Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP NĂNG SUẤT NỘI NGÀNH VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG GIỮA CÁC NGÀNH KINH TẾ TỚI SỰ THAY ĐỔI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1995 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.53 KB, 9 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

----------

BÁO CÁO GIỮA KỲ
Đề tài: “ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP NĂNG SUẤT NỘI NGÀNH VÀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG GIỮA CÁC NGÀNH KINH TẾ TỚI SỰ THAY
ĐỔI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1995 – 2009”

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Vân
MSSV

: 5053105043

Lớp

: CSC5

GVHD

: TS. Bùi Hoàng Mai

Hà Nội, 20/ 04/ 2017


Phân tích và Dự báo Kinh tế Vĩ mô

ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP NĂNG SUẤT NỘI NGÀNH VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU LAO ĐỘNG GIỮA CÁC NGÀNH KINH TẾ TỚI SỰ THAY ĐỔI NĂNG
SUẤT LAO ĐỘNG CỦA HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1995 - 2009



Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân rã để xem xét đóng góp của ba yếu tố:
thay đổi năng suất nội ngành, chuyển dịch cơ cấu ngành và những thay đổi sản
lượng nền kinh tế tới tới gia tăng năng suất lao động của Hàn Quốc giai đoạn 1995 –
2009.
Kết quả phân rã cho thấy, đóng góp của thay đổi sản lượng và thay đổi năng suất nội
ngành giữ vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó
chuyển dịch cơ cấu lao động chỉ ảnh hưởng trong một số năm nhất định, thời gian
còn lại sự tác động của yếu tố này là không rõ ràng. Tổng quan cho thấy năng suất
lao dộng của Hàn Quốc trong giai đoạn này có xu hướng giảm và tăng trưởng không
ổn định. Nguyên nhân một phần là do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ châu Á (1997,1998) và khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2008) khiến cho nền
kinh tế phải thu hẹp quy mô sản xuất ảnh hưởng tiêu cực tới thay đổi năng suất lao
động.
1. Giới thiệu
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều lấy “phát triển bền vững” làm mục tiêu kinh tế. Để
đạt được mục tiêu đó thì quá trình sản xuất phải luôn biến đổi để phù hợp với yêu
cầu phát triển, hay nói cách khác năng suất lao động của một quốc gia phải không
ngừng được cải thiện. Tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền với gia tăng năng suất lao
động. Vậy nên khi đánh giá về nền kinh tế của một quốc gia ta luôn luôn phải quan
tâm đến yếu tố năng suất lao động. Tuy nhiên sự thay đổi năng suất lao động chịu
NGUYỄN THU VÂN

2


Phân tích và Dự báo Kinh tế Vĩ mô

ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau nên tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá đóng

góp năng suất nội ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế đến
sự thay đổi năng suất lao động của Hàn Quốc giai đoạn 1995 – 2009” làm nội dung
nghiên cứu.
Tác giả chọn Hàn Quốc là đối tượng nghiên cứu bởi lẽ Hàn Quốc vốn là một đất
nước nhỏ, nghèo tài nguyên thiên nhiên; bị tàn phá, thiệt hại nặng nề sau chiến tranh
Triều Tiên (1950 – 1953), tuy nhiên, chỉ sau 4 thập kỉ, với việc thực hiện các chính
sách kinh tế hợp lí, nền kinh tế Hàn Quốc đã có bước phát triển thần tốc, trở thành
nền kinh tế xếp thứ 3 trong khu vực châu Á và xếp thứ 10 trên thế giới. Năm 2015,
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc là 1377,87 tỷ USD với mức tăng
trưởng năng suất lao động bình quân nền kinh tế là 1,74% cao gấp gần 2 lần so với
trung bình các nước OECD. Và hiện tại Hàn Quốc cũng là một trong các nước có số
giờ làm việc cao nhất thế giới. Điều đó cho thấy vấn đề năng suất lao động đã góp
một phần không nhỏ vào việc tạo nên một đất nước Hàn Quốc lớn mạnh như hiện
nay.
Bài nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu nguyên nhân thay đổi năng suất lao động
cũng chính là đi tìm hểu tác động của việc thay đổi quy mô sản xuất, chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế và thay đổi năng suất lao động nội ngành đối với sự gia tăng năng
suất lao động của Hàn Quốc giai đoạn 1995-2009, từ đó rút ra một vài ý nghĩa cho
chính sách về gia tăng năng suất lao động.
2. Phương pháp phân rã
Phân rã là phương pháp thường được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô, nội
dung chủ yếu của phương pháp này như sau:
Giả sử ta cần nghiên cứu sự thay đổi của biến V theo thời gian, trong đó:
1. V = V1 + V2 + … + Vn
2. Vi = x1,i. x2,i…xn,i
NGUYỄN THU VÂN

