Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

XÂY DỰNG THÔNG SỐ KHAI THÁC CHO CÁC LOÀI CÁ CẢNH BIỂN ĐANG ĐƯỢC KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 90 trang )

XÂY DỰNG THÔNG SỐ KHAI THÁC CHO CÁC LOÀI CÁ CẢNH
BIỂN ĐANG ĐƯỢC KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

HUỲNH XUÂN HIẾU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản (chuyên ngành Ngư Y)

Giáo viên hướng dẫn:
VŨ CẨM LƯƠNG

Tháng 7/2012
i


CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Ban chủ nhiệm và quý thầy cô trong Khoa thủy Sản đã tận tình dạy bảo
truyền dạt và trang bị cho em kiến thức trong những năm tháng trên giảng đường
đại học.
Em xin tỏ long biết ơn sâu sắc đến thầy Vũ Cẩm Lương đã trực tiếp hướng
dẫn, động viên, giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến đề xuất quí báu và thiết thực giúp
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn sự giúp đỡ tận tình chu đáo của anh Tuấn Anh, anh Phan Duy Tuyên
bên Chi cục thủy Sản thành phố Hồ Chí Minh, chú Long chủ cửa hàng Tân Đại
Dương, anh Hoàng chủ cửa hàng Hoàng Xa, anh Amine nhân viên kĩ thuật trại
Tropic Blue, anh Tâm nhân viên kĩ thuật trại Song Nam, cùng các chủ trại, hộ kinh


doanh cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh, các chủ vựa cá cảnh biển , các anh
khai thác cá cảnh biển, các anh bên kĩ thuật và anh em công nhân làm việc tại các
trại, cửa hàng kinh doanh.
Cảm ơn các bạn lớp Ngư Y – 34 đã động viên đóng góp chia sẻ giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và thời gian làm khóa luận tốt nghiệp này.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn
để đề tài được hoàn thiện thêm.
ii


TÓM TẮT
Đề tài được tiến hành khảo sát tại 4 cửa hàng kinh doanh và 2 trại cá cảnh
biển nằm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và 3 người khai thác và 2 trại cá cảnh
biển ở Nha Trang. Qua khảo sát đã ghi nhận được có 170 loài cá cảnh biển đang
được kinh doanh trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Các thông số khai thác
chính được ghi nhận:
Địa bàn khai thác chính của nguồn cá cảnh biển cung cấp cho thành phố Hồ
Chí Minh tập trung ở Nha Trang (100% người khảo sát), Trường Sa (50% người
khảo sát), Phú Quý (40% người khảo sát), Phú Quốc (27.27% người khảo sát).
Mùa vụ khai thác tập trung chủ yếu tháng 3 đến tháng 8 (100% người khảo
sát), từ tháng 10 đến tháng 11 (72.72% người khảo sát), tháng 9 (18.18% người
khảo sát).
Kích thước khai thác thực tế của 170 loài đã được khảo sát, trong đó có 55
loài (chiếm 32.35% số loài) có kích thước khai thác từ 4 cm đến 8 cm, 85 loài (50%
số loài) có kích thước khai thác trên 8 cm đến 12 cm, 30 loài (17.65% số loài) có
kích thước khai thác từ trên 12 cm - đến 55 cm.
Thông số hao hụt sau khai thác và thang điểm chi tiết mức độ hao hụt của
170 loài đã được khảo sát, trong đó có 13 loài hao hụt rất thấp, 75 loài hao hụt thấp,
38 loài hao hụt trung bình, 37 loài hao hụt cao và 7 loài hao hụt rất cao.

Các thông số khai thác cho các loài cá cảnh biển đang được kinh doanh trên
thị trường thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở cho công tác quản lý và bảo vệ, phát
triển nguồn lợi cá cảnh biển ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Cảm tạ ........................................................................................................................ ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục...................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
Chương 1MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề ......................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu đề tài................................................................................................2

Chương 2TỔNG QUAN .............................................................................................3
2.1.

Tình hình nghiên cứu cá cảnh biển ở Việt Nam ............................................3

2.2.


Hoạt động khai thác cá cảnh biển ở Việt Nam ..............................................4

2.3.

Tổng quan một số phương pháp khai thác cá cảnh biển ................................8

Chương 3PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................11
3.1.

Thời gian và địa điểm ..................................................................................11

3.1.1.

Thời gian ......................................................................................................11

3.1.2.

Địa điểm .......................................................................................................11

3.2.

Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................11
iv


3.2.1.

Số liệu thứ cấp ..............................................................................................11


3.2.2.

Số liệu sơ cấp ...............................................................................................11

3.3.1.

Phương pháp xử lý số liệu............................................................................12

Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................14
4.1.

Thông tin chung về các cửa hàng, trại và người khai thác cá cảnh biển đã

khảo sát......................................................................................................................14
4.1.1.
Minh

Thông tin chung về các cửa hàng và trại cá cảnh biển ở thành phố Hồ Chí
......................................................................................................................14

4.1.2.

Thông tin chung về người khai thác và vựa cá cảnh biển ở Nha Trang ......16

4.2.

Danh sách các loài cá khảo sát .....................................................................16

4.3.


Địa bàn khai thác..........................................................................................26

4.4.

Mùa vụ khai thác ..........................................................................................28

4.5.

