Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

KHẢO SÁT KHÁNG SINH ĐỒ CỦA VI KHUẨN Streptococcus agalactiae GÂY BỆNH TRÊN CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.) Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.18 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHÁNG SINH ĐỒ CỦA VI KHUẨN
Streptococcus agalactiae GÂY BỆNH TRÊN
CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.)

Sinh viên thực hiện: LÂM HỒNG PHƯƠNG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 07/2012


KHẢO SÁT KHÁNG SINH ĐỒ CỦA VI KHUẨN Streptococcus agalactiae
GÂY BỆNH TRÊN CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.)

Tác giả

LÂM HỒNG PHƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Nuôi Trồng Thủy Sản, chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN HỮU THỊNH

Tháng 07 năm 2012


i


LỜI CÁM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Tp.
HCM, ban chủ nhiệm khoa Thuỷ sản cùng tất cả các thầy cô trong khoa Thuỷ sản đã
nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho chúng tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hữu Thịnh đã tận tình hướng dẫn
và tạo mọi điều kiện cho chúng tôi thực hiện đề tài.
Xin cám ơn ba mẹ và gia đình luôn ở bên con, hỗ trợ cả vật chất và tinh thần
cho con trong suốt những năm đi học cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cám ơn chị Truyện Nhã Định Huệ đã nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ kinh
nghiệm trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn các bạn lớp DH08NY đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
những năm tháng học tại trường.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp, nên đề tài còn nhiều thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát kháng sinh đồ của vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây bệnh
trên cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.)” được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2012,
tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai.
Thu mẫu cá bệnh ở các tỉnh với số lượng mẫu lần lượt là An Giang 12, Đồng
Tháp 20 và Đồng Nai 23 mẫu. Cá được thu có biểu hiện bơi lờ đờ, một hoặc hai bên
mắt bị lồi, mờ đục, tia vây và hậu môn xuất huyết. Sau khi thu mẫu cá, quan sát bệnh
tích bên ngoài và mổ khám bệnh tích bên trong, phân lập vi khuẩn từ gan, thận, lách và

não cá. Sau khi phân lập, chúng tôi tiến hành định danh và thu được 43 chủng vi khuẩn
là Streptococcus agalactiae. Chọn 40 chủng trong đó 10 chủng từ An Giang, 20 chủng
từ Đồng Nai, và 10 chủng từ Đồng Tháp để làm kháng sinh đồ, với 12 loại kháng sinh:
Penicillin, ampicillin, kanamycin, amoxicillin, amoxicillin/clavulanic, doxycyclin,
tetracyclin, gentamycin, neomycin, novobiocin, trimethoprim/sulfamethoxazole và
erythromycin. Thí nghiệm được tiến hành với 2 lần lặp lại.
Trong số các chủng vi khuẩn được phân lập để làm kháng sinh đồ, phát hiện có
sự kháng với tetracyclin, doxycyclin, kanamycin, gentamycin, neomycin. Trong đó
kanamycin, tetracyclin, doxycyclin, neomycin có tỉ lệ kháng cao nhất (tỉ lệ số chủng vi
khuẩn đề kháng với kanamycin là 97,5%, tetracyclin 90%, doxycyclin 87,5%,
neomycin 92,5%). Gentamycin có tỉ lệ số chủng vi khuẩn đề kháng thấp (15%). 40/40
(100%) chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae đều nhạy cảm với amoxicillin,
ampicillin, penicillin, amoxicillin/clavulanic, erythromycin.
Vi khuẩn kháng ít nhất 2 loại kháng sinh và nhiều nhất là 5 loại kháng sinh thử
nghiệm.
Đồng Nai là tỉnh có tỉ lệ số chủng vi khuẩn kháng kháng sinh cao nhất và kháng
với nhiều tổ hợp kháng sinh nhất (kháng với 5 tổ hợp kháng sinh). An Giang là tỉnh có
tỉ lệ số chủng vi khuẩn kháng kháng sinh thấp nhất và kháng với ít tổ hợp kháng sinh
nhất (kháng với 2 tổ hợp kháng sinh).

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ..................................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................x
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài .......................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1 Lịch sử nghề nuôi cá rô phi đỏ ..............................................................................3
2.2 Bệnh do vi khuẩn Streptococcus trên cá rô phi đỏ ................................................4
2.2.1 Lịch sử phân loại Streptococcus .........................................................................4
2.2.2 Đặc điểm chung của vi khuẩn Streptococcus agalactiae ...................................4
2.2.2.1 Phân loại ..........................................................................................................4
2.2.2.2 Đặc điểm sinh lý, sinh hoá của vi khuẩn Streptococcus agalactiae ................4
2.2.3 Bệnh do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra trên cá rô phi đỏ ................5
2.2.3.1 Triệu chứng và bệnh tích bên ngoài.................................................................5
2.2.3.2 Biểu hiện bên trong ..........................................................................................5
2.2.3.3 Dịch tễ của bệnh ..............................................................................................5
2.2.3.4. Chẩn đoán .......................................................................................................5
2.2.3.5. Phòng và trị bệnh ............................................................................................6
2.3. Kháng sinh ............................................................................................................6
2.3.1 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong thủy sản ..................................................6
2.3.2 Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.................................................................7
2.3.2.1 Khái niệm đề kháng kháng sinh của vi khuẩn .................................................7
2.3.2.2 Các cách đề kháng ...........................................................................................7
iv


