Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập học kì i KHỐI III (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.77 KB, 28 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I KHỐI III

Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Tính 85 x 5

A. 425

B. 290

Câu 2: 1 của 54kg là

C. 300

D. 390

kg. Số điền vào ô trống là:

9

A. 3

B. 6

C. 4

D. 9

Câu 3: Kết quả của phép tính 408 + 96 : 6 là:

A. 84


B. 244

C. 424

D. 442

Câu 4: Hình bên có bao nhiêu hình tam giác ?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7


Câu 5: Một hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng 30m. Chu vi của hình
chữ nhật đó là:

A. 65m

B. 130m

C. 90m

D. 140m

Câu 6: Gấp một số lên 7 lần thì được 63. Số đó là:


A. 9 B. 392

C.10 D. 7

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống (…)

a) 9 hm =……m

b) 7m 5dm = ……dm

Bài 3: Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống:

a) 80 – 6 x 9 = 25

b) 46 + 42 : 7 = 52

c) (137 – 85) x 3 = 156

d) 72 : (40 : 5) = 8

PHẦN II: Tự luận (4 điểm)


Bài 1: Tìm X:

a) X : 6 = 60

b) 9 x X = 189

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………

Bài 2: Đặt tính rồi tính

a) 137 x 7

b) 852 : 3

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……
Bài 3: Bài toán
Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 225kg gạo. Ngày thứ hai bán được
số gạo gấp 3 lần ngày thứ nhất. Hỏi cả hai ngày cửa hàng đó bán được bao
nhiêu
ki-lô- gam gạo ?


Bài giải

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
…………

Đọc thầm bài “Lừa và ngựa” dưới đây. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh
dấu x vào ô trống trước ý đúng của các câu trả lời sau:
Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Một hôm, có việc đi xa, ông
ta cưỡi ngựa, còn bao nhiêu đồ đạc thì chất lên lưng lừa. Dọc đường, lừa
mang nặng, mệt quá, liền khẩn khoản xin với ngựa:
- Chị ngựa ơi ! Chúng ta là bạn đường. Chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút ít
thôi cũng được. Tôi kiệt sức rồi.
Ngựa đáp:
- Thôi, việc ai người nấy lo. Tôi không giúp chị được đâu.
Lừa gắng quá, kiệt lực, ngã gục xuống và chết bên vệ đường. Người chủ
thấy vậy bèn chất tất cả đồ đạc từ lưng lừa sang lưng ngựa. Ngựa bấy giờ
mới rên lên:
- Ôi, tôi mới dại dột làm sao ! Tôi đã không muốn giúp lừa dù chỉ
ít, nên bây giờ phải mang nặng gấp đôi.

chút

Theo LEP TÔN-XTÔI


1/ Lừa khẩn khoản xin ngựa điều gì?
A/ Xin ngựa cho lừa uống nước.
B/ Xin ngựa mang đỡ cho lừa, dù chỉ chút ít.
C/ Xin ngựa mang đỡ cho lừa, để lừa nghỉ ngơi.
D/ Xin ngựa chở hàng, lừa chở người.
2/ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
A/ Lừa chết, ngựa chỉ biết rên.

B/ Lừa chết, ngựa phải mang nặng gấp đôi.
C/ Lừa chết, ông chủ không để ngựa thồ nữa.
D/ Lừa chết, ngựa cũng kiệt sức.
3/ Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Làm gì ?”
a) Đàn chim Én đang sải cánh trên bầu trời xanh.
b) Ông nội dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.
4/ Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm:
a) Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
.................................................................................................................
.............................................................................................
b) Ba mẹ dẫn tôi đi chơi.
..................................................................................................
............................................................................................................
5/ Tìm các hình ảnh so sánh:
a) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
.................................................................................................................
.............................................................................................


b) Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
................................................................................................................................
..............................................................................
Bài đọc:

Cánh diều no gió
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng.