Kích thước khai thác ....................................................................................29

4.6.

Mức hao hụt khai thác ..................................................................................38

4.6.1.

Mức độ hao hụt lúc khai thác: ......................................................................38

4.6.2.

Mức độ hao hụt sau đánh bắt .......................................................................39

Chương 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................48
5.1.

Kết luận ........................................................................................................48

5.2.

Đề nghị .........................................................................................................49


TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................50
PHỤ LỤC ..................................................................................................................52
Phụ lục 1: Bảng điều tra tại các cửa hàng, trại, người lưu trữ cá cảnh biển .............52

v


Phụ lục 2: Bảng điều tra người khai thác tại Nha Trang ...........................................54
Phụ lục 3: Hình ảnh các loài cá cảnh biển ................................................................55
Phụ lục 4: Địa bàn khai thác các loài cá cảnh biển khảo sát .....................................64
Phụ lục 5: Mùa vụ khai thác các loài cá cảnh biển khảo sát .....................................65
Phụ lục 6: Kích thước khai thác ................................................................................66
Phụ luc 7: Mức hao hụt sau khai thác .......................................................................77
Phụ lục 8: Danh sách các cửa hàng, trại tại thành phố Hồ Chí Minh .......................82

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 3.1 Bảng điểm mức hao hụt sau khai thác ......................................................13
Bảng 4.1: Thông tin các cửa hàng và trại cá cảnh biển khảo sát ở thành phố Hồ Chí
Minh ..........................................................................................................................15
Bảng 4.2: Thông tin người khai thác và vựa cá cảnh biển khảo sát ở Nha Trang ....16

Bảng 4.3 Danh sách các loài cá cảnh biển khảo sát. ................................................17
Bảng 4.4: Thống kê các loài cá cảnh biển ................................................................26
Bảng 4.5: Địa bàn khai thác các loài cá cảnh biển khảo sát .....................................27
Bảng 4.6: Mùa vụ khai thác các loài cá cảnh biển khảo sát .....................................28
Bảng 4.7: Kích thước khai thác các loài cá cảnh biển khảo sát................................29
Bảng 4.8: Thống kê trung bình kích thước các loài cá cảnh biển khảo sát ..............37
Bảng 4.9: Cách qui ước mức độ hao hụt ở các cửa hàng và trại khảo sát ................40
Bảng 4.10: Mức độ hao hụt sau khai thác các loài cá cảnh biển khảo sát ...............41
Bảng 4.11: Thống kê các loài cá cảnh biển khảo sát theo các mức hao hụt ............46

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Cá cảnh biển là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận khi 1 tấn cá kinh tế chỉ

trị giá 6.000 USD thì 1 tấn cá cảnh biển lên đến 496.000 USD. Sức hấp dẫn của các
bể trưng bày cá cảnh biển cũng lôi cuốn khó tả và đã từng tạo nên cơn sốt trong xã
hội khi những bể thủy cung công cộng đầu tiên ở Việt Nam như Đầm Sen, Suối
Tiên, Thảo Cầm Viên, Viện Hải Dương học Nha Trang. Đối với thành phố Hồ Chí
Minh được xem là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, đời sống
của người dân tại đây được nâng cao giá trị vật chất và của cải nên theo sự đòi hỏi
tất yếu của cuộc sống thì con người nơi đây sẽ muốn được hưởng thụ đời sống tâm
hồn phong phú, sự thoải mái tinh thần, muốn hòa mình vào thiên nhiên. Dựa vào đó
các loại hình, thú chơi tao nhã được phát triển, một trong số đó là thú chơi cá cảnh

mà đặt biệt hơn là cá cảnh biển. Thanh Tín và Quốc Anh (2011) đã viết nuôi cá
biển có cái thú mà cá nước ngọt không thể mang lại được. Màu sắc lộng lẫy của các
loài cá biển như cá hoàng đế, domino, nàng đào, cầu gai, sao biển, hải quỳ… làm
cho bể cá cảnh nước ngọt khó sánh được. Vì màu sắc tuyệt đẹp này mà nhiều người
chơi đã yêu thích với cá biển thì khó rời ra được, dù biết là nhiều tốn kém và nhiều
rủi ro. Số lượng người chơi chưa nhiều nên chơi cá biển vẫn là thú chơi độc so với
số đông.
Tuy nhiên khác với cá cảnh nước ngọt, 98% nguồn cung cá cảnh biển có
nguồn gốc từ khai thác tự nhiên ở các rạn san hô vùng biển nhiệt đới như Nha
Trang, Kiên Giang, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, ước khoảng trên 200.000
1


con/tháng và phải phụ thuộc vào mùa vụ khai thác, kèm theo những cách khai thác
không hợp lý với kiểu khai thác tận diệt. Ngày trước, thợ lặn thường nhử cá về hang
rồi dùng lưới vây bắt nhưng nay do nhu cầu tăng cao, họ dùng cả thuốc mê (Trinh
Mai, 2009). Do sức sinh sản của các loài cá cảnh biển thấp, các loài cá quí hiếm khó
sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt và khi nhu cầu chơi cá cảnh gia tăng thì kéo theo
sự giảm nguồn lợi các loài một cách nghiêm trọng.
Để có thể quản lý các loài cá và phát triển một cách bền vững thú chơi cá
cảnh biển, xuất phát từ những trở ngại trên được sự phân công của Khoa Thủy Sản
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “XÂY DỰNG THÔNG SỐ KHAI THÁC CHO CÁC LOÀI CÁ CẢNH
BIỂN ĐANG ĐƯỢC KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH”.
1.2.

