Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT ĐÀN HEO THỊT VÀ SỰ LÂY NHIỄM LAWSONIA INTRACELLULARIS TRÊN HEO CON SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HEO CHÍ TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT NĂNG SUẤT ĐÀN HEO THỊT VÀ SỰ LÂY
NHIỄM LAWSONIA INTRACELLULARIS TRÊN HEO CON
SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI HEO CHÍ TRUNG

Sinh viên thực hiện: PHAN KHÁNH ÂN
Lớp: DH07TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2007 - 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
***************

PHAN KHÁNH ÂN

KHẢO SÁT NĂNG SUẤT ĐÀN HEO THỊT VÀ SỰ NHIỄM
LAWSONIA INTRACELLULARIS TRÊN HEO CON
SAU CAI SỮA ĐẾN XUẤT CHUỒNG TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI HEO CHÍ TRUNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ Thú y



Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN ĐÌNH QUÁT
BSTY. PHÙNG HỮU PHƯỚC

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Quát
BSTY. Phùng Hữu Phước
Họ và tên sinh viên thực hiện: Phan Khánh Ân
Tên luận văn: “Khảo sát năng suất đàn heo thịt và sự lây nhiễm Lawsonia
intracellularis trên heo con sau cai sữa đến xuất chuồng tại trại chăn nuôi heo Chí
Trung”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
ngày 16 tháng 08 năm 2012.
Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN ĐÌNH QUÁT

BSTY. PHÙNG HỮU PHƯỚC

ii


LỜI CẢM TẠ

 Kính dâng cha mẹ
Những cố gắng phấn đấu của con, niềm kính yêu và biết ơn vô hạn trước
những khó khăn vất vả của cha, mẹ để cho con yên tâm học tập có được ngày hôm
nay.
 Thành kính ghi ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã
tận tình truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt khóa học.
 Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Nguyễn Đình Quát và BSTY. Phùng Hữu Phước đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này.
 Chân thành cảm ơn
Gia đình ông Nguyễn Hữu Chí chủ trại chăn nuôi heo Chí Trung và cùng
toàn thể cô chú, anh chị trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong suốt thời
gian thực tập tốt nghiệp.
Xin cám ơn các bạn trong và ngoài lớp Thú Y 33 đã gắn bó chia sẽ vui buồn
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
PHAN KHÁNH ÂN

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát năng suất đàn heo thịt và sự lây nhiễm
Lawsonia intracellularis trên heo con sau cai sữa đến xuất chuồng tại trại chăn nuôi
heo Chí Trung”, được tiến hành tại trại heo Chí Trung, thời gian từ ngày 18/02/2012
đến ngày 26/05/2012, với 115 heo con sau cai sữa 32 ngày tuổi đến 65 ngày tuổi,
110 con heo thịt 65 ngày tuổi đến xuất chuồng.
Kết quả thu được như sau:
Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong thời gian khảo sát tại trại cao hơn nhiệt

độ và ẩm độ tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của heo trong giai đoạn sau cai
sữa đến xuất chuồng.
Trọng lượng bình quân của heo 32 ngày tuổi là 9,85 kg; heo 65 ngày tuổi là
23,58 kg; và xuất chuồng lúc 166 ngày tuổi là 95,65 kg.
Hệ số chuyển biến thức ăn của heo giai đoạn từ 32 ngày tuổi đến 65 ngày
tuổi là 1,47; 65 ngày tuổi đến xuất chuồng là 2,65. Tính chung từ 32 ngày tuổi đến
xuất chuồng là 2,45.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy giai đoạn từ 32 đến 65 ngày tuổi là 3,75 %; 65 ngày
tuổi đến xuất chuồng là 0,62 %.
Tỷ lệ chết do tiêu chảy giai đoạn 32 ngày tuổi đến 65 ngày tuổi là 0,87 %,
giai đoạn 65 ngày tuổi đến xuất chuồng là 1,8 %, tỷ lệ chết từ 65 ngày tuổi đến xuất
chuồng là khá cao, nguyên nhân gây chết ở giai đoạn này nghi là heo bị hồng lỵ và
do điều trị không thích hợp, không kịp thời.
Tỷ lệ mẫu ruột dương tính ở heo giai đoạn 32 đến 65 ngày tuổi là 100 %, giai
đoạn 65 ngày tuổi đến xuất chuồng 50 %.
Tỷ lệ mẫu phân dương tính ở heo giai đoạn 32 đến 65 ngày tuổi là 34,28 %,
giai đoạn 65 ngày tuổi đến xuất chuồng 32,00 %.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...................................................................................................................................... i 
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .......................................................................................... ii 
Lời cảm tạ .................................................................................................................................. iii 
Tóm tắt....................................................................................................................................... iv 
Mục lục ....................................................................................................................................... v 
Danh sách các chữ viết tắt...................................................................................................... viii 
Danh sách các bảng .................................................................................................................. ix 