2.3.2.3 Cơ chế xuất hiện của các dòng đề kháng .........................................................8
2.3.3 Các loại kháng sinh thường được sử dụng .........................................................8
2.3.3.1 Ampicillin ........................................................................................................8

2.3.3.2 Amoxicillin ......................................................................................................8
2.3.3.3 Penicillin ..........................................................................................................9
2.3.3.4 Erythromycin .................................................................................................10
2.3.3.5 Kanamycin .....................................................................................................11
2.3.3.6 Neomycin .......................................................................................................11
2.3.3.7 Gentamycin ....................................................................................................12
2.3.3.8 Doxycyclin .....................................................................................................13
2.3.3.9 Tetracyclin .....................................................................................................13
2.3.3.10 Amoxicillin/clavulanic acid (2/1) ................................................................14
2.3.3.11 Trimethoprim/sulfamethoxazole..................................................................15
2.3.3.12 Novobiocin...................................................................................................16
2.4 Kháng sinh đồ theo phương pháp đĩa khuếch tán ................................................16
2.4.1 Khái niệm kháng sinh đồ ..................................................................................16
2.4.2 Nguyên lý ..........................................................................................................16
2.4.3 Phương pháp đĩa khuếch tán .............................................................................17
2.4.4 Tiêu chuẩn diễn giải đường kính vùng ức chế đối với Streptococcus sp. ........17
2.4.4.1 Các bước tiến hành ........................................................................................17
2.4.4.2 Đường kính vòng vô khuẩn xung quanh đĩa kháng sinh của vi khuẩn
Streptococcus sp. đối với các loại kháng sinh thử nghiệm ........................................18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................19
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................19
3.2 Vật liệu và trang thiết bị ......................................................................................19
3.2.1 Dụng cụ .............................................................................................................19
3.2.2 Hóa chất và môi trường ....................................................................................19
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu ...................................................................................20
3.3.1 Phương pháp chung ..........................................................................................20
3.3.2 Phương pháp thu mẫu .......................................................................................20
3.3.3 Phương pháp kiểm tra dấu hiệu bên ngoài và khám mổ bệnh tích bên trong...21
v



3.3.4 Phương pháp cấy phân lập vi khuẩn .................................................................23
3.3.5 Phương pháp làm thuần vi khuẩn .....................................................................23
3.3.6 Phương pháp nhuộm gram ................................................................................23
3.3.7 Phương pháp định danh bằng bộ kit API20 Strep ............................................24
3.3.8 Phương pháp làm kháng sinh đồ .......................................................................25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................27
4.1 Biểu hiện và bệnh tích của cá bệnh .....................................................................27
4.2 Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn..............................................................27
4.3 Kết quả kháng sinh đồ .........................................................................................30
4.3.1 Tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh ..............................................30
4.3.2 Sự khác biệt tính nhạy cảm và tính đề kháng đối với một số loại kháng sinh
của vi khuẩn Streptococcus agalactiae phân lập từ các tỉnh Đồng Tháp, An Giang,
Đồng Nai ....................................................................................................................33
4.3.3 Tính đa kháng của vi khuẩn với kháng sinh ....................................................35
4.3.3.1 Tính đa kháng của Streptococcus agalactiae đối với kháng sinh .................35
4.3.3.2 So sánh tính đa kháng của vi khuẩn Streptococcus agalactiae phân lập từ các
tỉnh An Giang, Đồng Nai và Đồng Tháp đối với kháng sinh thử nghiệm .................37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................40
5.1 Kết luận ................................................................................................................40
5.2 Đề nghị .................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41
PHỤ LỤC .....................................................................................................................43

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ctv


Cộng tác viên

DO

Dissolved oxygen

BHIA

Brain Heart Infusion Agar

MHA

Muller Hilton Agar

OD

Optical Density

CFU

Conoly Forming Unit

MIC

Minimum Inhibitory Concentration

IU

International Unit


MIC

Minimum Inhibitory Concentration

S. agalactiae

Streptococcus agalactiae

kg

Kilogam

g

Gram

mm

Milimet

0

Độ Censius

Pn

Penicillin

Ax


Amoxicillin

Am

Ampicillin

Te

Tetracyclin

Dx

Doxycyclin

Kn

Kanamycin

Ge

Gentamycin

Ne

Neomycin

Er

Erythromycin


Ac

Amoxicillin/clavulanic

Bt

Trimethoprim/sulfamethoxazole

Nv

Novobiocin

C

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Đường kính vòng vô khuẩn xung quanh đĩa kháng sinh của vi khuẩn
Streptococcus sp. đối với các loại kháng sinh thử nghiệm............................................18
Bảng 3.1 Các loại kháng sinh thử nghiệm ....................................................................20
Bảng 3.2 Hướng dẫn đọc kết quả bộ kit API20 Strep ...................................................25
Bảng 4.1 Kết quả định danh bằng bộ kit API20 Strep của vi khuẩn Streptococcus
agalactiae ......................................................................................................................29
Bảng 4.2 Số lượng và tỉ lệ số chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae nhạy cảm,
kháng và trung gian đối với các kháng sinh thử nghiệm ...............................................30
Bảng 4.3 Tính đa kháng của vi khuẩn Streptococcus agalactiae đối với tổ hợp kháng
sinh thử nghiệm .............................................................................................................35
Bảng 4.4 Số lượng và tỉ lệ chủng vi khuẩn Streptococcus agalactiae đa kháng với tổ

hợp kháng sinh thử nghiệm ...........................................................................................36
Bảng 4.5 Tỉ lệ số chủng vi khuẩn S. agalactiae đa kháng với tổ hợp kháng sinh thử
nghiệm giữa các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, An Giang ...............................................37

