Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ KIỀM VÀ LOẠI THỨC ĂN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CUA ĐỒNG (Somanniathelphusa germaini Rathbun, 1902) TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 7 – 47 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ KIỀM VÀ LOẠI THỨC
ĂN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CUA
ĐỒNG (Somanniathelphusa germaini Rathbun, 1902) TRONG
GIAI ĐOẠN TỪ 7 – 47 NGÀY TUỔI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TÀI TÚ
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 8/2012


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG KIỀM VÀ LOẠI THỨC ĂN
LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CUA ĐỒNG
(Somanniathelphusa germaini Rathbun, 1902) TRONG
GIAI ĐOẠN TỪ 7 – 47 NGÀY TUỔI

Tác giả

NGUYỄN TÀI TÚ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư chuyên ngànhNgư Y

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. LÊ THỊ BÌNH



Tháng 8 Năm 2012
i


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, ban Chủ
nhiệm khoa Thủy Sản, cùng tất cả Quý Thầy Cô đã truyền đạt những kiến thức quý
báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tại trường.
Đặc biệt, tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lê Thị Bình đã hết lòng hướng dẫn,
giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Thầy Ngô Văn Ngọc và các anh em trong trại Thực Nghiêm Thủy Sản, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt cho
chúng tôi thực hiện khóa luận.
Các anh chị, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã giúp đỡ chúng tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Gia đình đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về kinh phí và ủng hộ về tinh thần
giúp tôi thực hiện khóa luận.
Do kinh nghiệm của bản thân về nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi kính mong sự chỉ bảo của quý thầy cô cũng như
sự đóng góp ý kiến của các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của độ kiềm và loại thức ăn lên sự tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cua đồng (Somanniathelphusagermaini Rathbun, 1902) trong giai đoạn
từ 7 – 47 ngày tuổi” được thực hiện từ tháng 5 – 7/2012 tại Trại Thực Nghiệm Thủy

Sản, khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Gồm các thí
nghiệm:
-Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ kiềm lên sự tăng trưởng và tỷ
lệ sống của cua con sau khi tách mẹ được 7 ngày tuổi đến 47 ngày tuổi nhằm tìm ra độ
kiềm thích hợp nhất ở giai đoạn ương cua giống.
-Thí nghiệm gồm bốn nghiệm thức,trong đó có một nghiệm thức đối chứng.
Các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức được lập lại
ba lần.
Kết quả thu được như sau:
+Ương nuôi cua ở độ kiềm 50, 70 mg CaCO3/L giúp cho cua tăng trưởng về
kích thước và trọng lượng tốt hơn khi ương nuôi cua ở độ kiềm 80, 90 mg CaCO3/L.
+ Tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức IV và thấp nhất ở nghiệm thức I, giữa NT
I với NT II, III, IV sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,01), giữa NT IV với NT
II và NT III sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05).
- Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của loại thức ănlên tỷ lệ sống và tăng
trưởng của cua con trong giai đoạn ương nuôi.
Thí nghiệm gồm ba nghiệm thức, trong đó có một nghiệm thức đối chứng. Các
nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức được lập lại ba lần.
Kết quả thu được như sau:
Tỷ lệ sống, trọng lượng, kích thước ở NT I là cao nhất vàthấp nhất là ở NT III,
giữa NT I và NT II sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05), giữa NT I và
NT II với NT III sai khác có ý nghĩavề mặt thống kê (P < 0,01).

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cám ơn .......................................................................................................................ii

Tóm tắt ......................................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các bảng ........................................................................................................vi
Danh sách các hình ........................................................................................................vii
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................. viii
Chương 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ........................................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 2
2.1 Phân loại, hình thái, phân bố ..................................................................................... 2
2.2 Cấu tạo trong của cua đồng ....................................................................................... 4
2.3 Tập tính hoạt động ..................................................................................................... 5
2.4 Tính ăn ....................................................................................................................... 6
2.5 Lột xác và sinh trưởng ............................................................................................... 6
2.6 Ảnh hưởng của độ kiềm lên chu kỳ lột xác của giáp xác .......................................... 8
2.7 Mùa vụ sinh sản ......................................................................................................... 8
2.8Giá trị kinh tế của cua đồng ........................................................................................ 8
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 10
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 10
3.2 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 10
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 10
3.2.2 Vật liệu và trang thiết bị dùng trong thí nghiệm .................................................. 10
3.3 Phương pháp thí nghiệm.......................................................................................... 11
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 1 .......................................................................... 11
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 2 .......................................................................... 14

