Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bài giảng chương 1 đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.86 KB, 22 trang )

CHƯƠNG 1:
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ
CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
I.
1.
a)
-

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Từ cuối TK XIX, CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang CNĐQ.
Khi trở thành CNĐQ, các nước đế quốc bên trong thì tăng cường bóc lột
nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc
thuộc địa.

+ Trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc-giai đoạn tột cùng của CNTB”, Lênin đã ví
sự xâm lược của của chủ nghĩa đế quốc như một hiện tượng tự nhiên “CNĐQ
mang theo chiến tranh như mây mù mang theo mưa”. Chiến tranh xâm lược đã trở
thành bản chất, thuộc tính của CNĐQ.
+ Cũng trong tác phẩm này, Lênin đã thống kê 6 nước có diện tích thuộc địa lớn
trước đây bao gồm: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Nhật. Tổng diện tích 6 nước này =
16,5tr. Km2. Ấy thế mà, diện tích thuộc địa của họ lại lớn gấp nhiều lần
(65tr.km2). Đặc biệt, nước đế quốc đầu tiên có hệ thống thuộc địa đầy đủ cả 5 châu
lục là Anh, nói “mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh” là vì vậy. Tiếp đến
là nước Pháp, diện tích của Pháp chỉ khoảng 0,5tr.km2, nhưng diện tích thuộc địa
Pháp nắm trong tay lại lớn hơn 21 lần diện tích của Pháp (khoảng 10,6tr.km2).


Sự thống trị tàn bạo của CNĐQ đã làm cho mâu thuẫn giữa các dân tộc


-

thuộc địa với CNDQ càng gay gắt.
Ngày 1-8-1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Cuộc chiến tranh này
gây ra những hậu quả đau thương cho nhân dân các nước, đồng thời cũng đã
làm cho CNTB suy yếu và mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc tăng
thêm => Tình hình đó đã tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh ở các nước
nói chung, các dân tộc thuộc địa nói riêng phát triển mạnh mẽ.


b)
-

Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác-Lênin
Vào giữa thế kỉ XIX, khi phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát
triển mạnh đặt ra một yêu cầu bức thiết phải có môt hệ thống lý luận khoa
học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân đấu tranh chống
chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được

-

Lênin phát triển và trở thành chủ nghĩa Mác-Lênin.
Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu
tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra
đảng cộng sản. Bởi đảng sẽ là người tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân để thực hiện mục đích giành lấy chính quyền và xây

-

dựng xã hội mới.

Kể từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào
yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh theo khuynh hướng cách
mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn
Ái QUốc đã vận dụng vá phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực

c)

-

tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
Chúng ta đi vào tác động thứ nhất: Cách mạng tháng Mười Nga
Năm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Nhà nước Xô
viết dựa trên nền tảng liên minh công-nông dưới sự lãnh đạo của Đảng
Bônsevich Nga ra đời. Thắng lợi của CMT10 mở ra một thời đại mới “thời

-

đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”1.
Cuộc cách mạng này đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân, nhân dân các nước và cũng là một trong những động lực thúc
đấy sự ra đời nhiều đảng cộng sản như: Đảng Cộng sản Đức, Đảng Cộng sản

-

Anh, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Pháp,…
Đối với các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương
sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức, và tác động sâu sắc đến

1 Hồ Chí Minh toàn tập (2011), tập 11, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 164.



lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã nhận
định về ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga rằng: “cách mệnh Nga dạy
cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công
nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải

-

thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”1.
Về tác động của Quốc tế Cộng sản
Năm 1895, Ăng-ghen mất, giai cấp tư sản đã làm lũng đoạn Quốc tế II, ban
lãnh đạo Quốc tế II bị phân hóa. Một bộ phận chuyển sang “con đường cách
mạng”, một bộ phận chuyển sang “con đường cải lương”, từ bỏ học thuyết
Mác, thừa nhận CNTB. Trong bối cảnh đó, 3-1919 Lênin đã thành lập ra
Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản).
+ Quốc tế III có trách nhiệm:
 Lãnh đạo phong trào cách mạng ở các nước tư bản
 Lãnh đạo phong trào GPDT ở các nước thuộc địa
+ Tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản (1920), Lênin đã công bố bản “Sơ thảo
lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” chỉ ra
con đường giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa theo con đường
CÁCH MẠNG VÔ SẢN (Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội).

-

Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò:
 Truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam
 Đào tạo cán bộ và chỉ đạo việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Nói về vai trò của QTCS, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: “An Nam muốn

cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”2

2.

Hoàn cảnh trong nước
a) Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
 Chính sách cai trị của thực dân Pháp

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 139.
2 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Sđd, tr. 312.