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thể hiện kết quả kháng sinh đồ.....................................................33
Biểu đồ 4.2 So sánh tỉ lệ nhạy cảm của vi khuẩn S. agalactiae phân lập từ 3 tỉnh An
Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp đối với kháng sinh thử nghiệm ... Error! Bookmark not
defined.
Biểu đồ 4.3 So sánh tính đề kháng của vi khuẩn S. agalactiae đối với từng loại kháng
sinh thử nghiệm giữa các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Đồng Nai .............................34
Biểu đồ 4.4 Biểu đồ thể hiện tính đa kháng của vi khuẩn Streptococcus agalactiae đối
với các loại kháng sinh đã thử nghiệm ..........................................................................36
Biểu đồ 4.5 So sánh tỉ lệ vi khuẩn S. agalactiae đa kháng với tổ hợp kháng sinh thử
nghiệm giữa các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Đồng Nai ...........................................38

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Công thức hoá học của ampicillin ...................................................................8
Hình 2.3 Công thức hoá học của penicillin ....................................................................9
Hình 2.4 Công thức hoá học của erythromycin ............................................................10
Hình 2.6 Công thức hoá học của neomycin ..................................................................12
Hình 2.7 Công thức hoá học của gentamycin ...............................................................12

Hình 2.8 Công thức hoá học của doxycyclin ................................................................13
Hình 2.9 Công thức hoá học của tetracyclin .................................................................14
Hình 2.10 Công thức hoá học của amoxicillin/clavulanic ............................................14
Hình 2.11 Công thức hoá học của trimethoprim/sulfamethoxazole .............................15
Hình 2.12 Công thức hoá học của novobiocin..............................................................16
Hình 3.1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu chung ..........................................................21
Hình 3.2 Đường cắt mổ xoang bụng cá rô phi ..............................................................22
Hình 3.3 Đường cắt mổ sọ não cá rô phi đỏ .................................................................22
Hình 4.1 Khuẩn lạc Streptococcus agalactiae mọc trên môi trường BHIA sau khi ủ 24
giờ ..................................................................................................................................27
Hình 4.2 Màu sắc và hình thái của vi khuẩn Streptococcus agalactiae sau khi nhuộm
Gram ..............................................................................................................................28
Hình 4.3 Vòng vô khuẩn quanh đĩa kháng sinh............................................................30

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Ở đồng bằng sông Cửu Long, sau cá tra là đối tượng nuôi thâm canh chính, thì
cá rô phi đỏ cũng là một trong những đối tượng nuôi phổ biến. Từ năm 1997, cá rô phi
đỏ được nhập về Việt Nam để nuôi thương phẩm. Hiện nay chúng đã phát triển tốt
trong điều kiện khí hậu bản địa và là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế.
Cá rô phi đỏ đang được nuôi rộng rãi ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
với nhiều hình thức nuôi, nhưng hình thức nuôi trong lồng bè là chủ yếu, tập trung
nhiều ở sông Tiền và sông Hậu. Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, toàn tỉnh hiện có
254 hộ nuôi cá bè với tổng số lượng bè là 1398 bè, thể tích là 138269 m3, chủ yếu nuôi
cá rô phi đỏ. Trong đó, thành phố Mỹ Tho tập trung nhiều nhất với 180 hộ (1075 bè),
huyện Cai Lậy có 70 hộ với 292 bè, huyện Cái Bè có 3 hộ với 22 bè. Hàng năm, các bè

này cần lượng giống cá rô phi đỏ khoảng 64 triệu con. Ngoài ra theo thống kê của tỉnh
Đồng Tháp có 2300 bè nuôi cá (trong đó cá rô phi đỏ chiếm 60 - 70%) tập trung ở
huyện Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự, mật độ nuôi khoảng 200 con/m3. Từ việc nuôi tập
trung nhiều lồng bè như trên, và mật độ nuôi cá trong mỗi bè quá lớn, nên thường
xuyên xuất hiện dịch bệnh, trong đó điển hình nhất là dịch bệnh do vi khuẩn
Streptococcus. Bệnh do S. agalactiae đã được báo cáo trên cá rô phi nuôi ở Việt Nam.
Đối với cá rô phi đỏ nuôi bè ở đồng bằng sông Cửu Long, thiệt hại cho nghề nuôi chủ
yếu là do S. agalactiae (Trương Ngọc Anh, Trần Nguyễn Kim Tuyến, 2011). Khi cá
nuôi bị bệnh, nông dân thường sử dụng kháng sinh để điều trị. Nhưng do người dân sử
dụng kháng sinh không đúng nguyên tắc, chủ yếu theo kinh nghiệm nên kháng sinh
chưa thực sự phát huy tác dụng trị bệnh, và dịch bệnh vẫn không được ngăn chặn.
Được sự phân công của ban chủ nhiệm khoa Thuỷ sản, chúng tôi đã thực hiện đề tài
“Khảo sát kháng sinh đồ của vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây bệnh trên cá rô phi
đỏ (Oreochromis sp.)”.

