Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Xây dựng giải pháp ERP cho Bảo hiểm xã hội Thành phố Hải Phòng_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 50 trang )

luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 1 of 95.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Hoàng Văn Trang

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doctieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai i


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 2 of 95.

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Lê Quốc Địnhngười đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Đồ án
là kết quả của quá trình học tập 24 tháng liên tục. Do đó, tôi cũng xin gửi lời cảm
ơn tới toàn thể tất cả các thầy, cô của viện đào tạo sau đại học trường Đại học
Hàng Hải Việt Nam, các thầy cô đang công tác tại các khoa CNTT, khoa ngoại
ngữ … trong trường Đại học Hàng Hải Việt Nam - những người đã tham gia vào
quá trình giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức để tôi hoàn thiện được kiến
thức về lĩnh vực CNTT nói chung cũng như luận văn tốt nghiệp này nói riêng.
Cũng trong thời gian làm đồ án này tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của cơ
quan Bảo hiểm xã hội TP Hải Phòng, Bảo hiểm xã hội quận Hồng Bàng- nơi tôi
đang công tác đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.


Tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô và gia đình dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123docii tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 3 of 95.

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ERP ................................................................. 2
1.1. Khái niệm và đặc trưng ................................................................................ 2
1.2. Sự cần thiết áp dụng hệ thống ERP trong các doanh nghiệp ....................... 5
1.3. Các mô hình ERP tiêu biểu .......................................................................... 6
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU QUẢN LÝ TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ......................................... 12
2.1 Thực trạng quản lý ...................................................................................... 12
2.1.1 Phòng tiếp nhận và quản lý hồ sơ ...................................................... 13
2.1.2 Phòng thu bảo hiểm xã hội................................................................. 13
2.1.3 Phòng cấp sổ - thẻ .............................................................................. 14
2.1.4 Phòng chế độ bảo hiểm xã hội ........................................................... 14
2.1.5 Phòng kế hoạch - Tài chính................................................................ 15
2.1.6 Phòng giám định bảo hiểm y tế .......................................................... 15
2.1.7 Phòng tổ chức cán bộ ......................................................................... 16
2.1.8 Phòng công nghệ thông tin................................................................. 16
2.1.9 Phòng kiểm tra ................................................................................... 17

2.1.10 Phòng hành chính - tổng hợp ........................................................... 17
2.2

Nhu cầu nâng cấp hệ thống quản lý tại bảo hiểm xã hội TP Hải Phòng . 17

CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG ............................ 19
3.1. Hệ thống bảo hiểm xã hội TP Hải Phòng ................................................ 19
3.1.1 Các chức năng của hệ thống............................................................... 19
3.1.1.1 Tiếp nhận hồ sơ có các chức năng con sau: ............................ 19
3.1.1.2 Thu BHXH có các chức năng con sau: ................................... 20

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123dociii tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 4 of 95.

3.1.1.3 Cấp in Sổ BHXH - thẻ BHYT có các chức năng con sau: ..... 20
3.1.1.4 Chế độ chính sách có các chức năng con sau: ........................ 20
3.1.1.5 Kế toán có các chức năng con sau: ......................................... 20
3.1.1.6 Giám định có các chức năng chính: ........................................ 21
3.1.1.7 Nhân sự có các chức năng sau: ............................................... 22
3.1.1.8 Cơ sở vật chất có các chức năng sau: ..................................... 22
3.1.1.9 Báo cáo gồm các chức năng con sau: ..................................... 23
3.1.2 Sơ đồ phân rã chức năng của hê ̣ thố ng .............................................. 24
3.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh của hệ thống .............................................. 24
3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh của hệ thống ...................................... 25
3.3.1 Sơ đồ luồng dữ liệu của chức năng TNHS của hệ thống ................... 25
3.3.2 Sơ đồ luồng dữ liệu của chức năng thu BHXH của hệ thống ............ 25
3.3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu của chức năng cấp sổ, thẻ của hệ thống ............ 26
3.3.4 Sơ đồ luồng dữ liệu của chức năng chế độ chính sách ...................... 26

3.3.6 Sơ đồ luồng dữ liệu của chức năng kế toán ....................................... 27
3.3.7 Sơ đồ luồng dữ liệu của chức năng giám định ................................... 27
3.3.8 Sơ đồ luồng dữ liệu của chức năng nhân sự ...................................... 28
3.3.9 Sơ đồ luồng dữ liệu của chức năng cơ sở vật chất ............................. 28
CHƢƠNG 4: THIẾT KẾ HẠ TẦNG TRUYỀN THÔNG HỆ THỐNG ....... 29
4.1. Những bất cập của giải pháp hiện tại. ........................................................ 29
4.2. Thiết kế hạ tầng truyền thông cho giải pháp .............................................. 29
4.2.1 Yêu cầu về hệ thống ........................................................................... 29
4.2.2 Mô hình hệ thống mạng ..................................................................... 30
CHƢƠNG 5: CÀI ĐẶT PHÂN HỆ GIÁM ĐỊNH ........................................... 35
5.1. Chức năng hệ thống giám định .................................................................. 35
5.1.1 Chức năng hệ thống đăng nhập .......................................................... 35
5.1.2 Chức năng danh mục .......................................................................... 35
5.1.3 Chức năng giám định ......................................................................... 36
5.1.4 Chức năng báo cáo ............................................................................. 36

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123dociv tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 5 of 95.