3



Phân tích và Dự báo Kinh tế Vĩ mô

xni là các nhân tố ảnh hưởng đến Vi.
3. Từ thời kỳ 0 đến thời kỳ t, V thay đổi từ V0 đến Vt.
Mục đích của phương pháp phân rã là tính toán đóng góp của mỗi trong n nhân tố
x1, x2, … ,xn trong sự thay đổi của tổng V hay nói cách khác việc phân rã trả lời
câu hỏi nếu chỉ có 1 (hoặc 1 số) yếu tố trong các yếu tố trên thay đổi thì khả năng
ảnh hưởng đến V là bao nhiêu?
Phương pháp phân rã được phân chia làm 2 loại là phân rã cộng và phân rã nhân.
Phân rã cộng

-

Đây là phương pháp xem xét lượng thay đổi tuyệt đối của V dựa trên cách tính sai
phân của một tổng các tích, cụ thể: Vi = x1i.x2i…xni
Vi = x1i.x2i…xni
m

m

V = ∑ Vi = ∑ ( x1i x2i ... xni )
i =1

i =1

m

m

V − V = ∑ ( x − x )( x x ... x ) + ∑ ( x2t i − x20i )( x10i x30i ... xni0 ) + ... +

T

0

i =1

t
1i

0
1i

0
2i

0
3i

0
ni

m

m

i =1

i =1

i =1


∑ ( xnit − xni0 )( x10i x30i ... x(0n−1)i ) +... + ∑ ( x1ti − x10i )( x2t i − x20i )...( xnit − xni0 )
-

Phân rã nhân

Xem xét thay đổi của V dưới dạng chỉ số:

Dxi là mức đóng góp vào chỉ số phát triển của Vtheo sự thay đổi trong từng nhân tố.
Có nhiều công thức tính D khác nhau, trong phạm vi bài nghiên cứu này, công thức
tính chỉ số Laspeyres được sử dụng:
NGUYỄN THU VÂN

4


Phân tích và Dự báo Kinh tế Vĩ mô

Sự thay đổi của V sẽ được phân rã thành tích sự thay đổi của từng yếu tố.
Áp dụng hai phương pháp phân rã trên vài bài nghiên cứu, ta được:
Năng suất lao động W:

Trong đó: W là năng suất lao động của ngành kinh tế
Y là tổng sản phẩm quốc nội GDP (tổng sản lượng)
L là tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
-

Phân rã thay đổi năng suất lao động theo phân rã cộng

Do đó sự thay đổi năng suất lao động là


là hiệu ứng thay đổi năng suất lao động của nền kinh tế do dịch chuyển cơ cấu kinh
tế (hiệu ứng cơ cấu).
là hiệu ứng do thay đổi Công nghệ nội ngành làm thay đổi năng suất lao động của
toàn nền kinh tế (hiệu ứng nội ngành).
là hiệu ứng kết hợp của thay đổi cơ cấu và thay đổi nội ngành (hiệu ứng kết hợp).
-Phân

rã thay đổi tổng sản lượng của nền kinh tế theo phân rã nhân

Phương pháp này được tính như sau:

NGUYỄN THU VÂN

5


Phân tích và Dự báo Kinh tế Vĩ mô

Phân rã sự thay đổi tổng sản lượng của nền kinh tế:

Trong đó:
là hiệu ứng thay đổi tổng sản lượng do thay đổi quy mô sản xuất của nền kinh tế
(sau đây gọi là hiệu ứng quy mô).
là hiệu ứng do thay đổi cơ cấu kinh tế làm thay đổi tổng sản lượng của nền kinh tế
(sau đây gọi là hiệu ứng cơ cấu).
là hiệu ứng do thay đổi năng suất lao động nội ngành làm thay đổi tổng lượng phát
thải của nền kinh tế (sau đây gọi là hiệu ứng nội ngành).
3. Bộ số liệu sử dụng
Số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được lấy từ Cơ sở dữ liệu Cân đối liên

ngành Thế Giới (World Input – Output Database, WOID). Bên cạnh đó, tác giả còn
sử dụng một vài số liệu từ Cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế Giới (World Bank
Database) và số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD Data).
4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đối với năng suất lao động Hàn Quốc giai
đoạn 1995 – 2009
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của WIOD, 2013

Từ kết quả phân rã trên có thể thấy thay đổi năng suất lao động của Hàn Quốc giai
đoạn 1995 – 2009 có xu hướng giảm và diễn biến không ổn định. Cụ thể, năng suất
lao động có giá trị cao nhất vào năm 1998, tuy nhiên các năm sau đó, năng suất lao
động tăng giảm thất thường, năng suất lao động của nền kinh tế giảm trong hai thời
kì 1998 – 2000 và 2004 - 2006 đặc biệt năm 2005 và 2006 năng suất lao động chạm
mức thấp nhất trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Sau đó năng suất lao động có
tăng mạnh vào năm 2007 nhưng mức tăng chững lại vào hai năm tiếp theo.
Trong các yếu tố ảnh hưởng tới thay đổi năng suất lao động, hiệu ứng nội ngành giữ
vai trò chính. Hiệu ứng nội ngành mang giá trị dương trong toàn bộ giai đoạn nhất là
vào các năm 1996, 1998, 2002 điều này cho thấy chính sách Công nghiệp hóa –

NGUYỄN THU VÂN

6


Phân tích và Dự báo Kinh tế Vĩ mô

Hiện đại hóa của Chính phủ Hàn Quốc đã đóng góp tích cực tới tăng trưởng năng
suất lao động. Bên cạnh đó, giai đoạn 1990 – 2005 là thời kì Hàn Quốc thực hiện
chính sách “kinh tế mới” và “toàn cầu hóa”, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới
việc thay đổi tỉ trọng giữa các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa
các ngành. Tuy nhiên ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động chỉ tác động đến

thay đổi năng suất lao động rõ rệt trong 4 năm đầu, giai đoạn còn lại thì sức ảnh
hưởng rất mờ nhạt. Năm 1999 hiệu ứng cơ cấu đạt ngưỡng giá trị lớn nhất, chứng
kiến sự gia tăng mạnh mẽ tỷ trọng ngành dịch vụ kéo theo đó tỉ lệ lao động trong
ngành này tăng mạnh, còn trong ngành công nghiệp giảm. Hiệu ứng cơ cấu dương
trong nhiều năm cũng góp phần thay đổi năng suất nội ngành. Mặt khác, hiệu ứng
kết hợp còn âm trong cả giai đoạn hàm ý rằng kinh tế Hàn Quốc phải thay đổi công
nghệ và quy mô của các ngành hợp lí hơn nữa để việc dịch chuyển lao động từ
ngành này sang ngành khác không làm giảm năng suất lao động của mỗi ngành.
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của WIOD, 2013

Từ kết quả phân rã, ta nhận thấy chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành này sang
ngành khác chỉ tác động ngắn hạn đến thay đổi năng suất lao động còn xét về lâu dài
yếu tố này không phản ảnh tăng giảm năng suất lao động. Ngược lại, yếu tố mang
tính ổn định và bền vững trong việc thay đổi năng suất lao động là hiệu ứng nội
ngành. Tuy nhiên, yếu tố nội ngành chỉ tác động rõ rệt trong thời kì 1999 – 2006,
những năm tiếp theo yếu tố này không còn phản ánh chính xác diễn biến năng suất
lao động bình quân nữa.
Bên cạnh đó, tổng sản lượng nền kinh tế của hàn Quốc có xu hướng tăng lên trong
suốt thời kì nghiên cứu, tổng sản lượng chỉ giảm mạnh vào năm 1998 và giảm nhẹ
vào năm 2005; tăng mạnh vào năm 1999 và tăng nhẹ vào năm 2007 kéo theo đó là
sự tăng giảm tương ứng của năng suất lao động. Nhận thấy ở đây sự thay đổi sản
lượng mới là nguyên nhân chính dẫn đến tăng giảm năng suất lao động bình quân
NGUYỄN THU VÂN

