Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

So sánh hình thái kinh tế xã hội Việt Nam và châu Âu trong lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.4 KB, 56 trang )

MỤC LỤC

1


1. Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội tưởng như là vấn đề cũ kỹ, song
thực ra nghiên cứu về nó lại rất thú vị. Nếu ta so sánh các tiến trình phát triển
hình thái kinh tế - xã hội giữa các nước, các khu vực khác nhau ta sẽ thấy lịch
sử nhân loại là sự phát triển đa diện, đa tuyến. So sánh mô hình phát triển hình
thái kinh tế - xã hội châu Âu và Việt Nam giúp nhìn nhận lịch sử trong sự phát
triển toàn diện của nó. Nghiên cứu về hình thái kinh tế - xã hội là nghiên cứu
một mảng lớn của lịch sử, có tính chất khái quát những nội dung chính trong
của một giai đoạn lịch sử, thấy khả năng phát triển của tương lai tiềm tàng trong
hiện tại. Tác giả quan tâm đến đề tài vì cho rằng giữa châu Âu và Việt Nam vốn
dĩ không thể áp đặt góc nhìn về hình thái kinh tế - xã hội cho nhau được, tức là
mỗi bên có một lịch sử phát triển riêng, dù rằng cùng niên đại nhưng tiến trình
phát triển và đặc thù lịch sử, xã hội, văn hóa đã sáng tạo nên một mô hình của
chính bản thân đất nước, khu vực. Hiểu được điều này thì mới có thể tư duy
biện chứng về lịch sử của nước Việt Nam, tránh sai lầm gượng ép một mẫu hình
phát triển nào vào lịch sử đất nước, cả trong quá khứ và hiện tại, tương lai.
Vì thế, tác giả xin nghiên cứu đề tài “So sánh các hình thái kinh tế - xã hội châu
Âu và Việt Nam thời kỳ trung đại.”.
2. Mục tiêu đề tài

So sánh sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội giữa hai khách thể là châu Âu
và Việt Nam là một việc cần làm. Sự so sánh giúp tìm hiểu những điểm tương
đồng, dị biệt giữa hai mô hình phát triển, qua đó có thể tìm ra nguyên nhân khác
biệt trong sự phát triển của hai mô hình. Quan trọng hơn, sự so sánh còn cho
thấy tính đa dạng, phức tạp trong lịch sử phát triển nhân loại, tránh lối nhìn


phiến diện, đơn giản hóa, mô hình hóa toàn bộ lịch sử nhân loại về trong một
khuôn mẫu có sẵn nào đó.

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hình thái kinh tế - xã hội.
Đề tài so sánh giữa hai không gian: không gian châu Âu (với một số nước tiêu
biểu như Hy Lạp, La Mã, vương quốc Frank) và không gian Việt Nam. Quãng
thời gian đề tài tham chiếu đến là từ khoảng thiên niên kỷ I TCN (khi bắt đầu
bước vào xã hội có giai cấp, nhà nước) đến thế kỷ XVI (mốc chấm dứt thời kỳ
trung đại đối với châu Âu) hay nửa đầu XIX (mốc chấm dứt thời kỳ trung đại ở
Việt Nam).
4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic.
Phương pháp lịch sử giúp tái hiện lại hình thái kinh tế - xã hội với những đặc
điểm, cấu trúc của nó. Nhờ sự phục dựng này, tác giả có thể tìm hiểu các vấn đề
liên quan đến một hình thái kinh tế xã hội.
Phương pháp logic giúp tìm hiểu quá trình cấu trúc nên một hình thái kinh tế xã hội, qua đó thấy nguyên nhân ra đời của hình thái đó và hình thái đó sẽ đi về
đâu. Phương pháp logic còn được sử dụng để so sánh giữa mô hình hình thái
kinh tế - xã hội ở châu Âu và Việt Nam, tìm ra điểm giống và khác nhau giữa
hai mô hình.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Các tác giả tại Việt Nam đã nghiên cứu rất nhiều về sự phát sinh và phát triển
của các hình thái kinh tế - xã hội. Hầu hết các tác giả đều tập trung nghiên cứu

vào một mô hình hình thái kinh tế - xã hội nào đó (chủ yếu ở Việt Nam và Hy
Lạp, La Mã, vương quốc Frank). Vấn đề so sánh sự phát triển giữa các mô hình
hình thái kinh tế - xã hội giữa châu Âu và Việt Nam là đề tài mới mẻ. Do đó tác
3


giả tham khảo và tự tổng hợp, so sánh từ các công trình, bài viết liên quan nằm
ở các tạp chí chuyên ngành.
6. Bố cục đề tài

Đề tài chia thành 4 chương và phần kết luận.
Chương 1: nghiên cứu về hình thái kinh tế - xã hội Chiếm hữu nô lệ, đồng thời
so sánh mô hình phát triển của châu Âu và Việt Nam trong hình thái kinh tế - xã
hội này.
Chương 2: nghiên cứu về hình thái kinh tế - xã hội Phong kiến và so sánh mô
hình phát triển của châu Âu và Việt Nam.
Chương 3: nghiên cứu về sự chuyển biến hình thái kinh tế - xã hội Tư bản chủ
nghĩa giữa châu Âu và Việt Nam.

4


CHƯƠNG 1
HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CHIẾM HỮU NÔ LỆ
Hình thái kinh tế - xã hội là phạm trù dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử
nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với
một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng
tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.1
Sự xác lập của một hình thái kinh tế - xã hội không có nghĩa là chỉ duy có một
phương thức sản xuất tồn tại trong lòng nó mà là có thể có nhiều phương thức

sản xuất cùng tồn tại, trong đó có một phương thức sản xuất chủ đạo và chi phối
toàn bộ xã hội. Như một tác giả đã nói, “Khi phân tích một hình thái kinh tế xã
hội của những xã hội có giai cấp, chúng ta cần phải coi nó là một tổng thể
những phương thức sản xuất kết hợp với nhau, do một phương thức sản xuất
nhất định chiếm địa vị thống trị.”2
Ở Châu Âu, tuần tự từng hình thái kinh tế - xã hội hình thành cùng với một
phương thức sản xuất thống trị trong nó: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản
chủ nghĩa. Còn ở Việt Nam, các mô hình hình thái kinh tế - xã hội phức tạp hơn
ở các nước Châu Âu vì sự tồn tại bền bỉ của phương thức sản xuất Á Châu trong
lịch sử bên cạnh phương thức sản xuất phong kiến và nô tỳ. Vì vậy mà khi so
sánh những mô hình thái kinh tế - xã hội giữa Châu Âu với Việt Nam, ta sẽ gặp
nhiều khó khăn vì dường như cả hai đều rất khác biệt nhau, từ đó nảy sinh câu
hỏi: chọn tiêu chí gì để so sánh, so sánh như thế nào v.v...
Tác giả xin được mạn phép giải quyết các vấn đề so sánh như sau: đối với mỗi
1 Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB. Chính
trị Quốc gia, tr. 153.

2 Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về phát triển (2005), Nguyễn Hồng Phong - Một số công trình nghiên cứu
Khoa học xã hội và nhân, tập 3, tr 198, NXB. Khoa học xã hội.

5


mô hình hình thái kinh tế xã hội (ở cả Âu và Việt Nam), so sánh trên hai phương
diện:
- Phương diện phát triển: sơ lược quá trình phát sinh và phát triển hoàn bị thành
hình thái kinh tế - xã hội chi phối một xã hội.
- Phương diện đặc trưng: các đặc điểm của mỗi mô hình: những điểm giống
nhau, khác nhau và nguyên nhân có sự khác biệt giữa hai mô hình.
1.1.