5.2 Dữ liệu ......................................................................................................... 37
5.2.1 Bảng dữ liệu ....................................................................................... 37
5.2.2 Mô hình quan hệ................................................................................. 50
5.3 Giao diện hệ thống ...................................................................................... 40
ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN .............................................................................. 43
* Ưu điểm của hệ thống: ................................................................................... 43
* Nhược điểm: ................................................................................................... 43
Kết luận: ............................................................................................................ 43
Tài liệu tham khảo............................................................................................... 44


Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123docv tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 6 of 95.

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Giải thích

ERP

Enterprise Resource Planning

CSDL

Cơ sở dữ liệu

Máy chủ

Server, máy chủ chứa CSDL làm việc của chúng ta

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

CSKCB

Cơ sở khám chữa bệnh

CNTT

Công nghệ thông tin

MSLĐ

Mất sức lao động

TNLĐ-BNN

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

TN -QLHS

Tiếp nhận và quản lý hồ sơ

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123docvi tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 7 of 95.

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Sức ép cạnh tranh là rất lớn khi chúng ta đã là thành viên chính thức của

WTO. Đòi hỏi các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
ngành bảo hiểm xã hội nói riêng phải nâng cao năng lực phục vụ bằng cách thay
đổi phương thức quản lý cho hợp lý, mang lại hiệu quả cao và phù hợp.
Hiện nay các cơ quan bảo hiểm các tỉnh, thành phố nói chung và Bảo hiểm xã
hội Thành phố Hải Phòng đều sử dụng một số phần mềm chuyên dụng nhưng hầu
như các phần mềm này tồn tại và hoạt động độc lập, do đó các luồng thông tin rời
rạc, chắp vá mà không đồng bộ với nhau. Dữ liệu phân tán làm lãng phí tài nguyên,
hiệu quả làm việc của các nhân viên, cán bộ viên chức cũng không cao do các quy
trình nghiệp vụ còn mang tính thủ công và không được chuẩn hóa. Vì vậy nhu cầu
đặt ra là phải có một giải pháp quản lý toàn bộ các nguồn tài nguyên, hỗ trợ cho
nhà quản lý trong việc ra các quyết định và tiết kiệm tài nguyên cũng như mang lại
hiệu quả tối ưu hơn cho các hoạt động.
Và một trong những giải pháp mới có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu
trên và được nhiều nhà quản lý lựa chọn, với vai trò là một cán bộ nhân viên
CNTT trong ngành bảo hiểm xã hội TP Hải Phòng tôi đã lựa chọn đề tài “Xây
dựng giải pháp ERP cho Bảo hiểm xã hội Thành phố Hải Phòng”.
ERP cung cấp cho các cơ quan, doanh nghiệp một hệ thống quản lý với quy
trình hiện đại theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành cơ
quan, doanh nghiệp cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các cán bộ nhân viên.
ERP giúp tăng năng suất lao động, các thông tin của cơ quan, doanh nghiệp được
tập trung, đầy đủ, kịp thời và có khả năng chia sẻ. Bên cạnh đó, các thông tin có
tính an toàn cao. Hơn thế nữa ERP giúp tổ chức lại các hoạt động của cơ quan,
doanh nghiệp theo các quy trình chuyên nghiệp.

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc1 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 8 of 95.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ERP

1.1. Khái niệm và đặc trƣng
Hệ thống hoạch định Nguồn lực Cơ quan, doanh nghiệp - Enterprise
Resource Planning (ERP) là một thuật ngữ được dùng liên quan tới một loạt hoạt
động của cơ quan, doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ, giúp cơ quan,
doanh nghiệp quản lý một cách hiệu quả các nguồn lực. Đồng thời quản lý, theo
dõi và đánh giá các hoạt động trong cơ quan, doanh nghiệp bao gồm: kế toán, phân
tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuát,
quản lý hậu cần, quản lý quan hệ với khách hàng, v.v... Mục tiêu tổng quát của hệ
thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của cơ quan, doanh nghiệp như
nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử
dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch. Các nhà quản lý đã sớm nhận thấy
máy tính không chỉ đơn thuần là một công cụ trợ giúp nâng cao năng suất mà đã
trở thành công cụ chủ đạo giúp cơ quan, doanh nghiệp tạo sự chuyển biến triệt để
trong cách làm việc, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cải
thiện đáng kể mối quan hệ với khách hàng... Từ những năm 60 đến nay, trên thế
giới đã có nhiều hệ thống quản lý được áp dụng cho các cơ quan, doanh nghiệp:
MRP – Material Requirement Planning – Hoạch định nhu cầu nguyên liệu
MRPII – Manufacturing Resource Planning – Hoạch định nguồn lực sản xuất
MES – Manufacturing Execution System – Hệ thống điều hành sản xuất
ERP – Enterprise Resource Planning – Hoạch định nguồn lực cơ quan, doanh
nghiệp
ERM – Enterprise Resource Management – Quản trị nguồn lực cơ quan, doanh
nghiệp
CRM – Client Relationship Management – Quản trị quan hệ khách hàng
SCM – Supply Chain Management – Quản trị chuỗi cung ứng
MRP và MRPII: Hệ thống MRP được phát triển từ giữa những năm 60, đến
giữa những năm 70 thì chuyển qua hệ thống MRPII. MRP và MRPII là các hệ
thống chạy trên các hệ thống máy lớn Mainframe và máy Mini. Và hai hệ thống

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc2 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -



luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 9 of 95.

