cẩn thận, nếu bị đỗ
vỡ thì phải xử lí ngay để tránh nhiễm bẩn và nhiễm chéo.
 Hồ sơ tài liệu: Công ty PP thuốc phải có đầy đủ các hồ sơ tài liệu
liên quan đến thuốc và có thể truy cập dễ dàng trên mọi kênh phân phối
do đó tốt nhất phải quản lí = phần mềm.

Câu 19. Cho biết các quy định của GDP về giải quyết khiếu nại
và thu hồi thuốc trong quá trình cung ứng phân phối?


 Giải quyết khiếu nại: Việc giải quyết khiếu nại liên quan đến quá
trình phân phối thuốc phải được thực hiện theo các SOP. Trong đó quy
định rõ trình tự thủ tục giải quyết thẩm quyền của người giải quyết
(người phụ trách chuyên môn)
 Thu hồi thuốc: trong số các thuốc đã được phân phối nếu có quyết
định thu hồi của cơ quan nhà nước (Cục QLD) có thẩm quyền thì công ty
PP phải tiến hành thu hồi ngay, đồng thời thông báo cho khách hàng biết,

người được giao nhiệm vụ đi thu hồi thuốc phải được giao tất cả các hồ
sơ liên quan đến thuốc bị thu hồi và giảm sóc khách hàng đã mua.
Câu 20. Cho biết các quy định của GDP về thuốc bị loại và trả
về trong quá trình phân phối? về thuốc giả và thuốc nhập khẩu?
 Thuốc bị loại ra và trả về trong quá trình phân phối: tất cả các
thuốc bị loại ra hay trả về trong quá trình phân phối thuốc đều phải được
để riêng tại khu vực biệt trữ, được đánh giá lại bởi người có thẩm quyền
trước khi tái nhập khẩu trở lại kho, tái xuất cho khách hàng khác hoặc
đem đi xử lí.
 Thuốc giả: trong quá trình phân phối thuốc nếu phát hiện thuốc giả
thì phải để riêng, dán nhãn cẩn thận tránh nhằm lẫn, đồng thời thông
báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết. Việc giải quyết xử lí thuốc
giả phải thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
 Thuốc nhập khẩu: công ty nhập khẩu thuốc phải cử 1 cán bộ có
trình độ tối thiểu là DS trung học để tham gia giải quyết thủ tục hải quan
sao cho thời gian thuốc bị lưu trữ tại kho bãi càng ngắn càng tốt.
Câu 21. Trình bày các vai trò của bao bì thuốc trong quá trình
cung ứng?
 Vai trò của bao bì trong quá trình cung ứng thuốc là 1 thành phần
của dạng thuốc -> phi bao bì bất thành dạng thuốc.
Thành phần thuốc: hoạt chất, tá dược, bao bì
_Là yếu tố bảo vệ, thuốc chống lại các tác nhân môi trường.
_Là phương tiện đi sắp xếp- vận chuyển và sử dụng thuốc được dễ
dàng.
_Là nơi ghi thông tin hướng dẫn sử dụng và thông tin quảng cáo thuốc.
Câu 22. Trình bày các cách phân loại bao bì thuốc?
 _ Phân loại theo pháp luật : Có 2 loại:
+Bao bì thương phẩm là loại bao bì mà giá trị của bao bì được tính vào
trong giá thành của thuốc, được giao cho người mua trong quá trình phân
phối như: thùng, hộp, bao, túi, vĩ đựng thuốc..



+Bao bì không thương phẩm: là loại bao bì giá trị của bao bì không
được tính vào giá thuốc, không được giao cho người mua, thường chỉ
dùng trong vận chuyển. Vd: container.
_Phân loại theo tính chất bảo quản: có 3 loại:
+Bao bì trực tiếp(bao bì trong, bao bì sơ cấp, bao bì cấp 1): vì tiếp xúc
trực tiếp với thuốc như vỉ đựng thuốc viên, túi đựng thuốc bột, cốm, chai
đựng siro, dịch truyền.
+Bao bì trung gian(bao bì giữa, bao bì thứ cấp, bao bì cấp 2): hộp đựng
vĩ thuốc viên, ống thuốc tiêm, đựng chai siro, dịch truyền ….là loại bao bì
chứa đựng một số bao bì trực tiếp có tác dụng giúp cho quá trình sắp xếp
vận chuyển thuốc được dễ dàng
+Bao bì ngoài (BB VC, BB thứ cấp, BB cấp 2): vì chứa đựng 1 số đv bao
bì trực tiếp và bao bì trung gian, chủ yếu dùng trong quá trình vận
chuyển thuốc, thông dụng nhất hiện nay là thùng carton.
Câu 23. Cho biết các công dụng và đặc điểm vật liệu bao bì
thuốc bằng Celluloze?
Là polyme hữu cơ hợp chất cao phân tử do sự liên kết giữa các sợi ruco
có trong các cây thân mộc
 Công dụng:
_ Giấy thường -> nhãn thuốc.
_ Giấy đặc biệt -> là giấy có thêm 1 lớp sáp hoặc kim loại hoặc chất
dẻo(plastic)
. Dùng làm bao, túi, vĩ, viên, thuốc bột, thuốc cốm.
_ Giấy bìa dày: gồm nhiều lớp giấy và dán chồng lên nhau (Carton)
+ Carton phẳng: nhiều lớp bao bì dày dán chồng sát lên nhau
+ Carton dợn sống gồm 2 lớp carton phẳng ở 2 mặt & 1 lớp carton ở
giữa uốn éo hình sóg nước
. Dùng để làm vĩ, thùng, hộp để đựng thuốc, hóa chất, vật tư y tế.