Thả diều

Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại.
Cánh diều no gió
Nhạc trời reo vang
Tiếng diều xanh lúa
Uốn cong tre làng

Cánh diều no gió
Tiếng nó trong ngần
Diều hay chiếc thuyền
Trôi trên sông Ngân.
Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời

TRẦN ĐĂNG KHOA

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây :
Câu 1:(0,5 điểm) Câu thơ “ Cánh diều no gió” trong bài thơ được tác giả lặp
lại mấy lần?
A. 3 lần

B. 4 lần

C. 5 lần


Câu 2:(0,5 điểm) Câu thơ “ Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng” tả cảnh
diều vào lúc nào?
A. Vào ban ngày

B. Vào lúc hoàng hôn

C. Vào ban đêm

Câu 3 : (0,5 điểm) Em hiểu “Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng” là thế
nào?
A. Diều bay cao ngang sao trời và biến thành mặt trăng.
B. Ở giữa những ngôi sao, cánh diều giống mặt trăng.
C. Khi không có sao, cánh diều giống mặt trăng.


Câu 4: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ đặc điểm của sự
vật?
A. thả diều, phơi, gặt hái
B. trong ngần, chơi vơi, xanh
C. cánh diều, chiếc thuyền, lưỡi liềm
Câu 5: (0,5 điểm) Câu nào trong các câu dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế
nào?
A. Tiếng sáo diều trong ngần.
B. Bạn nhỏ thả diều trên cánh đồng.
C. Diều là chiếc thuyền trôi trên sông Ngân.
Câu 6: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây có hình ảnh so sánh:
A. Cánh diều no gió – Tiếng nó trong ngần
B. Diều là hạt cau – Phơi trên nong trời
C. Tiếng diều xanh lúa – Uốn cong tre làng

Câu 7: (1 điểm) Bộ phận in đậm trong câu : “Cánh diềuno gió”trả lời cho
câu hỏi nào ?
A. Ai ?

B. Thế nào ?

C. Làm gì ?

Nhà rông ở Tây Nguyên(Tiếng Việt 3- tập 1- trang 63)
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây
đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập
làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng
tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi
cúng tế.
Nguyễn Văn Huy
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
Gợi ý:
a) Tổ em gồm có mấy bạn? Đó là những bạn nào?
b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay?
c) Tháng vừa qua, các bạn đã làm được những việc gì tốt?


d) Tình cảm của em đối với các bạn trong tổ như thế nào?

1.Kết quả của phép nhân 117 x 8 là. (0.5 điểm)
a. 936

b.639

c. 963


d. 886

c. 8.

d.12

c.291

d.671

2.Kết quả của phép tính chia : 84 :4 là . (0.5 điểm)
a. 14
b.21
3.Giá trị của biêu thức : 765 - 84 là. (0.5 điểm)
a. 781

b. 681

4. Chu vi hình tứ giác ABCD ( hình vẽ bên ) là:
B
a. 21 cm

b.18 cm

c. 24 cm

d.16 cm

A


(0.5 điểm)

3 cm

6 cm

7cm

C

8cm

D
5. Mỗi xe ô tô chở được 4 máy phát điện. Để chở hết 16 máy phát điện như thế
cần ít nhất mấy ô tô là :(0.5 điểm)
a. 3 xe

b. 4 xe

c. 5 xe

d.6 xe

6.Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm để 8m 7cm = ----------cm là: (0.5 điểm)
a. 87

b.807

c.870


7 . Đồng hồ chỉ mấy giờ ?. (0.5 điểm)
a/ 11 giờ 2 phút

b/ 2 giờ 5 phút

d.870


c/ 1 giờ 55 phút

d/ 1 giờ 11 phút

8. Tính giá trị biểu thức: ( 2 điểm)
Bài 1.

123 x 2 : 3 =

a.32

b.42

Bài 2.