Lý luận chung về hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ

Hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ phát sinh từ sự tan rã của chế độ công
xã nguyên thủy. Chế độ nô lệ với những quy mô và hình thức này hay những
quy mô và hình thức khác đã có trong tất cả các nước và ở trong tất cả dân tộc.
Chế độ đó đã đạt tới hình thức phát triển cao nhất ở Hy Lạp và La Mã cổ đại
(Hy – La cổ đại), nơi mà nô lệ đã trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu của xã
hội. Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô bóc lột là giai cấp thống trị
và là một trong những giai cấp chủ yếu. Giai cấp này phân thành những tập
đoàn xã hội khác nhau: những kẻ sở hữu ruộng đất lớn, những chủ xưởng lớn,
thương nhân, những kẻ cho vay nặng lãi. Giai cấp chủ yếu thứ hai là giai cấp nô
lệ đông đảo và bị bóc lột. Ngoài hai giai cấp chủ yếu đó trong xã hội chiếm hữu
nô lệ còn có những tầng lớp dân cư tự do trung gian: những người sở hữu nhỏ
sống bằng lao động của mình (thợ thủ công và nông dân), cũng như tầng lớp vô
sản lưu manh, hình thành từ những thợ thủ công và nông dân đã bị phá sản. Sở
hữu tư nhân của các chủ nô về tư liệu sản xuất và về nô lệ là cơ sở của các quan
hệ sản xuất thống trị trong xã hội chiếm hữu nô lệ. Việc bóc lột nô lệ dựa trên sự
cưỡng chế phi kinh tế, trên một mức độ đáng kể đã quyết định năng suất lao
động thấp trong chế độ chiếm hữu nô lệ. Sản phẩm thặng dư do mỗi nô lệ cá
biệt tạo ra thì rất nhỏ bé. Nhưng tổng khối lượng sản phẩm thặng dư khi bóc lột
một số lượng nô lệ khổng lồ và khi lao động của họ đặc biệt rẻ mạt, thì lại tương
đối lớn. Trên cơ sở đó đã có thể có một sự tiến bộ xã hội và kỹ thuật nhất định,
6


sự phát triển khoa học, nghệ thuật, triết học. Cùng với sự xuất hiện của xã hội
chiếm hữu nô lệ thì nhà nước cũng xuất hiện và phát triển. Toàn bộ lịch sử của
chế độ nô lệ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Cùng với sự tan rã của chế độ chiếm
hữu nô lệ thì cuộc đấu tranh giai cấp đạt tới đỉnh cao nhất của nó. Những cuộc

khởi nghĩa của nô lệ quyện chặt với cuộc đấu tranh của những tiểu nông phá sản
chống bọn sở hữu ruộng đất lớn. Sự diệt vong của chế độ chiếm hữu nô lệ ở La
Mã bị cuộc xâm lược từ bên ngoài làm cho nhanh thêm. Hình thức bóc lột
chiếm hữu nô lệ được thay thế bằng một hình thức bóc lột khác – hình thức
phong kiến. Cùng với việc thủ tiêu phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, chế
độ nô lệ vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Nó tiếp tục tồn tại với những quy mô này
hay quy mô khác ngay cả trong thời kỳ chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tư
bản.3
Trong lịch sử nhân loại thì hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ được hầu hết
các nhà sử học Marxist thừa nhận là đã tồn tại và lịch sử cổ đại Hy Lạp, La Mã
(Hy-La cổ đại) tiêu biểu cho hình thái kinh tế xã hội này. Lịch sử của Hy - La cổ
đại chứng kiến sự phát sinh rồi phát triển toàn thịnh và suy vong của phương
thức sản xuất chiếm hữu nô lệ song song với những kết cấu chính trị đặc trưng
như chế độ dân chủ chủ nô ở Athens và Cộng Hòa ở La Mã. Dù chúng chỉ tồn
tại trong một khoảng thời gian nhất định và có những khuyết điểm riêng nhưng
đấy đều là sản phẩm của quá trình đấu tranh giai cấp gay gắt trong xã hội, phản
ánh lợi ích các bên ở quyền lực nhà nước.
1.2.

Mô hình hình thái kinh tế - xã hội Chiếm hữu nô lệ ở Hy – La cổ đại

Hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ ở Hy - La cổ đại dần dần hình thành
khi phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ xuất hiện. Quá trình tư hữu hóa đất
đai, bần cùng hóa nông dân tự do của công xã và sự gia tăng khoảng cách giàu
nghèo, sự giàu lên của tầng lớp quý tộc ruộng đất, quý tộc công thương đã thúc
3 Từ điển triết học, Nhà xuất bản tiến bộ, Moscow, 1986, tr. 83.
7


đẩy việc biến những thành phần lao động tự do và có tư liệu sản xuất trở thành

thành phần mất tự do cả về thân thể: họ trở thành nô lệ và bị chủ nô đoạt lấy hầu
toàn bộ sản phẩm lao động vì chỉ là “những công cụ biết nói”. Trải qua một thời
gian dài với nguồn nô lệ được bổ sung thêm từ những người lao động thân phận
tự do trong xã hội bị rớt xuống thành nô lệ, từ tù binh chiến tranh và từ nô lệ của
nơi khác đến, nô lệ trở thành lực lượng sản xuất chính trong xã hội và phương
thức sản xuất chiếm hữu nô lệ được hình thành sau hàng thế kỷ tiến hóa. Mốc
đánh dấu chế độ nô lệ bắt đầu hình thành còn nhiều tranh luận nhưng nếu nhìn
nhận xã hội thị tộc mạt kỳ tan rã là điểm khởi đầu cho sự bóc lột của chủ nô đối
với nô lệ cũng như quý tộc thị tộc cướp đoạt tư liệu sản xuất của nông dân công
xã, thì có lẽ là vào khoảng thời đại Homer (thế kỷ XII - IX TCN) đã xuất hiện
nô lệ. Đến cuối thời đại Homer, xã hội Hy Lạp cổ đại đã trải qua những biến
đổi quan trọng: chế độ tư hữu phát triển mạnh mẽ đã lấn át và dần đưa các công
xã thị tộc với ký ức công hữu tư liệu sản xuất vào quên lãng. Chính sự phát triển
của chế độ tư hữu mới là dấu hiệu cho thấy lực lượng sản xuất xã hội đã phát
triển như thế nào, bởi vì trong công xã thị tộc trải qua hàng ngàn năm người ta
vẫn rất khó khăn để tạo ra của cải dư thừa và đời sống khắc nghiệt lại thu hồi
hết của thừa ấy, thì cũng chính ở môi trường như tổ tiên họ, thế hệ sau đã dùng
công cụ lao động tiên tiến hơn và tạo ra của cải dư thừa. Từ chỗ thỏa mãn nhu
cầu cho bản thân và gia đình, họ đi tới sản xuất để thỏa mãn nhu cầu của những
người khác thông qua trao đổi. Và có một số người giàu lên nhờ sản xuất dư
thừa hay sở hữu thêm tư liệu sản xuất hoặc kết hợp cả hai. Một dấu hiệu khác
cho thấy lực lượng sản xuất phát triển là công cuộc di thực của người Hy Lạp
liên tục từ đầu thiên niên kỷ I TCN tới thế kỷ VII, VI TCN. Phương thức sản
xuất chiếm hữu nô lệ hình thành thì cũng đưa xã hội Hy Lạp cổ đại lên hình thái
kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ.
Bấy giờ xã hội cũng tự xây dựng một kiến trúc thượng tầng thích nghi với đặc
trưng của mình, đó chính là nhà nước của giai cấp chủ nô với chế độ chính trị
8



