Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỂU LUẬN BÀI TẬP SÁNG TẠO CỦA THẦY NGUYỄN THANH HẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.85 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------

BÀI TIỂU LUẬN
Môn: Bài tập Vật lí

định hướng phát triển năng lực cho
học sinh

GVHD: Nguyễn Thanh Hải
Người thực hiện: Phan Thị Hoa
Lớp: Cao học vật lý K36


Tiểu luận Sử dụng bài tập phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TƯ DUY SÁNG TẠO
1. Khái niệm tư duy sáng tạo
- Theo Torrance P. E: Sáng tạo là quá trình xác định các giả thuyết, nghiên
cứu chúng và tìm ra kết quả. Ông cho rằng sáng tạo “là quá trình trở nên nhạy
cảm hay nhận biết nhiều vấn đề, sự thiếu hụt hay lỗ hổng trong kiến thức, sự
thiếu hụt các yếu tố hay sự thiếu hòa hợp, v.v... cùng nhau đưa đến các mối quan
hệ mới với những thông tin hiện tại có giá trị từ đó dẫn đến tìm kiếm những
phương án giải quyết, những phỏng đoán, công thức hóa về vấn đề”.
- Nhà tâm lý học Mỹ Willson M. cho rằng: “Sáng tạo là quá trình mà kết quả
là tạo ra những kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng dạng năng lượng, các đơn vị
thông tin, các khách thể hay tập hợp của hai ba các yếu tố nêu ra”.
- Guilford J.P. (Mỹ) cho rằng: TDST là tìm kiếm và thể hiện những phương
pháp lôgíc trong tình huống có vấn đề, tìm kiếm những phương pháp khác nhau
và mới của việc giải quyết vấn đề, giải quyết nhiệm vụ. Do đó sáng tạo là một


thuộc tính của TD, là một phẩm chất của quá trình TD. Người ta còn gọi đó là
TDST.
- Nguyễn Đức Uy cho rằng: “Sáng tạo là sự đột khởi thành hành động của
một sản phẩm liên hệ mới mẻ, nảy sinh từ sự độc đáo của một cá nhân và những
tư liệu, biến cố, nhân sự, hay những hoàn cảnh của đời người ấy”. Quan điểm
này cho rằng không có sự phân biệt về sáng tạo, nghĩa là sáng tạo dù ít, dù nhiều
đều là sáng tạo.
- Trong cuốn “Sổ tay Tâm lý học”, tác giả Trần Hiệp và Đỗ Long cho rằng:
“Sáng tạo là hoạt động tạo lập phát hiện những giá trị vật chất và tinh thần. Sáng
tạo đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ, tri thức, kĩ năng và
với điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo, sâu sắc”.
- Theo từ điển triết học, “Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo
ra những giá trị vật chất, tinh thần, mới về chất. Các loại hình sáng tạo được xác
định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật, tổ
chức, quân sự,... Có thể nói sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật
chất và tinh thần”.
Từ các khái niệm về TDST, có thể thấy mặc dù sáng tạo được giải thích ở
các góc độ khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất cho rằng: TDST là một
thuộc tính, một phẩm chất trí tuệ đặc biệt của con người; hoạt động sáng tạo
diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực; bản chất của sáng tạo là con người tìm
ra cái mới, cái độc đáo và có giá trị xã hội. Đây là một điểm chung mà các tác
giả đều nhấn mạnh nhưng được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, có tác giả
quan tâm đến cái mới của sản phẩm hoạt động, có tác giả lại quan tâm đến cách
thức, đến quá trình tạo ra cái mới đó. Song cái mới cũng có nhiều mức độ, có cái
mới đối với toàn xã hội, có cái mới chỉ đối với bản thân người tạo ra nó. Điểm
chung nữa ở các tác giả là đều nhấn mạnh đến ý nghĩa xã hội của sản phẩm sáng
tạo.
Người thực hiện: Phan Thị Hoa – Khóa 36 Trang 1



Tiểu luận Sử dụng bài tập phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh

Vậy, có thể hiểu đơn giản rằng: TDST là tư duy có khuynh hướng phát hiện
và giải thích bản chất sự vật theo lối mới, hoặc tạo ra ý tưởng mới, cách giải
quyết mới không theo tiền lệ đã có.
2. Đặc trưng của tư duy sáng tạo
Khi nghiên cứu về tư duy sáng tạo, chúng ta thống nhất với quan điểm của
các nhà nghiên cứu tâm lý học sáng tạo kinh điển như Guilford J.P., Torrance P.
E., cho rằng TDST được đặc trưng bởi các yếu tố chính (basic components) như
tính mềm dẻo (flexibility), tính thuần thục (fluency), tính độc đáo (originality),
tính chi tiết (elaboration) và tính nhạy cảm (problemsensibility), do Loowenfeld
(1962) đưa ra.
- Tính mềm dẻo (flexibility)
Tính mềm dẻo là khả năng dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt
động trí tuệ khác. Đó là năng lực chuyển dịch dễ dàng nhanh chóng trật tự của
hệ thống tri thức, xây dựng phương pháp tư duy mới, tạo ra sự vật mới trong
mối liên hệ mới,...dễ dàng thay đổi các thái độ đã cố hữu trong hoạt động trí tuệ
của con người. Có thể thấy rằng tính mềm dẻo (linh hoạt) của TD có những đặc
điểm sau:
+ Dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác; dễ
dàng chuyển từ giải pháp này sang giải pháp khác;
+ Điều chỉnh kịp thời hướng suy nghĩ nếu gặp trở ngại;
+ Suy nghĩ không rập khuôn, không áp dụng một cách máy móc những tri
thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có vào trong những điều kiện, hoàn cảnh mới
trong đó có những yếu tố đã thay đổi;
+ Có khả năng thoát khỏi ảnh hưởng kìm hãm của những kinh nghiệm,
phương pháp, cách thức suy nghĩ đã có;
+ Nhận ra vấn đề mới trong điều kiện đã quen thuộc, nhìn thấy chức năng
mới của đối tượng đã quen biết.
- Tính thuần thục (fluency)

Tính thuần thục (lưu loát, nhuần nhuyễn) thể hiện khả năng làm chủ tư duy,
làm chủ kiến thức, kĩ năng và thể hiện tính đa dạng của các cách xử lý khi giải
quyết vấn đề. Đó chính là năng lực tạo ra một cách nhanh chóng sự tổ hợp giữa
các yếu tố riêng lẻ của tình huống, hoàn cảnh, đưa ra giả thuyết về ý tưởng mới.
Nó được đặc trưng bởi khả năng tạo ra một số lượng nhất định các ý tưởng.
Tính thuần thục của TD thể hiện ở các đặc trưng sau:
+ Khả năng xem xét đối tượng dưới nhiều khía cạnh khác nhau; có cái nhìn
đa chiều, toàn diện đối với một vấn đề;
+ Khả năng tìm được nhiều giải pháp trên nhiều góc độ và nhiều tình huống
khác nhau;
Người thực hiện: Phan Thị Hoa – Khóa 36 Trang 2


Tiểu luận Sử dụng bài tập phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh

+ Khả năng tìm được nhiều giải pháp cho một vấn đề từ đó sàng lọc các giải
pháp để chọn được giải pháp tối ưu.
- Tính độc đáo (originality)
Tính độc đáo là khả năng tìm kiếm và quyết định phương thức lạ và duy
nhất.
Tính độc đáo được đặc trưng bởi các khả năng sau:
+ Khả năng tìm ra những liên tưởng và kết hợp mới;
+ Khả năng tìm ra các mối liên hệ trong những sự kiện bên ngoài tưởng như
không có quan hệ với nhau;
+ Khả năng tìm ra những giải pháp lạ tuy đã biết những giải pháp khác.
Ngoài ra, TDST còn được đặc trưng bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như:
- Tính chi tiết (elaboration): là khả năng lập kế hoạch, phối hợp giữa các ý
nghĩ và hành động, phát triển ý tưởng, kiểm tra và chứng minh ý tưởng. Nó làm
cho TD trở thành một quá trình, từ chỗ xác định được vấn đề cần giải quyết, huy
động vốn kiến thức kinh nghiệm có thể sử dụng để giải quyết đến cách giải