c. 72

d .82

80 + 38 : 2 =


a.49

b.69

c.89

d. 99

9.Nối phép tính và biểu thức với giá trị của nó theo mẫu. (0.5 điểm)
30 x 3 : 3

10
0

97 - 17 + 20

30

PHẦN II: Phần vận dụng và tự luận:………../ 4 điểm

Bài 1. Đặt tính rồi tính(2 điểm)
487 + 302

660 - 251

129 x 6

945: 9

-------------


--------------

------------

-----------

-------------

--------------

------------

-----------

-------------

--------------

------------

-----------

-

-

-



Bài 2. Tìm x(1 điểm)
a)

x : 5 = 141

b) (234 + 117) :x = 9

---------------------

----------------------

---------------------

----------------------

Bài 4. Một cuộn dây dài 62m, người ta cắt lấy 5 đoạn dây, mỗi đoạn dài 7m.
Hỏi cuộn dây còn lại bao nhiêu mét ? (1 điểm)
Bài giải
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài : Bài học ngoại dạy
Tôi theo ngoại đi chợ, qua cầu khỉ, tôi làm rơi dép. Ngoại dắt tôi qua cầu, đặt gánh
xuống, rồi quay lại tìm.Đuốc gần tàn, chợ còn xa, sương khuya lạnh buốt như kim chích vào
da thịt, loay hoay một hồi ngoại nói :
-Thôi, bỏ đi con. Ngoại bán cau rồi mua cho con đôi dép mới.Tôi òa khóc, tay khư khư
chiếc dép còn lại. Ngoại gỡ tay tôi lấy chiếc dép để bên đường. Tôi tiếc của, đòi giữ lại ,ngoại
nói :
-Để chiếc dép này lại đây mai, có đức nhỏ nào đi soi ếch hay đi xúc cá lựơm được
chiếc kia thì có thể thấy chiếc này hiệp thành đôi mà mang.Người ta ai cũng có hai chân, con
giữ một chiếc , người kia lượm được có một chiếc, chẳng ai mang được.

Khi tôi học đại học , ngoại qua đời.
Ngoại không biết một chữ i tờ.Nhưng bà đã dạy tôi bài học hay nhất mà tôi ôn lại suốt
cuộc đời mình.
Theo Lý Lan


Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi sau :
1. Tại sao nhân vật “tôi” khóc ?
a. Sợ cầu khỉ
b. Thấy đường còn xa.
c. Tiếc chiếc dép bị đánh rơi.
2. Ngoại hứa với cháu điều gì.
a. Sẽ tìm bằng được chiếc dép cháu đánh rơi.
b. Bán rau xong sẽ mua cho cháu đôi dép mới.
c. Sẽ mua đôi dép đẹp hơn đôi dép cũ của cháu.
3. Bà ngoại bảo đứa cháu làm việc gì ?
a. Cho người bạn đôi dép cũ của mình.
b. Cho đứa bé soi ếch, bắt cá chiếc dép còn lại.
c. Để chiếc dép còn lại bên lề đường cho người nhặt được chiếc dép bị rơi.
4. Những cụm từ nào cùng nghĩa với từ “Quê hương”
a. Quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
b. Quê quán, quê cha đất tổ, giang sơn.
c. Quê quán, đất nước, nơi chôn rau cắt rốn.
5. Những từ nào trong câu “ Ngoại dắt tôi qua cầu, đặt gánh xuống, rồi quoay lại
tìm.”Từ chỉ hoạt động là ?
a, Dắt, đặt ,quay, tìm
b. Dắt, qua, đặt, quay, tìm.
c. Dắt, đặt, quay,tìm, xuống.
6.


Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh ?
a. Ngoại dạy tôi bài học hay nhất.
b.Sương khua lạnh buốt như kim chích vào da thịt.
c. Ngoại bán cau rồi mua cho con đôi dép mới.