dân chủ từng bước được hoàn thiện qua cải cách của Solon, Pisistrate,
Clesthense, Ephialtes và Pericles; là pháp luật, thành tựu văn hóa nghệ thuật,...
phù hợp với thực tế xã hội chiếm hữu nô lệ. Đây chính là lúc hình thái kinh tế
xã hội chiếm hữu nô lệ ngày một hoàn thiện và cực thịnh, quá trình này diễn ra
từ thế kỷ V đến thế kỷ IV TCN và vào thời gian này, xã hội La Mã cũng bước
vào giai đoạn hình chiếm hữu nô lệ, hình thành nền Cộng Hòa.
Sự phát triển toàn thịnh của chế độ chiếm nô đưa đến phân công lao động xã hội
giữa nông nghiệp và công nghiệp, như Engels nói, “mới có thể có thời kỳ hưng
thịnh nhất của thế giới cổ đại, của nền văn minh Hy Lạp”. Phân công lao động
xã hội giữa thủ công nghiệp và nông nghiệp đưa đến quan hệ kinh tế hàng hóa
phát triển và tác động đến mô hình chính trị: ở Hy Lạp cổ đại nảy sinh ra hình
thức nhà nước dân chủ chủ nô đầu tiên trên thế giới. Nhà nước dân chủ chủ nô
là sản phẩm của chế độ chiếm hữu nô lệ, phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp giữa
chủ nô và nô lệ, trong đó nô lệ phản kháng lại những đàn áp bóc lột quá sức
chịu đựng của mình, và trong nội bộ giai cấp chủ nô với nhau giữa những chủ
nô địa chủ và chủ nô công thương nghiệp.v.v... Hệ quả của cuộc đấu tranh này là
nền dân chủ chủ nô được mở rộng hơn, tất nhiên không phải cho nô lệ, dẫn đến
những cuộc phản kháng lớn từ giai cấp nô lệ dần đưa các nhà nước thành bang
Hy Lạp suy vong và thất bại trước những cuộc xâm lăng từ Macedonia và La
Mã. Hy Lạp cổ đại trở thành một phần của La Mã vào thế kỷ I TCN và đồng
thời phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ tại đây hòa chung nhịp với xã hội La
Mã.
Xã hội La Mã vẫn dựa trên sức sản xuất của nô lệ là chính. Nô lệ lao động ở rất
nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội như trồng trọt, chăn nuôi, chèo thuyền,
thủy thủ, đóng tàu, khai mỏ, luyện kim, dệt, làm gốm..., Lực lực sản xuất phát
triển nên quan hệ kinh tế hàng hóa tiền tệ lan rộng trong La Mã và lân cận.
Nhằm mở rộng thế lực của mình, giai cấp chủ nô La Mã tiến hành những cuộc
chiến tranh xâm lược các dân tộc xung quanh Địa Trung Hải để thu về của cải,
9



chiếm lĩnh những vùng đất mới giàu tài nguyên và dân cư, tìm thêm nô lệ về
cho nền sản xuất xã hội của mình. Trong suốt quá trình tồn tại của mình, xã hội
La Mã có những mâu thuẫn rất gay gắt giữa nô lệ và chủ nô, giữa những người
sản xuất chính để nuôi sống xã hội với những người áp bức, bóc lột những
người sản xuất ấy. Chúng biểu hiện ra thành những hành động phá hoại sản
xuất: ban đầu người nô lệ phá hoại công cụ lao động, tư liệu sản xuất, bỏ trốn,
sau đó họ chống lại sự đàn áp của chủ nô bằng nhiều cách mà đỉnh điểm là khởi
nghĩa chống lại giới chủ nô. Để đáp lại, giới chủ nô một mặt thì đàn áp các cuộc
khởi nghĩa to lớn của nô lệ, mặt khác họ hạn chế sự phá hoại của nô lệ bằng
cách ít cải tiến công cụ sản xuất, để chúng vẫn thô kệch, nặng nề và khó phá
hoại. Trên thực tế bấy giờ các xung đột liên miên và ở nhiều mức độ khác nhau
giữa nô lệ và chủ nô vẫn diễn ra và ngày càng tăng lên bất chấp sự đàn áp của
chủ nô dẫn tới nhiều hệ lụy sau này cho phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ.
Bởi sự bóc lột tàn nhẫn của chủ nô với nô lệ, bởi năng suất lao động thấp của nô
lệ (vì họ chán nản nên phá hoại sản xuất, lười lao động, nổi dậy), bởi nguồn
cung ứng nô lệ từ tù binh càng lúc càng ít đi, nên những biến đổi lớn trong nền
kinh tế La Mã cũng xuất hiện. Đầu tiên là sự xuất hiện chế độ lệ nông: những
người lệ nông đều có xuất thân từ nô lệ nhưng họ được chủ nô cho canh tác trên
một mảnh đất và hưởng một phần hoa lợi sau khi nộp lại phần lớn thu hoạch
cho địa chủ chủ nô, vì thế khi so với nô lệ thì lệ nông có tinh thần tự nguyện sản
xuất tốt hơn, cho năng suất cao hơn trên thực tế, và dù trên hình thức họ vẫn
mang tiếng là nô lệ nhưng thực ra họ đã là những đại diện đầu tiên cho một
phương thức sản xuất mới manh nha, tiến bộ hơn phương thức sản xuất chiễm
hữu nô lệ. Nền sản xuất của La Mã dù có phát triển mạnh về công thương
nghiệp nhưng căn bản dựa nguồn nguyên liệu do các đại điền trang của chủ nô
cung ứng. Canh tác trên đấy là nô lệ và như đã nói, khi nô lệ dần biến thành lệ
nông thì các đại điền trang cũng bị chủ nô phân nhỏ ra giao cho nô lệ canh tác
mà điều này dẫn tới nền sản xuất lớn của La Mã dần thu nhỏ lại, ảnh hưởng đến
10



toàn Đế Quốc. Đến thế kỷ IV, V, các thành thị công thương nghiệp La Mã dần
suy tàn do không được cung ứng nguyên liệu từ nông nghiệp. Một mặt địa chủ
chủ nô biến ruộng đất của mình thành các mảnh đất nhỏ có nền kinh tế tự cung
tự cấp, mặt khác họ bao chiếm lấy ruộng đất để mở rộng sở hữu của mình và
đẩy nhiều nông dân tự do vảo cảnh bần cùng, lại càng làm sụt giảm sản xuất
hơn nữa. Khi công thương nghiệp suy tàn thì quan hệ kinh tế hàng hóa tiền tệ
cũng suy yếu kéo theo sự tan rã của các thành thị thương nghiệp. Do đó từ chỗ
sản xuất lớn và sản xuất để trao đổi mua bán giữa các vùng trong đế quốc với
nhau và giữa đế quốc với bên ngoài, giờ đây sản xuất của La Mã hầu như mang
tính tự cung tự cấp, giữa những lệ nông với nhau trong đất đại điền trang trước
kia. Nhà nước chiếm hữu nô lệ với quan hệ sản xuất chiếm nô, sản xuất quy mô
lớn, tập trung và sản xuất để trao đổi tỏ ra không thích hợp với nền sản xuất nhỏ
lẻ đương phát triển, do đó mất đi sức mạnh của mình và thất bại trước các cuộc
xâm lăng của những tộc Germand. Các tộc này sau khi đánh đổ Tây La Mã, đã
tiếp thu những lực lượng sản xuất mang tính phong kiến trên và xóa bỏ hẳn
phương thức sản xuất chiếm nô, đi lên phương thức sản xuất phong kiến, tiến bộ
hơn với lực lượng sản xuất chính của xã hội là người nông dân tự do (sau là
nông nô), và quan hệ sản xuất phong kiến.
1.3.