Danh sách các hình .................................................................................................................... x 
Danh sách các sơ đồ ................................................................................................................. xi 
Danh sách các biểu đồ .......................................................... Error! Bookmark not defined. 
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................................ 1 
1.2 Mục đích và yêu cầu ........................................................................................................... 2 
1.2.1 Mục đích ........................................................................................................................... 2 
1.2.2 Yêu cầu.............................................................................................................................. 2 
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................................... 4 
2.1 Tổng quan về trại heo Chí Trung ....................................................................................... 4 
2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................................ 4 
2.1.2 Cơ cấu tổ chức .................................................................................................................. 4 
2.1.3. Cơ sở vật chất, cơ cấu đàn .............................................................................................. 5 
2.1.4 Nguồn gốc con giống ....................................................................................................... 6 
2.1.5 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng................................................................................. 6 
2.1.5.1 Điều kiện chuồng trại .................................................................................................... 6 
2.1.5.2 Nước uống .....................................................................................................10 
2.1.5.3 Thức ăn ........................................................................................................................ 11 
2.1.6 Đối với heo con theo mẹ ................................................................................................ 12 
2.1.7 Đối với heo con cai sữa.................................................................................................. 14 
v


2.1.8 Đối với heo thịt ................................................................................................15 
2.1.9 Quy trình tiêm phòng vaccine ở trại ............................................................................. 16 
2.2 Thay đổi của bộ máy tiêu hoá sau cai sữa và heo thịt .................................................... 17 
2.2.1 Thay đổi của bộ máy tiêu hoá sau cai sữa .................................................................... 17 
2.2.2 Thay đổi của bộ máy tiêu hoá của heo thịt................................................................... 18 
2.3 Bệnh tăng sinh đường ruột (Proliferative enteropathy-PE; Ileitis) ................................ 21 
2.3.1 Khái niệm ........................................................................................................................ 21 

2.3.2 Lịch sử và nguyên nhân gây bệnh................................................................................. 21 
2.3.3 Căn bệnh ......................................................................................................................... 21 
2.3.4 Truyền nhiễm học .......................................................................................................... 22 
2.3.5 Triệu chứng ..................................................................................................................... 24 
2.3.6 Bệnh tích ......................................................................................................................... 25 
2.3.7 Chẩn đoán ....................................................................................................................... 27 
2.3.8 Điều trị............................................................................................................................. 27 
2.3.9 Phòng bệnh ..................................................................................................................... 28 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 29 
3.1 Thời gian và địa điểm........................................................................................................ 29 
3.2 Đối tượng khảo sát ............................................................................................................ 29 
3.3 Nội dung khảo sát .............................................................................................................. 29 
3.4 Vật liệu và dụng cụ khảo sát............................................................................................. 29 
3.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 29 
3.5.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi .................................................................................... 29 
3.5.2 Trọng lượng heo ở từng giai đoạn ................................................................................ 30 
3.5.3 Chỉ số biến chuyển thức ăn (CSCBTĂ) ....................................................................... 30 
3.5.4 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................................ 30 
3.5.5 Tỷ lệ chết do tiêu chảy ................................................................................................... 30 
3.6 Phương pháp khảo sát dấu hiệu lâm sàng, bệnh tích đại thể và vi thể. ......................... 31 
vi