iv


3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................. 18

3.4 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 19
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 20
4.1 Các thông số môi trường nước ............................................................................... 20
4.1.1 Nhiệt độ ................................................................................................................ 20
4.1.2 pH ......................................................................................................................... 20
4.1.3 Độ kiềm ................................................................................................................ 21
4.2 Kết quả thí nghiệm 1 ............................................................................................... 22
4.2.1 Ảnh hưởng của độ kiềm lên sự phát triển và tỷ lệ sống của cua .......................... 22
4.3 Kết quả thí nghiệm 2 ............................................................................................... 28
4.3.1 Ảnh hưởng của thức ăn lên sự phát triển và tỷ lệ sống của cua ........................... 38
Chương 5 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 34
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 34
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 35
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các giai đoạn lột xác của cua.......................................................................... 7
Bảng 4.1: Chiều rộng (cm) trung bình củamai cua qua các lần kiểm tra ...................... 23
Bảng 4.2: Chiều dài (cm) trung bình của mai cua qua các lần kiểm tra ....................... 24
Bảng 4.3: Trọng lượng (g) trung bình của cua đồng qua các lần kiểm tra .................... 25
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống trung bình qua các lần kiểm tra ................................................... 27
Bảng 4.5: Chiều rộng (cm) trung bình của mai cua qua các lần kiểm tra ..................... 29
Bảng 4.6: Chiều dài (cm) trung bình của mai cua qua các lần kiểm tra ....................... 30
Bảng 4.7: Trong lượng (g) trung bình của cua qua các lần kiểm tra ............................. 31
Bảng 4.8: Tỷ lệ sống trung bình qua các lần kiểm tra ................................................... 32


vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hình dạng ngoài của cua đồng (S. germaini Rathbun, 1902) ......................... 2
Hình 3.1: Cua mẹ bắt ở trại Thực Nghiệm Thủy Sản đại học Nông Lâm tp HCM ...... 10
Hình 3.2: Hệ thống ương thí nghiệm 1 .......................................................................... 12
Hình 3.3: Bể ương thí nghiệm 1 .................................................................................... 12
Hình 3.4: Cua con bắt đầu bố trí.................................................................................... 13
Hình 3.5: Thức ăn thí nghiệm 1..................................................................................... 14
Hình 3.6: Hệ thống ương thí nghiệm 2 .......................................................................... 15
Hình 3.7: Bể ương thí nghiệm 2 .................................................................................... 15
Hình 3.8: Cua con trong bố trí thí nghiệm 2 ................................................................. 16
Hình 3.9: Trùn chỉ ......................................................................................................... 17
Hình 3.10: Thức ăn tự chế ............................................................................................. 17
Hình 3.11: Thức ăn công nghiệp ................................................................................... 18

vii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1: Sự thay đổi pH của thí nghiệm 1 qua các lần kiểm tra ............................... 20
Đồ thị 4.2: Sự thay đổi pH của thí nghiệm 2 qua các lần kiểm tra ............................... 21
Đồ thị 4.3: Sự biến đổi độ kiềm ở thí nghiệm 2 qua các lần kiểm tra ........................... 22
Đồ thị 4.4: Chiều rộng của mai cua qua các lần kiểm tra.............................................. 23
Đồ thị 4.5: Chiều dài của mai cua qua các lần kiểm tra ................................................ 24
Đồ thị 4.6: Khoảng trọng lượng của cua qua các lần kiểm tra ...................................... 26
Đồ thị 4.7: Tỷ lệ sống của cua đồng qua các lần kiểm tra............................................. 27
Đồ thị 4.8: Chiều rộng của mai cua qua các lần kiểm tra.............................................. 29
Đồ thị 4.9: Chiều dài của mai cua qua các lần kiểm tra ................................................ 30

Đồ thị 4.10: Khoảng trọng lượng của cua qua các lần kiểm tra .................................... 31
Đồ thị 4.11: Tỷ lệ sống của cua đồng qua các lần kiểm tra........................................... 33

