Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TÁC HẠI CỦA điên thoại di động VỚI TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.51 KB, 4 trang )

Muốn 'phá hỏng' cuộc đời một đứa trẻ, đơn
giản thôi: Hãy cho chúng chiếc Smartphone
cả ngày
Một vị phụ huynh có trách nhiệm với con cái sẽ không cầm điện thoại trên tay
suốt cả ngày, nếu không những gì mà bạn bỏ qua sẽ không chỉ là tuổi thơ
tươi đẹp của con cái bạn.

Trong thời buổi hiện nay không chỉ có người lớn không thể sống thiếu điện thoại mà đến cả
con trẻ cũng đang ngày giờ chúi mặt vào điện thoại. Trong quán nước, nhà hàng, xe bus, các
nơi công cộng… đều có thể nhìn thấy bóng dáng những đứa trẻ đang "cắm mắt dí mũi" vào
chiếc điện thoại. Với những đứa trẻ hiện đại thì tuổi thơ của chúng chính là các sản phẩm
điện tử: Smartphone, Ipad...
Mỗi lần nhìn thấy những đứa trẻ cầm chiếc điện thoại còn to hơn cả lòng bàn tay mình để
nghịch, tôi lại chột dạ. Bởi sự nguy hại khi để trẻ tiếp xúc với điện thoại quá sớm không hề
đơn giản như những gì chúng ta tưởng tượng.
1. Cản trở sự phát triển
Trẻ con thường xuyên tiếp xúc với điện thoại sẽ khiến một lượng lớn bức xạ điện từ, ảnh
hưởng tới sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, trẻ con thường xuyên sử dụng điện thoại sẽ ít vận
động dễ làm chậm quá trình dậy thì, khả năng vận động kém, không phát triển chiều cao…
Cầm điện thoại trong một khoảng thời gian dài, tay luôn phải giữ ở một tư tế cũng sẽ ảnh
hưởng tới sự phát triển của các ngón tay. Nếu trẻ con cứ cúi đầu chơi game trên điện thoại
còn gây ra sự tổn thương rất lớn tới phần xương cổ, dễ gây biến dạng đốt sống cổ.

2. Thị lực giảm sút
Trẻ con thường xuyên sử dụng điện thoại mức độ ảnh hưởng tới thị lực vô cùng rõ rệt.
Theo số liệu thống kê, trẻ con sử dụng điện thoại liên tục trong vòng 20 phút, bình quân mỗi
phút sẽ phải chớp mắt 7.67 lần, thị lực trung bình sẽ giảm xuống 0.43 độ, gần với trạng thái
cận thị.
Ngoài ra thời gian trung bình phá vỡ màng nước mắt sẽ là 5.3s, trong khi đó giá trị thông
thường là 15-45s, nếu thấp hơn 10s tức là bệnh trạng.
3. Dễ gây ra các chứng bênh tự kỷ, trầm cảm




Mê muội sử dụng điện thoại trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ ngày càng cô lập, không
muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài, rất dễ gây ra các chứng bệnh về tâm lý.
Ngoài ra còn xuất hiện thêm các triệu chứng quá ỷ lại vào Internet khiến mất tập trung, giảm
trí nhớ gây ra các vấn đề về cảm xúc như sợ hãi, lo âu…
Điện thoại còn là sát thủ phá vỡ tình cảm người thân, bạn bè. Khoảng cách lớn nhất trên thế
giới này là tôi trước mặt bạn mà bạn lại chúi đầu vào điện thoại. Điều này sẽ khiến cho biết
bao nhiêu người cảm thấy vắng vẻ lạnh lẽo.

4. "Vẩn đục" tâm hồn trẻ thơ
Đã từng có bài báo đưa tin về vụ việc bé gái 10 tuổi lên mạng xem các video Youtube phản
cảm khiến nhiều người giật mình.
Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy các đoạn phim người lớn hay bạo lực trên mạng xã hội,
chỉ cần tìm kiếm chút là ra cả tá phim vượt lứa tuổi, cờ bạc, bạo lực…
Thanh thiếu niên là giai đoạn trưởng thành quan trọng, là thời điểm vàng để học tập và cũng
là giai đoạn dễ bạo động về tâm và sinh lý, cộng thêm sự hiếu kỳ và khả năng tự kiểm soát
kém nên dễ dàng bị mê hoặc bởi thói hư tật xấu trên điện thoại hơn những người trưởng
thành.