-

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập
tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước
thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam.
+ Về Chính trị: thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ
quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn;
chia Việt Nam ra thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở
mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.
+ Về kinh tế: thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền;
đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng
hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho lợi ích của chúng.
+ Về văn hóa: thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực
dân; bóp nghet quyền tụ do ngôn luận; chỉ có những sách báo tuyên truyền
cho văn hóa Tây Âu, chính sách hơp tác và chủ trương Pháp-Việt đề huề;




dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu…
Mục đích của thực dân Pháp trong việc thực hiện chế độ cai trị này để “duy
trì mãi mãi dân bản xứ trong tình trạng yếu hèn cả về thế lực lẫn trí tuệ để
chặn đứng mọi mong muốn được sống tự do và độc lập” 1 (Phan Văn

-

Trường).
 Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục
thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc. Tuy diễn ra
mạnh mẽ nhưng thiếu triệt để, tạo ra một xã hội thuộc địa-nửa phong kiến ở
Việt Nam.
+ Giai cấp địa chủ: đã tồn tại hơn ngàn năm. Chủ nghĩa tư bản thực dân
được đưa vào Việt Nam và trở thành yếu tố bao trùm, song vẫn không xóa
bỏ mà vẫn bảo tồn và duy trì giai cấp địa chủ để làm cơ sở cho chế độ thuộc
địa. Tuy nhiên, do chính sách kinh tế và chính trị phản động của thực dân

1 Dẫn theo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập I (1930-1954), tr.
8.


Pháp, trong nội bộ giai cấp địa chủ Việt Nam có sự phân hóa thành 3 bộ
phận: tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Vốn sinh ra và lớn lên trong
một quốc gia có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, lại bị chính sách
thống trị tàn bạo về chính trị, chèn ép về kinh tế, nên một bộ phận trung và
tiểu địa chủ không chịu nỗi nhục mất nước, có mâu thuẫn với đế quốc về
quyền lợi dân tộc nên đây sẽ là lực lượng cần đoàn kết, tập hợp trong cuộc
đấu tranh chống thực dân và phản động tay sai.
+ Giai cấp nông dân: là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam,

chiếm 90% dân số cả nước, họ bị chịu 2 tầng áp bức: phong kiến và thực
dân, hay nói cách khác họ vừa bị mất nước vừa bị mất ruộng đất.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam: là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai
thác thuộc địa của Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng
do Pháp nắm giữ. Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX, khi
thực dân Pháp xây dựng một số cơ sở công nghiệp và thành phố phục vụ cho
việc xâm lược và bình định ở nước ta. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
nhất của đế quốc Pháp, giai cấp công nhân đã hình thành.
Giai cấp công nhân Việt Nam tuy còn non trẻ, số lượng chỉ chiếm
khoảng 1,25% dân số, trình độ học vấn, kỹ thuật thấp, nhưng sống khá tập
trung tại các thành phố, các khu công nghiệp.
Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm chung của giai cấp
công nhân quốc tế, đồng thời còn có những đặc điểm riêng như:
 phải chịu 3 tầng áp bức bóc lột: đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ
 phần lớn giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân do mất


ruộng đất, nên có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi với nông dân.
Gccn Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, nên nội bộ thần



nhất, không bị phân tán về lực lượng và sứa mạnh.
Sinh ra và lớn lên ở một đất nước có nhiều truyền thống văn hóa tốt
đẹp, nhất là truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, sớm tiếp thu


được tinh hoa văn hóa tiên tiến trong trào lưu tư tưởng của thời đại
cách mạng vô sản để bồi dưỡng bản chất cách mạng của mình.
+ Giai cấp tư sản: hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực

dân Pháp. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ là
một tầng lớp nhỏ bé. Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam đã trở thành giai cấp.
Vì ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh gay gắt khiến
cho giai cấp tư sản Việt Nam phát triển chậm một cách khác thường. Tư bản
Pháp giữ uy thế của kẻ thống trị, lũng đoạn trong kinh doanh và sản xuất
công nghiệp. Tư sản Hoa kiều thì nắm triệt để các hoạt động thương mại
(buôn bán, vận chuyển, xay xát, xuất khẩu thóc gạo). Mặc dù đã lớn mạnh
và trở thành một giai cấp, bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, có những đóng
góp nhất định cho phong trào dân tộc, nhưng “chính sách thuộc địa của thực
dân Pháp đã hạn chế quá trình tích lũy của tư sản bản xứ khiến họ không đủ
sức tiến lên mở mang một vài ngành quan trọng về công nghiệp và thương
mai. Do đó giai cấp tư sản Việt Nam không đủ sức đóng vai trò quan trọng
như tư sản Trung Quốc, Ấn Độ”1 và trở nên bạc nhược về chính trị, điều này
thể hiện khá rõ qua các tổ chức Đảng Lập hiến, Việt Nam Quốc dân Đảng.
Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam phân hóa thành 2
bộ phận:
 Tư sản mại bản: là những tư sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế quốc.
Nhiều tư sản mại bản có đồn điền lớn hoặc có nhiều ruộng đất cho phát
canh, thu tô. Vì có quyền lợi kinh tế và chính trị gắn liền với đế quốc thực


dân, nên tư sản mại bản là tầng lớp đối lập với dân tộc.
Tư sản dân tộc: là bộ phận đông nhất trong giai cấp tư sản, bao gồm tư sản
vừa và nhỏ, thường hoạt động trong các ngành thương nghiệp, công
nghiệp và cả tiểu thủ công nghiệp. Họ muốn phát triển chủ nghĩa tư bản
của dân tộc Việt Nam, nhưng do chính sách độc quyền và chèn ép của tư