quyết, kiểm tra kết quả. Nghĩa là những ý tưởng sáng tạo phải thoát ra biến
thành sản phẩm có thể quan sát được. Chẳng hạn như một sáng chế khoa học,
một tác phẩm văn chương, một nguyên lý, hay một phương thức hành động;
- Tính nhạy cảm (problemsensibility) (Loowenfeld (1962)): là năng lực phát
hiện vấn đề, mâu thuẫn, sai lầm, bất hợp lý một cách nhanh chóng, có sự tinh tế
của các cơ quan cảm giác, có năng lực trực giác, có sự phong phú về cảm xúc,
nhạy cảm, cảm nhận được ý nghĩ của người khác. Tính nhạy cảm vấn đề biểu
hiện sự thích ứng nhanh, linh hoạt. Tính nhạy cảm còn thể hiện ở chỗ trong
những điều kiện khắc nghiệt, khó khăn, gấp rút về mặt thời gian mà chủ thể vẫn
tìm ra được giải pháp phù hợp, tối ưu, ...
Các đặc trưng trên của TDST không tách rời nhau mà chúng có liên hệ mật
thiết với nhau, bổ sung cho nhau, trong đó tính độc đáo được cho là quan trọng
nhất trong biểu đạt sáng tạo, tính nhạy cảm vấn đề đi liền với cơ chế xuất hiện
sáng tạo. Tính mềm dẻo, thuần thục là cơ sở để có thể đạt được tính độc đáo,
tính nhạy cảm, tính chi tiết và hoàn thiện.
3. Đặc điểm nhân cách của người có tư duy sáng tạo
Nhiều nhà tâm lý học coi thuộc tính phẩm chất của những nhân cách sáng
tạo có ảnh hưởng rất lớn đến TDST của con người. Nhiều học giả nghiên cứu
sáng tạo đã tìm các chứng cứ để khẳng định các thuộc tính nhân cách có liên
quan đến sáng tạo. Đó là các tên tuổi tiêu biểu như: Dacey J. & Lennon K.
(1998), Csikszentmihalyi M. (1996), Winner E. (1996), Sternberg R.J. & Lubart
T.L. (1995), Getzel J.W (1975), Amabile T.M. (1996), Torrance E.P. (1979,
1995), Mackinnon D. (1978), Barron F. (1995), ... Sau những nghiên cứu, khảo
nghiệm, các tác giả đã chỉ ra rằng các phẩm chất nhân cách có liên quan mật
thiết với quá trình sáng tạo.
Người thực hiện: Phan Thị Hoa – Khóa 36 Trang 3


Tiểu luận Sử dụng bài tập phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh


Barron F. (1995) đã đưa ra những phẩm chất sau đây của những người sáng
tạo: họ là người có cái tôi rõ rệt, có tình cảm bền vững, ổn định, có tính độc lập
và tự điều chỉnh cao.
Theo Alfred W. Munzent (Mỹ), người có TDST thường có những phẩm chất
sau: kiên trì, bền bỉ hướng về mục tiêu, linh hoạt năng động, tinh thần xả thân
hết mình trong sáng tạo và năng lực nhận thức cao, có cường độ chú ý khác
thường, dễ xúc động, nhạy cảm.
Một số tác giả khác như Man J., Taylor C.W., Smith W.K., Chiselin B. cho
rằng các thuộc tính rõ rệt nhất của nhân cách sáng tạo là: trực giác và trí tưởng
tượng phong phú, có kiến thức rộng, nhạy bén và có tính tích cực, trí tuệ cao.
Một số nhà tâm lý học Liên xô (cũ) thì cho rằng những người sáng tạo có
những đặc điểm sau: có tính mục đích và kiên trì, say mê với công việc, độc đáo
trong cảm xúc và trí tuệ, có năng lực tự lập và tự chủ cao, có niềm tin mãnh liệt
và khả năng vượt qua những trở ngại bên ngoài.
Ngoài ra, khi nghiên cứu thuộc tính của các nhà khoa học, các nhà nghiên
cứu đã khái quát những thuộc tính tạo thành nhân cách sáng tạo của họ như:
phương pháp giải quyết khác thường; nhìn trước được các vấn đề; nắm được
mối liên hệ cơ bản; nhìn từ các con đường, các cách giải quyết khác nhau một
cách tích cực; chuyển từ mô hình này sang mô hình khác; nhạy cảm với các vấn
đề mới từ các vấn đề cũ đã giải quyết xong; biết trước kết quả; nắm được các tư
tưởng khác nhau trong một tình huống nào đó; phân tích các sự kiện theo một
trật tự tối ưu từ đó tìm ra tư tưởng chung; giải đáp được những tình huống đặc
biệt.
Tóm lại, mặc dù tính sáng tạo của TD được xây dựng trên mặt bằng trí lực
nhưng không phải tất cả những người có trí lực cao đều có TDST. Bởi vì, TDST
còn gắn bó mật thiết với những phẩm chất nhân cách của mỗi người. Chúng tôi
cho rằng những phẩm chất, thuộc tính như lao động chuyên cần, say mê, kiên trì
với công việc và lòng tin mãnh liệt cùng nhiều phẩm chất khác như: độc lập, tự
tin, tò mò, hiếu kỳ, dũng cảm, biết nghi ngờ, thích phiêu lưu, linh hoạt, nhạy
cảm,… là những phẩm chất tiêu biểu của người có TDST. Trong DH, muốn phát

triển TDST cho HS, người GV cần có những tác động nhằm khơi gợi, hình
thành những phẩm chất, thuộc tính của nhân cách sáng tạo cho HS. Đồng thời,
xem những thuộc tính phẩm chất nhân cách sáng tạo như một trong những điều
kiện cần để phát triển TDST cho HS.
4. Trở ngại của lối mòn tư duy đối với tư duy sáng tạo
Trở ngại của lối mòn tư duy (còn gọi là tính “ì” tâm lý) đối với TDST được
nhiều học giả như Smith (1970, 1971, 1990), Simon H.A. (1946), Merton
(1957), Mitroff (1987), Langrehr J. (2005) nghiên cứu.
Chúng ta biết rằng, trải qua một quá trình sống, trong não của chúng ta có vô
vàn lối mòn TD được hình thành. Những lối mòn TD này là những kĩ năng, kinh
nghiệm vô cùng quan trọng đối với hoạt động thực tiễn của con người. Tuy
Người thực hiện: Phan Thị Hoa – Khóa 36 Trang 4


Tiểu luận Sử dụng bài tập phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh

nhiên cũng chính những lối mòn TD này làm cho đầu óc con người bị ràng buộc
bởi những hiểu biết thông thường hoặc kinh nghiệm quá khứ. Nó giống như một
chiếc hộp nhốt chặt tiềm năng sáng tạo của con người, làm cho con người không
thể bứt phá để suy nghĩ sáng tạo. Theo các học giả, lối mòn TD (còn gọi là tính ì
tâm lý hay tâm lý quán tính) chỉ hoạt động tâm lý của con người có khuynh
hướng duy trì trạng thái hiện tại (những hiện tượng tâm lý cụ thể đã, đang trải
qua) và chống lại sự chuyển sang trạng thái (các hiện tượng tâm lý) mới. Tính
“ì” là thuộc tính cố hữu của bất kỳ hệ thống nào. Bộ não và tâm lý của con
người cũng là một hệ thống nên tất yếu sẽ luôn tồn tại tính “ì”. Những dạng
thường gặp của tính “ì” tâm lý là tính ì “thiếu” và tính ì “thừa”.
Tính ì “thiếu” sinh ra do con người thường xuyên tiếp nhận thông tin và suy
nghĩ theo những hướng nhất định, tạo ra các lối mòn TD trong não. Đến khi gặp
các vấn đề cần giải quyết, người ta có khuynh hướng suy nghĩ theo những lối
mòn có sẵn mà quên đi những góc độ khác, những cách nhìn khác của vấn đề,