3.7 Gởi mẫu xét nghiệm Lawsonia intracellularis bằng kỹ thuật nested - PCR. ............... 31 
3.8 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................................ 31 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................... 32 
4.1 Tình hình chăn nuôi tại trại ............................................................................................... 32 
4.1.1 Nhiệt độ ẩm độ chuồng nuôi ......................................................................................... 32 
4.1.2 Trọng lượng bình quân .................................................................................................. 34 
4.1.3 Hệ số chuyển biến thức ăn............................................................................................. 36 

4.1.4 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ................................................................................................ 37 
4.1.5 Tỷ lệ chết do tiêu chảy ................................................................................................... 39 
4.2 Dấu hiệu lâm sàng, bệnh tích đại thể và vi thể trên heo nghi do Lawsonia
intracellularis............................................................................................................... 40 
4.2.1 Dấu hiệu lâm sàng ......................................................................................................... 40 
4.2.2 Bệnh tích đại thể ............................................................................................................. 41 
4.2.3 Bệnh tích vi thể ............................................................................................................... 42 
4.3 Kết quả xét nghiệm Lawsonia intracellularis bằng kỹ thuật nested - PCR.................. 44 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................... 46 
5.1 Kết luận .............................................................................................................................. 46 
5.2 Đề nghị ............................................................................................................................... 46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 47 
PHỤ LỤC................................................................................................................................ 52 

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PCR:

Polymerase chain reaction

WHO:

World Health Organization

NLTĐ:

Năng lượng tuyệt đối


BMD:

Bacitracin methylene disalicylate

FMD:

Foot and mouth disease

PE:

Proliferative enteropathy

NE:

Necrotic enteritis

PIA:

Porcine intestinal adenomatosis

PHE:

Proliferative hemorrhagic enteropathy

Nested-PCR:

Nested-Polymerase Chain Reaction

PRRS:


Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

IEC-18:

rat intestinal cells

PK:

Pig Kidney

IPEC-J2:

Piglet intestinal epithelial cells-J2

IS:

Lleal Symbiont

E. coli:

Escherichia coli

McCoy:

Mouse fibroblast cells

HBS:

Hemolytic Bowel Syndrome


PCV2:

Porcine Circovirus 2

TGE:

Transmissible Gastroenteritis

ELISA:

Enzyme Linked Immunosorbent Assay

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức trại heo Chí Trung ..............................................................4 
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng các loại cám đang được sử dụng tại trại .............11 
Bảng 2.3 Các loại cám được sử dụng cho từng loại heo ...........................................12 
Bảng 2.4 Cách chuyển đổi thức ăn............................................................................14 
Bảng 2.5 Khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng heo thịt qua các giai đoạn ........15 
Bảng 2.6 Quy trình tiêm phòng vaccine tại trại ........................................................16 
Bảng 2.7 pH giai đoạn khác nhau của ống tiêu hóa heo con sau cai sữa ..................18 
Bảng 2.8 Nhu cầu dinh dưỡng của heo từ 10 - 50 kg ...............................................19 
Bảng 4.1 Bảng theo dõi nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ..........................................32 
Bảng 4.2 Nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi heo ................................................33 
Bảng 4.3 Trọng lượng bình quân ở giai đoạn heo 32 đến 65 ngày tuổi....................34 
Bảng 4.4 Trọng lượng bình quân ở heo 65 đến 166 ngày tuổi .................................35 
Bảng 4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn các giai đoạn heo khảo sát..............................36 

Bảng 4.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ............................................................................38 
Bảng 4.7 Tỷ lệ chết do tiêu chảy ...............................................................................39 
Bảng 4.8 Triệu chứng của các heo bị tiêu chảy nghi do L. intracellularis ...............40 
Bảng 4.9 Bệnh tích đại thể ........................................................................................41 
Bảng 4.10 Bệnh tích vi thể ........................................................................................42 
Bảng 4.11 Tỉ mẫu phân, mẫu ruột dương tính với Lawsonia intracellularis bằng kỹ
thuật nested - PCR..........................................................................................44 