1


1.2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát kháng sinh đồ của vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây bệnh trên cá
rô phi đỏ nuôi tại Đồng Tháp, An Giang, Đồng Nai với 12 loại kháng sinh được phép
sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Lịch sử nghề nuôi cá rô phi đỏ
Cá rô phi đỏ có xuất xứ từ Đài Loan. Năm 1968, xuất hiện một số cá rô phi cỏ

(Oreochromis mosambicus) có màu đỏ, do bị đột biến “bạch tạng” không hoàn toàn.
Tiếp tục cho lai O. mosambicus đột biến bạch tạng trên với loài O. niloticus (rô phi
vằn) được thế hệ F1 có 30% là rô phi màu đỏ, những cá thể này có những chấm đen ở
hai bên cơ thể gần như đối xứng nhau. Những cá thể F1 đỏ này tiếp tục được sinh sản,
chọn lọc và đã nâng được tỷ lệ cá đỏ lên 80%. Dòng cá này có thể đạt 500 – 600 g
hoặc hơn sau 5 tháng nuôi, đạt 1200 g trong 18 tháng.
Năm 1975, trong quá trình nuôi chọn lọc được một cá cái rô phi đỏ có màu sáng
và đạt 1200 g trong 18 tháng. Cho lai cá đó với cá rô phi đỏ khác thì được 4 nhóm cá
có màu: đỏ, nâu, đen, trắng nhạt. Dòng đỏ và trắng nhạt hoàn toàn không còn chấm
đen. Cho dòng đỏ này sinh sản thì có tỷ lệ màu đỏ của F1 cao và màu đỏ rất ổn định.
Vì dòng cá này có hình dạng và màu đỏ rất giống cá tráp đỏ ở biển nên mới có tên
“Diêu hồng” hay “Điêu hồng” (tráp đỏ - chính xác phải gọi là “hồng điêu” theo tiếng
Trung Quốc).
Người ta còn lai rô phi màu đỏ (diêu hồng) với dòng O.aureus cho ra được F1
có 65% màu đỏ toàn là đực, 35% màu đen thì có 7 - 8% là cá cái. Cá F1 lớn nhanh
nhất là con đực, có thể đạt cỡ 2 – 3 kg. Khi lai cá diêu hồng với dòng O. urolesis
hornorum thì cho ra F1 có 65% đỏ, 35% đen và 100% là cá đực.
Ở Việt Nam, trường Đại học Cần Thơ đã nhập 1 đàn cá rô phi đỏ từ Asian
Institute of Technology (năm 1990) và thử nghiệm nuôi, nghiên cứu về sinh học, khả
năng chịu đựng của cá rô phi đỏ với một số điều kiện môi trường. Từ năm 1997, cá rô
phi đỏ được nhập về để nuôi thương phẩm. Hiện nay, cá rô phi đỏ nuôi ở Việt Nam đã
phát triển tốt trong điều kiện khí hậu bản địa và là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế.

3


2.2 Bệnh do vi khuẩn Streptococcus trên cá rô phi đỏ
2.2.1 Lịch sử phân loại Streptococcus
Liên cầu khuẩn được Billbroth mô tả lần đầu tiên vào năm 1874. Đến năm 1880,
Pastuer phân lập được liên cầu khuẩn từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Năm 1919,

Brown đã xếp loại liên cầu khuẩn theo những hình thức tan máu khác nhau khi phát
triển trên môi trường thạch máu:
Liên cầu tan máu β: Tan máu hoàn toàn, xung quanh khuẩn lạc vòng tan máu
trong suốt, hồng cầu bị phá vỡ hoàn toàn.
Liên cầu tan máu α: Tan máu không hoàn toàn, xung quanh khuẩn lạc có vòng
tan máu màu xanh.
Liên cầu tan máu γ: Xung quanh khuẩn lạc không thấy vòng tan máu. Hồng
cầu trong thạch vẫn giữ màu đỏ.
Năm 1930, Lancefiel dựa vào kháng nguyên polysaccharide (kháng nguyên đặc
hiệu nhóm) của vách tế bào vi khuẩn để xếp liên cầu khuẩn thành các nhóm theo bảng
chữ cái tiếng Anh. Năm 1937, Sherman dựa vào tính chất hóa sinh và nhiều tính chất
khác để xếp liên cầu khuẩn thành các loài như: Streptococcus pyogenes, Streptococcus
agalactiae,... (trích từ Lê Văn Phủng, 2009)
2.2.2 Đặc điểm chung của vi khuẩn Streptococcus agalactiae
2.2.2.1 Phân loại
Lớp: Bacilli
Bộ: Lactobacillales
Họ: Streptococcaceae
Giống: Streptococcus (Rosenbach, 1884)
Loài: Streptococcus agalactiae (Lehmann và Neumann, 1896)
2.2.2.2 Đặc điểm sinh lý, sinh hoá của vi khuẩn Streptococcus agalactiae
Vi khuẩn có dạng hình cầu, có thể đứng riêng lẻ, thành cặp hay tạo thành chuỗi
dài, đường kính nhỏ hơn 2 µm. Vi khuẩn bắt màu Gram (+), không di động, không
sinh bào tử, hiếu khí hay kỵ khí tùy ý, cho phản ứng oxydase (-) và catalase (-), lên
men trong môi trường glucose. Có khả năng dung huyết, do hemolysin (dung huyết tố)
làm vỡ tế bào hồng cầu.