tất yếu dẫn đến tính bảo thủ, thành kiến.
Tính ì “thừa” sinh ra do sự ngoại suy liên tưởng trong quá trình TD của con
người đôi khi dẫn đến sự vượt quá phạm vi ứng dụng gây ra.
Tóm lại, lối mòn tư duy vô cùng hữu ích và cần thiết trong cuộc sống hàng
ngày. Nó giúp người ta không phải suy nghĩ về những gì đã quen. Tuy nhiên, nó
cũng là trở ngại cho việc khám phá những điều mới. Lối mòn tư duy (tính “ì”
tâm lý) có tác động cản trở TDST của con người. Đây cũng là vấn đề mà trong
DH phát triển TDST cho HS, GV cần lưu ý để có tác động phù hợp nhằm khắc
phục tính “ì” tâm lý gây cản trở đến TDST.
II. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI “SỰ RƠI TỰ DO” SGK
VẬT LÍ 10 CƠ BẢN.
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.1. Kiến thức
- Trình bày, nêu và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do.
- Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do và gia tốc rơi tự do.
1.2. Kĩ năng
- Giải được một số bài tập đơn giản về sự rơi tự do.
- Phân tích được hiện tương xảy ra trong các TN về sự rơi tự do và các
giải thích được các hiện tượng liên quan. Thực hiện được thí nghiệm để rút ra
đặc điểm của sự rơi tự do.
1.3. Thái độ: Say mê, hứng thú học tập môn Vật lí, có ý thức tìm tòi nghiên
cứu khoa học và trả lời các bài tập định tính .

Người thực hiện: Phan Thị Hoa – Khóa 36 Trang 5


Tiểu luận Sử dụng bài tập phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh

2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2.1. Sơ đồ: Tiến trình xây dựng bài


ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ
Cho HS xem một số hình ảnh thực tế liên quan đến bài học. Sử dụng các BTĐT dưới dạng CHTT tạo tình h

Hình ảnh và câu hỏi về sự rơi trong không khíHình
và sựảnh
rơivà
tựcâu
do hỏi về đặc điểm của sự rơi tự do và gia

Câu hỏi khó! Học sinh đưa ra nhiều cách lí giải khác nhau. Hầu hết các câu giải thích đều chưa hợp lí hoặc sai với

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cho HS xem một số thí nghiệm về sự rơi trong không khí và sự rơi tự do. Tổ chức thí nghiệm, thảo luận thô

TN về sự rơi trong không khí và sự rơi tự do TN kiểm nghiệm đặc điểm sự rơi tự do

Nhận xét về sự rơi trong không khí và sự rơi tự do Nhận xét về đặc điểm sự rơi tự do

Kiểm tra xác nhận các kết quả chính và trình bày chặt chẽ các kiến thức.
Khẳng định tính đúng đắn của kiến thức về mặt khoa học

VẬN DỤNG
Cho HS xem lại các hình ảnh và trả lời các câu hỏi đã nêu đầu bài học. Nêu thêm một số hiện tượng thường
Người thực hiện: Phan Thị Hoa – Khóa 36 Trang 6


Tiểu luận Sử dụng bài tập phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh

2.2. Các hoạt động cụ thể

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập, đề xuất vấn đề
GV Đưa ra 2 BTĐT cho HS quan sát và trả lời nhanh (hình 4.1).