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Heo đực Duroc .............................................................................................6 
Hình 2.2 Chuồng nái đẻ và nuôi con ...........................................................................7 
Hình 2.3 Chuồng nái khô và nái mang thai.................................................................8 
Hình 2.4 Chuồng heo con cai sữa và sau cai sữa ........................................................9 
Hình 2.5 Chuồng heo thịt ............................................................................................9 
Hình 2.6 Chuồng nái hậu bị ......................................................................................10 
Hình 2.7 Nhung mao heo con trước và sau khi cai sữa ............................................17 
Hình 2.8 Ruột chứa máu tươi hay cục máu...............................................................26 
Hình 2.9 Sự tăng sinh của biểu mô ...........................................................................26 
Hình 4.1 Niêm mạc ruột tăng sinh ............................................................................42 
Hình 4.2 Viêm hồi tràng, lông nhung thoái hóa .......................................................43 
Hình 4.3 Một vài tế bào vi khuẩn nằm trong tế bào chất của tế bào biểu mô trong
mào ruột .........................................................................................................43 
Hình 4.4 Kết quả chẩn đoán L. intracellularis bằng kỹ thuật nested - PCR tại các địa
bàn khác. ........................................................................................................45 

x



DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức trại heo Chí Trung .............................................................5 

xi



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Năm 2006 là năm đánh dấu bước phát triển kinh tế mới của Việt Nam, Việt
Nam chính thức gia nhập WHO, đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức, khó
khăn mới cho ngành chăn nuôi nước ta do phải cạnh tranh khá gay gắt với những
tập đoàn chăn nuôi đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới.
Do đó ngành chăn nuôi heo nước ta muốn tồn tại, phát triển phải luôn tự
hoàn thiện mình. Muốn vậy chúng ta phải có một chiến lược phát triển thật hợp lí,
phải chuẩn bị thật tốt công tác giống, dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh…, việc phát
hiện, xử lí các bệnh trên heo cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến thành bại trong chăn nuôi heo.
Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu thay đổi bất lợi, chăn nuôi nhỏ lẻ khó kiểm
soát dịch bệnh, có rất nhiều tác nhân gây tiêu chảy trên heo như vi khuẩn, virus, kí
sinh trùng, hay một số độc tố trong thức ăn dẫn đến tiêu chảy. Một trong những
nguyên nhân gây nên tiêu chảy cho heo là Lawsonia intracellularis gây ra. Trước
tình hình đó và do ở Việt Nam chưa có công bố nào về nghiên cứu bệnh này, việc
bắt đầu khảo sát về bệnh này là điều hết sức cần thiết. Theo Lawson và Gebhart
(2000), sự nhiễm Lawsonia intracellularis gây ra tiêu chảy, chậm tăng trưởng và
hiếm khi gây chết thình lình trên heo là những bệnh thiệt hại kinh tế quan trọng nhất

trong ngành công nghiệp chăn nuôi thế giới.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự chấp thuận của Bộ môn Vi Sinh
Truyền Nhiễm, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường đại học Nông Lâm Tp.HCM , và
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đình Quát và BSTY. Phùng Hữu Phước chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát năng suất đàn heo thịt và sự lây nhiễm
1



Lawsonia intracellularis trên heo con sau cai sữa đến xuất chuồng tại trại chăn nuôi
heo Chí Trung”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá quy trình chăn nuôi sự lây nhiễm Lawsonia intracellularis trên heo
con sau cai sữa đến xuất chuồng để đưa ra những hướng điều trị thích hợp và hiệu
quả.
1.2.2 Yêu cầu
Khảo sát tình hình chăn nuôi tại trại.
Ghi nhận dấu hiệu lâm sàng, bệnh tích đại thể và vi thể trên heo nghi do
Lawsonia intracellularis.
Gởi mẫu xét nghiệm Lawsonia intracellularis bằng kỹ thuật nested - PCR.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về trại heo Chí Trung
2.1.1 Vị trí địa lý
Nằm trong vườn cao su, gần tỉnh lộ 15, thuộc xã An Phú, huyện Củ Chi,

Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trại nằm cách xa khu dân cư, xa chợ, đường giao thông chính nên giảm được
tối thiểu dịch bệnh xảy ra với trại. Trại nằm trên vùng đất cao, không sình lún trong
mùa mưa do có độ dốc nên nước rút nhanh.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức trại heo Chí Trung
Chức vụ