1 Dẫn theo Viện Lịch sử Đảng (2008), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập I (1930-1954), Sđd, tr. 14.



bản Pháp nên không thể phát triển mạnh. Xét về mặt quan hệ với đế quốc
Pháp, tư sản dân tộc phải chịu thân phận mất nước, có mâu thuẫn về
quyền lợi với đế quốc thực dân và phong kiến, nên họ có tinh thần chống
đế quốc và phong kiến => Vì vậy, tư sản dân tộc là một lực lượng cách
mạng không thể thiếu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
+ Tầng lớp tiểu tư sản: ra đời từ hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của thực
dân Pháp- trong đó đông đảo và năng động nhất là giới trí thức, học sinh, sinh viên.
Họ có một vị trí vô cùng quan trọng đối với việc tiếp nhận và truyền bá những tư
tưởng mới vào quần chúng ngoài ý muốn của bộ máy thống trị thực dân. Tầng lớp
này ngày càng đông, liên tục phân hóa và không phải là một tầng lớp thuần nhất về
quan điểm chính trị.
Nói về vai trò của tầng lớp tiểu tư sản, Lê Duẩn đã nhận xét rằng: “Tầng lớp trí
thức tiểu tư sản đã đóng một vai trò quan trọng trong cách mạng ở thuộc địa.
Những người trí thức tiểu tư sản là những người có điều kiện tiếp xúc với phong
trào cách mạng quốc tế và hiểu biết phong trào ấy, đồng thời họ gần gũi công nông,
cho nên chính họ là những người đưa những quan điểm, những tư tưởng mới vào
quần chúng công nông. Trí thức tiểu tư sản có tình cảm dân tộc mạnh, đồng thời họ
là những người có cảm giác nhạy bén, nên khi phong trào cách mạng đang đi lên
thì tình cảm cách mang của họ được phát triển mau lẹ hơn. Vì vậy trong phong trào
cách mạng, kẻ châm ngòi pháo đầu tiên thường là trí thức”1.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, trong Báo cáo của Việt Nam gửi Quốc tế Cộng
sản (12-7-1940) đã đánh giá: “Trí thức: từ học trò đến công chức, thầy thuốc, vì có
trình độ văn hóa tương đối cao, có điều kiện tiếp cận với người Pháp hơn, lại vì họ
bị người Pháp coi thường, cho nên họ đều rất ghét người Pháp. Song vì không có
tổ chức, thiếu người lãnh đạo cho nên họ dám nghĩ và không dám nói”2.
1 Dẫn theo Viện Lịch sử Đảng (2008), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập I (1930-1954), Sđd, tr. 16.
2 Hồ CHí Minh toàn tập (2000), tập 3, Sđd, tr. 164.





Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã
hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó
đặc biệt là sự ra đời của 2 giai cấp mới: công nhân và tư sản Việt Nam. Các
giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người
dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân Pháp áp bức,
bóc lột. Chính sách cai trị, áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến
tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam: mâu thuẫn
giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược (mâu thuẫn dân
tộc); mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) với giai cấp
địa chủ phong kiến.
Hai mâu thuẫn cơ bản trên đặt ra cho cách mạng Việt Nam phải chọn cho
được phương pháp cách mạng đúng đắn ngay từ những ngày đầu tiến hành
vận động và tập hợp lực lượng cách mạng. Nếu không thấy được xã hội Việt
Nam như Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra rằng: về mặt cấu trúc kinh tế không
giống như xã hội phương Tây thời trung cổ cũng như thời cận đại và đấu
tranh giai cấp ở đó cũng không quyết liệt như ở Châu Âu thì không bao giờ
chỉ ra được kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là đế quốc xâm lược, mọi
lực lượng cách mạng cần phải tập trung hoàn thành cách mạng dân tộc.
b) Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỉ



XIX, đầu thế kỉ XX
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến: Tiêu biểu cho phong
trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến là: Phong trào Cần Vương

-

(1885-1896) và Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).