Mục tiêu đề tài
Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng các thông số khai thác cho các loài cá


cảnh biển đang được kinh doanh trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh
Các nội dung của đề tài bao gồm:
-

Nhận diện các loài cá cảnh biển đang được kinh doanh trên thị trường thành phố
Hồ Chí Minh.

-

Khảo sát các thông số khai thác của các loài cá cảnh biển tại các cửa hàng, trại
cá ở thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tình hình nghiên cứu cá cảnh biển ở Việt Nam
Ở Việt Nam có những nghiên cứu khoa học và tìm hiểu về các loại cá cảnh

biển như một số tác giả như: Nguyễn Khắc Hường (1977) tiến hành phân loại các
loại cá biển trong đó có các loài cá cảnh biển. Theo Nguyễn Văn Lục(1991),
Nguyễn Văn Phụng và Nguyễn Văn Long (1995) đã tìm hiểu về thành phần loài đặc
điểm sinh thái cũng như các đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản, vùng phân bố của cá
biển. Theo Vĩnh Khang (1996) đã tổng quan các tài liệu nước ngoài về vấn đề nuôi
cá cảnh biển trong khi phong trào nuôi cá cảnh biển mới phát triển. Theo Phan
Ngọc Tuấn (1997) tìm hiểu ở thành phố Hồ Chí Minh đã xác định loài phổ biến,

nắm đặc điểm sinh học của một số họ cá cảnh biển, tìm hiểu môi trường thiết bị
nuôi, chọn lọc kĩ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc cá cảnh biển trong bồn kính,
tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở cá cảnh biển và biện pháp phòng trị. Nguyễn
Nhật Thi và nguyễn Minh Quân (2005) đã tìm hiểu về sự đa dạng sinh học và giá trị
nguồn lợi cá cảnh biển rạn san hô đã xác định phân bố thành phần loài cá cảnh tại
các vùng biển có rạn san hô.
Theo Bùi Thế Bình (2008) tìm hiểu hiện trạng kinh doanh cá cảnh biển tại
thành phố Hồ Chí Minh, biện pháp kĩ thuật và kĩ thuật trữ cá cảnh biển. Theo Vũ
Thị Thúy(2009) đã xây dựng danh mục các loài cá cảnh biển được kinh doanh phổ
biến trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh tiến hành khảo sát các loài cá cảnh biển
đang được kinh doanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, định danh và phân loại
chúng đồng thời đánh giá mức độ phổ biến, thị hiếu, thị trường của các loài cá cảnh
3


biển ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo Nguyễn Ngọc Quyến (2010 ) đã nghiên cứu
về vấn đề vai trò của cá cảnh biển đối với người kinh doanh và người nuôi tại thành
phố Hồ Chí Minh.
2.2.

Hoạt động khai thác cá cảnh biển ở Việt Nam
Tiến hành nghiên cứu Bộ Thủy sản (1996) về hiện trạng hệ sinh thái rạn san

hô ở Việt Nam thống kê sự xuất hiện giống san hô tạo rạn trên 5 vùng biển ven bờ:
Vịnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Tuy
nhiên nghiên cứu mới của Nguyễn Văn Long (2009) đã thống kê 7 quần xã cá rạn ở
biển Việt Nam: Bắc vịnh Bắc Bộ, Nam vịnh Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung
Bộ, biển Đông Nam, Biển Tây Nam và Trường Sa. Như vậy thì theo Nguyễn Nhật
Thi và Nguyễn Minh Quân (2005) kết luận rằng hầu hết các loại cá cảnh biển đều
thuộc cá rạn san hô.

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Phụng (2005) cùng các cộng tác viên khác đã
kiểm kê được 635 loài cá sống rạng san hô với 62 họ: trong đó như họ cá thia
(Pomacentridae)

91 loài, họ cá bàng chài (Labridae) 72 loài, họ cá bướm

(Chaetodontidae) 49 loài, họ cá mó (Scaridae) 41 loài...
Theo Nguyễn Xuân Niệm (2011) cho biết quần đảo Trường Sa ở ngoài khơi
biển Khánh Hòa cũng là vùng biển có nhiều rạn san hô. Năm 1994 báo cáo về khảo
sát biển Trường Sa của TS Nguyễn Hữu Phụng cho biết ở đây có 219 loài thuộc 44
họ, trong đó có 159 loài đặc hữu. Cũng qua nghiên cứu cho thấy các loài cá quí
hiếm như: mao tiên, bàng chài, hóa chuột, thia rất được ưa chuộng ở các nước
Philippines, Indonesia, Úc... đều có ở Việt Nam. Đảo Phú Quốc ( Kiên Giang), cá
rạn san hô có đến 50 loài cá thuộc 32 giống trong 22 họ các loại. Các họ chiếm ưu
thế về số lượng là: họ Cá ngựa Syngnathidae và họ cá Sơn Apogonidae mỗi họ có 5
loài chiếm 10% tổng số loài ghi nhận được, cá Bướm Chaetodontidae, cá Dìa
Siganidae mỗi họ có 4 loài chiếm 8% tổng số loài. Theo Nguyễn Văn Vũ (2008) đã
phát hiện tại Cù Lao Chàm tỉnh Quảng Nam có khoảng 200 loài cá rạn thuộc 85
giống, 36 họ. Trong đó, họ cá thia (Pomacentridae) - 39 loài, cá bàng chài
4