Số người

Nhiệm vụ

Chủ trại

1

Quản lý tổng thể

Bác sĩ thú y

1

Tổ heo nái

4

Vệ sinh đàn heo nái bầu và nái đẻ

Tổ heo cai sữa và heo thịt


3

Vệ sinh đàn heo cai sữa và heo thịt

Kho cám

1

Giám sát tình hình chăm sóc, nuôi
dưỡng, dịch bệnh tại trại

Công nhân chuyên xay cám và đem
cám vào chuồng heo

(Tài liệu: Phòng kỹ thuật trại heo Chí Trung 06/2012)

4


Sơ đồ cơ cấu tổ chức trại heo Chí Trung được trình bày qua Sơ đồ 2.1
Chủ trại
(1 người)

Bác sĩ thú y
(1 người)

Tổ heo nái

Tổ heo nái đẻ


bầu (2 người)

(2 người)

Tổ heo sau cai
sữa và heo thịt
(3 người)

Kho cám
(1 người)

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức trại heo Chí Trung
2.1.3. Cơ sở vật chất, cơ cấu đàn
Cơ sở vật chất
Được chia làm 2 khu riêng biệt:
Khu A: rộng khoảng 1 ha nằm trong vườn cao su, là nơi nuôi heo nái và heo
con theo mẹ < 30 ngày tuổi.
Khu B: rộng khoảng 3 ha nằm cách khu A 1 km, là nơi nuôi heo thịt.
Trại có một kho cám, vừa chứa nguyên liệu xay cám, vừa chứa các loại cám
khác mua về. Trại có nước sạch cung cấp đủ cho toàn trại..
Cơ cấu đàn
Tổng đàn heo của trại tính đến ngày 18/04/2012 là 1.259 con trong đó có:
Heo nái hậu bị cái: 20
Heo nái sinh sản: 161
Heo con theo mẹ: 236
Heo con cai sữa đến 65 ngày tuổi: 314
Heo thịt: 528

5



2.1.4 Nguồn gốc con giống
Heo nái phần lớn là giống Landrace x Yorkshire, Yorkshire x Landrace,
được mua từ hợp tác xã. Heo hậu bị được đưa lên được kiểm tra kỹ lưỡng, xem xét
tốt ngoài hình và khả năng sinh sản.
Heo đực chỉ dùng để thí tình chứ không dùng làm nọc giống, tinh được mua
từ công ty CP, đa phần là tinh của Duroc.

Hình 2.1 Heo đực Duroc
Heo hậu bị được tuyển chọn từ những heo con cai sữa của các nái được chọn
phối giống theo kế hoạch ghép cha mẹ có sức sinh trưởng và sinh sản tốt. Sau đó
tuyển lựa theo thành tích của bản thân thú lúc còn bú và thời kỳ thành thục. Một số
khác được mua từ trại heo giống Darby, trại giống CP.
2.1.5 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng
2.1.5.1 Điều kiện chuồng trại
Chuồng nái đẻ và nuôi con
Là kiểu chuồng sàn làm bằng khung kim loại, cao cách mặt đất khoảng 1 m,
xung quanh có màng che nắng mưa, chuồng được thiết kế dạng mái đôi lợp bằng
tôn mạ kẽm, có quạt gió để làm mát.

6


Chuồng nái đẻ phân chia thành 4 dãy, mỗi dãy 15 ô cho nái đẻ và nuôi con,
với kích thước chiều dài 2,2 m x rộng 1,8 m x cao 0,6 m. Mỗi ô chuồng đều có ổ úm
và đèn để sưởi ấm cho heo con.
Chuồng gồm ba ô: ô heo mẹ ở giữa và hai ô heo con ở hai bên. Ô heo mẹ có
chiều chiều dài 2,2 m x rộng 0,65 m x cao 1,2 m, nền lót tấm đan khe hở 1 cm có độ
nghiêng 3 - 5 %. Hai bên vách ngăn của ô heo mẹ được thiết kế sao cho thanh chắn
ngang cuối cùng phải nằm cách mặt sàn ít nhất 40 cm để heo con không bị mắc kẹt

khi bú vú trên của heo mẹ.
Ưu điểm của chuồng heo nái đẻ và nuôi con: chuồng heo nái đẻ có sàn cao
cách mặt đất 1 m để thông gió, tránh ẩm, vệ sinh cho heo mẹ và heo con. Heo nái
được nuôi nhốt trong ô chuồng sẽ hạn chết trường hợp đè con, đồng thời có điều
kiện sưởi ấm và tập ăn sớm cho heo con. Có điều kiện sử dụng núm nước uống và
máng ăn riêng cho heo con.