4



Vi khuẩn Streptococcus sp. phát triển tốt trên môi trường TSA (Trypticase Soy
Agar) có thêm 0,5% glusose, môi trường BHIA (Brain Heart Infusion Agar), môi
trường THBA (Todd Hewitt Blood Agar)... Khi nuôi cấy trên môi trường thạch, vi
khuẩn có dạng chuỗi ngắn (5 - 7 tế bào), trong môi trường canh có dạng chuỗi dài.
Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp từ 28 - 300C, sau 24 - 48 giờ nuôi cấy, vi khuẩn tạo khuẩn
lạc nhỏ (0,5 - 0,7 mm) màu trắng đục. Một số chủng vi khuẩn tạo khuẩn lạc trong suốt có
tính nhầy sau 24 giờ nuôi cấy. Vi khuẩn tạo khuẩn lạc nhầy có độc lực mạnh hơn vi khuẩn
tạo khuẩn lạc không nhầy (trích từ Nguyễn Thị Phước Thắm, 2011).
2.2.3 Bệnh do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra trên cá rô phi đỏ
2.2.3.1 Triệu chứng và bệnh tích bên ngoài
Cá bệnh có các biểu hiện bất thường như: Cá bơi lờ đờ hay bơi xoáy vòng mất
định hướng, bỏ ăn, cá chết rải rác và xảy ra trong suốt thời kì nắng nóng. Quan sát cá
bệnh có các biểu hiện bên ngoài như: Cá bị nổ mắt, giác mạc mờ đục, sưng to, bụng
trướng to do tích dịch xoang bụng, có ổ mủ ở hàm dưới và gốc vây đuôi, có thể vỡ ra
tạo thành vết loét, vi khuẩn tấn công tủy sống nên thân cá bị cong gấp khúc (Nguyễn
Hữu Thịnh, 2010).
2.2.3.2 Biểu hiện bên trong
Sau khi mổ cá bệnh, quan sát nội quan bên trong thấy có những biểu hiện bệnh
tích sau: Gan nhạt màu, lách sưng to, viêm màng bụng, nội quan bị viêm dính, tích
dịch xoang bụng. Ngoài ra vi khuẩn còn gây ra viêm màng não nên cá có những triệu
chứng thần kinh (Nguyễn Hữu Thịnh, 2010).
2.2.3.3 Dịch tễ của bệnh
Bệnh thường xuất hiện vào lúc thời tiết nắng nóng, nhiệt độ nước tăng cao, mật
độ nuôi cao và DO thấp làm cho cá bị stress trong một thời gian dài, dẫn đến vi khuẩn
dễ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho cá. Bệnh lây lan theo chiều ngang, vi khuẩn
từ môi trường bên ngoài vào bên trong cơ thể cá theo những vết xước trên cơ thể cá
(không lây lan qua đường tiêu hóa). Bệnh có thể ở thể cấp tính và ở thể mạn tính. Cá
cỡ lỡ (cá rô phi > 100 g/con) có thể bệnh nhiều hơn cá giống (Nguyễn Hữu Thịnh,
2010).
2.2.3.4. Chẩn đoán

Tại ao nuôi:
5


Kiểm tra 5 - 10 cá bệnh (quan sát bệnh tích bên ngoài và mổ cá quan sát bệnh
tích bên trong). Thực hiện làm mẫu phết máu, lách, gan, thận và nhuộm Gram.
Tại phòng thí nghiệm:
Sử dụng môi trường thạch máu để phân lập.
Định danh bằng bộ kit API20 Strep.
Kit Lancefield để xác định nhóm kháng nguyên.
2.2.3.5. Phòng và trị bệnh
Khi thấy cá bắt đầu có biểu hiện bệnh thì nên giảm cho ăn, giảm mật độ nuôi,
vớt cá bệnh và cá chết ra khỏi ao. Cá chưa nấu chín và đông lạnh có thể là nguồn lây
lan, nên không sử dụng cá bệnh làm thức ăn cho cá. Sau đó, dùng kháng sinh điều trị
cho tất cả các bè ở gần nhau. Có thể phòng bệnh bằng việc sử dụng vacine (Nguyễn
Hữu Thịnh, 2010).
2.3. Kháng sinh
2.3.1 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong thủy sản
Lựa chọn kháng sinh đúng với loại mầm bệnh: Căn cứ vào các triệu chứng đặc
trưng để đoán bệnh, phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh (nếu có điều kiện chẩn
đoán) từ đó lựa chọn kháng sinh phù hợp. Trường hợp ghép nhiều bệnh hoặc không có
đủ bằng chứng để chẩn đoán thì có thể sử dụng kháng sinh phổ rộng.
Lựa chọn kháng sinh theo vị trí nhiễm trùng: Kháng sinh được lựa chọn phải
đến được vị trí nhiễm trùng thì mới có tác dụng. Cần lưu ý đặc điểm hấp phụ và phân
bổ của kháng sinh để lựa chọn.
Dùng kháng sinh đúng liều quy định: Liều phòng bệnh cũng phải có tác dụng
diệt khuẩn, không nên suy nghĩ đơn giản liều phòng bệnh bằng ½ liều điều trị. Liều
thuốc và cách dùng được ghi rõ trên nhãn, người nuôi nên dùng theo hướng dẫn không
nên tăng hoặc giảm liều.
Dùng kháng sinh đúng liệu trình: Thời gian trị bệnh 5 - 7 ngày. Thời gian ngưng

thuốc trước khi thu hoạch.
Tránh phối hợp các kháng sinh tương kị.

