Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KIỂM TRA SỰ HIỆN DIỆN CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.) MỚI THẢ NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM TRA SỰ HIỆN DIỆN CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH
TRÊN CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.) MỚI THẢ NUÔI

Họ và tên sinh viên : DƯ THỊ NGỌC THẢO
Ngành

: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Chuyên ngành

: NGƯ Y

Niên khóa

: 2008 – 2012

Tháng 7/2012


KIỂM TRA SỰ HIỆN DIỆN CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN CÁ
RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.) MỚI THẢ NUÔI

Tác giả
DƯ THỊ NGỌC THẢO

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư


Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản – chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn :
TS. NGUYỄN HỮU THỊNH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2012

i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản và tất cả các thầy cô trong Khoa Thủy
Sản, trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt khóa học.
Xin được gửi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hữu Thịnh đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Xin cảm ơn ông bà, cha mẹ và gia đình luôn ở bên cạnh, động viên và hỗ trợ
tinh thần lẫn vật chất cho con trong suốt những năm đi học, cũng như tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất để con hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn sự quan tâm và chỉ dẫn nhiệt tình của KS. Truyện Nhã Định
Huệ giúp tôi có được những kiến thức và kỹ năng thực hành cần thiết.
Xin cảm ơn sự quan tâm, động viên khuyến khích của tất cả các bạn lớp
DH08NY trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do hạn chế thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý
thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

ii



TÓM TẮT
Để thực hiện đề tài “Bước đầu xác định nguyên nhân gây chết cá rô phi đỏ
(Oreochromis sp.) sau khi thả nuôi” chúng tôi tiến hành thu mẫu cá rô phi đỏ ở An
Giang đã được thả nuôi 20 ngày, trọng lượng trung bình khoảng 50 g/con và cá rô
phi đỏ ở Đồng Tháp được thả nuôi 45 ngày, trọng lượng trung bình khoảng 100
g/con, có biểu hiện bệnh tích hoặc bơi lờ đờ gần mặt nước. Sau đó tiến hành ghi
nhận biểu hiện bệnh tích bên ngoài, bên trong và cấy phân lập vi khuẩn tại bè nuôi.
Về phòng thí nghiệm tiến hành định danh sơ bộ và bằng các bộ kit. Kết quả ghi
nhận được:
Cá nuôi ở An Giang có biểu hiện bên ngoài bị bệnh xuất huyết, thối mang
(đóng bùn) chủ yếu xuất hiện trên cá mới thả nuôi từ sau 20 ngày tuổi, đặc biệt là
lúc nhiệt độ nước cao. Bên trong gan bị sưng kèm theo xuất huyết, thận, lách và
mật đều sưng. Xác định được vi khuẩn nhiễm trên cá bệnh là Aeromonas hyrophila
và Aeromonas sp.
Cá nuôi ở Đồng Tháp có biểu hiện bên ngoài bị lồi mắt, mang nhạt màu, bên
trong tích dịch xoang bụng, gan, lách, mật, sưng to. Xuất hiện trên cá mới thả nuôi
được 45 ngày. Xác định được vi khuẩn nhiễm trên cá bệnh là Streptococcus
agalactiae.

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA................................................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH DÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... ix
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt Vấn Đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài ................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
2.1 Tình Hình Dịch Bệnh Ở Cá Rô Phi..................................................................... 3
2.2 Nghiên Cứu Bệnh Ở Cá Rô Phi .......................................................................... 4
2.3 Những Bệnh Vi Khuẩn Thường Gặp Trên Cá Rô Phi ........................................ 5
2.3.1 Bệnh do liên cầu khuẩn Streptococcus sp. ................................................... 5
2.3.1.1 Giới thiệu .............................................................................................. 5
2.3.1.2 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa .................................................................... 6
2.3.1.3 Triệu chứng và bệnh tích ...................................................................... 7
2.3.1.4 Đặc điểm dịch tễ ................................................................................... 7
2.3.1.5 Chẩn đoán ............................................................................................. 7
2.3.1.6 Phòng và trị bệnh .................................................................................. 8
2.3.2 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas sp. ................................................ 9
2.3.2.1 Giới thiệu .............................................................................................. 9
2.3.2.2 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa .................................................................... 9
2.3.2.3 Triệu chứng và bệnh tích .................................................................... 10

iv


2.3.2.4 Đặc điểm dịch tễ ................................................................................. 11
2.3.2.5 Phòng và trị bệnh ................................................................................ 11
2.3.3 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus sp. ....................................... 11
2.3.4 Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas sp............................................................ 12
2.3.5 Bệnh do vi khuẩn Columnare..................................................................... 13
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 14