(Labridae) - 33 loài và họ cá bướm (Chaetodontidae) - 19 loài. Một số họ cá phổ
biến khác như cá đuối gai (Acanthuridae) - 12 loài, cá mó (Scaridae) 12 loài, cá dìa
(Siganidae) - 6 loài, cá mú (Serranidae) - 6 loài, và cá hồng (Lutjanidae) - 5 loài.
Nghiên cứu Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Minh Quân (2005) về sự da dạng
sinh học và giá trị nguồn lợi cá rạn san hô biển Việt Nam. Trong thành phần cá rạn
san hô, cá cảnh là nguồn lợi có giá trị kinh tế đáng kể. Do có hình thái và màu sắc
đặc biệt nên rất nhiều loài được khai thác để xuất khẩu hoặc cung cấp cho các bể
kính. Mặc dù hầu hết cá cảnh đều thuộc loại cá san hô điển hình nhưng do thành

phần và sự phân bố san hô và điều kiện không hoàn toàn giống nhau nên thành phần
loài và số lượng cá thể cá thể của loài cũng khác nhau giữa các vùng biển. Kết quả
thống kê khảo sát trong các vùng biển cho thấy, trong biển Việt Nam có khoảng hơn
100 loài cá cảnh có ý nghĩa kinh tế, trong đó khoảng 50-60 loài thường gặp và có số
lượng tương đối nhiều, có thể cung cấp cho thị trường. Sau đây là nguồn lợi cá cảnh
ở một số vùng biển.
Vùng biển vĩnh Bắc bộ, khu vực Quảng Minh - Cát Bà tuy có số lượng loài
cá rạn san hô đứng thứ ba sau vùng biển Nha Trang và vùng biển Trường Sa, nhưng
một số loài cá san hô điển hình và số lượng cá thể của loài kém phong phú nên giá
trị khai thác cá cảnh không đáng kể. Ngược lại ở khu vực đảo Hoàn Mê (Thanh
Hóa), tuy số loài cá rạn san hô được phát hiện chỉ có 51 loài, nhưng số lượng cá thể
của loài trong một số họ cá thia Pomacentridae, cá sơn Apogonidae và cá sơn đá
Holocentridae lại rất lớn. Kết quả khảo sát trên 3 mặt cắt ở khu vực quanh đảo thu
được khoảng 60kg vật mẫu các loại, trong đó cá thia khoảng 50% khối
lượng(30Kg), cá sơn khoảng 25% (15kg) và cá sơn đá 20% (12kg). Chỉ cần khai
thác hợp lý khoảng 50% tiềm năng có thể thu được 570.000 - 600.000 con cá cảnh
cung cấp cho thị trường.
Vùng biển miền Trung (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận), tại vùng biển này
Nguyễn Hữu Phụng (1994) đã phát hiện được khoảng 110 loài có giá trị kinh tế
thuộc các họ:
5