Hình 2.2 Chuồng nái đẻ và nuôi con
Chuồng nái khô và nái mang thai
Là kiểu chuồng sàn làm bằng khung kim loại, cao cách mặt đất khoảng 1 m,
xung quanh có màng che nắng mưa, chuồng được thiết kế dạng mái đôi lợp bằng
tôn mạ kẽm, có quạt gió để làm mát.
Chuồng được chia thành 4 dãy đều nhau với mỗi dãy 35 ô, thiết kế chuồng
dạng cá thể, kích thước mỗi ô: dài 2,3 m x rộng 0,65 m x cao 1 m (dạng chuồng
7


lồng). Máng ăn được làm bằng kim loại có kích thước: rộng 30 cm x dài 50 cm.
Núm uống nước: cao 85 cm từ mặt sàn chuồng, lắp ở phía trên của máng ăn. Sàn
nền lót tấm đan khe hở 1 cm có độ nghiêng 3 - 5 %.
Ô chuồng cho heo nái khô và nái mang thai có một số ưu điểm sau: có thể
cung cấp được chính xác số lượng thức ăn cho từng heo (phụ thuộc vào tuổi, thời
gian chửa, điều kiện sức khỏe), thuận tiện trong việc phát hiện động dục, phối giống
và kiểm tra có chửa, heo nái được yên tĩnh hơn, ít hoạt động trước và trong khi ăn,
giảm sảy thai. Trái lại, ô chuồng này làm heo ít được vận động và cần phải lưu ý về
nhiệt độ.

Hình 2.3 Chuồng nái khô và nái mang thai
Chuồng heo con sau cai sữa
Được nuôi trên chuồng sàn, nền được lót bằng những tấm đan khe hở 1 cm

có độ 3 - 5 %, kích thước 40 x 6 m, xung quanh chuồng có lắp hệ thống màn bằng
polymer tránh mưa tạt, gió lùa.
Bên trong chuồng chia thành 2 dãy bằng nhau có lối đi chăm sóc ở giữa. Mỗi
dãy gồm 15 ô. Ô cuối cùng được dùng để nuôi heo bệnh và heo còi.
Mỗi ô có kích thước dài 2,4 m x rộng 2 m x cao 0,8 m, có máng ăn tự động
được lắp đặt mỗi ô chuồng, có núm uống tự động đảm bảo luôn có đủ nước sạch
cho heo. Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn úm vào ban đêm giúp heo sưởi ấm khi trời
lạnh.

8


Hình 2.4 Chuồng heo con cai sữa và sau cai sữa
Chuồng heo thịt
Được xây dựng trên nền cao khoảng 1 m, thiết kế dạng mái đôi lợp bằng tôn
mạ kẽm. Chuồng được chia làm hai dãy đối diện nhau, có lối đi giữa hai dãy. Sàn
chuồng được làm có độ nghiêng để có thể dọn dẹp phân dễ dàng.

Hình 2.5 Chuồng heo thịt
Mỗi dãy được chia làm nhiều ô chuồng có kích thước chiều dài 5,5 m x rộng
4 m x cao 1 m. Trong chuồng có hồ nước cho heo tắm kích thước chiều dài 5 m x
rộng 1,2 m x cao 20 cm. Mỗi ô chuồng nuôi 15 - 20 heo thịt. Mỗi ô chuồng có máng
ăn tự động, vòi uống tự động để cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho heo.
Nền chuồng bằng xi măng không quá trơn trượt, có máng ăn và vòi nước tự động.

9


Chuồng nái hậu bị
Được xây bằng xi măng, kiểu chuồng nền, chuồng được thiết kế dạng mái

đôi lợp bằng tôn mạ kẽm, chia làm hai dãy đối diện nhau, giữa hai dãy là đường đi.
Mỗi dãy chia làm nhiều ô, mỗi ô kích thước dài 6 m x rộng 3,5 m x cao 0,9m, phía
trước là khung sắt, máng ăn tự động.