này cũng chỉ hoạch định được những mảng nhỏ trong quá trình sản xuất như MRP
hoạch định về nguyên liệu sản xuất, MRPII hoạch định về quản lý nguồn lực.
ERP: Đến những năm 90, cùng với sự phát triển của công nghệ phần cứng
và mạng máy tính dựa trên cấu trúc Client – Server sử dụng máy chủ PC thay cho
máy lớn trở thành phổ biến, các hệ thống MRP nhường chỗ cho hệ thống mới là
ERP. ERP không chỉ giới hạn trong quản lý sản xuất mà còn bao trùm lên toàn bộ
các hoạt động chính của cơ quan, doanh nghiệp như: Kế toán, Quản trị nhân lực,
Quản trị hậu cần, Quản trị hệ thống bán hàng... Thập kỷ 90 là thời kỳ hoàng kim
của ERP tất cả các cơ quan, doanh nghiệp đa quốc gia và đại đa số các cơ quan,
doanh nghiệp tại các nước phát triển đều đã triển khai ERP. Đầu thế kỷ 21 thế giới
bắt đầu nói nhiều đến bước phát triển tiếp theo của ERP là ERM cùng các hệ thống
khác tận dụng tiến bộ của công nghệ Internet là CRM và SCM.
ERM: ERM tuy gần với ERP về cách viết nhưng là khái niệm rộng hơn, nó
không phải là một bước tiến hóa về chức năng hay kỹ thuật như MRP tiến hóa lên
ERP, ERM thực chất là một bộ công cụ quản lý cơ quan, doanh nghiệp mà phần
mềm chỉ là một bộ phận. Các công cụ khác có tính quản lý như: Huấn luyện, Kỹ
thuật quản trị dự án... các yếu tố phi máy tính của ERM là điểm tiến hóa rất quan
trọng, nhiều dự án ERP không thành công là do thiếu yếu tố này.
CRM: Đặt trọng tâm vào khả năng giao tiếp với bên ngoài (Khách hàng,
Nhà cung cấp...) của một hệ thống quản lý. CRM quản lý từ phân tích thị trường,
lập kế hoạch tiếp thị và bán hàng đến các hoạt động tiếp thị như chiến dịch tiếp thị
trực tiếp qua Email, quản lý hoạt động chăm sóc khách hàng... CRM còn phân tích
nhiều chiều về khách hàng để giúp cơ quan, doanh nghiệp định hướng các hoạt
động phát triển sản phẩm và bán hàng.
SCM: Được định nghĩa là quá trình từ lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, lựa
chọn nhà cung cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà cung cấp sẽ phải tuân thủ

trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho cơ quan, doanh nghiệp, lập kế hoạch cho
lượng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao hàng cho đến quản lý hàng trả lại và hỗ
trợ khách hàng trong việc nhận hàng. Trong các hệ thống phần mềm quản lý nói

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc3 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 10 of 95.

trên, thì ERP là quan trọng nhất, đó là xương sống của mọi hệ thống quản lý trong
các cơ quan, doanh nghiệp lớn trên thế giới. Tất cả các cơ quan, doanh nghiệp đa
quốc gia hiện nay sẽ ngừng hoạt động nếu hệ thống ERP của họ bị trục trặc vì bằng
cách thủ công, cơ quan, doanh nghiệp không thể kiểm soát được hàng trăm chi
nhánh và hàng triệu giao dịch diễn ra hàng ngày trên khắp thế giới. Với các cơ
quan, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ERP cũng là công cụ chính để họ tăng hiệu quả
quản lý.
Đặc trưng của phần mềm ERP là có cấu trúc phân hệ (Module). Phần mềm
có cấu trúc phân hệ là một tập hợp gồm nhiều phần mềm riêng lẻ, mỗi phần mềm
có một chức năng riêng. Từng phân hệ có thể hoạt động độc lâp nhưng do bản chất
của hệ thống ERP, chúng kết nối với nhau để tự động chia sẻ thông tin với các
phân hệ khác nhau nhằm tạo nên một hệ thống mạnh hơn. Các phân hệ cơ bản của
một phần mềm ERP điển hình có thể như sau:
 Kế toán: Phân hệ này cũng có thể chia thành nhiều phân hệ nữa như sổ cái,
công nợ phải thu, công nợ phải trả, tài sản cố định, quản lý tiền mặt, danh
mục đầu tư, v.v… Các phân hệ kế toán là nền tảng của một phần mềm ERP
 Mua hàng
 Kho
 Sản xuất
 Bán hàng
 Quản lý nhân sự và tính lương

 Quản lý quan hệ với khách hàng, cổ đông, và công chúng.
Các phần mềm ERP được xây dựng thường hợp nhất các thông lệ tốt nhất ở
nhiều hoạt động tác nghiệp khác nhau của công ty. Do đó, công ty có thể dễ dàng
áp dụng các thông lệ tốt nhất thông qua việc cài đặt một hệ thống ERP.
ERP thường được xem như phần mềm hỗ trợ hiệu quả nhất trong công tác
quản lý và môi trường kinh doanh. Ví dụ như qui trình đặt hàng, ERP nhận đơn
hàng từ khách hàng, sau đó sẽ tính được chi phí và thời gian sản xuất dựa vào định
mức nguyên vật liệu và lượng nguyên liệu hàng hoá tồn trong kho của công ty, lịch

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc4 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 11 of 95.