7


Phân tích và Dự báo Kinh tế Vĩ mô

nền kinh tế Hàn Quốc. Năng suất nội ngành cũng đóng góp đến việc gia tăng trưởng

năng suất trong khi chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế ảnh hưởng
rất mờ nhạt tới việc thay đổi năng suất lao động bình quân, đặc biệt là giai đoạn sau
năm 1999.
5. Kết luận và ý nghĩa rút ra cho vấn đề gia tăng năng suất lao động
Tóm lại, giai đoạn 1995 – 2009, nền kinh tế Hàn Quốc mang trong mình những đặc
điểm của một nền kinh tế Công nghiệp trình độ cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn
liền với sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, việc chuyển dịch cơ cấu theo
hướng gia tăng năng suất nội ngành đã kéo theo sự gia tăng của năng suất lao động
bình quân đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc.
Trong giai đoạn này, năng suất lao động của Hàn Quốc có xu hướng giảm và chỉ
tăng nhẹ trở lại vào sau năm 2009, khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi sau cuộc
khủng hoảng kinh tế năm 2008. Tuy nhiên, sự thay đổi năng suất lao động bình quân
ở đây chủ yếu là do sự gia tăng sản lượng nền kinh tế, ảnh hưởng của yếu tố năng
suất nội ngành chỉ tác động mạnh vào hai phần ba giai đoạn nghiên cứu sau năm
2006 dường như yếu tố này không ảnh hưởng đến thay đổi năng suất lao động nữa.
Trong khi đó ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động và hiệu ứng kết hợp và là
rất mờ nhạt. Điều này cho thấy, thời kì này, Chính sách phát triển kinh tế của Hàn
Quốc đặc biệt chú trọng tới áp dụng Khoa học Công nghệ cao vào quá trình sản xuất
kinh tế làm gia tăng năng suất nội ngành. Đây là một hướng đi đúng đắn của Chính
phủ Hàn Quốc trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
Từ việc phân tích đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến thay đổi năng
suất lao động nền kinh tế Hàn Quốc giai đoạn 1995 – 2009, bài nghiên cứu có rút ra
được một số các ý nghĩa đối với việc gia tăng năng suất lao động, các ý nghĩa này sẽ
phần nào giúp định hướng các chính sách về tăng trưởng năng suất lao động trong
NGUYỄN THU VÂN

8


Phân tích và Dự báo Kinh tế Vĩ mô


tương lai. Đầu tiên, khi phân tích, tìm hiểu về sự thay đổi năng suất lao động ta cần
xem xét biến số này trong mối tương quan với các yếu tố xung quanh như cơ cấu lao
động, năng suất nội ngành, gia tăng sản lượng, quy mô sản xuất của nền kinh tế.
Tiếp theo, nhận thấy rằng chuyển dịch cơ cấu lao động chỉ tác động ngắn hạn đến
thay đổi năng suất lao động. Chuyển dịch cơ cấu lao động luôn phải đi kèm với khả
năng mở rộng và thu hút lao động của các ngành. Nếu hai việc này không thực hiện
được cùng nhau, thì ảnh hưởng của yếu tố này sẽ bị bão hòa sau một thời gian nhất
định. Cuối cùng, nếu muốn gia tăng năng suất lao động ở mức ổn định và dài hạn thì
cần phải tập trung vào thay đổi năng suất nội ngành thông qua việc thực hiện các
chính sách ứng dụng công nghệ kĩ thuật vào hoạt động sản xuất, nâng cao trình độ
chuyên môn – kĩ năng cho người lao động, cải thiện môi trường làm việc,...
6. Tài liệu tham khảo
1.

PGS. TS Đào Văn Hùng (2015), Giáo trình Phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô,

2.

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đinh Nho Minh, Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Phạm Ngọc Dinh (2016), Nguồn gốc

3.

thay đổi lượng phát thải ở một số quốc gia, Học Viện Chính sách và Phát triển.
Nhóm 3 lớp Quản lí kinh tế 46B (2013), Phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở Hàn Quốc từ 1962 đến nay – Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, Thư
viện tài liệu (www.zbook.vn).

NGUYỄN THU VÂN


9



×