3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu ............................................................... 14
3.2 Vật Liệu Và Trang Thiết Bị .............................................................................. 14
3.2.1 Dụng cụ ...................................................................................................... 14
3.2.2 Hóa chất và môi trường.............................................................................. 14
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu................................................................................. 15
3.3.1 Thu mẫu ..................................................................................................... 15
3.3.2 Kiểm tra dấu hiệu bên ngoài và khám mổ bệnh tích bên trong ................. 15
3.3.3 Cấy mẫu bệnh phẩm ................................................................................... 16
3.3.4 Kiểm tra vi khuẩn gây bệnh và làm thuần ................................................. 16
3.3.5 Định danh sơ bộ ......................................................................................... 16
3.3.5.1 Nhuộm gram vi khuẩn......................................................................... 16
3.3.5.2 Thử nghiệm catalase ........................................................................... 17
3.3.5.3 Thử nghiệm oxidase ............................................................................ 18
3.3.6 Sử dụng kit định danh vi khuẩn ................................................................. 18
3.3.6.1 Kit IDS 14 GNR định danh vi khuẩn gram âm ................................... 18
3.3.6.2 Kit API 20 Strep định danh vi khuẩn gram dương ............................. 19
3.3.7 Cấy phân lập trên môi trường chọn lọc Rimler-Shotts (R – S) đối với vi
khuẩn gram âm .................................................................................................... 19
3.3.8 Qui trình nghiên cứu .................................................................................. 20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 21
4.1 Kết quả quan sát bệnh tích bên ngoài và bên trong .......................................... 21
4.2 Định danh sơ bộ ................................................................................................ 27
4.2.1 Hình thái vi khuẩn và khuẩn lạc................................................................. 27

v


4.2.2 Kết quả catalase và oxidase ....................................................................... 29
4.3 Kết quả định danh vi khuẩn bằng các bộ kit ..................................................... 30
4.3.1 Định danh vi khuẩn gram dương bằng API 20 Strep ................................. 30

4.3.2 Định danh gram âm bằng IDS 14 GNR ..................................................... 32
4.4 Cấy phân lập trên môi trường chọn lọc Rimler-Shotts ..................................... 33
4.5 Kết quả chẩn đoán ............................................................................................. 33
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 35
5.1 Kết Luận ............................................................................................................ 35
5.2 Đề Nghị ............................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 36
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 39

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TSA

Tryptic Soya Agar

THBA

Tood Hewitt Broth Agar

NA

Nutrient Agar

BHIA

Brain Heart Infusion Agar

KIA


Kligler Iron Agar

R-S

Rimler-Shotts

DO

Dissolve Oxygen

GIFT

Genetically improved farmed Tilapia

GBS

Group B Streptococcus

PCR

Polymerase chain reaction

g

Gram

ppm

Part per million


vii


viii


DANH DÁCH CÁC HÌNH
Nội dung

Trang

Hình 4.1 Cá có biểu hiện mang nhạt màu, mẫu thu ở An Giang ............................... 24
Hình 4.2 Mang cá bị đóng bùn và xuất huyết nắp mang, mẫu thu ở An Giang ......... 24
Hình 4.3 Cá bị xuất huyết da (hình A) và xuất huyết tia vây (hình B), mẫu thu ở An
Giang ........................................................................................................................... 25
Hình 4.4 Vây lưng và vây đuôi bị ăn mòn, mẫu thu ở An Giang............................... 25
Hình 4.5 Vết loét ăn sâu vào cơ, mẫu thu ở An Giang............................................... 26
Hình 4.6 Cá bị lồi mắt, mẫu thu ở Đồng Tháp ........................................................... 26
Hình 4.7 Biểu hiện bên trong của cá bệnh ở An Giang .............................................. 27
Hình 4.8 Khuẩn lạc dạng 2 chiếm đa số trên đĩa môi trường, mẫu thu ở An Giang. . 28
Hình 4.9 Khuẩn lạc dạng 1 chiếm đa số trên đĩa môi trường, mẫu thu ở Đồng Tháp.28
Hình 4.10 Hình thái khuẩn lạc sau khi cấy thuần ....................................................... 29
Hình 4.11 Kết quả nhuộm gram vi khuẩn. ................................................................. 29
Hình 4.12 Kết quả định danh Streptococcus agalactiae. ........................................... 30
Hình 4.13 Khuẩn lạc Aeromonas sp. trên môi trường R-S. ....................................... 33

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Nội dung

Trang

Bảng 4.1 Tỷ lệ biểu hiện bệnh tích của 17 cá rô phi đỏ nuôi bè tại An Giang. .......... 21
Bảng 4.2 Tỷ lệ biểu hiện bệnh tích của 20 cá rô phi đỏ nuôi bè tại Đồng Tháp ........ 23
Bảng 4.3 Kết quả định danh Streptoccocus agalactiae bằng kit API 20 Strep. ........ 31
Bảng 4.4 Kết quả định danh bằng kit IDS 14GNR. .................................................. 32

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản đã phát triển một cách mạnh mẽ
và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế của đất
nước. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2008,
diện tích nuôi trồng thủy sản đã được mở rộng lên trên 1 triệu ha và sản lượng đạt
gần 2,45 triệu tấn tăng gấp 12 lần so với năm 1980. Với sự đóng góp chủ yếu của
sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2008
đạt trên 4,5 tỷ USD, đứng thứ tư trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu
cao nhất của cả nước. Trong đó, nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt mà đặc biệt là
đối tượng cá rô phi đã được ngành thủy sản xác định là một trong những đối tượng
nuôi chính trong định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.
Có thể nói cá rô phi là một trong những loài cá nuôi kinh tế nhất và là loài
có sức đề kháng cao hơn so với các loài khác. Tuy nhiên với mô hình nuôi thâm
canh (mật độ dày), dễ làm phát sinh dịch bệnh. Đặc biệt, bệnh do vi khuẩn
Streptococcus sp. là nguyên nhân gây nên thiệt hại lớn ở cá rô phi nói riêng và cá

nước ngọt nói chung, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng
thủy sản thế giới (Stoffregenet al., 1996; Shoemaker và Klesius, 1997). Ước tính
thiệt hại hàng năm khoảng 150 triệu USD (Shoemaker và Kleius, 1997; trích bởi
Nguyễn Thị Phước Thắm, 2009).
Bên cạnh đó, bệnh do vi khuẩn cơ hội Aeromonas sp. cũng gây thiệt hại
đáng kể cho nghề nuôi cá do chúng có thể gây bệnh ở bất cứ giai đoạn nào, nhất là