Về vấn đề chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam

Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy trong xã hội Việt Nam thời Lý – Trần từng tồn tại
một tầng lớp nô tỳ với nhiều tên gọi như gia nô, gia đồng, gia thần…Số lượng
nô tỳ trong nhà này không phải nhỏ, có lúc lên đến hàng trăm hoặc hàng ngàn
(nhất là đối với những quý tộc có thế lực). Triều đình cũng có nhiều nô tỳ gọi là
quan nô. Tọa thượng nô là nô tỳ phục dịch trong cung của vua, quan trung
khách là nô được ban cho quan lại. Còn những người phạm tội thì có thê bị đày

làm hoành nhi. Người cày ruộng quốc khố, ruộng của chùa, gọi là điền nhi, điền
hoành…

11


Sử sách cũng có ghi lại việc mua bán nô tỳ tương đối phổ biến thời bấy giờ.
Như vùng biên giới Trung Hoa – Đại Việt lúc đó có những kẻ buôn người
thường lừa bắt người bán sang nước ta, có khi số lượng nô tỳ hàng năm bị bán
có khoảng “không dưới mấy trăm ngàn người” 4. Một nguồn cung nô tỳ khác là
nông dân bần cùng tự gán mình hoặc bị gán làm nô tỳ. Nguồn khác là từ tù binh
trong các cuộc chiến với Chiêm Thành hoặc những vùng đất xung quanh.
Tầng lớp nô tỳ này vẫn còn tồn tại dai dẳng qua triều Hậu Lê mặc dù số lượng
đã giảm sút rất nhiều. Tuy vậy sự tồn tại của những nô tỳ này từ thế kỷ XV trở
về trước có thể cho thấy nước ta bấy giờ có hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu
nô lệ hay không?
Chúng ta cần xem xét tới thân phận của những người bị gọi là nô tỳ trên để xét
loại người nào thực sự là nô lệ và ngược lại. Có thể phân biệt những người nô lệ
với nông nô trên 2 cơ sở sau:
-

Về tư liệu sản xuất: nói chung nô lệ không có tư liệu sản xuất riêng, còn nông
nô thì có ít nhiều tư liệu sản xuấ và kinh tế gia đình.

-

Về mức độ lệ thuộc con người: nô lệ bị coi như vật sở hữu của chủ nô, còn nông
nô thì chỉ bị lệ thuộc bởi quyền nô dịch của lãnh chúa phong kiến5.
Nếu theo 2 tiêu chí trên thì ta thấy điền nhi, điền hoành, lộ ông cày quốc khố
điền có thân phận rất giống nông nô vì họ cày ruộng nhà nước, ít nhiều có tư

liệu sản xuất và tài sản riêng6 (tuy không tự do như nông dân làng xã). Điền nhi,
điền nô cày ruộng nhà chùa cũng có thân phận như nông nô. Số lượng nô lệ
4

Phan Huy Lê (2011), Tìm về cội nguồn, Nxb. Thế giới, tr. 320.

5

Phan Huy Lê (2011), Tìm về cội nguồn, Nxb. Thế giới, tr. 322.

6

Ví như những Cảo điền hoành cày quốc khố điền ở Cảo Xã (Nhật Tảo, Hà Nội) phải nộp 300 thăng thóc/3
mẫu ruộng/năm. Số dư còn lại sử sách không ghi chép nhưng cho phép ta suy đoán họ được phép tùy ý
chiếm hữu nó làm của riêng.

12


thực sự có thể gồm thâu trong ba loại sau đây:
-

Nô lệ của nhà nước để phục dịch trong cung điện gọi là thượng tọa nô, sai sử
hoành.

-

Nô lệ ban cấp cho quan lại gọi là quan trung khách.

-


Nô lệ của tư nhân (phần lớn là của vương hầu, quý tộc) gọi là gia nô, nô bộc, nô
tỳ,…
Cũng chính vì thế mà con số “không dưới mấy trăm ngàn người” sử chép
không chuyển hóa toàn bộ thành nô lệ7 mà có số lượng nhất định trở thành
những nô tỳ trong sản xuất nông nghiệp hoặc trở thành những lớp cư dân khác.
Nhưng như thế liệu có phải Việt Nam ta lúc bấy giờ đang tồn tại hình thái kinh
tế - xã hội chiếm hữu nô lệ?
Nhìn vào số lượng nô tỳ, nô lệ có thể nhận xét rằng tuy họ có tồn tại và tham gia
sản xuất nhưng tuyệt nhiên họ lại không trở thành lực lượng sản xuất chính của
xã hội. Triều đình vẫn cứ bảo vệ ruộng đất công của làng xã hay khác hơn là
bảo vệ nguồn thu nhập từ nông dân công xã, bảo vệ nguồn thu chính của họ.
Những thái ấp, tư trang của quan lại, quý tộc có tồn tại và một phần không nhỏ
sản xuất trong đấy được nô lệ đảm nhiệm, nhưng chúng hiếm khi được truyền
thừa từ đời này sang đời khác, lực lượng sản xuất chính là trang hộ có thân phận
như nông nô, và kém khả năng phát triển nên không thể chiếm vị trí sản xuất
chủ đạo trong xã hội, không thể hiện quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ một cách
điển hình như ở Hy – La cổ đại. Mặc dù vậy ta có thể nhận xét rằng nước ta thời
bấy giờ (trước thế kỷ XV) có tồn tại một lực lượng sản xuất: nô tỳ - nô lệ và
một quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ ở một chừng mực rất nhỏ nhoi (như trong
thái ấp của quý tộc hoặc bổ sung cho kinh tế gia đình). Do vậy, bên cạnh
7

Thuật ngữ nô nô tỳ có thể còn chung chung nên tác giả sử dụng thuật ngữ nô lệ để chỉ những nô tỳ có thân
phận nô lệ, còn nô tỳ là để chỉ những người ít nhiều có thân phận giống như nông nô, nô tỳ nô lệ là để chỉ
chung.