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Cua đồng là loài giáp xác sinh sống và phân bố rộng tại khắp các thủy vực nước
ngọt như: ruộng lúa, ao, hồ, sông, rạch,…Tuy nhiên, hiện nay sản lượng cua đồng
ngoài tự nhiên đang giảm sút nghiêm trọng so với trước đây do các nguyên nhân chính
như: sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, khai thác triệt để, các
thủy vực sống của cua bị thu hẹp do đất nông nghiệp ngày càng bị đô thị hóa và bị
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, môi trường sống của cua đồng bị thay đổi do biến
đổi khí hậu,…
Trước tình hình suy giảm nghiệm trọng về sản lượng và giá cua đồng tăng cao
trong vài năm gần đây, do đó, để bảo vệ nguồn lợi cua đồng ngoài tự nhiên và đáp ứng
được nhu cầu ẩm thực của người dân, chúng tôi đã được Ban chủ nhiệm Khoa Thủy
Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cho phép tiến hành thực
hiện đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của độ kiềm và loại thức ăn lên tỷ lệ sống của cua
đồng (Somanniathelphusa germaini Rathbun, 1902) trong giai đoạn từ 7 – 47 ngày
tuổi”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Khảo sát ảnh hưởng của độ kiềm và loại thức ăn lên tỷ lệ sống và tăng trưởng
của cua đồng từ 7 - 47 ngày tuổi nhằm tìm ra độ kiềm và loại thức ăn thích hợp ở giai
đoạn ương giống.

1



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm phân loại, hình thái, và sự phân bố của cua đồng
2.1.1 Phân loại
Đối tượng cua đồng mà chúng tôi nghiên cứu, theo Rathbun (1902; Trích bởi
Đặng Ngọc Thanh, 2001) có hệ thống phân loại như sau:
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapodae
Họ: Parathelphusidae
Giống: Somanniathelphusa
Loài: Somanniathelphusa germaini
Tên tiếng anh: Rice field crabs
Tên Việt Nam: Cua đồng

Hình 2.1: Hình dạng ngoài của cua đồng (S. germaini Rathbun, 1902)

2


2.1.2 Hình thái ngoài của cua đồng
Cơ thể cua dẹp theo hướng lưng bụng và chia làm hai phần: phần đầu ngực lớn,
nằm trong giáp đầu ngực; phần bụng nhỏ và gấp lại dưới giáp đầu ngực (yếm).
Phần đầu ngực do phần đầu và phần ngực của cua dính liền lại với nhau. Phần
đầu có mang, mắt, anten và các phần phụ miệng. Phần ngực gồm tám đốt, với các chân
hàm và các chân bò.
Mặt lưng phần đầu ngực được bao bọc trong giáp đầu ngực (mai cua). Phía
trước của giáp đầu ngực có hai hố mắt mang hai mắt nằm trong cuống mắt. Giữa hai
hố mắt là vùng trán. Bên ngoài hai hố mắt có gai mắt, rồi tiếp theo là ba gai nằm liên
tiếp nhau. Mặt trên của giáp đầu ngực phân chia thành từng vùng nhỏ, ngăn cách bởi

những rãnh và gờ rõ rệt. Từ trước đến sau có vùng trán và vùng dạ dày ngăn cách với
nhau bởi hai gờ. Tiếp theo là vùng tim đến vùng ruột, nhưng sự ngăn cách không rõ
ràng. Hai bên vùng dạ dày là vùng gan. Ngoài cùng là vùng mang, được ngăn cách bởi
rãnh gan-mang.
Mặt bụng của phần đầu ngực hình thành bởi những tấm bụng. Các tấm bụng
làm thành một vùng lõm ở giữa, chứa phần bụng gập vào.
Phần bụng gồm bảy đốt với các phần phụ bị tiêu giảm và nằm gấp lại dưới phần
đầu ngực. Đặc tính này có liên hệ tới đời sống bò của cua. Phần bụng tiêu giảm và gấp
lại làm cho cua bò được dễ dàng. Phần bụng ở cua đực và cua cái khác nhau. Ở cua
cái, phần bụng rộng, giống như một nắp đậy gần kín mặt bụng của phần đầu ngực. Các
đốt I, II và VII khớp động với các đốt kế bên. Các khớp khác bất động. Phần bụng của
cua đực thắt nhỏ về phía sau, nằm gọn trong phần lõm của các tấm bụng. Các đốt I, II,
V và VI khớp động với các đốt kề bên, các khớp còn lại bất động. Phần tận cùng của
bụng là hậu môn.
Ở đốt bụng thứ hai của con đực có hai mấu lồi kitin khớp với hai vết lõm ở mặt
dưới đốt bụng thứ VI tạo thành khóa yếm. Ở cua cái, sau lần lột xác trưởng thành,
khóa yếm bị mất đi.
Lỗ sinh dục và cơ quan giao cấu của con đực nằm ở gốc đôi chân bò thứ V. Lỗ
sinh dục của con cái nằm ở tấm bụng thứ III.
Các phần phụ của cua gồm có:
+ Anten I: nằm trong hai rãnh xiên dưới trán
3


+ Anten II: nằm trong gốc cuống mắt, có hình sợi nhỏ, ở gốc anten II có lỗ của
tuyến anten (tuyến bài tiết).
+ Hàm trên, hàm dưới I, hàm dưới II.
+ Chân hàm I, chân hàm II, chân hàm III. Ở phần gốc chân hàm I có tấm kitin
mỏng, hình lá lúa, có tơ dài, ở hai bên mép kéo dài hướng ra ngoài và về phía sau, gọi
là mang khỏa nước.