trình sản xuất và năng lực sản xuất từ kế hoạch cung ứng. Từ đó cho ta biết được
thời gian dự kiến và tiến độ giao hàng. Tất cả các nhân viên ở phòng ban khác
nhau đều có thể xem tiến độ sản xuất cũng như tiến độ giao hàng cho khách hàng
đến đâu điều này sẽ giải quyết kịp thời các rủi ro và tránh xảy ra sai sót. Phân hệ kế
toán có thể biết được chi phí sản xuất cho một đơn hàng cụ thể một cách chính xác.
Đó chính là một thể thống nhất ERP muốn thực hiện ở mỗi doanh nghiệp. Nếu như
các phân hệ không thật sự liên kết với nhau thì khi giải quyết một đơn đặt hàng rất
khó khăn và thông tin sẽ không kịp thời. Ví dụ như bộ phận kinh doanh sẽ không
biết đơn hàng đã giao cho khách hàng đến đâu, kế hoạch cung ứng không biết được
lượng hàng đã sản xuất đủ chưa … Đối với ERP mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn
chính xác hơn và thống nhất hơn.
1.2. Sự cần thiết áp dụng hệ thống ERP trong các doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp việc nắm được tất các các chu trình hoạt động từ
kinh doanh đến sản xuất là một việc cực kì quan trọng, mà việc thể hiện được các
chu trình kinh doanh trong doanh nghiệp được một phần mềm ERP thực hiện
nhanh chóng và chính xác. Chính vì thế mà hệ thống ERP thật sự cần thiết được áp

dụng trong các doanh nghiệp hay các cơ quan hành chính sự nghiệp.
Một doanh nghiệp khi đã quản lý tốt các tài nguyên của mình thì có thể tăng
năng suất kinh doanh, tăng khả năng hoạt động và có khả năng thích ứng cần thiết
để tăng tốc trong các chiến lược kinh doanh.
Những đặc điểm chính của một hệ thống ERP:
 Đầy đủ các phân hệ nghiệp vụ: như kế toán tài chính, nhân sự tiền lương,
quản lý kho, mua sắm, bán hàng, quản lý dự án, quản lý sản xuất…
 Tích hợp hoàn toàn - dữ liệu tập trung: Các phân hệ được xây dựng theo
thiết kế tổng thể với mô hình dữ liệu thống nhất và trên một CSDL duy
nhất. Dữ liệu được quản lý tập trung, đầy đủ, chia sẻ, thống nhất và xuyên
suốt toàn bộ doanh nghiệp.
 Tự động hóa quy trình tác nghiệp: Vận hành theo quy trình nghiệp vụ, hoàn
toàn tích hợp giữa các phân hệ, chia sẻ việc nhập liệu cho các cán bộ

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc5 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 12 of 95.

nghiệp vụ ngay khi nghiệp vụ ban đầu phát sinh, tăng cường kiểm soát
luồng dữ liệu.
 Kiến trúc và công nghệ tiên tiến: Kiến trúc 3 lớp (máy trạm, ứng dụng và
CSDL), môi trường và kiến trúc tính toán Internet.
 An toàn, bảo mật cao: An ninh và an toàn dữ liệu rất cao, phân quyền phù
hợp với vai trò, vị trí và nhiệm vụ của mỗi cá nhân, đơn vị.
1.3. Các mô hình ERP tiêu biểu
Mô hình ERP cho các nhà máy:
Hệ thống ERP được áp dụng trong các nhà máy thường quản lí tổng thể các
hoạt động của tổ chức này. Quản lý tổng thể từ hoạt động kinh doanh đến quá trình
sản xuất, ngoài ra hệ thống còn cho phép tổ chức một hệ thống thông tin tổng thể

để quản lý các lĩnh vực hoạt động khác nhau của công ty.
- Quản lý sản xuất, trong đó gồm:
1.

Nhận tài liệu sản xuất;

2.

Lập kế hoạch cho các bộ phận;

3.

Quản lý chi phí và tính giá thành;

4.

Quản lý dữ liệu về sản phẩm;

- Quản lý các thiết bị, máy móc;
- Quản lý tài chính, trong đó gồm:
1.

Quản lý ngân sách;

2.

Quản lý quỹ tiền mặt;

3.


Quản lý công nợ phải thu, phải trả;

4.

Quản lý lương nhân viên;

5.

Kế toán cơ quan, doanh nghiệp và kế toán thuế;

6.

Kế toán theo chuẩn mực quốc tế;

7.

Lập báo cáo hợp nhất;

- Quản lý kho (hàng tồn kho)
- Quản lý bán hàng
- Quản lý mua hàng

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc6 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 13 of 95.

- Quản lý quan hệ giữa người mua và người bán
- Quản trị nhân sự, bao gồm cả việc tính lương
- Theo dõi và phân tích các chỉ số hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp


Mô hình ERP cho bệnh viện, phòng khám:
Trong xã hội ngày nay, ngành y tế đang được chú ý nhiều nhất bởi tính cấp
thiết về nhu cầu bảo vệ sức khỏe người dân cũng như trước các virut mới phát sinh
vô cùng nguy hiểm. Chính bởi lí do đó mà việc kiện toàn bộ máy quản lí y tế trở
nên bức thiết hơn bao giờ hết, quản lí tốt các tài nguyên bệnh viện chính là nâng
cao chất lượng ngành y tế.
Với đặc thù ngành, ngành y tế có rất nhiều tài nguyên liên quan đến nhau
cho từng thời điểm, ví dụ phòng phẫu thuật, các loại thuốc, bác sỹ, y tá… ngoài ra
còn có các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, viện phí… với các tài nguyên vừa
nhiều, vừa phức tạp trên ngành y tế cần một hệ thống quản lí chính xác, hiệu quả
và một hệ thống ERP có thể đáp ứng được các yêu cầu đó.
Một ERP trong lĩnh vực y tế có thể có các chức năng sau:
- Tiếp nhận hồ sơ (tiếp xúc người bệnh…)
- Sắp xếp lịch khám, hẹn.
- Quản lí nhân viên
- Quản lí bệnh nhân
- Quản lí các thiết bị

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc7 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 14 of 95.

- Quản lí thuốc
- Quản lí CSDL
Và nhiều chức năng khác.