Hình 2.6 Chuồng nái hậu bị
2.1.5.2 Nước uống
Trại sử dụng nguồn nước ngầm được bơm từ giếng khoan qua xử lí Chlorin
và đưa lên bồn chứa lớn, nước được phân phối cho các dãy chuồng và đến từng núm
uống tự động cho mỗi ô chuồng.

10


2.1.5.3 Thức ăn
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng các loại cám đang được sử dụng tại trại
Thành
phần
NLTĐ
(Kcal/kg)
Protein thô
Min (%)

Max (%)
Độ ẩm (%)

LEAN

LEAN

LEAN


MAX 1

MAX 2

MAX 3

9104

9200

9300

3000

3000

17

WINNER - 1

PROGESTA

DURA - SOW

9014

9040

9054


2900

3200

2800

3000

15

13

20

14

15

5,5

5,5

5,5

5

8,5

6


14

14

14

14

14

14

0,8 - 1,2

0,8 - 1,2

0,8 - 1,2

0,8 - 1,2

0,8 - 1,2

0,8 - 1,2

0,65

0,6

0,6


0,65

0,67

0,7

0,2 - 0,8

0,2 - 0,8

0,2 - 0,8

0,2 - 0,5

0,3 - 1

0,3 - 1

35

35

-

-

-

-


3

3

2

-

3

5

Canxi
Min - Max
(%)
Phốtpho
Min (%)
Muối
Min - Max
(%)
BMD
Max (mg/kg)
Béo
Min (%)

Ghi chú: Trại sử dụng cám của công ty Green Feed trên tất cả loại heo

11



Bảng 2.3 Các loại cám được sử dụng cho từng loại heo
Loại heo

Loại cám

Nái khô, nái chửa

PROGESTA 9040

Nái đẻ và nuôi con

DURA - SOW 9054

Heo con cai sữa

WINNER1 9014

Heo thịt 15 - 30 kg

LEAN MAX1 9104

Heo thịt 30 - 60 kg

LEAN MAX2 9200

Heo thịt 60 kg đến xuất chuồng

LEAN MAX3 9300


2.1.6 Đối với heo con theo mẹ
Nuôi dưỡng
Trong chăn nuôi heo phần lớn hao hụt xảy ra vào giai đoạn heo con theo mẹ.
Tỷ lệ chết trong thời kỳ 1 - 21 ngày tuổi có thể 15 - 30 % và một nửa số chết thường
xảy ra trong vòng vài ngày sau khi sinh.
Từ sơ sinh đến 24 giờ sau khi đẻ
Điều kiện về ổ úm: khô ráo, sạch sẽ, ấm áp, tránh gió lùa. Nhiệt độ ổ úm
trong ngày đầu sau khi sinh 32 - 35 0C.
Khi mới sinh được lau chùi sạch sẽ, bấm răng, sát trùng rốn bằng dung dịch cồn iod,
sau đó cho bú sữa đầu và cân trọng lượng sơ sinh toàn ổ.
Tùy số lượng con nhiều ít mà tiến hành ghép bầy và loại những con dị tật,
những con quá yếu hay quá nhỏ (trọng lượng nhỏ hơn 800 g). Bấm tai và cắt đuôi
sau khi đẻ 1 ngày.
Heo con phải được bú sữa đầu ngay sau khi sinh vì ruột non của heo con
ngưng hấp thu kháng thể ở khoảng 20 - 36 giờ sau khi sinh, mặt khác nếu để lâu
hàm của heo con bị cứng không bú được do mất năng lượng dẫn đến heo yếu dần.
Từ 24 giờ sau khi đẻ đến 28 ngày (cai sữa)
Chuồng úm đảm bảo luôn khô ráo và sạch sẽ, tránh gió lùa từ các phía và
dưới bụng lên. Nhiệt độ ổ úm của heo trong tuần đầu sau khi đẻ là 30 – 32 0C và từ
tuần thứ 2 có thể giảm còn > 25 0C.

12


×