1


lúc cá bị stress. Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004) thì Aeromonas sp. là tác nhân gây
bệnh xuất huyết trên nhiều loài cá, trong các loài vi khuẩn thuộc giống Aeromonas
sp. thì A. hydrophila được xem là loài gây bệnh cho cá nước ngọt quan trọng nhất
(Lewis and Plumb, 1979).
Trong thời gian gần đây, cá rô phi đỏ thường chết nhiều sau khi thả nuôi đã
làm ảnh hưởng đến nghề nuôi cá rô phi đỏ nói riêng và nghề nuôi trồng thủy sản
nói chung. Đặc biệt sau khi thả nuôi từ hai tuần đến một tháng, tỷ lệ hao hụt cá rất
cao mà nguyên nhân vẫn chưa được xác định.
Chính vì vậy, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông
Lâm Tp. HCM, chúng tôi tiến hành đề tài : “Bước đầu xác định nguyên nhân gây
chết cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) sau khi thả nuôi” nhằm tìm hiểu về nguyên
nhân gây chết cá ở giai đoạn mới thả nuôi để từ đó có hướng phòng và điều trị bệnh
tốt hơn.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
• Thu mẫu cá rô phi đỏ ở giai đoạn mới thả có biểu hiện bệnh tích ở các bè
nuôi tại An Giang và Đồng Tháp.
• Mô tả bệnh tích bên ngoài và bên trong.
• Phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh trên cá để xác định nguyên nhân
gây bệnh.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình Hình Dịch Bệnh Ở Cá Rô Phi
Bệnh ở cá rô phi đã xảy ra khắp nơi, trong đó một số đã phát triển thành
những trận dịch. Đài Loan là nước đã từng hứng chịu rất nhiều dịch bệnh trên cá rô
phi nuôi. Chien (1991) đã mô tả bệnh trong một hệ thống nuôi cá rô phi vằn do
Saprolegnia sp. gây ra. Chern và Chao (1994) báo cáo những trận dịch xảy ra gây
thiệt hại lớn cho cá rô phi nuôi do một sinh vật giống với Rickettsia. Trận dịch năm
1992 đã làm chết rất nhiều cá rô phi trong ao nuôi mà không xác định được nguyên
nhân, bệnh bắt đầu xảy ra trong những ao nuôi nước ngọt ở miền Đông và Nam Đài
Loan sau đó lan rộng ra các đảo trong khu vực cả ao nước lợ và mặn (Huang và
ctv., 1998; trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004).
Tại Philippin, Cichlidogyrus sclerosus đã từng gây hư hại mang cá rất nặng
(Kabat, 1984). Bệnh cũng đã xảy ra tại một nơi khác ở Philippin do Aeromonas
hydrophila (Yambot,1997). Tại Israel, một tác nhân gây bệnh rất giống với nấm
Branchiomyces đã làm chết 85% cá rô phi đỏ và cá rô phi lai. Ở Austrailia đã từng
xảy ra hội chứng quay vòng (spinning tilapia syndrome) trên cá rô phi vằn và rô phi
xanh do Iridovirus (Atiel và Owens, 1997). Hội chứng này có thể làm chết 100% cá
rô phi nuôi (Woo và ctv., 2000). Từ năm 1992 đã xảy ra liên tiếp những trận dịch
trên cá rô phi lai ở Texas, Mỹ do Streptococcus iniae và gây chết rất nhiều cá nuôi
(Perera và ctv., 1994; trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004).
Ngoài Streptococcus sp. ra, còn có khuẩn Staphylococcus epidermidis cũng
gây chết hàng loạt cá rô phi trong các năm 1992 - 1995 ở Đài Loan. Aeromonas