Phong trào Cần Vương (1885-1896): là một phong trào đấu tranh do vua
Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở một cuộc tiến công vào trại
lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không thành, Tôn Thất Thuyết
đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương. Mặc
dù sau đó vua Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát


triển. Đến năm 1896, phong trào Cần Vương chính thức chấm dứt với sự
-

thật bại của cuộc Khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng.
Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913): trong lúc nhân dân nhiều địa phương đấu
tranh dưới ngọn cờ cứu nước của các văn thân sĩ phu, thì tại Yên Thế (Bắc
Giang), dưới sự lãnh đạo của vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Hoa Thám, nông
dân xây dựng lực lượng chiến đấu, lập căn cứ và đấu tranh kiên cường
chống chế độ thuộc địa. Ngọn cờ cứu nước của Hoàng Hoa Thám có sức thu
hút rộng rãi nhiều lực lượng yêu nước, cách mạng và cổ vũ tinh thần đấu
tranh của đồng bào chông chế độ thuộc địa. nhưng tư tưởng và hanh động
của Hoàng Hoa Thám vẫn mang cốt cách phong kiến, không đủ sức tạo



thành một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ tư
tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải

-

quyết thành công nhiệm vụ dân tộc ở Việt Nam.
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản:

- Đảm đương vai trò lãnh đạo phong trào yêu nước và cách mạng hai thập
niên đầu thế kỉ XX là một lớp trí thức Nho học giàu lòng yêu nước, thấm
nhuần tư tưởng dân chủ tư sản. Trên cơ sở đó, xuất hiện xu hướng bạo động
do Phan Bội Châu tổ chức, lãnh đạo và xu hướng cải cách do Phan Châu
Trinh đề xướng.

+ Năm 1904, Phan Bội Châu lập hội Duy Tân, nghiên cứu kinh nghiệm Duy Tân
của Nhật Bản, xem Nhật Bản là mẫu hình số một ở Châu Á. Ông cho rằng Việt
Nam và Nhật Bản là nước đồng chủng, đồng văn. Vì vậy, ông phát động phong
trào Đông Du tổ chức đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập với 2 nhiệm vụ:
nhờ người Nhật trang bị vũ khí để giải phóng dân tộc; để có nền kinh tế-chính trịxã hội như Nhật Bản.


Một số người đã hỏi Phan Bội Châu rằng: “Nhật Bản và Triều Tiên có đồng chủng,
đồng văn không? Vậy tại sao Nhật Bản lại đem quân xâm lược Triều Tiên. Cụ ko
hiểu được rằng đây là thời đại của chủ nghĩa đế quốc.
Trong buổi tiễn đưa Phan Bội Châu lên đường sang Nhật Bản, cụ Nguyễn Sinh Sắc
đã tiễn đưa Phan Bội Châu bằng hai câu thơ:
“Làm trai đã quyết thì hành
Mưa đơn gió kép ta đành xa nhau”
Tuy nhiên, phong trào Đông Du hoạt động không được bao lâu thì thông qua mạng
lưới tình báo, thực dân Pháp đã biết được có một nhóm người Việt Nam sang Nhật
Bản. Cho nên Pháp đã yêu cầu trục xuất những du học sinh Việt Nam ra khỏi Nhật.
Nhật là một đế quốc trẻ nên rất cần nền đại công nghiệp Châu Âu như nền công
nghiệp Pháp=> Đầu năm 1908, Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp, ra
lệnh trục xuất lưu học sinh Việt Nam và những người đứng đầu khiến cho Phong
trào Đông Du nhanh chóng kết thúc.
Sau khi bi trục xuất khỏi Nhật, trên đường về nước, giáp biên giới Việt-Trung, Cụ
nửa muốn về nửa muốn đi, sau đó cụ đã quyết định đi tiếp và dừng chân ở Thái
Lan. Khi cụ đang sống ở Thái Lan, cuộc cách mạng tư sản ở Trung Quốc do Tôn

Trung Sơn lãnh đạo đã nổ ra và giành được thắng lợi. Được sự khích lệ của cách
mạng Tân Hợi (1911), cụ quyết định sang Quảng Châu. Tại đây, đầu năm 1912
Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và thủ tiêu Duy Tân hội. Mục
đích của việc thành lập Việt Nam Quang phục hội là để: tập hợp lực lượng để đưa
lực lượng về nước đánh Pháp và GPDT; xây dựng một nước Việt Nam mới, trong
đó Kinh tế sẽ tham khảo của Nhật Bản, về Xã hội sẽ theo chủ nghĩa Tam dân của
Tôn Trung Sơn.
Tuy nhiên, chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội lại thiếu cụ thể, rõ ràng; hơn
nữa lần này ông mắc tiếp một sai lầm đó là không thấy hết sức mạnh của Pháp ở
Việt Nam và Đông Dương. Hoạt động gây thanh thế của Việt Nam Quang Phục hội