-

Họ cá lưỡi dao Centriscidae: 1 loài

-

Họ cá chìa vôi Syngnathidae: 4 loài


-

Họ cá sơn đá Holocentridae: 1 loài

-

Họ cá song Serranidae: 3 loài

-

Họ cá sơn Apogonidae: 3 loài

-

Họ cá hồng Lutjanidae: 3 loài

-

Họ cá sạo Haemulidae: 4 loài

-

Họ cá phèn Mullidae: 2 loài

-

Họ cá bướm Chaetodontidae: 25 loài

-


Họ cá nâu Scatophagidae: 1 loài

-

Họ cá tai tượng Ephippidae: 2 loài

-

Họ cá thia Pomacentridae: 18 loài

-

Họ cá bàng chài Labridae: 15 loài

-

Họ cá mó Scaridae: 4 loài

-

Họ cá mào gà Blennidae: 2 loài

-

Họ cá dìa Siganidae: 2 loài

-

Họ cá thù lù Zanclidae: 1 loài


-

Họ cá đuôi gai Acanthuridae: 3 loài

-

Họ cá mù làn Scorpaenidae: 4 loài

-

Họ cá mao quỷ Synanceiidae: 1 loài

6


-

Họ cá bò Balistidae: 4 loài

-

Họ cá nóc hòm Ostraciidae: 1 loài

-

Họ cá nóc Tetraodontidae: 4 loài

-


Họ cá nóc nhím Diodontidae: 1 loài

-

Họ cá lưỡi dong Antennariidae: 1 loài

Về số lượng cá thể của loài thuộc các họ trên, mỗi năm có thể khai thác 80100 ngàn con mà không ảnh hưởng đến nguồn lợi tự nhiên trong vùng biển. Về mật
độ cá thể, ở khu vực đảo Cù Lao Chàm là 200-500 con/loài trong nhóm cá thia, cá
bướm và cá bàng chài. Ở khu vực Nhan Trang có mật độ chung các loài sống trên
rạn san hô là 72-310 con/500m2, trung bình 131,5 con/500m2
Vùng biển Nha Trang, những cá thể được quan sát trong vùng biển này thì
nhóm cá nhỏ có kích thước dưới 10cm chiếm số lượng chủ yếu: 78,3%, đa phần
thuộc các họ Pomacentridae, Apogonidae, Labridae và Chaetodontidae. Có 16 loài
hầu như thường xuyên ở các trạm khảo sát. Tần số gặp ớ các trạm là 80-100%. Mật
độ cá rạn san hô trong vùng biển Nha Trang 72-310 cá thể/500 m2, trên mặt bằng
rạn trung bình là 131,5 con/500m2, ở sườn dốc rạn là 86 con/500m2.
Vùng biển Côn Đảo, có thành phần cá cảnh biển tập trung trong các họ cá
bướm Chaetodontidae, cá thia Pomacentridae, cá mù làn Scorpaenidae, cá thù lù
Zanclidae, cá bàng chài Labridae, cá nóc Tetraodontidae, cá bò Balistidae. Kích
thước dưới 10cm chiếm 13,5-99,3% số lượng cá thể trên các mặt cắt ngang, chung
trong vùng nghiên cứu là 84,14%, trong đó họ cá thia chiếm ưu thế. Trên mỗi điểm
khảo sát, số lượng cá thể chung dao động từ 154-5143 con, mật độ trung bình rất
cao 2481 con/500m2. Đây là mật độ cá cảnh cao nhất ở biển Việt Nam. Trong tổng
số quan sát được, có 10 loài chiếm ưu thế về số lượng cá thể, trong đó họ cá thia có
9 loài, điển hình như Chromis ternatensis, Pomacentrus buroughi, P. molluccensis

7


và P. coelestic. Chúng thường tập trung lại thành từng đàn 500-1000 con, với mật

độ trung bình 187-427 con/50m2
Vùng biển An Thới (tỉnh Kiên Giang), mật độ cá thể trung bình chung của cá
rạn san hô trong vùng biển này dao động từ 176-854 con/500m2; nhóm có kích
thước dưới 11cm chiếm 43-89% số lượng cá thể trên từng mặt cắt, trong đó họ cá
thia chiếm 70-80% số lượng cá thể của toàn nhóm. Nhìn chung, nguồn lợi cá cảnh ở
vùng biển an Thới nghèo hơn các vùng biển khác ở Việt Nam về thành phần loài và
số lượng cá thể, hầu như vắng mặt các loài cá có màu sắc đẹp trong các họ cá
bướm, duôi gai, cá mù làn, cá thù lù, cá bò...
Vùng biển Trường Sa khá rộng, có nhiều đảo và cụm đảo, bãi ngầm. Các kết
quả khảo sát cho thấy, thành phần cá rạn san hô ở đây rất đa dạng và phong phú, có
số lượng loài đứng thứ hai (525 loài) sau vùng biển Nha Trang, đặc biệt là các họ cá
san hô điển hình như cá thia, cá bàng chài, cá bướm, cá song, cá mó, cá đuôi
gai....Mật độ cá thể của các họ này củng khá cao: cá thia 850con/500m2, ở đảo Đá
tây, cá đuôi gai ở đảo Đá Nam là 417 con/500m2, cá bướm ở đảo Sinh Tồn là 230
con/500m2. theo kết quả khảo sát phía bắc Trường Sa của Nguyễn Hữu Phụng vào
năm 1998 về mật độ cá ở ba đảo là MenZies Reef, Trident shoal, Nares Bank thì số
lượng cao nhất ở đảo Nares Bank 1813 con/500 m2, riêng loài cá thia Chromis
vanderbilri có đến 1136 con/500m2, Acanthurus nigrofuscus 206 con/500m2,
Chromis margaritifer 91 con/500m2, Pomacentrus coelestis 74 con/500m2. Tiếp sau
là các bãi ngầm Trident shoal - 684 con/500m2 và Menzies Reef 489 con/500m2
Ở 10 khu vực dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển Việt Nam, ước tính của Đỗ
Văn Khương và Chu Tiến Vĩnh (2008) trữ lượng cá rạn vào khoảng 2.906,6 tấn,
trong đó nhóm cá kinh tế chiếm 37,8% tổng trữ lượng.
2.3.

Tổng quan một số phương pháp khai thác cá cảnh biển
Ghi nhận của Trương Sĩ Kỳ (2005) ở nước ta thì cá cảnh biển được khai thác