ERP Cho các trường đại học
Hệ thống phần mềm ERP cho trường đại học, cao đẳng phục vụ cho việc

quản lý toàn diện trường đại học: quản lý tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo,
quản lý cơ sở vật chất, quản lý nhân sự…
Cùng với đó là các cổng thông tin điện tử, cổng thông tin giáo trình, hệ
thống đào tạo trực tuyến, với mục đích hỗ trợ tra cứu thông tin một cách nhanh
chóng, giúp cho việc học tập, kết nối trao đổi giữa sinh viên và giảng viên được
thuận lợi.
Các chức năng chính:
- Quản lý tuyển sinh: Hệ thống cho phép người dùng thực hiện thi tuyển và
xét tuyển theo quy chế của bộ với các chức năng: Thành lập hội đồng & ban
chuyên trách, thiết lập chỉ tiêu, ra thông báo tuyển sinh, tạo phiếu đăng ký dự thi,

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc8 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 15 of 95.

bố trí phòng thi, thiết lập tiêu chí tuyển sinh (đối với xét tuyển), quản lý điểm thi,
quản lý điểm chuẩn, phúc khảo, in danh sách trúng tuyển…
- Phân hệ quản lý quá trình đào tạo: Hệ thống cho phép người dùng có thể
thao tác các nghiệp vụ như: Quản lý sinh viên, Quản lý chương trình đào tạo, Quản
lý tài chính, quản lý kết quả học tập, quản lý cán bộ giảng dạy, quản lý khối lượng
giảng dạy, quản lý thời khóa biểu, quản lý học bổng, miễn giảm học phí, báo cáo
phục vụ lãnh đạo…
- Cổng thông tin điện tử: Cổng thông tin điện tử-GOU là trang web được tạo
ra với mục đích hỗ trợ sinh viên, cán bộ nhân viên- giảng viên trong việc tra cứu
các thông tin cần thiết liên quan tới giảng dạy, học tập, thi cử ….cũng như cập nhật
được các tin tức mới nhất từ nhà trường, đoàn, và các câu lạc bộ ...Tham gia các
chuyên mục thảo luận chung (chức năng hỏi đáp), và là nơi dành cho các bạn sinh
viên tìm kiếm công việc từ chính các bạn sinh viên, cựu sinh viên trường mình.
- Cổng thông tin giáo trình: Xây dựng, phát triển cổng thông tin giáo trình

thành trung tâm khai thác, cung cấp tài nguyên tri thức hiện đại, được quản lý, vận
hành ở trình độ quốc tế, có khả năng phục vụ và đáp ứng cao yêu cầu nghiên cứu
khoa học và đào tạo của các trường đại học hiện nay. Xây dựng cổng thông tin
giáo trình thành cổng thông tin đầu mối, liên kết chia sẻ với các trường đại học
trong khu vực và cả nước, góp phần mở rộng quan hệ trao đổi thông tin với các
trường đại học tiên tiến trong khu vực.
- Quản lý nhân sự: Phân hệ Quản lý nhân sự giúp cán bộ nhân sự cập nhật,
theo dõi và quản lý toàn bộ các thông tin nhân sự có liên quan đến nhân viên trong
cơ quan, doanh nghiệp: cập nhật thông tin của các ứng viên, quản lý lịch nhân viên
(thông tin về hợp đồng, thông tin cá nhân, thông tin khen thưởng, kỹ luật, thông tin
tuyên truyền, bổ nhiệm), quản lý nhân sự của bộ phận, các báo cáo quản trị nhân
sự…..
- Quản lý tài sản, cơ sở vật chất: Phân hệ quản lý tài sản phục vụ cho việc
quản lý toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất của trường học, từ khâu lập kế hoạch mua
sắm, tổ chức thực hiện việc mua sắm đến quản lý cấp phát tài sản sử dụng, theo dõi

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc9 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 16 of 95.

bảo hành, bảo trì, khấu hao tài sản và thanh lý. Tài sản được quản lý bao gồm tài
sản cố định chung, tài sản cố định đặc thù như xe, bất động sản và quản lý công cụ
lao động và các công trình đang xây dựng.
- Quản lý ký túc xá: Hệ thống cung cấp các quản lý về thông tin, cơ sở hạ
tầng ở ký túc xá (phòng, trang thiết bị, cơ sở vật chất …), hỗ trợ quản lý đăng ký
(vào, ra), theo dõi, cập nhật tình trạng của sinh viên cũng như phòng, cơ sở vật
chất, hỗ trợ tra cứu, thống kê các thông tin liên quan tới ký túc xá…
- Quản lý nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Quản lý nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cung cấp các chức năng: quản lý lý lịch

của cán bộ, các thông tin về dự án - đề tài, các giải trình thông tin về đề tài (chi tiết
thông tin về đề tài, chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ chì……), thông tin hội đồng xét
tuyển, xét duyệt đề tài, các báo cáo….
- Quản lý khiếu nại- phúc khảo: Hệ thống hỗ trợ cập nhật các thông tin về
khiếu nại, phúc khảo như: hồ sơ khiếu nại - phúc khảo, hội đồng khiếu nại - phúc
khảo, kết quả phúc khảo - khiếu nại, các văn bản đính kèm.
- Quản lý quy chế, nội quy: Quản lý quy chế, nội quy cung cấp các chức
năng cập nhật thông tin quy chế nội quy, cho phép lưu trữ các thông tin về quy chế
nội quy. Hỗ trợ tìm kiếm thông tin về quy chế, nội quy.
- Quản lý công văn, văn bản điều hành: Quản lý công văn, văn bản điều
hành cung cấp các chức năng như: quản lý công văn đến, công văn đi, hồ sơ công
việc, tài liệu ISO, hỗ trợ báo cáo thống kê.
ERP có thể đưa được vào đại học vì đại học cũng là tổ chức có bộ máy hoạt
động tương tự những doanh nghiệp lớn, nhiều phòng ban như: tài vụ, nhân sự, kế
hoạch, hành chính, vật tư... Đại học cũng có những "bài toán" cần giải quyết như
các cơ quan hiện đại khác: điều phối các nguồn tài nguyên, kiểm soát chi phí, thúc
đẩy tính chuyên nghiệp và tự hạch toán các phòng ban.
ERP không chỉ hữu ích trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh mà
còn là hệ thống phục vụ tốt cho các tổ chức giáo dục như các trường Đại học, cao
đẳng. Nhất là các trường lớn, có nhiều cơ sở đào tạo từ xa hoặc liên kết. Thông qua