ở trong nước cũng chỉ được thực hiện bằng cuộc ám sát viên Tuần phủ Thái Bình
Nguyễn Duy Hàn và một số sĩ quan Pháp tại Hà Nội trong tháng 3 và tháng 41913. Cuối năm 1913, Phan Bội Châu bị bắt giam tại Trung Quốc, tớ đầu năm
1917 mới được tha. Đến đây, vai trò của Việt Nam Quang phục hội cũng chấm dứt.
Phan Bội Châu đã phải thốt lên rằng: “đời tôi trăm lần thất bại không có một lần
thành công”. Đến đầu những năm 20, khi nghe tin cách mạng tháng Mười Nga
giành thắng lợi, điều này đã cuốn hút Người đến với cách mạng Tháng Mười, đến
với CNXH ở nước Nga. Cũng từ đó Cụ nuôi ý tưởng được đi đến Nga, nhờ người
Nga giúp đỡ. Cụ đến gặp đoàn đại biểu CHính phủ nước Nga Xô viết và đã giải
bày nhờ sự giúp đỡ. Sau đó, Cụ đã đến Bắc Kinh gặp đại sứ quán Nga và đã được
chấp nhận.
Sau khi nhận được lời giúp đỡ, Phan Bội Châu về nước để đưa lực lượng đến nước
Nga XHCN. Thế nhưng trong lần về nước này Cụ đã bị Pháp bắt. Cụ đã nói với
đám học trò và chỉ tay sang nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc “Thủ nhân, tỉ nã,
thập vạn hội” (Con người đó hơn tối gấp chục vạn lần, hãy hỏi con người đó con
đường cứu nước).
+ Nếu Phan Bội Châu với xu hướng bạo động thì Phan Châu Trinh lại cho rằng:
“Bất bạo động, bạo động tắc tử
Bất vọng ngoại, vọng ngoại tử vong”

Phan Châu Trinh là người thi đậu Phó bảng năm 1901 cùng với Nguyễn Sinh Sắc.
Cụ được mệnh danh là nhà “Tây học”. Cụ được thầy dạy nước Pháp là nước của
“Tự do-Bình Đẳng-Bác Ái”. Cụ cáng say đắm bao nhiêu lại càng đau lòng bấy
nhiêu, người Việt Nam dã mất hết cả 3 thứ đó. Vì:


Cụ cho rằng dân ta thói thủ giữ bề, dân ta lạc hậu => kinh tế, văn hóa chậm
phát triển => sức đề kháng của quốc gia, dân tộc yếu => không chống ngoại
xâm => bị mất nước nền mất cả Tự do-Bình Đẳng-Bác Ái.




Liên hệ: Vào năm 1999, khi Mỹ và NaTO tiến đánh liên bang Nam Tư, một trái
bom “thông minh” đã rơi trúng vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Thủ đô
Bêôgrat. Sau sự kiện này, Trung Quốc đã có sự phản ứng “còn nghèo, còn yếu,



còn bị bắt nạt”.
Phan Châu Trinh phát động phong trào “Duy Tân cải cách”. Chủ trương cứu
nước của ông được xác định là: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Hoạt
động khởi đầu của xu hướng cải cách là việc Phan Châu Trinh gửi thư cho
Toàn quyền Đông Dương Pôn Bô (8-1906), yêu cầu nhà cầm quyền tiến hành
cải cách để sử dụng người tài, thực hiện các quyền tự do, dân chủ trên các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, ngôn luận, phong trào cắt tóc ngắn, mặc quần áo tây.
“Học thương xoay đủ mọi nghề
Theo hồn ái quốc gọi về dân ta
Phen này cắt tóc đi tu
Tụng kinh độc lập ở chùa Duy Tân”

Nhưng nhà cầm quyền Pháp nhận thấy những hoạt động của phong trào Duy
Tân trở thành mối đe dọa sự tồn tại của chế độ thuộc địa. Do vậy, nhà cầm
quyền Pháp đã bắt Phan Châu Trinh trong một lần ông đang diễn thuyết tại Hà
Nội, đưa ra mức án cao nhất là xử tử hình. Nhưng nhờ vào sự can thiệp của Hội
nhân quyền Pháp và bị nhân dân Việt Nam phản ứng rất quyết liệt nên Pháp hạ
mức án ông “khổ sai chung thân, biệt giam Côn Đảo”.
 Từ trong phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời: Đảng Lập hiến
(1923); Đảng Thanh niên cao vọng (1926); Việt Nam nghĩa đoàn (1925) sau
nhiều lần đổi tiên, tháng 7-1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng; Việt
Nam Quốc dân Đảng (12-1927). Các đảng phái chính trị tư sản và tiểu tư sản
trên đây đã góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp, trong đó



nổi bật là Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng.
Giới thiệu sơ lược một số Đảng:
Đảng Lập hiến: của Bùi Quang Chiêu thành lập năm 1923 ở Sài Gòn, tập
hợp tư sản và địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do
dân chủ để lôi kéo quần chúng. Song, khi bị thực dân Pháp đàn áp và hoặc


nhượng cho họ một số quyền lợi thì họ lại đi vào con đường thỏa hiệp với


Pháp.
Việt Nam Quốc dân Đảng: Cội nguồn của Đảng này là Nam Đông thư xã,
lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức
Chính. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hướng tư sản ở
Việt Nam, tập hợp các thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả hạ sĩ
quan Việt Nam trong quân đội Pháp.