Hình 4.1
HS: Quan sát, trả lời. Các câu trả lời của HS sẽ chưa thể chính xác.
- Tờ giấy khi vò có diện tích tiếp xúc với không khí nhỏ hơn diện tích tiếp xúc
của tờ giấy chưa vò với không khí nên lực cản của không khí sẽ nhỏ hơn, do đó
sẽ rơi nhanh hơn
- Vận động viên nhảy dù có thể hạ xuống chậm chạp một cách an toàn là do lực
cản của không khí cản trở chuyển động của dù
GV: Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải thích được những vấn đề trên và trên
cơ sở đó có thể giải thích được nhiều hiện tượng khác trong đời sống …
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự rơi của các vật trong không khí
GV tiến hành các thí nghiệm trong SGK và yêu cầu HS nhận xét sự rơi của
các vật.
TN1 : Thả một tờ giấy và một hòn sỏi (nặng hơn tờ giấy).
� hòn sỏi chạm đất trước, chứng tỏ: vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

TN2 : Thả một hòn sỏi và tờ giấy như TN1 nhưng tờ giấy được vo tròn và nén
chặt.
Người thực hiện: Phan Thị Hoa – Khóa 36 Trang 7


Tiểu luận Sử dụng bài tập phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh
� hai vật chạm đất cùng lúc, chứng tỏ: 2 vật nặng và nhẹ rơi như nhau

TN3 : Thả hai tờ giấy cùng kích thước nhưng một tờ để phẳng còn tờ kia thì vo
tròn và nén chặt lại.
� tờ giấy vo tròn chạm đất trước, chứng tỏ: 2 vật cùng khối lượng rơi khác


nhau
TN4: Thả một vật nhỏ và một tấm bìa phẳng đặt nằm ngang.


HS: vật nhỏ chạm đất trước, chứng tỏ vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng.

GV yêu cầu HS dựa vào các thí nghiệm và bài tập phần đặt vấn đề và cho biết
yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi nhanh hay chậm của vật trong không khí?


HS: Sức cản của không khí.

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự rơi trong chân không( sự rơi tự do)
GV: Tiến hành thí nghiệm với Ống Niu tơn . Cho HS
quan sát về sự rơi của hai vật là hòn bi và chiếc lông
chim trong không khí và trong chân không (Hình 4.2)
CH 1: Quan sát các trường hợp: hòn bi và lông chim rơi
trong không khí và rơi trong chân không, vật nào chạm
đáy trước?
� HS: trong không khí hòn bi chạm đáy ống trước,

trong chân không hai vật rơi nhanh như nhau
CH 2: từ thí nghiệm trên có thể đi đến kết luận gì?

Hình 4.2

� HS: Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như

nhau
CH 3: Định nghĩa sự rơi tự do?

� HS: Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực

Hoạt động 3: Nghiên cứu sự rơi tự do của các vật
GV Đặt vấn đề: Hãy tìm các đặc điểm chung của các vật rơi tự do?
CH 4: Có nhận xét về phương, chiều và tính chất của chuyển động rơi tự do?
� HS: Từ kinh nghiệm quan sát các vật rơi tự do, học sinh đưa ra các đặc điểm

sau: Sự rơi tự do có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
CH 5: Quan sát vật rơi tự do và cho biết tốc độ của vật có thay đổi không kể từ
lúc bắt đầu rơi đến lúc sắp kết thúc quá trình rơi? Nếu có, tốc độ thay đổi thế
nào?
� HS: Tốc độ tăng dần.

CH6: Vậy ta có thể kết luận thế nào về sự rơi tự do?
Người thực hiện: Phan Thị Hoa – Khóa 36 Trang 8


Tiểu luận Sử dụng bài tập phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh
� HS: Chuyển động nhanh dần. (Học sinh chưa biết có tăng đều hay không)

GV: Định hướng cho HS và cùng với HS đề xuất phương án TN (hình 4.3).
� HS: Các nhóm thực hiện TN, thảo luận và báo cáo kết quả TN.