7. Trong các câu sau, câu nào theo mẫu câu “Ai làm gì ?”
a. Người ta ai cũng có hai chân.
b. Để chiếc dép này lại đây.
c. Ngoại dắt tôi qua cầu, đặt gánh xuống, rồi quoay lại tìm.
8. C âu nào đặt dấu phẩy đúng ?
a. Cây bình bát, cây bần cũng quay quần thành chòm, thành rặng.


b. Cây bình bát, cây bần ,cũng quay quần thành chòm thành rặng.
c. Cây bình bát, cây bần cũng quay quần, thành chòm, thành rặng.

(Khoanh tròn vào chữ cái a,b,c,d trước câu trả lời đúng nhất .)
1/ Kết quả phép tính 104 x 8 là : (1điểm )
a.832

,

b.802

,

c. 812 , d. 842

2/Tính : 70kg x 3 = ? (1điểm )
a.21 ; b.210 ; c.213 ; d.214

3/ Tính : (1điểm )
a/ Y x

3 = 324

a.108 ;

b.18 ; c.19 ; d .109

4/ Số liền trước số 10000(1điểm )
a)999 ; b)9999 ; c)99000 ; d)9999
5/ Điền dấu ( < ; > ; = )thích hợp vào chỗ chấm (1điểm)
a/ 78878 ……78787

; b/ 6956……9656

6/ Viết số thích hợp vào chỗ trống .( 1điểm )
a) 8 hm = ……..m
b) 6dam =………m
c) 5m 3 dm =…..dm
d) 6m 4cm =……cm
B/ Tự luận (4điểm )
1/ Tính : (1điểm )
a/ 56 + 3 x 9

=

b/ 36 - 12 x 2 =
2/ Đặt tính rồi tính :(1điểm )
a) 205 x 4 ; b) 108 : 9



5/ Trong cửa hàng có 63 máy bơm , người ta đã bán 1/7 số máy bơm đó . Hỏi
cửa hàng còn lại bao nhiêu máy bơm .(2điểm)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………

Bài :Đêm trăng trên Hồ Tây
Hồ về thu , nước trong vắt , mênh mông . Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng
lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam , sóng vỗ rập rình . Một
lát , thuyền vào gần một đám sen . Bấy giờ , sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn
còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn . Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt …
PHAN KẾ BÍNH
C/ Tập làm văn : (5điểm )
Đề : Hãy viết một bức thư gửi cho người thân hoặc bạn bè
Hũ bạc của người cha.

PHẦN : ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP
Học sinh đọc thầm nội dung sau:

1.Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một
hũ bạc.Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.
Một hôm, ông bảo con:
- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm mang tiền về
đây !
2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi
chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay đống tiền xuống ao. Thấy con vẫn

thản nhiên, ông nghiêm giọng:
- Đây không phải tiền con làm ra.
3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm
vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn
một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
4.Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng
vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt :


Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng :
Câu 1: Ông lão người Chăm buồn phiền vì chuyện gì ?
a. Ông rất nghèo khó.
b. Ông rất cô đơn.
c. Con trai ông rất lười biếng.
d. Ông rất cực khổ.
Câu 2: Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào ?
a. Ông muốn con ông trở thành người giàu có nhất.
b. Ông muốn con ông trở thành người siêng năng, chăm chỉ, tự mình
kiếm nổi bát cơm.
c. Ông muốn con trở thành người tài giỏi .
d. Các ý trên đều sai.


Câu 3: Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?
a.Thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình làm ra không.
b.Ông lão muốn biết con ông có quý những đồng tiền ông vứt không.
Nếu quý thì đó là số tiền con ông đã làm ra
c.Cả hai ý (a ) và ( b ) đều đúng.
d.Các ý trên đều sai.


Câu 4: Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì ?
a. Bình thản, không có phản ý gì.
b.Vội đưa tay vào lửa lấy tiền ra, không hề sợ bỏng.
c. Rất giận dỗi vì bị cha coi thường
d. Các ý trên đều sai.