_ Thùng gỗ và bao tải: bản chất celluloze. Dùng chứa dược liệu thô.
 Đặc điểm :
_ Ưu điểm : rẻ, dễ gia công chế tạo, dễ in màu, in nhãn, nhẹ, dễ vận
chuyển.
_ Nhược điểm: Không bền, dễ bị hư, rách, dễ bị các loài gậm nhấm, côn
trùng phá hoại, dễ bị hư bởi ẩm ướt, dễ cháy.
Câu 24. Trình bày các công dụng và đặc điểm của vật liệu bao
bì thuốc bằng thủy tinh?
 Công dụng:
_Thủy tinh kiềm Na2O, K2O/SiO3 (cát): vì trong quá trình điều chế người
ta thêm 1 lượng lớn oxit kiềm Na2O, K2O để giảm nhiệt độ nóng chảy của
thủy tinh xuống, dễ gia công chế tạo, giảm giá thành. Tuy nhiên chất


lượng của loại thủy tinh này rất kém vì có thể nhả kiềm vào trong dịch
thuốc, do đó không dùng làm bao bì đóng thuốc nước, mà chỉ dùng làm
chai lọ để đựng thuốc viên đông dược.
_ Thủy tinh trung tính: dùng làm chai, ống, thuốc tiêm, dịch truyền,
siro, thuốc bột…
_ Thủy tinh Borosilicat (B2O3/Si2O3) vì trong quá trình điều chế thủy tinh
người ta thêm vào 1 lượng acid borid nhằm tăng tính chịu sự thay đổi
nhiệt, giảm ứng lực của thủy tinh, chống nức vỡ tự nhiên. Do đó thường
dùng cho bao bì thuốc cần tiệt khuẩn ở nhiệt độ rất cao hoặc thiết bị
trong máy công nghiệp dược, máy kiểm nghiệm hoặc bao bì đựng hóa
chất có hoạt tính mạnh vì rất trơ về mặt hóa học.
 Đặc điểm:
_Ưu điểm: Trong suốt, nên dễ thấy sự biến đổi thuốc bên trong. Nhiệt
độ nóng chảy cao nên dễ tiệt khuẩn bằng nhiệt._Nhược điểm: Nặng, dễ
vỡ, khó vận chuyển.
Câu 25. Trình bày công dụng và đặc điểm của bao bì thuốc

bằng chất dẻo plastic?
 Plastic (chất dẻo) là vật liệu bao bì thuốc thông dụng nhất hiện nay
(> 60%). Bản chất là polyme tổng hợp chủ yếu từ hai nguyên tố C, H.
Hiện nay loài người tổng hợp được hàng trăm nghìn loại khác nhau có
những loại rất mềm dẻo dùng để thay thế van tim, mạch máu, giác mạc,
có những loại rất cứng cứng hơn thép chịu được nhiệt độ cao hơn thép.
 Công dụng:
+ Polyethylen (PE)
PE trog suốt, rất mềm dẻo chịu được nhiệt độ từ 100 – 1200 C chịu
được phần lớn các loại dung môi hóa chất dùng làm chai, túi, vỉ đựng
thuốc viên, thuốc bột, thuốc cốm, thuốc nhỏ mắt
+ Bịch ni lông (PA)
+ Polistiren (PS)
PS rất cứng giòn và trong suốt như thủy tinh nhưng rẻ hơn rất nhiều.
PS không chịu được nhiệt độ cao các loại dung môi hóa chất chỉ chịu
được nhiệt độ từ 60 – 700 C nên chỉ dùng làm chai ống dạng tuýp đựng
thuốc viên.
+ Polyvinyclorua (PVC)
PVC rất cứng do đó muốn làm bao bì thuốc thì phải thêm vào một
lượng chất dễ làm dẻo như Dibutinphotphate. PVC chịu được phần lớn các
loại dung môi, hóa chất chịu được nhiệt độ từ 100 – 1200 C dùng làm bao
bì đựng thuốc viên thuốc đặt thuốc trứng
+ Polypropylen (PP)


PP hơi cứng và độc hơn PE chịu được phần lớn các loại dung môi hóa
chất chịu được nhiệt độ từ 170 – 1800 C dùng làm bao bì đựng dịch
truyền và tất cả các dạng thuốc. PP có khả năng bảo quản thuốc tốt nhất
Câu 26. Vẽ hình và cho biết ý nghĩa của các ký hiệu bảo quản
thường gặp trong bao bì ngoài của thuốc?