GV: Tổng kết ý kiến của các nhóm. Thống nhất đặc điểm của sự rơi tự do

Hình 4.3
Hoạt động 4: Xây dựng kiến thức về gia tốc rơi tự do
GV: Cho HS quan sát câu hỏi đặt vấn đề như hình 4.4

Hình 4.4

HS: Quan sát, thảo luận đưa ra ý kiến của mình.
Người thực hiện: Phan Thị Hoa – Khóa 36 Trang 9


Tiểu luận Sử dụng bài tập phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh

GV: Giới thiệu gia tốc rơi tự do
HS: Thảo luận, trả lời chính xác câu hỏi đặt vấn đề ở trên.
Quan niệm như vậy là không chính xác, cả hai vật đều được xem là rơi tự do
vì trong quá trình chuyển động hai vật có cùng gia tốc bằng gia tốc trọng
trường. Việc ném hay thả rơi không làm thay dổi gia tốc của vật khi chuyển
động.
Hoạt động 5: Củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức
GV: Cho HS nhắc lại những kiến thức cơ bản đã lĩnh hội trong tiết học.
� HS: Nhớ và nhắc lại kiến thức về sự rơi tự do

GV: Cho HS quan sát lại các hình ảnh và câu hỏi đặt ra đầu giờ học.
� HS: Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi thông qua phiếu học tập.

GV: Tổng hợp ý kiến và thống nhất cách trả lời chính xác cho mỗi câu hỏi.
GV: Đưa thêm câu hỏi cho HS trả lời như hình 4.5.

Hình 4.5
Bài 1(Bài tập dự đoán):HS dùng kiến thức về rơi tự do dự đoán kết quả.
Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập
Đọc kỹ đề ta thấy rơi tự do là một vật trong trạng thái chỉ chịu tác dụng của
trọng lực.
Bước 2: Phân tích hiện tượng
Bình thường nếu úp ngược ly nước thì nước sẽ đổ xuống vì trọng lực. Khi nước
và cốc đặt trong thang máy đang rơi tự do thì cốc nước cũng rơi tự do cùng với

thang máy.
Người thực hiện: Phan Thị Hoa – Khóa 36 Trang 10


Tiểu luận Sử dụng bài tập phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh

Bước 3 :Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
Sự rơi tự do là sự rơi của các vật trong chân không chỉ dưới tác dụng của trọng
lực, trọng lượng khi vật đang rơi bằng không tức là ở trạng thái không trọng
lượng. Thang máy đang rơi tự do kéo theo cốc và nước trong cốc cũng rơi tự do.
Vì vậy, nước không đổ ra ngoài, chúng chuyển động như nhau và không có
chuyển động tương đối với nhau.
Bước 4: Biện luận
Khi rơi vật ở trạng thái không trọng lượng. ví dụ: một vật đặt lên cân cân chỉ
trọng lượng của vật đó tức là bàn cân đã chống lại sự rơi nói cách khác phản lại
trọng lực của trái tác dụng lên vật.
Bài 2 (Bài tập tính toán và giải thích hiện tượng: Học sinh tính vận tốc hạt mưa
rơi trong điều kiện lý tưởng vì ngoài thực tế hạt mưa chịu ảnh hưởng từ môi
trường cụ thể hơn là lực cản của không khí. Ta tiến hành giải theo các bước sau:
Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
Một vật rơi tự do thì vận tốc được tính bởi công thức v  2 gh  121m / s ,
gần bằng vận tốc của một viên đạn.
Nếu vật đạt được vận tốc 121m/s thì có tính sát thương cao. Hạt mưa rơi
trong không khí luôn chịu tác dụng của lực cản không khí, nó nhanh chóng đạt
vận tốc giới hạn và rơi đều tới mặt đất với vận tốc có độ lớn khoảng 7m/s với
những hạt mưa có bán kính 1,5 mm. Vì vậy hạt mưa chỉ gây cảm giác rát da mà
thôi.

PHIẾU HỌC TẬP
( Sử dụng cho thí nghiệm kiểm chứng)

1. Em hãy thực hiện thí nghiệm, thu thập dữ liệu và viết vào bảng sau:
Thả vật rơi tự do không vận tốc đầu
S (cm)

20

40

60

80

t (s)
2s
2
a= t

2. Nhận xét về gia tốc của vật rơi tự do từ bảng số liệu.
3. Kết luận về phương, chiều và tính chất của chuyển động rơi tự do?
Người thực hiện: Phan Thị Hoa – Khóa 36 Trang 11


Tiểu luận Sử dụng bài tập phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh

Người thực hiện: Phan Thị Hoa – Khóa 36 Trang 12



×