Câu 5: Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “ vất vả” ?
a. Siêng năng.
b. Bất hạnh.
c. Cực khổ.
d. Vui sướng.
Câu 6 : “ Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa.” thuộc mẫu câu nào ?
a. Ai làm gì ?
b. Ai thế nào ?
c. Ai là gì ?
d. Các ý trên đều sai
Câu 7: “ Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền”, từ chỉ hoạt
động là:
a. Đồng tiền


b. Vất vả
c. Làm lụng
d. Người ta
Câu 8: Câu nào nói lên ý nghĩa câu chuyện ?
a. Có nhiều tiền của sẽ làm được tất cả mọi việc.
b. Phải siêng năng làm việc mới kiếm được nhiều tiền.
c. Có làm lụng vất vả người ta mới quí đồng tiền.
d. Có làm lụng vất vả người ta tiêu hao phung phí


Nhớ lại buổi đầu đi học
Cũng như tôi,mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân , chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như
con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay,nhưng còn ngập ngừng e sợ.Họ thèm vụng và ước ao thầm
được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để phải rụt rè trong cảnh lạ.
Thanh Tịnh.
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về việc học tập của em trong học kì 1.
Gợi ý :
-Trong học kì I vừa qua, em học tập như thế nào ?
-Trong các môn học, em thích nhất môn học nào ?
-Đối với những bài khó, em đã cố gắng thực hiện ra sao ?
-Thầy cô đánh giá việc học của em như thế nào ?
-Thái độ của cha mẹ ra sao khi biết em học tốt ?

Bài 1. Kết quả của phép tính 630 – 325 là:
A. 315

B. 205

Bài 2. Mỗi giờ có 60 phút thì 1 giờ có:

(0,5 điểm)
C. 305
(0,5 điểm)

D. 300


5
A. 12 phút


B. 14 phút

C. 13 phút

D. 15 phút

Bài 3. 305dm + 186dm = ...dm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
điểm)
A. 490dm

B. 481dm

C. 491

Bài 4.80m gấp ... lần 10m ( 0,5 điểm)
A. 80
B. 8

(0,5

D. 491dm

C. 10

D. 800

Bài 5. Kết quả của phép tính 630 + 275 là: (0,5 điểm)
A. 905

B. 805


C. 895

Bài 6. Số tám trăm linh một được viết là:
A. 801

B. 810

Bài 7. Số liền trước của 709:
A. 710

B. 700

D. 900

( 0,5 điểm)

C. 81

D. 811

( 0,5 điểm)
C. 707

Bài 8. Số liền sau của số 488 là: ( 0,5 điểm)
A. 487
B. 489

D. 708
C. 490


D. 479

Bài 9. Số bé là 7, số lớn là 28. Số lớn gấp mấy lần số bé là:

( 0,5 điểm)

A. 4 lần

D. 35 lần

B. 21 lần

C. 6 lần

Bài 10. Giảm 48 giờ đi 2 lần thì được: ( 0,5 điểm)
A. 12 giờ

B. 96 giờ

C. 24 giờ

Bài 11.Hình bên có: ( 1 điểm)
…….hình tam giác
.…….hình tứ giác

*TỰ LUẬN : 4 điểm
Bài 12. Đặt tính rồi tính.
a. 249 x 3
……….


(1 điểm)
b. 630 : 7
.....................

……….

.....................

……….

.......................

D. 46 giờ


.......................
......................
Bài 13. Tính.

(1 điểm)

a. 426 – 25 + 179 = .........................
=

b. 23 x 4 x 3 = ..........................

......

= .......


Bài 14. Tính chu vi hình chữ nhật

(0,5 điểm)

Chiều dài 15cm, chiều rộng 5 cm: ..................................................................
Bài 15.

(1,5 điểm)

Một tổ công nhân phải trồng 497 cây và tổ đã trồng được 1 số cây đó. Hỏi tổ
đó còn phải trồng bao nhiêu cây nữa?