13



phương thức sản xuất châu Á thì phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ cũng
tồn tại song song, tuy nhiên nó quá bé nhỏ nên không thể trở thành phương thức
sản xuất chủ đạo và không tồn tại một hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ
ở nước ta thời bấy giờ.
Lịch sử thời Lý – Trần chứng kiến nô tỳ nô lệ đã hiện diện, vậy liệu trong thời
kỳ Bắc thuộc và trước đó nữa, thời Hùng Vương – An Dương Vương, nước ta
vốn dĩ có tồn tại hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ?
Nô lệ ở nước ta rõ ràng là loại hình nô lệ gia trưởng (phân biệt với chế độ nô lệ
phát triển – theo K. Marx), tồn tại từ sau khi xã hội thị tộc tan rã. Tính chất xã
hội nước ta trong suốt thời Bắc thuộc vẫn còn đang tồn tại nhiều tranh luận.
Sách sử còn ghi chép lại những cái tên nô tỳ, nô bôc, gia đồng … trong thời Bắc
thuộc, chứng tỏ thời gian này lớp người nô tỳ nô lệ đã có nhưng không đủ cho ta
kết luận vì thiếu tương quan định lượng.
Ở bất cứ xã hội chiếm hữu nô lệ nào thì quan hệ nô lệ phải là quan hệ xã hội chi
phối, tức giai cấp chủ nô và nô lệ phải là hai giai cấp cơ bản trong xã hội. Đối
với một số nước phương Đông cổ đại, chế độ nô lệ có tính chất gia đình và phụ
quyền nhưng không phải là sức sản xuất chủ yếu, nhưng quan hệ bóc lột nô lệ
vẫn là quan hệ chi phối vì ở đó quan hệ nô lệ đã phát triển và phá hủy những
quan hệ cộng đồng nguyên thủy, đưa công xã nông thôn thành cơ sở bóc lột của
chế độ nô lệ, nông dân công xã cũng bị bóc lột như nộ lê, chính vì vậy mà Marx
đã gọi chế độ nô lệ ở phương Đông là chế độ nô lệ phổ biến. Các công xã nông
thôn là tổ chức xã hội có mối liên kết theo địa lý là chủ yếu, chúng tồn tại lâu
dài qua chế độ nô lệ và phong kiến nhưng trong chế độ nô lệ, chúng trở thành cơ
sở bóc lột của giai cấp chủ nô: trong đó thành viên công xã bị bóc lột như thân
phận nô lệ. Nước ta vào thời Hùng Vương và An Dương Vương là thời kỳ tan rã
của chế độ công xã nguyên thủy và hình thành xã hội có giai cấp, có nhà nước.
Xã hội bấy giờ theo như thư tịch Trung Hoa ghi lại đã có lớp người với tên gọi
14



là “Lạc dân”, những người này “khẩn lấy ruộng mà ăn”. Lạc dân chính là thành
viên công xã nông dân công xã, đóng góp một phần thu hoạch của mình cho
giai cấp thống trị. Đến khi các triều đại phong kiến Trung Hoa xâm chiếm nước
ta, họ tiến hành điều tra dân số, lập sổ thống kê số dân theo hộ và khẩu, nhưng
không thấy thư tịch ghi lại họ có đo đạc ruộng đất và lập địa bạ hay không. Điều
này không có nghĩa là chính quyền đô hộ không bóc lột tô thuế ruộng đất của
nhân dân ta. Năm 102, nhà Hán tuyên bố tha tô ruộng trong 2 năm cho huyện
Tượng Lâm 8, nó cho thấy trước năm 102 thì phong kiến Trung Hoa đã thi hành
chính sách tô ruộng ở nước ta. Tiết Tổng làm Thái thú Giao Chỉ đời Ngô cũng
nói rằng số tô thuế (điền hộ chi tô phú) thu được ở Giao Châu đủ cấp lương
bổng cho bộ máy quan lại của chính quyền đô hộ9. Đến đời nhà Đường thì áp
dụng chế độ tô – dung – điệu10 cho nước ta.
Tô ruộng là một hình thức bóc lột dựa trên quyền sở hữu ruộng đất. Trên
nguyên tắc, chỉ có nắm quyền sở hữu ruộng đất mới có thể tiến hành bóc lột địa
tô, và người nắm quyền sở hữu ruộng đất lúc bấy giờ không ai khác chính là vị
Hoàng Đế của Trung Hoa (chí ít cũng trên danh nghĩa). Hoàng Đế Trung Hoa
ban phong ruộng đất cho một số người thuộc tầng lớp thống trị ở nước ta, thu tô
thuế là biểu hiện của hình thức bóc lột địa tô phong kiến chứ không phải kiểu
bóc lột nô lệ. Thực tế là suốt thời Bắc thuộc, chính quyền đô hộ không thể nào
kiểm soát trực tiếp và can thiệp vào các công xã nông thôn và chúng vẫn giữ
được quyền tự trị khá cao, tồn tại như một ‘thế giới riêng” của người Việt. Từ
những điều này có thể rút ra một kết luận rằng chế độ chiếm hữu nô lệ cũng
không tồn tại ở nước ta vào thời Bắc thuộc hay trước đó.
8

Hậu Hán Thư, Q4, tờ 13A, dẫn lại trong Phan Huy Lê (2011), Sđd, tr. 334.

9

Tam quốc chí, Ngô chí, Q.8, tờ 7A, dẫn lại trong Phan Huy Lê (2011), Sđd, tr. 334.


10

Chế độ quân điền quy định: đinh nam từ 18 tuổi trở lên được cấp 80 mẫu ruộng khẩu phần và 20 mẫu
ruộng dâu làm ruộng vĩnh nghiệp. Mỗi năm phải nộp tô – dung – điệu. Tô gồm 2 thạch thóc, dung gồm 20
ngày lao dịch, điệu gồm 20 thước lụa và 3 lạng tơ.

15


Đối với Việt Nam, dựa trên những kết quả nghiên cứu mới đây, có thể nhận định
hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ không hề tồn tại trong lịch sử nước ta,
có chăng là một phương thức sản xuất chiếm nô hãn hữu, nhỏ bé so với lực
lượng sản xuất của nông dân tự do trong các làng xã. Nô lệ trong lịch sử nước ta
là loại nô lệ gia trưởng, hình thành khi xã hội thị tộc tan rã và không đóng vai
trò là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. Lớp người nô tỳ nô lệ này không
hoàn toàn biến mất sau khi quân Minh xâm chiếm nước ta và nhà Hậu Lê thành
lập, trái lại nó sống sót bên trong lòng xã hội đang phong kiến hóa, tập hợp
đông đảo nhất là nô tỳ phục vụ trong nhà quan lại, danh gia vọng tộc và trong
triều đình hầu hạ vua chúa. Triều đình cũng hạ lệnh hạn chế nô tỳ ví như trong
bộ luật Hồng Đức còn ghi lại nhiều điều luật cấm bán đoạn dân đinh làm nô tỳ
(điều 364), cấm mua bán nô tỳ với nước ngoài (điều 75), hoặc lệnh cấm bắt
“người man” mua bán làm nô tỳ (năm 1499) . Nô tỳ tồn tại trong xã hội nước ta
đến tận thế kỷ XIX và dưới thời Pháp thuộc, lớp người này vẫn còn. Phải đến
sau Cách mạng tháng Tám thì lớp người trên mới bị xóa bỏ. Điều đó cho thấy
sự tồn tại dai dẳng của nô tỳ nô lệ trong lịch sử Việt Nam với xu hướng ngày
càng ít dần lại.
1.4.

So sánh một số đặc điểm của hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô

lệ Hy – La cổ đại với chế độ nô tỳ ở Việt Nam.

Trong khuôn khổ một sự so sánh chưa đầy đủ như thế này, tác giả xin đưa ra
một số tiêu chí so sánh: mức độ phổ biến và vai trò của nô lệ trong sản xuất, địa
vị pháp lý của nô lệ, nguồn cung nô lệ, và khả năng chuyển hóa của phương
thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. Mỗi tiêu chí sẽ được liệt kê mặt giống và khác
nhau của hai mô hình Âu – Việt.
-

Về mức độ phổ biến và vai trò trong sản xuất: Nô lệ ở Hy – La cổ đại rất phổ
biến trong xã hội, họ làm việc trong nhà chủ, hầm mỏ, xây dựng công trình, lao
16