+ Chân ngực gồm năm đôi chân bò, đôi thứ nhất phát triển thành càng rất lớn.
Ở cua đực hai càng có kích thước khác nhau rõ rệt, thường càng bên trái lớn hơn càng
bên phải. Bốn đôi chân bò còn lại có cấu tạo giống nhau, đôi thứ ba dài nhất.
+ Chân bụng: Ở cua cái có bốn đôi chân bụng từ đốt bụng thứ nhất đến đốt
bụng thứ IV biến thành cơ quan giữ trứng. Các chân bụng có cấu tạo giống nhau. Ở
cua đực chỉ còn đôi chân bụng I, II và đã biệt hóa thành chân giao vỹ (Đặng Ngọc
Thanh và Trương Quang Học, 2001).
2.1.3 Phân bố
Cua đồng (S. germaini Rathbun, 1902) sinh sống trong hầu hết các thủy vực
nước ngọt như: ruộng lúa, ao, hồ, sông, rạch…
Cua đồng có phân bố tại các nước như: Việt Nam, Nhật Bản, Lào, Thái Lan,
Campuchia, Trung Quốc,...
2.2 Cấu tạo trong của cua đồng
2.2.1 Hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa bắt đầu từ lỗ miệng ở mặt bụng, thông với thực quản ngắn rồi đổ
vào dạ dày. Dạ dày của cua gồm hai khoang thượng vị và hạ vị. Thượng vị có bộ máy
nghiền kitin sắc, hạ vị ngăn cách với khoang thượng vị qua cửa thông. Khoang hạ vị
thông với ruột, chạy về phía sau, đi vào phần bụng và tận cùng ở lỗ hậu môn nằm ở
cuối bụng. Hai bên khoang hạ vị có hai manh tràng hạ vị màu trắng nhạt, nằm trên
khối gan tụy. Ở phần đầu ruột có đôi manh tràng dài. Khối tuyến gan tụy của cua rất
phát triển, lấp kín cả phần trước khoang đầu ngực, gồm rất nhiều thùy hình sợi (Đặng
Ngọc Thanh và Trương Quang Học, 2001).

4


2.2.2 Hệ hô hấp
Cua đồng có tám đôi mang (mang khớp) lớn, dài, dính liền với phần gốc các
phần phụ và nằm trong khoang mang. Các mang khớp gồm có một trục dọc và hai dãy
lá mang xếp liên tiếp dọc theo trục mang. Phòng mang thông với bên ngoài qua hai

khe hút nước và khe thoát nước (Đặng Ngọc Thanh và Trương Quang Học, 2001).
2.2.3 Hệ tuần hoàn
Tim của cua đồng nằm trong bao tim mỏng và trong suốt, ở phía sau dạ dày.
Tim cua có hình năm góc và ba đôi lỗ tim: hai đôi phía lưng, một đôi phía bụng. Từ
tim có hai động mạch lớn đi về phía trước và phía sau cơ thể (Đặng Ngọc Thanh và
Trương Quang Học, 2001).
2.2.4 Hệ thần kinh
Hệ thần kinh của cua đồng có hiện tượng tập trung cao độ của các hạch thần
kinh ngực và bụng. Ở phần đầu, hệ thần kinh gồm hạch não và vòng thần kinh thực
quản. Trên mỗi nhánh của vòng này có một hạch nhỏ, được coi là hạch giao cảm.
Vòng thần kinh thực quản nối với hạch thần kinh ngực bụng, tại đó có nhiều dây thần
kinh đi tới các phần phụ ngực và nội quan. Phía sau khối hạch thần kinh ngực bụng có
một đôi dây thần kinh bụng dài, đi vào phần bụng (Đặng Ngọc Thanh và Trương
Quang Học, 2001).
2.2.5 Hệ sinh dục
Ở cua đực, tuyến tinh hình ống dài, cuộn xoắn màu trắng nhạt, nằm trên khối
gan tụy; ống dẫn tinh dài, cuộn lại rồi đổ ra lỗ sinh dục đực ở gốc chân ngực thứ V.
Ở cua cái, tuyến trứng dạng ống hình chữ H, nằm lượn khúc trên gan tụy và
vòng qua hai bên mang thật. Màu sắc buồng trứng thay đổi tùy theo giai đoạn phát
triển của tế bào sinh dục. Ống dẫn trứng sau khi qua túi chứa tinh, đổ ra hai lỗ sinh dục
nằm ở tấm bụng thứ III (Đặng Ngọc Thanh và Trương Quang Học, 2001).
2.3 Tập tính hoạt động
Cua đồng di chuyển theo lối bò ngang, thích sống ở những thủy vực nước nông,
nơi có nhiều cây thủy sinh phát triển. Do ở những thủy vực này cua có thể tìm thấy
được lượng thức ăn dồi dào và lẩn trốn kẻ thù dễ dàng hơn. Cua đồng có tập tính đào
hang để làm nơi nghỉ ngơi và trú ẩn. Hang của chúng thường nằm ở gần mặt nước, có
kích thước lớn hơn cơ thể của cua một chút. Cua thường nằm ở trong hang vào ban
5