Câu 27. Cho biết mục đích sử dụng chất hút ẩm và phân loại
chất hút ẩm?
 Mục đích: có tác dụng hút 1 lượng hơi nước trong không khí để ổn
định độ ẩm trong môi trường vi khí hậu (trong kho, trong tủ, thùng, chai
lọ thuốc)
 Phân loại: Có 2 loại chất hút ẩm:
+Chất hút ẩm theo cơ chế hóa học: vì trong quá trình hút ẩm, phân tử
hút ẩm phản ứng phân tử nước có rất nhiều trong chất hút ẩm hóa học đc
dùng trog bảo quản thuốc
CaO + H2O -> Ca(OH)2
56 : 18
 n = 56A/18
Vôi sống rẻ tiền, dễ kiếm, hiệu suất hút ẩm mạnh, tuy nhiên có hóa
tính mạnh nên không để trực tiếp với thành phẩm mà chỉ dùng để hút ẩm
trong kho, trong tủ đựng thuốc. Vôi sống phải để trong các thao chậu =
thủy tinh hay sành sứ có thể tích lớn hơn lượng vôi sống cần dùng và đậy
lạy = 1 lớp vãi thưa.
+Chất hút ẩm theo cơ chế vật lý: vì phân tử chất hút ẩm không phản
ứng với hơi nước mà chỉ hấp phụ phân tử nước trong lòng chất hút ẩm.
Tiêu biểu silicagel có cấu trúc xốp gồm rất nhiều các mao quản nhỏ,
hơi nước được giữ trong các ống nhỏ nhờ lực mao quản, tùy theo phương
pháp điều chế mà hiệu suất chất hút ẩm của silicagel 100g hút ẩm 20 –
30% khối lượng hơi nước
Câu 28. Cho biết các biện pháp chống ẩm?
 + Thông gió:
- Thông gió tự nhiên: mở cửa cho gió tự nhiên vào, mở vừa cửa tiền, mở
lớn cửa hậu. ĐK có gió tự nhiên. Điều kiện: áp suất ngoài > áp suất trong
kho Pn>Pt ; a n < a t ; t n < t t
Ưu điểm : không tốn kém



Nhược điểm : thụ động, phụ thuộc điều kiện thời tiết.
- Thôg gió nhân tạo : máy điều hòa nhiệt độ, hút ẩm, quạt mát,….
Ưu điểm : các hệ thống điều hòa chủ động trong mọi điều kiện thời tiết
Nhược điểm : Rất tốn kém chi phí.
- Dùng chất hút ẩm : có tác dụng hút 1 lượng hơi nước trong không khí
để ổn định độ ẩm trong môi trường vi khí hậu (trong kho, trong tủ, thùng,
chai lọ thuốc)
Câu 29. Tại sao nói sillicagel là chất hút ẩm thông dụng nhất
hiện nay? Hiệu suất hút ẩm của sillicagel là 24% khối lượng có
nghĩa là như thế nào?
 Vì sillicagel có cấu trúc shop gồm rất nhiều các mao quản nhỏ nhờ
lực mao dẫn. Tùy theo phương pháp điều chế mà hiệu suất hút ẩm của
sillicagel là từ 20 – 30% khối lượng. Sillicagel có thể sấy khô và sử dụng
lại, sillicagel rất trơn và có thể để trực tiếp đối với thuốc.
 Hiệu suất sillicagel hút ẩm 24% khối lượng có nghĩa là cứ 100g
sillicagel để hút ẩm thì có 24g sillicagel có tác dụng hút ẩm.
Câu 30. Kho thuốc có kích thước: (4x10x4)m, độ ẩm trong kho
là 80%, A = 30 g/m3. Tính lượng vôi sống cần dùng để làm giảm
độ ẩm trong kho xuống còn 30%.
 Lượng hơi nước chênh lệch đang chứa trong kho
∆a = (A x ∆e) / 100 = (30 x [80-30])/100 = 15 g/m 3
Diện tích tổng kho là: s = 4 x 10 x4 = 160 m 2
Vậy tổng lượng hơi nước cần giảm của kho = 160 x 15 =2400g
CaO + H2O  H2O
56
18
X
2400

Vậy lượng vôi sống cần dùng để giảm độ ẩm trong kho từ 80% xuống
còn 30% là= (2400 x 56)/18 = 7466,6667g



×