ở các vùng biển ven bờ Khánh Hòa, Phú Quốc, Hà Tiên... Các loài cá cảnh biển đều
8



có sức sinh sản thấp, phần lớn loài quí hiếm không đẻ được trong điều kiện nuôi
nhốt, khi nhu cầu tăng thì nguồn lợi các loài cá này giảm nhanh chóng. Khả năng tự
phục hồi của chúng rất chậm, do vậy không ít loài cá cảnh biển nằm trong danh
mục sách đỏ hoặc CITES (Công ước quốc tế về kinh doanh các loài có nguy cơ bị
đe dọa)..
Theo Hải Phong (2008) thì công việc săn cá cảnh biển vất vả, nguy hiểm, đòi
hỏi kỹ thuật cao nhưng đã trở thành sinh kế của nhiều thợ lặn. Cũng vì nghề mà
nhiều người bỏ mạng nơi biển khơi. Việc nguy hiểm nhưng đồ nghề sơ sài ngoài bộ
đồ nhái thì chẳng có gì hơn; không có bộ đồ lặn chuyên nghiệp, trên người chỉ có
200 m ống dây nhựa được đưa vào miệng để truyền hơi từ chiếc máy nổ đang vận
hành. Có một điều ít ai biết là công đoạn mang những chú cá cảnh lên bờ khó hơn
cá thịt rất nhiều. Cá thường như Domino, các loại Thia, Mao Tiên, Kẽm Bông, Thù
Lù, Nàng Đào... có khá nhiều và dễ lưới hơn, giá lại rẻ chỉ từ 1.000 đến 20.000
đồng/con nhưng ít được khách hàng ưa chuộng. Còn các loại cá hiếm, đẹp đang
được giới chơi cá ưa chuộng như Hoàng Đế, Hoàng Gia, Hoàng Hậu... giá từ
150.000 đồng trở lên vừa ít, lại khó tìm. Một thợ lặn có thâm niên hơn 15 năm săn
cá cảnh biển cho biết để đánh được dòng họ Hoàng Đế, Hoàng Gia, Hoàng Hậu...,
thợ lặn phải lặn sâu hơn, khoảng từ 20 m -30 m, nước rất lạnh và nguy hiểm hơn
nhiều. Chưa kể, cá thường trốn trong hốc đá, hang sâu, đôi khi thợ lặn phải vào tận
hang mới lưới được, nếu không được phải dùng những thủ thuật, theo một thợ lặn,
là vì cá ở trong hang, thợ phải dùng thuốc mê cho vào ống xi lanh rồi bơm vào hang
cá. Cá lừ đừ bơi ra thì dùng vợt vớt. Sau đó ngâm cá trong nước một thời gian để cá
tỉnh. Giai đoạn tiếp theo là dùng kim tiêm nhẹ vào bong bóng cá cho xì bớt hơi, rồi
từ từ mang cá lên bờ. Nếu mang lên gấp quá, cá bị sốc nước, lồi mắt xem như mất
giá trị. Có khi lạnh và đuối sức nhưng thợ lặn phải cố nhằm bảo đảm an toàn tuyệt
đối cho cá. Người thu mua lời, thợ lặn lỗ như một con Hoàng Đế, Hoàng Gia tại bãi
được mối lái mua với giá 330.000 đồng, nhưng qua một lần trung gian giá tăng lên
đến 420.000 đồng, đến tay người mua với giá khoảng 500.000 - 600.000 đồng.

Riêng những con quý hiếm như Đồi Mồi, mua tại bãi chài rất rẻ, chỉ khoảng vài
9


trăm đến 1 triệu đồng nhưng khi đưa vào TPHCM, giá bán ít nhất là 2,5 triệu đồng.
Mỗi ngày thợ lặn kiếm được 200.000 đồng, chẳng là bao nhiêu khi họ đổ bệnh, nằm
liệt giường hay mất mạng.
Từ những ghi nhận ở trên thì phương pháp dánh bắt cá cảnh biển bao gồm 2
phương pháp đó là phương pháp truyền thống dùng lưới vây và phương pháp dùng
hóa chất để đánh bắt các loài cá cảnh biển.

10


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Thời gian và địa điểm

3.1.1. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2012 – 7/2012
3.1.2. Địa điểm
Đề tài được tiến hành khảo sát tại 4 cửa hàng kinh doanh và 2 trại cá cảnh
biển nằm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, số lần lặp lại từ 2 – 3 lần / cửa hàng
hay trại. Bên cạnh đó việc khảo sát cũng được tiến hành tại Nha Trang để kiểm
chứng thêm dữ liệu, gồm 3 người khai thác và 2 trại cá cảnh biển ở Nha Trang.
3.2.


Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1. Số liệu thứ cấp
Tài liệu được thu thập từ các báo cáo nghiên cứu khoa học có liên quan, từ
báo chí và nguồn thông tin liên quan từ internet. Ngoài ra nguồn thông tin về hoạt
động quản lý và tình hình xuất nhập khẩu cá cảnh được thu thập từ Sở Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn thành phố Hồ Chí Minh và Chi cục quản lý và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2. Số liệu sơ cấp
Các thông tin về các thông số khai thác được thu thập qua bảng câu hỏi soạn
sẵn.
11


Nội dung khảo sát chính bao gồm:
(1)

Nhận diện các loài cá cảnh biển đang được kinh doanh trên thị trường

TP HCM: tiến hành ghi nhận tên thông dụng, tên địa phương và hình ảnh thực tế
các loài. Sau đó tiến hành so sánh đối chiếu với danh sách các loài đã khảo sát trước
đó của Vũ Thị Thúy (2009) và tiếp tục cập nhật, chỉnh sửa bổ sung theo các tài liệu
phân loại cá cảnh biển của Myers (1991), Lieske và Myers (2001), Allen và ctv
(2003), Michael (2006) kết hợp kiểm chứng các tài liệu phân loại cá kinh điển của
Eschmeyer (1998), Nelson (2006) và FishBase (2009).
(2)