3



hydrophila cũng được cho là tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho cá rô phi, với những
biểu hiện xuất huyết bên ngoài và các cơ quan nội tạng.
Tại Việt Nam, bệnh do Streptococcus sp. được ghi nhận đã xuất hiện và làm
chết cá rải rác ở một số cơ sở nuôi bè tại An Giang đầu tiên vào năm 2004 (Đặng
Thị Hoàng Oanh). Thời gian gần đây, bệnh xuất hiện nhiều ở các vùng nuôi cá rô
phi đỏ trên các bè thuộc tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Tiền Giang. Sự lây nhiễm
Streptococcus ở cá rô phi đỏ xảy ra do tiếp xúc trực tiếp khi mật độ thả nuôi cao,
môi trường nước kém hoặc từ thức ăn kém chất lượng.
2.2 Nghiên Cứu Bệnh Ở Cá Rô Phi
Hiện nay trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về bệnh cá rô phi
do tác nhân vi khuẩn như: Miyazaki và ctv. (1984) nghiên cứu mô học cá bị nhiễm
Pseudomonas flueorescens và Streptococcus sp. Kaige và ctv (1986) nghiên cứu
mô học cá bệnh do Ewardsiella sp. Chang và Plump (1996) nghiên cứu mô học cá
rô phi vằn nhiễm Streptococcus sp. và ảnh hưởng của độ mặn lên quá trình nhiễm
Streptococcus sp. của cá rô phi vằn. Bunch và Bejerano (1997) nghiên cứu ảnh
hưởng của những yếu tố môi trường lên sự nhạy cảm của cá rô phi lai đối với bệnh
do Streptococcus sp. Perera và ctv (1998) nghiên cứu mô học của cá rô phi lai bị
nhiễm Streptococcus iniae. Klesius và ctv (1999) nghiên cứu hiệu lực của một loại
vaccine được điều chế từ tế bào Streptococcus iniae đã diệt bằng formol đối với cá
rô phi. Nghiên cứu của Evan và ctv (2000) cho thấy Streptococcus iniae có thể gây
nhiễm cá rô phi qua đường mũi. Nghiên cứu của Shoemaker và ctv (2000) cho thấy
mật độ cá thả và liều lượng Streptococcus iniae có ảnh hưởng tới tỷ lệ chết của cá
khi chúng tiếp xúc với những vi khuẩn này (trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004).
Hiện nay ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về bệnh cá rô phi chưa
nhiều, chỉ có vài công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào ký sinh trùng và hầu
như chưa có hoặc có rất ít công trình có tầm cỡ nghiên cứu về tác nhân virus hay vi
khuẩn gây bệnh trên cá rô phi. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam như
nghiên cứu về ký sinh trùng trên một số dòng cá rô phi vằn ở Bắc Ninh và Quảng
Ninh (Bùi Quang Tề và ctv., 1999). Ký sinh trùng ở những giai đoạn khác nhau trên


4


ba dòng cá rô phi nuôi (O.niloticus) như dòng Thái, dòng Việt và dòng GIFT tại
miền Bắc Việt Nam (Bùi Quang Tề và Đặng Thị Lụa, 1999, trích bởi Nguyễn Tri
Cơ, 2004).
Để khắc phục phần nào những thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra với cá
rô phi nuôi thâm canh, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu NTTS II đã thu
mẫu phân lập vi khuẩn và gây cảm nhiễm ngược, xác định tác nhân gây bệnh cho cá
nuôi ở các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Vĩnh Long và Tiền Giang, nhóm tác giả này đã
đưa ra kết luận như sau: Thời gian cá dễ mắc bệnh là vào mùa mưa. Tỷ lệ thiệt hại
từ 7-10%, cá thường mắc bệnh ở giai đoạn 1-4 tháng tuổi. Bệnh thường gặp là bệnh
xuất huyết. Hiệu quả điều trị bệnh đạt 25-50%. Hóa chất được sử dụng là muối ăn,
vôi (treo đầu bè), hoặc kháng sinh (trộn vào thức ăn). Tác nhân gây bệnh chủ yếu
trong các giai đoạn mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 4), giao mùa (tháng 5) và đầu
mùa mưa (tháng 7). Trong số các chủng vi khuẩn phân lập được thì chủng vi khuẩn
Streptococcus sp. có tần suất cao nhất, chiếm 95-100% vào mùa khô (tháng 1) và
giai đoạn giao mùa (tháng 5 và tháng 11) .
2.3 Những Bệnh Vi Khuẩn Thường Gặp Trên Cá Rô Phi
2.3.1 Bệnh do liên cầu khuẩn Streptococcus sp.
2.3.1.1 Giới thiệu
Bệnh do liên cầu khuẩn được báo cáo lần đầu tiên năm 1966 bởi Robinson và
Mayer trên cá nước ngọt Notemignus crysoleucas. Sau đó, Eldar và ctv (1995) xác
định được hai loài S. shiloi (S. iniae) và S. diffiicile (S. agalactiae) là tác nhân gây
bệnh trên cá rô phi lai và cá hồi vân ở Israel năm 1984. Đến năm 1997, Vandamme
và ctv đã chứng minh được S. difficile thuộc nhóm B, type Ib Streptococcus, rất khó
phân biệt với S. agalactiae, do hai loài có trình tự đoạn gen 16S-23S giống nhau
đến 97,7% và trình tự 16S giống nhau 100%. Vì vậy, trong hai nghiên cứu của
Brain với ctv năm 2001 và Yoshiaki với ctv năm 2005 đã định danh lại S. difficile
chính là S. agalactiae. (Trích bởi Trương Ngọc Anh và Trần Nguyễn Kim Tuyến,

2011).