ngày và thường ra khỏi hang để đi kiếm ăn vào sáng sớm và chiều tối. Khi kiếm được
mồi cua thường mang về hang rồi mới ăn.
2.4 Tính ăn
Cua đồng là loài ăn tạp, chúng có thể ăn tấm, cám, lúa, khoai, củ, cua, cá,...
Nhưng do khả năng bắt mồi sống của cua kém, cho nên thức ăn của chúng chủ yếu là
thực vật và xác chết động vật. Khi thiếu thức ăn cua đồng có thể ăn lẫn nhau, nhất là
cua mới lột vỏ.
Theo Nguyễn Hữu Ninh (2008), nhu cầu protein trong thức ăn của cua đồng
(S. sinensis sinensis) từ giai đoạn cua hương lên cua giống là 60%, từ cua giống lên
cua thương phẩm là 40% protein.
Theo Lê Phước Lập (1993, trích bởi Huỳnh Thanh Điền), thành phần thức ăn
của cua đồng trưởng thành (S. variabilis) trong tự nhiên bao gồm:
- Thực vật : 70 – 90%
- Động vật : 8 – 14%
- Mùn bã hữu cơ : 2 – 7%
2.5 Lột xác và sinh trưởng
Các loài giáp xác trong đó có cua đồng, sau một thời gian tích lũy năng lượng
chúng sẽ lột xác để tăng trưởng về kích thước và trọng lượng. Ngoài việc tăng trưởng
thì lột xác còn giúp cho chúng tái sinh lại những bộ phận bị mất như chân hoặc càng.
Trước khi lột xác, cua đã hình thành cho mình lớp vỏ mới bên dưới lớp vỏ cũ, phần
dinh dưỡng của lớp vỏ cũ được hấp thu lại để xây dựng lớp vỏ mới. Trong thời gian lột
xác, cua có thể gặp khó khăn về cơ học, sinh học và các vấn đề sinh lý.
Thời gian giữa các lần lột xác của cua đồng thay đổi theo từng giai đoạn phát
triển, cua lớn có chu kỳ lột xác kéo dài hơn cua nhỏ.
Theo Drach (1993; trích bởi Nguyễn Văn Tư, 2005), các giai đoạn lột xác khác
nhau của chu kỳ lột xác ở cua (Cancer pagurus) có thể chấp nhận cho tất cả phân bộ
Brachyura được chia ra làm các giai đoạn sau:

6



Bảng 2.1: Các giai đoạn lột xác của cua
Giai
đoạn
• Gđ A
A1
A2
• Gđ B
B1

Tình
trạng
Mới lột
xác
Mềm

C3

C4

• Gđ D
D0
D1

D2

Ngừng
lột xác
t.xuyên
Tiền lột

xác

• Gđ E

Nước
(%)

Thời
gian
(%)

Sự hấp thu nước liên tục
và sự khoáng hóa bắt đầu
Sự khoáng hóa lớp sắc tố

Nhẹ

Không

-

0,5

Một ít

Không

86

1–5


Sự tiết lớp vỏ calci

Nhiều

Không

85

3

Sự thành lập lớp vỏ calci
tích cực, các chân cứng,
sự tăng trưởng mô bắt đầu

Vừa

Bắt đầu

83

5

Sự tăng trưởng các mô
chính
Sự tăng trưởng các mô tiếp
tục
Sự hoàn thiện bộ xương
ngoài, lớp màng được
thành lập