6


2.3.2 Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
2.3.2.1 Khái niệm đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Một vi khuẩn được gọi là đề kháng khi nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum
Inhibitory Concentration, viết tắt là MIC) của vi khuẩn đó cao hơn nồng độ ức chế đa
số các chủng vi khuẩn khác của cùng loài đó. Các mức độ của MIC (Minimum
Inhibitory Concentration) xác định cho tính nhạy cảm, tính trung gian và tính đề kháng
đối với mỗi loài vi khuẩn được một phòng thí nghiệm độc lập xác định và được Viện
nghiên cứu các tiêu chuẩn phòng thí nghiệm và lâm sàng cập nhật đều đặn. Thực tế,
một chủng được gọi là “đề kháng” khi nồng độ kháng sinh mà vi khuẩn có thể chịu
đựng được tăng cao hơn nồng độ kháng sinh đạt được trong cơ thể sau khi dùng thuốc.
Đôi khi, sự đề kháng với kháng sinh này lại gây ra đề kháng cho kháng sinh khác, gọi
là đề kháng chéo. Vi khuẩn được gọi là đa đề kháng (multiresistant) sau khi có tích lũy
đề kháng tự nhiên và mắc phải, chúng chỉ nhạy cảm với rất ít kháng sinh và đề kháng
với rất nhiều kháng sinh hoặc nhiều nhóm kháng sinh (Nguyễn Thị Thu Ba, 2011).
2.3.2.2 Các cách đề kháng
Tạo enzyme phân huỷ thuốc: Vi khuẩn (như Staphyloccoccus, vi khuẩn
Gram (-)) tạo enzyme β-lactamase phân huỷ kháng sinh thuộc nhóm β-lactam.
Thay đổi tính thấm của màng tế bào: Các vi khuẩn nhạy cảm với tetracyclin có
khả năng tập trung tetracyclin vào tế bào bằng cơ chế vận chuyển chủ động và giữ
thuốc ở lại tế bào. Trái lại vi khuẩn đề kháng với tetracyclin không có khả năng đó.
Aminoglycosides là một chất có cực được tập trung vào vi khuẩn nhờ hệ thống vận
chuyển phụ thuộc oxygen. Vì vậy các vi khuẩn kị khí tuyệt đối không nhạy cảm với
aminoglycosides vì thiếu hệ thống vận chuyển này.
Thay đổi cấu trúc receptor của kháng sinh: Các vi khuẩn kháng

aminoglycosides do thay đổi receptor trên ribosom 30S, còn với erythromycin thì thay
đổi trên ribosom 50S. Sự thay đổi này làm thuốc không gắn vào receptor được.
Thay đổi đường chuyển hoá: Bằng cách vượt qua các giai đoạn chuyển hoá bị
kháng sinh ức chế. Ví dụ vi khuẩn đề kháng sulfonamid không cần p-aminobenzoic
(PABA) cũng tạo được acid foclic. Biến đổi enzyme có chức năng chuyển hoá trở
thành ít nhạy cảm với kháng sinh. Ngoài ra, có cơ chế đẩy kháng sinh ra khỏi tế bào vi
khuẩn ( Trần Thị Thu Hằng, 2011).
7


2.3.2.3 Cơ chế xuất hiện của các dòng đề kháng
Đề kháng do nhiễm sắc thể: Đột biến gen trên một điểm của chromosom, điểm
này kiểm soát sự nhạy cảm với kháng sinh làm thay đổi cấu trúc receptor của thuốc.
Đề kháng ngoài nhiễm sắc thể: Đề kháng plasmid. Đây là hình thức thường gặp.
Plasmid là một phân tử ADN nằm ngoài nhân, có khả năng tự nhân đôi. Plasmid mang
gen kháng thuốc sinh plasmid khác hay nhiễm sắc thể khác. Vận chuyển gen kháng
thuốc bằng plasmid hay thông qua các lông giới tính (Trần Thị Thu Hằng, 2011).
2.3.3 Các loại kháng sinh thường được sử dụng
2.3.3.1 Ampicillin
Ampicillin thuộc nhóm beta-lactams. Là kháng sinh bán tổng hợp.

Hình 2.1 Công thức hoá học của ampicillin
Cơ chế tác động: Là chất diệt khuẩn, ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Gắn receptor chuyên biệt trên màng bào tương. Ức chế transpeptidase là enzyme thành
lập dây nối ngang của peptidoglycan. Hoạt hoá enzyme tự phân giải làm tổn thương
thành tế bào vi khuẩn (Trần Thị Thu Hằng, 2011).
Phổ kháng khuẩn của ampicillin: Là kháng sinh phổ rộng, tác dụng lên cả vi
khuẩn Gram (+) và Gram (-). Nếu phối hợp với chất ức chế betalactamase (clavulanat)
thì phổ kháng khuẩn được mở rộng đối với các vi khuẩn tiết chất ức chế betalactam.
Ở người, ampicillin được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn lúc mang thai, nhiễm

khuẩn trẻ em, u hạt, viêm màng trong tim và viêm màng não (Trần Thị Thu
Hằng, 2011). Ở động vật, ampicillin được dùng để điều trị các bệnh viêm da,
viêm vú do Streptococcus sp., Staphylococcus sp., bệnh do Samonella gây ra ở
gia cầm (Võ Thị Trà An, 2011).
2.3.3.2 Amoxicillin
Amoxicillin thuộc nhóm beta-lactams. Là kháng sinh bán tổng hợp.
8