5


Hầu hết các chủng GBS đều dung huyết beta (β – haemolysis) trên môi
trường thạch máu nhưng một số chủng phân lập trên người, cừu và cá không dung
huyết (Kawamura và ctv., 2005; Sheehan và ctv., 2009).
Trên cá rô phi, S. agalactiaae không dung huyết gây bệnh ở mọi giai đoạn,
trong khi S. agalactiae dung huyết beta chủ yếu gây bệnh ở cá cỡ lớn. S. agalactiae
đã trở thành một tác nhân gây bệnh quan trọng trên cá rô phi ở Châu Á và Châu Mỹ
(Klesius và ctv, 2005). Đó là tác nhân gây bệnh cho tỷ lệ chết cao trên cá rô phi của
Thái Lan trong những năm gần đây (Tân và ctv, 2007. Trích bởi Hồ Thành Tâm,
2010).
2.3.1.2 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa
Vi khuẩn có dạng hình cầu, có thể đứng riêng lẻ, thành cặp hay tạo thành
chuỗi dài, đường kính tế bào nhỏ hơn 2µm. Vi khuẩn bắt màu gram (+), không di
động, không sinh bào tử, hiếu khí hay kỵ khí tùy ý, cho phản ứng oxydase (-) và
catalase (-), lên men trong môi trường glucose.
S. agalactiae thuộc Lance field Group B (GBS), có 2 kiểu sinh học: Biotype
1, dung huyết β, phát triển tốt ở 370C, gây bệnh trên cả cá giống và cá thương
phẩm. Biotype 2, không dung huyết và phát triển yếu ở 370C.
Vi khuẩn Streptococcus sp. phát triển tốt trên môi trường TSA (Trypticase
Soya Agar) có thêm 0,5% Glusose, môi trường BHIA (Brain Heart Infusion Agar),
môi trường THBA (Todd Hewitt Broth Agar) và môi trường thạch máu cừu, máu
ngựa... Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp từ 28 - 300C, sau 24-48 giờ nuôi cấy, vi khuẩn
tạo khuẩn lạc nhỏ (0,5-0,7mm) màu trắng đục.
Một số chủng vi khuẩn tạo khuẩn lạc trong suốt có tính nhầy sau 24 giờ nuôi
cấy. Khuẩn lạc này có thể chuyển thành khuẩn lạc có màu trắng đục sau khi cấy
chuyền nhiều lần. Huyết thanh điều chế từ tế bào vi khuẩn của khuẩn lạc nhầy sẽ

cho phản ứng ngưng kết dương tính với cả hai khuẩn lạc nhầy và không nhầy.
Huyết thanh điều chế từ tế bào vi khuẩn của khuẩn lạc không nhầy sẽ cho phản ứng
ngưng kết dương tính với dạng khuẩn lạc đó. Vi khuẩn tạo khuẩn lạc nhầy có độc
lực mạnh hơn vi khuẩn tạo khuẩn lạc không nhầy.

6


2.3.1.3 Triệu chứng và bệnh tích
Cá bệnh có triệu chứng chung khá điển hình trên nhiều loài với những biểu
hiện bất thường như: cá bơi lờ đờ, bơi xoay vòng mất định hướng (do vi khuẩn tấn
công lên hệ thần kinh trung ương não), cơ thể cong gấp khúc (do vi khuẩn xâm
nhập tủy sống), cá giảm ăn hay không ăn.
Bệnh tích bên ngoài: Giác mạc mờ đục, lồi 1 hay 2 mắt, bụng trương to do
tích dịch trong xoang bụng, xuất huyết điểm, gốc vây, quanh hậu môn, một số xuất
hiện ổ mủ ở hàm dưới, gốc vây, ổ mủ vỡ ra thành vết loét.
Bệnh tích bên trong: Dạ dày ruột trống nên bóng khí phình to, nhiễm khuẩn
huyết do vi khuẩn theo máu gây nhiễm khắp nội quan, gan nhạt màu, thận lách
sưng to, viêm phúc mạc nên viêm dính nội quan với nhau và viêm dính thành bụng,
não có hiện tượng xuất huyết, tụ huyết.
2.3.1.4 Đặc điểm dịch tễ
Bệnh thường xảy ra do stress trong thời gian dài nhất là khi nhiệt độ nước
tăng cao (30,5 – 320C), DO thấp và mật độ nuôi dày (80 – 100 con/m2). Vi khuẩn
thường gây bệnh lúc nhiệt độ nước cao trong năm, tháng 3,4 – tháng 8,9 (cao điểm
là tháng 5,6). Bệnh thường xảy ra trên cá thương phẩm (từ 100g trở lên) và gây chết
rải rác suốt thời kỳ nắng nóng.
Bệnh lây lan theo chiều ngang do cá ăn nhau làm trầy xước trên da tạo điều
kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cá qua vết thương hay vi khuẩn có thể xâm
nhập trực tiếp qua niêm mạc mũi. Những con còn sống sót sau đợt bệnh mang vi
khuẩn trong cơ thể là vật mang trùng, thải vi khuẩn ra bên ngoài và lây lan cho các

cá khỏe.
Bệnh xảy ra với thể cấp tính và mãn tính. Thể cấp tính với tỷ lệ cá chết cao,
trên 50% trong vòng 2-3 tuần. Bệnh bộc phát vài lần sau đó trở nên mãn tính, cá
chết kéo dài trong nhiều tuần và chết rải rác (trích bởi Nguyễn Hữu Thịnh, 2007).
2.3.1.5 Chẩn đoán
Tại ao nuôi đầu tiên phải xem xét mức độ cá chết, cỡ cá, loài, thời gian xảy
ra dịch bệnh. Hiếm khi một cá bệnh có đầy đủ các triệu chứng và bệnh tích, do đó