động trên nông trại, trong các xưởng, đến lao động trí tuệ như dạy học, nghiên
cứu, y sĩ, kế toán, nhà thơ v.v… Các công trình nghiên cứu về Hy Lạp cổ đại
còn cho ta thấy số lượng nô lệ đông đảo đến nhường nào. Ví dụ tại Athens vào
khoảng thế kỷ VI, V TCN (tức lúc thịnh vượng nhất) có cỡ 8 vạn nô lệ, chia ra
thì mỗi hộ gia đình có khoảng 3 – 4 nô lệ11. Đến thời kỳ suy thoái của Athens, số
lượng nô lệ tụt xuống thấp nhất là khoảng 2 vạn người (thế kỷ IV TCN – thời
Demosthenes,) tức cỡ 1 nô lệ/1 gia đình. Thời kỳ cầm quyền của Demetrius
Phalereus (317 – 107 TCN), một cuộc điều tra dân số trên bán đảo Attia cho
thấy có khoảng 21000 công dân, 10000 ngoại kiều và khoảng 400000 nô lệ, thật
là một con số khổng lồ khi so sánh lượng nô lệ với công dân! Nó cho thấy mức
độ rất phổ biến của nô lệ và là lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội. Điều
này trái hẳn với nô tỳ ở Việt Nam, mặc dù không có số liệu thống kê nhưng có
thể căn cứ vào nguồn thu chính của triều đình là tô thuế của nông dân công xã
thì có thể khẳng định lớp nô tỳ nô lệ không thể nào là lực lượng sản xuất chính
nuôi sống xã hội (và bộ máy quan liêu của giai cấp thống trị). Nếu cho họ là lực
lượng sản xuất chính trong thái ấp thì số lượng thái ấp vẫn khá khiêm tốn khi so

với làng xã trên cả nước, như những ốc đảo giữa sa mạc rộng lớn. Nếu như giả
định rằng nô tỳ là lực lượng sản xuất chính của xã hội: nếu nô tỳ đông đảo nuôi
sống xã hội thì triều đình chắc chắn sẽ có nhiều biện pháp để bảo vệ và mở rộng
số lượng nô tỳ trong sản xuất nông nghiệp, nhưng điều này lại không có dấu vết
gì. Do đó mà có thể tạm thời nhận xét nô tỳ trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ
không là lực lượng sản xuất chính của xã hội tuy rằng họ có số lượng không
phải là ít (thuật ngữ nô tỳ có bao hàm cả những nô tỳ có thân phận giống như nô
lệ: gia nô, nô bộc, thượng tọa nô…
-

Địa vị pháp lý: nhìn chung ở cả Hy Lạp và La Mã cổ đại, nô lệ có địa vị pháp lý
11

Lauffer, S. "Die Bergwerkssklaven von Laureion", Abhandlungen no.12 (1956), pp. 904–916, dẫn lại
trong Slavery in ancient Greece, />
17


rất thấp kém, trong hầu hết các trường hợp thì nô lệ không thể làm chứng trước
tòa án, không có quyền công dân cũng như phụ thuộc tính mệnh vào người chủ.
Tuy nhiên ở La Mã quyền cho nô lệ cũng được nới rộng hơn chút so với thời
quá khứ do ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của nô lệ và tiến bộ trong nhận
thức của một số nhà chính trị La Mã. Địa vị pháp lý của nô tỳ ở Đại Việt thế kỷ
X – XIV ít được sử nhắc đến nhưng có thể ước đoán do tính chất của xã hội
nước ta bấy giờ, nô tỳ, nô lệ dù bị áp bức bóc lột nhưng không phải là đối tượng
lao động chính yếu và đông đảo nên giai cấp thống trị cũng không siết chặt
xiềng xích áp bức bóc lôt lên tầng lớp này như tại Hy - La. Chủ yếu họ phục vụ
trong các nông trang, thái ấp và tư gia của quý tộc.
-


Nguồn cung ứng nô lệ: Nô lệ ở đâu cũng có được từ một số nguồn sau đây: thứ
nhất là từ tù binh bắt được. Tù binh là một loại hình nô lệ rất lý tưởng vì sức lao
động của tù binh chắc chắn khá hơn các loại khác. Tuy nhiên nô lệ nguồn gốc tù
binh dễ có nguy cơ nổi loạn hơn nhất là khi trong tay họ có vũ khí. Vì vậy dù
đây là loại nô lệ có giá trị sử dụng cao nhưng chủ nô cũng rất thận trọng khi
dùng lớp người này. Ở cả Hy – La cổ đại và Đại Việt đều từng có nô lệ từ tù
binh này, các chiến thắng trước lân bang (Carthage, Chiêm Thành) đem lại
nguồn tù binh cho nước chiến thắng. Sử cũ nước ta từng nhắc tới việc an trí
hàng ngàn tù binh Chiêm Thành ở miền thượng lưu sông Lam 12. Tù bình không
phải lúc nào cũng dồi dào và bị chính nước chiến thắng sử dụng ngay mà có khi
bị bán lại cho một “chủ” khác, một ví dụ như hồi cuối thế kỷ IV TCN khoảng
7000 tù binh Hyccara (thuộc đảo Sicily) đã bị thành bang Athens bắt và bán lại

12

Quốc sử quán triều Lê (2011), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (TT): “Xuống chiếu cho các chiến tù đều ghép
theo bộ thuộc cho ở từ trấn Vĩnh Khang thẳng đến Châu Đăng, đặt hương ấp, phỏng theo danh hiệu cũ của
Chiêm Thành. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chú địa điểm trên là huyện Vĩnh Định thuộc
phủ Tương Dương, tỉnh Nghệ An, là miền thượng lưu sông Lam. TT, bản dịch của Nxb. Thời đại, tr. 190.

18


với giá 120 talent bạc13 ở vùng Catania14. Hoặc khi La Mã chiến thắng trong
chiến tranh Punic thì họ cũng đã bắt lấy rất nhiều tù binh của Carthage làm nô lệ
cho mình. Một nguồn cung nô lệ khác là từ mua bán. Nguồn cung này thể hiện
rõ nhất ở Hy Lạp và La Mã cổ đại khi có những trung tâm mua bán nô lệ như
cảng Delos trên báo đảo Hy Lạp là chợ nô lệ nổi tiếng khắp La Mã. Ở nước ta
cũng có việc tự bán mình làm nô tỳ, hoặc mua nô tỳ từ bọn buôn người nhưng
không hình thành việc mua bán nô tỳ tập trung như ở Hy Lạp và La Mã. Cũng

có nhiều trường hợp người dân tự do vì bị phá sản, nợ nần hay phạm tội mà gán
mình thành nô tỳ, nô lệ, số này tùy vào thời điểm mà cung ứng nô tỳ, nô lệ đông
đảo hay không. Nguồn cuối cùng là từ con cái nô lệ, nghĩa là nô lệ lập gia đình,
sinh con và con của họ cũng thành nô lệ nhưng trong bao nhiêu thế hệ thì tùy
pháp luật mỗi nước quy định.
-

Cuối cùng, là so sánh về khả năng chuyển hóa của phương thức sản xuất chiếm
hữu nô lệ ở Châu Âu và Việt Nam. Khả năng chuyển hóa tức là có thể phát triển
lên một phương thức sản xuất cao hơn, tiến một bước nhảy về chất chứ không
chỉ đơn thuần về lượng, từ phương thức sản xuất thấp lên phương thức sản xuất
cao, từ hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ tiến lên thành phong kiến. Điều
này biểu hiện rõ trong mô hình châu Âu, tại đây phương thức sản xuất chiếm
hữu nô lệ đã nảy sinh mầm mống làm nó tự diệt vong, đó là chế độ lệ nông. Quá
trình can thiệp của những tộc người ngoài La Mã vào đế quốc hồi thế kỷ IV, V
đã đẩy nhanh sự chuyển biến này. Các đại điền trang sử dụng sức lao động của
nô lệ từ từ bị thay thế bởi những mảnh đất nhỏ do lệ nông canh tác và chủ nô
thu phần hoa lợi thay vì thu toàn bộ vụ mùa của nô lệ như trước đây nghĩa là tô
thuế đã chừa lại phần sản phẩm dư thừa cho người sản xuất, trở thành yếu tố
13

Talent là đơn vị đo lường các kim loại quý của người Hy Lạp, La Mã, Ai Cập, Babylon và Do Thái cổ.
Một Talent Attic (cũng tức là của người Hy Lạp) tương đương 26kg.