Hình 2.2 Công thức hoá học của amoxicillin
Cơ chế tác động: Là chất diệt khuẩn, ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Gắn receptor chuyên biệt trên màng bào tương. Ức chế transpeptidase là enzyme thành
lập dây nối ngang của peptidoglycan. Hoạt hoá enzyme tự phân giải làm tổn thương
thành tế bào vi khuẩn.
Phổ kháng khuẩn của amoxicillin: Là kháng sinh phổ rộng, tác dụng lên cả vi
khuẩn Gram (+) và Gram (-). Nếu phối hợp với chất ức chế betalactamase (clavulanat)
thì phổ kháng khuẩn được mở rộng đối với các vi khuẩn tiết chất ức chế betalactam
(Trần Thị Thu Hằng, 2011).
Amoxicillin được dùng để điều trị các bệnh viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm
trùng hô hấp da ở người (Trần Thị Thu Hằng, 2011). Ở động vật, amoxicillin được chỉ
định điều trị vết thương, nhiễm trùng tử cung, răng, tiết niệu ở chó mèo (Võ Thị Trà
An, 2011).
2.3.3.3 Penicillin
Penicillin thuộc nhóm beta-lactams.

Hình 2.3 Công thức hoá học của penicillin
Cơ chế tác động: Là chất diệt khuẩn, ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Gắn receptor chuyên biệt trên màng bào tương. Ức chế transpeptidase là enzyme thành
lập dây nối ngang của peptidoglycan. Hoạt hoá enzyme tự phân giải làm tổn thương
thành tế bào vi khuẩn.

9


Phổ kháng khuẩn của penicillin: Tác dụng tốt trên Streptococci, vi khuẩn kị khí
(trừ Bacteroides fragills). Ít tác dụng lên vi khuẩn Gram (-) và vi khuẩn tiết
betalactamase (Trần Thị Thu Hằng, 2011).
Ở người, penicillin được sử dụng để điều trị các bệnh viêm màng trong tim,
viêm họng, viêm do thú cắn ở người, viêm họng do Streptococcus sp. dung huyết β,
giang mai do Treponema palidum (Trần Thị Thu Hằng, 2011). Ngoài ra, penicillin
được sử dụng để điều trị bệnh tụ huyết trùng do Pseudomonas, viêm vú, viêm da do
Streptococcus sp. ở động vật (Võ Thị Trà An, 2011).
2.3.3.4 Erythromycin
Erythromycin thuộc nhóm macrolide. Có nguồn gốc tự nhiên, được chiết xuất từ
nấm Streptomyces erythreu.

Hình 2.4 Công thức hoá học của erythromycin
Cơ chế tác động: Ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn do kết hợp tiểu đơn vị
50S của ribosom.
Phổ kháng khuẩn: Erythromycin là chất diệt khuẩn hay chất kiềm khuẩn phụ
thuộc vào vi khuẩn và nồng độ thuốc trong máu. Tác dụng chủ yếu lên vi khuẩn Gram
(+), vi khuẩn nội bào, ít tác động lên vi khuẩn Gram (-).
Ở người, erythromycin được chỉ định điều trị các bệnh như viêm họng, viêm
phế quản, viêm phổi do Streptococcus pneumoniae, viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung
(Trần Thị Thu Hằng, 2011). Ngoài ra erythromycin còn được sử dụng để điều trị tiêu
chảy, sẩy thai ở chó mèo, nhiễm trùng da, hô hấp ở gia cầm. Được dùng thay thế cho
penicillin để điều trị các bệnh nhiễm trùng do Streptococcus sp. ở ngựa non, chó mèo
mới sinh do cơ địa nhạy cảm với penicillin (Võ Thị Trà An, 2011).

10



2.3.3.5 Kanamycin
Kanamycin thuộc nhóm aminoglycosides. Được tổng hợp từ các loại nấm
Streptomyces.

Hình 2.5 Công thức hoá học của kanamycin
Cơ chế tác động: Điện tích dương của aminoglycosides gắn vào điện tích âm ở
màng vi khuẩn làm rối loạn màng này, điều đó giải thích cho tác động diệt khuẩn phụ
thuộc nồng độ xảy ra nhanh chóng của aminoglycosides. Ngoài ra aminoglycosides
gắn ribosom 30S nên ức chế tổng hợp protein (Trần Thị Thu Hằng, 2011).
Phổ kháng khuẩn: Phổ kháng khuẩn hẹp, tác động hầu hết lên vi khuẩn Gram (-)
hiếu khí, tác động giới hạn trên vi khuẩn Gram (+), ít tác động lên vi khuẩn kỵ khí,
hoạt tính của aminoglycosides giảm trong môi trường ít oxygen và pH thấp (Trần Thị
Thu Hằng, 2011).
Ở người, kanamycin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng do vi
khuẩn Gram (-) gây ra như nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng hô hấp bệnh viện, nhiễm
trùng đường tiểu biến chứng, nhiễm trùng ổ bụng biến chứng, điều trị viêm màng não
do vi khuẩn Gram (-) gây ra (Trần Thị Thu Hằng, 2011). Ở động vật, kanamycin chỉ sử
dụng trong trường hợp nhiễm trùng nặng do vi khuẩn Gram (-) gây ra như bệnh viêm
phổi, viêm vú ở trâu bò (Võ Thị Trà An, 2011).
2.3.3.6 Neomycin
Neomycin thuộc nhóm aminoglycosides. Được tổng hợp từ các loại nấm
Streptomyces.