7


ta nên kiểm tra 5-10 cá bệnh, xem xét các dấu hiệu bệnh lý bên ngoài và bên trong
cơ thể cá. Thực hiện phết kính mẫu não, gan, lách, soi tươi, nhuộm gram và quan
sát dưới kính hiển vi. Cá rô phi nhiễm bệnh do những vi khuẩn khác cũng có những
triệu chứng tương tự. Do đó cần thận trọng khi phân lập vi khuẩn từ các mô khác
nhau ở cá bệnh.
Ở phòng thí nghiệm, phân lập vi khuẩn từ các nội quan lách, thận, não, gan
cá bệnh. Sử dụng các môi trường thông thường như: Blood Agar (thạch máu) để
xem đặc điểm dung huyết , sử dụng môi trường thạch BHIA (Brain Heart Infusion
Agar), TSA (Trypticase Soya Agar) để xem hình dạng khuẩn lạc. Đối với vi khuẩn
Streptococcus sp. không nên sử dụng môi trường NA (Nutrient Agar) vì vi khuẩn
gram dương phát triển rất kém trên môi trường dinh dưỡng này. Sau 24 – 48 giờ,
nuôi cấy ở nhiệt độ 20 - 300C sẽ hình thành khuẩn lạc nhỏ, tròn, trắng đục, có rìa
đều.
Định danh bằng các phản ứng sinh hóa, có thể sử dụng phương pháp cổ điển
hoặc sử dụng các Kit phản ứng sinh hóa (Kit API 20 Strep, Kit Lance field), cũng
có thể định danh bằng PCR.
2.3.1.6 Phòng và trị bệnh
Cá chết hoặc cá bệnh, cá lờ đờ là nguồn lây lan mầm bệnh, do đó cần phải
loại bỏ ra khỏi ao, lồng nuôi, giảm cho ăn, tránh cho ăn dư thừa, giảm mật độ nuôi,

vệ sinh bể nuôi thường xuyên, không sử dụng cá bệnh làm thức ăn cho cá nuôi.
Tránh đến mức tối đa chuyển đàn, chia đàn, phân cỡ cá trong thời gian dịch bệnh
thường xảy ra.
Sử dụng vaccine là biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay. Evans và ctv
(2004) đã phát triển vaccine bất hoạt của S. agalactiae có bổ sung sản phẩm ngoại
bào ECPs (Extracellular products) cho hiệu quả bảo hộ tốt với phương pháp tiêm
qua xoang bụng một lần và phương pháp ngâm. Trọng lượng cá rô phi thích hợp
cho cấp vaccine theo cả hai phương pháp trên là 30g. Phương pháp tiêm cho hiệu
quả bảo hộ tốt hơn so với phương pháp ngâm. Việc hình thành miễn dịch khi đưa
vaccine vào cơ thể cá bằng phương pháp tiêm cho hiệu quả cao gấp 2 lần so với

8


phương pháp ngâm. Đồng thời, nhóm nghiên cứu còn cho rằng, không có sự bảo hộ
miễn dịch chéo của vaccine có nguồn gốc từ S. iniae chống lại S. agalactiae và
ngược lại. Theo Sheehan và cộng tác viên (2009), vaccine cho cá rô phi với chủng
S. agalactiae không dung huyết không thể bảo vệ cá khi gây nhiễm với chủng S.
agalactiae dung huyết beta và ngược lại (Trích bởi Trương Ngọc Anh và Trần
Nguyễn Kim Tuyến, 2011).
Có thể dùng kháng sinh điều trị đồng loạt cho các bè gần nhau, có thể sử
dụng các kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng hay diệt khuẩn gram dương như:
erythromycine, doxycyline, … Trộn thức ăn với kháng sinh erythromycin liều 25 50 mg/1kg cá/1ngày cho ăn 4 - 7 ngày (trích bởi Bùi Quang Tề, 2006).
2.3.2 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas sp.
2.3.2.1 Giới thiệu
Aeromonas hydrophila và Aeromonads di động khác là loài vi khuẩn gây
bệnh cơ hội nên phân bố rộng rãi trong môi trường nước gây bệnh trên cá nuôi và
cá tự nhiên. Aeromonads gây bệnh trên cá vùng ôn đới, nước lợ và cá biển. Riêng
A. hyrophila gây bệnh trên cá nước ngọt. Vi khuẩn này cũng gây bệnh đỏ chân trên
ếch.

Otte (1963) mô tả nhiễm khuẩn huyết và xuất huyết trên cá do Aeromonads
di động rất phổ biến. Một số ghi nhận trước đây về nguyên nhân gây bệnh nhiễm
khuẩn huyết là Pseudomonas, Proteus…đều do không định danh được A. hyrophila.
2.3.2.2 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa
A. hyrophila là trực khuẩn ngắn, gram âm, có khả năng di động nhờ có một
tiêm mao kích thước khoảng 0,5 – 1 µm.
A. hyrophila lên men glucose có hoặc không có sinh hơi, cho phản ứng
cytochrome oxidase dương tính. Đề kháng Vibrio static Agent 0/129. Đây là điểm
để phân biệt Aeromonads với Vibrio.
Có thể phân lập vi khuẩn từ cá bệnh trên môi trường TSA, NA hoặc BHIA.
Vi khuẩn tạo thành các khuẩn lạc tròn, nhẵn, lồi, có màu hơi vàng. Khi phát triển
trên môi trường chọn lọc Rimler Shotts cho các khuẩn lạc có màu vàng.