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc10 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 17 of 95.

mạng internet và các mạng nội bộ ERP cho phép quản lí các hoạt động của trường
một cách thống nhất và hiệu quả với cơ sở dữ liệu tập trung. Người dùng phân tán
ở các nơi có thể cập nhật thong tin và lấy thong tin cần thiết cho công tác của
mình. Thông qua hệ thống ERP thông tin trong toàn trường sẽ luôn thống nhất và

chính xác tức thời.
Các hoạt động trong trường học cần nhiều khâu xử lí và xét duyệt trước đây
như yêu câu mua sắm thiết bị, sửa chữa các thiết bị hư hỏng sẽ được thực hiện hết
sức nhanh chóng với hệ thống ERP. Các yêu cầu được gửi vào hệ thống, hệ thống
chuyển thong tin đến các bộ phận liên quan, bao gồm các việc đánh giá và thẩm
định, lập lịch thực hiện… Và quá trình thực hiện các giao dịch mua bán thiết bị,
vật liệu đã được thực hiện nhiều lần trước đây thì hệ thống có thể chuyển các yêu
cầu này tới các đơn vị liên quan để rút ngắn thời gian giao dịch và các thao tác
khác để giảm thiểu chi phí.
Công việc khó khăn nhất trong các trường đại học là việc lập thời khóa biểu
và tổ chức học cho sinh viên. Với hệ thống ERP thì việc này có thể giải quyết đơn
giản và chính xác. Mỗi giảng viên sẽ cung cấp cho hệ thống số liệu về giờ dạy của
bản than, tù các số liệu này hệ thống sẽ tính toán, đưa ra lịch làm việc phù hợp nhất
với mỗi người, bao gồm cả các lớp đào tạo từ xa hoặc liên kết. Ngoài ra các thông
tin về thu nhập hoặc các phụ cấp sẽ được hệ thống cung cấp đầy đủ đến từng giảng
viên, cán bộ công nhân viên đảm bảo tính chính xác và minh bạch.
Hiện tại để đổi mới và thực hiện theo quy trình phù hớp với hệ thống ERP là
một việc khó khăn và cần nhiều thời gian. Vậy việc chuyển đổi từ phương thức
làm việc bán tự động, nhiều thao tác tay sang quy trình sử dụng mô hình ERP cần
có sự quan tâm và có nhiều biện pháp khuyến khích để nhân viên và giảng viên
đưa hệ thống ERP vào thực hiện trong công việc hàng ngày.

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc11 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 18 of 95.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU QUẢN LÝ TẠI
BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


2.1 Thực trạng quản lý
Bảo hiểm xã hội là một chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm mục đích
an sinh xã hội, ổn định trật tự an ninh chính trị thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Bảo hiểm xã hội là một quỹ tài chính được lập lên do sự tham gia đóng góp
của nhiều người tham gia bảo hiểm, khi một trong số những người tham gia bị ốm,
sinh đẻ hay tai nạn rủi ro hoặc tuổi già … thì sẽ nhận được một phần bù đắp.
Quỹ bảo hiểm xã hội được sự bảo hộ của Nhà nước và pháp luật, cơ quan
bảo hiểm xã hội là cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ quản lý quỹ theo quy
định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức theo hệ thống từ trung ương xuống
địa phương bao gồm ở trung ương là bảo hiểm xã hội Việt Nam; ở các tỉnh và
thành phố là bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố; cuối cùng là bảo hiểm xã hội quận,
huyện.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng là một cơ quan hành chính sự nghiệp
trong hệ thống của BHXH Việt Nam. Bảo hiểm xã hội TP Hải Phòng gồm 15
quận/huyện. Mỗi quận huyện quản lý một khu vực khác nhau, những đơn vị có số
lao động lớn bảo hiểm xã hội thành phố trực tiếp quản lý, như vậy BHXH thành
phố đóng vai trò như một BHXH quận huyện.
Những công việc cần quản lý của BHXH một quận/huyện bao gồm:
- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ
- Quản lý thu bảo hiểm xã hội
- Quản lý cấp in Sổ bảo hiểm xã hội - thẻ bảo hiểm y tế
- Quản lý chế độ chính sách
- Quản lý tài chính - kế toán
- Quản lý giám định
- Quản lý nhân sự

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc12 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -



luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 19 of 95.