Khảo sát các thông số khai thác ở các trại và cửa hàng ở thành phố Hồ

Chí Minh: chúng tôi đã tìm đến những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực cá

cảnh biển để ghi nhận số liệu, tìm hiểu thông số khai thác bao gồm: địa bàn khai
thác, mùa vụ khai thác, kích thước khai thác và độ hao hụt sau khai thác theo những
bảng câu hỏi soạn sẵn ở phụ lục 1. Các thông số khai thác được khảo sát chi tiết đến
từng loài cá cảnh biển.
(3)

Khảo sát các thông số khai thác ở Nha Trang: việc khảo sát ở Nha Trang

được tiến hành qua phỏng vấn trực tiếp 2 người chủ vựa cá cảnh biển theo dạng câu
hỏi soạn sẵn (phụ lục 1) cập nhật những loài mới hoặc bổ xung thông tin thiếu sót
nhầm lần hỏi ở thành phố Hồ Chí Minh và 3 người khai thác cá cảnh biển, qua bảng
câu hỏi soạn sẵn (Phụ lục 2). Nội dung khảo sát bao gồm: tìm hiểu phương cách
khai thác cá cảnh biển, ngư cụ và ngư pháp, mùa vụ khai thác, kích thước khai thác
và độ hao hụt sau khai thác…

3.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu khi đi khảo sát về được nhập vào phần mềm excel để tiện trong
sự quản lý và thống kê lại. Để thống kê chúng tôi dùng các hàm tính như min, max,
sum...

12


Khi đánh giá mức độ hao hụt (y) để thống kê lại mức hao hụt thì chúng tôi sử
dụng theo phương pháp tính điểm theo qui tắc sau:
Công thức 3.1 Tính điểm trung bình của mức độ hao hụt

Trong đó:
y là mức hao hụt trung bình
x là điểm cho từng mức hao hụt tương ứng

Bảng 3.1 Bảng điểm mức hao hụt sau khai thác
Mức hao
hụt
x
y

Rất
thấp
1

Thấp

Trung
bình

Cao

Rất cao

2

3

4

5

[1-1.5) [1.5-2.5) [2.5-3.5)

ni là số lượt trả lời tương ứng với xi

N: tổng số người trả lời

13

[3.5-4.5) [4.5-5)


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thông tin chung về các cửa hàng, trại và người khai thác cá cảnh biển
đã khảo sát
4.1.1. Thông tin chung về các cửa hàng và trại cá cảnh biển ở thành phố Hồ
Chí Minh
Quá trình khảo sát được lập lại từ 2 đến 4 lần tại các cửa hàng và trại cá cảnh biển.
Nguyên nhân của sự lập lại đó là vì đặc thù của ngành kinh doanh cá cảnh biển thì
nguồn cá cá hiện có mặt tại của hàng, trại là không đủ về số lượng loài do phải phụ
thuộc nhiều vào nguồn khai thác cung cấp nên sự lập lại đó mang lại kết quả điều
tra các thành phần loài được đầy đủ hơn.

14


Bảng 4.1: Thông tin các cửa hàng và trại cá cảnh biển khảo sát ở thành phố Hồ Chí
Minh
STT

Tên cửa
hàng/ Trại
cá cảnh
biển


Trường
01 Thịnh

Diện
tích
kinh
doanh

Thời
gian
kinh
doanh

Bể
kiếng

Bể xi
măng

24m2

8 năm

10 bể

0 bể

Bể chứa


Tân Đại
02 Dương

50m2

10 năm

15 bể

4 bể

03 Hoàng Xa

62m2

5 năm

10 bể

0 bể

2 năm

500
bể

0 bể

60m2


5 tháng

20 bể

8 bể

800m2

11 năm 40 bể

Trại Tropic
04 Blue
800m2

05 Nam
Trại Song
06 Nam

0 bể

Mặt hàng kinh doanh

Cá cảnh biển, san hô, bể
kiếng, vật tư trang trí, thức
ăn, san hô, tôm cảnh biển
Cá cảnh biển, thức ăn, vật
tư trang trí, thiết bị, bể
kiếng, thức ăn, san hô, sao
biển, tôm cảnh biển
Cá cảnh biển, san hô, thiết

kế, bảo dưỡng, san hô, sao
biển, tôm cảnh biển
Xuất khẩu cá cảnh biển, cá
cảnh nước ngọt, san hô, hải
quì
Cá cảnh biển, san hô, thiết
kế, bảo dưỡng, san hô, sao
biển, tôm cảnh biển
Xuất khẩu cá cảnh biển

Trong quá trình quan sát làm quen với hình dạng loài cá cảnh biển trên thực
tế tại các cửa hàng cá cảnh biển trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, ghi nhận
những con cá có mặt tại cửa hàng trong khoảng thời gian làm đề tài. Rồi từ đó tìm
đến những người chuyên sâu, am hiểu về các loài cá cảnh biển để thu thập thông tin
mà đề tài đặt ra và hỏi thêm thông tin những loài chưa có trong bảng danh sách các
loài cá có sẵn để cập nhật thêm thông tin các loài mới. Có một số cửa hàng do đặc
thù kinh doanh nên ít khi chú ý đến những đặc điểm khai thác mà đề tài nêu ra. Các
cửa hàng, trại thu thập thông tin chính liên quan đến đề tài bao gồm các cửa hàng
sau: Trường Thịnh, Tân Đại Dương, Hoàng Xa, Nam, Tropic Blue, Song Nam