14

John Byron (2003), Slavery Metaphors in Early Judaism and Pauline Christianity: A Traditiohistorical and Exegetical Examination, Mohr Siebeck, p. 40

19



quan trọng thúc đẩy người lao động hăng hái sản xuất, cải tiến công cụ lao động
và đẩy sản xuất đi lên cả về chất và lượng. Có ba hoạt động thuộc về hạ tầng
kinh tế đã diễn ra mãi mãi làm thay đổi bộ mặt của La Mã:


Latifundia sử dụng sức lao động của nô lệ mới đầu đáp ứng nhu cầu của toàn đế
quốc. Chúng có hàng ngàn nô lệ canh tác và sản xuất trong lòng, nhưng không
tiến bộ bao nhiêu về cách thức sản xuất lại gặp phải sự phản kháng lien tục từ
nô lệ, vì thế mà làm sụt giảm sản xuất của La Mã vào thế kỷ III. Nhưng sau đó
lệ nông xuất hiện dần phục hồi một phần sức mạnh của La Mã do tính chất sản
xuất tiến bộ hơn, bản thân họ một phần đã mang tính chất của nông nô chỉ phải
nộp tô thuế cho chủ nô (mặc dù thân thể không được tự do và đây là điểm khác
với nông nô). Những mô hình phân nhỏ latifundia trở nên phổ biến khắp La
Mã, ở nơi nào mà trước đây đại điền trang nhộn nhịp nô lệ với roi và xiềng xích
chủ chủ thì nay thanh vắng hơn, và sản phẩm làm ra nhiều hơn. Chúng khiến lệ
nông và chủ nô và nô lệ còn lại bắt đầu nghĩ tới việc tự cấp tự túc nền kinh tế
của mình, thay vì sản xuất tập trung và sản xuất để bán đồng thời mua về cái
mình cần, đầu tư một phần lãi để mua thêm nô lệ, công cụ lao động, bù đắp chi
phí lỗ do nô lệ phá hoại, đàn áp nô lệ. Sản xuất tự túc từ từ biến latifundia thành
một lãnh địa riêng của chủ nô, nhiều điền trang thành nhiều lãnh địa riêng, dòng
sản phẩm luân chuyển khắp đế chế thông qua thành thị sụt giảm và thành thị trở
công thương nghiệp trở nên điêu tàn.



Thành thị mất vai trò của nó nên mỗi điền trang cần phải tự túc hơn nữa, và khi
mối liên hệ về kinh tế dần biến mất thì liên hệ giữa những tỉnh trong La Mã
cũng tan vỡ, do đó đế chế suy yếu nhanh chóng và giảm sức đề kháng khỏi
những cuộc nội loạn và xâm nhập từ bên ngoài.




Khi ngày càng nhiều sự phân hóa diễn ra bên trong nền kinh tế La Mã cũng như
những quan hệ sản xuất đang thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của lực
lượng sản xuất, thì tất yếu chế độ chiếm hữu nô lệ sẽ thay đổi theo, chấp nhận
20


những yếu tố của nền kinh tế tiểu nông, của những đại diện đầu tiên cho phương
thức sản xuất phong kiến và xóa bỏ đại sản xuất xã hội kiểu chiếm hữu nô lệ.
Nhưng tự bản thân La Mã không chuyển thành nhà nước phong kiến được mà
nó bị diệt vong và các nhà nước của những tộc Germand được dựng nên, sau đó
trên khắp La Mã diễn ra quá trình phong kiến hóa nhanh chóng. Khả năng
chuyển hóa từ phương thức sản xuất thấp (chiếm hữu nô lệ) lên phương thức
sản xuất cao hơn (phong kiến) tại La Mã không diễn ra nhanh chóng và liên tục
mà trải qua thời kỳ phong kiến hóa, đến thế kỷ X thì phương thức sản xuất
phong kiến đã giữ địa vị chủ đạo ở Tây Âu, hình thái kinh tế - xã hội phong kiến
được xác lập.
Như vậy là phương thức sản xuất phong kiến vốn dĩ đã được thai ngén trong
lòng chế độ chiếm hữu nô lệ ở La Mã. Tại Việt Nam, chế độ nô tỳ một là không
giữ vai trò chủ đạo trong nền sản xuất xã hội, hai là không có sự phát triển toàn
diện đạt đến đỉnh cao của nó trở thành chế độ chiếm hữu nô lệ điển hình mà bị
nhiều giới hạn, vì thế không tự mình thai ngén ra một phương thức sản xuất tiến
bộ hơn. Mặt khác xã hội Việt Nam tồn tại kiểu phương thức sản xuất Châu Á
nên lực lượng nông dân công xã đóng vai trò hết sức lớn lao trong sản xuất, quá
trình phong kiến hóa xảy ra song song với hiện tượng tư hữu hóa ruộng đất của
địa chủ, quý tộc, quan lại. Nạn kiêm tính ruộng đất này thu hẹp dần đất công
làng xã và bị triều đình dùng nhiều biện pháp để hạn chế phần nào nhưng rốt
cục do bản chất của triều đình là công cụ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị

nên hầu hết chính sách hạn chế tư hữu, bảo vệ ruộng công đềubất thành. Triều
đình cũng tiến hành thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước, bóc lột
nông dân công xã thông qua chính đơn vị công xã nông thôn của họ. Như thế là
chế độ nô tỳ không sinh ra phong kiến, mà trong quá trình phát triển của lịch sử
thì chế độ phong kiến được sinh ra kết hợp từ chế độ sở hữu nhà nước về ruộng
đất công của làng xã, và từ quá trình tư hữu hóa đất đai của một bộ phận địa
chủ, những điều này xảy ra một cách chậm rãi từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là
21


thời kỳ hình thành và xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam.

CHƯƠNG 2
HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI PHONG KIẾN
2.1. Lý luận chung về kinh tế - xã hội phong kiến
Theo Từ điển triết học thì đây là hình thái kinh tế xã hội đã thay thế chế độ
chiếm hữu nô lệ và có trước chủ nghĩa tư bản. Cơ cấu kinh tế của hình thái này
rất đa dạng và phong phú tùy theo thời gian và đặc thù mỗi nước, nhưng có đặc
điểm chung là tư liệu sản xuất chính (ruộng đất) thuộc quyền sở hữu độc quyền
của giai cấp thống trị (tức là phong kiến). Đôi khi giai cấp này hoàn toàn hòa
lẫn với nhà nước. Kinh tế được tiến hành bằng những sức lực và những phương
tiện kỹ thuật của những người sản xuất nhỏ - nông dân. Quan hệ kinh tế chủ yếu
của chế độ phong kiến được thể hiện trong địa tô phong kiến, trong đó chúa
phong kiến (hay nhà nước) lấy sản phẩm thặng dư của người lao động dưới hình
thức cống nạp, nộp tô thuế (tô lao dịch, tô hiện vật, tô tiền). Trong chế độ phong
kiến cũng có cả thành thị là nơi trao đổi hàng hóa giữa các nơi với nhau. Mâu
thuẫn chính trong hình thái kinh tế - xã hội này là giữa nông dân với chúa phong
kiến. Vào hậu kỳ của chế độ phong kiến thì nên sản xuất công trường thủ công –
mầm mống của quan hệ tư bản chủ nghĩa ra đời15.
2.2. Mô hình hình thái kinh tế - xã hội phong kiến ở Châu Âu

15

Tham khảo Từ điển triết học, Nxb. Tiến Bộ, Moscow, 1986, tr. 449 – 450.