"Giữa lột xác", sự tích lũy
chủ yếu của các chất dự
trữ hữu cơ
Giai đoạn kết thúc trong
loài nào đó, không tăng
trưởng nữa

Vừa



80

8

Vừa



76

13

Vừa



68

15


Vừa



61

30+

Vừa



60

Vĩnh
viễn

Vừa



60

10+

Vừa




-

5

Vừa

Giảm

-

5

Giảm

Không

-

3

Nhẹ

Không

-

2

Không


Không

-

0,5

Hoạt hóa biểu bì và gan
tụy
Lớp mô sừng ngoài được
thành lập và sự thành lập
gai bắt đầu
Tách vỏ Sự tiết lớp sắc tố bắt đầu

D3
D4

Ăn

Cứng

C2

hay C4
T

Mức độ
hoạt
động

Vỏ giấy


B2

• Gđ C
C1

Các đặc trưng

Sắp sửa
lột xác
Lột xác

Giai đoạn chính của sự tái
hấp thu bộ xương ngoài
Những đường nét liên hệ
đến lột xác mở ra
Hấp thu nước nhanh
chóng và lột xác
7


• Giai đoạn A: Ngay sau khi lột xác cua không ăn, hấp thu nước tối đa.
• Giai đoạn B: Thời kỳ chính của sự khoáng hóa vỏ mới, cua không ăn.
• Giai đoạn C: Mặc dù vỏ cứng nhưng sự calci hóa vẫn tiếp tục trong những
giai đoạn phụ sớm, cua bắt đầu ăn lại.
• Giai đoạn D: Giai đoạn chuẩn bị cho lần lột xác tiếp theo. Sự tái hấp thu
calci xảy ra và các lớp ngoài của một vỏ mới được tiết. Việc ăn ngừng lại và các dự trữ
trao đổi chất được huy động, hoạt động giảm.
• Giai đoạn E: Cua thoát khỏi vỏ cũ và hấp thu nước nhanh chóng.
2.6 Ảnh hưởng của độ kiềm lên chu kì lột xác của giáp xác

Độ kiềm của nước rất cần cho quá trình phát triển của giáp xác. Vì trong lớp vỏ
của giáp xác chứa chủ yếu là calci và magne nên chúng cần một lượng lớn vào thời kỳ
lột xác để hình thành lớp vỏ mới. Giáp xác lấy calci và magne từ môi trường nước và
thức ăn. Nếu hàm lượng calci và magne trong môi trường nước quá thấp sẽ làm
chochu kì lột xác của giáp xác bị kéo dài, và làm vỏ lâu cứng sau khi lột xác, từ đó làm
chochúng gặp nhiều nguy hiểm hơn, đặc biệt là việc ăn thịt lẫn nhau. Mặc dù, sự có
mặt của độ kiềm trong nước sẽ giúp cho các loài giáp xác sinh trưởng tốt nhưng nếu
nồng độ kiềm trong nước quá cao sẽ ức chế quá trình lột xác và làm cho chúng lột xác
khó khăn hơn.
2.7 Mùa vụ sinh sản
Trong tự nhiên cua đồng thường bắt cặp sinh sản vào cuối mùa mưa khoảng
tháng 10 - 12. Sau đó cua cái đẻ và ấp trứng trong yếm của mình và nằm chờ đến mùa
mưa năm sau mới giũ cua con ra ngoài.
2.8 Giá trị kinh tế của cua đồng
Ngày nay, cua đồng là loài giáp xác có giá trị kinh tế.
Theo Lê Hoàng Lý (2010), giá cua đồng ở thị trấn Càng Long tỉnh Trà Vinh là
60,000 đồng/kg, ở thị trấn Mỏ Cày tỉnh Bến Tre là 55,000 đồng/kg. Còn ở chợ Linh
Trung và chợ Bắc Ninh giá cua đồng cũng chỉ dạo động trong khoảng từ 55,000 –
60,000 đồng/kg.

8


Theo Nguyễn Quang Diệu (2011), giá cua đồng tại điểm đầu bỏ mối (địa chỉ:
56B, đường 295, khu phố 3, phường Tân Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh) vào
tháng 03/2011 là 65,000 – 70,000 đồng/kg.
Theo ghi nhận của chúng tôi, giá cua đồng tại xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp
Vò, tỉnh Đồng Tháp vào tháng 2/2012 là 60,000 đồng/kg, còn tại chợ Bình Điền, quận
8, thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5/2012 là 40,000 đồng/kg.