9


Vi khuẩn có thể phát triển ở 50C, bị tiêu diệt ở 700C trong 5 phút (Huang và
ctv, 1993). Theo Samuel và ctv (1985), các chủng A. hyrophila phát triển được ở
nhiệt độ từ 4 – 50C đến 420C và phát triển tối ưu trong khoảng nhiệt độ 20 – 350C.
A. hyrophila có tính hóa hướng động đối với chất nhày của nhớt da cá.
Protein 52kDal kỵ nước trên bề mặt giúp màng tế bào tăng sức căng bề mặt chống
lại các yếu tố dung giải tế bào có trong huyết thanh và thực bào. Sinh độc tố: đường
ruột (enterotoxin), viêm huyết (haemolysin), thủy phân protein (endotoxin), ngưng
kết hồng cầu (haemagglutinin).
Aeromonads có đặc điểm gen, sinh hóa phức tạp và đặc điểm kháng nguyên
không đồng nhất do đó vẫn chưa có vaccine cho bệnh do Aeromonads, chỉ có một
loại vaccine duy nhất trên cá hồi là vaccine phòng bệnh do A. salmonicida.
2.3.2.3 Triệu chứng và bệnh tích
Cá bệnh do A. hydrophila có 3 dạng: thể cấp tính, thể mãn tính và thể tiềm
ẩn. Biểu hiện của bệnh ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: độc lực của vi khuẩn, mức độ

stress, tình trạng sức khỏe của cá, khả năng đề kháng bệnh tự nhiên của cá.
Khả năng gây bệnh của Aeromonads khác nhau giữa các loài hoặc trong
cùng một loài. Chủng Aeromonads từ cá bệnh độc lực mạnh hơn từ môi trường tự
nhiên. Độc lực A. hydrophila mạnh hơn A. sobria. Bệnh tích bên ngoài: loét da,
loét mắt, tưa vây đuôi, ngực, bụng, lưng. Nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng huyết –
xuất huyết. Viêm da xuất huyết. Đỏ thân, đỏ vây. Vẩy dựng ngược.
Ở thể cấp tính, nhiễm trùng gây chết cá kèm theo các triệu chứng: mắt mờ
đục, lồi , mù, mang xuất huyết, bụng trướng to do tích dịch, gan nhạt màu, thận
sưng mềm, ruột sau sưng đỏ lồi ra ngoài hậu môn, ruột trống chứa chất dịch nhày
vàng, nhiễm trùng toàn thể và hoại tử lan rộng nhiều nội quan, chủ yếu trên gan,
thận.
Ở thể mãn tính có các ổ viêm xuất huyết ở da. Thượng bì và hạ bì bị thương
tổn, cơ bên dưới viêm loét. Da quanh ổ viêm bội triển. Xuất huyết điểm phúc mạc
và cơ. Nội quan không bị hoại tử.

10


2.3.2.4 Đặc điểm dịch tễ
A. hydrophila là một mầm bệnh cơ hội, chúng hiện diện khá phổ biến trong
môi trường nước ngọt và thậm chí còn là một phần của hệ vi sinh đường ruột của
cá. Bệnh xảy ra khi cá bị trầy xước hoặc liên quan đến tình trạng stress của cá. Các
yếu tố như mật độ nuôi dày đặc, dinh dưỡng kém, quản lý chất lượng nước kém là
những nguyên nhân gây nên tình trạng stress cho cá, do đó bệnh dễ dàng bùng phát.
Các nghiên cứu cho thấy cá được nuôi trong các môi trường có chất lượng nước
xấu như nitrite cao, DO thấp, hoặc hàm lượng khí CO2 cao thường dễ bị nhiễm
trùng do A. hydrophila
Bệnh thường xuất hiện lúc cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Mật độ vi khuẩn
cao nhất trong tháng 3 -7 và tháng 10. Nước ao, cá bệnh, cá khỏi bệnh là nguồn lây
lan vi khuẩn. Tảo và protozoa ký sinh trên cá cũng mang vi khuẩn.

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cá qua vết thương trên da và qua ruột. Khi cá
bị stress, một số chủng vi khuẩn bình thường cũng có khả năng gây bệnh.
Aeromonads có trong thành phần vi khuẩn đường ruột của cá khỏe mạnh, ở cá rô
phi nuôi (18,75 %), rô phi tự nhiên (6,25 %).
2.3.2.5 Phòng và trị bệnh
Xử lý nước trong trại giống: Ozon 0,1-1 mg/L trong 60 giây (nhiệt độ nước
biến động lớn, DO thấp, NH3 và CO2 cao)
Rửa trứng với 500-700 mg/L acriflavine, 100-150 mg/L iodine trong 15 phút.
Chỉ can thiệp hay thao tác trong ao lúc cá ăn khỏe và nhiệt độ ổn định.
Xử lý nhằm vào yếu tố môi trường và ký chủ, thường không nên nhằm vào
yếu tố mầm bệnh: Xử lý môi trường nước tốt hơn, tránh thao tác gây stress, không
nên dùng hóa chất kháng sinh nhằm vào tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, trong
trường hợp khẩn cấp mới sử dụng kháng sinh. Có thể thay nước nhưng lưu ý môi
trường thay đổi đột ngột.
2.3.3 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus sp.

11


Dấu hiệu bệnh lý: Đa số cá bệnh không có dấu hiệu bên ngoài rõ ràng, vài
trường hợp thấy mắt lồi, những thương tổn ở da và vây, bụng căng chứa nhiều dịch,
cá sắp chết lờ đờ và bơi lội quay vòng trên mặt nước hoặc đáy ao, lách sưng to,
thận trước và lách xuất hiện những khối u trắng hay vàng. Ngoài ra, cá nhiễm nặng
còn thấy những vết thương hình tròn ở gan, thận giữa, tuyến sinh dục, dạ dày và
ruột, không có thương tổn ở tim và não. Nhiều trường hợp cho thấy có những khối
u ở mang (trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004).
Phòng trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng chung. Theo Huang và ctv. (1998;
trích bởi Võ Văn Tuấn, 2005) thì có thể sử dụng các loại kháng sinh như
ampicilline (10 mg), bacitracine (10 mg), cephalosporine (30 mg), erythromycine
(15 mg), gentamycine (10 mg), kanamycine (30 mg), lincomycine (2 mg),