Về tư tưởng: Đảng này mô phỏng theo chủ nghĩa Tâm dân của Tôn Trung
Sơn. Về chính trị, Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ chế độ vua
quan, thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có một đường lối chính trị
cụ thể, rõ ràng. Về tổ chức, Đảng chủ trương xây dựng các cấp từ Trung
ương đến cơ sở, nhưng cũng chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức thống
nhất.
Ngày 9-2-1929, một số Đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng ám sát tên
trùm mộ phu Bazin tại Hà Nội. Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố phong
trào yêu nước. Việt Nam Quốc dân Đảng bị tổn thất nặng nề nhất. Trong tình
thế bị động, các lãnh tụ của Đảng quyết định dốc toàn bộ lực lượng vào một
trận chiến đấu cuối cùng với tư tưởng “không thành công cũng thành nhân”.
Ngày 9-2-1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ mở cuộc tiến công vào trạ
lính Pháp. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa nổ ra khi chưa có thời cơ, vì thế nó
nhanh chóng bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Các lãnh tụ của Việt
Nam Quốc dân Đảng cùng hàng ngàn chiến sĩ yêu nước bị bắt và kết án tử
hình. Trước khi bước lên đoạn đầu đài họ hô vang khẩu hiệu: “Việt Nam vạn
tuế”. Vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng đến đây cũng coi như chấm dứt.



Tân Việt cách mạng Đảng: ra đời và hoạt động trong bối cảnh Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên phát triển mạnh , đã tác động tích cực đến Đảng này.
Trong nội bộ Tân Việt cách mạng Đảng diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai


khuynh hướng: tư tưởng cách mạng vô sản và tư tưởng cải lương. Cuối
cùng, khuynh hướng cách mạng theo quan điểm vô sản thắng thế. Một số
đảng viên của Tân Việt chuyển sang Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
Số đảng viên tiên tiến còn lại trong Tân Việt thì tích cực chuẩn bị để tiến tới



thành lập một chính đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
Tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh
chống Pháp diễn ra sôi nổi. Mục tiêu của các cuộc đấu tranh thời kỳ này là
đều hướng tới giành độc lập cho dân tộc, nhưng trên lập trường giai cấp
khác nhau nhằm khôi phục chế độ phong kiến, hoặc thiết lập chế độ quân
chủ lập hiến, hoặc cao hơn là thiết lập chế độ cộng hòa tư sản. Các phong
trào đấu tranh diễn ra với acc1 hình thức và biện pháp khác nhau: bạo động
hoặc cải cách; với quan điểm tập hợp lực lượng bên ngoài khác nhau: dựa
vào Pháp để thực hiện cải cách như Phan Châu Trinh, hay dựa vào ngoại



viện để đánh Pháp như Phan Bội Châu,… nhưng cuối cùng đều thất bại.
Một số tổ chức chính trị theo lập trường quốc gia tư sản ra đời và đã thể hiện
được vai trò của mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân








chủ. Sự thất bại của các phong trào và tổ chức trên là do:
Không có đường lối đúng
Không tập hợp được lực lượng rộng rãi toàn dân tham gia, đặc biệt là hai lực
lượng xã hội cơ bản công nhân và nông dân
Hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ
Hạn chế về giai cấp lãnh đạo

Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối thề kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã
chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư
sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng về



ĐƯỜNG LỐI và GIAI CẤP CẤP LÃNH ĐẠO.
Như vậy, nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho dân tộc là phải tìm một con đường cách
mạng mới, một giai cấp lãnh đạo cò đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của
dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cách mạng dân


tộc, dân chủ đi đến thành công. Thế thì đó sẽ là ĐƯỜNG LỐI GÌ? GIAI
CẤP NÀO? Để trả lời cho những vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu sang phần
c)

tiếp theo:
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Chúng ta đi vào phần đầu tiên:


Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự phát triển của phong trào yêu nước
theo khuynh hướng vô sản
- Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Người làm phụ
bếp trên con tàu Amiral-La-tút-sơ Tơ-rê-vin. Trong quá trình tìm đường cứu
nước, Người đã đi tới các nước thuộc địa Châu Á, châu Phi và dừng lại một
thời gian dài tại Mỹ (từ cuối năm 1912 đến cuối năm 1913), Anh (từ năm
1914 đến năm 1917), Pháp (từ năm 1917 đến năm 1923). Người cũng đã tìm
hiểu kỹ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Người đánh giá cao tư

tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng
tư sản Anh, Pháp, Mỹ; nhưng đồng thời Người cũng nhận rõ được tính
không triệt để của các cuộc cách mạng này, đó là những cuộc cách mạng
“không đến nơi. Tiếng là cộng hòa và dân chủ nhưng trong thì tước lục công
nông, ngoài thì áp bức thuộc địa. Cho nên cách mệnh đã ba lần mà công
nông Pháp vẫn còn mưu cách mệnh lần nữa” => Từ đó, Người đi đến khẳng
định: con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc
-

thực sự cho nhân dân Việt Nam.
Những năm Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923) cũng là lúc tình hình đời
sống chính trị có nhiều biến động diễn ra: Cách mạng Tháng Mười Nga nổ
ra và giành thắng lợi năm 1917 và Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) thành lập
năm 1919. Người đặc biệt quan tâm tìm hiểu Cách mạng tháng Mười Nga
năm 1917 và rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga


là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái
-

hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”1.
Năm 1917, lập Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp vì theo Bác đây là
Đảng tiến bộ nhất ở nước Pháp lúc bấy giờ. Bởi, duy nhất chỉ có Đảng này
còn tôn thờ trung thành với lý tưởng của đại cách mạng Pháp (tự do-bình
đẳng-bác ái), không tán thành đi xâm lược các nước thuộc địa, và Người
mong muốn rằng thông qua Đảng này để giúp Việt Nam giành độc lập, bênh
vực cho nhân dân Việt Nam.
+ Cũng trong năm 1919, Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, các nước đế
quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxay để phân chia quyền lợi. Thay mặt Hội

những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Vécxay và đại
diện của các nước đế quốc dự Hội nghị này bản Yêu sách 8 điểm của nhân
dân An Nam, đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và
quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
Bản yêu sách này được viết bằng 3 thứ chữ:
 Bản 1: luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp
 Bản 2: Phan Châu Trinh viết bằng tiếng Hán
 Bản 3: chữ Quốc ngữ được Nguyễn Ái Quốc diễn đạt dưới thể thơ
song thất lục bát dưới đầu đề: An Nam yêu cầu ca. Yêu sách đã được
chuyển thành truyền đơn phát trong các cuộc mít tinh, cho người Pháp
và Việt kiều và những lính thợ không chuyên người Việt trên đất Pháp
và chuyển về trong nước. (Tìm hiểu thêm Nguyễn Ái Quốc trên
đường về nước, tr. 22-23)
Tờ Tin tức Sài Sòn, số ra ngày 5-8-1919 đã coi bản Yêu sách đó là
“quả bom đặt giữa những người Pháp ở Đông Dương” 2. Tuy nhiên,
bản Yêu sách của Nguyễn Ái Quốc không được chấp nhận, các nước

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 39.
2 Viện Lịch sử Đảng, tr. 33.


dự Hội nghị đã không đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của
nhân dân Việt Nam => Qua sự kiện này, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy
-

“Chủ nghĩa Uynh-sơn chỉ là một trò bịp lớn”.
Những cuộc thảo luận sôi nổi trong Đảng Xã hội Pháp về lý luận cách mạng,
về Quốc tế II và Quốc tế III vẫn chưa thể giúp Nguyễn Ái Quốc lựa chọn
được học thuyết mà mình cần tiếp nhận để giải phóng cho dân tộc. Mãi cho
đến cuối tháng 7-1920, tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản Lênin đã trình bày

bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa. Bản Luận cương này của Lênin đã được đăng trên báo Nhân đạo
(cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp) và Nguyễn Ái Quốc đã đọc được
bản Luận cương này. Cũng từ đây, Người mới tìm thấy ở đó cẩm nang giải
phóng dân tộc Việt Nam.
Sau này, bác đã nói lên tâm trạng của mình khi đọc được Luận cương của
Lênin: Ngồi một mình trong phòng tối, tôi như muốn hét lên “Hỡi đồng bào
bị đọa đày, đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
phóng cho dân ta”. Khi còn sống trên đất Pháp, Bác rất mong được gặp
Lênin, nhưng khi đặt chân đến nước Nga thì Lênin đã mất do kẻ thù ám sát.
Vào mùa xuân năm 1924 (?), Bác đã cùng dòng người tại Matxcova dự đám

-

tang Lênin.
12-1920, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp
(Đại hội Tour). Tại Đại hội này, Nguyễn Ái Quốc và những đại biểu tiến bộ

dự Đại hội đã có 2 quyết định quan trọng:
 Bỏ phiếu tán thành theo Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản): Lúc bấy giờ, khi trả lời nữ
đồng chí Rose câu hỏi vì sao lại bỏ phiếu cho Quốc tế III, Người nói rằng: “- Rất
đơn giản. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và
nhiều điểm khác. Nhưng tôi hiểu rõ một điều Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải
phóng thuộc địa. Quốc tế III nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do
và độc lập của họ. Còn Quốc tế II không hề nhắc tới vận mệnh các thuộc địa vì


vậy tôi bỏ phiếu tán thành Quốc tế III. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ
quốc tôi; đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”1
 Bỏ phiếu tán thành thàn lập Đảng Cộng sản Pháp: Tại Đại hội lần thứ XVIII này có

sự phân hóa sâu sắc: ở lại Quốc tế II hay đi theo Quốc tế III. Sau đó, có ¾ đại
biểu đã bỏ phiếu tán thành theo Quốc tế III. ¾ này lại họp tiếp xem Pháp có cần
thành lập ra Đảng Cộng sản Pháp không? Cuối cùng, các đại biểu đã bỏ phiếu để
tán thành thành lập ra Đảng Cộng sản Pháp, trở thành một bộ phận của Quốc tế
Cộng sản. Nguyễn Ái Quốc là một trong những thành viên sáng lập ra Đảng Cộng
sản Pháp.
 Thông qua 2 quyết định quan trong này chứng tỏ ở Nguyễn Ái Quốc đã có
sự thay đổi về lập trường tư tưởng chính trị. Từ chủ nghĩa yêu nước chân
chính, Người đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa cộng sản. Từ một
chiến sĩ đấu tranh cho độc lập tự do, Người đã trở thành một chiến sĩ cộng


sản, một chiến sĩ quốc tế vô sản.
Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc
tế, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào
Việt Nam, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị

-

những điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam
thông qua những bài đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống

-

công nhân và xuất bản tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
1921: Người hoạt động ở Pháp và cùng với một số nhà hoạt động cách
mạng châu Phi thành lập Hội liên hiệp thuộc địa. Năm 1922, xuất bản báo

-


Le Paria (Người cùng khổ)-cơ quan ngôn luận của Hội.
6-1923: sang Liên Xô tham dự nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản,
Quốc tế Nông dân, QUốc tế Công hội đỏ và nhiều tổ chức quốc tế khác.

1 Trần Dân Tiên (2001), Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Văn học, tr. 52.


-

11-1924: Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) với bí danh Lý
Thụy, với danh nghĩa công khai là cán bộ phiên dịch của phái bộ cố vấn của
chính phủ Liên Xô. Mục đích chuyến đi này của Người là:
 Mở lớp huấn luyện cho những thanh niên yêu nước Việt Nam có mặt
tại Quảng Châu về con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, lôi cuốn thanh niên từ trong nước
sang, huấn luyện song lại cử họ về nước hoạt động, tuyên truyền cách


mạng cho quần chúng.
Từ kết quả huấn luyện đào tạo, sẽ lập ra một tổ chức cách mạng của
thanh niên, chọn lọc trong đó những phần tử trung kiên, chuẩn bị hạt



nhân để tiến tới thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Theo dõi và chỉ đạo phong trào nông dân Trung Quốc và Đông Nam
Á, giúp Quốc tế Cộng sản nắm được tình hình về phong trào giải

-


phóng dân tộc ở các nước phương Đông.
6-1925: Người thành lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với hy
vọng: “Nó là quả trứng, mà từ đó, nở ra con chim non cộng sản (Đảng Cộng
sản)”1. Chương trình và Điều lệ của Hội nêu rõ mục đích là: làm cách mạng
dân tộc và cách mạng thế giới. Sau khi cách mạng thành công, Hội chủ
trương thành lập Chính phủ nhân dân; mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân;
tiến lên xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa; thực hiện đoàn kết với giai cấp
vô sản các nước và phong trào cách mạng thế giới.

+ Nói một chút về Hội Việt Nam cách mạng thanh niên: Lúc đầu Hội có hai tên.
Bên trong gọi là Hội Việt Nam cách mạng đồng chí. Bên ngoài gọi là Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên. Sau này khi đã phát triển thì chỉ gọi một tên là Hội
Việt Nam Cách mạng thanh niên. Hội tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hệ thống tổ chức của Hội gồm 5 cấp: Trung ương bộ, Kỳ bộ, Tỉnh bộ, Huyện bộ,
Chi bộ.
1 Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1977), Các tổ chức tiền thân của Đảng, Hà Nội, tr. 82-83


-

Từ năm 1925 đến 1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niện đã mở các lớp
huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam. Hội đã xây dựng được
nhiều cơ sở ở các trung tâm kinh tế , chính trị trong nước. Năm 1928, Hội
thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn
điền để rèn luyện lập trường, quan điểm giai cấp công nhân; để truyền bá
chủ nghĩa Mác-Lênin và lý luận giải phóng dân tộc vào phong trào cách
mạng Việt Nam.

+ Các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh-Ủy viên Kỳ bộ là những người

được giao cho phụ trách vấn đề này. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn,
bởi các nhà kinh điển mácxit đã từng chỉ rõ chủ nghĩa Mác-Lênin là do những
người trí thức cách mạng đưa vào phong trào công nhân. Trong hòa cảnh một nước
thuộc địa như Việt Nam, trình độ dân trí còn thấp thì vô sản hóa trí thức, trí thức
hóa công nông đã trở thành quy luật phát triển và chiến thắng chủ nghĩa MácLênin. \
-

Ngoài việc trực tiếp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh
niên, Nguyễn Ái Quốc còn lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú gựi đi
học tại Trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và Trường Lục quân Hoàng

-

Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp đào tạo cán bộ
tại Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp
bức xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh . Tác phẩm đã vạch ra những
phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam:

+ Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam: cách mạng GPDT mở đường
tiến lên cách mạng XHCN. Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau;
cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, là việc chung của cả dân chúng chứ không
phải việc của một hai người, do đó phải đoàn kết toàn dân, trong đó công-nông là
gốc cách mệnh.


+ Lãnh đạo cách mạng Việt Nam: muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một Đảng
lãnh đạo và Đảng đó phải vững. Bởi Đảng có vững thì cách mạng mới thành công
cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có
chủ nghĩa làm cốt. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa

chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin.
+ Về đoàn kết quốc tế: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh
thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”1.
+ Về phương pháp cách mạng:

1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Sđd, tr. 329.



×