9


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện và hoàn thành từ 5 – 7/2012.
Địa điểm: Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Vật Liệu Thí Nghiệm
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên cua đồng (S. germaini Rathbun, 1902) sau khi tách
mẹ được 7 ngày tuổi. Cua con trong thí nghiệm được lấy từ cua mẹ bắt ở trại Thực
Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và được mua ở
Bình Điền Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 3.1: Cua mẹ bắt ở trại Thực Nghiệm Thủy Sản đại học Nông Lâm tp HCM
3.2.2 Vật liệu và trang thiết bị dùng trong thí nghiệm
Vật liệu và trang thiết bị trong thí nghiệm bao gồm:
+ 12 bể composite hình chữ nhật, kính thước 60x45x45 cm/bể
10


+ 9 bể kính, kích thước 50x40x40 cm/bể
+ Nhiệt kế thủy ngân,test độ kiềm, test pH
+ Giấy kẻ ô ly (loại 2 mm), thước kẻ, cân điện tử loại 200 gram, cân đồng hồ
loại 5 kg
+ Vôi dolomite
+ Xô nhựa, thau, vợt, bạt che, đèn pin,…
3.3 Phương pháp thí nghiệm

3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 1 (Thí nghiệm nồng độ kiềm)
Thí nghiệm được bố trí trong các bể composite, mỗi bể có kích thước 60x45x45
cm/bể, với giá thể là rong đuôi chồn làm chỗ trú ẩn cho cua, mỗi bể có mực nước từ
6 – 8 cm, các nghiệm thức có cùng một chế độ chăm sóc quản lý, thức ăn như nhau
nhưng khác nhau về độ kiềm.
Thí nghiệm gồm bốn nghiệm thức trong đó có một nghiệm thức đối chứng, các
nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức được lập lại ba lần.
-

NT I: Có độ kiềm 50 mg CaCO3/L (nghiệm thức đối chứng)

-

NT II: Có độ kiềm 70 mg CaCO3/L

-

NT III: Có độ kiềm 80 mg CaCO3/L

-

NT IV: Có độ kiềm 90 mg CaCO3/L

3.3.1.1 Chuẩn bị bể ương
Bể ương cua được chà rửa sạch sẽ bằng xà bông bột, ghi tên từng nghiệm thức,
cho rong đuôi chồn đã được khử trùng bằng iodine vào mỗi bể. Sau đó cung cấp nước
đã được nâng độ kiềm bằng với độ kiềm mà thí nghiệm đề ra vào các bể ương với mức
nước từ 6 – 8 cm.
Phương pháp pha độ kiềm: Cho 1kg vôi dolomite vào bể composite có kích
thước 60x45x45 cm/bể, sau đó cho 100L nước vào bể rồi hòa tan vôi, để lắng cặn

trong 1h. Tiếp theo, chúng tôi múc phần nước trong sang một bể composite khác, phần
nước trong này lại tiếp tục được hòa bằng nguồn nước lấy từ bể lắng của trại Thực
Nghiệm Thủy Sảnđể cho ra các độ kiềm theo yêu cầu của thí nghiệm 1 đề ra. Sử dụng
bộ test độ kiềm của công ty Đức Tín để kiểm tra trước khi cấp vào bể vào bể ương.

11


Hình 3.2: Hệ thống ương thí nghiệm 1

Hình 3.3: Bể ương thí nghiệm 1

12


3.3.1.2 Chọn cua bố trí thí nghiệm
Cua con sau khi tách ra khỏi cua mẹ, chúng tôi tiến hành nuôi dưỡng cua con
với thời gian 1 tuần. Sau một tuần nuôi dưỡng, cua con có trọng lượng và kích cỡ như
sau: trọng lượng 8,5 – 10 mg/con, kích cỡ từ 0,20 – 0,23 x 0,25 – 0,30 cm/con. Chúng
tôi tiến hành lựa chọn những con có kích thước tương tự nhau, khỏe mạnh, nhanh nhẹ,
đầy đủ phụ bộ để bố trí thí nghiệm, mỗi bể bố trí 100 con (mật độ 370 con/m2).