oxytetracycline (30 mg), streptomycine (10 mg) cho 1 kg thể trọng trong điều trị
bệnh nhiễm khuẩn trên cá (trích bởi Phạm Quốc Đạt và Cao Thanh Tuyền, 2006).
2.3.4 Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas sp.
Tác nhân gây bệnh: Pseudomonas fluorescens, đây là một loại vi khuẩn
gram âm, hình que, với 1-3 tiêm mao. P. fluorescens là một tác nhân cơ hội thường
xuyên có mặt trong môi trường nước. Loài này có thể tồn tại trong môi trường
nước ngọt tới 150 ngày (Duremdes và Lio-Po, 1984; trích bởi Nguyễn Tri Cơ,
2004).
Dấu hiệu bệnh lý: Giống với cá bị nhiễm Aeromonas sp. với các triệu chứng
như lở loét, mắt lồi. Quan sát mô học thấy những chỗ hoại tử tập trung và những u
hạt trong mắt, gan, bóng hơi, thận, lách (Miyashita và ctv., 1984; trích bởi Nguyễn
Tri Cơ, 2004).
Phòng trị: Tránh gây stress cá do một số yếu tố như hàm lượng oxy hòa tan
thấp, mật độ cá thả cao, dinh dưỡng kém và những yếu tố khác gây vết thương trên
cá. Tắm cá trong giai đoạn đầu của bệnh bằng benzalkonium chloride 1 - 2 ppm
trong 1 giờ, furanace 0,5 - 1 ppm trong 5 - 10 phút hoặc (Austin, 1987; trích bởi
Nguyễn Tri Cơ, 2004). Theo Bùi Quang Tề (2006), có thể dùng một số kháng sinh,
thảo mộc có tác dụng diệt khuẩn để trị bệnh. Cá giống dùng oxytetracycline 20 - 50

12


ppm hoặc streptomycine 20 - 50 ppm tắm trong 1 giờ. Cá thịt trộn thức ăn với
kháng sinh sulfamid 150 - 200 mg/1 kg cá/ngày, thuốc phối chế KN - 04 - 12 với
liều 2 - 4 g/1kg cá/ngày. Cho cá ăn liên tục 5 - 7 ngày. Riêng với kháng sinh, từ
ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi một nửa so với ngày ban đầu.
2.3.5 Bệnh do vi khuẩn Columnare
Tác nhân gây bệnh: Flavobacterium columnaris, vi khuẩn hình que, không
tiêm mao, gram âm. Phần lớn F. columnaris gây nhiễm kết hợp với các tác nhân vi
khuẩn khác trên cá như Edwardsiella ictaluri, Aeromonas hydrophila hay ký sinh

trùng như Henneguya spp., Ichthyobodo spp. (Hawke và Thune, 1992; Duarte và
ctv., 1993; Plump, 1994; trích bởi Nguyễn Tri Cơ, 2004).
Dấu hiệu bệnh lý: Đầu tiên xuất hiện các đốm trắng trên thân, đầu, vây,
mang. Các đốm lan rộng thành loét, xung quanh có màu đỏ, da cá có thể bị lột ra.
Các vây hoại tử cụt dần. Trên mang xuất hiện các vết loét, tơ mang bị phá hủy làm
cá ngạt thở. Bệnh không gây thương tích lớn ở các nội quan (trích bởi Bùi Quang
Tề, 2006).
Phòng trị: Phòng bằng cách duy trì điều kiện môi trường nuôi tốt, thả cá mật
độ vừa phải, cho cá ăn thức ăn đủ lượng và chất.
Trị bệnh: Cho cá ăn thức ăn chứa oxytetracycline, sulphonamid liều tương
ứng 220 mg/kg cá/1 ngày và 50 - 75 mg/kg cá/1 ngày cho cá ăn 10 ngày liên tục.

13


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu
Thời gian thực hiện: Từ tháng 04/2012 đến tháng 07/2012.
Địa điểm thu mẫu: Tại các bè cá rô phi đỏ mới thả nuôi ở các tỉnh An Giang
và Đồng Tháp.
Địa điểm phân tích mẫu: Phòng bệnh học Khoa Thủy Sản trường Đại học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2 Vật Liệu Và Trang Thiết Bị
3.2.1 Dụng cụ
Tủ hấp, tủ sấy, tủ ủ, kính hiển vi, máy vortex, cân điện tử, máy lắc.
Đĩa petri, que cấy, lame, lamelle, đèn cồn, pipet, micropipette, đầu tuýp, ống
đong, cốc thủy tinh, bình tam giác, giấy bạc, bình xịt cồn, bông thấm nước có tẩm
cồn, bông không thấm nước, bộ dụng cụ giải phẫu (bao gồm dao mổ, kéo, kẹp).
3.2.2 Hóa chất và môi trường

Hóa chất
+ Hóa chất nhuộm gram gồm: Crystal violet, dung dịch glugol, chất tẩy
màu(cồn 90o), safranin.
+ Hóa chất thử phản ứng catalase gồm: H2O2, dung dịch đệm phosphate
(phosphate buffered formalin).
+ Hóa chất thử phản ứng oxidase: Đĩa giấy có tẩm hóa chất tetramethyl-p
phenylenediamine dihydrochloride 1%.

14


×