- Quản lý cơ sở vật chất
Căn cứ vào các nhiệm vụ và chức năng cần quản lý, BHXH TP Hải Phòng phân
làm các phòng chức năng sau:
2.1.1 Phòng tiếp nhận và quản lý hồ sơ
Hiện tại BHXH TP Hải Phòng đang thực hiện phần mềm tiếp nhận hồ sơ 2.0
do trung tâm công nghệ thông tin bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng để tiếp nhận
hồ sơ, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
Phòng tiếp nhận hồ sơ có các chức năng sau:
- Hướng dẫn, tư vấn chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp cho các cá nhân, đơn vị tổ chức.
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Tiếp nhận và kiểm tra các hồ sơ của cá nhân, đơn vị đề nghị hưởng các chế
độ chính sách khi tham gia bảo hiểm xã hội.
- Luân chuyển bàn giao hồ sơ và nhận kết quả từ các phòng nghiệp vụ để trả
về bảo hiểm xã hội quận huyện hay các đơn vị tổ chức, cá nhân tham gia.
- Hướng dẫn bảo hiểm xã hội quận huyện và các phòng nghiệp vụ lưu trữ hồ
sơ, tài liệu.
- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác lưu trữ.
2.1.2 Phòng thu bảo hiểm xã hội
Thu bảo hiểm xã hội hiện đang thực hiện trên phần mềm SMS (phần mềm thu
BHXH) do công ty tứ huynh cung cấp.
Phòng thu bảo hiểm xã hội có chức năng:
- Quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm
xã hội tự nguyện gọi chung là thu bảo hiểm xã hội của các đối tượng tham
gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ lên kế hoạch phân bổ chỉ tiêu thu cho bảo
hiểm xã hội quận huyện dựa trên chỉ tiêu bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.


Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc13 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 20 of 95.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức thu nợ các đơn vị
doanh nghiệp còn nợ đọng tiền bảo hiểm, đảm bảo chỉ tiêu thu theo đúng kế
hoạch.
- Kiểm tra việc thực hiện chấp hành chính sách pháp luật của doanh nghiệp đối
với người lao động.
2.1.3 Phòng cấp sổ - thẻ
Nghiệp vụ quản lý và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đang sử dụng trên phần mềm
quản lý sổ thẻ.
Chức năng phòng cấp sổ- thẻ:
- Tổ chức xét duyệt hồ sơ cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.
- Tổ chức cấp và quản lý việc sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT.
- Chịu trách nhiệm về quản lý phôi sổ BHXH, thẻ BHYT theo sự phân công.
- Hướng dẫn, kiểm tra bảo hiểm xã hội quận huyện thực hiện cấp phát sổ
BHXH, thẻ BHYT theo đúng quy định.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ, các quận huyện, các cơ quan chức năng
kiểm tra việc sử dụng thẻ BHYT, sổ BHXH đối với các cá nhân và tổ chức.
2.1.4 Phòng chế độ bảo hiểm xã hội
Phòng chế độ bảo hiểm xã hội có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xã hội
thành phố giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý đối
tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
pháp luật. Cụ thể phòng chế độ bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ:
- Giải quyết hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội: hưu trí, tử tuất, tai nạn lao
động - bệnh nghề nghiệp và thẩm định số liệu chi trợ cấp ốm đau, thai sản,
dưỡng sức phục hồi sức khỏe và bảo hiểm thất nghiệp.
- Thẩm định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất, dưỡng sức phục hồi

sức khỏe do đơn vị sử dụng chuyển đến làm căn cứ quyết toán.
- Cấp và quản lý giấy chứng nhận hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
hàng tháng

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc14 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 21 of 95.

- Quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp hàng tháng theo từng chế độ, bao gồm cả đối tượng tăng, giảm và di
chuyển; điều chỉnh mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
- Lập danh sách đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp; in danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
- Hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội quận, huyện trực thuộc thành phố và các
tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp.
2.1.5 Phòng kế hoạch - Tài chính
Phòng kế hoạch tài chính có chức năng thực hiện các công tác kế hoạch,
hạch toán và quản lý tài chính theo quy định pháp luật:
- Thực hiện các kế hoạch mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất hàng năm …
- Chuyển tiền thu bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân …
vào tài khoản của BHXH Việt Nam theo đúng quy định.
- Tổ chức chi trả trợ cấp tiền hàng tháng cho các đối tượng chế độ chính sách.
- Phối hợp với các phòng chức năng kiểm tra, thực hiện quyết toán tài chính
với BHXH quận, huyện.
- Kiểm tra, hướng dẫn bảo hiểm xã hội các quận huyện thực hiện đúng các
nghiệp vụ tài chính, kế toán theo quy định.
-


Quản lý, lưu trữ chứng từ hồ sơ kế toán theo đúng quy định.

2.1.6 Phòng giám định bảo hiểm y tế
Phòng giám định bảo hiểm có chức năng quản lý, thống kê, theo dõi các đối
tượng có thẻ BHYT khám chữa bệnh tại các cơ sở giám chữa bệnh theo đúng quy
định.
Phòng giám định có chức năng:
- Tổng hợp, báo cáo việc chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa
bệnh ký hợp đồng với bảo hiểm xã hội.
- Xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí thu chi hàng quý, hàng năm để phân quỹ
khám chữa bệnh.

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc15 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 22 of 95.

-

Thực hiện đúng quy trình khám chữa bệnh đối với người có thẻ BHYT, bảo
vệ quyền lợi của người có thẻ BHYT, tránh lạm dụng, gây thất thoát quỹ bảo
hiểm y tế.