15


4.1.2. Thông tin chung về người khai thác và vựa cá cảnh biển ở Nha Trang
Bảng 4.2: Thông tin người khai thác và vựa cá cảnh biển khảo sát ở Nha Trang
TT

Tên người khảo sát

Nghề chính


01

Chú. Hùng

Chủ vựa chứa, lưu trữ cá
cảnh biển

02

Anh Sơn

Chủ vựa chứa, lưu trữ cá
cảnh biển

03

Anh Hòa

Khai thác cá cảnh biển

04

Anh Kỳ

Khai thác cá cảnh biển

05

Anh Lý


Khai thác cá cảnh biển

Khảo sát 2 vựa cá cảnh biển và 3 người khai thác, đó là các các vựa cá của
chú Hùng, anh Sơn và các người khai thác như anh Hòa, anh Kỳ, anh Lý. Đến với
các vựa cá cảnh biển để cập nhật thêm những thông tin về loài mới và kiểm chứng
lại một số thông tin khai thác.
4.2.

Danh sách các loài cá khảo sát
Nhu cầu thị hiếu của người chơi cá cảnh biển là đòi hỏi màu sắc bắt mắt,

ngoại hình đẹp và lạ, tạo sự đa dạng cho bể cá thủy sinh của riêng mình. Nắm bắt
nhu cầu thị hiếu của khách hàng thì các cửa hàng kinh doanh, trại cá cảnh biển tiến
hành thu mua cá nội địa và nhập khẩu 1 số loại cá tạo sự đa dạng chủng loài cho
khách hàng lựa chọn, tạo dựng danh tiếng và nhằm cạnh tranh với những cửa hàng
cá cảnh khác. Qua khảo sát thì chúng tôi đã tìm được 170 loài cá cảnh biển so với
Vũ Thị Thúy (2009) thì thu được 15 loài mới như bá chủ, hoa hồng, bống kim
cương, ó biển, thia bụng vàng ....Kết quả các loài thu được thể hiện qua bảng sau:

16


Bảng 4.3 Danh sách các loài cá cảnh biển khảo sát.
STT

Tên Khoa học

Tên Việt Nam


Bộ cá chình Anguilliformes
Họ cá lịch biển Muraenidae
001

Rhinomuraea quaesita

Thiên long

Bộ cá tráp mắt vàng, cá nành xe Berycifomes
Họ cá sơn đá Holocentridae
002

Myripristis hexagona

Sơn đá, linh sơn

003

Sargocentron seychellense

Sơn đá sọc đỏ, linh sơn sọc

Họ Monocentridae
004

Monocentrus japonicus

Quả thông, mảng cầu

Bộ cá lưỡi đong Lophiformes

Họ cá ăng ten Antennariidae
005

Antennarius striatus

Lã vọng

Bộ cá vược Perciformes
Họ cá đuôi gai Acanthuridae
006

Acanthurus grammoptilus

Bắp nẻ trắng

007

Acanthurus hepatus

Bắp nẻ xanh, đuôi gai xanh

008

Acanthurus japonicus

Bắp nẻ xám, bắp nẻ mặt khỉ.,
bắp nẻ điện

009


Acanthurus leucopareius

Giềng mặt nạ

010

Acanthurus lineatus

Bá tước, đuôi gai sọc xanh

011

Acanthurus nigrofuscus

Bắp nẻ bụt, bắp nẻ nâu

012

Acanthurus pyroferus

Bê vàng ,chim ô dù vàng, chim
dù vàng, bắp nẻ vàng,

013

Acanthurus triostegus

Bê sọc, bắp nẻ sọc

17



014

Naso elegans

Mặt khỉ, mặt khỉ môi son

015

Zebrasoma scopas

Chim dù nâu, chim dù

016

Zebrasoma veliferum

Chim dù sọc

017

Zebrasoma xanthurum

Chim dù tím

Họ cá sơn Apogonidae
018

Pterapogon kauderni


Bá chủ

019

Sphaeramia nematoptera

Hoa hồng, sơn mắt đỏ

Họ Blenniidae
020

Aspidontus taeniatus

Bác sĩ giả

021

Exallias brevis

Thòi lòi bông

022

Meiacanthus grammistes

Bống vàng sọc đen, bống mướp

023


Salarias fasciatus

Thòi lòi khoang đen

Họ cá đàn lia Callionymidae
024

Synchiropus splendidus

Trạng nguyên, mó bông

Họ cá nàng đào, họ cá bướm Chaetodontidae
025

Hemitaurichthys polylepis

Đào kim tự tháp

026

Chaetodon adiergastos

Đào mặt ngựa

027

Chaetodon auriga

Đào sọc chéo


028

Chaetodon auripes

Đào mặt khỉ

029

Chaetodon austriacus

Đào lá mít

030

Chaetodon baronessa

Đào mỏ đỏ, đào xương cá

031

Chaetodon citrinellus

Đào chấm trắng, đào khoang

032

Chaetodon ephippium

Đào chấm đen, đào góc tư


033

Chaetodon kleinii

Đào lem, đào sô-cô-la

034

Chaetodon lineolatus

Đào viền vàng

18


×