Hình 3.4: Cua con bắt đầu bố trí
3.3.1.3: Chăm sóc và quản lý
Trong thời gian làm thí nghiệm 1 chúng tôi sử dụng duy nhất một loại thức ăn
công nghiệp của hãng Cargill có hàm lượng dinh dưỡng như sau: Protein 40%, lipid
6%, xơ tối đa 6%, muối tối đa 2,5%, P tối thiểu 1%, độ ẩm tối đa 11%, năng lượng thô
tối thiểu 3000 (kcal/kg). Trước khi cho cua ăn, thức ăn được nghiền mịn cho cua dễ ăn
mồi.


13


Hình 3.5: Thức ăn thí nghiệm 1
Mỗi ngày cho cua ăn 1 lần vào khoảng 16 – 17 giờ, cho cua ăn mức tối đa.
Trước khi cho cua ăn, chúng tôi tiến hành thay khoảng 70 – 80% lượng nước và lấy
hết thức ăn dư thừa ra ngoài, đồng thời thay giá thể mới nếu giá thể cũ bị chết.
3.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 2 (Thí nghiệm loại thức ăn)
Thí nghiệm được chúng tôi bố trí trong các bể kính có kích thước 50x40x40
cm/bể, giá thể là rong đuôi chồn làm chỗ trú ẩn cho cua, mỗi bể có mực nước từ
6 – 8 cm.
Thí nghiệm bao gồm 3 nghiệm thức tương ứng với ba loại thức ăn khác
nhau,trong đó có 1nghiệm thức đối chứng, các nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên,
mỗi nghiệm thức lập lại ba lần.
+ NT I: Sử dụng thức ăn trùn chỉ (nghiệm thức đối chứng)
+ NT II: Sử dụng thức ăn tự chế có thành phần nguyên liệu như sau: bột cá
55%, cám gạo 22%, bột mì 10%, CMC 2%, premix khoáng 3%, chitosan 8% và có
thành dinh dưỡng như sau:Protein 40%, Lipid 7%, chitosan 8%, Premix khoáng 3%,
độ ẩm tối đa 11%, chất xơ 5%, tro 14%.
+ NT III: Sử dụng cám công nghiệpcủa hãng Cargill có hàm lượng dinh dưỡng
như sau: Protein 40%, Lipid 6%, xơ tối đa 6%, muối tối đa 2,5%, P tối thiểu 1%, độ
ẩm tối đa 11%, năng lượng thô tối thiểu 3000 (kcal/kg).

14


3.3.2.1 Chuẩn bị bể ương
Bể kính dùng để ương cua được chà rửa sạch sẽ bằng xà bông bột, ghi tên từng
nghiệm thức, cho rong đuôi chồn đã được khử trùng bằng iodine vào mỗi bể, sau đó
cung cấp nước vào các bể ương với mức 6 – 8 cm/bể.


Hình 3.6: Hệ thống ương thí nghiệm 2

Hình 3.7: Bể ương thí nghiệm 2

15


3.3.2.2 Chọn cua bố trí thí nghiệm
Tương tự như thí nghiệm 1, chúng tôi cũng tiến hành nuôi dưỡng cuavới thời
gian 1 tuần. Sau một tuần nuôi, cua con có trọng lượng và kích cỡ như sau: Trọng
lượng 10 - 11 mg/con, kích thước từ 0,20 – 0,23 x 0,25 – 0,3 cm/con. Chúng tôi tiến
hành lựa chọn những con có kích thước tương tự nhau, khỏe mạnh, nhanh nhẹ, đầy đủ
phụ bộ để bố trí thí nghiệm, mỗi bể bố trí 100 con (mật độ 500 con/m2).

Hình 3.8: Cua con trong bố trí thí nghiệm 2
3.3.2.3: Chăm sóc và quản lý
Trong thời gian làm thí nghiệm chúng tôi sử dụng 3 loại thức sau:
+ Trùn chỉ được mua về, sau đó rửa sạch, sục khí cho trùn nhả bớt chất bẩn.
Trước khi cho cua ăn phải khử trùng trùn chỉ bằng iodine, sau đó chúng tôi băm nhỏ
trùn cho phù hợp với kích thước miệng cua và rửa lại bằng nước sạch rồi cho ăn. Đối
với cua sau 20 ngày nuôi cho ăn trùn chỉ nguyên con.
+ Thức ăn tự chế được phối trộn và được ép đùn thành viên, sau đó mang thức
ăn đi sấy khô. Mỗi lần cho cua ăn, thức ăn được nghiền mịn cho cua dễ ăn mồi.
+ Thức ăn công nghiệp: trước khi cho cua ăn, thức ăn được nghiền mịn cho cua
dễ ăn.

16



×