11


Hình 2.6 Công thức hoá học của neomycin
Cơ chế tác động: Điện tích dương của aminoglycosides gắn vào điện tích âm ở
màng vi khuẩn làm rối loạn màng này, điều đó giải thích cho tác động diệt khuẩn phụ

thuộc nồng độ xảy ra nhanh chóng của aminoglycosides.
Aminoglycosides gắn vào ribosom 30S nên ức chế tổng hợp protein.
Phổ kháng khuẩn: Phổ kháng khuẩn hẹp, tác động hầu hết lên vi khuẩn Gram (-)
hiếu khí. Tác động giới hạn trên vi khuẩn Gram (+), ít tác động lên vi khuẩn kỵ khí
(Trần Thị Thu Hằng, 2011).
Ở người, neomycin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng do vi
khuẩn Gram (-) gây ra như nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng hô hấp bệnh viện, nhiễm
trùng đường tiểu biến chứng, nhiễm trùng ổ bụng biến chứng, điều trị viêm màng não
do vi khuẩn Gram (-) gây ra (Trần Thị Thu Hằng, 2011). Ở động vật, neomycin được
dùng cho việc trị liệu tại chỗ như nhiễm trùng đường tiêu hoá, vết thương ở da của trâu
bò, viêm tai ở chó mèo (Võ Thị Trà An, 2011).
2.3.3.7 Gentamycin
Gentamycin thuộc nhóm aminoglycosides. Được tổng hợp từ các loại nấm
Streptomyces.

Hình 2.7 Công thức hoá học của gentamycin
Cơ chế tác động: Điện tích dương của aminoglycosides gắn vào điện tích âm ở
màng vi khuẩn làm rối loạn màng này, điều đó giải thích cho tác động diệt khuẩn phụ
12


thuộc nồng độ xảy ra nhanh chóng của aminoglycosides. Ngoài ra, aminoglycosides
gắn vào ribosom 30S nên ức chế tổng hợp protein.
Phổ kháng khuẩn: Phổ kháng khuẩn hẹp, tác động hầu hết lên vi khuẩn Gram (-)
hiếu khí, tác động giới hạn trên vi khuẩn Gram (+), ít tác động lên vi khuẩn kỵ khí
(Trần Thị Thu Hằng, 2011).
Ở người, gentamycin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng do vi
khuẩn Gram (-) gây ra như nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng hô hấp bệnh viện, nhiễm
trùng đường tiểu biến chứng, nhiễm trùng ổ bụng biến chứng (Trần Thị Thu Hằng,
2011). Ở động vật gentamycin được sử dụng chủ yếu cho ngựa, như viêm khớp ở

ngựa, viêm da và đường tiêu hoá (Võ Thị Trà An, 2011).
2.3.3.8 Doxycyclin
Doxycyclin thuộc nhóm tetracyclin.

Hình 2.8 Công thức hoá học của doxycyclin
Cơ chế tác động: Kết hợp với tiểu đơn vị 30S của ribosom, ức chế tổng hợp protein.
Phổ kháng khuẩn: Là kháng sinh kiềm khuẩn phổ rộng, tác dụng lên nhiều vi
khuẩn Gram (+), vi khuẩn Gram (-).
Ở người, doxycyclin dùng để phòng ngừa tiêu chảy du khách, trị sốt rét và
amib, viêm phổi thu nhận từ cộng đồng, không có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường
tiểu (Trần Thị Thu Hằng, 2011). Ở động vật, doxycyclin được dùng trong điều trị
nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường tiêu hoá, hô hấp, do các vi khuẩn nhạy cảm
Gram (-) và Gram (+) gây ra. Ngoài ra còn dùng để điều trị nhiễm trùng tuyến prostate
(Võ Thị Trà An, 2011).
2.3.3.9 Tetracyclin
Tetracyclin thuộc nhóm tetracyclin, là sản phẩm khử của oxytetracyclin.

13


Hình 2.9 Công thức hoá học của tetracyclin
Cơ chế tác động: Kết hợp với tiểu đơn vị 30S của ribosom, ức chế tổng hợp
protein.
Phổ kháng khuẩn: Là kháng sinh kiềm khuẩn phổ rộng, tác dụng lên nhiều vi
khuẩn Gram (+), vi khuẩn Gram (-)(Trần Thị Thu Hằng, 2011).
Ở người, tetracyclin là lựa chọn để trị nhiễm Mycoplasma pneumoniae (viêm
phổi người lớn), Richketsia, dịch tả, viêm cổ tử cung, đường tiểu (Trần Thị Thu Hằng,
2011). Tetracyclin được dùng để điều trị nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường hô hấp
ở động vật (Võ Thị Trà An, 2011).
2.3.3.10 Amoxicillin/clavulanic acid (2/1)

Amoxicillin là kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm beta-lactams có phổ diệt
khuẩn rộng đối với nhiều vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) do ức chế tổng hợp thành tế
bào vi khuẩn. Nhưng vì amoxicillin rất dễ bị phá hủy bởi beta-lactamase, do đó không
có tác dụng đối với những chủng vi khuẩn sản sinh ra các enzyme này. Acid clavulanic
do sự lên men của nấm Streptomyces clavuligerus, có cấu trúc beta-lactams gần giống
với penicillin, có khả năng ức chế beta-lactamase do phần lớn các vi khuẩn Gram (-)
và Staphylococcus sinh ra. Ðặc biệt nó có tác dụng ức chế mạnh các beta-lactamase
truyền qua plasmid gây kháng các penicillin và các cephalosporin (Trần Thị Thu Hằng,
2011).

Hình 2.10 Công thức hoá học của amoxicillin/clavulanic
14


×