5. Chạy theo trào lưu thiếu suy nghĩ
Ngưỡng mộ người khác có Smartphone liền bất chấp lý do để mua điện thoại bằng được. Có
thể báo ảo tiền học phí với cha mẹ, tiền ăn 3 bữa nhịn 2 bữa để tiết kiệm.
Có rất nhiều trường hợp con cái lấy tiền của cha mẹ để mua điện thoại xịn và nguyên nhân
mà các bé đưa ra sau khi sự việc được phát hiện đó là "bạn học có Smartphone mà con thì
không".
Vậy làm thế nào để giúp con trẻ có thể sử dụng điện thoại một cách đúng đắn?
Dưới đây là bốn cách để các bậc phụ huynh có thể áp dụng nhằm hướng dẫn con trẻ sử dụng
điện thoại một cách hợp lý.
1. Thỏa thuận trước

Trước khi cho trẻ sử dụng điện thoại cần phải đưa ra các thỏa thuận trước như làm xong bài
tập, làm xong việc nhà mới được chơi điện thoại.


2. Kiểm soát thời gian
Trẻ từ 3 tuổi trở nên có thể sử dụng điện thoại phục vụ cho các mục đích học tập và vui chơi
giải trí nhưng nhất định phải kiểm soát thời gian. Mỗi lần chỉ được sử dụng khoảng 10 phút.
Nếu xem phim hoạt hình mỗi lần chỉ được xem một tập, mỗi tập nên chỉ có độ dài từ 10-15
phút.
3. Lựa chọn những nội dung hay
Nếu để trẻ tự chơi điện thoại hãy nên xóa bỏ tất cả những bộ phim và game có sẵn trong điện
thoại, tắt dịch vụ lên mạng, chỉ để lại những bộ phim hoạt hình hoặc âm nhạc phù hợp với
lứa tuổi của trẻ tránh việc trẻ xem phim quá lâu hoặc chơi game quá nhiều.
4. Lựa chọn thời điểm thích hợp
Những lúc ăn cơm hoặc trước khi đi ngủ tuyệt đối không được để trẻ sử dụng điện thoại.
Ngoài ra cũng không nên cho trẻ sử dụng điện thoại trong lúc đợi tàu xe, trên đường di
chuyển nhằm tránh việc tạo thói quen nghịch điện thoại trong thời gian chờ đợi cho trẻ.
Ngày thường cũng không nên lấy điện thoại làm công cụ để dỗ dành trẻ. Khuyên các bậc phụ
huynh chỉ nên cho trẻ sử dụng điện thoại sau khi ăn và những lúc nghỉ ngơi.
Các bậc cha mẹ nên lấy mình làm gương, hướng dẫn trẻ không lạm dụng điện thoại
một cách quá mức.
Có nhiều vị phụ huynh hay ca thán con cái mình suốt ngày cắm đầu vào điện thoại nhưng
ngay chính bản thân họ cũng không thể rời xa khỏi chiếc điện thoại, chả khác nào việc "cãi
chày cãi cối", vô lý hết mức.

Rất nhiều hành vi của trẻ nhỏ đều bắt chước từ người lớn. Nếu trẻ lần đầu tiếp xúc với điện
thoại bạn có thể thông qua hành động của mình để làm gương hướng dẫn trẻ.
Bởi vậy muốn giảm thiểu thời gian sử dụng điện thoại của trẻ thì phụ huynh cần phải:
Một là hạn chế sử dụng điện thoại trước mặt trẻ. Hãy dành thời gian cùng trẻ đọc sách, chơi
các trò chơi thực tế và làm những điều có ích hơn việc sử dụng điện thoại. Nếu bạn thực sự

có trách nhiệm với con cái của mình thì tốt nhất không sử dụng điện thoại trong thời gian ở
bên cạnh chúng.


Hai là nếu thực sự có việc cần phải xử lý thông qua điện thoại thì nên cố gắng tránh sử dụng
trước mặt trẻ hoặc là hãy chân thành nói với trẻ rằng bạn đang phải làm việc. Sau khi xử lý
xong hãy lập tức bỏ điện thoại xuống.
Nếu muốn thông qua điện thoại để giải trí thư giãn thì cũng nên cố gắng sử dụng sau khi trẻ
đã ngủ. Một vị phụ huynh có trách nhiệm với con cái sẽ không cầm điện thoại trên tay suốt
cả ngày, nếu không những gì mà bạn bỏ qua sẽ không chỉ là tuổi thơ tươi đẹp của con cái
bạn.



×