22


Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến ở Châu Âu phải trải qua giai đoạn phong
kiến hóa mới xuất hiện. Trong nghiên cứu này tác giả xin được phép trình bày
quá trình phong kiến hóa trên vương quốc Frank vì đây là một vương quốc tồn
tại lâu dài và có ảnh hưởng lớn đến Châu Âu cũng như có những đặc trưng tiêu
biểu cho chế độ phong kiến Châu Âu. Người Frank vẫn trong quá trình tan rã và
thanh toán dần những tàn dư của chế độ thị tộc khi xâm nhập La Mã , do đó họ
không thể chuyển tiếp từ chế độ cộng sản nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ rồi
phong kiến mà họ thực hiện sự “quá độ”, tức quá trình phong kiến hóa để xây
dựng hình thái kinh tế - xã hội phù hợp với thời đại mới của mình.
Quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Frank chủ yếu biểu hiện ở ba mặt sau
đây:
-

Lãnh địa hóa toàn bộ ruộng đất trong xã hội.
Nông nô hóa giai cấp nông dân.
Trang viên hóa nền kinh tế.
Kết quả của quá trình trên là phương thức sản xuất phong kiến đã thống lĩnh xã
hội và bên trên nó, những kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp luật, tôn
giáo, văn hóa… cũng hình thành.
2.3. Quá trình phong kiến hóa
a/ Lãnh địa hóa toàn bộ ruộng đất trong xã hội.
Sau khi chiếm được đất đai của Tây La Mã, người Frank đã tiến hành phân chia
đất đai: một phần đất được giao cho thành viên công xã thị tộc cũ để lập thành

những công xã nông thôn Mark, một phần đem ban cấp cho những tướng lĩnh,
quý tộc và biếu tặng cơ sở của giáo hội Ki-tô. Nhà vua của Frank giữ lại những
lãnh địa rất rộng lớn để làm cơ sở thế lực của mình bên cạnh một số lãnh địa
của quý tộc La Mã cũ. Những người này hợp thành giai cấp địa chủ.
Tàn dư của quan hệ sản xuất thời thị tộc vẫn còn, đó là những công xã nông
thôn Mark nhưng chúng tồn tại không được lâu. Do ảnh hưởng của chế độ
23


ruộng đất tư hữu mà đến cuối thế kỷ VI, các công xã Mark dần dần tan rã, phần
ruộng đất mà nông dân cày cấy trở thành đất riêng thuộc sở hữu của những
người từng canh tác ở đó. Vậy là sau khi ruộng đất tư hữu đã có thì lớp nông
dân tự do cũng xuất hiện đông đảo.
Nhưng nông dân không làm chủ mảnh đất của mình được lâu vì họ bị bần cùng
hóa và phải bán đất hoặc bị chiếm đoạt bởi giai cấp địa chủ, giáo hội. Điều này
khiến ruộng đất từ từ tập trung vào tay của giai cấp địa chủ giàu có và một bộ
phận rất lớn nông dân đã mất tư liệu sản xuất, mất tự do, phải lĩnh canh trên
ruộng đất trước kia là của mình.
Bước thứ ba trong quá trình lãnh địa hóa ruộng đất xã hội là sự thay đổi cách
thức nhận đất ban phong và quan hệ bồi thần – tôn chủ. Trước kia, người được
nhà vua ban cấp đất đai không có nghĩa vụ gì nhiều đối với triều đình thì nay,
nhà vua ban cấp ruộng đất để đổi lại sự trung thành tuyệt đối và nghĩa vụ quân
sự của bồi thần đối với ông. Chính sách này đòi hỏi phải có ruộng đất rất lớn
nên giai cấp địa chủ không ngừng tích tụ thêm ruộng đất vào tay mình và chính
mỗi bồi thần được phong cũng cố tìm thêm những bồi thần riêng, phục vụ mình,
và bọn này cũng cố tích tụ đất đai để làm thế lực…. Đất phong cấp ban đầu
không có quyền thế tập, sau đó khi quyền lực nhà vua suy yếu thì chúng đều bị
biến thành những lãnh địa cha truyền con nối nên đã hình thành giai cấp phong
kiến đông đảo, họ sở hữu ruộng đất chiếm đoạt từ nông dân và từ những vùng
đất khác, họ bóc lột địa tô nông dân, và đến khoảng thế kỷ X thì hầu hết ruộng

đất trong xã hội đều tập trung vào giai cấp địa chủ phong kiến.
b/ Nông nô hóa nông dân
Nông dân công xã Mark là thành phần sản xuất chính của xã hội người Frank
khi họ mới tiến vào Tây La Mã. Đấy là những người nông dân công xã có tư
liệu sản xuất (đất đai) và hợp tác với nhau dựa trên những mối quan hệ tàn dư
thời cộng sản nguyên thủy. Tuy nhiên như đã nêu, đến cuối thế kỷ VI thì hầu hết
24


công xã nông thôn Mark đều tan rã và hình thành nông dân tự do rất đông đảo,
sau lại bị phá sản, bần cùng, bị bọn chúa phong kiến hạch sách, chèn ép nên
hàng loạt người nông dân rơi vào cảnh mất đất. Họ phải lĩnh canh ruộng đất của
lãnh chúa để canh tác và do đó bị lệ thuộc rất lớn vào chúa đất, phải chịu nhiều
loại tô thuế từ tô lao dịch đến tô hiện vật, từ thuế qua sông đến thuế xay bột,
thuế nướng bánh mì, thuế chăn gia súc…Họ cũng phải đóng góp rất nhiều cho
nhu cầu của lãnh chúa.v.v…
Vậy là quá trình nông nô hóa nông dân tự do đã hoàn tất và tạo ra một giai cấp
nông dân bị bóc lột nặng nề, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh dữ dội trong
lịch sử chế độ phong kiến ở Châu Âu.
c/ Trang viên hóa nền kinh tế
Các trang viên đã xuất hiện từ đầu khi người Germand xâm nhập La Mã nhưng
phải đến thời Carolingian, song song quá trình tích tụ ruộng đấut trong xã hội
vào tay giai cấp lãnh chúa và biến nông dân tự do thành nông nô, trang viên mới
được thành lập một cách phổ biến trong cả nước. Các trang viên có diện tích
không đồng đều, lực lượng lao động chính trong đây là nông nô. Trang viên có
lâu đài, kho tàng, cơ sở sản xuất hàng thủ công phục vụ nhu cầu của chính trang
viên, có bãi cỏ, đồng ruộng … Kinh tế cơ bản là kinh tế tự cấp tự túc.
2.4. Vấn đề hình thái kinh tế - xã hội phong kiến và phương thức sản xuất
Châu Á ở Việt Nam
Không có sự phân phong đất đai triệt để hay trang viên hóa nền kinh tế như ở

Châu Âu thời Trung cổ, vấn đề chế độ phong kiến ở nước ta nhận được nhiều
nghiên cứu xung quanh câu chuyện khẳng định hay phủ định sự tồn tại của hình
thái kinh tế - xã hội phong kiến ở nước ta và nếu phủ định thì đó là hình thái
kinh tế - xã hội gì? Và lại kéo theo thuật ngữ “phương thức sản xuất Châu Á”
vào các cuộc tranh luận giữa những nhà sử học Marxist nữa.

25


×