7

BÀI GIẢI
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
I.Em đọc thầm bài : Người liên lạc nhỏ và làm các bài tập sau:

Người liên lạc nhỏ
1. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã
chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu:
- Nào, bác cháu ta lên đường!
Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông
như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông
ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người

đằng sau tránh vào ven đường.
2. Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng
bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù
lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông
ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường
xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.
3. Nghe đằng trước có tiếng hỏi:
- Bé con đi đâu sớm thế?


Kim Đồng nói:
- Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.
Trả lời xong, Kim Đồng quay lại, gọi:
- Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!
4. Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua
trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng
sớm.
Theo TÔ HOÀI

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: ( mỗi câu khoanh
đúng 1 đểm)
Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
A. Cung cấp thông tin của giặc cho cán bộ.
B. Tham gia chiến đấu cùng bộ đội.
C. Bảo vệ và dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
Câu 2: Trên đường đi, gặp lính Tây, Kim Đồng tỏ thái độ như thế nào?
A. Mỉm cười thân thiện.
B. Bình tĩnh huýt sáo.
C. Không để ý đến bọn giặc.
Câu 3: Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến gặp ai?

A. Một ông ké.
B. Một thầy mo.
C. Một ông già.
Câu 4: Vì sao nói anh Kim Đồng tất dũng cảm?
A. Vì còn nhỏ anh đã là chiến sĩ cách mạng, cầm súng đánh giặc.
B. Vì còn nhỏ anh đã là một chiến sĩ liên lạc, làm những công việc quan
trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh tìm cách đối phó, bảo vệ cán
bộ.
C. Vì còn nhỏ anh đã có tinh thần yêu nước, căm thù giặc, làm nhiệm vụ bảo
vệ đất nước.

Chiều trên sông Hương
Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng... Phía
bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố, thả khói
nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó, từ sau khúc quanh


vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá
cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn...
HOÀNG PHÚ NGỌC TƯỜNG
II. Đọc hiểu: (4 điểm) - Đọc thầm bài đọc sau:
CÂY SỒI
Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó,
như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm
nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những
đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy.Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch
nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng,
lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.
Khoanh tròn vào chữ a, b hoặc c trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu
hỏi dưới đây?

1.Đoạn văn trên nói đến loại cây gì?
a. Cây sồi

b. Cây cơm nguội

c. Cả a, b đều đúng

2.Đoạn văn nói đến những màu sắc nào?
a. Xanh, vàng

b. Đỏ, trắng

c. Đỏ, vàng, trắng

3.Hìnhh ảnh cây sồi được tả như thế nào?
a.Gầy guộc

b. Sum suê

c. Cao lớn toàn than phủ đầy lá đỏ

4.Những chiếc lá rập rình lay động được so sánh với sự vật nào?
a. Những cánh bướm xinh

b. Những chiếc lá vàng rực rỡ

c. Những đốm lửa đỏ bập bùng
5.Hình ảnh dòng nước chảy được miêu tả như thế nào?
a. Quanh co


b. Uốn lượn

c. Lúc trườn lên tảng đá, lúc luồn xuống gốc cây.
6. Câu : “Chú ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ.” thuộc mẫu câu nào sau đây:
a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?


7. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh? (1 điểm)
a. 1 hình ảnh

b. 2 hình ảnh

c. 3 hình ảnh

Đó
là:
…………………………………………………………………………………………
8. Gạch chân dưới từ chỉ sự vật trong câu sau: (0,5điểm)
“ Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy
gốc cây ẩm mục.”
Bài :Đêm trăng trên Hồ Tây
Hồ về thu , nước trong vắt , mênh mông . Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng
lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam , sóng vỗ rập rình . Một
lát , thuyền vào gần một đám sen . Bấy giờ , sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn
còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn . Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt …
PHAN KẾ BÍNH

Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng và hoàn thành tiếp các bài tập sau:
Câu 1 (1điểm): 1kg = ... g? Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 10

B. 100

C. 1000

Câu 2 (1 điểm): Cho số bé là 4, số lớn là 32. Hỏi số lớn gấp mấy lần số bé?
A. 8 lần

B. 28 lần

C. 36 lần

Câu 3 (1 điểm): Chu vi của hình vuông có cạnh 7cm là:
A. 28

B. 14cm

C. 28cm

Câu 4 (1 điểm): Số bé nhất có 3 chữ số khác nhau là:
A. 100

B. 102

C. 123

Câu 5 (1 điểm): Có 15 con gà mái và 5 con gà trống. Hỏi số gà trống kém số gà

mái mấy lần?
A. 3 lần

B. 20 lần

C. 5 lần

Câu 6 (1 điểm): Điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ trống:


a. 28 - (15 - 7) .......... 28 - 15 + 7

b. 840 : (2 + 2) ............ 120

Câu 7 (1 điểm): Đặt tính rồi tính
532 + 128

728 - 245

171 x 4

784 : 7

Câu 8 (1,điểm): Tìm X biết:
a. 900 : X = 6

b. X : 9 = 73

Câu 9 (2 điểm):
Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 96m, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài.

Tính chu vi khu vườn đó.
Bài 4: Đúng ghi(Đ), sai ghi (S) vàoô trống ( 1 điểm )

a) 16 + 40 : 4 thì được 20
b)

1
của 99 là 33
3

Bài 5. Tìm x:( 1điểm )
x + 365 = 970

x x 4 = 872

............................

............................

.............................

............................

Bài 6. Đặt tinh rồi tính: ( 1 điểm )
108 + 675

926 – 342

419 x 2


378 : 6

…………

…………..

………….

……………

…………

…………..

………….

……………

…………

…………..

………….

……………

Bài 7. ( 2 điểm )


Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 127 kg cà chua, ở thửa ruộng thứ hai được nhiều gấp 3 lần số

cà chua ở thửa ruộng thứ nhất. Hỏi thu hoạch ở cả hai thửa ruộng được bao nhiêu kg cà chua ?
Bài làm
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................

Đọc đoạn văn sau:
Mùa xuân đã đến.Những buổi chiều hửng ấm,từng đàn chim én những dãy núi
đằng xa bay tới. Chúng lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh
các mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi roi dài
ở giữa sông, những con giang, con sếu cao gần đầu người không biết từ đâu bay
về, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong mưa bụi trắng xóa.

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:

Câu 1:.Đoạn văn trên miêu tả cảnh làng quê ven sông vào mùa nào?
a. Mùa hè
b. Mùa thu
c.Mùa xuân
Câu 2:Loài chim nào báo tin mùa xuân đến?
a.Chim én
b.Chim giang
c.Chim sếu


Câu 3: Từng đàn chim én từ đâu bay về ?
a. Từ những dãy núi đằng xa
b. Từ những roi dài ở giữa sông

c. Không biết từ đâu
Câu 4:Dòng nào nêu đủ tên loài chim có trong đoạn văn:
a. Chim én, chim sẻ, chim sếu
b. Chim én, chim giang, chim sơn ca
c. Chim én, chim giang, chim sếu
Câu 5: Chim giang, chim sếu thường theo nhau về trong những ngày thời tiết
như thế nào?
a. Những ngày hửng ấm
b. Những ngày mưa phùn
c. Những ngày giá rét
Câu 6: Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ hoạt động có trong đoạn văn:
a. Bay tới, đuổi nhau, bước thấp thoáng
b. Hửng ấm, lượn vòng, bến đò
c. Tỏa khói, bụi mưa trắng xóa
d.
Câu 7: Từ nào sau đây chỉ đặc điểm?
a.Lượn vòng
b. Tỏa khói
c. Trắng xóa



×