- Thẩm định hồ sơ chứng từ khám chữa bệnh để quyết toán chi phí KCB tại
các CSKCB.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc
liên quan đến chính sách bảo hiểm y tế.
2.1.7 Phòng tổ chức cán bộ
Phòng tổ chức cán bộ có chức năng:
- Quản lý, theo dõi công chức, viên chức, khen thưởng, kỷ luật và công tác thi

đua theo đúng quy định.
- Xây dựng và đề xuất các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân
viên chức hàng năm
- Theo dõi việc thực hiện các quy định của ngành và các quy chế phối hợp với
địa phương đồng thời hướng dẫn, tổ chức kiểm tra việc thực hiện tại BHXH
các quận huyện.
- Thực hiện các quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thi đua khen
thưởng, kỷ luật các cán bộ viên chức theo đúng quy định.
- Xem xét, giải quyết các đơn thư khiếu lại có liên quan đến chế độ chính sách
BHXH, BHYT, BHTN và liên quan đến cán bộ công nhân viên trong ngành.
2.1.8 Phòng công nghệ thông tin
Phòng công nghệ thông tin có chức năng:
- Quản lý và lưu trữ dữ liệu, theo dõi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
hệ thống bảo hiểm xã hội theo đúng quy định.
- Đề xuất các kiến nghị mua sắm nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin
đảm bảo ổn định hệ thống giao dịch.
- Quản lý lưu trữ dữ liệu an toàn, bảo mật theo đúng quy trình nghiệp vụ.
- Xây dựng, khai thác các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin nhằm
phục vụ các công tác chuyên môn nghiệp vụ của ngành.

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc16 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 23 of 95.

2.1.9 Phòng kiểm tra
Phòng kiểm tra bảo hiểm xã hội thành phố có chức năng:
- Giải quyết và trả lời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức cá nhân trong
việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN có liên quan
đến người lao động hay tổ chức, doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp

luật.
- Phối hợp với các cơ quan ban ngành kiểm tra việc thực hiện các quy định,
chính sách của các đơn vị tổ chức sử dụng lao động trên địa bàn thành phố.
- Hướng dẫn nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giải quyết đơn thư cho bảo hiểm
xã hội các quận huyện.
- Đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về
chính sách BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật.
2.1.10 Phòng hành chính - tổng hợp
- Phòng hành chính- tổng hợp có chức năng quản lý công tác hành chính,
tuyên truyền các chính sách BHXH, BHYT, BHTN …
- Thực hiện các công việc hành chính văn thư, lưu trữ và quản lý công văn điđến; chịu trách nhiệm về thể thức, nội dung và tính hợp pháp của văn bản
khi trình ký lãnh đạo để ban hành.
- Xây dựng các công tác tuyên truyền phù hợp với các chủ đề trong mỗi giai
đoạn.
- Tổ chức và phục vụ các cuộc họp, tiếp khách của lãnh đạo BHXH thành phố
với các cơ quan đơn vị đến làm việc.
- Tổ chức các cuộc giao ban, hội nghị, tập huấn của bảo hiểm xã hội thành
phố khi có yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm làm các báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng
năm với cấp trên và các cơ quan chức năng liên quan.
2.1 Nhu cầu nâng cấp hệ thống quản lý tại bảo hiểm xã hội TP Hải Phòng
Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng và bảo hiểm xã hiểm hội quyện huyện
hiện nay đang tồn tại một số vướng sau:

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc17 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 24 of 95.

- Thứ nhất hệ thống phần mềm không đồng bộ, mỗi phần mềm có một nhà cung

cấp riêng và được cài đặt trên mỗi máy chủ riêng, mỗi cán bộ công nhân viên được
cấp một tài khoản trên mỗi phần mềm, như vậy để thực hiện nghiệp vụ mỗi nhân
viên phải có 2 đến 3 user.
Ví dụ: một cán bộ Thu bảo hiểm xã hội có ít nhất 2 user để thực hiện nghiệp
vụ thu, một user dùng để tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ qua các bộ phận hay
phòng nghiệp vụ, một user dùng để đăng nhập vào phần mềm thu bảo hiểm xã hội
để xử lý nghiệp vụ thu, chưa kể đến các user quản lý chung để thực hiện kết xuất
báo cáo tại mỗi bộ phận hay phòng nghiệp vụ, như vậy mỗi cán bộ công nhân viên
sẽ có nhiều user để đăng nhập vào nhiều phần mềm thì mới hoàn thành được một
quy trình nghiệp vụ do mình quản lý.
- Thứ hai mỗi phần mềm được cài đặt trên một máy chủ và có cơ sở dữ liệu riêng
cũng là một trở ngại trong quy trình thực hiện nghiệp vụ, nếu một máy chủ xảy ra
sự cố thì quy trình xử lý sẽ bị gián đoạn. Việc quản lý cũng trở lên khó khăn vì cơ
sở dữ liệu quản lý không tập trung, có nhiều cơ sở dữ liệu.
Để quản lý dữ liệu tập trung thì bảo hiểm xã hội thành phố cần nâng cấp
hiện đại hóa hệ thống hạ tầng công nghệ và cần có một hệ thống hiện đại nhằm
nâng cao tốc độ xử lý giao dịch và đặc biệt có thể phục vụ được nhiều giao dịch
đồng thời hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đơn vị và người dân.

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc18 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -


luan van thac si - luan van thac si kinh te - luan an tien - luan van 25 of 95.

CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG
3.1. Hệ thống bảo hiểm xã hội TP Hải Phòng
Bảo hiểm xã hội TP Hải Phòng là cơ quan hành chính sự nghiệp có chức năng
tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự
nguyện, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử
dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất

nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

Thu BHXH

Cấp sổ,
thẻ

Chính
sách
BHXH

Tiếp nhận
hồ sơ

Kế toán

Giám định
Nhân sự

Cơ sở vật
chất
Tài chính

3.1.1 Các chức năng của hệ thống
3.1.1.1 Tiếp nhận hồ sơ có các chức năng con sau:
- Kiểm tra hồ sơ
- Tiếp nhận hồ sơ
- Chuyển hồ sơ cho các bộ phận nghiệp vụ

Footer Page - Footer Page - kho luan van - tai lieu - 123doc19 tieu luan - khoa luan-tai chinh ngan hang - thuong mai -



×